TỔNG QUAN.Hiện nay, các công trình và đề tài nghiên cứu về ngành hàng hải, vận tảibiển, cảng biển, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng cường khảnăng vận chuyển của đội
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
Chữ viết tắt iii
Giải thích iii
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔ VÀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 7
2.1 Khái niệm và phân loại hàng khô 7
2.1.1 Khái niệm 7
2.1.2 Phân loại hàng khô 9
2.1.3 Lượng hàng khô xuất nhập khẩu qua các cảng biển khu vực Hải Phòng 10
2.2 Doanh nghiệp vận tải đường biển 13
2.2.1 Khái niệm 13
2.2.2 Phân loại và đặc điểm doanh nghiệp vận tải biển 14
2.2.3 Khả năng vận tải của tàu hàng khô 33
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VẬN CHUYỂN CỦA ĐỘI TÀU HÀNG KHÔ 46
3.1 Khá niệm về khả năng vận chuyển của tàu biển nói chung và tàu hàng khô nói riêng 46
3.1.1 Khái niệm 46
3.1.2 Mục đích xác định khả năng vận chuyển của tàu biển 46
3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá khả năng vận chuyển của tảu biển nói chung và tàu hàng khô nói riêng 51
3.2.1 Khả năng vận chuyển trong từng chuyến đi đo bằng tấn 52
3.2.2 Khả năng vận chuyển trong từng chuyến đi đo bằng tấn hải lý 54
3.2.3 Khả năng vận chuyển năm của tàu đo bằng tấn 55
Trang 23.2.4 Khả năng vận chuyển năm của tàu đo bằng tấn hải lý 55
3.3 Nhóm các yếu tố về thời gian 56
3.3 1 Thời gian khai thác của tàu 56
3.3.2 Thời gian chuyến đi của tàu 58
3.3.3 Số lượng chuyến đi của tàu trong năm 59
3.4 Nhóm các yếu tố về năng suất 59
3.5 Nhóm các yếu tố khác 60
3.5.1 Đặc tính của tàu, hàng, tuyến đường vận chuyển 60
3.5.2 Yếu tố về kỹ thuật vận chuyển và công nghệ xếp dỡ tại các cảng biển 61
3.6 Khả năng vận chuyển của đội tàu hàng khô Việt Nam nói chung và tại khu vực Hải Phòng nói riêng 61
3.6.1 Khả năng vận chuyển của đội tàu hàng khô Việt Nam 61
3.6.2 Khả năng vận chuyển của đội tàu hàng khô thuộc các doanh nghiệp VTB đóng tại Hải Phòng 64
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ
2.2 Đồ thị biểu diễn lượng hàng khô thông qua khu vực cảng
Hải Phòng 2000-2014
12
2.3 Đồ thị biểu diễn lượng hàng khô thông qua khu vực cảng
Hải Phòng theo chiều hàng 2000-2014
12
2.6 Tàu hàng rời không có cẩu cỡ 65.000 DWT 35
3.1 Sự phát triển của đội tàu buôn qua các thập kỷ 48
Trang 52.6 Các loại hàng chủ yếu trong vận tải định tuyến 31
2.8 Tình kinh tế nhờ quy mô của tàu hàng rời 372.9 Mối quan hệ giữa cỡ tàu hàng rời, mớn nước và luồng vào
3.2 Số lượng tàu vận tải biển Việt Nam năm 2014 63
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải biển là một phương thức vận tải ra đời khá sớm so với các phươngthức vận tải khác Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợidụng các biển, các đại dương làm các tuyến giao thông hàng hải để giao lưu giữacác vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới Ngày nay, vận tải đườngbiển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải quan trọng đóng vai trò chủyếu trong hệ thống vận tải quốc tế
Vận tải biển là một trong những ngành kinh tế có tính toàn cầu và rõ rệt nhất
từ trước kia tới nay hơn hẳn các ngành vận tải khác Thương mại đường biển làmột phần của các hoạt động kinh tế thế giới Tầm quan trọng về mặt chiến lượccủa vận tải biển ngày cảng rõ nét, khi kinh doanh có xu hướng trở nên toàn cầu hóa
và các nước ngày cảng phát triển hơn
Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển độitàu, song tỷ lệ tăng trưởng của hoạt động vận tải biển hàng năm mới chỉ đạt 5%-6% - một tỷ lệ thấp so với các lĩnh vực của ngành Hàng hải cũng như so với tỷ lệtăng trưởng chung của nền kinh tế
Cũng trong bối cảnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế đang là mối quan tâm hàngđầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở nước ta Tiến trình hội nhập đang đặt ranhiều cơ hội và thách thức lớn, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh củatừng doanh nghiệp mà yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thương trường
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tham gia vào cuộc chơi chung của thếgiới Tuân thủ và thực hiện luật chơi chung này, ngoài những quy định của cácCông ước quốc tế về Hàng hải là các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) và ASEAN có liên quan đến vận tải biển Nâng cao sức cạnh tranh là vấn
đề cốt tử khi tham gia cuộc chơi chung đó
Trang 7Hiện nay tại Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcHàng hải và vận tải biển, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải và khai thác tàucàng trở nên gay gắt
Mở cửa thị trường dịch vụ vận tải là quá trình các doanh nghiệp vận tải biểnViệt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn lao mang tính khu vực và toàncầu Để đứng vững, các công ty vận tải biển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranhcủa đội tàu, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý và khai thác, phảitìm ra những giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu
Tiểu luận tổng quan của đề tài có tên “ Cơ sở lý luận về vận tải hàng khô
bằng đường biển và khả năng vận chuyển của tàu biển” nhằm giới thiệu và cung
cấp những nội dung về tảu biển, vận tải biển bằng tàu chuyến đồng thời cũng đưa
ra những phân tích đánh giá những yếu tố tác động tới vận tải hàng hóa bằngđường biển
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về vận tải biển, về vận tải hàng khôbằng đường biển và khả năng vận chuyển của tàu biển
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Vận tải hàng khô và phương tiện vận tải hàng khô
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động khai thác và kinh doanh đội tàu hàng khôcủa các công ty vận tải biển trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2010-2015 vàđịnh hướng đến 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phươngpháp hệ thống, phương pháp thống kê so sánh, đánh giá và phân tích tổng hợp
5 Kết cấu của chuyên đề tổng quan:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tổng cơ cấu thành 04 chương:
- Chương 1: Tổng quan của việc nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về hàng khô
- Chương 3: Cơ sở lý luận về khả năng vận chuyển của đội tàu hàng khô
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.
Hiện nay, các công trình và đề tài nghiên cứu về ngành hàng hải, vận tảibiển, cảng biển, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng cường khảnăng vận chuyển của đội tàu được công bố trong và ngoài nước phong phú Do đócác công trình khoa học trên cần được tìm hiểu và đánh giá ưu nhược điểm, mỗiliên hệ với luận án là hết sức cần thiết Từ đó thấy được việc nghiên cứu ý nghĩakhoa học của luận án là không trùng lặp so với các đề tài trước đó đã được công
bố Một số đề tài, công trình khoa học sẽ được phân tích dưới đây là cơ sở nghiêncứu của luận án
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm tăng cường khảnăng vận chuyển của đội tàu hàng khô của các công ty vận tải biển trên địa bànthành phố Hải Phòng có nhiều công trình khoa học trong nước đã được công bốdưới nhiều khía cạnh khác nhau, điển hình như:
Về khía cạnh tăng cường khả năng vận chuyển của đội tàu biển, có các côngtrình:
- “Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hảiViệt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhànước, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đinh NgọcViện (NXB GTVT-2002)
Trong tác phẩm, nhóm tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận chung về kinhdoanh hàng hải, những tiêu thức cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnhtranh tăng cường sức cạnh tranh; nghiên cứu cac xu thế phát triển của ngành Hànghải thế giới, của các đối thủ cạnh tranh; nghiên cứu đánh giá thực trạng và năng lựccạnh tranh của từng lĩnh vực trong ngành Hàng hải Việt Nam (vận tải, bốc xếp,dịch vụ); nghiên cứu kinh nghiệm một số nước, dựa trên tình hình thực tế của ViệtNam để đề xuất các giải pháp tăng cường sức cạnh tranh của ngành Hàng hải ViệtNam; kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách, luật lệ giúpcho việc củng cố và tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành Hàng hải Việt
Trang 9đó, luận án đã chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong việc chiếm lĩnh thị trườngvận tải của đội tàu biển Việt Nam Công cụ chủ yếu được sử dụng để phân tích làphương pháp mô hình hóa Cuối cùng,- tác giả đã đề xuất hệ thống các giải phápnhằm nâng cao thi phần của đội tàu biển quốc gia bao gồm: Chính sách đối với độitàu biển, chính sách đối với hạ tầng cơ sở vận tải biển và chính sách đối với cácdịch vụ phụ trợ vận chuyển đường biển
- “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội tàuContainer trong điều kiện thị trường mở giai đoạn 2014-2020”- Đề tài nghiên cứukhoa học Cấp Bộ- Trường Đại học Hàng Hải (Chủ nhiệm đề tài: TS NguyễnThanh Thủy), năm 2012
Trong đề tài, nhóm tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng ngành vận tảibiển Việt Nam cũnh như đội tàu Container Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháptăng năng lực cạnh tranh của đội tàu
- “Thực trạng đội tàu biển Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững” Đềtài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2007) Trường Đại học Hàng hải Trong đề tàinày, các tác giả chủ yếu làm rõ mối quan hệ giữa giữa nhu cầu phát triển đội tàubiển Việt Nam gắn với quá trình phát triển bền vững đặc biệt là vấn đề bảo vệ môitrường;
- “Phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”(2012)- Trần Hoàng Hải Tác giả làm rõ thực trạng năng lực vận chuyển, thị phần
Trang 10của đội tàu biển Việt Nam hiện nay và mục tiêu phát triển đội tàu biển trong tươnglai theo chiến lược chung của ngành Hàng hải.
Như vậy, liên quan đến tăng cường khả năng vận chuyển, các công trình đãcông bố chỉ nghiên cứu đến toàn ngành hàng hải hoặc ngành vận tải Container,chưa đi sâu nghiên cứu khả năng vận chuyển của đội tàu hàng khô của các công tyvận tải biển ở Hải Phòng
Liên quan đến đội tàu dầu Việt Nam, có một số tác giả đã viết, cụ thể: Liênquan đến đội tàu dầu Việt Nam, có một số tác giả đã viết, cụ thể:
- Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả khai thácđội tàu của Cty CP Vận tải biển Vinaship”- Ths Trịnh Thanh Tùng, NGHD: TSNguyễn Hữu Hùng (năm 2012) Trong luận văn, tác giả đã nêu được một số thựctrạng của đội tàu hàng khô của công ty vận tải biển Vinaship, nhưng tập trung vàokhía cạnh khai thác đội tàu, chứ chưa đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng và tăngcường khả năng vận chuyển
- Ngoài ra còn nhiều đề tài thạc sỹ, bài báo khoa học có liên quan đến độitàu hàng khô của các công ty riêng lẻ đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòngnhưng chưa có bất kể công trình nào tổng hợp về tất cả đội tàu hàng khô của cáccông ty trên địa bàn
Tác giả cũng đã tìm hiểu danh mục các luận án tiến sĩ đã được công bố tuynhiên chưa thấy một luận án nào nghiên cứu sâu về đội tàu hàng khô và các giảipháp tăng cường khả năng vận chuyển của tàu hàng khô Chỉ có một số luận án cótìm hiểu sơ bộ về đội tàu hàng khô trong cơ cấu đội tàu biển để đưa ra những đánhgiá chung về tính hình phát triển đội tàu quốc gia
Ngoài ra, nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước còn
có những bộ phận chuyên nghiên cứu về đội tàu biển Việt Nam, như Cục đăngkiểm Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam,Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Trang 11Như vậy, liên quan đến đội tàu hàng khô cũng có các công trình nghiên cứunhưng chưa đề cập rõ nét đến các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tăng năngkhả năng vận chuyển cho đội tàu hàng khô đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.Bên cạnh đó, các số liệu đề cập đã không còn tính thời sự vì thời điểm công bố cáccông trình đã rất lâu, trong khi tình hình đội tàu hàng khô thế giới và Việt Namcũng như các điều kiện kinh tế xá hội khác đã thay đổi rất nhiều.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng cường khảnăng vận chuyển tàu hàng khô của các công ty vận tải biển đóng trên địa bàn thànhphố Hải Phòng giai đoạn 2020-2030 là một trong những vấn đề nóng bỏng, mangtính chiến lược của ngành vận tải biển Việt Nam Tuy nhiên, đứng dưới góc độphân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể thì chưa có công trìnhnghiên cứu nào làm rõ Đây cũng là một hướng mới để tác giả phân tích làm rõhơn
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG KHÔ 2.1 Khái niệm và phân loại hàng khô.
2.1.1 Khái niệm
Khái niệm hàng hóa: Tất cả nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm mà vận tải nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển giao ởtrạm nhận được gọi là hàng hóa
Khái niệm hàng khô:
H
àng rời trong vận tải biển
Thuật ngữ ‘hàng rời’ có thể gây bối rối nếu các khía cạnh kinh tế và tự nhiêncủa vận chuyển hàng rời không được phân biệt hợp lý Đôi khi thuật ngữ ‘rời’(Bulk) được sử dụng để mô tả hàng hóa như dầu thô, ngũ cốc, quặng sắt và than
mà đặc tính vật chất thuần nhất của nó thích hợp để làm hàng và vận chuyển hàngrời Định nghĩa này được sử dụng bởi Liên Hiệp Quốc để phân loại hàng hoá trong
"Nghiên cứu vận chuyển bằng đường biển" Một định nghĩa khác về "hàng rời" tậptrung vào tính kinh tế vận chuyển và sử dụng thuật ngữ này để nói về đến bất kỳloại hàng hoá nào được vận chuyển với số lượng lớn, thường là nguyên tàu, đểgiảm chi phí vận chuyển
Theo định nghĩa này các hàng hoá như thịt đông lạnh, chuối ướp lạnh, ô tô,gia súc sống và gỗ đều được coi như hàng rời bởi vì chúng được chuyên chởnguyên tàu Do nhiều loại hàng này không xếp được một cách dễ dàng trong tàuhàng rời, dẫn đến kết quả là các tàu chuyên dụng ra đời Cả hai định nghĩa đều nêumột yếu tố quan trọng của hàng rời Định nghĩa đầu tiên nhấn mạnh các đặc tínhlàm hàng tự thân của hàng rời, định nghĩa thứ hai ghi nhận quá trình vận chuyểnvới khối lượng lớn Cả hai nghĩa đều đúng trong phạm vi liên quan đến thuật ngữ
đó Chúng ta quan tâm hơn tới tính kinh tế của hàng rời Vì vậv chúng ta coi hàngrời như là bất kỳ loại hàng nào được chuyên chở bằng đường biển với số lượng lớn
để giảm chi phí đơn vị Định nghĩa này giúp tập trung sự chú ý vào các mục đíchcuối cùng là giảm chi phí, bằng việc tìm ra các phương pháp làm hàng và loại tàuđược sử dụng thích hợp
Trang 13Hình 2.1 Các thành phần trong vận tải hàng rời.
Trên quan điểm vận tải, có bốn đặc điểm chính của hàng hóa phù hợp khi vậnchuyển rời, bao gồm:
- Khối lượng hàng: Khối lượng lớn, đảm bảo tính kinh tế cho tàu;
Hàng rời khô (Dry bulk cargo)
Trang 14Hàng cùng một loại (đồng loại) được bốc lên tàu trong tình trạng không đóngtrong bao bì, như hàng dạng hạt, ngũ cốc, quặng… Hàng được vận chuyển trongtrạng thái này (để rời) gọi là “in bulk” Dịch vụ vận chuyển hàng rời thường đượcthực hiện bằng những tàu biển có thiết kế riêng, thích hợp với từng loại hàng, màkhông sử dụng tàu biển chuyên tuyến với lịch trình đã định (regularly scheduledbasis) Hàng rời khô được bốc và dỡ bằng cần cẩu có gầu ngoạm hoặc bằng bơm(pump)
2.1.2 Phân loại hàng khô
Phụ thuộc vào mục đích khác nhau, người ta có các cách phân loại hàng hóanhư sau:
- Theo nguồn gốc tạo thành được phân làm 2 loại:
+ Hàng hóa là sản phẩm của công nghiệp
+ Hàng hóa là sản phẩm của nông nghiệp
- Theo ý nghĩa xã hội chia làm 2 loại:
+ Hàng hóa theo yêu cầu chung của xã hội
+ Hàng hóa là sản phẩm của công nghiệp
- Theo phương pháp và kỹ thuật bảo quản gồm 3 nhóm:
+ Hàng quý, đắt, dễ hỏng do ẩm ướt và do thay đổi của nhiệt độ,những loại này được bảo quản trong kho kín
+ Hàng dễ hỏng do ẩm ướt nhưng không bị ảnh hưởng của nhiệt độ,những loại này được bảo quản trong kho có mái che
+ Hàng không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh được bảoquản ngoài bãi
- Theo tính chất hàng hóa được chia thành 2 loại:
Trang 15+ Hàng đặc biệt.
2.1.3 Lượng hàng khô xuất nhập khẩu qua các cảng biển khu vực Hải Phòng.
2.1.3.1 Giới thiệu chung về khu vực cảng Hải Phòng
Theo quyết định 31/2010/QĐ-BGTVT về công bố vùng nước cảng thuộc địaphận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của cảng vụ thì vùng nước cảngbiển thuộc địa phận Hải Phòng bao gồm: Công ty CP Luyện thép Sông Đà, LêQuốc, Vật Cách, Nam Ninh, Duy Linh, Công ty CP Vận tải và cung ứng xăng dầu,Công ty CP CNTT và XD Hồng Bàng, Lilama Hải Phòng, Khí hóa lỏng ThăngLong, Công ty CP hóa dầu Quân đội, Công ty CP Sông Đà 12, Thượng Lý, Tổngcông ty CNTT Bạch Đằng, Hải Phòng, Cá Hạ Long, Cơ khí Hạ long, Gas Đài Hải,Cửa Cấm, Thủy Sản II, Công ty CP cảng Nam Hải, Đoạn Xá, Transvina, HảiĐăng, Container Việt Nam, Container Chùa Vẽ, Total Gas Hải Phòng, Đông Hải,Thiết bị vật tư Chùa Vẽ, K99, Công ty 128, Biên Phòng, Cảnh sát biển, Xăng dầuPetec Hải Phòng, Công ty 189, Xăng dầu Đình Vũ (19-9), PTSC Đình Vũ, Đầu tư vàphát triển cảng Đình Vũ, Tổng hợp Đình Vũ, Liên doanh phát triển Đình Vũ, DAPĐình Vũ, Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines - Đông Đô, Tổng Công tyCNTT Nam Triệu, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, Caltex, Tổng công ty CNTTPhà Rừng
Trang 16Bảng 2.1: Sản lượng hàng khô thông qua khu vực Cảng Hải Phòng từ năm
(Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam)
2.1.3.2 Tổng lượng hàng khô thông qua khu vực Cảng Hải Phòng giai đoạn 2000 -2014
Theo số liệu của Cảng vụ, ta có bảng số liệu thống kê về lượng hàng khôthông qua khu vực Cảng Hải Phòng theo đơn vị tấn giai đoạn 2000 – 2014 haybiểu diễn qua đồ thị sau
Trang 17Sản lượng hàng khô thông qua cảng Hải Phòng
0 5000000 10000000
Nhận xét chung: Từ bảng số liệu ta nhận thấy, sản lượng khô thông qua
khu vực Cảng Hải Phòng năm 2014 đạt 39,8 triệu tấn Nhìn chung lượng hàng khôqua cảng tăng nhanh dần đều với tốc độ tăng bình quân là 23%
2.1.3.3 Tình hình lượng hàng khô thông qua khu vực cảng Hải Phòng theo chiều hàng
Theo số liệu của Cục Hàng Hải, ta có bảng số liệu thống kê về lượng hàngkhô thông qua khu vực Cảng Hải Phòng theo chiều hàng khác nhau giai đoạn
2000 – 2014 theo đơn vị tấn hay biểu diễn qua đồ thị sau:
Biểu đồ hàng khô qua cảng HP theo chiều hàng
0 5000000
Trang 18Nhận xét chung: Từ hai bảng số liệu ta nhận thấy, sản lượng khô thông qua
khu vực cảng Hải Phòng theo cả ba chiều xuất, nhập và nội địa đều có xu hướngtăng, trong đó lượng hàng thông qua cảng theo chiều nhập lớn hơn hai chiều cònlại (chiều nhâp và nội địa theo đơn vị tấn gần xấp xỉ nhau còn theo đơn vị TEU thìchiều xuất gần giống chiều nhập)
2.2 Doanh nghiệp vận tải đường biển.
2.2.1 Khái niệm.
Theo luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi năm 2014 thì doanh nghiệp đượcđịnh nghĩa như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Doanh nghiệp vận tải biển là một tổ chức kinh tế có tên riêng, tập hợp cán
bộ công nhân viên – sỹ quan thuyền viên, phương tiện vận tải biển, máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh vận tải biển, đại lý – môi giới hàng hải, bốc xếp hàng hóa, cho thuê bếnbãi theo đăng ký ngành nghề kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi Trong cơ chếthị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải phát huy tính tự chủ cao,tính năng động, tính sáng tạo luôn luôn phấn đấu để nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp luôn là mục tiêu cơ bản trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp
Theo Điều 11, 12 và 13 của bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2006:
- Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trênbiển
- Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biểnquốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quanlãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch ViệtNam
Trang 19- Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.
Doanh nghiệp vận tải biển thuộc ngành vận tải có chức năng dịch chuyểnđối tượng vận tải hàng hoá và hành khách từ nơi này đến nơi khác bằng phươngtiện tàu biển Nó tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá, phục vụ vận chuyển hàng hoá
và hành khách trong và ngoài nước Vận tải biển có vai trò và ý nghĩa to lớn trongnền kinh tế quốc dân, trong giao lưu quốc tế, phục vụ cho sự phát triển kinh tế đấtnước Doanh nghiệp vận tải lấy chức năng cơ bản, thu nhập chủ yếu dựa vào cướcphí vận tải hàng hoá và hành khách
2.2.2 Phân loại và đặc điểm doanh nghiệp vận tải biển.
2.2.2.1 Phân loại doanh nghiệp vận tải biển.
Theo luật doanh nghiệp 2005 sửa đồi năm 2014, hiện nay có 5 loại hìnhdoanh nghiệp chính:
- Doanh nghiệp tư nhân
5 Chuyển quyền sở hữu
1 Doanh nghiệp tư nhân:
Trang 20– Chủ doanh nghiệp: là một cá nhân làm chủ; mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân
– Tư cách pháp lý: Chủ DNTN có tư cách thể nhân có nghĩa là không phânbiệt giữa tư cách của DN và tư cách chủ DN có nghĩa là người chịu trách nhiệmcuối cùng vẫn là ông chủ tư nhân cho dù ông có thuê giám đốc ngoài
– Giới hạn trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn.Trong trường hợp phá sản nếu vốn doanh nghiệp không trả được hết thì DN mangtài sản sở hữu cá nhân ra trả tiếp
– Cách thức huy động vốn của DN: Do chủ DN tự đăng ký bằng tài sản của
cá nhân mình; DN tư nhân không được huy động vốn trên sàn chứng khoán; cũng
có nghĩa là không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào
– Chuyển quyền sở hữu: có quyền bán DN nhưng kể cả sau khi bán thì chủ
DN vẫn phải có trách nhiệm với khoản nợ của DN trừ khi có thỏa thuận khác vớingười mua
2 Công ty hợp danh:
– Chủ doanh nghiệp: Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung củacông ty; và có thể có thêm thành viên góp vốn Thành viên hợp danh không đượcthành lập công ty tư nhân hay công ty hợp danh khác
– Tư cách pháp lý: Có tư cách thể nhân (hay tự nhiên nhân) tương tự như
Trang 21– Chuyển quyền sở hữu: Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng vốn.Thành viên hợp danh không được chuyển vốn cho cá nhân hay công ty khác nếukhông được sự đồng ý của thành viên hợp danh còn lại.
Thông thường thì các công ty hợp danh là các công ty cần chứng chỉ hànhnghề như công ty luật, khám chữa bệnh,…nhằm gia tăng khả năng liên kết lâu dài.Những thành viên hợp danh là những người cùng làm nghề đó ví dụ như ngườichuyên về luật không thể kết hợp với bác sỹ tai mũi họng được
3 Công ty TNHH một thành viên
– Chủ doanh nghiệp: do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu
– Tư cách pháp lý: Có tư cách pháp nhân Tư cách pháp nhân được giải thíchtại điều 84 bộ luật dân sự 2005 Có nghĩa là nó tách biệt giữa tài sản của chủ sởhữu và tài sản của doanh nghiệp ra Còn doanh nghiệp tư nhân thì không phân biệt
vì chủ DN tư nhân vẫn chịu trách nhiệm tới cả tài sản của mình Vì vậy DN tưnhân có tư cách thể nhân chứ không có tư cách pháp nhân
– Giới hạn trách nhiệm: có trách nhiệm trong số vốn mình góp, thế nên mớigọi là trách nhiệm hữu hạn
– Cách thức huy động vốn: Không được quyền phát hành cổ phần
– Chuyển quyền sở hữu: Trong trường hợp chuyển một phần vốn điều lệ cho
tổ chức, cá nhân khác thì phải chuyển đổi loại hình DN sang Công ty TNHH haithành viên trở lên Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty khôngthanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
4 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Chủ doanh nghiệp: Là tổ chức hay cá nhân; số lượng thành viên từ 2 tới50
Trang 22– Tư cách pháp lý: tư cách pháp nhân Người quản lý doanh nghiệp là ngườiđại diện theo pháp luật của công ty
– Giới hạn trách nhiệm: Trong số vốn cam kết góp vào DN
– Cách thức huy động vốn: Không được phát hành cổ phần mà chỉ được mờithêm thành viên tham gia vốn vào
– Chuyển quyền sở hữu: Thành viên góp vốn được góp thêm vốn, chuyểnnhượng, để thừa kế, tặng Trong trường hợp chuyển nhượng thì phải ưu tiên chocác thành viên góp vốn khác sau đó mới là người ngoài
– Tư cách pháp lý: Có tư cách pháp nhân
– Giới hạn trách nhiệm: Trách nhiệm trên số vốn mình góp
– Cách thức huy động vốn: có quyền phát hành chứng khoán để huy độngvốn
– Chuyển quyền sở hữu: Tùy vào việc cổ phần thuộc loại gì mà có thểchuyển nhượng tự do hay là có giới hạn trong những điều kiện nhất định
Trong thời gian qua Thành phố Hải Phòng đã có những cơ chế chính sáchkhuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải biển phát triển, mở rộng cả về sốlượng và chất lượng Ngoài ra còn chú trọng đẩy nhanh cơ cấu lại ngành vận tảibiển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, tăngkhả năng cạnh tranh đối với các nước trong khu vực và trên thế giới Mặc dù doanh
Trang 23nghiệp vận tải biển ở Hải Phòng có số lượng khá khiêm tốn so với số lượng cácdoanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nhưng các doanh nghiệp này chiếm vị tríquan trọng trong sự phát triển về kinh tế xã hội đối với thành phố cảng.
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp vận tải biển tại Hải Phòng
- Đặc điểm thứ nhất trong hoạt động của Công ty vận tải biển là mang tính
phục vụ Vận tải biển là một bộ phận của ngành sản xuất vận tải, do đó cũng giốngnhư các ngành sản xuất vận tải khác, vận tải biển không chỉ phục vụ trong phạm visản xuất (vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm) mà còn cả trong khâu lưuthông phân phối, thiếu vận tải thì sản xuất xã hội sẽ không hoạt động được, hoạtđộng vận tải được coi là mạch máu lưu thông của nền kinh tế quốc dân Khả năngvận tải là cơ sở ràng buộc sự phát triển của các ngành khác Không phát triển vậntải thì không thể phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh
tế khác
- Đặc điểm thứ hai của vận tải biển là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu
thụ Kết quả của sản xuất vận tải biển chỉ là việc di chuyển người và hàng hoá từnơi này đến nơi khác Hoạt động này gắn liền sản xuất và tiêu thụ Tính thống nhất
Trang 24giữa sản xuất và tiêu thụ được xét trên 3 mặt: Thời gian, không gian và quy mô.Đặc điểm này của vận tải biển càng thể hiện đặc tính phục vụ của nó Kết quả củaquá trình sản xuất vận tải không tạo nên sản phẩm hàng hoá mới mà chỉ làm tăngthêm giá trị của hàng hoá hoặc thoả mãn nhu cầu đi lại của hành khách Vì vậy cóthể nói quá trình sản xuất vận tải là quá trình tiếp tục quá trình quá trình sản xuấttrong phạm vi lưu thông.
- Vận tải biển là hoạt động không có sản xuất dự trữ Khác với các ngành
sản xuất vật chất khác, do sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải biển là đồng thờinên không có sản xuất dự trữ Điều này dẫn đến hệ quả là sản xuất vận tải biểnnhất thiết phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu vận tải ngay cả ở thời kỳlớn nhất
- Vận tải biển không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ, tức
là không có các hoạt động thuộc khâu lưu thông phân phối như kiểm tra chất lượngsản phẩm, phân loại, đánh giá sản phẩm
- Cuối cùng vận tải biển là một hoạt động phức tạp bao gồm nhiều khâu,
nhiều công đoạn hợp thành Ngoài hai khâu chính là vận chuyển và xếp dỡ còn cónhiều hoạt động khác như tổ chức Marketing, khai thác tìm kiếm thị trường, giaonhận, bảo quản, đóng gói, cân đo, xuất nhập, đại lý, môi giới, phục vụ sửa chữa,thuê phương tiện Vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa vận tải và chủhàng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện từng thao tác trong quá trình vận chuyển,giảm giá thành và tăng lợi nhuận Sự phối hợp đạt được hiệu quả cao nhất khi xâydựng được qui trình công nghệ thống nhất
Thực tiễn trên thế giới cho thấy các quốc gia đều có thể xây dựng và pháttriển đội tàu vận tải biển thuộc các loại hình sở hữu khác nhau để tiến hành vậnchuyển hàng hoá, hành khách cho quốc gia mình hay đi chở thuê cho nước ngoàivới mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ cho đất nước Hình thức
sở hữu tàu, hình thức tổ chức phương thức kinh doanh tàu rất khác nhau tại cácquốc gia khác nhau Sự khác nhau này là do hệ thống pháp luật và điều kiện địa lý,
tự nhiên của quốc gia đó quyết định Tuy có sự khác nhau nhưng vì kinh doanh
Trang 25khai thác tàu vận tải biển mang tính quốc tế cao nên có những đặc điểm chung củasản phẩm kinh doanh khai thác tàu mang tính toàn cầu, phạm vi sản xuất rộng, quátrình sản xuất kinh doanh liên quan đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc giariêng rẽ và chịu sự chi phối của các Công ước quốc tế có liên quan.
Tư liệu sản xuất chính của doanh nghiệp vận tải biển là tàu biển, còn hànghoá là đối tượng dịch chuyển trong không gian Có rất nhiều loại tàu thuỷ phânchia theo mục đích khai thác như: Loại tàu dùng vào mục đích hoạt động kinh tế,loại tàu dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, loại tàu dùng vào hoạt động thểdục thể thao, loại tàu dùng vào các công việc đặc biệt của Nhà nước, loại tàu dùngvào mục đích bảo vệ biên giới an ninh Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vận tảibiển là loại tàu dùng vào các công việc của hoạt động kinh tế Như vậy đội tàu vậntải biển là tập hợp tất cả tàu biển dùng cho việc khai thác - kinh doanh vận chuyểnhàng hoá, làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân thông qua việc bán sảnphẩm phục vụ của mình
Nếu phân chia theo đối tượng vận chuyển thì tàu biển được chia thành 3loại: Tàu chở hàng, tàu chở khách và tàu vừa chở hàng vừa chở khách
Phân chia theo hình thức vận chuyển, tàu biển được chia thành tàu chạychuyên tuyến (tàu chuyến) và tàu chạy không chuyên tuyến (tàu chợ) Hình thứckhai thác tàu chuyến có ưu điểm là linh hoạt, thích hợp với vận chuyển hàng hoákhông thường xuyên và hàng hoá xuất nhập khẩu, tận dụng hết trọng tải tàu trongtừng chuyến đi Hình thức này thích hợp với những nước đang phát triển, kém pháttriển, đội tàu vận tải biển nhỏ bé, hệ thống cảng biển chưa phát triển Vận tải tàuchợ là hình thức phát triển cao hơn và hoàn thiện hơn Đặc trưng quan trọng của nó
là tàu hoạt động cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định, theo lịch vận hànhcông bố từ trước
Căn cứ theo loại hàng vận chuyển, tàu biển được chia thành: Tàu chở hàngrời, tàu chở hàng bách hoá, tàu chở hàng lỏng, tàu container
Theo quan điểm khai thác, tàu biển được chia thành: Tàu thông dụng và tàuchuyên dụng
Trang 26- Tàu thông dụng là loại tàu có đặc trưng kỹ thuật phù hợp với việc chuyênchở một loại hàng hoặc một nhóm hàng bất kỳ
- Tàu chuyên dụng là loại tàu có đặc trưng kỹ thuật chỉ phù hợp cho việcchuyên chở một loại hàng hoặc một loại nhóm hàng nào đó với mục đích làm tăngkhả năng vận chuyển của tàu và đội tàu Loại tàu này đòi hỏi phải có cảng chuyêndụng, kho và bến bãi chuyên dụng Một số loại tàu chuyên dụng như tàu dầu, tàuđông lạnh, tàu chở khí đốt, tàu container
2.2.2.3 Đặc điểm của khai thác tàu chuyến.
* Đặc điểm của khai thác tàu chuyến:
Khai thác tàu chuyến là hình thức khai thác tàu có các đặc điểm sau:
Số lượng hàng hoá và loại hàng hoá, thời gian khởi hành, số lượng cảng ghéqua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể củatừng chuyến đi
Sau khi tàu hoàn thành một chuyến đi thì không nhất thiết tàu lại hoạt độngtrên tuyến đường của chuyến đi trước
Hình thức vận tải của tàu chuyến phục vụ cho các nhu cầu không thườngxuyên Vì vậy loại tàu dùng cho khai thác tàu chuyến là một loại tàu hàng khô tổnghợp, chở được nhiều loại hàng hoá khác nhau Lịch vận hành của tàu không đượccông bố từ trước Giá cước vận tải biến đổi theo quan hệ cung cầu của thị trườngthuê tàu Trọng tải tàu trong hình thức khai thác tàu chuyến thường là vừa và nhỏ
Đặc trưng cơ bản trong ngành vận tải biển hiện nay là ngoài những chuyếntàu thường xuyên được tổ chức theo hình thức khai thác tàu chợ có những lượnghàng hoá không lớn vẫn xuất hiện trên thị trường vận tải Vì vậy hình thức vận tảitàu chuyến rất phù hợp đối với những nước đang phát triển, kém phát triển, đội tàuVTB nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển
Ưu điểm của hình thức khai thác tàu chuyến là linh hoạt, thích hợp với việcchuyển hàng hoá không thường xuyên và hàng hoá xuất nhập khẩu, tận dụng đượchết trọng tải của tàu lúc chở hàng trong từng chuyến đi có hàng Nếu tổ chức tìm
Trang 27hàng tốt thì hình thức khai thác tàu chuyến là hình thức khai thác có hiệu quảkhông kém gì hình thức khai thác tàu chợ.
Nhược điểm chính của hình thức khai thác tàu chuyến là khó tổ chức, khóphối hợp giữa tàu và cảng Vì vậy nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả khai thác tàuchuyến thấp Giá cước vận tải tàu chuyến thấp hơn so với tàu chợ Tốc độ của tàuchuyến thường thấp hơn tàu chợ vì vậy thời gian đưa hàng từ nơi xếp đến nơi dỡthường lâu hơn so với tàu chợ
* Phân loại chuyến đi của tàu chuyến:
Trong khai thác tàu thì chuyến đi là một quá trình sản xuất cơ bản nhất.Ngoài ra các chuyến đi của tàu chuyến còn phân thành các loại sau:
- Chuyến đi theo chỉ thị của cấp trên
- Chuyến đi khảo sát (thí nghiệm)
- Chuyến đi chuyên dùng (chở hàng siêu trường, siêu trọng)
- Chuyến đi ngoại thương phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hoá
- Chuyến đi chở thuê giữa các cảng nước ngoài
* Tổ chức các chuyến đi của tàu chuyến.
Các chuyến đi của tàu chuyến thông thường được thực hiện trên cơ sở cáchợp đồng thuê tàu đã được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu (người thuê tàu cóthể thuê trực tiếp hoặc phải thông qua môi giới) Nhưng để cho hợp đồng cho thuêtàu được ký kết thì chủ tàu phải tiến hành thu thập các nhu cầu của những ngườithuê tàu và tiến hành cân đối khả năng, tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của từngyêu cầu nếu có lãi hay lỗ chấp nhận được thì sẽ tìm cách để cho hợp đồng thuê tàuđược ký kết Nếu hợp đồng thuê tàu đã được ký kết thì chủ tàu phải có trách nhiệmthực hiện các điều khoản đã quy định trong hợp đồng thuê tàu Nghĩa vụ của ngườivận chuyển thường được quy định trong hợp đồng thuê tàu, nói chung các nghĩa vụkhông khác xa với các quy định trong các công ước quốc tế về vận chuyển hànghoá bằng đường biển
Trong thực tiễn khai thác tàu hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hợp đồngthuê tàu chuyến nhưng thông dụng hơn cả là mẫu thuê tàu chuyến GENCON do
Trang 28hiệp hội hàng hải Ban Tích và Quốc tế soạn thảo lần đầu tiên vào năm 1922 Từ đóđến nay đã qua nhiều lần sửa đổi mẫu hợp đồng thuê tàu GENCON nhưng nộidung cơ bản hầu như không thay đổi mấy
Trong hình thức khai thác tàu chuyến do loại hàng, khối lượng hàng, tuyếnđường vận chuyển không cố định nên việc tìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển lànhiệm vụ hết sức quan trọng của những người quản lý và khai thác tàu VTB Việctìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển phụ thuộc vào thị trường thuê tàu chuyếntrong nước, trong khu vực và trên thế giới Trong trường hợp “thừa tàu nhưng thiếuhàng” thì chủ tàu phải chủ động tìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển Việc tìmkiếm nguồn hàng của chủ tàu ở các cảng nước ngoài có thể do đại diện của chủ tàu,đại lý của chủ tàu và có thể thông qua môi giới hàng hải tại đó Trong trường hợp
“thiếu tàu nhưng thừa hàng” thì chủ hàng phải chủ động tìm chủ tàu để thuê tàu.Việc gặp chủ tàu có thể thực hiện theo ba cách: gặp trực tiếp, thông qua đại lý haythông qua môi giới Hàng hải
Trình tự tổ chức một chuyến đi cho tàu chuyến được thực hiện qua các bướcsau đây :
- Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất phương án bố trí tàu có thể
- Lập sơ đồ luồng tàu và sơ đồ công nghệ chuyến đi
- Lựa chọn chỉ tiêu hiệu quả và tính toán chỉ tiêu hiệu quả cho từng phươngán
- Lập kế hoạch tác nghiệp cho chuyến đi và dự tính kết quả kinh doanh chochuyến đi
* Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất phương án bố trí tàu chuyến:
Khi đã thu thập được các nhu cầu thuê tàu chủ tàu phải đề xuất các phương
án bố trí tàu chuyến theo các yêu cầu vận chuyển Những nguyên tắc lựa chọn tàuvận chuyển để đề xuất các phương án bố trí tàu là:
Đặc trưng khai thác kĩ thuật của tàu phải phù hợp với đặc tính vận tải củahàng hóa
Trang 29Trọng tải thực chở của tàu không được nhỏ hơn trọng lượng hàng hoá yêucầu vận chuyển (Q x D t)
Tàu phải có đủ thời gian để nhận hàng đúng yêu cầu của người thuê tàu Tức
là ta phải có bất đẳng thức sau:
T tudo [T ck] T tt Tmaxlaycan
(2.1)Trong đó:
Tmax : Thời hạn cuối cùng tàu phải có mặt để làm hàng, [ngày]
Dựa trên các nguyên tác trình bày ở trên chủ tàu đề xuất các phương án bốtrí tàu Phương án bố trí tàu là phương án điều tàu của chủ tàu để thoả mãn mọinhu cầu của người thuê tàu nhưng chưa để ý gì đến lợi ích của chủ tàu (người cótàu cho thuê) Người ta còn gọi là phương án khả dĩ hay phương án bố trí tàu cóthể
Trong số các phương án chủ tàu phải chọn lấy một phương án bố trí tàu cólợi để làm cơ sở cho việc ký kết các hợp đồng cho thuê tàu Phương án bố trí tàu cólợi là phương án bố trí tàu thoả mãn mọi yêu cầu của người thuê tàu mặt khác nócũng thoả mãn tiêu chuẩn tối ưu trong một số phương án đề xuất (phương án tối ưu
bộ phận)
* Lập sơ đồ luồng hàng, sơ đồ luồng tàu và sơ đồ công nghệ chuyến đi.
Khi một hoặc nhiều nhu cầu vận chuyển xuất hiện (thể hiện ở các đơn chàohàng của người thuê tàu hay các lô hàng mà chủ tàu tìm kiếm được), người khaithác tàu căn cứ vào khối lượng, cự ly giữa cảng xếp và cảng dỡ của từng lô hàng
để lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ luồng tàu Luồng tàu là cơ sở chọn tàu thực hiện
Trang 30chuyến đi Sơ đồ công nghệ chuyến đi là cơ sở để xác định chi phí thời gian và chiphí khai thác cho chuyến đi.
* Tàu và hàng trong vận tải tàu chuyến
Hiện nay, hình thức khai thác tàu chuyến là hình thức khai thác tàu phổ biến
và được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới Nhìn chung, các tàu chuyếnthường có tốc độ thấp, cỡ trọng tải khác nhau tuỳ thuộc vào tuyến hoạt động vànguồn hàng trên tuyến Tàu chuyến hoạt động trên một phạm vi không gian rộnglớn, vận chuyển giữa các khu vực địa lý khác nhau phụ thuộc vào hợp đồng thuêtàu, các tàu hoạt động độc lập và không cần có tàu cùng kiểu dự trữ để thay thế khicần thiết (Có thể hủy hợp đồng vận chuyển nếu xét thấy tàu không đến kịpLaycan) Tàu vận tải chuyến thường là những loại như sau:
Trang 31Bảng 2.3 Phân loại và đặc điểm của tàu hàng khô
1 Tàu hàng bách hoá
(General cargo ship)
- Vận chuyển hàng hoá công nghiệp, có bao bì, giátrị hàng tương đối cao
- Ngày càng giảm dần về số lượng, chỉ còn khoảngtrên 3 triệu DWT vì không thích hợp với xu thếphát triển của công nghệ tải biển hiện đại
2 Tàu hàng tổng hợp
(MPP)
- Giống tàu hàng bách hoá nhưng có ít hầm hàng, íttầng boong hơn
- Có thể chở được cả hàng rời và hàng có bao gói
3 Tàu hàng rời khô
4 Tàu kết hợp
(Combined carrier)
- Chở hai hoặc nhiều loại hàng
- Có thể đạt tới 150.000 DWT, tốc độ từ 14 - 16Knots và chuyên vận chuyển các loại hàng như:Quặng, than, ngũ cốc, phốt phát, dầu mỏ
(Nguồn: Ship Operations and Management)
Hàng hóa trong vận tải tàu chuyến rất đa dạng về chủng loại và nhu cầuhàng hóa trong thị trường vận tải tàu chuyến sẽ thay đổi theo thời gian và khônggian Hàng vận tải chuyến được phân thành những loại sau:
Bảng 2.4 Hàng hóa và thị trường vận chuyển của tàu hàng khô
STT LOẠI
HÀNG
MẶT HÀNG
biển)Than
Úc, Trung Quốc, Nam Phi
-EU, Nhật Bản và Indonesia,
Colombia, NgaBô- xít nhôm Úc Tây Phi - EU, Đông Âu, Mỹ
Trang 32QuặngPhốt phát
Trung Đông, Châu Phi - Viễn
Đông
Ngũ cốc
Bắc Mỹ, Đông Nam Mỹ, Ấn
Độ, Brazil, Úc - Nhật Bản, HànQuốc, EU, Nga, Trung Quốc,
Lâm sản Úc, Newziland, Indonesia
-Viễn ĐôngPhân hoá học,
nông sản
Brazil, Úc, Thái Lan, VN châu Phi, các nước Thái Bình
-Dương
(Nguồn: Ship Operations and Management)
* Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu và tính toán các phương án:
Tiêu chuẩn tối ưu trong bài toán lựa chọn tàu vận chuyển trong hình thức tàuchuyến thường là một trong số những chỉ tiêu kinh tế sau đây:
1
1
n
i m
* So sánh chỉ tiêu hiệu quả và chọn phương án có lợi:
Phương án có lợi là phương án có Fmax (F’max, Cmin)
Trường hợp F k F( k 1 ) người ta phải tính thêm chỉ tiêu phụ khác: Năng suấtngoại tệ, giá thành ngoại tệ (ST) hơn là xét đến các yếu tố của các chuyến đi
* Lập kế hoạch tác nghiệp:
Sau khi đã lựa chọn phương án có lợi và hợp đồng thuê tàu đã được ký kếtthì chủ tàu có thể tổ chức việc thực hiện hợp đồng tức là lập kế hoạch tác nghiệpchuyến đi cho các tàu Kế hoạch tác nghiệp chuyến đi là kế hoạch chi tiết từngthành phần thời gian trong chuyến đi cho tàu Các thành phần thời gian này được
Trang 33xác định dựa vào định mức về chất tải, hao phí thời gian Định mức chất tải dựavào sơ đồ xếp hàng.
2.2.2.4 Tổ chức khai thác tàu định tuyến (Liner)
Khái niệm và đặc điểm khai thác tàu định tuyến
Vận tải tàu định tuyến (Tàu chợ) là hình thức tổ chức vận tải mà người khaithác tàu sẽ tổ chức chạy tàu theo các vòng lặp (Loop) giữa các chuyến đi trên cùngmột tuyến cố định Một con tàu sẽ chuyên chở nhiều loại hàng cho nhiều chủ hàngkhác nhau trên cùng một chuyến đi Theo phương thức vận tải này thì hàng hóacần được chuyên chở phải mang đến tàu (Hàng tìm tàu) Các tàu (Có thể của cácchủ tàu độc lập hoặc tàu nằm trong các công hội hay liên minh) sẽ chạy theo lịchtrình lập và công bố trước, giữa các cảng xác định Do vậy, dịch vụ vận tải tàu địnhtuyến cần có đủ một số lượng các tàu nhằm để duy trì lịch vận hành đã lập sẵn vàquảng bá từ trước Dịch vụ này cần có sự kết nối giữa các tuyến gom hàng (Feede)với các tuyến chính (Liner haul) chạy giữa các cảng trung chuyển quốc tế (Hubport) Vận tải hàng hóa trên các tàu định tuyến hiện nay được xem gần như đồngnghĩa với dịch vụ các tuyến vận tải container, mặc dù không hoàn toàn như vậy
Việc tìm hàng cho tàu thông qua các hợp đồng với các nhà đại lý, ngườigom hàng, nhà cung cấp dịch vụ logistics, người kinh doanh vận tải công cộngkhông có tàu Chính sự phối hợp rộng rãi giữa chủ tàu với nhiều nhà dịch vụ khác
sẽ đảm bảo cho tàu một lượng hàng đủ lớn và là cơ sở để có thể cung cập một dịch
vụ vận tải trọn gói “Door to door”
Giá cước tàu chợ tương đối ổn định, do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra và cướcnày thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ Chủ tàu có quyền lựa chọn đơn vị tínhcước tuỳ theo đặc tính vận tải của hàng (M3, T, chiếc,TEU, khách) Tàu chợ khôngquy định mức xếp/dỡ và thưởng phạt xếp/dỡ với chủ hàng vì trách nhiệm xếp dỡthuộc về chủ tàu Theo đó, chủ tàu sẽ tiếp nhận hàng tại tàu hoặc tại kho bãi củamình và chủ động xếp hàng lên tàu, dỡ hàng ra khỏi tàu tại các cảng trong hànhtrình của tàu Chủ tàu có quyền xếp hàng vào bất kỳ chỗ nào trên tàu sao cho đảm
Trang 34bảo an toàn và tiện lợi khi dỡ trả hàng tại các cảng ghé dọc đường, riêng với tàucontainer thì có thể xếp hàng trên boong;
Vận tải tàu chợ không có hợp đồng thuê tàu mà vận đơn đường biển (Bill ofLoading) sẽ thay thế hợp đồng vận tải Do vậy mọi tranh chấp về hàng đều dựa vàocác quy định của vận đơn để giải quyết Trên vận đơn, điều kiện chuyên chở do cáchãng tàu quy định được in sẵn và phát hành cho người gửi hàng Người thuê vậnchuyển không được phép sửa đổi, bổ sung bất cứ điều gì đã quy định trên vận đơn
Các đặc trưng cơ bản của tuyến vận tải định tuyến
Luồng hàng vận chuyển trên tuyến, là yếu tố đầu tiên và có tính chất quyếtđịnh để hình thành nên một tuyến vận tải liner Nguồn hàng ổn định và tương đốiđồng đều trên cả hai chiều sẽ có lợi cho việc khai thác các tàu có trọng tải lớn Tuynhiên, trong vận tải liner thì nguồn hàng trên chiều thuận có ý nghĩa quyết địnhđến nhiều vấn đề của kinh doanh vận tải
Cự ly của tuyến (Distance) là nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn cỡ tàu vàkhả năng vận chuyển trên tuyến Nếu cự ly giữa các cảng dài thì tàu sẽ kéo dài thờigian chuyến đi, làm cho nhu cầu tàu phải tăng lên và đầu tư tàu cũng tăng lên Đểgiải quyết vấn đề này cần có sự tham gia khai thác của công hội tàu chợ.Số lượngcảng ghé (Port of calls) trong mỗi chuyến là cố định và ảnh hưởng đến thời gianchuyến đi của tàu, chi phí của tàu và vỏ container, ảnh hưởng đến ứ đọng hàng hoátrên đường vận chuyển của chủ hàng Do vậy, việc chọn số lượng cảng ghé trongmỗi chuyến có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế của tuyến và khả năng cạnhtranh thu hút khách hàng trên tuyến
Khoảng khởi hành của tàu trên tuyến, là khoảng thời gian giữa hai lần khởihành liên tiếp của các tàu tại một cảng trên cùng một tuyến Nếu dự định đưa một
cỡ tàu (Dt) vào vận chuyển trên tuyến thì khoảng khởi hành của cỡ tàu đó được xácđịnh như sau:
max
.
ng
T u
Trang 35Tu: Khoảng khởi hành của tàu trên tuyến (Ngày/ 1 tàu khởi hành);
α: Hệ số lợi dụng trọng tải của tàu trên tuyến;
Dt: Trọng tải thực chở hàng của tàu đưa vào khai thác trên tuyến (Tấn,TEU);
Qmax
ng: Khối lượng hàng hóa đến cảng ngày nhiều nhất (T/ngày, TEU/ngày)
Tàu và hàng trong vận tải định tuyến
Hiện nay, trên thế giới thường có các loại tàu vận tải định tuyến như sau:
Bảng 2.5 Các loại tàu vận tải định tuyến
chở
hàng
Tàu hàng báchhoá
Vừa được khai thác theo dạng Tramp vừa để bổsung vào đội tàu Liner trên một số thị trường nhấtđịnh
Tàu container - Hiện đại, chiếm tỷ lệ lớn
- Sức chở 200-14.000 TEU
- Tốc độ rất cao, có thể đạt tới 28 hải lý/giờTàu RO-RO - Có nhiều tầng boong, chuyên chở các loại hàng tự
chạy như ô tô, máy kéo…
-Hiện nay, đạt khoảng 5 triệu DWTTàu chở sà lan - Không được áp dụng rộng rãi
- Hiện nay đạt gần 0,7 triệu DWT, chiếm tỷ lệ rất nhỏTàu hàng đông
lạnh
- Vận chuyển rau, hoa quả …
- Trọng tải nhỏ (Khoảng 15.000 DWT), tốc độ cao(Có thể đạt tới 22 HL/h)
2 Tàu kết hợp (Phà biển)
- Tốc độ thấp
- Các khoang dưới đường nước được bố trí để chứahàng, còn các khoang trên đường nước được bố trí đểchứa khách
Hàng hoá trong vận tải tàu chợ chủ yếu là hàng bách hoá (General cargo)với nhiều chủng loại khác nhau và thường được vận chuyển bằng container
Bảng 2.6 Các loại hàng chủ yếu trong vận tải định tuyến
Trang 36STT LOẠI HÀNG ĐẶC ĐIỂM
1 Hàng lẻ
- Thường là thùng, hòm, kiện, phụ tùng máy móc thiết bị
- Xếp dỡ kết hợp giữa thủ công và cơ giới, có đệm lót vàcách ly hàng hoá
2 Hàng container Là các loại container dùng để chứa các loại hàng khác
Có thể là ô tô, máy kéo hay chassis có chứa hàng trên đó
để vận chuyển bằng tàu biển
5 Sà lan
-Là loại hàng bách hoá đặc biệt được chuyên chở bằngtàu chợ có kết cấu đặc biệt
- Trọng lượng 360-600 T, được chở trên các tàu mẹ
6 Hàng bó kiện Thường là gỗ xẻ đóng kiện, thép ống bó, thép cuộn
Trang 37Bước đầu tiên trong quy trình tổ chức vận tải định tuyến là điều tra luồnghàng Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quyết định có mở tuyếnvận tải liner hay không Những số liệu thu được thường là số liệu thống kê của cáccảng biển, các hãng tàu, của Chính phủ hay các nguồn thông tin dự báo đáng tincậy khác Tiếp theo, hãng tàu sẽ chọn tuyến vận tải và phân bổ tàu trên các tuyến.Trước tiên là chọn cảng ghé để tàu đến làm hàng Sau đó là chọn kiểu tổ chức chạytàu trên tuyến, có thể tổ chức chạy tàu theo kiểu vòng tròn khép kín (Network linerservice) hoặc tổ chức chạy tàu theo kiểu khứ hồi (Rounded trips) Khi đã lựa chọnđược tuyến vận tải, hãng tàu phải xây dựng biểu cước vận tải liner cho các tuyến(Liner freight tariff) Nhờ có biểu cước mà khách hàng lựa chọn được nhà cungcấp dịch vụ vận tải thích hợp cho mình Để đảm bảo tàu thực hiện tốt quá trình vận
chuyển hàng hóa thì người khai thác phải ký các hợp đồng dịch vụ với các cảng,
đại lý cảng biển, thuê kho bãi bảo quản hàng cũng như các công cụ vận tải
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên tuyến linernhư: Đội tàu, cầu bến, hệ thống đại lý phục vụ… thì hãng tàu sẽ công bố mở tuyếnvận tải Theo đó, hãng tàu sẽ công bố tần suất dịch vụ của tuyến và công bố lịchvận hành của các tàu trên tuyến cho các khách hàng biết thông qua các phương tiệntruyền thông đại chúng Nếu trong khai thác tàu chuyến, hai bên sẽ tiến hành ký