a) Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ. Là việc gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.Tất cả các phương án trên.Câu hỏi 3. Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;b) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;c) Bạo lực trên cơ sở giới;
Trang 1Chia sẻ facebookGoogle +TwitterLinkedinPinterest
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm (có kèm theo đáp án) và bài tập tình huống môn luật Bình đẳng giới để các bạn tham khảo trong quá trình nghiên cứu Luật.
Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Bình đẳng giới
Câu hỏi 1 Bình đẳng giới là gì?
a) Là bình đẳng riêng cho phụ nữ
b) Là bình đẳng riêng đối với nam giới
c) Là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Câu hỏi 2 Theo Luật Bình đẳng giới thì phân biệt đối xử về giới là gì?
a) Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ
Trang 2b) Là việc gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
c) Tất cả các phương án trên.
Câu hỏi 3 Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
b) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
c) Bạo lực trên cơ sở giới;
d) Tất cả các hành vi trên.
Câu hỏi 4 Để thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới gia đình cần phải làm gì?
a) Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới
b) Giáo dục các thành viên gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình;
c) Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ làm mẹ an toàn; đối xử công bằng tạo cơ hội như nhau giữa con trai và con gái
d) Tất cả các phương án trên
Câu hỏi 5 Luật Bình đẳng giới quy định hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới như thế nào?
a) Góp ý, phê bình;
b) Cảnh cáo, khiển trách;
c) Xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Câu hỏi 6 Theo quy định của pháp luật, hành vi không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển sẽ bị xử lý như thế nào?
a) Không bị xử lý;
c) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
Câu hỏi 7 Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng là hành vi nào?
Trang 3a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính
b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;
c) Cả hai phương án trên.
Câu hỏi 8 Theo quy định của pháp luật, hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào?
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;
c) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
Câu hỏi 9 Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng là hành
vi nào?
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức vì định kiến giới;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ nhằm cản trở việc bổ nhiệm vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới
c) Cả hai phương án trên.
Phần 2: Bài tập tình huống môn Luật Bình đẳng giới
Câu 1 : Vợ chồng Hùng sinh được 04 người con, 03 gái 01 trai, do kinh
tế khó khăn nên vợ chồng Hùng quyết định chỉ cho Cậu con trai theo học đến cấp III, còn lại mấy chị em gái đều phải nghỉ học ở nhà để giúp
bộ mẹ làm ruộng và kiếm sống Khi được hỏi thì Hùng cho rằng con gái
là con của người ta học làm gì nhiều, mai này nó đi lấy chồng là hết Theo anh (chị) quan niệm trên đúng hay sai? Tại sao?
Trả Lời:
Đây là quan niệm sai trái và đối xử bất công, bất bình đẳng giữa con trai, con gái trong gia đình
Thứ nhất: Trong chế độ xã hội của chúng ta, nam và nữ đều bình đẳng
trên mọi phương diện Điều này được khẳng định trong Hiến pháp,
Trang 4Bộ Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới và rất nhiều văn bản pháp luật khác
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình đều có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới
Thứ hai: tại Điều 33, Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của gia
đình trong thực hiện bình đẳng giới như sau:
– Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới
– Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình
– Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm
mẹ an toàn
– Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác
Câu 2 : Anh Công là một công chức nhà nước, vợ chồng anh Công đã
có một bé gái, vợ anh Công đang mang thai đứa con thứ hai, khi đi siêu
âm ở một cơ sở y tế tư nhân, bác sĩ bảo thai nhi là bé gái Anh Công nổi giận, bảo vợ là người phụ nữ tệ hại, không biết sinh con và bảo vợ
đi phá thai để anh có cơ hội có con trai tiếp theo.
Theo anh (chị), anh Công có vi phạm Luật Bình đẳng giới không? Vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm những quy định nào và mức xử phạt bao nhiêu?
Trả lời:
Anh Công vi phạm Luật bình đẳng giới Vi phạm khoản 2 Điều 10 của Luật Bình đẳng giới quy định các hành vi bị nghiêm cấm “Phân biệt đối
xử về giới dưới mọi hình thức”
Anh Công có các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế tại điểm b, Khoản 7, Điều 40 của Luật Bình đẳng giới “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi”; Anh Công đã vi phạm Điểm b, Khoản 3, Điều 12 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ “xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi”
Mức xử phạt từ 3.000.000đ – 5.000.000đ
Câu 3: Vợ chồng anh Mạnh có một miếng đất tại xã Y; do cần tiền
để kinh doanh, anh Mạnh quyết định bán gấp miếng đất trên với giá 500
Trang 5triệu đồng, vợ anh không đồng ý vì giá quá rẻ, bàn với anh bán giá cao hơn nhưng anh không cho phép vợ can thiệp vào, vì cho rằng đây là việc lớn, anh là đàn ông trụ cột gia đình nên có thể tự quyết định, còn
vợ là phụ nữ thiếu hiểu biết, nên không được can thiệp vào.
Theo anh (chị) anh Mạnh có suy nghĩ như vậy đúng hay sai? Vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm quy định nào và mức phạt vi phạm bao nhiêu?
Trả lời:
Anh Mạnh suy nghĩ như vậy là sai Vi phạm khoản 2, Điều 18 của Luật Bình đẳng giới trong gia đình “ Bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình”, Anh Mạnh đã vi phạm điểm a khoản 2 Điều 13 của Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ:
“Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình
vì lý do giới tính”
Mức xử phạt từ 500.000đ – 1.000.000đ
Câu 4: Cơ quan A chuẩn bị bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng; khi lấy
phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức trong đơn vị, có 01 công chức nam, 01 công chức nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được giới thiệu vào chức danh trên, nhưng lãnh đạo cơ quan quyết định chỉ giới thiệu công chức nam vì cho rằng công chức nữ vướng bận công việc gia đình, nghỉ thai sản, chăm sóc con cái… khó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo anh (chị) lãnh đạo cơ quan A quyết định như vậy có đúng không?
vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm quy định nào và mức xử phạt ra sao?
Trả lời:
Tình huống trên cho thấy lãnh đạo cơ quan A đã sai Vi phạm khoản 1 Điều 11 của Luật Bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị “Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đó là nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội”
– Lãnh đạo cơ quan A có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật Bình đẳng giới “Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới
Trang 6Lãnh đạo cơ quan A vi phạm điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 55/2009/ NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ: “Không thực hiện
bổ nhiệm nam hoặc nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới”
Mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu 5: Vợ chồng chị Bình buôn bán ngoài chợ, có hai con, một trai và
một gái đang ở độ tuổi đi học Trong năm học tới chồng chị Bình quyết định cho con gái nghỉ học để phụ giúp công việc gia đình với lý do gia đình có nhiều việc và con gái có học nhiều cũng không có lợi ích gì, lớn lên cũng sẽ đi lấy chồng.
Theo anh (chị) thì chồng chị Bình quyết định như vậy có đúng không? Vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm quy định nào và bị xử phạt bao nhiêu? Nếu là chị Bình, bạn sẽ làm gì để thay đổi suy nghĩ của chồng cho con gái tiếp tục đi học.
Trả lời:
Chồng chị Bình có suy nghĩ như vậy là sai vi phạm khoản 4 điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình “Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình quy định: con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển”
– Chồng chị Bình có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình tại khoản 4 Điều 41 của Luật Bình đẳng giới “Hạn chế việc đi
học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính” Vi
phạm điểm c khoản 1 điều 13 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng
06 năm 2009 của Chính phủ về không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển
Mức xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
Câu 6: Vợ chồng chị Cúc công tác tại cơ quan Z; chồng chị Cúc cho
rằng việc quán xuyến gia đình như đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, lau dọn nhà cửa, chăm sóc con cái… là việc của phụ nữ, nam giới chỉ giải quyết những công việc lớn trong gia đình nên đã không làm việc nhà cùng vợ Theo Luật Bình đẳng giới 2006, chồng chị Cúc có suy nghĩ như vậy đúng hay sai? Vì sao? Việc “khoán trắng” công việc nhà cho phụ nữ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ ? Giả sử bạn là chị Cúc, bạn sẽ
Trang 7làm gì để chồng thay đổi cách suy nghĩ và cùng tham gia công việc nhà với vợ.
Trả lời:
Chồng chị Cúc có suy nghĩ như vậy là sai Theo khoản 5 Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định bình đẳng giới trong gia đình “Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia
đình” Việc “khoán trắng” các công việc gia đình cho phụ nữ sẽ ảnh
hưởng và tạo nên gánh nặng rất lớn về thể chất và tinh thần cho người phụ nữ vì ngoài việc lo cho gia đình, họ cũng còn phải hoàn thành những trọng trách khác về mặt xã hội như nam giới…
Câu 7 : Công ty ABC đang tuyển nhân sự là chức vụ trưởng phòng kinh
doanh, trong khi đã có 02 phó phòng là nam Trong số các hồ sơ ứng
cử, có 01 hồ sơ của chị A và 01 hồ sơ của anh B đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đưa ra của công ty (chị A và anh B cùng 35 tuổi); trong đó nếu xét về kinh nghiệm chị A hơn hẳn anh B 04 năm Buổi họp xét của công
ty, Giám đốc công ty ABC quyết định nhận anh B làm trưởng phòng kinh doanh vì cho rằng anh B là nam giới nên có sức khỏe tốt hơn và không phải vướng bận công việc gia đình, con cái.
Theo bạn Giám đốc công ty ABC quyết định như vậy có đúng không? Nếu vi phạm Luật Bình đẳng giới thì vi phạm ở quy định nào và sẽ bị xử
lý như thế nào theo Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ?.
Trả lời:
Trả lời khẳng định công ty chọn anh B là sai vì vi phạm khoản 1 Điều 13 của Luật Bình đẳng giới “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác” ; Vi phạm điểm b, khoản 3 Điều 40 Luật Bình đẳng giới
“Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ”
– Giám đốc công ty ABC đã vi phạm ở điểm b, khoản 2 Điều 8 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ “Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa
Trang 8thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ”
– Mức xử phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ
Câu 8 Trường mầm non Họa Mi đăng thông báo tuyển dụng 10 giáo
viên, điều kiện có trình độ trung cấp sư phạm mầm non trở lên Anh M vừa tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non, thấy mình có đủ điều kiện như thông báo nên đến nộp hồ sơ, nhưng bị nhà trường từ chối vì cho rằng công việc này chỉ phù hợp với giáo viên nữ, nên nhà trường không tuyển giáo viên nam.
Anh/chị thấy trường mầm non Họa Mi từ chối nhận hồ sơ của anh M là đúng hay sai? Nếu vi phạm pháp luật bình đẳng giới thì vi phạm ở quy định nào và sẽ bị xử lý như thế nào theo Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ?.
Trả lời:
Trả lời khẳng định trường mầm non Họa Mi không tuyển giáo viên nam
là sai vì vi phạm khoản 1 Điều 13 của Luật Bình đẳng giới “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác”
– Vi phạm điểm b, khoản 3 Điều 40 Luật Bình đẳng giới “Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ”
– Trường mầm non Họa Mi đã vi phạm ở điểm b, khoản 2 Điều 8 Nghị định 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ “Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ”
– Mức xử phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ
Câu 9 : Cơ quan A đang có kế hoạch cử cán bộ tham gia một khóa học
đào tạo về khoa học và công nghệ 01 tháng tại Mỹ Hai ứng cử sáng giá nhất là chị Phương và anh Lâm hiện đang giữ chức vụ trưởng phòng Nhưng giám đốc cơ quan A lại quyết định chọn anh Lâm vì lý do chị Phương là nữ vướng bận vì có con nhỏ dưới 2 tuổi.
Trang 9Theo anh (chị) giám đốc cơ quan A quyết định như vậy có đúng không?
Vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm quy định nào và bị xử phạt ra sao? Anh(chị) là giám đốc cơ quan A thì sẽ giải quyết tình huống ra sao ?
Trả lời:
Giám đốc cơ quan A quyết định như vậy là sai vì vi phạm khoản 2, Điều
15 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ “Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ đó là nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế”
– Cơ quan A có các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Điểm b, Khoản 5, Điều 40 của Luật Bình đẳng giới “Từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ”
– Nêu được Giám đốc cơ quan A đã vi phạm khoản 4, Điều 10 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ “Phạt tiền đối với hành vi từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo hoặc trong các hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới” – Mức xử phạt từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ
Câu 10 : Anh Thắng làm giáo viên, chị Hằng (vợ anh) hiện đang ở nhà
nội trợ Được một người bạn gái rủ lập công ty cổ phần để kinh doanh Thấy đây là cơ hội để phát triển bản thân nên chị Hằng đã bàn bạc với chồng cho chị đóng cổ phần để cùng lập công ty làm ăn với bạn Chưa nghe vợ nói hết câu, anh Thắng đã nổi khùng lên và chửi bới cho rằng chị là phụ nữ chỉ hợp với nội trợ mà thôi và không cho chị đứng ra thành lập doanh nghiệp Theo anh (chị) anh Thắng xử sự như vậy có đúng không? Vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm quy định nào và bị xử phạt ra sao?
Trả lời:
Anh Thắng xử sự như vậy là sai vì vi phạm Khoản 1, Điều 12 của Luật Bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế “Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế đó là nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động”
Trang 10– Anh Thắng có các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế tại điểm a, Khoản 2, Điều 40 của Luật Bình đẳng giới
“Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới”
– Anh Thắng đã vi phạm khoản 1, Điều 7 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nam hoặc nữ thành lập
doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới”.
– Mức xử phạt từ 200.000đ đến 500.000đ
Câu 11 : Sau 3 năm kết hôn, anh Trường và chị Hiệu đã mua được một
mảnh đất chung có diện tích 100m 2 , trị giá 300 triệu đồng Hiện tại anh Trường đang đi làm ở nước ngoài, còn chị Hiệu ở nhà nuôi 1 con nhỏ.
Mẹ của chị Hiệu hiện đang bị bệnh nặng và cần gấp một khoản tiền lớn
để phẫu thuật Sau một thời gian suy nghĩ chị Hiệu đã bàn bạc qua điện thoại với chồng về việc sẽ thế chấp ngân hàng mảnh đất trên để chữa bệnh cho mẹ Anh Trường một mực không đồng ý vì cho rằng đây là việc lớn trong gia đình, anh đang vắng nhà chị là đàn bà không có quyền quyết định
Theo anh (chị) quyết định trên của anh Trường có đúng hay không? Vì sao? Nếu vi phạm thì vi phạm quy định nào và mức xử phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Quyết định trên của anh Trường là không đúng vì vi phạm vào khoản 2, Điều 18 của Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong
sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình”; Quyết định trên của anh Trường thuộc hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được quy định tại khoản 2, Điều 41 của Luật Bình đẳng giới “Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới” Anh Trường đã vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 13 Nghị định 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/06/2009: “Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều