Giáo án Hóa học 8 Bài thực hành 6

3 791 3
Giáo án Hóa học 8 Bài thực hành 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Học sinh nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hành đo nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất. - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. 3.Thái độ: - Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học, ham hiểu biết, khám phá kiến thức qua thí nghiệm thực hành. II. CHUẨN BỊ: - Hóa chất: S, P, parapin, muối ăn, cát. - Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp ống nghiệm, phễu thủy tinh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, nhiệt kế, giấy lọc, một số dụng cụ khác. III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP: - Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A.Kiểm tra bài cũ: 1.Muốn biết nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cần phải làm thế nào? 2. Dựa vào đâu để tách được chất ra khỏi hỗn hợp? B. Bài mới: Hoạt động 1: Qui tắc an toàn trong phòng thí nhiệm: HS: Đọc phần phụ lục 1 trong sách giáo khoa: (qui tắc an toàn trong PTN) - Giáo viên giới thiệu một số dụng cụ thường gặp như ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm. - Giáo viên giới thiệu với HS một số ký hiệu nhã đặc biệt ghi trên các lọ hóa chất: độc, dễ nổ, dễ cháy. - Giáo viên giới thiệu 1 số thao tác cơ bản như lấy hóa chất (bột, lỏng) từ lọ vào ống nghiệm, châm và tắt đèn cồn, đun hóa chất lỏng đựng trong ống nghiệm. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1 GV hướng dẫn lần lượt các thao tác TN. - Cho parapin và lưu huỳnh vào 2 ống nghiệm. - Cho ống nghiệm lên ngọn lửa đèn cồn. Đun cho lưu huỳnh và parapin nóng chảy. Đo t 0 của lưu huỳnh và parapin khi bắt đầu nóng chảy. - Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thấy được. Giáo viên quan sát điều chỉnh cách làm của các nhóm. 2. Thí nghiệm 2 Hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm. GV làm thao tác mẫu. Cho vào ống nghiệm 3g hỗn hợp muối ăn và cát. Rót 5 ml nước sạch, lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan trong nước. Gấp giấy lọc hình nón, đặt giấy lọc vào phiếu cho thật khít. Rót từ hỗn hợp nước muối cát vào phễu, đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn. HS: 4 nhóm làm thí nghiệm theo thao tác mẫu gv vừa làm, quan sát các hiện tượng xảy ra. So sánh chất rắn thu được vào muối ban đầu. So sánh chất giữ lại trên giấy lọc với cát ban đầu. A. Công việc cuối buổi thực hành GV hướng dẫn HS làm từơng trình sau tiết thực hành theo mẫu sau: STT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết qủa thí nghiệm Thu dọn lau chùi đồ dùng dụng cụ thí nghiệm. D. Dặn dò - Làm bài thu hoạch- tường trình buổi thí nghiệm - Chuẩn bị bài sau: Nguyên tử VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí BÀI 39: BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC I Mục tiêu - HS củng cố nắm vững tính chất hoá học nước: tác dụng với kim loại nhiệt độ thường, tác dụng với số oxit bazơ, số oxit axit - HS rèn luyện số kĩ tiến hành số thí nghiệm với Na, với CaO, P2O5 HS củng cố biện pháp an toàn học tập nghiên cứu hoá học II Chuẩn bị - Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, bát sứ, lọ thuỷ tinh, nút cao su có gắn muôi sắt, đũa thuỷ tinh - Hoá chất: Na, CaO, P đỏ, quì tím III Hoạt động Dạy - Học Hoạt động 1: Kiểm tra cũ: Nêu tính chất hoá học nước Hoạt động 2: Thí nghiệm nước tác dụng với Na GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: + Cách làm: Nhỏ vài giọt dd phenol vào Cắt miếng Na thành miếng nhỏ cốc nước (hay cho mẩu quỳ tím) làm mẫu Dùng kẹp gắp Na cho vào cốc nước Quan sát nêu tượng thí nghiệm? + Hiện tượng - Miếng Na chạy mặt nước - Có khí thoát Vì quỳ lại chuyển sang màu xanh Viết phương trình phản ứng? - Phenol sang màu đỏ (quỳ tím sang màu xanh) Vì phản ứng Na H2O thành dd Bazơ - Phương trình: VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 GV nhận xét Hoạt động 3: Thí nghiệm nước tác dụng với CaO GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm HS nghe hướng dẫn làm theo Cách làm: - Cho mẩu nhỏ vôi vào bát sứ - Rót nước vào vôi sống, cho vài giọt Phenol phtalein vào dd nước vôi HS: Mẫu vôi nhão Quan sát, nhận xét nêu tượng - DD phenol không màu chuyển sang màu hồng - Phản ứng toả nhiều nhiệt CaO + H2O  Ca(OH)2 Viết phương trình phản ứng Hoạt động 4: Thí nghiệm nước tác dụng với P2O5 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm HS nghe làm theo hướng dẫn Gv - Cho P đỏ vào muỗng Fe - Đốt P đỏ đèn cồn đưa vào lọ thuỷ tinh chứa oxi(trong lọ thuỷ tinh có sẵn 2-3 ml nước) - Lắc cho P2O5 tan hết - Cho mẩu quỳ tím vào lọ GV yêu cầu nhóm làm nhận xét GV nhận xét P cháy sinh khói trắng - Quỳ tím sang màu đỏ - Phản ứng P2O5 + 3H2O  2H3PO4 Phản ứng tạo H3PO4 làm quỳ tím hoá đỏ Hoạt động 5: Tổng kết GV yêu cầu nhóm hoàn thành tường trình theo mẫu TT Nội dung thí nghiệm Hiện tượng Giải thích, phương VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí trình - GV nhận xét tinh thần thái độ, ý thức học tập HS - Thu dọn, vệ sinh nơi thực hành - Học ôn tập lại toàn kiến thức luyện tập chuẩn bị “Dung dịch” BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh biết được là một số loại phân tử có thể khuyếch tán( Lan tỏa trong không khí và nước) - Làm quen bước đầu với việc nhận biết một số chất bằng quì tím 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng về sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong PTN. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm bao gồm: - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm(2 cái) , kẹp gỗ, cốc thủy tinh (2 cái), đũa thủy tinh, đèn cồn, diêm. - Hóa chất: DD amoniac đặc, thuốc tím, quì tím, iot, giáy tẩm tinh bột. - HS: Mỗi tổ một ít bông và một chậu nước. III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP: - Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A.Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới:Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac: GV: Hướng dẫn HS các bước làm thí nghiệm: - Nhỏ một giọt dd amoniac vào giấy quì để nhận biết giấy quì chuyển màu xanh. - Đặt giấy quì tảm nước vào đáy ống nghiệm - Đặt miếng bông tẩm amoniac ở miệng ống nghiệm - Đậy nút ống nghiệm HS : Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm ? Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận? Giải thích hiện tượng? 2.Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của thuốc tím: GV: Hướng dẫn các bước làm thí nghiệm - Lấy một cốc nước. - Bỏ 1- 2 hạt thuốc tím vào cốc nước - Để cốc nước lặng yên. - HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn. ? Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét? 3. Thí nghiệm 3: Sự thăng hoa của iot: GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo các bước: - Đặt 1 lượng nhỏ iot ( bằng hạt đậu) vào đáy ống nghiệm. - Đặt 1 miếng giấy tẩm tinh bột vào ống nghiệm. Nút chặt sao cho khi đặt ống nghiệm thẳng đứng thì miếng giấy tẩm tinh bột không rơi xuống và không chạm vào iot. - Đun nóng ống nghiệm HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm ? Quan sát miếng giấy tẩm tinh bột. C.Công việc cuối buổi thực hành: Thu dọn và viết bản tường trình theo mẫu: STT Tên thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm 1 2 3 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. - Nhận biết được dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra. 2.Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm 3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận , tỷ mỷ trong thực hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị cho 4 nhóm mỗi nhóm một bộ thí nghiệm sau: - Dụng cụ: Giá thí nghiệm, ống thủy tinh, ống hút, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn. - Hóa chất: dd Na 2 CO 3 , dd nước vôi trong, KMnO 4 III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP: - Sử dụng phương pháp đàm thoại, thực hành thí nghiệm theo nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A.Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy phân biệt các hiện tượng vật lý hiện tượng hóa học 2. dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học xảy ra. B. Bài mới: Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm: - GV: Kiểm tra dụng cụ hóa chất thực hành thí nghiệm. - GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành - Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng KMnO 4 - Mỗi nhóm có sẵn một lượng thuốc tím chia làm 2 phần: - Phần1: Cho vào ống nghiệm đựng nước lắc cho tan - Phần 2: Bỏ vào ống nghiệm 2 Dùng kẹp gỗ kẹp 2/3 ống nghiệm và đun nóng Đưa que đóm tàn đỏ vào. Que đóm bùng cháy tiếp tục đun đến khi que đóm ngừng cháy thì ngừng lại ? Tại sao que đóm lại bùng cháy ? Tại sao thấy tàn đóm đẻ bùng cháy thí tiếp tục đun ? Hiện tượng que đóm không bùng cháy nữa nói lên điều gì? HS: Đổ nước vaòp ống nghiệm 2 lắc kỹ Qua sát rút ra kết luận: Ghi nhanh vào bản tường trình. ? Quá trình trên có mấy biến đổi xảy ra? Những biến đổi đó là hiện tượng vât lý hay hiện tượng hóa học? Giải thích? Thí nghiệm 2: Dùng ống hút thổi lần lượt vào ống nghiệm 3 đựng nước cất và ống 4 đựng nước vôi trong. ? Trong ống nghiệm 3 và 4 trường hợp nào có phản ứng hóa học xảy ra? Giải thích? GV: Hướng dẫn HS làm tiếp thí nghiệm: Cho Na 2 CO 3 vào dd nước vôi trong (5) quan sát hiện tượng và ghi kết luận GV: Giới thiệu sản phẩm để Hs viết PT chữ: ống 2: sản phẩm là: kalimanganat , mangandioxxit, oxi ống 4: sản phẩm là: canxi cacbonat, nước ống 4: sản phẩm là: canxi cacbonat, natrihidroxit ? Qua thí nghiệm trên các em củng cố những kiến thức nào? Hoạt động 2: Viết bản tường trình STT Tên thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết luận PT chữ 1 2 C, Công việc cuối buổi thực hành: Thu dọn lau chùi phòng thực hành và dụng cụ thí nghiệm BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh biết cách điều chế và thu khí oxi trong PTN 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm: Điều chế oxi, thu khí oxi, oxi tác dụng với một số đơn chất. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị 5 bbộ thí nghiệm gồm: - Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, lọ nút nhám 2 cái, muỗm sắt, chậu thủy tinh to để đựng nước. - Hóa chất: KMnO4, bột lưu huỳnh, nước. III. Định hướng phương pháp: - Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học. IV. Tiến trình dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: 1 B. Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức liên quan đến bài thực hành: GV: Kiểm tra lại tình hình dụng cụ hóa chất. 1. Nêu phương pháp điều chế và thu khí oxi? 2. Tính chất hóa học của oxi? Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm : GV: Hướng dẫn lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 46 SGK GV: Hướng dẫn các nhóm HS thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí Lưu ý học sinh các điểm sau: - ống nghiệm phải lắp làm sao cho miệng hơi thấp hơn đáy. - Nhánh dài của ống dẫn khí sâu gần sát đáy ống nghiệm ( lọ 1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi: Nguyên liệu : KMnO4 - Thu khí oxi: Bằng cách đẩy nươc hoặc đẩy không khí. - PTHH: 2KMnO4 t K2MnO4 + MnO2 + O2 thu). - Dùng đèn cồn đun đều cả ống nghiệm Sau đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4 - Cách nhận biết xem ống nghiệm đã đầy oxi chưa bằng cách dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm. - Sau khi làm xong thí nghiệm phải đưa ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước không tràn vào làm vỡ ống nghiệm Thí nghiệm 2: - Cho muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) bột lưu huỳnh. 2.Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi. - Đốt lưu huỳnh trong không khí. - Đưa nhanh muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào lọ đựng oxi ? Nhận xét hiện tượng và viết PTHH? C. Công việc cuối buổi thực hành: - Thu dọn phòng thực hành, lau chùi dụng cụ - Viết bản tường trình theo mẫu: STT Tên thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết luận PTHH 1 2 BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Củng cố, nắm vững những kiến thức về tính chất hóa học của nước: Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro. Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm với Na, CaO, P2O5. 3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận trong thực hành hóa học , lòng say mê môn học. II. Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị cho 4 nhóm mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm: - Chậu thủy tinh: 1 cái - Cốc thủy tinh: 1 cái - Bát sứ, hoặc đế sứ: 1 cái - Lọ thủy tinh có nút - Nút cao su có muỗng sắt - Đũa thủy tinh - Hóa chất: Na, CaO, P, quì tím. III. Định hướng phương pháp: - Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm IV. Tiến trình dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra những kiến thức liên quan đến bài thực hành: 1. Hãy nêu những tính chất hóa học của nước Hôm nay chúng ta sẽ làm thí nghiệm chứng minh lại những tính chất hóa học của nước. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm: GV: Kiểm tra dụng cụ hóa chất của các tổ. Nêu mục tiêu của bài thực hành. 1. Thí nghiệm 1: Natri tác dụng với nước: GV: Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm: - Cho một mẩu Na vào nước HS làm thí nghiệm ? hãy nêu các hiện tượng thí nghiệm quan sát được ? Giải thích tại sao quì tím chuyển sang màu xanh ? Viết PTHH? 2. Thí nghiệm 2: Canxi oxit tác dụng với nước: GV: Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm: - Cho một mẩu CaO vào bát sứ - Rót một ít nước vào vôi sống - Cho quì tím vào dung dịch thu được HS: Các nhóm làm theo hướng dẫn ? Quan sát và nêu hiện tượng ? Viết PTHH ? 3. Thí nghiệm 3: ĐiPhotpho pentaoxit tác dụng với nước: GV: Đưa ra hướng dẫn các bước làm thí nghiệm: - Lấy một lượng nhỏ P vào muỗng sắt - Đốt P và đưa nhanh vào lọ thủy tinh - Lắc cho P2O5 tan hết trong nước - Cho một miếng giấy quì vào lọ HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn ? Quan sát các hiện tượng và nêu nhận xét? ? Viết PTHH? C. Công việc cuối buổi thực hành: 1. Làm bản tường trình theo mẫu: STT Tên thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Nhận xét PTHH 1 2 3 2. Nhận xét đánh giá hoạt động của mỗi nhóm. 3. Thu dọn và rửa dụng cụ thí nghiệm.

Ngày đăng: 23/06/2016, 01:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan