Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản , căn cứ pháp lý và soạn thảo hoàn chỉnh vbpl để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau: chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H
Trang 1MỞ ĐẦU
Văn bản nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của con người và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống nhe văn hóa nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, sinh hoạt hằng ngày Trong hoạt động quản lý nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước Liên quan đến hoạt động quản lí nhà nước việc chủ thể ban hành lựa chọn loại văn bản, căn cứ pháp lí để ban hành một văn bản chỉ đạo là yếu
tố rất quan trọng Trong thực tế, có nhiều trường hợp các văn bản pháp luật được ban hành ra nhưng lại bất hợp pháp, nó có thể trái thẩm quyền, trái với văn bản cấp trên, sai căn cứ pháp lý hay sai thủ tục trình tự TỪ đó có thể thấy, để ban hành được một văn bản hoàn chỉnh thực sự không hề đơn giản
Em xin chọn đề tài số 3: Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản , căn cứ pháp lý và soạn thảo hoàn chỉnh vbpl để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau: chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H
NỘI DUNG
Khi có những việc phạt sinh trên thực tiễn, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị cấp dưới, cơ quan nhà nước cấp trên có thể
ra văn bản để tổ chức, chỉ đạo viwwcj tiến hành một số hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết
1.chủ thể ban hành
Văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật soạn thảo và ban hành Không phải chủ theer nào cũng được ban hnahf mọi laoij văn bản quản lý mà chỉ được ban hnahf những laoji văn bản nhất định trong phạm bi thẩm quyền để thực hiện chức năng nhiệm vụ Chỉ có nhnwfgx văn bản do
Trang 2người đúng thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý Nếu văn bản adpl được ban hành bởi cá nhan hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm quyền ban hành thì văn bản adpl đó không có hiệu lực pháp luật
Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H là UBND thành phố H hoặc chủ tịch UBND thành phố H
Căn cứ vào khoản 1 điều 92 luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003:
“Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhưng nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.Bảo đảm an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân; bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt theo quy định pháp luật.”
Theo đề bài, nội dung của văn bản pháp luật này là phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Đây là lĩnh vực thuộc về đời sống xã hội, nằm trong khoản 1 điều 92 luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND thành phố H
Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 127 Luật tổ chức hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003 về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân : “Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này” thì Chủ tịch UBND thành phố H có quyền quyết định vấn đề chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H theo điều 91 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Trang 3Căn cứ vào khoản 7 điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003: “ Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình” thì Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền ban hành văn bản để giải quyết công việc chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H
Như vậy, UBND hoặc Chủ tịch UBND thành phố H đều có thể là chủ thể ban hành E xin lựa chọn Chủ tịch UBND thành phố H là chủ thể của văn bản đề bài
2.loại văn bản
Các loại văn bản áp dụng pháp luật được quy định cụ thể, những chủ thể nhất định sẽ chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định.Trong trường hợp đề bài, loại văn bản pháp luật được sử dụng để chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc triển khai công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H là chỉ thị
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 2 Điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004: “ Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị” thì loại văn bản được chủ tịch UBND thành phố H ban hành chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố
có thể là quyết định hoặc chỉ thị
Thứ hai, căn cứ vào điều 14 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004: “Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và quyết định của mình” Ta thấy nội dung công việc chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố phù hợp với nội dung Điều
Trang 414 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND 2004.
Vì vậy, loại văn bản được dung trong trường hợp này là chỉ thị
3.Cơ sở pháp lí
Việc viện dẫn căn cứ pháp lí vào văn bản áp dụng pháp luật cần dựa trên những cơ sở lí luận nhất định
-Cơ sở pháp lí của dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản
áp dụng pháp luật trực tiếp liên quan đến chủ đề dự thảo
-Cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành, trừ trường hợp đặc biệt -Cơ sở pháp lí phải có nội dung liên quan mật thiết tới chủ đề đó
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ H
Số:35/CT-CT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
H, ngày 24 tháng11 năm2014
CHỈ THỊ
Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố
Trong thời gian qua, mặc dù công tác phòng chống tệ nạn xã hội đạt nhiều thành tích khả quan nhưng tình hình an ninh trên địa bàn thành phố còn ẩn chứa nhiều phức tạp Trong những tháng gần đây liên tục xảy ra các
vụ trọng án, đối tượng gây án hầu hết là lứa tuổi vị thành niên, sử dụng nhiều loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, tình trạng đua xe trái phép có
tổ chức xuất hiện tại các tuyến phố chính, các khu đô thị đông dân cư, gây mất trật tự và an toàn xã hội Nếu tình trạng trên còn tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng và tinh thần của người dân trên địa bàn thành phố
Trang 5Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do một số cấp chính quyền
cơ sở và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội chưa coi trọng đây
là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, việc tổ chức chủ yếu chạy theo vụ việc, thiếu kế hoạch, biện pháp cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc hướng dẫn chưa huy động được các cấp các ngành và cả hệ thống chính trị cùng đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh với các loại tội phạm
Để tiếp tục giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố đặc biệt là trong dịp Tết dương lịch sắp tới, các cấp các ngành cần khẩn trương tiến hành những công tác sau:
1.Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã
-Chịu trách nhiệm về tình hình tệ nạn trên địa bàn quản lí Cấp ủy và chính quyền cấp cơ sở phải chỉ đạo các ban, ngành , đoàn thể tại địa phương làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội Đối với các tụ điểm, đường dây phạm tội phức tạp, có quy mô ngoài khả năng giải quyết của địa phương thì báo cáo cấp trên để có hướng hỗ trợ
-Đẩy mạnh công tác quản lí, giữ vững địa bàn Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lí địa bàn, ngăn chặn phát sinh đối tượng mới
2 Công an thành phố
- Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố, công an
xã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc diễn biến tình hình, thực trạng các tệ nạn xã hội Tiếp tục phát động đợt cao điểm tấn công trấn
áp tội phạm hình sự, ma túy, tệ nạn trên phạm vi toàn thành phố, đặc biệt tập trung vào các địa bàn trọng điểm
Trang 6- Lập hồ sơ, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đưa ra truy tố, xét xử các vụ án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và phục
vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa, giáo dục tuyên truyền Giao trách nhiệm cho Trưởng công an xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để các tệ nạn tại địa bàn Nếu vẫn để xảy ra các tệ nạ thì tùy theo mức độ sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm cụ thể
3.Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố
-Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố và đưa ra xét xử các vụ án kịp thời, nghiêm minh Tổ chức xét xử lưu động những vụ án điển hình, gây bức xúc trong nhân dân nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa tội phạm
4 Đài phát thanh- truyền hình, Báo thành phố H
-Tích cực thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn
-Có chuyên mục cụ thể để phản ánh kịp thời kết quả triệt phá các đường dây,
tụ điểm phạm tội Biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội
5.Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố H: tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân về phòng chống tệ nạn xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phát hiện, tố giác các hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các nội dung trên
Trang 7của chỉ thị Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày kí.
PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký)
KẾT LUẬN
Để xây dựng một văn bản áp dụng pháp luật hoàn chỉnh không hề đơn giản Khi xây dựng cần chú ý đến những yếu tố thuộc về hình thức văn bản như chủ thể ban hành,, tên văn bản, cơ sở páp lí để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả khi văn bản đi vào thực tế đời sống Bài viết trên đây của em đã giải thích về việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản , căn cứ pháp lý và soạn thảo hoàn chỉnh vbpl để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau: chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố H Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô thông cảm