1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên luận văn ths

131 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Trong nghiên cứu về hạnh phúc của sinh viên đại học, Diener và Seligman tím thấy một sự khác biệt chình giữa nhóm sinh viên hạnh phúc nhất với nhóm sinh viên khác, những người rất hạnh p

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRƯƠNG THỊ KHÁNH HÀ

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢM NHẬN HẠNH PHÚC 6

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc 7

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước 12

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16

1.2.1 Khái niệm hạnh phúc 16

1.2.2 Khái niệm cảm nhận hạnh phúc 18

1.2.3 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 22

1.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 25

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Tổ chức nghiên cứu 29

2.1.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 29

2.1.2 Tiến trính nghiên cứu 32

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 33

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 34

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 36

2.2.4 Phương pháp xử lì số liệu bằng thống kê toán học 36

2.2.5 Phương pháp trắc nghiệm 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 42

3.1.1 Mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 42

Trang 3

3.1.2 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 43

3.1.3 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 45

3.1.4 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 49

3.2 Tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc 52

3.3 So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các nhóm 55

3.3.1 So sánh cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên 55

3.3.2 So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi 55

3.3.3 So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống 58

3.3.4 So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh 59

3.4 Các yếu tố có mối quan hệ tương quan với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 63

3.4.1 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của sinh viên 63

3.4.2 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc 69

3.4.3 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và một số phẩm chất cá nhân của sinh viên 75

3.4.4 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tính hính kinh tế gia đính của sinh viên 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 845

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 93

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Khánh Hà - Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Trang

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn cao học này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trính học tập và thực hiện luận văn cao học

Tôi cũng xin trân thành cảm ơn PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, người đã tận tính dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trính tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học này

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành đến tập thể cán bộ trường, các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang Đó là những người đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trính tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi có được những số liệu quý báu để góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đính tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mính

Trong quá trính nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kình mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn Một lần nữa, tôi xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, 07 tháng 12 năm 2015

Học viên

Hoàng Thị Trang

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của

3.5 Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc 53

3.6 Cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên 55

3.7 Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau 63 – 64

3.8 Mức độ hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống 65

3.9 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc

3.10 Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm

3.11 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất

3.12 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn 79

3.13 Bảng mô tả tính hính kinh tế của gia đính sinh viên so với mức

3.14 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tính hính kinh tế của

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

3.1 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh

3.2 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh 58

3.3 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi 60

3.4 Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau 65

Trang 8

Nhiều công trính nghiên cứu chứng minh rằng, hạnh phúc là một phương tiện giúp mang lại thành công cao hơn Khi nhín lại nghiên cứu về sức khởe con người, ba nhà tâm lý học Sonja Lyubomirsky, Laura King và Ed Diener ghi nhận

“Hàng loạt các nghiên cứu cho thấy các cá nhân hạnh phúc thí thành công trong nhiều khìa cạnh của cuộc sống như hôn nhân, bạn bè, thu nhập, sự nghiệp và sức khỏe” Các nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công là mối quan hệ tương hỗ: thành công, trong sự nghiệp và trong các mối quan hệ, không chỉ góp phần tạo nên hạnh phúc, mà hạnh phúc cũng mở đường cho thành công nối tiếp thành công [33,39, 40]

Sinh viên là một đối tượng mang tình đặc thù cao, họ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường phổ thông sang môi trường độc lập (học tập, cuộc sống) trên đại học vừa phải trang bị một khối lượng kiến thức khổng lồ để hính thành nên

kỹ năng nghề nghiệp Họ trải qua những chuyển biến không nhỏ trong quan niệm về cuộc sống, nghề ngiệp, người bạn đời….của mính Mặt khác, những thay đổi liên tục của xã hội hiện đại đòi hỏi họ phải có sự thìch nghi cho phù hợp Điều này gây

ra những mức độ căng thẳng cao tới các bạn sinh viên Trên quy mô toàn nước Mỹ,

Trang 9

tỷ lệ tự tử của người trẻ từ 15-24 tuổi tăng không nhiều nhưng khá đều từ năm

2007: từ 9,6 vụ tự tử/100.000 người lên 11,1 vụ vào năm 2003 Tuy nhiên, một

khảo sát của các trung tâm tư vấn trong trường đại học cho thấy hơn một nửa những người đến đây gặp vấn đề về tâm lý – tăng 13% chỉ trong vòng 2 năm Lo âu và trầm cảm hiện đang là những biểu hiện tâm thần phổ biến nhất của sinh viên đại học – theo Trung tâm Sức khỏe tâm thần đại học ở ĐH Pennsylvania State [41] Tại Việt Nam, kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm

2008 cho thấy, trong hơn 10.000 thanh thiếu niên thí trên 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tử tự So sánh với số liệu của cuộc điều tra trước đó vào năm 2003 thí tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên Đặc biệt, tỷ lệ thanh thiếu niên nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30% [31] Như vậy chúng ta có thể thấy, nếu con người nói chung và sinh viên nói riêng có cảm giác buồn chán thí sẽ dẫn đến các hệ quả vô cùng tồi tệ

Bên cạnh đó, cũng có một số lượng lớn các bạn sinh viên đạt được những thành tìch cao trong học tập, có nhiều mối quan hệ chất lượng, trở thành một người

có trách nhiệm và có nhiều đóng góp cho xã hội Trong nghiên cứu về hạnh phúc của sinh viên đại học, Diener và Seligman tím thấy một sự khác biệt chình giữa nhóm sinh viên hạnh phúc nhất với nhóm sinh viên khác, những người rất hạnh phúc đã có một cuộc sống xã hội phong phú và toại nguyện Họ dành thời gian ìt nhất một mính, có mối quan hệ tốt với bạn bè và có một đối tác lãng mạn ở hiện tại [29] Và các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu cá nhân có cuộc sống hạnh phúc thí khả năng mắc các bệnh về tinh thần như stress, trầm cảm, …là thấp hơn Chình

ví vậy, việc nghiên cảm nhận hạnh phúc và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay Vậy làm thế nào để sinh viên luôn có một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, cảm thấy hạnh phúc để hăng hái học tập, tham gia các hoạt động và vượt qua được những khó khăn là điều không chỉ riêng sinh viên quan tâm mà các tổ chức đoàn thể nhà trường cũng đều hướng tới Tuy nhiên cho đến nay, ngoài các công bố về chỉ số hạnh phúc nói chung

Trang 10

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Cảm

nhận hạnh phúc của sinh viên” với mong muốn tím hiểu thực trạng mức độ cảm

nhận hạnh phúc của sinh viên, các yếu tố có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc

Từ kết quả nghiên cứu thu được đề xuất một số biện pháp tác động giúp các bạn sinh viên tăng mức cảm nhận hạnh phúc và chăm sóc sức khỏe về tinh thần

2 Mục đích nghiên cứu

Tím hiểu thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh

viên hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên nói riêng, con người nói chung

3 Đối tượng nghiên cứu

Các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

4 Khách thể nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn là sinh viên, những người đang trực tiếp học tập tại các trường đại học Cụ thể là:

+ 188 sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội (trung tâm nội thành)

+ 187 sinh viên các trường Đại học tại Hải Phòng (nội và ngoại thành)

+ 89 sinh viên Nghệ An hiện đang theo học hệ tại chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội

+ 91 sinh viên Hà Giang hiện đang theo học hệ tại chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội

5 Giả thuyết nghiên cứu

Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với nhau và biểu hiện ở các mức độ khác nhau

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trong

đó, các yếu tố khách quan như mức sống, địa bàn sinh sống có ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố chủ quan như một số phẩm chất nhân cách, các nhóm cảm xúc, lòng biết ơn v.v

Sinh viên sống ở khu vực nông thôn có mức cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với sinh viên ở khu vực đô thị và vùng đang đô thị hóa

Trang 11

6 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cƣ́u

6.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên; Xây dựng những khái niệm cơ bản như khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Tím hiểu mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên với một số yếu tố khách quan, chủ quan

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên hiện nay nói riêng và con người nói chung

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Có nhiều lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc của nhiều tác giả khác nhau Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung tím hiểu cảm nhận hạnh phúc dưới góc độ là cảm nhận hạnh phúc chủ quan (subjective – wellbeing) theo lý thuyết của Keyes và cộng sự Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nhưng chúng tôi chỉ tập trung tím hiểu các yếu tố chủ quan như: lòng biết ơn, quan điểm thắng thua, thái độ thù địch; Các yếu tố khách quan như: hoàn cảnh xuất thân, địa bàn sinh sống, mức sống của gia đính sinh viên

7.2 Giới hạn về khách thể và địa bàn

Trong điều kiện thời gian và kinh phì có hạn, đề tài chỉ điều tra sinh viên đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Mỏ - Địa chất, Cao đẳng Y tế Công cộng, Trung cấp giáo dục mầm non, Đại học Hàng Hải, Đại học Hải Phòng trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang

Trang 12

8 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, trong các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thí mặt nào có mức độ cao nhất?

Thứ hai, các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Thứ ba, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên?

9 Phương pha ́ p nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp sử dụng thang đo (Mental Health Continuum – Short Form)

- Phương pháp phân tích số liê ̣u bằng thống kê toán học

10 Đóng góp mới của đề tài

Trên thế giới đã có những nghiên cứu nhất định về cảm nhận hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nói riêng Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện

có rất ìt các nghiên cứu về vấn đề này Tím hiểu được bản chất cảm nhận hạnh phúc của sinh viên gồm những thành tố nào Các thành tố có mức độ, mối quan hệ như thế nào, và các yếu tố có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên hiện nay sẽ góp phần nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc cho học sinh viên nói chung cả trong lý luận và thực tiễn

+ Nêu lên được thực trạng về mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc, mối tương quan giữa các mặt biểu hiện và các yếu tố khác với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng

+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên sống trong những điều kiện, môi trường khác nhau và cho các đối tượng khác ngoài sinh viên

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢM NHẬN HẠNH PHÚC

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc

Hạnh phúc là một vấn đề trừu tượng, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu không chỉ ở trong lĩnh vực tâm lý học mà còn nhiều ngành khoa học khác Với các cách tiếp cận khác nhau, những đặc thù chuyên môn nên có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu hạnh phúc Trong nghiên cứu của mính, chúng tôi xin đi sâu vào cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói chung và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nói riêng

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

a Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về hạnh phúc (happiness)

Trong những năm 1950, các nhà tư tưởng nhân văn như Carl Rogers, Erich Fromm và Abraham Maslow đã phát triển các lý thuyết tập trung vào hạnh phúc và những khìa cạnh tìch cực của bản chất con người Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đầu tiên về hạnh phúc lại đến từ các ngành khoa học khác như khoa học về bộ não, kinh tế học, xã hội học, v.v.v Các tác giả đã tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: nguồn gốc của hạnh phúc, về cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng tới hạnh phúc cũng như tác động của hạnh phúc đối với đời sống mỗi cá nhân.v.v

Khi tím hiểu nguồn gốc của hạnh phúc, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thì nghiệm khác nhau và chỉ ra rằng hạnh phúc xảy đến khi nhiều chất hóa học trong

cơ thể tương tác với nhau Năm 1872, bác sỹ Camillo Golgi bắt đầu khám phá thành phần nền tảng nhất của bộ não là neuron và đi đến kết luận chình neuron chứ không phải tác nhân nào tạo ra cảm xúc hạnh phúc Đến năm 1954, hai nhà phân tâm học Janes Olds và Peter Milner đã gây chấn động khi phát hiện ra cơ chế sinh ra hạnh phúc (nhờ thì nghiệm ngẫu nhiên): nghiên cứu cơ chế hoạt động của não chuột, hai nhà khoa học đặt một điểm cực vào một nơi mà sau này họ phát hiện ra đó chình là

Trang 14

hành động tương tự như khi động dục Không chỉ nhờ neuron, vài chất hóa học trong cơ thể cũng góp phần đem lại cảm giác thỏa mãn chẳng hạn serotonin, dopamin và chất endorphin – một morphin tự nhiên trong cơ thể Nghiên cứu cho thấy nếu endorphin rơi đúng vào các tế bào cảm nhận của hệ thần kinh như chía khóa lọt đúng vào ổ, thí cảm giác hưng phấn đạt đến trạng thái cao nhất Hạnh phúc xuất hiện khi chình xác hơn, cảm giác hạnh phúc không đơn thuần khai sinh từ não

mà phải có sự kết hợp của các chất hóa học trong cơ thể [24,25] Như vậy, cho đến

đầu thế kỉ thứ 19 thì các nghiên cứu về hạnh phúc chủ yếu được tập trung ở khía cạnh sinh học, kết quả cho thấy cảm giác hạnh phúc được sinh ra từ não và có sự kết hợp giữa các chất hóa học trong cơ thể đó là endorphin

Tác phẩm được coi là xuất hiện sớm nhất trong nghiên cứu khoa học về hạnh

phúc là “The Science of Happiness” của một nhóm tác giả xuất bản tại London năm

1861 Năm 1909, một cuốn khác cùng tên của Henry S.vWilliams xuất bản tại New York tiếp tục gây được sự chú ý nhất định trong giới học thuật Từ đó, các công trính, chuyên khảo, bài báo… có khuynh hướng nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đều đặn xuất hiện Và hiện nay, hạnh phúc đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành nghiên cứu độc lập có tên gọi The Science of Happiness

Trong phiên bản thứ 2 “Sổ tay của cảm xúc” (Handbook of Emotions, 2000 ),

nhà tâm lý học tiến hóa Leda Cosmides và John Tooby nói rằng hạnh phúc xuất phát khi “gặp phải sự kiện tìch cực bất ngờ” Trong phiên bản thứ 3 Sổ tay của cảm xúc (2008), Michael Lewis nói: “hạnh phúc có thể được gợi ra bởi nhín thấy một người quan trọng” Theo Mark Leary, báo cáo trong tháng 11 năm 1995 vấn đề của Tâm lý học ngày nay, “chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi được người khác chấp nhận và khen ngợi” Trong một ấn bản tháng 3 năm 2009 của Tạp chì tâm lý học tìch cực, Sara Algoe và Jonathan Haidt nói rằng hạnh phúc có thể là trạng thái cảm xúc liên quan đến niềm vui, sự thìch thú, sự hài lòng, thỏa mãn, hưng phấn và chiến thắng [34]

Nhà tâm lý Martin Seligman thuộc Đại học Pennsylvania được xem như là cha đẻ của Tâm lý học tìch cực, chủ tịch hiệp hội bác sỹ tâm lý Mỹ là một trong

Trang 15

những người nhiệt thành lên tiếng đòi môn nghiên cứu về hạnh phúc phải được chú trọng với tư cách là một khoa học liên ngành, chuyên nhiên cứu định lượng về hạnh phúc, nhằm bổ sung, thay thế cho những lĩnh vực mà triết học, tôn giáo còn đang giải thìch một cách rối rắm hoặc trừu tượng Năm 1998, ông mời đến thành phố Akumal (bang Mexico) một số nhà tâm lý hàng đầu nước Mỹ chia sẻ một mục tiêu mới của tâm lý học: nghiên cứu hạnh phúc Và trào lưu Tâm lý học tìch cực ra đời vào năm đó, hướng đến sự phát triển con người, hướng đến hỗ trợ con người tận hưởng cuộc sống tìch cực trọn vẹn Những người thừa nhận nó đặc biệt nhấn mạnh vào niềm tin vào một điều rằng, về bản chất con người có thể học hỏi được, cho nên

có thể dạy cho con người vươn tới hạnh phúc ra sao hay ìt nhất có thể dạy người ta tiếp cận với hạnh phúc Trong năm 2006, khóa học về tâm lý tìch cực của ĐH Harvard đã trở thành lớp học phổ biến nhất trường Để quảng bá một lĩnh vực nghiên cứu mới, ông Seligman đã tận dụng thành quả trước đó của các trường phái đại diện tâm lý học nhân văn là Abraham Maslow và Carl Rogers cũng như công trính nghiên cứu của David Myers, Ed Diener and Mihaly Csikszentmihalyi Đặc biệt ông Seligman đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm cảm thụ lạc quan sau này được gọi ngắn gọn là FLOW, do Csikszentmihalyi đề xuất trước đó khá lâu

Theo lý thuyết FLOW, điều kiện để đạt tới sự mãn nguyện bền vững là việc tham gia vào các hoạt động hơi khó khăn một chút nhằm mục đìch chống lại cảm giác nhàm chán và đơn điệu, nhưng đồng thời lại không khó đến mức vượt quá khả năng của một cá nhân cụ thể không tạo ra cảm giác thất bại trong đời, không khiến người ta chán nản Hạnh phúc khi đó không phải là mục đìch tự thân mà chỉ là một thứ sản phẩm phụ của hoạt động sáng tạo

Theo Martin Seligman thí có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc là: gen và sự giáo dục ảnh hưởng khoảng 50% đến sự biến đổi cảm giác hạnh phúc của mỗi cá nhân; hoàn cảnh môi trường xung quanh, thu nhập chỉ tác động khoảng 10% còn 40% những nhân tố ảnh hưởng khác đến từ cách nhín nhận và hoạt động của mỗi cá nhân, những điều đó bao gồm: các mối quan hệ, tính bạn, công việc, liên kết trong

Trang 16

mỗi người đã gắn với một cấp độ hạnh phúc nào đó, do di truyền Môi trường, ý chì bản thân chỉ làm thay đổi mức độ hạnh phúc xung quanh cấp độ hạnh phúc ban đầu Quan điểm này phù hợp với quan điểm của phó GS Bruce Headey từ học viện Melbourne thuộc đại học Melbourne: “Yếu tố di truyền chỉ tác động khoảng 50% cảm giác hạnh phúc của con người Các yếu tố ngoại cảnh khác có ảnh hưởng ở mức độ tương đương.” Vào năm 1996, với lý thuyết tiến hóa, thuyết di truyền các Giáo sư của ĐH bang Minnesot là David Lykken và Auke Tellegen, những người thuộc nhóm nghiên cứu tâm lý học các cặp song sinh có gen di truyền giống hệt nhau tức là sinh đôi cùng 1 trứng nhưng bị tách rời nhau ngay khi sinh và được nuôi dạy trong những điều kiện môi trường khác nhau dã công bố kết quả nghiên cứu của mính về vấn đề di truyền hạnh phúc Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với quan điểm của Martin Seligman và Bruce Headey, nói chung việc chúng ta có hạnh phúc hay không là do gen di truyền quyết định Hai ông cho rằng 44 – 55% cảm giác hài lòng của con người thường được quyết định bởi “điểm chuẩn hạnh phúc” vốn có gen di truyền chi phối Trong khi đó mức thu nhập, tính trạng hôn nhân, lòng tin tôn giáo hay nền tảng giáo dục… tức là ngoài yếu tố di truyền lại chỉ ảnh hưởng với một tỉ lệ không lớn so với những nhân tố di truyền Kết luận này tuy bị nhiều người nghi ngờ nhưng đã góp phần kìch thìch nhữnng nghiên cứu sâu thêm về vai trò của gen di truyền Michael Cunningham, GS Đại học Louisville, Kentucky, Mỹ đã có một nghiên cứu chứng minh rằng, nhiều người có điểm chuẩn hạnh phúc thấp và rất thấp, nhưng trong hoạt động xã hội vẫn có thể đạt tới một nấc thang hạnh phúc cao hơn [35,36,37]

Như vậy, đến thế kỉ 20 “Hạnh phúc” mới được tâm lý học quan tâm một

cách thìch đáng, đặc biệt là Tâm lý học tìch cực – một phân ngành mới của Tâm lý học chuyên nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và hướng đến hỗ trợ cho con người tận hưởng một cuộc sống tìch cực trọn vẹn Theo Martin Seligman và Bruce Headey, David Lykken và Auke Tellegen gen di truyền ảnh hưởng khoảng 50% đến

sự biến đổi cảm giác hạnh phúc cuả mỗi cá nhân; hoàn cảnh môi trường xung

Trang 17

quanh, thu nhập chỉ chiếm khoảng 10% còn 40% nhân tố ảnh hưởng khác đến từ cách nhín nhận và hoạt động của mỗi cá nhân

b Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về cảm nhận hạnh phúc

về hạnh phúc chủ quan Diener, Suh, Lucas, và Smith cũng đã đề cập tới sự hài lòng trong các mặt khác nhau của cuộc sống Các nhà nghiên cứu hạnh phúc chủ quan thường phân biệt giữa yếu tố trong nhận thức và cảm xúc của hạnh phúc chủ quan Theo đó, sự hài lòng trong cuộc sống và những mặt chình là những yếu tố về nhận thức ví những yếu tố này đều dựa trên niềm tin có thể đo được (thái độ) trong cuộc sống của người đó Ngược lại, cảm xúc tìch cực và tiêu cực đánh giá trên yếu tố cảm xúc trong hạnh phúc cá nhân Cảm xúc tìch cực và tiêu cực phản ánh qua mức

độ hài lòng hay không hài lòng mà người đó đã trải qua trong cuộc sống Tiếp đến, Diener và các cộng sự của mính đưa ra thang đánh giá về hạnh phúc chủ quan dựa trên sự đánh giá của mỗi người về sự hài lòng với cuộc sống nói chung và hài lòng trong các mặt khác nhau của cuộc sống nói riêng [12]

Đồng quan điểm với Diener, tác giả Corey L.M Keyes (2002) cũng cho rằng hạnh phúc chủ quan bao gồm bao gồm những biểu hiện phản ánh sự tồn tại hay biến mất của cảm xúc tìch cực về cuộc sống Những biểu hiện về hạnh phúc chủ quan được xác định từ là sự nhận thức đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mính về các trạng thái cảm xúc về các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân và hài lòng với cuộc sống Ông đề cập đến cảm nhận hạnh phúc như là một dấu hiệu của sức khỏe tinh thần Sức khỏe tinh thần được khái quát hóa hoạt động bằng hàng loạt các

Trang 18

trên ba mặt đó là: về mặt cảm xúc, về mặt xã hội và về mặt tâm lý Người trưởng thành với sức khỏe tinh thần đầy đủ có tinh thần sung mãn trong cuộc sống sẽ có mức độ hạnh phúc cao Khi tinh thần sung mãn họ sẽ luôn có những cảm xúc tìch cực, hoạt động tâm lý và xã hội tốt Người trưởng thành có tinh thần không sung mãn sẽ là chán nản trong cuộc sống cũng có chỉ số hạnh phúc không cao [11]

Trong một cuộc điều tra về ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và vai trò của các nguồn lực xã hội với cảm nhận hạnh phúc của một nhóm thanh thiếu niên Nam Phi của Henriëtte S Van Den Berg & các cộng sự, nhóm tác giả thu được kết quả như sau:

- Có sự khác biệt trong mức độ hài lòng với cuộc sống giữa các nhóm thanh niên Nam Phi Trong đó: nhóm thanh niên nam da đen có mức độ hài lòng thấp hơn một chút so với nhóm thanh niên nữ da đen và nhóm thanh niên nam nữ da trắng

- Hoạt động học tập, các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ gia đính,

sự hỗ trợ xã hội có mối quan hệ chặt chẽ tới mức độ hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên ở cả bốn nhóm (nam - nữ da trắng, nam – nữ

da đen)

Khi nghiên cứu về stress, hỗ trợ xã hội và nhận thức hạnh phúc trong sinh viên Đại học, Keith A King và cộng sự đã phát hiện ra rằng sự khác nhau trong cảm nhận hạnh phúc giữa các sinh viên phụ thuộc khá lớn vào mức độ căng thẳng

và các mối quan hệ tính cảm với người xung quanh Kết quả nghiên cứu cũng cho biết 60,1% sinh viên có mức độ căng thẳng cao và một trong 3 kỹ thuật quản lý căng thẳng hiệu quả mà sinh viên sử dụng đó là thường xuyên nói chuyện với một

ai đó để giải tỏa (hay nói cách khác là có một mối quan hệ tính cảm gần gũi với một

ai đó) Một trong các tác nhân gây ra căng thẳng cho sinh viên là nghề nghiệp trong tương lai và việc học tập, tốt nghiệp đúng thời hạn Bên cạnh đó, việc phát triển chất lượng tính bạn, quan hệ gia đính được đánh giá là có tầm quan trọng, có thể cải thiện mức hạnh phúc và làm giảm căng thẳng cho các bạn sinh viên tại trường Đại học [16]

Trang 19

Như vậy qua một số công trính nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của các tác giả nước ngoài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng quan điểm cho rằng sự hài lòng cuộc sống chình là một phần của hạnh phúc chủ quan Và con người có thể đo được mức độ cảm nhận hạnh phúc dựa trên các thang điểm đánh giá về mức độ hài lòng với cuộc sống của mính Bên cạnh đó, thành phần cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng đối với hạnh phúc chủ quan

Riêng với đối tượng khách thể là sinh viên thí các yếu tố như: hoạt động học tập, các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ gia đính, sự hỗ trợ xã hội có mối quan

hệ chặt chẽ tới mức độ hài lòng với cuộc sống Bên cạnh đó sự khác nhau trong cảm nhận hạnh phúc giữa các sinh viên phụ thuộc khá lớn vào mức độ căng thẳng và các mối quan hệ tính cảm với những người xung quanh

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước

Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có công trính nghiên cứu nào mang tình tổng thể về cảm nhận hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nói riêng Hiện chỉ mới có một số bài viết trên tạp chì được dịch từ các nghiên cứu của nước ngoài và các bài báo đề cập đến hạnh phúc, sự hài lòng nhằm giới thiệu một lĩnh vực mới được quan tâm của tâm lý học tìch cực, hoặc số ìt nghiên cứu được tiến hành ở trong nước đề cập đến cảm nhận hạnh phúc của một nhómn khách thể nhất định và các yếu tố ảnh hưởng đến nó Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nghiên cứu chung trên quy mô lớn (toàn Châu Á), chưa đi sâu vào phản ánh mức độ biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc

Với Doh Chull Shin: “Chất lượng cuộc sống của người dân Châu Á theo

Nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc phần 1 & phần 2”, Tạp chì Nghiên cứu con

người số 1, tác giả đặt khái niệm hạnh phúc trong bối cảnh cuộc sống một cá nhân

và sau đó để cá nhân đánh giá hạnh phúc của bản thân theo tiêu chuẩn của chình

họ Chull Shin xác định ba yếu tố quan trọng mang lại hạnh phúc cho người dân là

sự thìch thú, sự thành đạt và sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản Kết quả nghiên cứu

Trang 20

sự vui vẻ về tinh thần; nó là sự đánh giá tìch cực về cuộc sống, sự đánh giá chình thể luận về những trải nghiệm trong cuộc sống Nó không chỉ là sự thìch thú mà còn là sự đạt được các mục tiêu hay sự thỏa mãn các mong muốn và nhu cầu Và trong 3 yếu tố thí sự thìch thú so với sự thành đạt và thỏa mãn có ý nghĩa hơn nhiều với hạnh phúc Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong 4 yếu tố: thu nhập gia đính, tính trạng hôn nhân, trính độ học vấn và mức sống thí tính trạng hôn nhân là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hạnh phúc, trong khi đó thu nhập gia đính là

ìt ảnh hưởng nhất [9]

Đề tài nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện

bởi tác giả Phan Thị Mai Hương: "Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông

dân”, Tạp chì tâm lý học số 4/8/2014, tác giả đã tiến hành khảo sát 427 đại diện gia

đính hộ nông dân tại 6 thị xã ở Hưng Yên, Sơn La, Bính Định và Thái Nguyên Phương pháp chình để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu là bảng hỏi nhằm tím hiểu

về cảm giác hạnh phúc chủ quan của người nông dân về cuộc sống nói chung và từng mặt nói riêng trong cuộc sống của mính Tiếp đến là khảo sát khìa cạnh nào trong cuộc sống có vai trò quan trọng hơn đối với cảm giác hạnh phúc chủ quan của người nông dân và cảm giác này có liên quan đến yếu tố kinh tế hay không? Với nghiên cứu này, tác giả Phan Thị Mai Hương đã rút ra một số kết luận:

Nhín một cách tổng quát, người nông dân khá hài lòng với cuộc sống của mính cụ thể mức hài lòng với cuộc sống nói chung là gần 70% Mặt khiến họ hài lòng nhất là quan hệ gia đính, còn mặt ìt hài lòng nhất là địa vị của bản thân Mức hài lòng chung cũng như mức hài lòng riêng với từng mặt khác nhau trong cuộc sống có sự khác biệt nhất định giữa các địa phương, giữa các nhóm mức sống, giữa nam và nữ và giữa những người có mức học vấn khác nhau Nghiên cứu cũng chỉ ra

sự hài lòng với công việc và với điều kiện sống của gia đính là 2 yếu tố chi phối mạnh nhất đến sự hài lòng chung với cuộc sống của người nông dân Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu tác giả nhận định để người nông dân hạnh phúc, trước hết họ cần có công ăn, việc làm, có thu nhập, đảm bảo điều kiện sống của gia đính Với nữ giới, họ cần tạo điều kiện để nâng cao năng lực cá nhân; với người già, họ cần được

Trang 21

quan tâm chăm sóc sức khỏe, củng cố vị trì trong quan hệ gia đính; với người có học vấn thấp, họ cần được tạo điều kiện để học tập, nâng cao trính độ, nâng cao năng lực và vị thế xã hội [3; tr 28 – 40]

Cũng trên đối tượng khách thể nghiên cứu này, tác giả Phan Mai Hương tím

hiểu sâu hơn nữa về: “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống

của người nông dân”, Tạp chì Tâm lý học số 11/ 2014, nhằm mục đìch phân tìch

mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của người nông dân trong giai đoạn hiện nay, xem đó là quan hệ trực tiếp hay gián tiếp Kết quả cho thấy: nhín chung, sư hài lòng cuộc sống có tương quan thuận, có ý nghĩa về mặt thống kê với nỗ lực, cố gắng của người nông dân và chủ yếu có tương quan với nỗ lực tư duy hơn hơn là với nỗ lực hành động hay kiên trí Càng nỗ lực cố gắng trong

tư duy người dân càng cảm thấy hạnh phúc và ngược lại, người ìt nỗ lực về mặt tư duy thí cũng cảm thấy mính ìt hài lòng với cuộc sống hơn Điểm đáng chú ý là mối tương quan này được thể hiện rõ nét hơn ở nhóm hộ đang thoát nghèo và ở nhóm nông dân nữ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thu nhập là yếu tố trung gian trong mối quan hệ nhân quả của nỗ lực sống với cảm nhận hạnh phúc của người nông dân Nỗ lực của người nông dân nếu được đền đáp bằng kết quả cụ thể sẽ làm họ hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống của mính hơn [4, tr.1-12]

Nghiên cứu được thực hiện gần đây nhất là của tác giả Truơng Thị Khánh

Hà: “Thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên”, Tạp chì

Tâm lý học số 5/2015, tác giả tiến hành thìch ứng thang đo MHC – SF (Mental

Health Continuum – Short Form) trên mẫu 861 khách thể là trẻ em vị thành niên từ

15-18 tuổi, đang học ở các trường phổ thông ở Huế, Hồ Chì Minh và Hà Nội Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thang Phổ sức khỏe tinh thần bản rút gọn Thang đo này

đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong khoảng hai thập kỉ gần đây Thang Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn (MHC-SF) có nguồn gốc từ thang Phổ sức khỏe tinh thần đầy đủ (Mental Health Continuum – Long Form) được xây dựng dựa trên thang đo sự cân bằng cảm xúc của Bradburn (1969), thang đo sức khỏe tâm

Trang 22

lý của Ryff (1995) và thang đo sức khỏe xã hội của Keyes (1998) Sau quá trính tiến hành thìch ứng thang đo, tác giả đi đến kết luận như sau:

Thang đo hạnh phúc chủ quan MHC – SF phiên bản Tiếng Việt có thể sử dụng trong nghiên cứu mức độ hạnh phúc của thanh thiếu niên Việt Nam Thang đo

có độ tin cậy cao có cấu trức 3 nhân tố: cảm xúc, tâm lý, xã hội, các nhà nghiên cứu

có thể sử dụng thang đo và tham khảo điểm trung bính và lệch chuẩn thu được trên

861 khách thể Trong ba mặt hạnh phúc chủ quan thí cảm nhận hạnh phúc xã hội của các em thấp nhất Nhóm học sinh ở Thành phố Hồ Chì Minh có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao nhất, tiếp theo đến nhóm học sinh ở Huế thấp nhất là nhóm học sinh ở Hà Nội Các em nam cảm nhận hạnh phúc cao hơn nữ nhưng ở những năm cuối cấp lớp 9 và lớp 12 cảm nhận hạnh phúc ở cả hai giới đều ở mức thấp hơn [1; tr.13-25]

Qua các công trính nghiên cứu ở nước ngoài và một số nghiên cứu trong nước về sự hài lòng cuộc sống, cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi nhận thấy các tác giả

đã bước đầu xây dựng khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan và khảo sát vấn đề ở nhiều khìa cạnh khác nhau liên quan đến nhận thức, cảm xúc, các yếu

tố ảnh hưởng… Chỉ ra được mức độ hài lòng chung với cuộc sống và trên các mặt khác nhau của cộc sống cũng như nguồn gốc, các cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của cá nhân Tuy nhiên các bài viết hầu hết là phân tìch kết quả từ các cuộc điều tra, báo cáo hạnh phúc được thực hiện trên quy mô lớn (mang tầm khu vực) trong đó có mẫu là người trưởng thành ở Việt Nam Riêng tác giả Phan Thị Mai Hương với hai nghiên cứu khảo sát trên đối tượng cụ thể là người nông dân Việt Nam đại diện cho các tỉnh (mẫu mang tình đặc thù nghề nghiệp) Do vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào hướng tới cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của lứa tuổi này Kế thừa các

nghiên cứu nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Cảm nhận hạnh phúc

của sinh viên”

Trang 23

1.3 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.3.1 Khái niệm hạnh phúc

Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc, mỗi tác giả lại đề cập đến hạnh phúc ở một góc độ khác nhau

- Quan điểm của các nhà đạo đức học và triết học về hạnh phúc:

Các nhà đạo đức học quan niệm hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chình, lành mạnh về vật chất và tinh thần

Với nhà triết học Anh John Stuart Mill thí: “Hạnh phúc ngụ ý sự hài lòng, không đau khổ; bất hạnh ngụ ý sự đau khổ và tính trạng mất đi sự hài lòng.” Định nghĩa này có hai chiều cạnh là tìch cực (sự hài lòng) và tiêu cực (không có các vấn

đề rắc rối hoặc sự đau khổ)

Aristitle thí cho rằng: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống, là toàn bộ cùng đìch của cuộc đời con người”

- Quan điểm của các thuyết khác nhau về hạnh phúc:

Thuyết vị lợi: đề cập đến hạnh phúc tập thể thay ví hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc lớn nhất là cho nhiều người nhất

Thuyết hoan lạc (hedonism) lại cho rằng khoái lạc là cùng đìch của cuộc sống Họ đánh đồng hạnh phúc với khoái lạc: “hạnh phúc là triệt để hưởng thụ đời này cho đến hơi thở cuối cùng” (Epicure) Như vậy, hạnh phúc theo thuyết hoan lạc chình là tổng cộng các khoảnh khắc khoái lạc của đời người Cùng đề cập đến khoái lạc, thuyết duy hạnh phúc (eudémonisme) với các đại biểu là Aristote, Platon, Socrate cũng không loại bỏ lạc khoái ra khỏi cuộc sống, khoái lạc là hệ quả của sự tốt đẹp [7]

Học thuyết hạnh phúc của Tal Ben (2007) thí khẳng định: ”hạnh phúc là trải nghiệm niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn” Từ định nghĩa hạnh phúc là “trải nghiệm niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn” Ben Shahar chỉ ra 2 yếu tố tạo nên hạnh phúc chình là: niềm vui và ý nghĩa Ở đây, niềm vui được hiểu là trải nghiệm những cảm xúc

Trang 24

lợi ìch trong tương lai qua những việc làm trong hiện tại Học thuyết của ông dựa trên những tư tưởng của Freud và Frankl Với Freud, niềm vui của con người xuất phát từ nhu cầu thuộc bản năng Còn Frankl cho rằng chúng ta được thúc đẩy bởi quyết tâm đạt mục tiêu của đời hơn là quyết tâm có được niềm vui Theo Frankl

“đấu tranh để tím ra ý nghĩa của cuộc đời là động lực thúc đẩy cao nhất của con người” Kết lại, muốn có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, chúng ta phải vừa có được cảm giác mãn nguyện với quyết tâm có được niềm vui trong hiện tại và quyết tâm đạt được mục tiêu trong cuộc đời [8]

- Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây về hạnh phúc:

Nhà tâm lý học Martin Seligman (2002) – cha đẻ của Tâm lý học tìch cực định nghĩa: “Hạnh phúc là sự kết hợp của một cuộc sống với niềm vui, một cuộc

sống có sự tham gia và một cuộc sống có ý nghĩa” Theo M.Sligman (2001) có 5

yếu tố cần thiết để sống tìch cực, năm yếu tố này hoàn toàn độc lập với nhau, mỗi yếu tố có một mục đìch, mục tiêu riêng, lợi ìch riêng của nó Yếu tố này không là hệ quả của các yếu tố khác và không phải luôn luôn ảnh hưởng lên yếu tố khác Năm yếu tố này là:

- Những cảm xúc tìch cực (P – Positive Emotions)

- Sự gắn kết, sự tham gia (E – Engagement)

- Những mối quan hệ tìch cực (R – Positive Relationships)

- Ý nghĩa cuộc sống (M – Meaning)

- Thành tìch (A – Accomplishments/Achievement)

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây hạnh phúc có thể cấu tạo bởi 3 yếu tố:

Trang 25

ở mức thấp và sự hài lòng cuộc sống ở mức cao [1; tr.13-25]

Hai tác giả Keyes và Waterman cho rằng: “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan

là nhận thức của từng người và những đánh giá của họ về đời sống của mình trong tâm trạng khỏe và các chức năng về tâm lý và hoạt động xã hội.” Theo cách hiểu

của ông hạnh phúc có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội Hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt các dấu hiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc tìch cực về cuộc sống Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng các trạng thái cảm xúc dương tình hoặc sự hài lòng của cuộc sống nói chung Hạnh phúc tâm

lý thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan hệ tìch cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trường xung quanh; tự do Hạnh phúc xã hội thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và với môi trường xung quanh trong khi hạnh phúc tâm lý được đánh giá thông qua những tiêu chì mang tình cá nhân và riêng tư thí hạnh phúc xã hội lại được đánh giá qua những tiêu chì mang tình công khai và xã hội; sự gắn kết xã hội;

sự hiện thực hóa xã hội; sự hòa nhập hóa xã hội; sự chấp nhận xã hội & sự đóng góp xã hội [11]

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của

Trang 26

phúc chủ quan, đăng trên Tạp chì tâm lý học số 8 tháng 8/2014 Tác giả cho rằng:

"cảm giác hạnh phúc chủ quan được coi là đánh giá chủ quan của con người về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mính.” Cảm giác này vừa thể hiện sự nhín nhận, đánh giá (mang tình nhận thức), vừa thể hiện tính cảm (mang tình cảm xúc),

ví thế nó vừa chịu sự chi phối của cả tư duy lì tình và tư duy cảm tình Chình sự cảm tình này khiến cho đánh giá đó mang nhiều tình chủ quan, mang quan điểm cá nhân của con người về chất lượng cuộc sống của mính

Thành phần nhận thức của cảm giác này hướng đến việc con người nghĩ như thế nào về sự hài lòng với cuộc sống của họ nói chung (toàn bộ cuộc sống) và ở cả những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (công việc, điều kiện vật chất, gia đính, bạn bè,…) Cảm xúc bao gồm dương tình (khi người ta trải nghiệm cảm giác hài lòng như vui vẻ, hạnh phúc, …) và âm tình (khi người ta cảm thấy khó chịu như buồn chán, tức giận, tội lỗi, …)

Định nghĩa này đã chỉ ra được:

Cảm nhận hạnh phúc chủ quan là đánh giá mang tình chủ quan của chủ thể

về sự hài lòng với cuộc sống của chình chủ thể

Cảm nhận hạnh phúc chủ quan có hai thành phần chình là nhận thức và cảm xúc Trong đó thành phần nhận thức hướng đến suy nghĩ của chủ thể về sự hài lòng cuộc sống nói chung và các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống; thành phần cảm xúc không chỉ có cảm xúc dương tình mà nó bao gồm cả âm tình

Cảm nhận hạnh phúc của mỗi chủ thể khác nhau thể hiện quan điểm cá nhân của họ về chất lượng cuộc sống của chình mính Ví thế, đánh giá mang nhiều tình chủ quan

Tổng hợp từ các khái niệm cảm nhận hạnh phúc của các tác giả khác nhau,

trong nghiên cứu của mính, chúng tôi chọn khái niệm cảm nhận hạnh phúc như sau:

Cảm nhận hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình

Trang 27

Như vậy, cảm nhận hạnh phúc không chỉ đơn giản là kết quả của quá trính đánh giá chủ quan của mỗi người Mà nó là đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu của cá nhân với cuộc sống của mính Cảm giác này mang tình chủ quan ví nó phụ thuộc vào quan điểm của chủ thể về các mặt khác nhau trong đời sống của chình mính

1.3.2.2 Các mặt biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc

Như ở trên chúng ta đã đề cập, có nhiều quan điểm khác nhau về các thành tố của cảm nhận hạnh phúc Theo Diener (1984) thí hạnh phúc chủ quan có ba thành phần riêng biệt: sự hài lòng trong cuộc sống (đánh giá của cá nhân về toàn bộ cuộc sống của mính nói chung), sự có mặt của những cảm xúc tìch cực, và không xuất hiện các cảm xúc tiêu cực Như vậy, một cá nhân có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao khi cá nhân đó hài lòng với cuộc sống của mính, thường xuyên trải qua những cảm xúc tìch cực (như niềm vui, tính cảm), và hiếm khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cực (như lo lắng, buồn bã) Một biểu hiện nữa của cảm nhận hạnh phúc là nó được đánh giá dựa trên quan điểm riêng của cá nhân Như vậy, trong cảm nhận hạnh phúc, nhận thức chủ quan của một người về hạnh phúc của riêng mính là rất quan trọng, trong đó yếu tố văn hóa đóng vai trò khá quan trọng [12,13]

Đồng quan điểm với Diener, Keyes trong nghiên cứu của mính cũng đề cập đến hai yếu tố là cảm xúc và sự hài lòng trong cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc chủ quan Theo Keyes, cảm nhận hạnh phúc chủ quan bao gồm những biểu hiện phản ánh sự tồn tại hay biến mất của cảm xúc tìch cực về cuộc sống Những biểu hiện về hạnh phúc chủ quan được xác định từ những sự phản hồi của mỗi người đối thang điểm đánh giá có tâm trạng tìch cực (vì dụ người có tinh thần sung mãn) và không xuất hiện các cảm xúc tiêu cực (vì dụ: người đó không bi quan) và hài lòng với cuộc sống Những đánh giá vừa đánh giá mức độ tự thừa nhận (như “tôi hài lòng với cuộc sống”) vừa thể hiện về hạnh phúc về tinh thần (như tính cảm tìch cực và tiêu cực) về hạnh phúc tinh thần đều có liên quan với nhau

Kết quả phân tìch của Keyes về các yếu tố của cảm nhận hạnh phúc chủ

Trang 28

riêng biệt: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc cảm xúc Trong đó, yếu tố hạnh phúc tâm lý được đề cập đến qua cấu trúc sáu điểm (6 thông số về hạnh phúc trong tâm lý học): Chấp nhận mính, quan hệ tìch cực với người khác, phát triển bản thân, mục đìch cuộc sống, thìch hợp môi trường và làm chủ bản thân (xem bản tóm tắt của Keyes và Ryff) Những ai đang cư xử hòa hợp khi họ thìch chình họ hòa hợp, điều đó có nghĩa là họ cảm thấy ấm áp và tin tưởng vào mối quan hệ khiến

họ thấy mọi người đang tiến triển tốt hơn Đó chình là xu hướng của cuộc sống và hính thành nên môi trường thoả mãn những nhu cầu và mức độ khẳng định bản thân của họ

Tiếp đến, ông đã đưa ra được năm tham số về hạnh phúc trong đời sống xã hội Những tham số về xã hội này gồm sự minh bạch, tình thực tế, tình tương tác, tình hòa đồng, tình chấp nhận và sự đóng góp xã hội Mọi người đều hòa đồng khi

họ thấy xã hội đầy ý nghĩa và dễ hiểu khi họ thấy cộng đồng là tiềm năng cho sự phát triển, khi họ thấy mính đều thuộc về nó và được cộng đồng chấp nhận mính Khi mà họ chấp nhận các thành phần trong xã hội và khi họ thấy chình mính đang đóng góp cho xã hội Ví hạnh phúc về tâm lý thể hiện theo tiêu chì cá nhân và riêng

tư hơn là tiêu chì xã hội và tiêu chì cộng đồng ví thế khi đánh giá hạnh phúc xã hội người ta sẽ đánh giá hoạt động của mính trong xã hội

Cuối cùng, yếu tố hạnh phúc cảm xúc thường nhận biết ở mức độ hài lòng của người đó hay những tính cảm tìch cực với “cuộc sống nói chung” trừ những mặt khác nhau của xã hội [11]

Cũng đề cập đến ba mặt cảm xúc, xã hội, tâm lý của cảm nhận hạnh phúc, nhóm tác giả Carol D Ryff & Burton Singer khi nghiên cứu theo hướng tìch hợp đã chỉ ra cụ thể hơn các thành phần của cảm nhận hạnh phúc chủ quan bao gồm:

Tự Chấp nhận (Self-Acceptance): được hiểu là thái độ của cá nhân đối với sự

tự thừa nhận, chấp nhận các khìa cạnh của bản thân, các phẩm chất nhân cách, với cuộc sống hiện tại cũng như những gí đã xảy ra trong quá khứ

Trang 29

Quan hệ tích cực với người khác (Positive Relations with Others): cá nhân

có mối quan hệ ấm áp, tin tưởng với những người xung quanh và có khả năng duy trí các mối quan hệ hay không?

Tự do cá nhân (Autonomy): là khả năng tự chủ (tự quyết) và độc lập,

đánh giá mọi việc theo quan điểm của bản thân hay khả năng đối phó với các

áp lực xã hội

Làm chủ môi trường (Environmental Mastery): khả năng tự chủ, kiểm soát

môi trường xung quanh, tự lựa chọn (quyết định) môi trường phù hợp cho giá trị của bản thân, nắm bắt được các cơ hội một cách hiệu quả

Mục đích trong cuộc sống (Purpose in Life): có định hướng, có mục tiêu cho

cuộc sống, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống

Phát triển cá nhân (Personal Growth): nhận ra khả năng (tiềm năng) của bản

thân, sẵn sàng học tập, thay đổi để phát triển và trở thành người tốt hơn [10]

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn cấu trúc ba thành tố của cảm nhận hạnh phúc do Keyes đề xuất Các thang đánh giá mức hạnh phúc xã hội, mức hạnh phúc tâm lý và mức cảm xúc hạnh phúc của Keyes đều được tham chiếu kiến trúc bền chặt và ổn định bên trong Chúng được xác nhận trong 2 bản nghiên cứu dựa trên số liệu của mẫu người trường thành tiêu biểu trên cả nước Mỹ (Keyes 1998) [11]

1.3.3 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

1.3.3.1 Sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc La Tinh là “studens” có nghĩa là người làm việc, người tím kiếm, khai thác tri thức, khái niệm này được dùng tương đương với “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang theo học phổ thông Vậy sinh viên dùng để chỉ những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng

Nhín chung sinh viên đang theo học ở các trường ĐH , cao đẳng nằm trong

đô ̣ tuổi từ 18 – 25 Ở độ tuổi này thanh niên đã đạt được độ chìn về th ể chất và tinh

Trang 30

những người trưởng thành cả về chiều cao về cân nă ̣ng đã đa ̣t mức ổn đi ̣nh Cơ quan sinh du ̣c cũng đã được hoàn thiê ̣n Nhín chung sinh viên đã trở thành người lớn thực sự sau khi trải qua mô ̣t giai đoa ̣n phát triển lâu dài và có những đă ̣c trưng tâm lý riêng

Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển Tính cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiê ̣m , tình độc lập tương đối được nâng cao Cá tình và lập trường sống của sinh viên cũng được nâng cao rõ rệt

Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên được phát triển

Sự trưởng thành về mă ̣t khoa ho ̣c , tư tưởng và đa ̣o đức , viê ̣c hình thành những phẩm chất đa ̣o đức và sự ổn đi ̣nh chung về nhân cách của sinh viên được phát triển

Khả năng tự giáo dục phát triển Tình sẵn sàng , đô ̣c lâ ̣p với hoa ̣t đô ̣ng nghề nghiê ̣p tương lai được củng cố Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở sinh viên là sự phát triển của tự ý thức Đó là ý thức về sự đánh giá của con người về tư tưởng, tính cảm, phẩm chất đa ̣o đức và hứng thú về tư tưởng và đô ̣ng cơ của hành vi Là sự đánh giá toàn diê ̣n về chính bản thân mình và vi ̣ trí của mình trong cuô ̣c sống Tự ý thức là dấu hiê ̣u t hiết kế nhân cách được hình thành cùng với sự hình thành nhân cách sau này

Tự ý thức là mô ̣t hình thức của ý thức giúp cho sinh viên có những hiểu biết

và thái độ đối với mính để chủ động hướng nhân cách theo những n hu cầu của xã

hô ̣i Ví luôn có khát khao mong muốn được khẳng định chỗ đứng của mính trong xã

hô ̣i, muốn được xã hô ̣i thừa nhâ ̣n về sự trưởng thành của mình nên sinh viên thường

có sự để ý , xem xét mâ ̣t đô ̣ hô ̣i tu ̣ ở bản t hân những giá tri ̣ được xã hô ̣i ưa chuô ̣ng như: có trính độ chuyên môn giỏi Vốn hiểu biết xã hô ̣i rô ̣ng , có tinh thần trách nhiê ̣m, có đức tình ham học

Hành động chủ đạo là hành động học tập – nghề nghiê ̣p

Năng lực tưởng t ượng ở sinh viên (tái hiện + sáng tạo, ước mơ + hoài bão) thường gắn với lý tưởng của ho ̣ về cuô ̣c sống, nghề nghiê ̣p

Trang 31

Về tình cảm của sinh viên B G Ananhep cho rằng đây là thời kỳ phát triển nhất về tư tưởng đa ̣o đức , thẩm mỹ Tính cảm nghĩa vụ cũng được thể hiện khá rõ Tính cảm đạo đức của sinh viên có thái độ cao Sinh viên tự nhâ ̣n thức được tình cảm đạo đức của mính và còn điều chỉnh chúng phù hợp với chuẩn mực của xã hội Tính yêu, mô ̣t loa ̣i tình cảm đă ̣c biê ̣t giữa nam và nữ có vai trò quan tro ̣ng để ho ̣ xây dựng cho mình những quan điểm rõ ràng về ha ̣nh phúc gia đình

Tính bạn ở sinh viên sâu sắc , xây dựng trên cơ sở cùng lý tưởng , chì hướng

và sở thìch, cũng như sự đồng cảm của sinh viên Ở sinh viên tính yêu đối với nghề nghiê ̣p đã được hình thành

1.3.3.2 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Dựa trên khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan và các thành tố của cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên như sau:

Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là những nhận định và đánh giá của

họ về về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình trên các mặt cảm xúc, tâm

lý, xã hội

Cảm giác này vừa thể hiện sự nhín nhận, đánh giá (mang tình nhận thức), vừa thể hiện tính cảm (mang tình cảm xúc), ví thế nó vừa chịu sự chi phối của cả tư duy lì tình và tư duy cảm tình Chình sự cảm tình này khiến cho đánh giá đó mang nhiều tình chủ quan, mang quan điểm cá nhân của sinh viên về chất lượng cuộc sống của mính

Thành phần nhận thức của cảm giác này hướng đến việc sinh viên nghĩ như thế nào về sự hài lòng với cuộc sống của họ nói chung (toàn bộ cuộc sống) và ở cả những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (công việc, điều kiện vật chất, gia đính, bạn bè,…) Cảm xúc bao gồm dương tình (khi người ta trải nghiệm cảm giác hài lòng như vui vẻ, hạnh phúc, …) và âm tình (khi người ta cảm thấy khó chịu như buồn chán, tức giận, tội lỗi, …) [3]

1.3.3.3 Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thí có nhiều mặt nhưng dựa trên

Trang 32

Mặt thứ hai là cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội Sinh viên cảm thấy rằng bản thân mính đã đóng góp một điều gí đó quan trọng cho xã hội; Thấy gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm) Ngoài cảm giác gắn bó, cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên còn thể hiện qua nhận định, đánh giá tìch cực về cơ chế xã hội, các mối quan hệ giữa mọi người với nhau Cụ thể là: sinh viên thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người; Con người về cơ bản là tốt và cách vận hành của xã hội có ý nghĩa đối với sinh viên

Mặt cuối cùng là cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý Cảm nhận hạnh phúc

về mặt tâm lý của sinh viên được biểu hiện khi họ thìch phần lớn các phẩm chất nhân cách của mính; Có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày; Có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với người khác Bên cạnh đó là tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng; Thấy rằng bản thân

đã vượt qua thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn; Cuộc sống có định hướng và có ý nghĩa

1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Từ các kết quả nghiên cứu đã trính bày ở trên, chúng ta có thể thấy các yếu

tố có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc nói riêng; và chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau Nhà tâm lý học Martin Seligman cho rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc là: gen và sự giáo dục ảnh hưởng khoảng 50% đến sự biến đổi cảm giác hạnh phúc của mỗi cá nhân; hoàn cảnh môi trường xung quanh, thu nhập chỉ tác động khoảng 10% còn 40% những nhân tố ảnh hưởng khác đến từ cách nhín nhận và hoạt động của mỗi cá nhân, những điều đó

Trang 33

bao gồm: các mối quan hệ, tính bạn, công việc, liên kết trong cộng đồng, tham gia vào thể thao và những thói quen

Đồng quan điểm với Seligman, Tal Ben – Shahar (2009) cũng đề cập đến các yếu tố: gen, các quan hệ gia đính, công việc, tính bạn, liên kết cộng đồng Bên cạnh

đó ông còn bổ sung thêm các nhân tố mà theo ông nhận định là có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của chúng ta bao gồm: tính trạng tài chình, sức khỏe, tự do cá nhân và các giá trị cá nhân Tự do cá nhân mà Shahar đề cập đến được hiểu là cách

mà cá nhân nhận được sự bảo vệ hay nói cách khác nó phụ thuộc vào chất lượng của chình phủ Ở một đất nước mà quyền lợi cá nhân được đề cao, cách chình phủ vận hành có ý nghĩa với cá nhân thí họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn Tiếp đến các giá trị cá nhân chình là triết lì sống của mỗi người Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào bản chất bên trong của chúng ta và triết lý sống của chúng ta Theo ông, con người sẽ hạnh phúc hơn nếu họ biết trân trọng những gí đang có, dù đó là cái gí và không luôn tự so sánh mính với người khác và luôn tự rèn luyện tâm tình của mính Người nào quan tâm đến người khác thí có hạnh phúc trung bính lớn hơn những người chỉ biết quan tâm đến bản thân mính [8]

Trong các công bố của mính, lĩnh vực tâm lý học tìch cực cũng có một số phát hiện khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh phúc bao gồm: tiền không mua được hạnh phúc, nhưng tiền chi tiêu vào những việc có thể làm cho

cá nhân hạnh phúc hơn; Công việc có thể quan trọng đối với hạnh phúc, đặc biệt khi mọi người có thể tham gia vào các công việc có mục đìch và ý nghĩa; Trong khi hạnh phúc là chịu ảnh hưởng bởi di truyền, mọi người có thể tím hạnh phúc bằng cách phát triển sự lạc quan, lòng biết ơn và lòng vị tha [35,36,37,39,40]

Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu khoa học cũng có ba phát hiện quan trọng: 1) các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân hạnh phúc hơn nền văn hóa mang tình cộng đồng, 2) các thuộc tình tâm lý đặc trưng cho bản thân cá nhân (vì dụ như, lòng tự trọng, ) có nhiều liên quan đến hạnh phúc của nền văn hóa theo chủ nghĩa

cá nhân phương Tây hơn là hạnh phúc của nền văn hóa mang tình cộng đồng, và 3)

Trang 34

sự tự đánh giá của hạnh phúc được dựa trên sự khác nhau ở các tiêu chì và kinh nghiệm của các nền văn hóa

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi không đưa toàn bộ các yếu tố vào để nghiên cứu Sau khi điều tra thử và có những trao đổi với các bạn sinh viên, chúng tôi đã lựa chọn một số yếu tố phù hợp với đối tượng khách thể này Tím hiểu thực trạng mức độ cảm nhận hạnh phúc và mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với các yếu tố khác, phân tìch mối quan hệ giữa chúng sẽ góp phần làm rõ bức tranh

về thực trạng này, đồng thời cho chúng ta biết trong các yếu tố thí yếu tố nào có mối tương quan mạnh nhất đến cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên Cụ thể như sau:

- Nhóm 1: các yếu tố mức sống (tính hính kinh tế của gia đính), yếu tố môi trường sống

- Nhóm 2: một số phẩm chất nhân cách, lòng biết ơn, yếu tố các cảm xúc cá nhân và liên cá nhân, yếu tố thái độ thù địch

Tiểu kết chương 1

Nhín chung vấn đề hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc chủ quan trên thế giới

đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu Nhưng tại Việt Nam, vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái niệm, hay các chỉ báo chung Do vậy, cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề cảm nhận hạnh phúc chủ quan người nghiên cứu đưa ra về cơ bản vẫn dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu tiêu biểu ở ngoài nước Tổng hợp từ các khái niệm cảm nhận hạnh phúc của các tác

giả khác nhau, trong nghiên cứu của mính, chúng tôi chọn khái niệm: “cảm nhận

hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu với

cuộc sống của mình” Dựa trên khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan và các

thành tố của cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi hiểu “cảm nhận hạnh phúc của sinh

viên là những nhận định và đánh giá của họ về về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình trên các mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội” Và nó được biểu hiện trên ba

mặt chình: mặt cảm xúc, mặt tâm lý và mặt xã hội

Trang 35

Khách thể trong nghiên cứu là sinh viên – đây là lứa tuổi có những nét đặc thù riêng biệt Đã có nhiều các nghiên cứu khác nhau liên quan đến đối tượng khách thể này, tuy nhiên nghiên cứu về sự cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thí hiện nay chưa có Chình ví thế, đề tài nghiên cứu này đã khai thác một khìa cạnh mới và là

cơ sở để bổ sung thêm những giải pháp mới cho vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên hiện nay Trong chương 2, chúng tôi sẽ trính bày rõ hơn về các mặt và tiêu chì đánh giá

Trang 36

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế chình trị của đất nước, đây là nơi tập trung rất nhiều các trường Đại học khác nhau Mỗi năm đều đón hàng ngàn sinh viên từ khắp các tỉnh thành về nhập học chình ví thế ở đây rất đa dạng về các thành phần sinh viên xuất thân từ thành thị, nông thôn tới vùng đang đô thị hóa Bên cạnh điều kiện học tập, sinh hoạt tại thành phố vô cùng thuận lợi, thí các bạn sinh viên cũng phải đối mặt với một áp lực không nhỏ từ chi phì sinh hoạt đắt đỏ, sự khác biệt trong văn hóa và lối sống Chình điều này tác động mạnh đến sinh viên học tập trên địa bàn, trong đó có sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà Nội, Trung cấp mẫu giáo, Cao đẳng Y tế công cộng, Đại học Mỏ và Địa Chất

Hải Phòng cũng là một trong các thành phố lớn có lượng sinh viên theo học tương đối lớn ở khu vực phìa Bắc Với lợi thế về kinh tế, các trường không ngừng

mở rộng, nâng cao cơ sở vật chất như: khu nhà thể chất, khu thực hành, khu nhà ở

ký túc khang trang cho sinh viên,… Bên cạnh hoạt động học tập, nhà trường cũng luôn chú trọng phát triển sinh viên trên các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn cũng được đẩy mạnh Do vậy sinh viên có nhiều cơ hội được học tập và giao lưu phát triển nhân cách Tuy nhiên, môi trường tại các thành phố lớn nhiều biến động cũng tác động không nhỏ tới sinh viên, nhất là các sinh viên từ các vùng nông thôn, vùng đô thị hóa phải chuyển sang khu vực đô thị Tiêu biểu phải kể đến là sinh viên học tập tại hai trường Đại học Hàng Hải và Đại học Hải Phòng

Hà Giang & Nghệ An là những địa bàn xa trung tâm thành phố Điều kiện sinh sống và học tập tại hai nơi này cũng có nhiều điểm khác biệt so với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng Ở đây có nhiều sinh viên hệ tại chức của trường Đại học

Trang 37

Khoa học Xã hội & Nhân Văn đang theo học và họ sẽ là nguồn nhân lực bổ sung cho lực lượng lao động có trính độ tạo địa phương

Mặc dù sinh viên ở các địa bàn này chưa phải là đại diện cho toàn bộ sinh viên nhưng cũng bao quát được các nhóm sinh viên ở các địa bàn khác nhau với xuất thân, mức sống của gia đính khác nhau….Đây cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc mà chúng tôi muốn tím hiểu trong nghiên cứu này

Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu gồm 188 sinh viên trên địa bàn Hà Nội; 187 sinh viên trên địa bàn Hải Phòng, 89 sinh viên trên địa bàn Nghệ An, 91 sinh viên trên địa bàn Hà Giang Chúng tôi phát ra 618 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về 555 phiếu hợp lệ; loại bỏ 63 phiếu không hợp lệ do trả lời không đúng hoặc không thu hồi được, như vậy kết quả có 188 phiếu tại Hà Nội, 187 phiếu tại Hải phòng, 89 phiếu tại Nghệ An và 91 phiếu tại Hà Giang

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, ban đầu chúng tôi dự kiến lựa chọn mẫu

là sinh viên thuộc 4 khối lớp: năm 1, 2, 3, 4 ở các trường đại học và phân bố theo nhóm ngành học khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật với mục đìch tím hiểu xem liệu

có sự khác nhau giữa sinh viên ở các năm học trong cảm nhận hạnh phúc Nhưng sau quá trính điều tra thử, chúng tôi đã quyết định đổi sang phân chia theo khu vực (Hà Nội – Hải Phòng – Hà Giang – Nghệ An), hoàn cảnh xuất thân và phân theo giới tình để thấy rõ hơn sự khác biệt này Chúng tôi dự kiến chọn mẫu như vậy ví một số lý do như sau:

Ở mỗi khu vực khác nhau (cụ thể là 4 tỉnh Hà Nội, Hà Giang, Hải Phòng, Nghệ An) thí điều kiện sinh sống và học tập của sinh viên cũng có sự chênh lệch đáng kể Mặt khác, mỗi vùng đều có những đặc trưng văn hóa riêng, điều này cũng tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của sinh viên Chúng tôi giả định rằng sinh viên ở môi trường học tập khác nhau sẽ có mức độ cảm nhận hạnh phúc khác nhau Do đó khi điều tra chúng ta sẽ kiểm chứng được giả định này

Trang 38

hơn trong mức độ cảm nhận hạnh phúc Ở độ tuổi thấp (những sinh viên năm 1, năm 2) là những người mới bước vào môi trường đại học vẫn còn niềm vui, sự háo hức khi đạt được một đìch lớn (đỗ đại học) thí sẽ có cảm nhận hạnh phúc cao hơn là những người đã trải qua cuộc sống sinh viên kèm theo đó là áp lực tím việc làm, công việc, …

Mục đìch của chúng tôi là muốn tím ra một sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc giữa nam và nữ; tím ra tương qua giữa yếu tố độ tuổi, mức sống, một số phẩm chất cá nhân, các nhóm cảm xúc với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Chình ví thế chình tôi đã thay đổi mẫu dự kiến và điều tra trên mẫu mới, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Mẫu phân bố theo giới tính và nhóm tuổi

Trang 39

Nơi ở Số lượng %

2.1.2 Tiến trình nghiên cứu

Để đạt được mục đìch nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Mục đìch của giai đoạn này là xác định hệ thống cơ sở lý luận cho việc thực hiện và triển khai nghiên cứu đề tài Tiến trính xây dựng cơ sở lý thuyết được thực hiện như sau:

- Thu thập tài liệu, các luận án, luận văn, tạp chì, sách, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Đọc, dịch, ghi chép, xử lý và lựa chọn các thông tin, dữ liệu cần thiết phục

vụ cho đề tài nghiên cứu

- Hính thành giả thuyết khoa học

- Xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện triển khai đề tài

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

- Tím hiểu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên bốn địa bàn: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên nói riêng, con người nói chung

Ở giai đoạn này, chúng tôi thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu sinh viên Để tiến hành công việc điều tra thuận lợi, chúng tôi đã thực hiện những công việc sau:

Trang 40

- Tham khảo ý kiến chuyên gia Tâm lý học, các cán bộ quản lý và giáo viên các trường Đại học về các bộ công cụ nghiên cứu Tiến hành điều tra thử trên 30 sinh viên tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn HN để kiểm tra độ chình xác,

độ tin cậy và độ hiệu lực của phiếu hỏi

- Khảo sát thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: tiến hành trên số lượng 618 sinh viên ở các trường Đại học trên bốn địa bàn:

Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tìch, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, được đăng tải trên các sách báo và tạp chì về các vấn đề liên quan đề tài nghiên cứu như: Các công bố về chỉ số hạnh phúc trên thế giới, công thức tình hạnh phúc Các số liệu báo cáo trong các văn bản: Kết quả nghiên cứu của ngành Tâm lý học tìch cực (lấy hạnh phúc làm đối tượng nghiên cứu) trên tạp chì tâm lý học các nước Mỹ, Nga, Ba Lan, của các trường Đại học, các tạp chì về sức khỏe, đời sống; Kết quả nghiên cứu, thống kê mang tình định lượng của các nhà kinh tế học

Nội dung thông tin thu được qua phương pháp này là:

+ Các kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trính trước đó về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của con người

+ Hệ thống cơ sở lý luận, lý thuyết, quan điểm về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan, về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của con người của các tác giả khác khi nghiên cứu vấn đề hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói riêng

+ Các khái niệm cơ bản về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, sinh viên + Các lý thuyết về đặc điểm tâm – sinh lý sinh viên

+ Các yếu tố cấu tạo nên hạnh phúc theo các quan điểm của các nhà tâm lý học khác nhau

Ngày đăng: 19/06/2016, 11:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Thị Khánh Hà (2015), “Thìch ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học (số 5), tr 13 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thìch ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên”, "Tạp chí Tâm lý học (số 5)
Tác giả: Trương Thị Khánh Hà
Năm: 2015
2. Lê Văn Hảo (2012), “Các mô thức của tình cá nhân – tình cộng đồng ở Viêt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, số 11, tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô thức của tình cá nhân – tình cộng đồng ở Viêt Nam”, "Tạp chí Tâm lý học, số 11
Tác giả: Lê Văn Hảo
Năm: 2012
3. Phan Mai Hương (2014), “Cảm nhận hạnh phúc của người nông dân”, Tạp chí Tâm lý học (số 8), tr 28 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm nhận hạnh phúc của người nông dân”, "Tạp chí Tâm lý học (số 8)
Tác giả: Phan Mai Hương
Năm: 2014
4. Phan Mai Hương (2014), “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của người nông dân”, Tạp chí Tâm lý học (số 11), tr 1 – 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của người nông dân”, "Tạp chí Tâm lý học (số 11)
Tác giả: Phan Mai Hương
Năm: 2014
5. PGS.TS Phan Thị Mai Hương, TS Nguyễn Đính Mạnh (200..), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình tìch cực xã hội của học sinh – sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học (số 3), tr 22 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình tìch cực xã hội của học sinh – sinh viên”, "Tạp chí Tâm lý học (số 3)
7. Trịnh Thị Linh (2015), Tập bài giảng Tâm lý học tích cực, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Tâm lý học tích cực
Tác giả: Trịnh Thị Linh
Năm: 2015
8. Tal Ben – Shahar (2009), Hạnh phúc hơn, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chì Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạnh phúc hơn
Tác giả: Tal Ben – Shahar
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP Hồ Chì Minh
Năm: 2009
9. Doh Chull Shin (2010), “Chất lượng cuộc sống của người dân Châu Á theo Nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc phần 1 & phần 2”, Tạp chí nghiên cứu con người (số 1), tr 3 – 17.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cuộc sống của người dân Châu Á theo Nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc phần 1 & phần 2”, "Tạp chí nghiên cứu con người (số 1)
Tác giả: Doh Chull Shin
Năm: 2010
10. Carol D. Ryff & Burton Singer (2002), “From Social Structure to Biology: Integrative Science in Pursuit of Human Health and Well-Being”, Handbook of Positive Pychology (No.39), Oxford University Press, pp. 528 – 540 Sách, tạp chí
Tiêu đề: From Social Structure to Biology: Integrative Science in Pursuit of Human Health and Well-Being”, "Handbook of Positive Pychology (No.39)
Tác giả: Carol D. Ryff & Burton Singer
Năm: 2002
11. Corey L.M.Keyes, Emory University (2002), “The mental health continuum: From Languishing to Flouring in Life”, Journal of health and Social Research (June), pp. 207 – 222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The mental health continuum: From Languishing to Flouring in Life”, "Journal of health and Social Research
Tác giả: Corey L.M.Keyes, Emory University
Năm: 2002
12. Diener E., Richard E. Lucas, & Shigehiro Oishi (2002), “Subjective Well - being: The Science of Happiness and Life Satisfaction, Handbook of Positive Pychology, Oxford University Press, pp. 63 – 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Subjective Well -being: The Science of Happiness and Life Satisfaction, "Handbook of Positive Pychology
Tác giả: Diener E., Richard E. Lucas, & Shigehiro Oishi
Năm: 2002
13. Diener E., Emmons R.A, Larsen R.J, & Griffin S. (1985), “The Satisfaction with Life Scale”, Journal of Personality Assessment (No 49), pp. 71-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Satisfaction with Life Scale”", Journal of Personality Assessment (No 49)
Tác giả: Diener E., Emmons R.A, Larsen R.J, & Griffin S
Năm: 1985
14. Helliwell Jonh F., Christopher P. Barrington-Leigh (2010), “Measuring and Understanding Subjective Well-Being” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring and Understanding Subjective Well-Being
Tác giả: Helliwell Jonh F., Christopher P. Barrington-Leigh
Năm: 2010
15. Jeffrey J. Froh , Charles Yurkewicz, Todd B. Kashdan (2009), “Gratitude and subjective well-being in early adolescence: Examining gender differences”, Journal of Adolescence (No.32), pp. 633 – 650 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gratitude and subjective well-being in early adolescence: Examining gender differences”, "Journal of Adolescence (No.32)
Tác giả: Jeffrey J. Froh , Charles Yurkewicz, Todd B. Kashdan
Năm: 2009
16. Keith A.King, Rebecca A.Vidourek, Ashley L.Merianos, Meha Singh (2014), “A study of stress, social support, and perceived happiness among college students”, The Journal of Happiness & Well-Being (No 2), pp. 132 – 144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A study of stress, social support, and perceived happiness among college students”, "The Journal of Happiness & Well-Being (No 2)
Tác giả: Keith A.King, Rebecca A.Vidourek, Ashley L.Merianos, Meha Singh
Năm: 2014
17. Pavot W., & Diener E. (2008), “The Satisfaction with Life Scale and the emerging construct of life satisfaction”, Journal of Positive Psychology (No 3), pp. 137 – 152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Satisfaction with Life Scale and the emerging construct of life satisfaction”, "Journal of Positive Psychology (No 3)
Tác giả: Pavot W., & Diener E
Năm: 2008
18. Richard M.Ryan and Edward L.Deci (2001), On Happiness and Human Potentials: A Review of Research on Hedonic and Eudaimonic, Annu Rev.Psychol (No 52), pp. 141- 166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On Happiness and Human Potentials: A Review of Research on Hedonic and Eudaimonic, " Annu Rev.Psychol "(No 52)
Tác giả: Richard M.Ryan and Edward L.Deci
Năm: 2001
20. Soja Lyubomirsky (2001), “Why Are Some People Happier Than Others? The Role of Cognitive and Motivationl Processes in Well-Being”, American Psychologist, pp. 239 – 269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why Are Some People Happier Than Others? The Role of Cognitive and Motivationl Processes in Well-Being”, "American Psychologist
Tác giả: Soja Lyubomirsky
Năm: 2001
21. William Pavot and Ed Diener (1993), “Review of the Satisfaction With Life Scale”, Psychologicacl Assessment (vol 5, No.2), pp. 164 – 172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of the Satisfaction With Life Scale”, "Psychologicacl Assessment (vol 5, No.2)
Tác giả: William Pavot and Ed Diener
Năm: 1993
22. Willem A. Arrindell, José Heesink, Jan A. Feij (1999), “The Satisfaction With Life Scale (SWLS): appraisal with 1700 healthy young adults in The Netherlands”, Personality and Individual Differences (No 26), pp. 815 – 826.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Satisfaction With Life Scale (SWLS): appraisal with 1700 healthy young adults in The Netherlands”, "Personality and Individual Differences (No 26)
Tác giả: Willem A. Arrindell, José Heesink, Jan A. Feij
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w