1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải container của công ty CP TM và SX vinabox

58 2,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 706,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiNền kinh tế Việt Nam sau một thời gian hội nhập cùng với sự phát triển củanền kinh tế thế giới trong những năm gần bước đầu đạt được những thành quả đángkhíc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam sau một thời gian hội nhập cùng với sự phát triển củanền kinh tế thế giới trong những năm gần bước đầu đạt được những thành quả đángkhích lệ.Trong sự phát triển của ngành vận tải ô tô, đóng góp to lớn là sự phát triểncủa hoạt động vận tải container.Ngày nay, với hệ thống mạng lướituyến vận tảicontainer rộng khắp, kết hợp với hình thức vận tải đa phương thức, vận tải containerđang ngày càng đóng vai trò quang trọng trong thương mại toàn cầu.Để thực hiệntốt hoạt động vận tải container đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải nắm vững nghiệp vụ

Vì vậy vấn đề cấp thiết được đề cập đến hiện nay là có biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động vận tải container của công ty CP TM và SX Vinabox Góp phần vào sựphát triển của ngành vận tải ô tô nước ta , nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta

so với các nước khác

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động vận tải containercủa công ty CP TM và SX Vinabox , cùng với sự giúp đỡ của nhân viên công ty vànhận thức về tầm quan trọng của hoạt động vận tải container và với sự phát triển

của kinh tế nên em chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải

container của công ty CP TM và SX Vinabox” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2.Mục đích chọn đề tài

Đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động vận tải container, nghiên cứu đềxuất những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải container củacông ty CP TM và SX Vinabox

3 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua những lần đi giao nhận hàng hóa thực tế tại các Cảng, khu chếxuất, em nắm rõ hơn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như họchỏi những kiến thức thực tế

-Phương pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công

ty để biết được tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạtđược cũng như những phần công ty còn chưa hoàn thành

-Phương pháp thống kê: Thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu về số lượng giaonhận, các chỉ tiêu về kinh doanh, chỉ tiêu về thị trường giao nhận

1

Trang 2

-Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động cũng nhưđưa ra giải pháp trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn.

4 Nội dung nghiên cứu

Bài khóa luận gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về vận tải container và hiệu quả vậntải container

Chương 2 : Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động vận tải container củacông ty CP TM và SX Vinabox

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải containercủa công ty CP TM và SX Vinabox

2

Trang 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬN TẢI

CONTAINER VÀ HIỆU QUẢ VẬN TẢI CONTAINER 1.1 Cơ sở lý luận về container và vận tải container

1.1.1 Container và phân loại container

1 Khái niệm container

Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (InternationalStandarzing Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container Cho đếnnay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO

Theo ISO - Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:

-Tiêu chuẩn hóa container

Để phương thức chuyên chở container được phát triển và áp dụng rộng rãiđòi hỏi tiến hành nhiều tiêu chuẩn hoá bản thân container Nội dung tiêu chuẩn hóacontainer gồm có:

+Hình thức bên ngoài

+Trọng lượng container

+ Kết cấu móc, cửa, khoá container

Hiện tại nhiều tổ chức thế giới nghiên cứu tiêu chuẩn hóa container, song tổchức ISO vẫn đóng vai trò quan trọng nhất Năm 1967, tai Moscow, đại diện tổchức tiêu chuẩn hóa của 16 nước là hội viên ISO đã chấp nhận tiêu chuẩn hoácontainer của ủy ban kỹ thuật thuộc ISO

Sau đây là tham số kỹ thuật của 7 loại container thuộc xêri1 theo tiêu chuẩncủa ISO:

Theo quy ước, container loại 1C có chiều dài 19,1 feet, trọng lượng tối đa là

20 tấn, dung tích chứa hàng 30,5 m3được lấy làm đơn vị chuẩn để quy đổi cho tất cả

3

Trang 4

các loại container khác Loại container này ký hiệu là TEU (Tweenty feetEquivalent Unit).

2 - Phân loại container

Thực tế container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khácnhau, cụ thể:

- Phân loại theo kích thước.

+ Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3

+ Container loại trung bình: Trọng lượng 5 - 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3 + Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3

- Phân loại theo vật liệu đóng container

Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đó chocontainer: container thép, container nhôm, container gỗ dán, container nhựa tổng hợp

- Phân loại theo cấu trúc container

+ Container kín (Closed Container)

+ Container mở (Open Container)

+ Container khung (France Container)

+ Container gấp (Tilt Container)

+ Container phẳng (Flat Container)

+ Container có bánh lăn (Rolling Container)

- Phân loại theo công dụng của container

Theo CODE R688 - 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng, containerđược chia thành 5 nhóm chủ yếu sau:

Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa

Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)

Nhóm 3: Container bảo ôn/nóng/lạnh

(Thermal insulated/Heated/Refrigerated/Reefer container)

Nhóm 4: Container thùng chứa (Tank container)

Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống(Cattle Container)

1.1.2 Vận tải container

Theo tập quán quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi hàngphải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong, kẹp chì

4

Trang 5

container, người gửi hàng phải chịu tất cả chi phí đó cũng như các chi phí có liênquan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà lại gửi theophương thức hàng lẻ Chính vì vậy, khi nhận container của người gửi, người chuyênchở không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên trong container màchỉ dựa vào lời khai của chủ hàng.Bởi vậy, họ sẽ không chịu trách nhiệm về hậuquả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật dẫn tới việc gây tổnthất cho hàng hóa, công cụ vận tải.chính vì vậy người vận chuyển phải chú ý đến:

+Đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở

+ Tình hình và đặc điểm của loại kiểu container sẽ dùng để chuyên chở.+ Kỹ thuật xếp, chèn lót hàng hóa trong container

- Ðặc điểm của hàng hóa chuyên chở

Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằngcontainer, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằngcontainer có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh

Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa chuyên chở được chia làm

4 nhóm:

+ Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container.Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da,nhựa hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồgỗ Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường,container thông gió hoặc container bảo ôn tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tínhhàng hóa

+ Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng containerBao gồm: Than, quặng, cao lanh tức là những mặt hàng có giá trị thấp và sốlượng buôn bán lớn Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật

hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhưng về mặt hiệuquả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa.)

+ Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như : hàng dễhỏng, hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độchại Những mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng như: containerbảo ôn, container thông gió, container phẳng, container chở súc vật

5

Trang 6

+ Nhóm 4: Các loại hàng phù hợp với vận chuyên chở bằng container như:sắt hộp, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chấtphóng xạ

b- Xác dịnh và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng

Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giaocontainer.Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phảithông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặcyêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếpnhận container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thấtxảy ra do khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậuquả phát sinh

Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra bên ngoài container

Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biếndạng méo mó do va đập Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của container vìđây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của container liên quan tới

an toàn chuyên chở

+ Kiểm tra bên trong container

Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tiasáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có

bị hư hỏng hay nhô lên không Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang thiết bị khácnhư lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh

+ Kiểm tra cửa container

Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa bảo đảm cửađóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào

+ Kiểm tra tình trạng vệ sinh container

Container phải được don vệ sinh tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn.Ðóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thấtcho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế nước gửi hàng kiểm traphát hiện

+ Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container

6

Trang 7

Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biểnchứng nhận an toàn Thông số kỹ thuật của container bao gồm: Trọng lượng tối

đa hay trọng tải toàn phần của container Trọng tải tịnh của container là trọnglượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container.Trọng lượng vỏcontainer Dung tích container

c- Kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong container

Khi tiến hành chất xếp hàng hóa vào container cần lưu ý những yêu cầu kỹthuật sau đây:

+ Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container

+ Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong container

+ Gia cố hàng hóa trong container

+ Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động

+ Chống hiện tượng hàng hoá bị nóng, hấp hơi

1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của vận tải container

-Ưu điểm

+ Ưu điểm của container là có thể đáp ứng được những chủ hàng nhỏ lẻ vớichi phí vừa phải nhưng đây cũng là nhược điểm khi gặp những lô hàng lớn Chủhàng sẽ quan tâm tới thuê tàu tramp hoặc T/C hơn là tìm đến tàu container

+ Với những chủ tàu bắt đầu bước chân vào thị trường tàu chuyên chởcontainer sẽ phải đầu tư rất nhiều và căng thẳng trong việc thiết lập hệ thống sale,điều chuyển vỏ, người khai thác các đầu bến, các bộ phận chứng từ chứ khôngnhanh chóng và uyển chuyển như những chủ tàu vận chuyển chuyến khác dẫn đến

sự sai sót và nhầm lẫn cũng nhiều hơn vì có quá nhiều người và quá nhiều khâutham gia vào quá trình khai thác vận chuyển container

+ Cước cũng được xây dựng sẵn nên thiếu độ uyển chuyển hoặc phải có vấn

đề đi đêm khi đàm phán cược trong những giai đoạn khó khăn

7

Trang 8

1.1.4 Hiệu quả và ý nghĩa của vận tải container

- Đối với toàn bộ xã hội

+ Giảm được chi phí vận tải trong toàn xã hội ( giảm được nhiều chi phí lưu

thông của xã hội, giảm được phí vận chuyển trong xã hội, hạ giá thành vậnchuyển )

+ Nâng cao chất lượng của ngành vận tải, tăng cao chất lượng dịch vụ, đápứng đủ nhu cầu vận chuyển của xã hội Góp phần tăng năng suất lao động xã hội

+ Góp phần tạo nên hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của hệ thống vận tải

- Đối với chủ hàng

+ Giảm được chi phí giá thành vận tải

+ Bảo vệ tốt hàng hóa, tránh được nhiều hao hụt,mất mát, hư hỏng hàng hóa.+ Tiết kiệm chi phí bao bì của hàng hóa thông qua tiết kiệm nguyên liệu, cóthể thay thế bằng những nguyên liệu rẻ tiền và có thể dùng đi dùng lại nhiều lần

+ Giảm thời gian xếp dỡ hàng hóa

+ Hàng hóa được đưa từ cửa đến cửa

- Đối với người gửi hàng

+ Giúp tàu quay nhanh vòng hơn (rút ngắn thời gian hàng hóa nằm trong quátrình vận tải Rút ngắn thời gian lưu thông của hàng hóa làm cho đồng vốn quayvòng nhanh hơn)

+ Tận dụng được dung tích tàu do giảm được những khoảng trống

+ Giảm trách nhiệm khiếu nại tổn thất hàng hóa

- Đối với người chuyên chở

+ Có điều kiện sử dụng container để làm công việc thu gom, chia lẻ hàng hóa

và thực hiện vận tải đa phương thức đưa hàng hóa từ cửa đến cửa

+ Giảm thiểu được rủi ro, tổn thất hàng hóa

+ Giảm được nhiều chi phí giá thành chuyên chở bằng container

1.2 Hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động vận tải

container

1.2.1 Hiệu quả kinh tế vận tải container

Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.Bản chất

8

Trang 9

của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chấtlượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (laođộng, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêucuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối

đa hóa lợi nhuận

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế vận tải container

1 Sản lượng

Là khối lượng hàng hóa chuyển trở trên một tuyến hành trình hay khối lượnghàng hóa chuyên chở được trong một năm

2 Doanh thu

Doanh thu vận tải là số tiền mà người sản xuất vận tải (Doanh nghiệp vận tải,

cá nhân) thu được do bán sản phẩm vận tải của mình trong một khoảng thời giannhất định

Doanh thu vận tải phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm, đốivới ngành vận tải, sản phẩm sản xuất luôn luôn được tiêu thụ, không có sản phẩmtồn kho

D = ∑Q x fTrong đó: D : Doanh thu vận tải

Q :Sản lượng

f : giá cước bình quân 1 km

Khi tiêu thụ sản phẩm, người sản xuất kinh doanh phải nộp thuế VAT chonhà nước theo luật thuế VAT mà nhà nước ban hành; Phần doanh thu còn lại saukhi đã trừ đi những khoản giảm giá, khấu trừ, chiết khấu (nếu có), nộp thuế tiêu thụđặc biệt ( nếu có) cho nhà nước gọi là doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – (các khoản giảm + Thuế tiêu thụ đặcbiệt)

-Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Là toàn bộ số tiền thu được do bán hàng hóa, dịch vụ khi đã trừ các khoản chiếtkhấu, giảm giá, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa,dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua

đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc tiền đã được thu hay chưa

9

Trang 10

Đối với doanh nghiệp vận tải, hoạt động chính là vận chuyển hàng hóa, do vậydoanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là doanh thu vận tải thu được.

-Doanh thu từ các hoạt động khác

Một doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải nói riêng, ngoài hoạtđộng sản xuất kinh doanh chính, họ còn tham gia các hoạt động khác nữa và nómang lại doanh thu tương ứng bao gồm: Thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài doanhnghiệp, thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, thu từ cho thuê tàisản, thu từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, thu lãi tiền gửi, lãi tiềncho vay, các khoản phạt, nợ đã xóa hay thu hồi được, thu do hoàn nhập các khoản

dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng và các khoản thu khác

3 Chi phí

Chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lượng tiêu hao laođộng xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm vận tải trong từng thời kì nhất định, mặtkhác, chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất

và lao động (lao động quá khứ và lao động sống) mà ngành vận tải bỏ ra để tạo rađược số lượng sản phẩm vận tải nhất định trong một thời kì nhất định

Phân loại chi phí sản xuất vận tải ô tô bao gồm:

-Chi phí Tiền lương và các khoản lương của lái phụ xe:

+Tính theo tiền lương bình quân:

CTLLX = LLXBQ x NLX x 12

Trong đó: LLXBQ – Tiền lương bình quân của lái xe

NLX – Tổng số lái xe-Bảo hiểm tính theo lương

+Bảo hiểm xã hội: Hiện nay quy định là 20% của quỹ tiền lương trong đó15% do người sử dụng lao động trả, 5% do người lao động trả

+ Bảo hiểm y tế: hiện nay quy định là 5% của quỹ tiền lương trong đó 4% dongười sử dụng lao động trả, 1% do người lao động trả

Như vậy tổng số 19% quỹ tiền lương do doanh nghiệp chi trả được tính vàogiá thành sản phẩm vận tải, 6% quỹ tiền lương người lao động tự chi trả và được trừvào tiền lương của người lao động

-Chi phí nhiên liệu

Khoản mục này chỉ tính chi phí nhiên liệu cho sản xuất vận tải

10

Trang 11

Chi phí nhiên liệu được tính:

CNL = Qnl x DNL

Trong đó: Cnl – chi phí nhiên liệu;

Dnl – đơn giá nhiên liệu (VND/lít)

Qnl :Mức tiêu hao nhiên liệu

-Chi phí trích trước săm lốp

Để tính toán chi phí trích trước săm lốp ta có thể dùng phương pháp

Tính theo nhu cầu về lốp (NBL)

n L

L N

Khoản mục chi phí này bao gồm:

+ Chi phí tiền lương và bảo hiểm cho công nhân làm BDSC;

+ Chi phí vật tư phụ tùng thay thế trong BDSC;

+ Chi phí quản lý xưởng: Khấu hao thiết bị nhà xưởng, chi phí điện nước,lương cho cán bộ quản lý xưởng

-Khấu hao cơ bản phương tiện vận tải

Xí nghiệp tính khấu hao theophương pháp khấu hao đều theo thời gian

Trong đó: NG: nguyên giá tài sản cố định

Ctl: chi phí thanh lý tài sản cố định

Cscl : chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong thời gian sử dụng

D : giá trị thu hồi thanh lý TSCĐ

-Chi phí sửa chữa lớn phương tiện vận tải

11

NG +Ctl + Cscl - D

Tsd

Trang 12

Tính toán tương tự như khấu hao cơ bản, thông thường khoản mục chi phíSCL bằng 50 ÷ 60 % khoản mục khấu hao cơ bản.

-Các loại phí và lệ phí

+ Các tuyến đường có thu phí;

+ Lệ phí cầu phà: Tùy theo quy định cụ thể của từng loại cầu và phà đối vớitừng loại xe;

+ Lệ phí bến bãi bao gồm lệ phí trông giữ xe, Lệ phí xuất bến…;

+Bảo hiểm bắt buộc đối với phương tiện vận tải

-Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bao gồm nhiều tiểu khoản mục nhưng để đơn giản người ta phân ra làmnhóm chính:

+ Chi phí để duy trì bộ máy quản lý doanh nghiệp;

+ Các chi phí chung cho sản xuất;

+ Các khoản chi phí sản xuất khác;

-Chi phí khác: Bao gồm chi phí dầu nhờn, các dịch vụ mua ngoài…

1

Trong đó: ∑C – Tổng chi phí vận tải

Ci – Chi phí khoản mục thứ i (i =1 => n)

4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong kỳ, đây

là một chỉ tiêu mà hầu hết người sản xuất kinh doanh trông đợi

Lợi nhuận = doanh thu trong kỳ - Chi phí bỏ ra trong kỳ

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của một doanh nghiệp làphần thu được khi lấy doanh thu từ hoạt động vận tải trừ đi giá thành toàn bộ củasản phẩm, dịch vụ vận tải đã tiêu thụ

Lợi nhuận vận tải=Doanh thu vận tải trong kỳ- Chi phí vận tải trong kỳ

5 Tỷ Suất lợi nhuận

-Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận :

12

Trang 13

+Tỷ suất lợi nhuận của vốn :

Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn đã chi ra bao gồmcác vốn cố định và vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận của vốn =

Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đãchi ra (trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao vàvốn lưu động là vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốnsản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Để nâng cao chỉ tiêu này đòi hỏi doanhnghiệp phải quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu của quá trìnhsản xuất kinh doanh

- Tỷ suất lợi nhuận của chi phí:

Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận của chi phí =

Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng chi phí thì tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng :

Là một chỉ số phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng

Tỷ suất doanh lợi =

Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận

-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu =

- Tỷ suất lợi nhuận theo lao động :

13

Tổng số lợi nhuậnTổng vốn kinh doanh

Tổng số lợi nhuậnTổng chi phí

Tổng số lợi nhuậnTổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ

Tổng số lợi nhuậnTổng vốn chủ sở hữu

Trang 14

Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương (tiền công) sử dụng trongquá trình sản xuất kinh doanh Điều này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệpquản lý và sử dụng tốt lao động trong

doanh nghiệp theo các hợp đồng lao

động

Tỷ suất lợi nhuận theo lao động =

6 Chỉ tiêu năng suất lao động và lương bình quân

-Năng suất lao động

Là số lượng sản phẩm đảm báo chất lượng mà người lao động thực hiện đượctrong một đơn vị thời gian(tháng, năm, kỳ )

Năng suất lao động =

-Lương bình quân

Là tỷ số so sánh giữa quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương và số lao độngthực hiện sử dụng bình quân Là số lương bình quân mà một người lao động nhận được.Phản ánh mức thu nhập bình quân của một người lao động

Lương bình quân =

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động vận tải container

1.3.1 Các yếu tố bên trong

-Trình độ quản lý của công ty

Mặc dù đội ngũ nhân viên được đánh giá là khá tốt về nghiệp vụ giao nhậncũng như vận tải và có kinh nghiệm cao nhưng so với các công ty khác trong khuvực và cả nước thì trình độ của đội ngũ nhân viên công ty còn nhiều yếu kém và cầnphải đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế hiện nay Doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển bền vững thi luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt củađối thủ cạnh tranh để tạo dựng niềm tin cho khách hàng lựa chọn dịch vụ của mình

14

Tổng số lợi nhuậnTổng lao động sử dụng trong kỳ

Tổng sản lượng tính bằng hiện vật

Số lao động bình quân

Quỹ tiền lượng thực hiện theo đơn giá tiền lương

Số lao động thực tế sử dụng bình quân

Trang 15

-Cơ sở vật chất của công ty.

So với các công ty khác thì cơ sở vật chất của công ty còn khá hạn chế Đội

xe chưa có quy mô lớn, các xe có tuổi thọ lớn, ví vậy nên lượng nhiên liệu tiêu thulớn, làm tăng chi phí hoạt động

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài

- Điều kiện tuyến đường

Trong những năm gần đây, nhà nước đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thốnggiao thông các cấp.Chính vì vậy, hệ thống tuyến đường đã được nâng lên đáng kể.Bên cạnh đó, tình hình các xe chở quá tải rất phổ biến, cùng với chất lượng côngtrình không đảm bảo làm chất lượng đường bị xuống cấp: ổ gà, sụt lún, ruộng bậcthang xảy ra rất nhiều trên các quốc lộ 1,5, 17

-Tình hình kinh tế khủng hoảng

Kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của kinh tếthế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa đượcgiải quyết Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cảhàng hóa diễn biến phức tạp Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéotheo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác Một số nước và khối nước lớn có vị tríquan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản

và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm Những bất lợi từ sự sụtgiảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đờisống dân cư trong nước Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ởmức cao, sức mua trong dân giảm Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại.Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừnghoạt động hoặc giải thể.Vận tải hàng hóa năm 2013 ước tính đạt 940,4 triệu tấn,tăng 9,5% và 185,2 tỷ tấn.km, giảm 8,7% so với năm trước, bao gồm: Vận tải trongnước đạt 902,2 triệu tấn, tăng 10,4% và 61,3 tỷ tấn.km, tăng 1,7%; vận tải ngoàinước đạt 38,1 triệu tấn, giảm 12,4% và 123,9 tỷ tấn.km, giảm 14,8% Vận tải hànghoá đường bộ đạt 734,6 triệu tấn, tăng 11,5% và 38,6 tỷ tấn.km, tăng 8,7

Trang 16

thông đường biển phía Bắc Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất pháttriển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọngđiểm Bắc bộ.Chính vì vậy, ngành vận tải ở đây rất phát triển, một trong số đó là vậntải container.Trên địa bàn Hải Phòng có khoảng 104 công ty hoạt động trong lĩnhvực vận tải.chính vì vậy tỉ lệ cạnh tranh cao Hơn nữa do áp lực cạnh tranh và thiếuhẳn những dịch vụ giá trị gia tăng, giá trở thành công cụ cạnh tranh chính của cácdoanh nghiệp vận tải Mặt khác ngành vận tải nước ta còn khá non trẻ so với thếgiới và phát triển tự phát.Doanh nghiệp phát triển nhiều về số lượng nhưng chênhlệch trình độ trong nước và nước ngoài khá lớn, giá cả lại không ổn định giữa cácthời điểm khác nhau.Chính vì vậy mà mức độ cạnh tranh trong ngành ngày cànggay gắt hơn Một số công ty vận tải có văn phòng đại diện ở Việt Nam, họ tận dụngnhững lợi thế này nhằm tìm kiếm những công ty có năng lực làm việc yếu hơn đểlàm cho họ hoặc mua lại các công ty của Việt Nam để kinh doanh, gây khó khăncho ta trong khâu quản lý.

-Giá cả có nhiều biến động

Một trong những nhân tố tác động đến khách hàng cũng như hoạt động vậntải là tình hình giá cả xăng dầu, lệ phi cầu đường.giá cả là một trong những nhân tốhết sức nhạy bén và chủ yếu tác động đến tình hình vận tải hàng hóa của doanhnghiệp Hầu hết các công ty đều tự quy định mức giá dịch vụ trên cơ sở chi phí vàmức giá chung trên thị trường, vì vậy mà mức giá này luôn thay đổi theo từng thờiđiểm khác nhau và tùy từng công ty lại đưa ra các mức giá khác nhau Điều nàycũng xuất phát từ việc hiện nay nhà nước chưa có một quy định cụ thể nào về việc

ổn định một mức giá chung Ngoài ra, trong những giai đoạn khó khăn các công tykhông ngần ngại giảm giá dịch vụ nhằm tìm kiếm khách hàng nên cũng gây chocông ty CP TM và SX Vinabox không ít khó khăn khi chấp nhận hòa vốn để giữchân khách hàng

-Tính thời vụ của hoạt động vận tải

Thực tế hoạt động vận tải của công ty CP TM và SX Vinabox vẫn mang tínhthời vụ, các hoạt động chủ yếu tập trung vào 6 tháng cuối năm.Tính thời vụ làm chohoạt động kinh doanh của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh các thángkhông đều Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc phải sửa chữa, bảo trì máy mócthiết bị và trả lương cho người lao động mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của nhân

16

Trang 17

viên làm việc, gây khó khăn cho nhan viên cũng như nhận thức không đúng vềnghề nghiệp Để khắc phục khó khăn này đòi hỏi phải có sự nỗ lực hợp tác từ nhiềuphía, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn sự thông cảm, tin tưởng của kháchhàng Có sự hợp tác với nhau như vậy mới góp phần ổn định nguồn hàng, đảm bảonguồn thu cho mỗi bên.

17

Trang 18

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

CONTAINER CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TM & SX VINABOX

2.1 Vài nét về công ty CP TM và SX Vinabox

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP TM và SX Vinabox

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TM & SX VINABOX

Tên viết tắt: Vinabox.JSC

Trụ sở chính: Số 189 Đình Vũ, P Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng

- Họ và tên: Nguyễn Ba Thu

- Sinh ngày: 28/08/1970 Dân tộc: Kinh

- Giới tính: Nam Quốc tịch: Việt Nam

- Công ty CP TM và SX Vinabox được thành lập và hoạt động theo giấyChứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0201385394 do phòng Đăng ký Kinhdoanh-sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng cấp ngày 06 tháng 12 năm 2013

2.1.2 Ngành nghề sản xuất

- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá

- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng

xe buýt)

- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ (vận tải hàng hoá bằng ô tô, xe container)

- Sản xuất thân xe có động cơ, rơ mooc và bán rơ mooc

- Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa

- Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa

- Bốc xếp hàng hoá

18

Trang 19

- Hoạt động dịch vụ khác liên quan đến vận tải (Dịch vụ giao nhận hàng hoá,khai thuê hải quan; Dịch vụ đại lý vận tải đường biển; Đại lý giao nhận hàng hoábằng đường bộ, đường biển, đường hàng không; Thu gom và xếp dỡ hàng hoá)

- Đại lý, môi giới, đấu giá (Đại lý ký gửi hàng hoá, không bao gồm đại lýchứng khoán và bảo hiểm)

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (Cho thuê container)

- Lắp đặt máy móc,thiết bị công nghiệp

- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

- Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn (Sửa chữa và bảo dưỡng container)

- Sửa chữa máy móc, thiết bị

- Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

- Sửa chữa thiết bị điện

- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe

có động cơ khác)

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

- Sản xuất thân xe có động cơ, rơ mooc và bán rơ mooc (Sản xuất và đóngmới container)

2.1.3 Nhiệm vụ sản xuất

- Đảm bảo việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, đảmbảo tài chính, sử dụng hợp lý, có hiệu quả theo đúng chế độ Làm tròn nghĩa vụ nộpngân sách nhà nước

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của công ty theo quychế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng của công ty

- Nghiên cứu thị trường vận tải, xây dựng biểu cước vận tải hợp lý nhằm thuhút khách hàng Đảm bảo công việc thực hiện một cách thống nhất để củng cố vànâng cao uy tín của công ty trên thị trường

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng lao động Chăm lo đờisống, bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ nhân viên

19

Trang 20

2.1.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Đặc điểm phương tiện kỹ thuật

Bảng 2.1.4: Phương tiện của công ty CP TM và SX Vinabox

IV.Phương tiện vận chuyển

(Nguồn: Công ty CP TM và SX Vinaboxcung cấp)

Do trong ngành sản xuất vận tải không có dây chuyền sản xuất sản phẩmnhư các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có công nghệ sản xuất Mà thayvào đó là hệ thống các phương tiện vận tải và phần mềm sử dụng trong quá trìnhgiao nhận cấu thành nên quy mô về công nghệ của công ty

- Phần mềm sử dụng trong quá trình giao nhận

+ Phần mềm micss: dùng trong quản lý vỏ container về vị trí tại kho bãi, cậpnhật đặc trưng kĩ thuật, tình trạng hiện tại đã được sử dụng chưa…Và các tácnghiệp giao nhận: cấp vỏ container, hạ vỏ…

20

Trang 21

+ Sử dụng hệ thống định vị GPS để theo dõi container và xe trên các tuyếnđường Thông qua sử dụng hộp đen để kiểm soát xe và cả lái xe.

2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực

Bảng 2.1.5: Tình hình sử dụng lao động ở Công ty năm 2013-2015

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỉ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỉ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỉ trọng (%)

Trang 22

Qua bảng trên ta thấy

-Tổng số lao động năm 2014 so với năm 2013 tăng 3 người Năm 2015 so vớinăm 2014 tổng số lao động tăng 1 người

-Do công ty hoạt động hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận tải nên laođộng chủ yếu là nam.lao động nam chiêm tỉ trọng cao trong tổng số lao động của công

ty năm 2013 chiếm 78,18%, năm 2014 là 77,57%, năm 2015 là 77,92

- Theo tính chất công việc, lao động trong công ty chia thành lao động trực tiếp

và lao động gián tiếp

+Trong đó lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng cao hơn Năm 2013 là 60%, năm

+ Tỉ lệ lao động đại học và lao động cao đẳng chiếm tỉ trọng cao là 30,91% năm

2013, 31,03% năm 2014, 32,03% năm 2015 Lao động đại học năm 2014 so với năm

2013 tăng 1 người Năm 2015 so với năm 2014 không thay đổi

+ Lao động phổ thông có 6 người chiếm tỉ lệ thấp năm 2013 là 10,91%, năm

2014 là 10,35%, năm 2015 là 10,17% Số lao động phổ thông qua 3 năm là không đổi

Qua bảng cơ cấu lao động của công ty CP TM và SX Vinabox có thể nhận thấycông ty đang hướng tới một cơ cấu lao động ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn

22

Trang 24

2.1.6 Cơ cấu tổ chức

24

Hội đồng thành viên

Giám đốc

Trang 25

Chức năng của các phòng ban.

-Hội đồng thành viên:

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

-Giám đốc:

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quảntrị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;

-Phòng Tài chính – Kế toán:

+Phòng Tài chính – kế toán là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban giámđốc Công ty trong việc quản lý tài sản, nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanhcủa Công ty;

+Chịu trách nhiệm trước BGĐ, HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật nhà nước vềquản lý tài sản, nguồn vốn và các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty;

+Tham mưu và trực tiếp chỉ đạo hệ thống tài chính, các cán bộ liên quanđến kinh tế và tài chính và quản lý các nguồn vốn kinh doanh Tham mưu giúpviệc trong việc điều hành xác định các kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty;

+Tham mưu cho BGĐ Công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ với ngânsách Nhà nước, phân phối kết quả kinh doanh, trích lập các quỹ theo quy địnhcủa pháp luật và điều lệ Công ty

-Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

+Phòng Kế hoạch là trung tâm tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốcCông ty trong việc điều hành các hoạt động thường ngày của Công ty;

+Chuẩn bị các báo cáo thông tin liên quan đến thống kê kế hoạch cho các

cơ quan chức năng của nhà nước theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty

+Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đến từng nhà sách,từng đối tác khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển kếhoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận

25

Trang 26

-Trưởng bãi

Bãi container ( container yard) là nơi để container thực hiện các chức năng sau:+Quản lý container theo loại container Quản lý container theo chủcontainer(người gửi container) Vị trí của container trong bãi( tính theo tọa độbay như xếp trên tàu) Thống kê thông tin ngày đưa container vào bãi và ngày dựkiến xuất, ngày hết hạn gửi, Tính chi phí lưu kho cho mỗi container

+Lập báo cáo chi phí lưu kho cho 1 chủ container nào đó dựa trên sốcontainer mà anh ta gửi

+Lập bảngthu chi hàng ngày và tạo báo cáo cho mỗi container trong khobãi để từ đó tạo ra bảng cân đối thu chi hàng tháng cho toàn bộ bãi contatiner

+Nếu kho của bạn chứa cả container lạnh thì phần mềm phải có các chứcnăng liên quan đến việc bảo quản hàng trong container lạnh (chủng loạicontainer, nhiệt độ cần duy trì cho hàng bên trong container,

-Kho CFS

CFS được viết tắt của Container Freight Station

+Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào Container, xuấtkhẩu bằng đường biển Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa.Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các CFS trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các

lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba

-Xưởng sửa chữa

Lập kế hoạch và chủ trì việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, sửa chữa lớncác loại xe nâng, phương tiện vận chuyển, Có kế hoạch bổ sung mới hàng nămcho từng loại thiết bị Lập nhu cầu về cung ứng phụ tùng sửa chữa, thay thế chocác loại thiết bị xe máy, thiết bị thi công theo kế hoạch sử dụng ngắn hạn và dàihạn của công ty

-Đội bảo vệ:

+Tổ chức công tác bảo vệ công ty, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻgian xâm nhập, giữ gìn tài sản

26

Trang 27

+Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu khu vực trong phạm vi quản lýcủa công ty, ngăn chặn người ngoài vào công ty khi không có yêu cầu công tác;giám sát, kiểm tra người mang tài sản của công ty (khi có nghi ngờ).

-Đội xe:

Đội xe của Nam Phát chịu sự quản lý và điều động trực tiếp của đội trưởngđội xe Ngoài ra khi có sự ủy quyền của người có thẩm quyền, các cán bộ khaithác và giao nhận có quyền điều động xe thực hiện công việc của công ty Tất cảlái xe của công ty đều có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện nhiệm vụcủa công ty và giữ gìn xe ô tô

2.1.7 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty từ năm 2013-2015

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty năm 2013-2015 được thể hiện ở bảng 2.1.7

27

Trang 28

Bảng 2.1.7 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào năm 2013 - 2015

ĐVT: đồng VN

Tuyệt đối (+/-)

Tương đối(%)

Tuyệt đối (+/-)

Tương đối(%)

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt

28

Ngày đăng: 25/06/2016, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w