1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương pháp arima để dự báo lượng tàu thông qua cảng cát lái theo tháng

84 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 371,88 KB

Nội dung

Khi tiến hành dự báo cầncăn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xuhướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán họcđ

Trang 1

3.3 Số lượng tàu đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ

3.4 Bảng tính ttính toán của chuối dữ liệu số tàu đã

hiệu chỉnh yếu tố mùa3.5 Sai phân bậc 1 của lượng tàu đã hiệu chỉnh

3.6 Bảng tính ttính toán của sai phân bậc 1 của số tàu

đã hiệu chỉnh yếu tố mùa3.7

Bảng tính ttính toán của phần dư chuỗi sai phânbậc 1 của số tàu đã hiệu chỉnh yếu tố mùa của môhình ARIMA(1,1,0)

3.8

Bảng tính ttính toán của phần dư chuỗi sai phânbậc 1 của số tàu đã hiệu chỉnh yếu tố mùa của môhình ARIMA(0,1,1)

3.9

Bảng tính ttính toán của phần dư chuỗi sai phânbậc 1 của số tàu đã hiệu chỉnh yếu tố mùa của môhình ARIMA(1,1,1)

Trang 2

2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động Công ty cổ phần

Cảng Cát lái và chức năng nhiệm vụ các bộ phận

3.1 Đồ thị lượng tàu qua cảng Cát Lái tháng

1-2009 đến 12-2015

3.2 Giản đồ tự tương quan của lượng tàu qua cảng

3.3 Đồ thị lượng tàu qua cảng Cát Lái đã hiệu

chỉnh yếu tố mùa

3.4 Giản đồ tự tương quan của lượng tàu qua cảng

đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ

3.5 Đồ thị sai phân bậc 1 của lượng tàu đã hiệu

chỉnh

3.6 Giản đồ tự tương quan của sai phân bậc 1 của

Trang 3

lượng tàu đã hiệu chỉnh

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

“Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọngđiểm của hệ thống Cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của

Trang 4

tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc Phòng Cảng Cát Lái cách trạm hoatiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m.

Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 06năm 1996 cho đến 2002, diên tích ban đầu khoảng 170,000 mét vuông, gồm 2cầu tàu 150m, khả năng đón tàu với trọng tải trên 20,000 DWT Cùng thời gian

đó Cát Lái kết hợp với thành ph ố xây mở tuyến đường liên tỉnh lộ 25 từ xa lộ

Hà Nội đến phà Cát Lái nhằm thu hút khách hàng

Chuyến tàu đầu tiên cập Cát Lái vào tháng 03/1998 là Nan Ping San củaTrung Quốc, bốc dỡ hơn 5,000 tấn gạo Sau khi chuyển sang khai tháccontainer, chuyến tàu đầu tiên là của Hãng tàu RCL, cập Cát Lái vào tháng 10năm 2002

Năm 2005, khi Cầu Thủ Thiêm hoàn tất xây dựng, Tân Cảng Sài Gònchuyển toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ Cảng Tân Cảng sang CảngCát Lái, từ đó Cát Lái trở thành cảng trọng điểm của khu vực phía Nam.

Hơn thế nữa, việc dự báo luôn tập trung vào dự báo trung hạn và dài hạn

mà không tập trung vào dự báo ngắn hạn về lượng tàu qua Cảng, hay cụ thểthường dự báo lượng tàu thông qua Cảng theo năm mà không tiến hành dựbáo lượng tàu thông qua Cảng theo tháng, dẫn

Trang 5

đến việc điều chỉnh, lên kế hoạch không được sát với thực tế.” (nguồn

: vi.wikipedia.org)

Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương

pháp Arima để dự báo lượng tàu thông qua Cảng Cát Lái theo tháng”.

2.Mục đích nghiên cứu

Đề tài “Sử dụng phương pháp Arima để dự báo lượng tàu thông qua

Cảng Cát Lái theo tháng” nhằm mục đích là sử dụng các phương pháp Arima để dự

báo lượng tàu thông qua Cảng Cát Lái theo tháng

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương phám ARIMA để dự báo lượngTàu qua Cảng Cát Lái

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lượng Tàu qua Cảng Cát Lái theo tháng với

độ dài thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2015

4.Phương pháp nghiên cứu đề tài

Với đề tài này ta dùng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn giải

và quy nạp, các phương pháp định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài đã nghiên cứu và ứng dụng mô hình ARIMA vào dựbáo

Về mặt thực tiễn, đề tài đã ứng dụng các phương pháp ARIMA để dự báolượng tàu qua Cảng Cát Lái theo tháng

Trang 6

CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TRONG NGẮN HẠN VÀ MÔ HÌNH ARIMA

1.1.Những vấn đề cơ bản về dự báo

1.1.1 Khái niệm dự báo

“Dự báo đã được hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 Dự báo làmột khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên

cơ sở phân tích khoa học và các dữ liệu đã thu thập được Khi tiến hành dự báo cầncăn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xuhướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học(định lượng) Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác

về tương lai (định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cốloại trừ những tính chủ quan của người dự báo

Dù định nghĩa như thế nào, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo bàn vềtương lai, nói về tương lai hay dự báo l à việc xác định mức độ hoặc trạng thái củahiện tượng trong tương lai

Như vậy có thể hiểu dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định

đã đề ra trong tương lai”.[8;15]

1.1.2 Phân loại dự báo

“* Căn cứ vào độ dài thời gian (tầm xa) dự báo: có thể phân dự báo thành 4

loại:

- Dự báo dài hạn: “Là những dự báo có khoảng thời gian dự báo tới 15năm, dự báo này thường dùng để dự báo những mục tiêu, chiến lược về kinh tế, chínhtrị, khoa học kỹ thuật trong thời gian dài ở tầm vĩ mô”

- Dự báo trung hạn: “Là những dự báo có thời gian dự báo không quá 5 năm,

dự báo này thường phục vụ cho việc xây dựng những kế hoạch trung hạn về kinh tế,

Trang 7

văn hóa, xã hội… ở tầm vi mô và vĩ mô ”.

- Dự báo ngắn hạn: “Là những dự báo có thời gian dưới 1 năm, loại dự báonày thường dùng để dự báo hoặc lập các kế hoạch kinh tế, văn hóa, xã hội chủ yếu ởtầm vi mô và vĩ mô trong khoảng thời gian ngắn nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạokịp thời”

- Dự báo tác nghiệp: “Là những dự báo có tầm xa dự báo rất ngắn, có thể

là giờ, ngày, tuần, tháng, nhằm mục đích phục vụ cho công tác dịch vụ, sản xuấtngắn hạn”

Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào từng loại hiệntượng để quy định khoảng cách thời gian cho phù hợp với loại hiện tượng đó: ví dụtrong dự báo kinh tế, dự báo dài hạn là những dự báo có tầm dự báo trên 5 năm,nhưng trong dự báo thời tiết, khí tượng học chỉ có một tuần Thang thời gian đối với

dự báo kinh tế dài hơn nhiều so với thang thời gian dự báo thời tiết Vì vậy, thangthời gian có thể đo bằng những đơn vị thích hợp (ví dụ: quý, năm đối với dự báokinh tế và ngày đối với dự báo thời tiết)

* Căn cứ vào nội dung (đối tượng dự báo) : có thể chia dự báo thành dự báo

khoa học, dự báo kinh tế, dự báo xã hội, dự báo tự nhiên, thiên văn học…

- Dự báo khoa học: “Là dự kiến, tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng,trạng thái nào đó có thể hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai Theo nghĩa hẹp hơn,

đó là sự nghiên cứu khoa học về những triển vọng của một hiện tượng nào đó, chủyếu là những đánh giá số lượng và chỉ ra khoảng thời gian mà trong đó hiện tượng

có thể diễn ra những biến đổi”

- Dự báo kinh tế: “Là khoa học dự báo các hiện tượng kinh tế trong tươnglai Dự báo kinh tế được coi là giai đoạn trước của công tác xây dựng chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội và dự án kế hoạch dài hạn; không đặt ra những nhiệm vụ

cụ thể, nhưng chứa đựng những nội dung cần thiết làm căn cứ để xây dựng nhữngnhiệm vụ đó Dự báo kinh tế bao trùm sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước,

có tính

đến sự phát triển của tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế Các kết quả dự

Trang 8

báo kinh tế cho phép hiểu rõ đặc điểm của các điều kiện kinh tế

- xã hội để đặt chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, xây dựng các chươngtrình, kế hoạch phát triển một cách chủ động, đạt hiệu quả cao và vững chắc”

- Dự báo xã hội: “Là một khoa học nghiên cứu những triển vọng cụ thể củamột hiện tượng, một sự biến đổi, một quá trình xã hội, để đưa ra dự báo hay dựđoán về tình hình diễn biến, phát triển của một xã hội”

- Dự báo tự nhiên, thiên văn học như dự báo thời tiết, dự báo thủy văn, dựbáo địa lý, dự báo động đất…

- Dự báo định mức: có đặc điểm là xác định trạng thái mong muốn, mụctiêu, kết quả đạt được trong tương lai Đối tượng của dự báo này là xác định thờigian, cách thức để đạt được các mục tiêu đã đề ra Xét về mặt thời gian, dự báo này

có chiều hướng đi từ tương lai trở về với hiện tại

- Dự báo nghiên cứu: dựa trên cơ sở phát hiện các xu thế thay đổi của đốitượng theo thời gian và kéo dài xu thế đã tìm được sang tương lai

- Dự báo tổng hợp: là sự kết hợp giữa các yếu tố dự báo nghiên cứu và địnhmức có thể cho kết quả xác thực nhất về triển vọng tăng trưởng kinh tế

Dựa theo phương pháp có thể chia dự báo thành các nhóm phương pháp chínhthức và các nhóm không chính thức

Các phương pháp không chính thức phần lớn dựa vào trực giác cảm tính, phụthuộc vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của cá nhân Các phương pháp nàychỉ được sử dụng khi không có đủ thời gian, dữ liệu, và nhất là không được trang bịcác phương pháp chính thức Nói chung các phán đoán cảm tính thường không có độtin cậy cao

Các phương pháp chính thức được sử dụng phổ biến vì có phương pháp luận rõràng Các phương pháp chính thức được chia thành phương pháp dự báo định tính

Trang 9

và dự báo định lượng.

- Các phương pháp định tính: dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của nhữngchuyên viên, những người quản lý và những chuyên gia Phương pháp định tínhthường được sử dụng khi dữ liệu lịch sử không sẵn có hay có nhưng không đầy đủ,hoặc không đáng tin cậy, hoặc những đối tượng dự báo bị ảnh hưởng bởi nhân tốkhông thể lượng hóa được như sự thay đổi tiến bộ kỹ thuật Các phương pháp địnhtính đôi khi cần thiết vì không đòi hỏi những người liên quan phải có kiến thức vềcác mô hình toán, mô hình thống kê hoặc kinh tế lượng Ngoài ra, hiện nay cácphương pháp định tính đang được chấp nhận rộng rãi nên ở nhiều nơi, nhiều lĩnhvực vẫn còn sử dụng khá phổ biến Thậm chí khi có sắn các kỹ thuật thống kê, thìphán đoán cá nhân vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà quản lý cấp cao Tuynhiên, kết quả dự báo định tính phụ thuộc vào ý kiến chủ quan nên có thể bị sai lệch,không chính xác một cách ổn định qua thời gian, không có phương pháp hệ thống đểđánh giá và cải thiện mức độ chính xác, và đòi hỏi người tham gia phải mấtnhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm về một lĩnh

vực nhất định Điều quan trọng cần lưu ý là để có các quyết định sáng suốt, thìngười sử dụng kết quả dự báo cần kết hợp giữa kết quả dự báo định lượng và địnhtính Thông thường, các phán đoán cá nhân trong việc thực hiện nhiều dự báo có thểđược biện hộ thông qua hai cách sau đây Thứ nhất, so với các mô hình thống kê, conngười có thể có khả năng phát hiện các xu hướng thay đổi trong chuỗi thời gian mộtcách tốt hơn vì các phán đoán có đặt vấn đề dự báo trên một bình diện rộng hơn.Thứ hai, con người có khả năng kết hợp các thông tin bên ngoài (ngoài bản thân chuỗithời gian) vào quá trình dự báo

Dự báo định tính có thể được chia làm hai nhóm: các phương pháp thu thậpthông tin dự báo từ các cá nhân liên quan đến đối tượng dự báo (bao gồm khảo sátthị trường và tổng hợp lực lượng bán hàng) và các phương pháp dựa vào ý kiến củacác nhóm chuyên gia hiểu về lĩnh vực cần dự báo (bao gồm ý kiến ban quản lý,phương pháp Delphi, kỹ thuật nhóm định danh, và các kỹ thuật khác)

- Các phương pháp định lượng: dựa vào các mô hình toán và giả định rằng

Trang 10

dữ liệu quá khứ cũng như các yếu tố liên quan khác có thể được kết hợp để đưa racác dự báo tin cậy cho tương lai Nói cách khác, dựa trên những dữ liệu quá khứ đểphát hiện chiều hướng vận động của đối tượng phù hợp với một mô hình toán họcnào đó và đồng thời sử dụng mô hình này là mô hình ước lượng Tiếp cận địnhlượng dựa trên giả định rằng giá trị tương lai của biến dự báo sẽ phụ thuộc vào xuthế vận động của đối tượng đó trong quá khứ Phương pháp dự báo định lượng chokết quả hoàn toàn khách quan, ít tốn thời gian để tìm ra kết quả dự báo khi môhình dự báo đã được xây dựng, hơn thế nữa có thể dễ dáng so sánh và lựa chọn môhình dự báo tốt nhất vì có những phương pháp để đo lường độ chính xác dự báo.Tuy nhiên các

Trang 11

phương pháp định lượng cũng có một số hạn chế, đó là chỉ dự báo tốt trongngắn hạn và trung hạn Ngoài ra, không có phương pháp nào có thể đưa đầy đủnhững yếu tố bên ngoài có tác động đến kết quả dự báo của mô hình.

Các phương pháp định lượng được chia làm hai nhóm: các mô hình dự báochuỗi thời gian (dự báo giá trị tương lai của một biến nào đó chỉ bằng cách phântích số liệu quá khứ và hiện tại của chính biến số đố) và các mô hình dự báo nhânquả (dự báo dựa trên phân tích hồi quy).”

Nếu dựa vào quy mô có thể chia thành dự báo kinh tế vi mô và dự báo kinh tế

*Căn cứ vào kết quả dự báo:

Dựa vào kết quả dự báo, người ta cá thể chia dự báo thành dự báo điểm và dựbáo khoảng

- Dự báo điểm: là kết quả dự báo được biểu hiện bằng một giá t rị duy nhất

- Dự báo khoảng: là kết quả dự báo được cho trong một khoảng giá trị vớimột xác suất tin cậy cho trước”.[8;20]

1.1.3.Đo lường mức độ chính xác của dự báo

a, Sai số dự báo

Trang 12

“Sai số dự báo là một thước đo tìm hiểu giá trị dự báo sẽ gần với giá trị thực tế

là bao nhiêu Trong thực tế sai số dự báo là chênh lệch giữa những giá trị thực tế vàgiá trị dự báo tương ứng

^

e t  Y t  Y t

Trong đó: e t là sai số dự báo trong giai đoạn t

Y t là giá trị thực tế trong giai đoạn t

Y t là giá trị dự báo

Nếu một mô hình dự báo được đánh giá là tốt thì sai số dự báo phải tương đốinhỏ Sự thực, nếu ta xây dựng một mô hình một cách đúng đắn thì những dao độngcủa sai số dự báo sẽ không theo một chiều hướng nào cả vì những dao động đó là

do các hiện tương bên ngoài mà chúng ta không thể dự đoán được Điều này có nghĩarằng những dao động ngẫu nhiên của et trong mỗi thời đoạn chỉ thuần túy là

dao động ngẫu nhiên quanh giá trị dự báo 

Y t , vì vậy tổng của sai sốdự

báo sẽ tiến về giá trị không Chính vì thế, việc kiểm định sai số dự báo cóphải là một chuỗi ngẫu nhiên không sẽ là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá mức

độ chính xác của dự báo” [3;46]

b, Đo lường độ chính xác dự báo bằng thống kê

“- Sai số trung bình (Mean Error - ME)

n

e t

ME  t  1

n

Trang 13

Trong đó: n là số quan sát của biến dự báo đã được ước lượng

- Sai số phần trăm trung bình (Mean Percentage Error - MPE)

Trang 14

e t / Y t

MPE  t  1

n

“ME và MPE ít được sử dụng để đo lường độ chính xác của dự báo vì các sai

số lớn có giá trị dương có thể triệt tiêu bởi các sai số lớn có giá trị âm.Tuy nhiên, ME

và MPE lại rất hữu ích trong việc đo lường sự sai lệch của dự báo Một dự báokhông sai lệch, ME và MPE có giá trị gần bằng 0 Một dự báo có ME và MPE âm

có thế cho biết mô hình dự báo đang dự báo quá cao, ngược lại ME hay MPE dương

có thể cho biết mô hình dự báo đang dự báo quá thấp”

- Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error - MAE)

Trang 15

- Sai số bình phương trung bình (Mean Square Error)

Trang 16

“Hệ số không ngang bằng Theil’s U là một thước đo khác về độ chính xác dựbáo Hệ số này chính là tỷ số giữa RSME của mô hình dự báo và RSME của mô hình

dự báo thô giản đơn (Mô hình dự báo thô sử

> 1 mô hình dự báo còn xấu hơn mô hình dự báo thô

Tóm lại, bảy thước đo dự báo nêu ở trên dùng để so sánh độ chính xác của hai

hay nhiều phương pháp khác nhau và đo lường sự hữu ích hay độ tin cậy của một

2

Trang 17

phương pháp cụ thể, từ đó giúp tìm một phương án tối ưu Cụ thể:

Trang 18

- MAE, MAPE, MSE, RMSE, và Theil’s U có thể sử dụng để so sánh các

mô hình dự báo khác nhau chỉ cùng một chuỗi dữ liệu

- Nếu các chuỗi khác nhau về đơn vị đo lường ( triệu, %), đơn vị thời gian,dạng dữ liệu (dữ liệu gốc và dữ liệu chuyển hóa logarit) thì chỉ có MAPE và Theil’s U

có thể sử dụng được

- Các phần mềm dự báo ứng dụng thường đưa sẵn các giá trị thước đonày

Ngoài ra có thể đánh giá độ chính xác của mô hình dự báo bằng đồ thị (vẽ sai

số dự báo theo thời gian, hoặc vẽ giá trị thực tế và giá trị dự báo lên cùng một hệtrục, nếu hai giá trị này trên đồ thị càng gần nhau thì mô hình dự báo càng chínhxác).” [3;47]

1.1.4.Phân tích dữ liệu và lựa chọn mô hình

a, Các tiêu chí để xác định chất lượng nguồn dữ liệu

“Kết quả dự báo thành công hay không phụ thuộc vào nguồn dữ liệu phục vụviệc dự báo được thu thập có chính xác hay không Nếu chất lượng dữ liệu không tốtthì chắc chắn kết quả dự báo sẽ không tốt Hanke (2005) cho rằng 4 tiêu chí sau đây cóthể được sử dụng để đánh giá dữ liệu có hữu ích cho việc dự báo hay không

Trước khi thực hiện bất kỳ dự báo nào cần phải quan tâm xem liệu dữ liệuthu thập từ một nguồn đáng tin cậy hay không Tùy vào mục đích dự báo và loại dữliệu mà chúng ta có thể đánh giá nguồn dữ liệu như thế nào

Đối với dữ liệu chéo chúng ta cần kiểm tra thật kỹ cách thức thiết kế câu hỏi códựa trên cơ sở lý thuyết và khung phân tích hợp lý chưa?

Trang 19

Phương pháp chọn mẫu có tính đại diện cho tổng thể không? Phương pháp thuthập dữ liệu có thích hợp và đáng tin cậy hay không? Quy trình nhập liệu và quản lý

dữ liệu có chính xác hay không?

Đối với dữ liệu chuỗi thời gian, thì nguồn cung cấp dữ liệu là yếu tố quantrọng đầu tiên cần phải xem xét Khi dự báo sử dụng các nguồn bên ngoài thì tốt nhấtngười làm dự báo cần nhất trí nên chọn nguồn dữ liệu nào Nếu dự báo sử dụng nguồnbên trong doanh nghiệp thì cần tránh hiện tượng ốc đảo, vì điều này có thể gây trởngại trong quá trình tổng hợp dữ liệu từ bộ phận khác

Dữ liệu phải có tính đại diện cho vấn đề dự báo đang được xem xét Đối với

dự báo lien quan đến chỉ số giá thì cần cân nhắc loại chỉ số giá tiêu dung tổng hợp,chỉ số giá tiêu dùng của một n hóm mặt hang Đối với các biến kinh tế vĩ mô khác,

ví dụ cung tiền thì cần xác định các giá trị theo đơn vị gốc hay phần tram quy đổi, giátrị GDP hay tăng trưởng GDP… Đối với mô hình kinh tế lượng, với dữ liệu chéocần xác định các biến đại diện phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết

Khi các định nghĩa thay đổi lien quan đến cách thức các dữ liệu được thu thậpthì các điều chỉnh cần thiết phải thực hiện để duy trì sự nhất quán trong các mô hình

dữ liệu quá khứ

Dữ liệu được thu thập, tóm tắt và công bố kịp thời sẽ có giá trị rất lớn đốivới kết quả dự báo Có nhiều trường hợp, người làm dự báo đối diện với việc có quá

ít dữ liệu hoặc có quá nhiều dữ liệu quá khứ

Trang 20

Ví dụ, khi sử dụng các mô hình ARIMA và ARCH, thông thường người phântích cần xác định một số quan sát theo thời gian thích hợp đủ lớn để xác định sựbiến thiên trong dữ liệu Nếu ít quan sát quá sẽ khó nhận biết chuỗi dự liệu có phải

là chuỗi dừng không Ngoài ra, đối với các dữ liệu có t ính mùa vụ, chúng ta cần xácđịnh số quan sát đủ lớn để có thể phát hiện và đánh giá thực sự có yếu tố mùa vụhay không ” [6;50]

b, Các thành phần cơ bản của chuỗi thời gian

“Một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc lựa chọn một phươngpháp dự báo thích hợp cho chuỗi thời gian là phải xem xét chuỗi thời gian đó thuộc dữliệu nào Thông thường một chuỗi thời gian có thể có một trong 4 dạng dữ liệu sauđây:

Dữ liệu dừng: khi các quan sát của dữ liệu dao động xung quanh một giá trị cốđịnh hay giá trị trung bình

Dữ liệu có tính xu thế: khi các quan sát của dữ liệu tăng hoặc giảm theo thờigian

Dữ liệu có yếu tố mùa vụ: khi các quan sát bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mùa

vụ thì có thể kỳ vọng sự tồn tại dạng dữ liệu mùa vụ Thành phần mùa vụ cho biếtmột dạng thay đổi có tính lặp lại năm này qua năm khác

Dữ liệu có tính chu kỳ: khi các quan sát thể hiện xu hướng vận động của mộtgiai đoạn như thể lặp lại xu hướng vận động của giai đoạn trước, thì ta có thể xem

dữ liệu có tính chu kỳ Thành phần chu kỳ của dữ liệu là một sự dao động theodạng bước sóng xung quanh yếu tố xu thế thường chịu ảnh hưởng của các điều kiệnkinh tế ” [6;52]

c, Khảo sát dữ liệu bằng phân tích giản đồ tự tương quan

Trang 21

Hệ số tự tương quan tổng thể có độ trễ bậc k (ký hiệu là ρk) được xác định theocông thức sau:

Do thực tế ta chỉ làm việc với dữ liệu mẫu nên ta chỉ có thể ước lượng được hệ

số tự tương quan mẫu theo công thức sau:

Giản đồ tự tương quan

Nếu thực hiện tính từ độ trễ 1 đến độ trễ k ta sẽ có k hệ số tự tương quan

Trang 22

Nếu vẽ đồ thị giữa các hệ số tự tương quan theo k, chúng

Trang 23

ta sẽ có giản đồ tự tương quan Giản đồ tự tương quan là một công cụ quantrọng hữu ích giúp chúng ta xác định hệ số tự tương quan một cách nhanh chóng(được vẽ bằng phần mềm Eviews)

Trang 24

Nhận diện dữ liệu dựa vào hệ số tự tương quan

Nếu một chuỗi được cho là ngẫu nhiên thì các hệ số tự tương quan ở bất kỳ

độ trễ k nào đều gần bằng 0

Nếu một chuỗi được cho là dừng thì hệ số tự tương quan bậc 1 khác 0 mộtcách có ý nghĩa thống kê, nhưng các hệ số tương quan bậc 2 hoặc bậc 3 bằng 0.Như vậy khi quan sát giản đồ tự tương quan ta nhận thấy các hệ số tự tương quangiảm xuống bằng 0 một cách nhanh chóng sau hai hoặc ba độ trễ

Nếu một chuỗi được cho là có xu thế thì các hệ số tương quan khác 0 mộtcách có ý nghĩa về mặt thống kê cho một số các độ trễ đầu tiên và dần dần giảm về 0khi số độ trễ tăng lên

Nếu một chuỗi thời gian được cho là có yếu tố mùa vụ thì hệ số tự tươngquan tại một độ trễ mùa khác 0 một cách có ý nghĩa về mặt thống kê

Tuy nhiên, để kiểm định tính mùa vụ thì ta sử dụng kiểm định Kruskal-Wallis, nếu p-value của thống kê Kruskal-Wallis < thì ở mức ý nghĩa chuỗi dữ

liệu có yếu tố mùa và ngược lại” [6;55]

d, Lựa chọn mô hình dự báo

“Trước khi quyết định lựa chọn mô hình dự báo nào, theo Hanke (2005), ngườilàm công tác dự báo cần trả lời được các câu hỏi sau đây:

1 Tại sao cần thực hiện việc dự báo này?

2 Ai là người được sử dụng kết quả dự báo?

3 Các đặc điểm cơ bản của dữ liệu sẵn có là gì?

4 Thời đoạn dự báo là gì?

Trang 25

5 Dữ liệu tối thiểu đòi hỏi phải có bao nhiêu?

6 Mức độ chính xác mong muốn của dự báo là bao nhiêu?

7 Chi phí để thực hiện việc dự báo là bao nhiêu?

Để lựa chọn kỹ thuật dự báo phù hợp, Hanke (2005) cũng đề xuất người làm dựbáo cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1 Xác định bản chất của vần đề dự báo

2 Giải thích bản chất của dữ liệu đang được xem xét

3 Mô tả được các khả năng và các hạn chế của các kỹ thuật dự báo có thể

áp dụng

4 Xây dựng các tiêu chí đánh giá độ chính xác để lựa chọn giữa các môhình dự báo

Một nhân tố chủ yếu ảnh hưởng việc lựa chọn một kỹ thuật dự báo thích hợp

là việc nhận dạng và hiểu được các dạng dữ liệu quá khứ của dữ liệu Tùy vào dữ liệu

có dạng gì: dừng, xu thế, mùa vụ hay chu kỳ, hay kết hợp các dạng trên mà ta có thểxác định được giới hạn các mô hình dự báo thích hợp cho từng trường hợp cụ thể Cóthể liệt kê 4 yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn kỹ thuật dự báo thíchhợp cho một dữ liệu sẵn có:

1 Dạng dữ liệu quá khứ: Bốn dạng dữ liệu cơ bản là dữ liệu dừng, dữ liệu xuthế, dữ liệu mùa và dữ liệu chu kỳ

2 Thời đoạn dự báo: Dự báo có thể là dự báo ngắn hạn, dự báo trung hạn, và

dự báo dài hạn

3 Loại mô hình dự báo: Đối với dự báo định lượng, hai dạng mô hình hayđược sử dụng là các mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quả

Trang 26

4 Dữ liệu tối thiểu cần thiết: Tùy thuộc vào dạng mô hình, dạng dữ liệu và mụcđích dự báo mà số quan sát đòi hỏi phải có khác nhau.” [6;57]

1.1.5.Các phương pháp dự báo trong ngắn hạn

1 Mô hình dự báo thô

a, Mô hình dự báo thô giản đơn

“Mô hình dự báo thô giản đơn có thể được biểu diễn :

Trang 27

Y t 1  Y t 3

 (

Y t

 Y t 4 ) 4

Trang 28

Tóm lại,mô hình dự báo thô được áp dụng khi có quá ít dữ liệu quá khứ.”[3;180]

2.Các phương pháp dự báo trung bình

a, Trung bình giản đơn:

“Mô hình dự báo trung bình giản đơn có thể được biểu diễn qua công thức giảnđơn sau:

Y t k 1

k

Như vậy trung bình di động cho giai đoạn t là giá trị trung bình số học của kquan sát gần nhất Trong một giá trị trung bình di động, thì trọng số của mỗi quansát đều bằng nhau và bằng 1/k ”.[3;187]

Trang 29

Bước 3: Tính chênh lệch giữa MA(k) và MA(k) để xác định vị trí trung bình củachuỗi dữ liệu khi có yếu tố xu thế:

Trang 30

a, San mũ giản đơn:

“Cách thể hiện đơn giản nhất của phương pháp này được biểu hiện theo côngthức sau đây:

“Mô hình san mũ Holt được thể hiện qua 3 phương trình sau:

1 Ước lượng giá trị trung bình hiện tại: Lt = α Yt + (1 – α)(Lt- 1 + Tt- 1 )

2 Ước lượng xu thế (độ dốc):

Trang 31

Tt = β(Lt - Lt- 1 ) + (1- β) Tt- 1

Trang 32

Lt = giá trị san mũ mới (hoặc giá trị ước lượng trung bình hiện tại)

α = Hệ số san mũ của giá trị trung bình (0<α<1)

Yt = Giá trị quan sát hoặc giá trị thực tế vào thời điểm t β = Hệ số san mũcủa giá trị xu thế (0< β<1)

Tt = Giá trị ước lượng của xu thế

p = Thời đoạn dự báo trong tương lai

“Mô hình san mũ Winter được thể hiện qua 4 phương trình sau:

1 Ước lượng giá trị trung bình hiện tại: L = α Y t + (1 – α)(L + T )

Trang 33

Y t  P = (Lt + pTt)St- s+ p

Trang 34

Trong đó:

Lt = giá trị san mũ mới (hoặc giá trị ước lượng trung bình hiện tại)

α = Hệ số san mũ của giá trị trung bình (0<α<1)

Yt = Giá trị quan sát hoặc giá trị thực tế vào thời điểm t β = Hệ số san mũcủa giá trị xu thế (0< β<1)

Tt = Giá trị ước lượng của xu thế γ = Hệ số san mũ của chỉ số mùa

St = Giá trị ước lượng của chỉ số mùa p = Thời đoạn dự báo trong tương lai

s = Độ dài của yếu tố mùa

Trang 35

F Tăng trưởng mũ Yt =

e

 1   2t U t

G Log – tuyến tính Ln(Yt) = β1 + β2 .t + Ut

Trong các mô hình trên, chỉ có mô hình F là mô hình hồi quy phi tuyến đối vớitham số nên trong tính toán người ta ước lượng mô hình F gián tiếp mô hình G

Trong đó Ut sai số của mô hình”.[3;245]

Trang 36

Se( u t ) là sai số chuẩn của hàm dự báo cho các giá trị

cá biệt tại thời điểm dự báo t

Với độ tin cậy 1 -α, khoảng dự báo của mô hình F được tính theo công thức sau:

“Một chuỗi thời gian thường bao gồm 4 thành phần khác biệt về bản chất Đó

là thành phần xu thế (Trend component), thành phần chu kỳ (Cyclical component),thành phần mùa (Seasonal component) và thành phần bất thường/ngẫu nhiên(Irregular/Random component)

Trang 37

Thành phần chu kỳ là một chuỗi những sự dao động giống như hình song và

sự dao động này sẽ lặp đi lặp lại sau một thời kỳ thư ờng

Trang 38

dài hơn một năm Nói chung, chu lỳ được tạo ra do dự thay đổi các điều kiệnkinh tế.

Trong thực tế chu kỳ thường khó xác định và thường được xem như một phầncủa yếu tố xu thế Trong trường hợp này, thành phần thể hiện sự tăng, giảm ẩn bên

trong của một chuỗi dữ liệu được gọi là thành phần Xu thế - Chu kỳ (trend –

cycle)

c, Mùa (Seosonal)

Những dao động mùa vụ rất thường được tìm thấy với dữ liệu theo quý, theotháng hoặc thậm chí theo tuần Nếu chỉ có dữ liệu theo năm thì không có biến độngmùa Sự dao động mùa vụ liên quan đến kiểu thay đổi khá ổn định xuất hiện hàngnăm và kiểu thay đổi đó được lặp đi lặp lại ở năm sau, và các năm sau nữa Yếu tốmùa xảy ra do ảnh hưởng thời tiết, các sự kiện trong năm liên quan đến lịch như nghỉ

hè, ngày lễ Thành phần này thường kỳ hiệu là Sn, hay S.

d, Ngẫu nhiên/bất thường (Irregular)

Thành phần ngẫu nhiên bao gồm những thay đổi ngẫu nhiên, hay không dự đoánđược Những thay đổi bất thường là kết quả của vô số những sự kiện mà nếu xét riêng

lẻ thì không quan trọng gì, còn nếu kết hợp các sự kiện riêng lẻ đó lại thì có thể tạo ramột ảnh hưởng lớn Thành phần bất thường này xuất hiện có thể do ảnh hưởng củatin đồn, thiên tai, động đất, nội chiến, khủng bố… Người ta thường ký hiệu thành

phần ngẫu nhiên là Ir, hay I.

Trong bốn thành phần của chuỗi thời gian nói trên thì các mô hình dự báo chỉ

có thể tập trung tìm ra các thành phần xu thế, mùa vụ Thành phần chu kỳ cần có mộtchuỗi dữ liệu lưu trữ ít nhất là trên 30 năm, còn các dao động khác thường thì khôngthể nào dự báo được Do

Trang 39

vậy phương pháp dự báo phân tích chủ yếu đề cập hai thành phần là xu thế vàmùa vụ và cố gắng tìm ra những cách thức kết hợp của hai thành phần này nhằm phục

vụ cho nhu cầu dự báo chuỗi thời gian

Khi nghiên cứu các thành phần của chuỗi thời gian, nhà phân tích phải xem xétcác thành phần này liên quan như thế nào với chuỗi dữ liệu gốc (biến Y) Có hai

mô hình thể hiện mối quan hệ này:

Mô hình nhân tính xem các giá trị của chuỗi thời gian Yt được tạo thành bởi tích

số của từng thành phần Tr, Cl, Sn, Ir Mô hình nhân tính phù hợp khi sự biến thiên củachuỗi thời gian tăng dần theo thứ tự thời gian

Mô hình cộng tính xem các giá trị của chuỗi thời gian Yt được tạo thành bởitổng của các thành phần Tr, Cl, Sn, Ir Mô hình cộng tính có hiệu quả khi chuỗi dữliệu đang được phân tích có sự biến thiên xấp xỉ đều nhau suốt độ dài của chuỗi thờigian”.[3;287]

Trang 40

“Mô hình AR(2) có dạng như sau:

Tóm lại, các mô hình tự hồi quy chỉ phù hợp với dữ liệu dừng.

1.2.2.Mô hình bình quân di động

Mô hình MA(1)

“Mô hình MA(1) có dạng như sau: Yt = µ + ut + 1 .ut- 1

Hàm ý của mô hình MA(1) là Yt phụ thuộc vào giá trị của sai số hiện tại và sai

số quá khứ, tức tại thời điểm t và t -1”.[3;481]

Tóm lại, các mô hình MA cũng chỉ phù hợp với dữ liệu dừng.

Để xác định độ trễ q ta sử dụng giản đồ tự tương quan theo cách sau đây:

Ngày đăng: 19/06/2016, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w