Những món chay ngon cực dễ làm
Xôi gấc đậu xanh
Một kết hợp hoàn hảo giữa gấc và đậu xanh cho món xôi thêm thơm ngon
và hấp dẫn. Nhìn những đĩa xôi gấc đậu xanh như thế này ai chẳng bị
quyến rũ bởi hương vị thơm ngon và sự đẹp mắt. Hơn nữa, nhiều chị em
quan niệm, màu đỏ của xôi gấc sẽ đem lại sự may mắn cho cả tháng. Vì
thế, chị em hãy thử làm món xôi ngon và đẹp mắt này!
Nguyên liệu:
- Nếp cái hoa vàng
- Đậu xanh
- Đường
- Gấc
- Vừng
Cách làm:
- Gạo nếp các bạn ngâm qua đêm cho gạo nở rồi vo sạch, sau đó để gạo
thật ráo và xóc gạo với 1 chút muối tinh.
- Bổ đôi quả gấc, dùng thìa nạo lấy phần ruột đỏ ra bát rồi thêm vào 1 thìa
rượu trắng, đeo bao tay nilong và bóp đều để lấy phần thịt gấc.
- Trộn thật đều gạo nếp với phần thịt gấc để các hạt gạo có màu đỏ đẹp.
- Đậu xanh ngâm nở, đãi sạch rồi đem hấp hoặc nấu chín, tranh thủ lúc
đậu còn nóng các bạn dùng thìa miết cho đậu xanh có độ nhuyễn mịn.
- Thêm 1 lượng đường vừa với khẩu vị của các bạn rồi bắc nồi đậu lên
bếp sên nhỏ lửa đến khi đậu quánh đặc lại, tắt bếp, để đậu nguội.
- Cho nước vào chõ, đợi nước sôi các bạn mới rải đều gạo vào chõ, dùng
đũa tạo vài lỗ tròn nhỏ trên gạo để nước có chỗ thoát hơi, xôi đồ sẽ mau
chín hơn.
- Khi xôi chín, các bạn rắc 1 chút đường vào tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi
rưới chút dầu ăn, trộn đều để hạt xôi được bóng.
- Tiến hành đóng xôi vào khuôn cho đẹp, đầu tiên các bạn rải 1 lớp xôi, rồi
đến 1 lớp đậu xanh ở giữa, cuối cùng lại rải tiếp 1 lớp xôi, nén chặt lại rồi
lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc chút vừng rang cho đĩa xôi thêm phần hấp dẫn.
Chị em có thể xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.
Đậu phụ chiên sả
Đậu phụ chiên sả ăn nóng hay nguội cũng đều rất ngon bởi vị đậm đà của
xì dầu, vị thơm của sả sẽ làm món đậu của bạn không còn đơn điệu nữa.
Nguyên liệu
- Đậu phụ trắng: 3 bìa
- Sả: 3 củ
- Tỏi, hành: 1 củ
- Hành hoa: 2 nhánh
- Dầu ăn, xì dầu, bột canh, mì chính, đường.
Cách làm:
- Đậu phụ trắng cắt miếng vừa ăn rồi cho vào rán chín vàng hai mặt.
- Sả bóc vỏ băm nhỏ, tỏi, hành củ đập dập băm nhỏ, hành hoa thái nhỏ.
- Phi thơm hành tỏi với chút dầu ăn. Cho sả băm vào đảo nhanh tay.
- Cho thêm 3 thìa xì dầu cùng ½ bát nước lọc, ½ thìa đường, ½ thìa bột
canh, mì chính đun nhỏ lửa để tạo độ sền sệt.
- Cho đậu vào rim.
- Dùng kéo khứa nhẹ hình chữ thập và cho sả tỏi hành hoa vào giữa
miếng đậu rồi gắp ra đĩa.
- Phần nước còn lại rưới lên trên.
Thế là bạn có thêm một món chay thơm lừng cho ngày đầu tháng rồi nhé.
Chúc các bạn ngon miệng! Chị em có thể xem tại đây để được hướng dẫn
chi tiết bằng hình ảnh.
Chả lá lốt
Nguyên liệu:
- Lá lốt, đậu phụ, nấm hương, hành khô băm nhỏ
Cách làm:
- Đậu phụ ép hoặc nghiền nhuyễn
- Lá lốt chọn lá to, ít rách, rửa sạch và để ráo nước.
- Nấm hương ngâm với nước ấm rồi rửa sạch, băm nhỏ
- Trộn tất cả nguyên liệu, cùng hành khô xay nhuyễn, thêm muối.
- Dùng là lốt bọc các nguyên liệu như chả lá lốt thịt bình thường.
- Món này có thể chấm cùng xì dầu thêm vài lát ớt.
VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những chay ngon cúng Rằm tháng Giêng Ngày Rằm tháng giêng, nhiều gia đình thường nấu chay ngon để làm mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu Trong viết VnDoc tổng hợp chay ngon cúng Rằm tháng Giêng để bạn tham khảo Để chuẩn bị cho lễ cúng Tết Nguyên Tiêu chu đáo, gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ chay để dâng lên cúng Phật Dưới cách làm cỗ chay ngon để bạn thêm vào mâm cỗ Rằm tháng Giêng tới Tổng hợp chay ngon cúng Tết Nguyên Tiêu Canh nấm chay lành Món canh chay có vị từ nấm, béo béo miếng đậu phụ mềm mềm đậu phụ non, giòn thơm phù trúc giúp cho bữa ăn chay bạn thêm phần hấp dẫn Nguyên liệu: - bìa đậu phụ - tai nấm đông cô tươi - miếng da đậu phụ chiên - miếng phù trúc - Gia vị: muối, tiêu, bột nêm từ nấm chay VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cách làm: Phù trúc bẻ thành miếng nhỏ, cho vào chảo dầu chiên vàng Nấm đông cô tươi rửa sạch, bỏ gốc, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ Cho chút dầu ăn vào nồi, thêm da đậu phụ vào, đảo sơ thêm nước vào đun sôi thêm đậu phụ trắng, nêm hạt nêm, muối, tiêu cho vừa ăn Nước sôi thêm nấm cắt vào, nếm lại cho vừa vị tắt bếp Múc tô, thêm phù trúc chiên vàng lên mặt, rắc rau ngò tuỳ thích Nộm chay thơm mát Món nộm chay hoàn toàn làm từ rau củ nên ăn mát Vị chua nộm giúp bạn đỡ ngán ăn chay dầu mỡ Đặc biệt, vị chua chua ngọt từ nóm nộm chay làm gia đình ngon miệng sau ngày Tết ăn nhiều thịt cá ngấy ngán Nguyên liệu: - Hoa chuối: 300 g - Cà rốt: củ - Dưa chuột: - Giá đỗ: 150 g VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Giò thái lát: 150 g (giò giò chay) - Đậu phụ thái chỉ: - Chanh: 2-3 - Đường: 2-3 thìa - Bột canh: 2-3 thìa - Rau thơm loại thái nhỏ Cách làm nộm chay: Rau củ rửa sạch, ngâm nước muối loãng cho Cà rốt bào sợi, dưa chuột thái lái mỏng dài Xếp hoa chuối, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, giò căn, đậu phụ vào âu nồi lớn Đến lúc trộn gia vị vào nộm: hỗn hợp nước trộn gồm: chanh tươi, thìa đường loại to, thìa bột canh nhỏ Rồi rưới tất vào hỗn hợp nộm Trộn để tất nguyên liệu ngấm gia vị Thêm rau thơm thái nhỏ trộn lại lần xong Nem nấm đậm đà Mặc dù nem chay nem nấm ăn vừa ngon lại vừa không ngán Mùi loại nấm hòa quyện vào thơm ngất ngây, thêm nước chấm chua làm đậm đà thêm cho nem Đây ngon ngày rằm tháng giêng mà muốn giới thiệu đến bạn để cỗ ngày rằm VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nguyên liệu làm nem chay: - Nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ… - Giá đỗ: 100gr - Nấm hương khô: 50gr - Bánh đa nem - Muối, gia vị, chanh, mắm chay, dầu ăn… Cách làm nem nấm chay tuyệt ngon: Làm loại nấm, cắt chân nấm rửa Nấm đùi gà xắt sợi nhỏ, nấm mỡ xắt miếng nhỏ Nấm hương xắt nhuyễn Chần qua nước sôi (có thêm chút muối) nấm đùi gà xắt sợi nấm kim châm Sau vắt cho kiệt nước Trộn chung loại nấm, giá đỗ với Cho thêm thìa muối Cuốn bánh đa nem với hỗn hợp nhân nấm nem bình thường nhé! Kích cỡ to nhỏ phù hợp với gia đình Sau đó, bắc chảo lên bếp thêm dầu Để dầu sôi, bạn thả nhẹ nhàng nem chay vào chiên cho chín vàng Đừng chiên lửa to không nem bị cháy khét, ăn ngon Pha nước chấm nem: thìa canh nước lọc, thìa mắm chay, thìa đường, thìa nước cốt chanh Nên ăn lúc nem nóng Xôi cẩm vừa thơm vừa đẹp Xôi cẩm, thơm ngon, đẹp mắt với màu tím 'lịm' cực hấp dẫn giúp gia đình bạn có ngon để thắp hương ngày mùng rằm Với cách nấu nồi cơm điện, vừa nhanh vừa ngon; quan trọng trình nấu bạn canh mực nước để xôi không bị khô hay nát Hương thơm gạo nếp chín hòa quyện với hương dừa, hương mè màu tím hồng nếp cẩm, thật tuyệt vời VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nguyên liệu: - 20-30g cẩm (tùy thích màu đậm hay nhạt mà dùng nhiều hay ít) - 5-7 cọng dứa (không bắt buộc) - 400g nếp 1/2 trái dừa - Đường - Mè rang vàng Cách nấu xôi cẩm Lá cẩm rửa sạch, cho nước vào đun sôi, nghiền lược bỏ để lấy nước màu cẩm Sau đun xong lọc lại chừng 400g nước cẩm Nếp vo sạch, để Lá dứa rửa sạch, để VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Lót dứa đáy nồi, cho 400g nếp với 400g nước cẩm vào nồi, ghim điện, nhấn nút "nấu" chờ chín Sau xôi chín, không xới xôi mà để nồi lúc cho xôi nở thêm Trong lúc nấu xôi nạo dừa thành sợi Xới xôi đĩa, thêm dừa nạo mè rang, đường (tùy vị) Món xào chay với váng đậu xào rau củ Váng đậu giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon nguyên liệu ăn chay thông thường Hôm ngày rằm, làm váng đậu xào rau củ đạm với nhé! VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nguyên liệu: - Váng đậu/phù trúc: 50gr - Đậu hà lan quả: 50gr - Cà rốt: củ nhỏ - Su hào: ½ củ - Nấm hương: 10 – 15 - Mộc nhĩ: 3-4 tai - Rau mùi - Mì chính, muối, dầu đậu nành, hạt tiêu Cách xào váng đậu rau củ chay Phù trúc ngâm nước cho nở mềm Tiếp rửa cắt khúc cỡ đốt ngón tay Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, sau rửa sạch, mộc nhĩ thái sợi nấm hương để nguyên (cái to cắt làm 2) Cà rốt su hào gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng mỏng Đậu hà lan nhặt bỏ hai đầu xơ bên mép quả, rau mùi nhặt rửa Ngâm đậu hà lan rau mùi vào chậu nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau vớt sả vòi nước, để Đun nóng dầu ăn, ...Sushi thịt xông khói chay cho Rằm tháng
Giêng
Mức độ:
Trung bình
Chuẩn bị:
15 phút
Chế biến:
25 phút
Món cải thìa xào nấm bổ dưỡng và sushi cuốn rong biển với các nguyên liệu rau củ, trái
cây, rong biển tạo sự nhẹ nhàng, thanh mát cho thực đơn chay.
Nguyên liệu:
4 lá rong biển
250g gạo thơm
100g thịt heo xông khói chay
1 củ cà rốt
60g đậu cô-ve
1/2 thìa cà phê muối
1 thìa cà phê đường
1 thìa súp nước tương
1 thìa cà phê mù tạc
Các bước thực hiện:
1
- Gạo vo kỹ, nấu chín hơi khô,cho vào ít muối, xới đều.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt cọng vuông dài bằng rong biển. Đậu cô-ve tước xơ. Luộc đậu và cà
rốt vừa chín. Thịt xông khói cắt cọng vuông dài.
2
- Trải miếng rong biển ra, cho cơm vào ép theo miếng rong biển, cho cà rốt, đậu và thịt
xông khói vào, cuộn tròn lại, để từ 3-5 phút.
- Lấy dao cắt khoanh tròn khoảng 3cm là vừa ăn. Bày ra đĩa, dùng chung với nước
tương pha mù tạc.
Gợi ý món chay cho Rằm tháng Giêng Rằm tháng Giêng là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm. Trong ngày này, mọi người rủ nhau ăn chay để cầu phước đầu năm mới. Xin gợi ý món chay hấp dẫn: Gỏi su hào nấm tuyết. Nguyên liệu: 500 g su hào, gọt rửa sạch, xắt lát mỏng miếng xéo bảng khoảng 1cm, ướp chút muối khoảng 10 phút, xả sạch vắt ráo. 50 g nấm tuyết, ngâm cho nở, xé miếng rời, trần qua nước sôi, để ráo. 1 củ cà rốt, gọt rửa sạch, cắt sợi bằng đầu đũa. 2 bìa đậu hũ tươi, miếng mỏng theo chiều ngang, bảng khoảng 1cm, chiên vàng. 3 muỗng canh đậu phụng rang giã dập. 1 cây boa rô, bỏ lá, rửa sạch, cắt lát mỏng, băm khoảng 1 muỗng cà phê để ướp đậu hũ, phần còn lại phi với 2 muỗng canh dầu ăn. Một ít cần tây, bỏ gốc rửa sạch, cắt nhỏ 1 trái ớt đỏ bỏ hột, cắt tăm 1 trái chanh Gia vị: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm. Su hào ngâm muối, nấm tuyết chần nước sôi rồi xé nhỏ Thực hiện: Đậu hũ thái lát mỏng rán vàng, nước sốt đun cho sánh rồi đổ ra bát 1. Pha nước trộn gỏi: Nấu 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, nửa chén nước lạnh, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho sanh sánh như mật ong, để nguội. Các bạn nhớ để lửa nhỏ để không bị cháy khét. Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi 2. Ngâm dấm đường: Cho vào tô 4 muỗng canh dấm, 3 muỗng đường, ¼ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan rồi cho su hào, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm, sau đó trút ra rổ cho ráo nước. 3. Trộn gỏi: Cho su hào, nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm nếm vị chua chua ngọt ngọt là được. 4. Trình bày gỏi ra dĩa, rắc đậu phộng rang, boa rô phi và một ít rau cần tây lên. 5. Dùng kèm với bánh tráng nướng. Mách nhỏ: Su hào ngon nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Chọn su hào lõm hai đầu (còn gọi là su hào bánh xe) là su hào non, ăn giòn, ngọt và không bị xơ. VĂN CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG (GIA TIÊN VÀ THẦN LINH) Rằm tháng giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, xuất phát từ thời Hán Vũ Đế của Trung Quốc, thâm nhập vào Việt Nam, được bản địa hóa. Sau đây là văn cúng Rằm tháng giêng cho gia tiên và thần linh. 1. Văn cúng rằm tháng giêng thần linh Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần - Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân - Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần - Các Ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Phúc đức Tôn thần - Ngài tiền hậu địa chủ tài thần - Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này Hôm nay là ngày……tháng… năm……. Tín chủ con là: Ngụ tại: Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ Thần quân Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản ở trong khu vực này. Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo. 2. Văn cúng rằm tháng Giêng gia tiên Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần - Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần. - Tổ Tiên, Hiền khảo, Hiền tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ). Hôm nay là ngày …………… gặp tiết … Nguyên tiêu, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia Tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo. Ông bà xưa thường nói “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vậy nên ngày Rằm tháng Giêng
(Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Vào Rằm tháng Giêng, mọi người thường đi lễ chùa, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Việc
cúng rằm tại nhà cũng hết sức được chú trọng. Chính vì thế, trong ngày này, trên mạng xã hội, trong các
hội nhóm nấu ăn, nhiều chị em thi nhau chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của gia đình mình.
Cỗ chay được chia sẻ nhiều
Nhiều năm trở lại đây, việc ăn chay đã dần phổ biến và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của
người Việt. Vì thế, vào các ngày rằm, đầu tháng âm lịch, nhiều gia đình làm cơm chay để cúng. Nhiều
người quan niệm, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe lại tránh được sát sinh. Rằm tháng Giêng cũng chính là
một cơ hội cho những tín đồ chay làm những món ăn yêu thích cho cả gia đình.
Chị Ngọc Minh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, mấy năm nay, cứ vào những dịp Rằm quan trọng trong năm,
gia đình chị đều làm mâm cơm chay cúng. Làm cơm chay không tốn nhiều thời gian, giá thành lại rẻ mà
thấy tâm thanh thản hơn.
Cỗ chay với 10 món của chị Đỗ Hằng (Hà Nội). Mâm cỗ gồm Nem cà tím, chả đậu xanh, nem lụi, mề
chay xào thập cẩm, cà tím nướng phô mai, phở cuốn nấm chay, canh ngũ vị, bánh bao chay, xôi đỗ xanh,
bánh ngô hấp.
Các món chay tuy chủ yếu từ rau củ nhưng dưới bàn tay khéo léo của các chị em nội trợ, nó trở nên hấp
dẫn hơn bao giờ hết! Nhiều chị em đã chia sẻ mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng rất sôi nổi với nhiều
màu sắc, muôn màu muôn vẻ.
Mâm cỗ chay rất đẹp mắt của chị có nick name Mẹ Nấm Bon. Các món ăn bao gồm bánh gấc, chè kho,
canh rau củ thập cẩm nấm hạt sen, rau củ xào nấm, đậu sốt nấm hạt sen và thịt xá xíu chay
Theo Mỹ Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An), "Mọi năm, nhà mình chỉ cúng cỗ mặn, nhưng năm nay, mẹ chồng
muốn cúng cỗ chay. Vì thế, từ ngày 14 âm lịch, mình đã chuẩn bị một mâm cỗ chay đơn giản giúp mẹ
chồng. Làm cỗ chay không khó và cũng không cần cầu kì. Quan trọng thành tâm là chính!"
Mâm cỗ chay đơn giản gồm 4 món nem rau củ, nộm miến, bì chay cuốn, canh nấm của Mỹ Ngọc
Mâm cỗ chay của chị Đinh Huyền (Tp Hồ Chí Minh)
Cỗ mặn truyền thống vẫn được ưu tiên
Bên cạnh nhiều gia đình cúng cơm chay thì những mâm cỗ mặn truyền thống vẫn luôn được ưu tiên hàng
đầu. Mâm cỗ hầu như rất đầy đặn, nhiều món ăn ngon, không khác nhiều so với Tết Nguyên Đán.
Sở dĩ Rằm tháng Riêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu), các gia đình cúng to như vậy bởi từ xa xưa, các
cụ ta đã quan niệm "cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Riêng".
Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng của dòng họ chị Mỹ Ngọc (Nghệ An)
Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và
chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những
người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có
người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Vì thế, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng
Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên Đán.
Nhiều chị em dù không còn sống ở Việt Nam nhưng vẫn là người Việt, vẫn muốn giữ nét đẹp truyền
thống của dân tộc, vì thế cũng chia sẻ mâm cỗ mặn cúng Rằm của gia đình mình.
Mâm cỗ mặn của chị Hoàng Anh (Séc)