1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty cổ phần Sun Sun

87 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 157,26 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 4 1.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 1.7 Kết cấu của khóa luận 14 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU 15 2.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa 15 2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa 15 2.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa và nhiệm vụ của kế toán 16 2.1.3. Các phương thức thanh tính giá hàng hóa xuất khẩu và các tiêu thức trong hợp đồng liên quan đến kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 19 2.1.4. Các phương thức và hình thức kinh doanh hàng hóa xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 21 2.1.5. Các hình thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu hàng hóa 24 2.1.6. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 25 2.2 Kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá 27 2.2.1 Những qui dịnh chung về kế toán xuất khẩu hàng hoá 27 2.2.2. Thủ tục chứng từ 31 2.2.3. Tài khoản sử dụng 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾTOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP SUN SUN 41 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Sun Sun 41 3.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty CP Sun Sun 41 3.1.2 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của Công ty CP Sun Sun 42 3.1.3 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty 44 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua 48 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 48 3.2. Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khâủ của Công ty CP Sun Sun 53 3.2.1. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp 53 3.2.2. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác 59 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP SUN SUN 63 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 63 4.1.1. Những kết quả đã đạt được 63 4.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 67 4.2 Các đề xuất, kiến nghị về kế toán chi phí và tính giá thành công trình tại công ty CP Sun Sun 69 4.2.1 Kiến nghị với lãnh đạo của Công ty 69 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều cần đến nhau để cùngphát triển, không thể tồn tại một nền kinh tế “tự cung, tự cấp” trong một xã hội pháttriển Chính vì thế hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa một đất nước

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một điều kiệnrất thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra nướcngoài.Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, kích thíchtăng trưởng kinh tế quốc dân Nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đấtnước Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, nhà nước ta đã có nhiều chủtrương, chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp xuất khẩu kinh doanh mở rộng thị trường

Nhà nước đưa ra ngày càng nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu, đây làmột thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Nhưng môi trường cạnh tranhgay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, hoạt động kinhdoanh có lãi, nếu sẽ bị chính cơ chế thị trường hất ngã Làm thế nào để hoạt độngkinh doanh có hiệu quả nhất luôn được doanh nghiệp đặt ra để không ngừng pháttriển.Trong các công cụ quản lý kinh tế thì kế toán là công cụ hữu hiệu nhất, giữ vaitrò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ đơn vị kinh tế nào.Một công tác kế toánhiệu quả là khi nó phản ánh chính xác và khách quan tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp, cung cấp các thông tin đầy đủ và kịp thời về sự biến động của tài sản,nguồn vốn cho nhà quản lý.Từ đây sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốnmột cách hiệu quả nhất Nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán, các doanhnghiệp phải không ngừng hoàn thiện các khâu trong công tác kế toán nhằm phảnánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình xuất khẩu hànghóa, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanhnghiệp xuất khẩu

Trang 5

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty cổphần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam cũng đang đứng trước các cơ hội vàthách thức Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã nghiên cứu, tìm hiểu thực tế

tại công ty và viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu

hàng hóa tại Công ty cổ phần Sun Sun”

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN NGHIỆP

VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò

vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một đất nước Cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề hội nhập kinh tếtrong xu thế toàn cầu hóa đang là một trong những nội dung quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay Trong xu thế đó, sự phát triển của hoạtđộng xuất khẩu là một tất yếu khách quan, cơ bản và chủ yếu của kinh tế đối ngoại.Xuất khẩu hàng hóa góp phần tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, thúc đẩy quan

hệ đối ngoại trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên thịtrường quốc tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: “Đa dạng hóa thịtrường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”, đồng thờitác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăngnguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, đồng thờitích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân Xuất khẩu tạonguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển.Vì vậy để tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu thì vấn đề đặt rađối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu đó là không ngừng hoàn thiện côngtác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu chính là công cụkiểm tra, đánh giá về tình hình kim ngạch xuất khẩu, tình hình thanh toán, giám sátviệc thực hiện hợp đồng xuất khẩu… giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sựđứng vững trên thị trường Nhìn nhận thấy vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu,nhà nước ta đã ban hành một loạt các chuẩn mực kế toán, quyết định, nghị định,thông tư hướng dẫn, công văn về việc sửa đổi, bổ sung về kế toán các nghiệp vụkinh tế phát sinh nói chung và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu nói riêng nhằm phù hợpvới đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạtđược, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất

Trang 7

định Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu là một hoạt động đặc biệt trong các ngànhkinh doanh, trong chuẩn mực và nghị định chưa quy định rõ ràng thực hiện công tác

kế toán trong các loại hình kinh doanh đặc thù như xuất khẩu nên kế toán xuất khẩutại công ty còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết Để nâng cao chất lượng kế toánxuất khẩu trong doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụxuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Sun Sun” làm đề tài nghiên cứu

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Về lý luận: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán

nghiệp vụ xuất khẩu đã và đang được áp dụng trong các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu hiện nay được quy định trong các chuẩn mực kế toán (VAS 02, 10, 14), chế độ

kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006,các thông tư hướng dẫn (108/2001/TT-BTC, 105/2003/TT-BTC, 161/2007/TT-BTC, 113/2005/TT-BTC)… do Bộ Tài Chính ban hành

Về thực trạng: Kế toán tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng kế toán

nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Sun Sun để từ đó tìm ra những bất cậptrong kế toán xuất khẩu tại công ty nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu chung:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tạicác doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung, đảm bảo cho các doanh nghiệp tổ chứccông tác kế toán một cách phù hợp với chế độ, chính sách tài chính và chuẩn mực

kế toán do nhà nước ban hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệptrong hoạt động xuất khẩu, nâng cao tính hiệu quả trong hạch toán nghiệp vụ xuấtkhẩu

Mục tiêu cụ thể:

Về lý luận: Khái quát hóa, làm rõ bản chất về quản lý và kế toán nghiệp vụ

xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp nói chung

Về thực trạng: Khảo sát thực trạng công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu

tại Công ty Cổ phần Sun Sun nhằm làm rõ thực trạng công tác kế toán xuất khẩu tại

Trang 8

Công ty, rút ra những ưu điểm, những nhược điểm, tìm ra những nguyên nhân tồntại, những bất cập trong công tác quản lý và kế toán xuất khẩu tại Công ty trên cơ sở

đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tạiCông ty

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

-Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp và xuấtkhẩu ủy thác tại công ty

Công tác kế toán xuất khẩu của công ty liên quan đến các hình thức xuấtkhẩu mà công ty sử dụng trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa tại công ty,các vấn đề liên quan đến hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu như quá trình xuấtkho của từng loại hàng hóa;, quá trình kiểm kê hàng hóa trước khi xuất khẩu, sổsách sử dụng, quy trình ghi sổ,…

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian

- Khách thể nghiên cứu: Công ty cổ phần Sun Sun

- Nội dung nghiên cứu: kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty cổ phần SunSun

+ Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa

+ Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty CP Sun Sun

+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóatại công ty CP Sun Sun

Trang 9

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu về đề tài, để đảm bảo nguồn thông tincũng như các dữ liệu đuợc chính xác, đầy đủ, khách quan và đáp ứng được nhu cầucủa bài khóa luận thì em sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu tại phòng kế toán của

công ty, tham khảo các chuẩn mực thông tư, các giáo trình, sách, căn cứ vào báocáo doanh thu và các sổ kế toán liên quan

Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân

tích, so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tácxuất khẩu nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho công ty nói chung

và cho công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa nói riêng

Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp:

Số liệu thu thập là những số liệu đã qua tổng hợp, xử lý Thu thập thông tin

từ các nguồn sau:

- Số liệu từ các ấn phẩm của Nhà nước: như chuẩn mực kế toán số 2 – Hàng tồn kho,chế độ kế toán hiện hành,…

Ví dụ 2: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định

số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính

Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, Chuẩn mực kế toán số

02 – Hàng tồn kho

- Số liệu được thu thập từ sách tham khảo của các trường đại học, luận văn của cáctác giả cùng đề tài kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Ví dụ 3: Giáo trình lý thuyết và bài tập kế toán tài chính 1 và 2, Trường đại

học tài nguyên và môi trường Hà Nội

GSTS Đặng Thị Loan (2011), Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Đại học kinh tế Quốc Dân.

Khóa luận “Kế toán xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn côngNghệ CMC” của tác giả Nguyễn Đức Toàn, Giáo viên hướng dẫn Thầy NguyễnNgọc Quang, Trường đại học kinh tế quốc dân

- Số liệu từ các trang web chuyên nghành: Thu thập, xử lý thông tin từ các bài chuyên

đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp,… trên các trang wed

Trang 10

Ví dụ 4:

http://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-thuc-trang-ke-toan-nghiep-vu-xuat-khau-hang-hoa-tai-tong-cong-ty-che-viet-nam-73646/

- hoa-va-xac-dinh-ket-qua-tieu-thu-hang-xuat-khau-tai-cong-ty-kwang-12609/

http://luanvan.co/luan-van/de-tai-hoan-thien-cong-tac-nghiep-vu-xuat-khau-hang-Số liệu nội bộ của tổ chức: http://luanvan.co/luan-van/de-tai-hoan-thien-cong-tac-nghiep-vu-xuat-khau-hang-Số liệu được thu thập từ trong nội bộ công ty CPSun Sun

Ví dụ 5: Báo cáo tài chính 3 năm 2011, 2012, 2013 của công ty CP Sun Sun;

hồ sơ năng lực của công ty, Sổ sách kế toán,…

Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là các thông tin cơ bản, số liệu đãđược tổng hợp, đã qua xử lý nên không đầy đủ và độ tin cậy không cao Vì vậy kếthợp với các phương pháp để tiến hành thu thập thông tin hiệu quả hơn

Phương pháp phân tích và so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua sựđối chiếu các sự vật hiện tượng với nhau để thấy được điểm giống và khác nhau,thấy được sự thay đổi Sau khi đã phân tích thì tiến hành so sánh, so sánh giữa sốliệu của kỳ này với kỳ trước để thấy được sự thay đổi, tốc độ tăng trưởng của cácchỉ tiêu, so sánh ưu nhược điểm mà công ty sử dụng trong quá trình hạch toán kếtoán Trong quá trình nghiên cứu kế toán nguyên vật liệu nội dung này được thểhiện thông qua việc đối chiếu giữa lý luận với thực tế tổ chức công tác kế toánnguyên vật liệu tại đơn vị, đối chiếu chứng từ gốc với sổ kế toán liên quan, đốichiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp để có kết quả chính xác khi lênbáo cáo tài chính

Ví dụ 6: Tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻ kho với phiếu nhập kho củatháng 1 năm 2013

Ví dụ 7: Tiến hành phân tích số liệu tại báo cáo tài chính của công ty trong 3năm 2011, 2012, 2013 của Công ty CP Sun Sun, từ số liệu đã phân tích tiến hành sosánh sự giữa các năm để thấy sự thay đổi:

Năm 2012 Doanh thu tăng lên 3.946.453.744 đồng so với năm 2011 tươngứng tốc độ tăng 7,26%, doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012, giảm14.327.388.906 đồng tương ứng giảm 24,59% so với năm 2012 Trong năm 2013

Trang 11

tình hình kinh doanh của công ty có phần giảm sút, doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ thấp hơn hẳn so với năm 2011 và 2012.

Phương pháp quan sát thực tế: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập

thông tin phục vụ công tác nghiên cứu Bằng cách quan sát bằng mắt về hoạt động

kế toán tại phòng kế toán của Công ty CP Sun Sun để hiểu rõ hơn phương pháp kếtoán, quy trình cũng như sổ sách sử dụng trong quá trình hạch toán

Sử dụng phương pháp quan sát đồng thời tham gia Đây là loại quan sát côngkhai, có sự tham gia vừa phải Người nghiên cứu quan sát sự vật và hiện tượngđược dự cho phép của đối tượng Nghiên cứu viên có thể vừa quan sát, vừa ghi chéplại những gì đang diễn ra

Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Sun Sun quan sát lại tình hình hoạtđộng kế toán của công ty bằng mắt và ghi chép lại toàn bộ công tác kế toán tại côngty

Ví dụ 1: Quan sát nơi bảo quản chứng từ kế toán của Công ty CP Sun Sun Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp những người cung cấp

thông tin, những dữ liệu đã cho trong quá trình nghiên cứu Phương pháp này sử dụngtrong giai đoạn thu thập thông tin và số liệu liên quan đến đề tài

1.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kế toán xuất khẩu tại công ty là một vấn đề đa dạng và phức tạp trongnghiên cứu về công tác kế toán trong doanh nghiệp Nó có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại hoạtđộng có hiệu quả hay không phụ thuộc một phần vào kế toán xuất khẩu, vì vậyđược nhiều tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu, từ nghiên cứu lý luận đến thựctiễn để từ đó đề xuất được các phương án giải quyết các hạn chế mà công tác kếtoán xuất khẩu trong các công ty hiện nay còn mắc phải, đồng thời là nguồn thôngtin hữu ích cho những độc giả quan tâm

Các công trình nghiên cứu của một số tác giả như:

- Khóa luận “Kế toán xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu FIDECO” của tác giả Trần Thế Anh, Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hiền Tác giả đã nêu được các

Trang 12

chuẩn mực, quy định kế toán liên quan đến xuất khẩu như chuẩn mực kế toán số 02,

Quyết định số 15/2006, điều này đem đến độ tin cậy cao về thông tin được cung

cấp Các đề xuất kiến nghị, cách thức thực hiện được đưa ra một cách chi tiết,

cụ thể thể hiện được tính thực tiễn và bài nghiên cứu có đủ sức giải quyết vấn đềđang còn tồn tại hay không

Công ty luôn xây dựng quy trình xuất khẩu hang hóa tương đối khoa học từkhâu chuẩn bị đến khẩu tiền hành thủ tục xuất khẩu Sử dụng phương pháp ghi thẻsong song phù hợp với điều kiện thực tế, dễ đối chiếu, kiểm tra, phát hiện ra sai sót

Hệ thống chứng từ, sổ sách mà công ty sử dụng phù hợp với quy địng hiện hành

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệmchi phí xuất khẩu thì quá trình hạch toán kế toán xuất khẩu tại công ty vẫn còn một

số hạn chế nhất định như: Hệ thống kho bảo quản của công ty còn hạn chế, mới chỉ

có một kho cho toàn công ty, vì vậy làm hạn chế công tác bảo quản vật liệu, quátrình nhập - xuất, chất xếp các loại vật liệu vào kho Một số nghiệp vụ phát sinh liênquan đến hàng mua đang đi đường chưa được phản ánh chính xác vì công ty không

sử dụng TK 151 “Hàng mua đang đi đường” Công tác kiểm kê trong công ty chưađược chú trọng, cuối tháng hoặc cuối quý, cuối năm công ty không đưa ra đượcbiên bản kiểm kê vật tư hay phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo quy định về quản

lý hàng tồn kho

- Khóa luận “Kế toán xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn công Nghệ CMC” của tác giả Nguyễn Đức Toàn, Giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Ngọc Quang, Trường đại học kinh tế quốc dân Tác giả đã hệ thống hóa một cách chi

tiết, cụ thể cơ sở, lý luận đến thực tiễn công tác kế toán tại Công ty Cổ phần từ đóđưa ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của công tác kế toán tại công ty

Nhìn chung công tác kế toán xuất khẩu tại Công ty có hiệu quả, cung cấpthông tin kịp thời cho người quản lý, từ đó xây dựng các kế hoạch hợp lý, tiết kiệm

Tổ chức từ khâu nhận hàng đến quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát hang hóa của công

ty Chứng từ liên quan đến công tác xuất khẩu được sử dụng theo đúng quy địnhcủa Nhà nước Công ty đã sử dụng các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết theođúng mẫu quy định Về tài khoản kế toán Công ty đã sử dụng các tài khoản kế toán

Trang 13

để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng quy định của chế độ kế toánhiện hành.

Về phương pháp xác định giá xuất kho vật liệu tại công ty, công ty sử dụngphương pháp bình quân, phương pháp này đơn giản và phù hợp với tình hình hoạtđộng kinh doanh của công ty

Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán xuất khẩu của công ty vẫncòn một số hạn chế cần được khắc phục như công tác đánh giávẫn chuyển vẫn chưahợp lý, chính xác Việc quản lý hang hóa xuất khẩu một số điểm vẫn chưa chặt chẽ,

dễ gây mất mát Về báo cáo hàng tồn kho, phòng kế toán không kịp nắm bắt số tồnkho thực tế của từng loại hàng hóa nên chưa có kế hoạch thu mua hợp lý

- Luận văn “Hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Văn Đức, Trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội Bài nghiên

cứu đã nêu được một cách tổng quát về đề tài nghiên cứu Các thông tin đưa ra kháđầy đủ và chi tiết điều này đem lại sức thuyết phục cho bài nghiên cứu

Công tác xuất khẩu tại công ty hiện nay khá chặt chẽ, luôn có sự phốihợp đồng bộ giữa các phòng ban có liên quan trong việc quản lý từ khâu nhận hanghóa, bảo quản đến khâu xuất khẩu Nhìn chung công tác kế toán xuất khẩu tại công

ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Kế toán xuất khẩu tại công ty được bố trígọn nhẹ nhưng đã đảm bảo hạch toán chính xác, kịp thời cung cấp thông tin choquản lý, điều hành và giám sát tình hình hoạt động của công ty Hệ thống chứng từ

kế toán được lập theo đúng chế độ và quy trình luân chuyển chứng từ theo một trình

tự hợp lý Công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước khá phù hợp và đảmbảo

Việc áp dụng hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên,hạch toán chi tiết nghiệp vụ xuất khẩu theo phương pháp Sổ số dư được sử dụngnhất quán đã đảm bảo được việc hạch toán chính xác, kịp thời và chi tiết

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác kế toán xuất khẩu tại công

ty vẫn còn một số hạn chế như: Công ty chuyên nhận xuất khẩu hàng may mặc chonước ngoài nhưng lại không sử dụng TK 002 – vật tư, hàng hóa giữ hộ, nhận giacông

Trang 14

- Khóa luận “Kế toán xuất khẩu tại Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh” của tác giả Bùi Thanh Thúy, Giáo viên hướng dẫn Thầy Đinh Tuấn Dũng, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Tác giả trình bày phần, mục được trình

bày khoa học, cụ thể các vấn đề giúp người dọc dễ dàng, thuận tiện nắm bắt đượccác nội dung mà tác giả đưa ra Giải pháp đưa ra cụ thể, chi tiết nêu được cách thức

áp dụng cho từng hạn chế của công ty

Nhìn chung công ty đã xây dựng và thực hiện tốt công tác khâu với số lượng

và chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty Công

ty đánh giá việc xuất khẩu hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên Côngtác quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu hàng hóa Công ty sử dụng sổ kế toán theo hìnhthức chứng từ ghi sổ, hình thức này có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, phù hợp vớiviệc tổ chức kế toán trên máy vi tính trong điều kiện có nhiều nghiệp vụ kinh tếphát sinh trong kỳ Kế toán đã biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để áp dụngvào sổ sách kế toán cho phù hợp, kế toán tổng hợp những ghi chép quá trình nhập,xuất vật liệu đảm bảo kịp thời

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì tại Công ty vẫn còn tồn tại một số nhữngnhược điểm như: Việc hạch toán chi phí vận chuyển hàng hóa là chưa đúng theochuẩn mực kế toán VAS 02 – “Hàng tồn kho” quy định Công ty chưa sử dụng SổĐăng ký chứng từ ghi sổ và cách lập Chứng từ ghi sổ chưa đúng theo thời gian quiđịnh

- Khóa luận “Kế toán xuất khẩu tại Công ty CP XNK Hà Tây, của tác giả Vũ Thành Định, Giáo viên hướng dẫn Trần Văn Thuận, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Tác giả đã trình bày được những vấn đề trọng yếu của kế toán khẩu,

những nhận xét và đề xuất của tác giả nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu

Xí nghiệp đã xây dựng được một hệ thống kho tàng với trang bị đầy đủ cácphương tiện bảo quẩn hàng hóa tốt, bố trí, sắp xếp hàng hóa xuất khẩu một cáchkhoa học, hợp lý Xí nghiệp đã theo dõi được theo từng đơn đặt hàng thông quaLệnh sản xuất Về hệ thống TK, chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán áp dụng tại Xínghiệp đảm bảo đầy đủ, hợp lý, hợp lệ phù hợp với chế độ kế toán được qui định.Hình thức sổ sách kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ,

Trang 15

hình thức sổ này phù hợp với đặc điểm và quy mô của Xí nghiệp.hàng hóa của Xínghiệp được quản lý một cách chặt chẽ Nhìn chung, công tác quản lý và hạch toán

kế toán xuất khẩu hàng hóa của công ty In là khá tiện lợi và phù hợp với yêu cầu tổchức quản lý, hạch toán tại đơn vị, đảm bảo cung cấp các thông tin tài chính đầy đủ,chính xác, kịp thời để phục vụ tốt cho quá trình ra quyết định quản lý của Ban giámđốc công ty

Bên cạnh những ưu điểm đạt được kể trên, công tác tổ chức quản lý và hạchtoán kế toán xuất khẩu tại công ty còn tồn tại một số hạn chế sau: Công ty mới chỉlập hệ thống báo cáo kế toán tài chính bắt buộc để gửi cho các cơ quan chức năng

và phân tích tình hình tài chính một cách tổng quát, mà chưa lập và sử dụng hệthống báo cáo kế toán quản trị Thời gian cập nhật chứng từ tại công ty là chưa hợp

lý, thời gian xuất kho của hàng hóa diễn ra trước khi kế toán tiến hành nhập Phiếunhập kho vào trong máy Quy mô sản xuất của công ty hiện nay ngày càng được mởrộng, nhưng công ty chưa có kế hoạch một cách khoa học để xây dựng mức dự trữhàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất, nếu thực hiện những đơn đặt hàng lớn màkhông thu mua được NVL kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng ngừng trệ trong sảnxuất

- Khóa luận “Hạch toán xuất khẩu tại Công ty XNK thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT” của tác giả Nguyễn Minh Dung, Giáo viên hướng dẫn cô giáo Trần Thị Phượng, Trường Đại học Tác giả đã trình bày được những vấn đề trọng

yếu của kế toán xuất khẩu, những nhận xét và đề xuất của tác giả đưa ra cụ thể, phùhợp với tình hình thực tế tại công ty nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu

Hạch toán xuất khẩu của Công ty nhìn chung được tổ chức chặt chẽ, hiệu quảphù hợp với yêu cầu quản lý và chỉ đạo của công ty Quá trình lập và luân chuyểnchứng từ trong các quá trình xuất khẩu, sử dụng, kiểm kê… được thực hiện theođúng quy định đảm bảo theo đúng các thủ tục và có đầy đủ sự phê duyệt cần thiết.Công ty đã mở những tài khoản chi tiết cấp hai và cấp 3 như 1521, 15241, 1522 và

15242 để tiến hành theo dõi chi tiết các hàng tồn kho tạo điều kiện cho việc quản lýNVL chặt chẽ Kế toán hạch toán xuất khẩu theo phương pháp kê khai thường

Trang 16

xuyên đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời trên các mặt dự trữ và cungứng hàng hóa, tạo sự quản lý chặt chẽ cả về mặt số lượng và giá trị

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác hạch toán kế toán xuấtkhẩu tại công ty còn một số điểm hạn chế như sau: Việc giao nhận chứng từ giữakho, Phòng Thương mại, Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán không được lập bảng kêgiao nhận chứng từ trong khi lượng chứng từ phát sinh là rất lớn Công ty không có

sổ chi tiết cho từng phương thức xuất khẩu

- Khóa luận “Kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Xnk Hàng Không” của tác giả Nguyễn Thị Hạ, Giáo viên hường dẫn Thạc sĩ Trần Việt Lâm.Tác giả đã đưa

ra các số liệu của Công ty TNHH SX&TM một thành viên Tiến Minh được đưa ra

nhiều, làm bằng chứng tin cậy cho bài nghiên cứu, tăng độ tin cậy cũng như tínhthực tiễn của bài nghiên cứu Các nhận xét về công tác kế toán xuất khẩu tại công tyđược đưa ra rõ ràng, chi tiết Các đề xuất giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính thựctiễn, không chung chung

Các nghiệp vụ xuất khẩu được kế toán hạch toán theo đúng chế độ kế toánhiện hành và được phản ánh một cách thường xuyên liên tục Công ty TNHH TiÕnMinh có một đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Trong

đó do tính chất khối lượng công việc của công tác hạch toán theo dõi xuất khẩu làlớn nhưng do áp dụng phương pháp hạch toán hợp lý nên các nghiệp vụ kinh tếphát sinh đều được phản ánh kịp thời Kế toán đã có sự kết hợp giữa việc sử dụngmáy vi tính áp dụng cho công tác hạch toán của mình hết sức hữu hiệu, giúp giảmthiểu được khối lượng công việc, giúp cho việc tính toán, xử lý dữ liệu nhanh chóngkịp thời Việc luân chuyển chứng từ tới các bộ phận rất kịp thời, nhanh chóng , nênkhông gây trở ngại cho quá trình ghi chép số liệu của các bộ phận liên quan Cácchứng từ được lưu vào các kẹp File vì vậy rất thuận tiện cho việc ghép số liệu, tìmkiếm, kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết

Kế toán áp dụng hình thức hạch toán chi tiết theo hình thức thẻ song song,đây là hình thức theo dõi dễ áp dụng nhưng có nhược điểm đó là có sự ghi trùnglắp Khối lượng công việc của kế toán xuất khẩu còn bị dồn vào cuối tháng

Trang 17

- Chuyên đề “ Kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Công ty phần XNK Nam Hà Nội, của tác giả Ngô Thị Hương Giang, Giáo viên hướng dẫn Cô giáo Đặng Thị Loan, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Số liệu mà tác giả đưa ra của Công ty

may TNHH may Hưng Nhân được sử dụng nhiều, làm bằng chứng tin cậy cho bàinghiên cứu, tăng độ tin cậy cũng như tính thực tiễn của bài nghiên cứu Các nhậnxét về công tác kế toán xuất khẩu tại công ty được đưa ra rõ ràng, chi tiết Các đềxuất giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính thực tiễn áp dụng phù hợp vào công ty

Hệ thống sổ kế toán, tài khoản và các mẫu biểu Công ty sử dụng đều đúngnhư chính sách ban hành của Nhà nước Công tác tổ chức hạch toán tổng hợp xuấtkhẩu hàng hóa Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên phù hợpvới quy mô, đặc điểm sản xuất của Công ty Hiện nay Công ty đang áp dụng hìnhthức Nhật ký chứng từ đã giảm bớt được công việc kế toán khắc phục việc ghi chéptrùng lặp, cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp với các điều kiện hiện nay của Côngty

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác kế toán xuất khẩu của Công tyvẫn còn những tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triểntrong nền kinh tế thị trường Công ty vẫn chưa sử dụng sổ danh điểm nguyên liệuvật liệu trong khi nguyên liệu vật liệu có nhiều loại cần theo dõi chi tiết nên Công tykhó kiểm soát được tất cả các loại nguyên liệu vật liệu về tình hình nhập xuất Công

ty chưa áp dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán nên khối lượng

kế toán thủ công lớn nhất là đối với công tác kế toán xuất khẩu Phương pháp quản

lý hàng hóa đem xuất khẩu còn nhiều bất cập Công ty nên có những thay đổi trongchính sách quản lý vật liệu

- Chuyên đề “ Kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Công ty DETESCO Việt Nam” của tác giả Đinh Bá Khang, Giáo viên hướng dẫn Cô giáo Đặng Thị Loan, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Các thông tin tác giả đưa ra khá đầy đủ và chi tiết điều

này đem lại sức thuyết phục cho bài nghiên cứu Các sổ sách, chứng từ của Công ty

cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội – Chi nhánh 109 được đưa ra nhiều, làm bằng chứngtin cậy cho bài nghiên cứu, tăng độ tin cậy cũng như tính thực tiễn của bài nghiêncứu

Trang 18

Công tác kế toán xuất khẩu nhìn chung được thực hiện tương đối tốt Việcxác định đối tượng kế toán xuất khẩu, hàng hóa phù hợp với điều kiện sản xuất vàthương mại của Công ty, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo xuất khẩu và sản xuất củacông ty.

Bên cạnh những ưu điểm thì công tác kế toán xuất khẩu của công ty vẫn cònnhững hạn chế nhất định Công ty vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán vào việchạch toán kế toán điều này là một hạn chế mà công ty cần phải khắc phục ngay

- Chuyên đề “Thực trạng kế toán xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK sản phẩm

cơ khí MECANDIMEX” của tác giả Nguyễn Thị Phương, Giáo viên hướng dẫn

Cô giáo Nguyễn Thị Lời, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Các nhận xét về

công tác kế toán xuất khẩu tại công ty được đưa ra rõ ràng, chi tiết Các đề xuất giảipháp hạn chế công tác kế toán xuất khẩu tại công ty mà tác giả đưa ra mang tínhthực tiễn, phù hợp

Về khâu nhận hàng hóa xuất khẩu: Công ty đã ký hợp đồng với nhiều công

ty có uy tín lớn, vật tư có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu nhận hàng hóaxuất khẩu Về khâu dự trữ, bảo quản: Việc tổ chức dự trữ và bảo quản hàng hóaxuất khẩu luôn được công ty quan tâm Thủ tục nhập kho, xuất kho hàng hóa đượcthực hiện khá đầy đủ rõ ràng tuân theo từng bước cụ thể đối với từng loại sản phẩm.Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc điểm xuấtnhập khẩu của công ty Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo khảnăng cung cấp thông tin nhanh và chính xác, bất cứ lúc nào khi các nhà quản lýdoanh nghiệp cần

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, việc xuất khập khẩu vàcông tác kế toán ở công ty vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện Hệ thốngcác tài khoản của công ty gây nhiều khó khăn cho việc tra cứu và tìm hiểu về côngtác kế toán hàng tồn kho Hơn nữa, việc gộp các tài khoản vào với nhau sẽ khôngphản ánh chính xác được bản chất của những đối mà tài khoản đó phản ánh Sửdụng hệ thống sổ sách của công ty, đối với những người mới tiếp cận hệ thống kếtoán của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn

Trang 19

Dựa vào các nghiên cứu trước đây để tiến hành phân tích, thu thập thông tin,phát hiện ra những ưu điểm để học tập, những hạn chế mà các nghiên cứu còn mắcphải nhằm rút ra kinh nghiệm, hạn chế tối đa được các nhược điểm còn tồn tại đểhoàn thiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.

1.7 Kết cấu của khóa luận

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hang hóa.

Chương 2: Những vấn đề lí luận cơ bản về tổ chức kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa

Chương 3: Thực trạng về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty cổ phần SUN SUN

Chương 4: Biện pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tại công ty.

Trang 20

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU

2.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa

2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa

Khái niệm “Xuất khẩu hàng hóa”

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều khái niệm xuất khẩu hàng hóa nhưng ta có thểhiểu chung nhất về hoạt động xuất khẩu hàng hóa là:

Xuất khẩu là: một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản

phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phảichuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia

Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữ các nước không chỉ thúc đẩy kinh tếphát triển mà còn tạo ra các điều kiện cho tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnhchuyên môn hóa sản xuất trong nước, mở rộng biên giới “mềm” để thu hẹp dầnkhoảng cách của các quốc gia trên thế giới

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tớisản xuất trong nước, đây là hoạt đông đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đấtnước Xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường uy tín kinh tếcủa quốc gia trên thế giới Từ những ý nghĩa đó, ta có thể đưa ra các vai trò của xuấtkhẩu hàng hóa với quá trình phát triển kinh tế của đất nước như sau:

Xuất khẩu hàng hóa giúp nền tài chính quốc gia phát triển một cách lànhmạnh, cân bằng Tránh tình trạng nhập siêu và bảo đảm trong cán cân thanh toán,cán cân thương mại

Xuất nhập khẩu khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh củaquốc gia Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn, kích thích phát triển ngànhkinh tế và tăng trưởng kinh tế

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa làm biến mất khái niệm về biên giới cứng.Xuất khẩu làm mở rộng biên giới “mềm” của mỗi quốc gia, làm cho khối lượng sản

Trang 21

xuất trong nước tăng lên theo quy mô mở rộng thị trường quốc tế, góp phần tích lũyvốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.

Xuất khẩu hàng hóa giúp tăng cường nguồn thu ngoại tệ Đây là yếu tố quantrọng để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa đất nước thông qua mua sắm các thiết bị

và công nghệ hiện đại, tăng cường tiến bộ khoa học kỹ thuật, rút ngắn thời gian củaquá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Xuất khẩu hàng hóa không chỉ tác động tới mặt kinh tế thuần túy mà còngiúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong nước và các vấn đề về xãhội, an sinh giáo dục cho người dân ngày càng tốt hơn

Xuất khẩu hàng hóa tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, góp phần thúcđẩy quan hệ đối ngoại trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt Namtrên thị trường quốc tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: “Đa dạng hóathị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”

Nhìn nhận thấy vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu, nhà nước ta đã cónhững chủ trương kế hoạch để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa,nhằm tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường của mình ra quốc tế

2.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa và nhiệm vụ của kế toán

2.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa

* Đặc điểm xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động có sự tham gia của các doanhnghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng thương mạiquốc tế Vì thế việc lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóathường phức tạp hơn so với lưu chuyển hàng hóa nội địa Các hoạt động kinh doanhxuất khẩu hàng hóa thường mang các đặc điểm sau:

- Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu: Đây được coi là đặcđiểm cơ bản khác với lưu chuyển hàng hóa nội địa, thời gian lưu chuyển hàng hóa

Trang 22

xuất khẩu bao giờ cũng lâu hơn.Vì nó phải trải qua hai quá trình, mua hàng xuấtkhẩu trong nước và bán hàng ra thị trường nước ngoài.

- Đặc điểm về thời gian giao nhận hàng hóa và thời gian thanh toán: Trongkinh doanh xuất khẩu, do ảnh hưởng về điều kiện địa lý giữa người mua và ngườibán là khá xa nhau nên thời điểm của việc thanh toán và giao nhận hàng hóa thườngluôn có độ trễ với nhau

- Thời điểm xác định hàng xuất khẩu : Là thời điểm chuyền giao quyền sởhữu về hàng hóa tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu về hàng hóa và nắmquyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người nhập khẩu

Tùy vào phương thức giao nhận hàng hóa, phương tiện vận chuyển mà xácđịnh thời điểm hàng xuất khẩu khác nhau Trường hợp xuất khẩu theo điều kiệnFOB :

Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển được xác định là xuất khẩu từ thờiđiểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã xác định mọi thủ tục hải quan đểrời cảng

Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ được xác định là xuất khẩu

kể từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu

Nếu vận chuyển bằng đường hàng không được xác định là xuất khẩu từ khi

cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận của hải quancửa khẩu

Nếu hàng đưa đi hội chợ triển lãm xác định xuất khẩu khi đã bán và thungoại tệ

Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghichép doanh thu hàng xuất khẩu, giải quyết các nghiệp vụ thanh toán, tranh chấp,khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương

- Đặc điểm về tập quán và các thông lệ quốc tế: Trong giao dịch ngoạithương nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng, người mua và ngườibán thuộc các quốc gia khác nhau, tập quán sinh hoạt, tiêu dùng là khác nhau Tuynhiên các quốc gia muốn tham gia thị trường chung cũng phải có thỏa thuận chung

Trang 23

với nhau thành các thông lệ quốc tế Tóm lại , các hoạt động xuất khẩu hàng hóaphai tuân thủ luật quốc tế và cả các phong tực tập quán của từng quốc gia.

- Đặc điểm của chính sách ngoại hối: Có thể nói lĩnh vực chịu tác động mạnhnhất của các chính sách ngoại hối là xuất khẩu Việc tỷ giá ngoại tệ của các đồngtiền thay đối kéo theo cả sự thay đổi trong các chính sách xuất khẩu của từng doanhnghiệp

- Đặc điểm về phương thức thanh toán: trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóamới thường sử dụng các phương thức thanh toán như: thư tín dụng (Letter ofCredit-L/C), ngoài ra các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức kinh doanhkhác như : chuyển tiền, nhờ thu, mở tài khoản, thanh toán bằng Séc…

2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa

- Theo dõi ghi chép và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến xuấtkhẩu hàng hóa từ khâu mua hàng, bán hàng và thanh toán, đồng thời kiểm tra giámđốc tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

- Tính toán một cách chính xác giá mua hàng, các khoản thuế và các khoảnchi phí liên quan đến hoạt động xuât khẩu, để làm căn cứ xác định kết quả kinhdoanh tiêu thụ hàng hóa

- Kiểm tra đánh giá tình hình công nợ và thanh toán công nợ

- Cung cấp các số liệu, các báo liên quan đến công tác kế toán xuất khẩu đểphục vụ cho yêu cầu quản lý

- Thực hiện chính sách và các nguyên tắc về ngoại tệ một cách nghiêm túcnhưng cũng nên linh hoạt để cung cấp thông tin chính xác cho hoạt động xuất khẩu

Các trường hợp hàng hóa được coi là xuất khẩu

Theo quy định, hàng hóa được coi là xuất khẩu hàng hóa trong các trườnghợp sau:

- Hàng hóa bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng kinh tế đã

ký kết có thanh toán bằng ngoại tệ

- Hàng gửi đi triển lãm hội chợ sau đó bán thu ngoại tệ

Trang 24

- Hàng bán cho khách nước ngoài và Việt kiều có thanh toán bằng ngoại tệ.

- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho các nước ngoàithanh toán bằng ngoại tệ

- Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhànước ký kết với nước ngoài nhưng lại được thực hiện các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu

- Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán hàngcho doanh nghiệp khu chế xuất

2.1.3 Các phương thức thanh tính giá hàng hóa xuất khẩu và các tiêu thức trong hợp đồng liên quan đến kinh doanh xuất khẩu hàng hóa

- Giá CIF (Cost Insuarance Frieght)

Theo giá CIF thì người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của ngườimua.Mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển bên bán phải chịu trách nhiệm.Hàng hóa, vật tư chỉ được coi là tiêu thụ khi được chuyển sang cho người mua khihàng hóa đã qua khỏi phạm vi phương tiện vận chuyển của người bán

- Giá FOB (Free On Board)

Là giá giao hàng tính đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải tạicảng, ga, biên giới của người xuất khẩu.Với người xuất khẩu thì giá FOB là giá thực

tế hàng hóa cộng các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp lên phương tiện vậnchuyển hàng hóa của người nhập khẩu Còn các chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm

để hàng hóa được chuyển tới tay người mua do bên mua chịu Như vây, trongphương thức giá FOB hàng hóa được coi là thuộc quyền sở hữu của người mua kể

từ khi hàng hóa được giao xong lên phương tiện vận chuyển

Tại Việt Nam hiện nay, do điều kiện về kỹ thuật, kinh tế và cả kinh nghiệmtrong xuất khẩu hàng hóa nên các doanh nghiệp để tránh rủi ro thường sử dụngphương thức giá FOB Nhưng nếu sử dụng giá FOB sẽ không tạo được công việccho các hãng vận tải trong nước phát triển

- Giá CFR (Cost and Frieght)

Trang 25

Phương thức tính giá này cũng tương tự như FOB, chỉ khác là người bánphải ký hợp đồng vận tải và trả cước để vận tải.Đây thực chất là các thỏa thuận củamỗi bên mua và bán trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp với cả hai bên.

- Giá CPT (Carriage Paid To)

Theo phương thức tính giá này,người bán phải ký hợp đồng vận tải và trảtiền cước, nhưng cũng không phải mua bảo hiểm hàng như CFR Người bán phảichịu các khoản chi phí càn thiết để mang hàng tới nơi đến có nêu tên tức là ngườimua chịu mọi rủi ro và bất cứ chi phí nào phát sinh sau khi hàng đã được giao chongười vận tải

Khi các bên ký kết hợp đồng thì căn cứ vào thỏa thuận phương thức tính giá,

mà doanh nghiệp có thể áp dụng loại giá phù hợp và có lợi nhất cho mình Một sốloại giá thường được áp dụng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu là:

- Giá quy định sau: là giá không được quy định khi ký kết hợp đồng mà sẽđược ấn định sau dựa trên những nguyên tắc nhất định và một số điều kiện ảnhhưởng

- Giá cố định (Fixed Price): là giá được quy định ngay lúc ký kết hợp đồng

và nếu không có điều kiện về trường hợp thay đổi giá thì giá này là cố định Trongcác hợp đồng thương mại quốc tế thì giá cố định là phổ biến vì khoảng cách địa lýnên các sự thay đổi đều gây khó khăn cho cả hai bên trong điều chỉnh

- Giá linh hoạt (Flexible Price): là giá được quy định lúc ký kết hợp đồngnhưng xem xét lại nếu vào lúc giao hàng giá thị trường thay đổi ngoài biên độ haibên thỏa thuận cho phép

- Giá di động (Sliding Scale Price): là giá được quy định lại sau khi giaochuyển hàng trên cơ sở giá quy định ban đầu mà có tính đến các biến động về chiphí ở một khung nhất định

Trang 26

2.1.4 Các phương thức và hình thức kinh doanh hàng hóa xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa

Các phương thức xuất khẩu hàng hóa

* Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư

Trong quan hệ ngoại thương, các chính phủ tiến hành đàm phán, ký kết vớinhau bằng văn bản, hiệp định về trao đổi hàng hóa dịch vụ, và sự đàm phán ký kếtnày vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính chính trị Tại Việt Nam, phương thứcnày được thực hiện chủ yếu trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp Nhà nước xâydựng các kế hoạch xuất khẩu rồi giao cho các đơn vị xuất khẩu tiến hành thực hiệnnhững hợp đồng cụ thể Sau khi hoàn tất quá trình xuất khẩu, toàn bộ số ngoại tệthu về, sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan thì số ngoại tệ còn lại được chuyểnvào quỹ chung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ Thương mại

* Xuất khẩu ngoài nghị định thư

Đây là phương thức mà các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành đàm phán kýkết hợp đồng ngoại thương trên cơ sở các quy định trong chính sách pháp luật củanhà nước.Các doanh nghiệp phải được cấp phép kinh doanh xuất khẩu hàng hóamới được tham gia các hoạt động về xuất khẩu Các doanh nghiệp này được chủđộng trong toàn bộ quá trình xuất khẩu hàng hóa cũng như phân phối kết quả thuđược từ các hoạt động đó

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

Có 2 hình thức xuất khẩu chủ yếu, đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủythác

a) Xuất khẩu trực tiếp :Phương thức xuất khẩu này là phương thức mà trong

đó đơn vịtham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồngvới nước ngoài giao, nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng trên cơ sở cân đối về tàichính Doanh nghiệp có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọnphương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh trong khuônkhổ chính sách quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

Trang 27

+ Doanh nghiệp hiểu biết về sản phẩm với tinh thần người nhà, tạo đượchình ảnh tổng quát về nhãn hiệu.

+ Phí tổn trung gian như phí tổn về thăm dò khảo sát hay khoản lãi cho trunggian… sẽ được giảm bớt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

+ Thương thảo trực tiếp, hiệu quả của đàm phán giao dịch được nâng cao.+ Kiểm soát hoàn toàn được lượng khách hàng, thiết lập và mở rộng đượcmối quan hệ với các bạn hàng Chủ động tiếp cận thị trường, luôn năng động vàsáng tạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường một cách nhanh nhất.Qua đó cóthể tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài,

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp

+ Hiểu biết hạn chế về thị trường nước ngoài, không đủ tiềm lực về tài chínhcũng như nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, trongtrường hợp này rủi ro khi xuất khẩu trực tiếp là rất lớn.Khi đó, doanh nghiệp nên ápdụng hình thức xuất khẩu ủy thác

+ Không có sự chuyên môn hóa, vì doanh nghiệp phải chủ động hoàn toàntrong việc xây dựng, quản lý và điều chỉnh hệ thống.Từ công việc hậu cần, nhân sự,nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng cho đến nghiên cứu thị trường và thiết lập kênhphân phối

+ Phạm vi phân phối hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút

+ Để có lợi nhuận thì khối lượng hàng hóa giao dịch phải lớn để bù đắpnhững khoản chi phí như khảo sát thị trường, chi phí giao dịch, tiếp khách, ký kếthợp đồng, chi phí đi lại …

b) Xuất khẩu gián tiếp: Là phương thức kinh doanh trong đó các đơn vị cóđăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu, có giấy phép xuất khẩu nhưng không cókhả năng đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài hoặc doanh nghiệp không có

tư cách để tham gia hoạt động xuất khẩu thì phải thông qua một đơn vị xuất khẩu có

uy tín thực hiện hợp đồng xuất khẩu cho mình Ngoài ra, doanh nghiệp có giấy đăng

ký kinh doanh và có đủ điều kiện để xuất khẩu hàng hóa có thể nhận ủy thác xuấtkhẩu hàng hóa để hưởng hoa hồng

Trang 28

Những đơn vị giao ủy thác thường là những đơn vị không có đủ điều kiện đểthực hiện những việc xuất khẩu trực tiếp, thường tập trung chủ yếu trong nhữngtrường hợp sau:

+ Không có quyền trực tiếp xuất khẩu mà không qua Công ty – có quyềnxuất khẩu để thực hiện việc xuất khẩu

+ Người ủy thác có hàng hóa, có vốn nhưng không có khách ngoại (đầu ra),

mà phải nhờ Công ty tìm đối tác mua hàng

+ Người ủy thác có hàng hóa, có khách nước nước ngoài nhưng lại không cóvốn để thực hiện việc thu mua hàng hóa, mà phải nhờ đến vốn của Công ty để xuấtkhẩu Trong trường hợp này, đơn vị ủy thác ngoài hoa hồng ủy thác phải nộp cònchịu lãi do sử dụng vốn của bên xuất khẩu ủy thác

Trình tự quá trình xuất khẩu ủy thác cũng tương tự như xuất khẩu trực tiếp,chỉ trừ không có khâu thu mua chế biến hàng xuất khẩu Khi khách hàng thanh toántiền hàng thu về bán hàng sau khi đã trừ đi hoa hồng được hưởng, các khoản phí vàthuế công ty đã nộp hộ bên giao ủy thác ( nếu bên giao ủy thác yêu cầu công ty nộp

hộ ), phần còn lại thanh toán với bên giao ủy thác

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu ủy thác :

+ Doanh nghiệp và nhà phân phối có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển+ Chuyên môn hóa cao, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản xuất còn việctiêu thụ thì đã có bên nhận xuất khẩu ủy thác

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu ủy thác

+ Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận ủy thác

+ Nhà xuất khẩu không kiểm soát được thị trường, không có sự tiếp xúc vớithị trường dẫn đến khó khăn hơn cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho phùhợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng

+ Nếu công ty nhận ủy thác mà thiếu trung thực thì nhà xuất khẩu sẽ gặpphải những khó khăn trong việc kinh doanh và có những rủi ro tiềm ẩn

Trang 29

2.1.5 Các hình thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu hàng hóa

Trong ngoại thương có nhiều phương thức thanh toán tiền hàng như: thư tíndụng (L/C), nhờ thu ( Collection Of Payment), đổi chứng từ trả tiền ngay, chuyểnngân, chuyển tiền bằng điện (TT-Telegraphic Tranfer)…Nhà xuất khẩu có thể lựachọn phương thức nào có lợi cho mình nhất

Phương thức thư tín dụng (L/C)

Tín dụng chứng từ là một cam kết của Ngân hàng theo yêu cầu của ngườinhập khẩu, trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuấtkhẩu ký phát trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của tín dụng, khingười xuất khẩu trình các chứng từ hàng hóa phù hợp với điều kiện và điểu khoảncủa tín dụng đó

Phương thức thanh toán này được các nhà xuất khẩu dùng phổ biến nhất vì

nó đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu tránh được rủi ro nhất trong thanh toán mậudịch quốc tế,

Phương thức chuyển tiền ( Remittance)

Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng của mìnhchuyển một số tiền cho người chủ nợ (người xuất khẩu) hưởng.Ngân hàng thực hiện

ủy nhiệm này nhờ vào Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài hưởng (người xuấtkhẩu) Chuyển tiền có thể thực hiện bằng điện TT (Telegraphic Transfer) hoặc bằngthư MT (Mail Transfer)

Phương thức này nên được áp dụng một cách cẩn thận trong thanh toán xuấtkhẩu hàng hóa.Rủi ro cho người nhập khẩu và xuất khẩu khi thời điểm chuyển tiền

và thời điểm giao nhận hàng không trùng nhau

Phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu là phương pháp thanh toán trong đó, người bán sau khihoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua se tiến hành uỷthác cho ngân hàng phục vụ mình thu nợ số tiền của người mua trên cơ sở hối phiếucủa người bán lập ra Phương thức nhờ thu có hai loại sau:

Trang 30

- Nhờ thu phiều trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán uỷthác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hồi phiếu của người bán lập

ra, còn chứng từ mua bán thì gửi thẳng cho người mua không thông qua ngân hàng

Nếu người bán lựa chọn phương thức thanh toán này thì phải có sự tin tưởnglẫn nhau, vì người bán sẽ chịu nhiều bất lợi do việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉđóng vai trò trung gian

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó người bán ủythác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua không những căn cứ vào hối phiếu màcòn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá kèm theo, với điều kiện nếu người mua trảtiền hoặc chấp nhận trả tiền theo hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hànghoá cho người mua để nhận hàng So với hình thức nhờ thu phiếu trơn thì phươngthức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo an toàn hơn cho người bán trong việc thu tiềnhàng

2.1.6 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ

Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, các nghiệp vụ kinh

tế tài chính phát sinh liên quan đến ngoại tệ chiếm phần lớn Để tập hợp chi phí,doanh thu và tính toán kết quả kinh doanh thì ngay từ đầu kế toán phải tuân thủ cácnguyên tắc hạch toán kế toán sau:

- Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổingoại tệ thành tiền VNĐ để hạch toán quá trình luân chuyển vốn Nguyên tắc nàyđòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phảiquy đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ theo tỷ giá hối đoái hợp lý để ghi sổ kế toán

- Các doanh nghiệp phải nở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng tiền, cáckhoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thưo đơn vị nguyên tệ nhằm cung cấp thôngtin đầy đủ cho công tác quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá hối đoái kịp thời chínhxác Để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền, bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ, kếtoán phải sử dụng tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”

Tài khoản 007 là tài khoản ghi đơn, có kết cấu như sau:

Trang 31

Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thu vàoBên Có: Phản ánh số ngoại tệ chi ra

Số dư bên Nợ : Phản ánh số ngoại tệ hiện còn ở doanh nghiệpTài khoản này phải mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại tệ(tại quỹ hay tại ngân hàng)

- Khi có sự chênh lệch tỷ giá, kế toán phải kịp thời ghi nhận các khoản chênhlệch đó Cuối kỳ kế toán, trước khi xác định thu nhập thực tế của doanh nghiệp, kếtoán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ Để ghi nhận và xử lý chênhlệch tỷ giá, kế toán sử dụng tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”, tài khoảnnày được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai:

TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính” Phảnánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạtđộng đầu tư xây dựng cơ bản (doanh nghiệp kinh doanh có hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản)

TK 4132 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư trong xây dựng

cơ bản” Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá

do đánh giá lại các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) của hoạt độngđầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động chưa hoàn thành đầu tư)

- Trong quá trình hạch toán, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đếnngoại tệ thí kế toán phải quy đổi thành tiền VNĐ theo các nguyên tắc sau:

+ Đối với doanh thu, chi phí, tài sản hình thành có gốc ngoại tệ thì sử dụng

tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổ thànhtiền VNĐ

+ Đối với ngoại tệ mua bằng tiền VNĐ thì tỷ giá hối đoái nhập quỹ là tỷ giámua thực tế

+ Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì giá hốiđoái nhập vào là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công bố tại thờiđiểm thu tiền

Trang 32

+ Khi ghi nhận các khoản vay, phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thì tỷ giá hốiđoái là tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận nợ.

+ Khi trả nợ hoặc thu nợ có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá hốiđoái đã dung để ghi nhận nợ (nếu thời điểm ghi nhận nợ và thời điểm thanh toántrong cùng một năm) hoặc tỷ giá thực tế cuối năm trước (nếu ở hai thời điểm khácnhau)

2.2 Kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá

2.2.1 Những qui dịnh chung về kế toán xuất khẩu hàng hoá

Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung

Chuẩn mực qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản,các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Kế toán hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản : Cơ sỏdồn tích, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng

- Cơ sở dồn tích : Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa liên quan đến tài sản, nợphải thu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền

- Giá gốc : Giá vốn hàng xuất khẩu phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốccủa tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả để có được

số hàng hóa đấy

- Phù hợp : Doanh thu xuất khẩu và chi phí xuất khẩu phải phù hợp với nhau.Khi ghi nhận khoản doanh thu xuất khẩu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó

- Nhất quán : Các chính sách kế toán và phương pháp kế toán doanh nghiệp

đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm Ví dụ đối vớihạch toán giá vốn hàng xuất khẩu, nếu năm nay hạch toán theo kê khai thườngxuyên thì phải nhất quán, không phải lô này thi kê khai thường xuyên, lô kia thìkiểm kê định kỳ

Trang 33

- Thận trọng : Doanh thu của hoạt động xuất khẩu chỉ được ghi nhận khi cóbằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải đượcghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

- Giá xuất kho hàng xuất khẩu : Tính giá trị hàng tồn kho theo một trong cácphương pháp sau :

+ Phương pháp tính theo giá đích danh : Phương pháp được áp dụng đối vớidoanh nghiệp có ít loại mặt hàng, hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

+ Phương pháp bình quân gia quyền : Giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tìnhhình của doanh nghiệp

+ Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất ở thời điểm đầu kỳ

+ Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp nàythì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng,giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu

kỳ còn tồn kho

Chuẩn mực số 10 – ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái

Trang 34

Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kếtoán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp

có các giao dịch bằng ngoại tệ, ví dụ như hoạt động xuất khẩu

a) Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ

- Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thựchiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất làĐồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi đượcchấp thuận của Bộ Tài chính) Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc

ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phảicăn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp

vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán

Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết cácTài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hành, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu,Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài BảngCân đối kế toán)

- Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sảnxuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu,bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệphải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức

sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịchthực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

- Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp

vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằngđơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (Theomột trong các phương pháp : tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giánhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước)

Trang 35

- Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tàikhoản Nợ phải thu, khi phát sinh cách nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải đượcghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụngtrong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

b) Nguyên tắc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính

- Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch

tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ

- Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ bao gồm số

dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, cáckhoản tương đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo

tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính Khoản chênh lệch tỷgiá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệcuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh được hạch toán vào Tài khoản 413

“Chênh lệch tỷ giá hối đoái”

Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kếtoán doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phươngpháp kế toán doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đãthu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợiích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi làdoanh thu

Xét riêng cho hoạt động xuất khẩu thì :

Trang 36

- Doanh thu xuất khẩu trực tiếp : Tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đãthu hoặc sẽ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng xuất khẩu.

- Doanh thu xuất khẩu ủy thác : Đối với bên nhận xuất khẩu ủy thác thìdoanh thu là tiền hoa hồng được hưởng còn đối với bên ủy thác xuất khẩu thì doanhthu là tổng giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được từ việc xuất khẩuhàng hóa theo hợp đồng xuất khẩu

Doanh thu xuất khẩu hàng hóa được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5điều kiện sau :

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

2.2.2 Thủ tục chứng từ

Các chứng từ kế toán được phát sinh sau khi bên xuất khẩu và bên nhập khẩutiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về việc xuất khẩu hàng hoá.Tuỳ từng hình thứcthanh toán mà các chứng từ về việc thanh toán được lập trước thời điểm giaohàng.Nếu thanh toán bằng phương thức thư tín dụng (phổ biến) thì sau khi hợpđồng được ký kết bên mua phải mở L/C theo yêu cầu của bên bán Khi nhận đượcgiấy mở L/C do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra kỹ cáckhoản mục trên L/C xem có phù hợp với các điều khoản ghi trên hợp đồng? Doanhnghiệp có thực hiện được trong khả năng của mình không?Nếu thấy không phù hợpthì bên bán phải thông báo ngay lại cho bên mua để yêu cầu ngân hàng mở L/C điềuchỉnh các điều khoản sao cho phù hợp.Việc sửa đổi phải được hoàn thành trước lúcgiao hàng.Sau khi có hợp đồng xuất khẩu rồi, doanh nghiệp phải tiến hành xin giấyphép xuất khẩu Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành các bước tiếp theo như làm thủtục kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan và các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu

Trang 37

sau khi có được giấy phép xuất khẩu Sau khi các thủ tục cần thiết cho quá trìnhxuất khẩu được hoàn tất, bên xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá, giao hàng vàlập chứng từ bán hàng.

Một lô hàng được xuất khẩu thì việc hoàn thành các thủ tục cảng, ga, ở biêngiới nước xuất khẩu là không thể thiếu, nên kế toán phải sử dụng bộ chứng từ phùhợp với thông lệ thanh toán quốc tế Một bộ chứng từ phù hợp với thông lệ thanhtoán quốc tế bao gồm một số chứng từ chủ yếu sau:

- Hợp đồng kinh tế và các phụ kiện hợp đồng

- Giấy báo của ngan hàng về việc mở L/C của người nhập khẩu (nếu có)

- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâuthanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng đãđược ghi trên hóa đơn Trên hoá đơn nói rõ đặc điểm của hàng hoá, số lượng, đơngiá, tổng giá trị của hàng hoá, điều kiện giao hàng, phương thức chuyển hàng vàphương thức thanh toán

- Vận đơn đường biển (Bill of Lading- B/L), vận đơn đường hàng không (AirWay Bill)… là chứng từ do người chuyên trở cấp cho người gửi hàng nhằm xácnhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển

- Chứng từ bảo hiểm: đơn bảo hiểm và guấy chứng nhận bảo hiểm

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin): là chứng từ do cơ quan cóthẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hoá

- Giấy chứng nhận số lượng (Cerificate of Quantity): là chứng nhận xác nhận

số lượng hàng hoá thực giao

- Giấy chứng nhận phẩm cấp (Cerificate of Quality): là chứng nhận phẩmcấp của hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá là phù hợp với cácđiều kiện trong hợp đồng

- Bảng kê đóng gói (Packing List): bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựngtrong một kiện hàng

- Tờ khai hải quan: đây là chứng từ rất quan trọng trong việc xác nhận hànghoá có thực sự xuất khẩu hay không

Trang 38

* Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Tài khoản này dung để phản ánh giá trịhàng hoá đã chuyển đến khách hàng nhưng chưa xác định được là tiêu thụ.

Bên Có:

- Phản ánh giá trị của hàng hoá đã được khách hàng thanh toán hoặc đã chấpnhận thanh toán

- Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách trả lại

- Kết chuyển trị giá hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa được khách hàng chấpnhận thanh toán cuối kỳ (nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ)

Dư Nợ: Phản ánh giá trị hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được khách hàngchấp nhận thanh toán

* Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này phản ánh giá vốn củahàng xuất bán trong kỳ Tài khoản 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng

Trang 39

phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương phápkiểm kê định kỳ trong việc xác định giá vốn hàng bán.

+ Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:Bên Nợ:

- Trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ (theo từng hoá đơn)

- Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi tiền bồi thường

- Chi phí xây dựng cơ bản vuợt trên mức bình thường không được tính vàonguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên Có:

- Trị giá vốn hàng đã bán bị trả lại

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ sang tài khoản xácđịnh kết quả kinh doanh

+ Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của hàng hoá đã bán trong kỳ

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên Có:

- Trị giá vốn hàng hoá đã bán nhưng khách hàng trả lại

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xácđịnh kết quả

Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư

* Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản nàydung để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiệntrong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản giảm trừdoanh thu

Trang 40

* Bên Nợ:

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theophương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hoá

đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán

- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại

- Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoảnxác định kết quả kinh doanh

Bên Có: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệpthực hiện trong kỳ hạch toán

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2

- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

- TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm

- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

- TK 5114 – Doanh thu trợ cấp trợ giá

- TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

- TK 5118 – Doanh thu khác

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH

TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhànước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

Ngày đăng: 24/06/2016, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính(2006). Thông tư số 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
2. Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Giáo trình Kế toán Tài chính tập 1,2 Khác
3. Nguyễn Thị Đông (2007) Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán kế toán (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)- Nhà xuất bản Tài chính Khác
4. Đặng Thị Loan (2009) Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Khác
5. Hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty CP Sun Sun Khác
6. Một số luận văn tốt nghiệp sẵn có trên mạng Khác
7. Một số báo, tạp chí và các trang mạng khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w