Tiềm năng du lịch sinh thái biển đảo.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam (Trang 29 - 34)

Dọc theo chiều dài hơn 3.231 km vùng biển ven bờ của Việt Nam đã thống kê được 2.779 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 1.295 (46,6%) đảo không tên; hơn 50 đảo có dân sinh sống thường xuyên, thống kê được tài nguyên sinh vật khoảng trên 10 đảo, như vậy còn 95,5% là đảo hoang.

Toàn bộ diện tích của đảo ven bờ là 1.636,7 km2, trong tổng số 2.779 đảo chỉ có 3 đảo có diện tích từ 100km2 trở lên là Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, 23 đảo có diện tichs từ 10km2 đến 99,9km2, diện tích của 1.295 đảo không tên ( đảo nhỏ và cực nhỏ) chỉ có 23km2.

Hệ thống đảo ở vùng biển ven bờ Việt Nam phân bố không đều. Khu vực tập trung nhiều đảo nhất là Vịnh Bắc Bộ ( cực Nam Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ) chỉ chiếm 7% tổng số đảo. tuy nhiên tổng tích các đảo ở hai khu vực này lại gần giống nhau: 787,4km2 (48%) cho các đảo ở ven bờ Bắc Bộ và 679,3 km (41%) cho các đảo ở ven bờ Nam Bộ.

Căn cứ và đặc điểm phân bổ các hòn đảo, tồn tại ba HST đặc trưng:

+ Hệ sinh thái quần đảo với nhiều vũng, vịnh nhỏ xen kẽ nhau tạo thành cảnh quan và môi trường sinh thái rất đặc biệt và đa dạng. Đặc trưng nhất là hệ thống quần đảo phía tây bắc vịnh Bắc Bộ.

+ Hệ sinh thái ở một hoặc hai đảo độc lập, hoặc cách nhau tương đối xa. Tính chất sinh thái và khu hệ sinh vật trên đảo và vùng nước xung quanh các đảo của HST này tương đối thuần nhất, tính đa dạng sinh học không cao. Đại diện cho HST dạng này là các đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Ré, Cù Lao Khoai, Hòn Tre...

+ Hệ sinh thái vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh. Điển hình cho dạng này là Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo,Thổ Chu, Phú Quốc... Đặc trưng của các HST này là vừa mang tính chất của HST đảo độc lập ( khu hệ sinh vật tập trung chủ yếu trên và quanh đảo lớn), vừa mang tính chất của HST quần đảo ( có các vũng, vịnh và vùng cư trú nhỏ riêng rẽ giữa đảo lớn và các đảo nhỏ). Do đó tính đa dạng sinh học của HST này nghèo nàn hơn HST quần đảo phía tây bắc vịnh Bắc Bộ, nhưng phong phú hơn HST các đảo độc lập.

Các đảo và vùng nước quanh đảo là nơi bảo tồn, phát triển nguồn gen tự nhiên rất phong phú và lưu giữ những nguồn gen quý hiếm của khu hệ sinh vật Việt Nam. Bước đầu đã phát hiện được 8 loài quý hiếm và 1 loài đặc hữu trên cụm đảo Cát Bà ; 3 loài quý hiếm tren Cù Lao Chàm ; 4 loài quý hiếm và một loài đặc hữu trên cụm đảo Côn Đảo - Ba Cạnh ; bổ sung voà danh mục cá biển việt Nam 113 loài cá san hô mới được phát hiện tại các đảo ven bờ.

Vùng biển này quanh hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là nơi dừng chân thuận lợi cho các loài động vật di cư từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Đặc tính này làm cho khu hệ động vật trên đảo và dưới nước thêm phong phú, đa dạng. Trong số 43 loài chim biển đã phát hiện ở nước ta có 10 loài là chim di cư trú đông từ phương Bắc tới.

Theo cơ chế tuần hoàn tự nhiên, nước bốc hơi từ biển và nước trên bề mặt đảo cùng với quá trình quang hợp đã đảm bảo cho hệ thực vật phát triển, tạo ra các chất hữu cơ (cây, lá , hoa , quả) làm cho thức ăn cho nhiều loài

động vật sống trên đảo. trong quá trình sinh trưởng, xác sinh vật và phân động vật thải ra trôi xuống biển là nguồn thức ăn hữu cơ cho nhiều loài động vật sống trong vùng biển quanh đảo, tạo nên vòng tuần hoàn sinh học là nhân tố đảm bảo cho khu hệ sinh vật ở đây tồn tại và phát triển.

HST đảo và vùng biển quanh các đảo ven bờ biển Việt Nam có đa dạng sinh học cao. Đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về nguồn gen trong HST biển - đảo quanh 2.779 hòn đảo, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở một số cụm đảo cho thấy : trên các đảo hiện có khoảng 997 loài thực vật thuộc 587 chi, 156 họ, 5 ngành, khoảng 63 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ, khoảng 194 loài chim thuộc 50 họ, 20 bộ, khoảng 73 loài bò sát thuộc 18 họ, 3 bộ, khoảng 15 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ ; tương ứng với 28,3% loài thú, 23,7% số loài chim, 29,1% số loài bò sát và 18,8% số loài lưỡng cư đã thống kê trong toàn quốc.

Trong vùng biển Việt Nam hiện đã phát hiện được 537 loài thuộc 4 ngành thực vật phù du (phytoplankton) , động vật phù du ( Zooplankton) có 657 loài thuộc 7 ngành, động vật đáy có khoảng 6.000 loài cỡ lớn, cá biển có 2.038 loài thuộc 717 giống, 198 họ, 32 bộ, bò sát có 21 loài, động vật có vú sống dưới nước có 12 loài thuộc 10 giống, 4 họ thuộc 2 bộ cá Voi (Cetacea) và cá Cúi ( Sitenia).

Bước đầu đã xác đinh đa dạng sinh học ở một số cụm đảo và vùng biển phụ cận đặc trưng cho HST biển - đảo, gồm:

Cụm đảo ven bờ vịnh Bắc Bộ ( từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế): với khoảng 80% tổng số đảo ven bờ Việt Nam. Phát hiện trên các đảo 754 loài thực vật, 43 loài thú , 20 loài bò sát - lưỡng cư, 121 lài chim. Trong vùng nước quanh cụm đảo này có khoảng 181 loài thực vật phù du, 53 loài rong biển, 198 loài cá biển - trong đó có 42 loài cá san hô, 500 loài động vật đáy, 13 loài bò sát biển và 3 loài thú sống dưới nước.

Trong số các loài sinh vật đã phát hiện có 5 loài thú quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam, trong số đó có 1 loài đặc hữu, 9 loài cá san hô mới, nhiều loài sinh vật là dược liệu và có giá trị kinh tế cao.

Cụm đảo ven bờ từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà có các đảo quan trọng như Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Hòn Tre 1, Hòn Mun... và hàng trăm đảo lớn nhỏ vói các vũng vịnh có cảnh quanh đẹp như vịnh Cam Ranh, vịnh Bến Gỏi, vũng Bình Cang... Trên các đảo ở cụm này bước đầu đã phát hiện được 199 loài thực vật, 12 loài thú, 7 loài bò sát. Tại vùng nước quanh các đảo có khoảng 218 loài thực vật phù du biển, 53 loài rong biển, 256 loài cá san hô và 630 loài động vật đáy.

Trong số loài sinh vật đã phát hiện ở đây có 3 loài thú quý hiếm, 18 loài động vật phù du và 89 loài cá san hô mới đối với Việt Nam.

Cụm đảo ven bờ Thuận Hải - Minh Hải có số lượng đảo không lớn nhưng nhiều đảo có ý nghĩa quan trọng như Phú Quý, Hòn Khoai, Côn Đảo. Bước đầu đã thống kê tài nguyên sinh vật trên các đảo trong cụm này, gồm hơn 400 loài thực vật, 29 loài thú, 46 loài bò sát - lưỡng cư, 62 loài chim ; trong vùng nước quanh các đảo có 158 loài cá san hô, 179 loài san hô và 547 loài động vật đáy.

Trong khu hệ sinh vật ở cụm đảo này có 4 loài thú quý hiếm và 1 loài đặc hữu, 25 loài cá san hô và 54 loài động vật đáy mới đối với Việt Nam.

Cụm đảo vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ có số đảo không nhiều, phân bố thưa nhưng lại có những đảo lớn quan trọng như Phú Quốc, Thổ Chu... Trên các đảo đã phát hiện khoảng 200 lài thực vật, 28 loài thú, 76 loài bò sát - lưỡng cư, 67 loài chim. Cá san hô có khoảng 125 loài, trong đó có 20 loài mới đối với Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu về các HST biển - đảo trong hệ thống các đảo trong hệ thống các đảo ven bờ cho thấy biển Việt Nam nằm trong vung nhiệt đưói gió mùa và trải dài trên 16 vĩ độ, nhưng có một số đặc trưng của khí hậu á nhiệt đới ở phần biển phía Bắc là nơi phân bố đến 80% tổng số đảo ven bờ, vì thế khu HST biển - đảo rất phong phú về số lượng giống loài, đa dạng về thành phần, phức tạp về cấu trúc và nguồn gốc. Đó là nguồn gen phong phú, là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Nhiều đảo được xem là các “kho dự trữ thiên nhiên” với tính đa dạng sinh học cao, là địa bàn nghiên cứu lâu dài của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. 3 trong số 2.779 đảo ven bờ

VIệt Nam đã được công nhận là VQG, 3 đảo là các khu dự trữ thiên nhiên, 16 đảo và vùng biển đã và đang dự kiến thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.

Khu hệ động, thực vật trên các đảo lớn và quần đảo phong phú, đa dạng hơn trên các đảo nhỏ và biệt lập. Các HST biển - đảo hiện đang là nơi tiềm ẩn nguồn tài nguyên quý và đa dạng có giá trị trước mắt và lâu dài để phát triển kinh tế biển, đặc biệt có giá trị cao đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái.

Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng trong giao lưu quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc gia có biển, kết hợp vói phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thành chiến lược lâu dài của đất nước ta.

Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành, vì vậy, sự phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quan hệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh, thành phố, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, hiện nay trên thế giới có 157 quốc gia có biển và ở các mức độ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển là một khó khăn không nhỏ ở nước ta hiện nay. Bởi nếu số người chưa có việc làm quá lớn ở khu vực địa lý chính trị có tính nhạy cảm cao này sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội, hình htành nhân tố không ổn định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và an ninh quốc phòng. Vì thế, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển là một việc rất quan trọng đối với chính phủ. Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao, có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch biển có ý nghĩa khá quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói trên, đặc biệt trong bối

cảnh hiện nay khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng 10 triệu người (chiếm khoảng 84% dân số trong độ tuổi lao động ở 29 tỉnh, thành ven biển).

Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đến năm 2010 được Thủ tưống Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng, tuy nhiên ở khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. Điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của Du lịch Việt Nam.

Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đã chuyển biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiến quan trọng cả về lượng và chất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước. Hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch của cả nước), đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch VIệt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w