CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động vận tải container của công ty CP TM
2.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng
Bảng 2.2.1: Khối lượng vận chuyển theo chủ hàng của công ty năm 2013-2015
Đơn vị : TEU
Chủ hàng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014
20’ 40
’ 40’HC 20’ 40’ 40’HC 20’ 40’
40’HC
20’ 40’ 40’ HC 20’ 40’ 40’ HC
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối(%)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối(%)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối(%)
Toyota 48 96 925 46 90 940 50 100 980 -2 -4,17 -6 -6,25 15 1,62 4 8,70 10 11,11 40 4,26
KGL 15 20 840 20 18 850 25 20 900 5 33,33 -2 -10,00 10 1,19 5 25,00 2 11,11 50 5,88
VDC 672 32 84 650 40 90 712 38 90 -22 -3,27 8 25,00 6 7,14 62 9,54 -2 -5,00 0 0,00
OOCL 200 16
0 560 189 140 600 205 162 620 -11 -5,50 -20 -12,50 40 7,14 16 8,47 22 15,71 20 3,33
Huyndai 17 23 70 18 25 72 20 25 75 1 5,88 2 8,70 2 2,86 2 11,11 0 0,00 3 4,17
Nasavina 54 21 80 56 22 80 56 22 82 2 3,70 1 4,76 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2 2,50
Yulun 23 87 90 25 90 100 28 30 95 2 8,70 3 3,45 10 11,11 3 12,00 -60 -66,67 -5 -5,00
Cà phêMB 18 16 35 20 20 40 24 30 45 2 11,11 4 25,00 5 14,29 4 20,00 10 50,00 5 12,50
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP TM và SX Vinabox)
Nhận xét:
Do đặc điểm của ngành vận tải container, hàng hóa chủ yếu được đóng trong các thùng carton, sản lượng tính theo container. Công ty chủ yếu dùng container 20’, 40’, 40’HC để vận chuyển hàng hóa và được tính theo từng chủ hàng. Chủ hàng lớn chiếm đa số sản lượng vận chuyển là công ty TOYOTA, KGL, VDC, OOCL.
Qua bảng trên ta thấy khối lượng vận chuyển của các loại container thay đổi qua các năm.
Chủ hàng TOYOTA: Do đặc tính sản phẩm của công ty TOYOTA, họ có nhu cầu vận chuyển những linh kiện nên chủ yếu thuê vận chuyển container 40’HC, sau đó là 40’ cuối cùng là 20’. Khối lượng container 40’HC đều tăng trong ba năm năm 2013 so với năm 2013 là tăng 15(teu) , tương ứng với 1,62%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 40(teu) tương ứng 4,26%.
Chủ hàng KGL: sản lượng chủ yếu là thuộc về container 40’HC. Năm 2013 so với năm 2013 tăng 10(teu) tương ứng 1,92%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 50 (teu), tương ứng 5,88%.
Chủ hàng VDC: sản lượng container 20’ chiếm chủ yếu. năm2013 so với năm 2013 giảm 22(teu) tương ứng với 3,27%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 62(teu) tương ứng với 9,54%.
Chủ hàng HUYNDAI: sản lượng chủ yếu cũng là loại container 40’HC. Năm 2013 so với năm 2013 tăng 2(teu) tương ứng với 2,86%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 3(teu), tương ứng với 4,17%.
Chủ hàng YULUN: sản lượng chủ yếu là container 40’ và 40’HC. Loại container 40’ có sự biến động lớn.năm2013 so với năm 2013 tăng 4(teu) tương ứng với 3,45%. Năm 2014 so với năm 2013 giảm 60(teu), tương ứng với 66.67%
Tương ứng với chủ hàng NASAVINA và chủ hàng cà phê MB cũng có sản lượng container loại 40’HC chiếm chủ yếu và khối lượng cũng tăng qua các năm.
Bảng 2.2.1: Khối lượng vận chuyển theo loại container của công ty năm 2013-2015 Đơn vị : TEU
Loại container
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Tuyệt
đối(+/-)
Tương đối(%)
Tuyệt đối(+/-)
Tương đối(%)
20’ 1.047 1.024 1.182 -23 -2,20 158 15,43
40’ 455 445 527 0 0 82 18,43
40’HC 2.684 2.772 2.887 88 3,28 115 4,15
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP TM và SX Vinabox)
Biểu đồ 2.2.1 : khối lượng vận chuyển theo loại container của công ty năm 2013-2015
Theo bảng sản lượng hàng hóa vận chuyển của công ty CP TM và SX Vinabox. Ta thấy công ty vận chuyển chủ yếu bằng container loại 40’HC và 20’.
Container 20’, năm 2014 so với năm 2013 giảm 23 chiếc tương ứng với 2,2%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 158 chiếc tương ứng tăng 15,43%.
Container 40’, năm 2014 so với năm 2013 không thay đổi
Container 40’HC, năm 2014 so với năm 2013 tăng 88 chiếc tương ứng với 3,23%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 115 chiếc tương ứng tăng 4,15%.
Theo biểu đồ 1 ta thấy, trong các năm thì sản lượng container 40’Hc chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó đến loại container 20’, cuối cùng là loại 40’. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do đặc điểm, khối lượng hàng hóa phù hợp với đặc điểm của loại container 40’HC.
Bảng 2.2.1 Khối lượng luân chuyển hàng hóa của công ty năm 2013-2015
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Tốc độ phát triển BQ (±%) Tuyệt
đối (+/-)
Tương đối(%
)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối(%
)
Tuyệt đối (+/-)
Tương đối(%) Khối lượng vận
chuyển(TEU) 7.325 7.458 8.010 133 1,82 552 7,40 342,5 4,61
Cự ly vận
chuyển(km) 108 107 105 -1 -0,9 -2 -1,87 -1,5 -1,4
Khối lượng luân chuyển
(TEU.Km) 791.100 798.006 841.050 6.906 0,87 43.044 5,39 24.975 3,13 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CP TM và SX Vinabox) Qua bảng trên ta thấy khối lượng vận chuyển toàn công ty năm 2014 so với năm 2013 là tăng 133 teu, tương ứng 1,82%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 552 teu tương ứng tăng 7,4% làm cho tốc độ tăng trung bình từ năm 2013-2015 là 342,5 teu tương ứng với 4,61%.
Trong khi đó, khối lượng luân chuyển năm 2014 so với năm 2013 tăng 6.906 teu.km, tương đương với 0,87%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 43.044 teu.km tương ứng với 5,39%, làm cho tốc đọ tăng trưởng bình quân là 24.975 teu.km tương ứng với 3,13%.
Như vậy là tốc độ tăng của khối lượng luân chuyển thấp hơn tốc độ tăng của khối lượng vận chuyển, chứng tỏ kết quả của công việc quản lý, lập kế hoạch khai thác hàng hóa. Đã giảm được thời gian chạy rỗng, rút ngắn thời gian chạy của phương tiện, nâng cao hiệu quả phương tiện.