CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỂNCâu 1: Trình bày nội dung bản chất của phát triển bền vững.2Câu 2: phân tích vai trò của Đảng chính trị đối với phát triển xã hội ? Liên hệ thực tiễn .5Câu3: Phân tích vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển xã hội. Liên hệ thực tiễn7Câu 4: Phân tích vai trò của các tổ chức chính trị XH đối với PT XH, lien hệ thực tiễn ?10Câu 5 :Phân tích vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển xã hội:13Câu 6: Trình bày vai trò của toàn cầu hóa đối với sự phát triển xã hội?15Câu 7: Trình bày mục tiêu quan điểm phát triển bền vững của đảng Cộng sản Việt Nam.17 Câu 1: Trình bày nội dung bản chất của phát triển bền vững.Phát triển là một quá trình hướng tới việc thiết lập một nền dân chủ ổn định cho phép không ngừng nâng cao điều kiện sống cho quần chúng nhân dân theo một cách thức mang tính nhân văn và công bằng.Phát triển là một quá trình tiến hóa đồng bộ năm thành tố căn bản đó là tăng trưởng kinh tế,ổn định,công bằng,dân chủ và quyền con người.Phát triển bền vững được coi là “ sự phát triển được đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng các nhu cầu ấy của thế hệ mai sau”1.Nội dung của phát triển bền vữngPhát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế,văn hóa,xã hội,môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của con người ở các thế hệ hiện tại và tương lai.Phát triển bền vững hiện nay được thể hiện trên ba mặt đó là phát triển bền vững về kinh tế xã hội,tài nguyên môi trường. Phát triển bền vững về kinh tế phải đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý,đáp ứng được các yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,tránh được suy thoái đình trệ trong tương lai,tránh để lại gánh nặng cho các thế hệ mai sau. Phát triển bền vững xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng nâng cao.Mọi người trong xã hội đều được học hành có việc làm,giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm tầng lớp trong xã hội ( giảm các tệ nạn xã hội nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và các thế hệ trong một xã hội,duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc dân tộc,nâng cao trình độ văn minh,đời sống vật chất,tinh thần. Phát bền vững về tài nguyên,môi trường và khai thác hợp lý sử dụng có hiệu quả,tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên ,phòng ngừa ngăn chặn và xử lý các hậu quả ô nhiễm môi trường.Bảo vệ tốt môi trường sống,bản vệ các khu rừng vườn quốc gia,khu dự trữ sinh quyển,sự đa dạng sinh học,khắc phục sự suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.=> Phát triển bền vững bao gồm khía cạnh liên quan đến đời sống của nhân loại là kinh tế,xã hội môi trường phải được tổng hòa,kết hợp lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các chính sách,cơ chế,công cụ và qua quá trình thực hiện chính sách.Phát triển bền vững là con đường phát tiển tất yếu của nhân loại.Sự thành công của nó phụ thuộc không chỉ vào các nỗ lực hành động từng quốc gia mà còn vào sự phối hợp hành động của toàn thế giới.2.Bản chất của phát triển bền vững.Bản chất của phát triển bền vững là tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn cho con người, điều này được thể hiện qua các nguyên tắc trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp đó là :Tăng trưởng kinh tế ổn định qua nhiều nămThực hiện sự tiến bộ của xã hộiTôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồngNâng cao chất lượng cuộc sống của con ngườiBảo tồn sự sống và sự đa dạng sinh học của trái đấtHạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo
Trang 1CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỂN
Câu 1: Trình bày nội dung bản chất của phát triển bền vững 2 Câu 2: phân tích vai trò của Đảng chính trị đối với phát triển xã hội ? Liên hệ thực tiễn 5 Câu3: Phân tích vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển xã hội Liên hệ thực tiễn 7 Câu 4: Phân tích vai trò của các tổ chức chính trị XH đối với PT XH, lien hệ thực tiễn ? 10 Câu 5 :Phân tích vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển xã hội: 13 Câu 6: Trình bày vai trò của toàn cầu hóa đối với sự phát triển xã hội? 15 Câu 7: Trình bày mục tiêu quan điểm phát triển bền vững của đảng Cộng sản Việt Nam 17
Trang 2Câu 1: Trình bày nội dung bản chất của phát triển bền vững.
Phát triển là một quá trình hướng tới việc thiết lập một nền dân chủ ổn định cho phép không ngừng nâng cao điều kiện sống cho quần chúng nhân dân theo một cách thức mang tính nhân văn và công bằng.Phát triển là một quá trình tiến hóa đồng bộ năm thành tố căn bản đó là tăng trưởng kinh tế,ổn định,công bằng,dân chủ
và quyền con người
Phát triển bền vững được coi là “ sự phát triển được đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng các nhu cầu ấy của thế hệ mai sau”
1.Nội dung của phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế,văn hóa,xã hội,môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của con người ở các thế
hệ hiện tại và tương lai.Phát triển bền vững hiện nay được thể hiện trên ba mặt đó
là phát triển bền vững về kinh tế xã hội,tài nguyên môi trường
- Phát triển bền vững về kinh tế phải đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý,đáp ứng được các yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,tránh được suy thoái đình trệ trong tương lai,tránh để lại gánh nặng cho các thế hệ mai sau
- Phát triển bền vững xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội,đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng nâng cao.Mọi người trong xã hội đều được học hành có việc làm,giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm tầng lớp trong xã hội ( giảm các tệ nạn xã hội nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và các thế hệ trong một xã hội,duy trì và
Trang 3phát huy được tính đa dạng và bản sắc dân tộc,nâng cao trình độ văn minh,đời sống vật chất,tinh thần
- Phát bền vững về tài nguyên,môi trường và khai thác hợp lý sử dụng có hiệu quả,tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên ,phòng ngừa ngăn chặn và xử lý các hậu quả ô nhiễm môi trường.Bảo vệ tốt môi trường sống,bản vệ các khu rừng vườn quốc gia,khu dự trữ sinh quyển,sự đa dạng sinh học,khắc phục sự suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường
=> Phát triển bền vững bao gồm khía cạnh liên quan đến đời sống của nhân loại là kinh tế,xã hội môi trường phải được tổng hòa,kết hợp lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các chính sách,cơ chế,công cụ và qua quá trình thực hiện chính sách.Phát triển bền vững là con đường phát tiển tất yếu của nhân loại.Sự thành công của nó phụ thuộc không chỉ vào các nỗ lực hành động từng quốc gia mà còn vào sự phối hợp hành động của toàn thế giới
2.Bản chất của phát triển bền vững.
Bản chất của phát triển bền vững là tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn cho con người, điều này được thể hiện qua các nguyên tắc trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp đó là :
Tăng trưởng kinh tế ổn định qua nhiều năm
Thực hiện sự tiến bộ của xã hội
Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
Bảo tồn sự sống và sự đa dạng sinh học của trái đất
Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo
Trang 4Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái Đất
Thay đổi các hành vi của con người
Xây dựng một khuôn khổ quốc gia thống nhất, thuận lợi cho bảo vệ và phát triển
và phát triển bền vững cao:
Phát triển bền vững thấp là sự phát triển có thể thay thế hoàn hảo giữa các laoij nguồn lực, tự nhiên và nhân tạo.Sự phát triển này coi môi trường chỉ là một dạng nguồn lực như các dạng nguồn lực khác và không cần có sự đối xử đặc biệt nào đối với nguồn lực này.Do vậy các nước đã hi sinh môi trường để có thể phát triển kinh tế của mình để tăng nhanh sự phát triển của đất nước.Nhưng điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ mai sau
Phát triển bền vững cao là sự phát triển mà tất cả các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường đều được đảm bảo một cách vững chắc, nền kinh tế không có sự phát triển một cách nhanh chóng mà chỉ có sự phát triển bình thường nhưng ngược lại vấn đề xã hội, môi trường được đảm bảo.Đây là mô hình mà các nước cần phỉ triển khai trong sự phát triển của mình trong những năm tới
Câu 2: phân tích vai trò của Đảng chính trị đối với phát triển xã hội ? Liên hệ thực tiễn
Bài làm:
Đảng chính trị là 1 bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị, đó là tập hợp những người có cùng hệ tư tưởng, có ý thức nhất về quyền lợi của giai cấp mình,
có quyết tâm chiến đấu vì lợi ích của giai cấp
Đảng chính trị đặc biệt là các đảng cầm quyền có vai trò quan trọng đối với sự phát triển XH, mục tiêu của đảng cầm quyền là duy trì, bảo vệ địa vị của đảng
Trang 5mình, giai cấp mình, đồng thời các đảng đều đưa ra đường lối, chủ trương phát triển đất nước, ổn định chính trị XH
Giai đoạn hiện nay, hầu hết các đảng cầm quyền đều có chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH Do vậy đảng chính trị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển XH, điều này được thể hiện ở các điểm sau:
Đảng đưa ra nghị quyết, chủ trương về phát triển kinh tế, Đảng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với điều kiện của đất nước
Đảng có những định hướng cơ cấu về kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, nó sẽ được Nhà nước thể chế hóa bằng các văn bản pháp lý Do đó đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng có vai trò quyết định đối với sự phát triển đất nước
Trong thực tế Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền và XH dân sự, tạo môi trường dân chủ, lành mạnh để mỗi cá nhân, tổ chức có điều kiện phát triển khả năng của mình
Hiện nay cùng với sự phát triển nền kinhh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và
XH dân sự là những nhân tố quyết định đến sự phát triển bèn vững của các quốc gia Điều này tạo cơ chế bình đẳng cho mọi thành viên XH, khuyến khích mọi cá nhân, tố chức cạnh tranh, lành mạnh, phấn đấu vươn lên
Đảng đưa ra đường lối phát triển nền văn hóa dân tộc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa của dân tộc và của thế giới Yếu tố văn hóa sẽ ngày càng ảnh hưởng vào mọi mặt đời sống XH tạo nền tảng vững chắc để XH phát triển
Trang 6Đảng chú trọng đến vấn đề phát triển giáo dục, phát triển tiềm năng con người
mà tiềm năng nay lại nằm trong văn hóa nghĩa là trong tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, giá trị niềm tin của cá nhân và cả cộng đồng
Liên hệ thực tiễn:
Ở VN trong quá trình đổi mới, mở cửa đất nước từ năm 1986 đến nay Đảng
ta đã chủ trương chuyển nền kinh tế mô hình hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào sự phát triển đất nước
Trong những năm qua Đảng ta đã chủ trương đề cao vai trò quản lý điều tiết
vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường nhằm kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với văn hóa, XH, coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện tốt chính sách XH
Đảng cộng sản VN đã lãnh đạo, giải quyết các vấn đề XH, tạo điều kiện để mọi thành viên trong XH có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc đều có việc làm
Đến nay Đảng cộng sản VN đã đề ra được hệ thống quan điểm về phát triển
XH, thực hiện tiến bộ và công bằng XH trong điều kiện hiện nay của đất nước với những nội dung sau:
-Phát triển XH trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng đòi hỏi phải có 1 nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững
- Phát triển XH trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng phải được tiến hành ngay từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển kinh tế
Trang 7-Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN, việc thực hiện công bằng XH không thể chỉ dựa vào chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư
- Phát triển XH trên nguyên tắc công bằng cũng không có nghĩa là cào bằng, là thực hiện chủ nghĩa bình quân
-Để quản lý phát triển XH đạt hiệu quả cao, cần kết hợp sử dụng và phát huy sức mạnh của cả nhà nước, cộng đồng và bản thân mỗi người dân
-Phải quan tâm đến phát triển văn hóa, con người
=> Đảng chính trị có vai trò to lớn đối với việc phát triển xã hội chính vì vậy hiện nay Đảng cộng sản VN cần phải nâng cao được năng lực, bản lĩnh của mình để có thể lãnh đạo thành công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng nền kinh tế, xã hội phát triển
Câu3: Phân tích vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển xã hội Liên hệ thực tiễn
BÀI LÀM
Nhà nước là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, chính
do vậy Nhà nước có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia Trong sự phát triển của đất nước Nhà nước có các chức năng như: tạo ra các khung khổ pháp lý cho quá trình phát triển, hoạch định các chính sách phát triển, quản lý quá trình phát triển, đảm bảo môi trường chính trị - xã hội cho sự phát triển Cùng với các chức năng đó Nhà nước cũng có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội
nó được thể hiện ở:
Trang 8- Nhà nước thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, tạo được năng suất lao động cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ Nhà nước chú trọng vào việc mở rộng nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa, đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển các ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn Đồng thời phải ứng phó kịp thời với những thay đổi của tình hình kinh tế trong nước và TG
- Trên lĩnh vực chính trị - xã hội Nhà nước tập hợp những đội ngũ cán bộ có trình độ, có trách nhiệm, có khả năng huy động toàn bộ sức mạnh của xã hội cho mục tiêu phát triển Nhà nước đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, tạo ra các thế
hệ tương lai tươi sáng cho đất nước Đồng thời đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nguy cơ xung đột, tăng dân số…
- Nhà nước thực hiện tốt quyền dân chủ, đảm bảo quyền con người, thực hiện công bằng xã hội Nhà nước chú trọng đẩy mạnh phát triển văn hóa tại các địa phương, đặc biệt là tại các vùng dân tộc với nhiều nét văn hóa đa dạng, phong phú Tuyên truyền, bảo tồn, phát triển các loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc
- Nhà nước đảm bảo an ninh cho con người, chống lại các điều xấu do con người hoặc do các hiện tượng như: nạn đói hoặc hạn hán gây ra Tạo một môi trường an toàn, trong sạch có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội
- Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật đủ để xã hội hoạt động thống nhất,
có cơ chế dân chủ để kiểm soát chặt chẽ tầng lớp quan chức cầm quyền Quyền lực nhà nước có sự giới hạn và kiểm soát, không để biến thành quyền lực cá nhân lộng hành, áp lực, cướp đoạt các thành quả lao động của người dân
- Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục, vì giáo dục là chìa khóa của sự phát triển bền vững, của dân chủ và bình đẳng trong tất cả các quốc gia trên thế giới
Trang 9- Nhà nước tăng cường đầu tư toàn diện vào ngành y tế và huy động sự đóng góp của dân cư thông qua bảo hiểm y tế và các hình thức trợ giúp khác Nhà nước
có ưu đãi đầu tư vào các vùng đặc biêt khó khăn, mặt khác Nhà nước xây dựng các chương trình kế hoạch cu thể
- Nhà nước tập trung huy động tất cả các nguồn lực cho sự phát triển đất nước và hình thành môi trường chính trị ổn định bằng các chính sách hòa hợp dân tộc, thu hút nhân tài
* Liên hệ thực tiễn:
- Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay Nhà nước VN đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp lý nhằm xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xác lập môi trường ổn định cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực
- Trong qúa trình phát triển Nhà nước tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển xã hội, giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
- Nhà nước VN đặc biệt chú trọng, thực hiện tốt các chính sách phát triển xã hội, chính sách lao động việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách an ninh xã hội, chính sách phòng chống các tệ nạn xã hội nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Ngoài các chính sách phát triển trên Nhà nước ta còn thực hiện các chính sách khác như: chính sách đối với giai cấp công nhân, chính sách đối với giai cấp nông dân, chính sách đối với đội ngũ trí thức, tầng lớp doanh nhân, chính sách tôn giáo Điều này giúp cho Nhà nước có thể phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của tất cả mọi điều vào thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội
Trang 10=>Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển xã hội trong
đó có ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố kinh tế Đối với Nhà nước VN, những năm qua
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển đất nước nhưng hiện nay tình hình trong nước và tình hình thế giới có nhiều thay đổi đặt ra cho nước ta không ít những thách thức, khó khăn đòi hỏi Nhà nước ta cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề đó
Câu 4: Phân tích vai trò của các tổ chức chính trị XH đối với PT
XH, lien hệ thực tiễn ?
Các tổ chức chính trị- xã hội là những tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhóm, các cộng đồng XH cụ thể, thông qua các phương thức gây ảnh hưởng với chính quyền và đảng phái Đây là những tổ chức có tính chính trị nhưng không mục đích giành chính quyền mà chỉ tác động đến quyền lực Nhà nước Trong XH hiện nay các tổ chức chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong XH, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội vì:
Các tổ chức chính trị xã hội là cơ sở chính trị của đảng chính trị, của Nhà nước, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền Các tổ chức này luôn giữ cho các mâu thuẫn trong XH ở trong vòng kiểm soát của Nhà nước hiện đại Thông qua các
tổ chức này các tầng lớp thực hiện quyền làm chủ của mình
Ở các nước tư bản phát triển các tổ chức chính trị xã hội vừa đứng bên cạnh Nhà nước, vừa đứng đối mặt với Nhà nước Nó bổ sung cho Nhà nước những điều Nhà nước chưa làm tốt và thay thế Nhà nước để hoàn thiện quản lý XH
Các tổ chức chính trị xã hội là lực lượng chính trị đối trọng với Nhà nước, phản biện Nhà nước, luôn đưa ra các khiếm khuyết của Nhà nước, giám sát hoạt
Trang 11động của Nhà nước, gây áp lực với các cơ quan Nhà nước để bảo vệ các thành viên
Hiện nay đôi khi các tổ chức chính trị xã hội có khả năng giải quyết nhiều vấn đề mà nhà nước với tư cách người quản lý XH khó có thể thực hiện được Các
tổ chức chính trị xã hội là chỗ dựa của Nhà nước luôn hợp tác với Nhà nước, giữ cho việc thực thi quyền lực Nhà nước được cân bằng
Các tổ chức chính trị xã hội đáp ứng nhu cầu phi tập trung hóa quyền lực Nhà nước, khắc phục tập trung hóa quyền lực Nhà nước , thực hiện sự phối hợp hành động giữa sáng kiến của XH dân sự và các chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cho Nhà nước này càng có năng lực, hiểu quả
Các tổ chức Chính trị xã hội có ảnh hưởng tích cực tới đời sống chính trị của đất nước, là 1 hình thức thực thi dân chủ, giúp bảo vệ lợi ích của các nhóm thiểu
số, giúp triển khai thực hiện các chính sách 1 cách dễ dàng
Các tổ chức Chính trị xã hội là 1 bộ phận quan trọng nhất của XH dân sự bao gồm các nhóm tình nguyện gắn kết với nhau về mặt XH, chính trị, Kinh tế,cho các thành viên
Các tổ chức chính trị xã hội tập hợp các tầng lớp dân cư, phát huy dân chủ, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, góp phần xây dựng XH lành mạnh, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
Đối với xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường các tổ chức chính trị xã hội tập hợp các pháp nhân và thể nhân kinh tế phối hợp sức mạnh kinh doanh, giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dung
*Liên hệ thực tiễn: