1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc

77 587 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 738,5 KB

Nội dung

Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn

Trang 1

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thậpvà kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Vũ Châu Khoa

Trang 2

Sau bốn năm dưới giảng đường Đại Học Cần Thơ với những kiến thứcđược tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt của quý Thầy Cô của trường nóichung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyềnđạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá, Nhữngkiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những khókhăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này và với gần batháng thực tập, tìm hiểu tại Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, nhằm củng cố kiếnthức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến nayem đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạtnhững kiến thức quý báo của Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý ThầyCô Trường Đại học Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinhdoanh lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt là Cô Nguyễn Phạm Tuyết Anh đã tận tình

hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn “Phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn”

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty chỉdẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tậpvừa qua, đặc biệt là các anh, chị trong phòng kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn,giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoànthành luận văn này.

Em xin kính chúc các thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh;Ban giám đốc, các anh, chị trong Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ dồi dào sứckhoẻ, vui tươi, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

Chân thành cảm ơnVũ Châu Khoa

Trang 3

(ký và ghi họ tên)

Trang 4

(ký và ghi họ tên)

Trang 5

(ký và ghi họ tên)

Trang 6

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN NGIÊN CỨU 4

Chương 2 5

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu 5

2.1.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 15

Trang 7

3.2.2 Hoạt động và thị trường của công ty 19

3.2.3 Mô tả sản phẩm/ dịch vụ của công ty 19

4.1.1 Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty Thadimexco 26

4.1.2 Phân tích chung tình chi phí của công ty Thadimexco 30

4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Thadimexco 34

4.2 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO 57

4.2.1 Lợi nhuận trên doanh thu: 57

4.2.2 Lợi nhuận trên tài sản có (ROA) 58

Chương 5 61

CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY .615.1 BIỆN PHÁP TĂNG DOANH THU 61

5.2 BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ 61

5.2.1 Giảm chi phí sản xuất 61

5.2.2 Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 64

6.2.1 Đối với nhà nước 67

6.2.2 Đối với Công ty: 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Bảng 2: TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY (2005-2007) 26

Bảng 3:TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) .27Bảng 4:TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) 29

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) 31

Bảng 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) 35

Bảng 7: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 37

Bảng 8:CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 38

Bảng 9: PHẦN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) 41

Bảng 10: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA (2005-2007) 44

Bảng 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO 49

Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO 52

Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 55

CỦA CÔNG TY THADIMEXCO 55

Bảng 14: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 58

Bảng 15: TỶ SỐ (ROA) VÀ (ROE) CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 59

Trang 9

Chương 1GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào, khinói đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp.Muốn có một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực doanh nghiệp phát triển và cósức cạnh tranh mạnh Vì vậy trên phạm vi cả nước nói chung, các tỉnh, thành phốnói riêng cần phải nhanh chóng nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong tiếntrình phát triển Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại vàphát triển thì vai trò của các doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn.

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự điều hành, quản lýcác hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để doanh nghiệp có thểtự đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển Muốn như vậy các doanhnghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyênkiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh Bởi vì tháchthức hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng hiệu quảkinh doanh Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nóichung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng trở thành nhu cầu thực tế cần cần thiết vớibất kỳ doanh nghiệp nào

Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận là việc làm hết sức cần thiết đốivới mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầyđủ chính xác mọi diễn biến việc tăng giảm doanh thu, lợi nhuận, tìm ra nhữngmặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quanhệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng caodoanh thu, lợi nhuận của mình Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho cácdoanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tếvà quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đấtđai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Ngoài ra, phân tích còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự

Trang 10

đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, cácnhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quảhơn.

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích doanhthu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn ” làm đề tài tốt nghiệp

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người tadựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.

Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí.

Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhânhoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợinhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình.

Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa,nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịpthời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sảnlà tất yếu không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sảnxuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở phân tích nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành cácmục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế Đồng thời, phân tích sâu sắccác nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận của công ty Từ đó, đánh giá đầy đủmặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy haykhắc phục, cải tiến quản lý Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọitiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằmđạt được lợi nhuận cao nhất Tài liệu của phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuậncủa công ty còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báoxu thế phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

- Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3năm 2005 - 2007.

Trang 11

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động doanh thu, lợinhuận của công ty.

- Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty.

- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nâng cao doanh thu, lợi nhuận nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tốc độ tăng của doanh thu như thế nào?- Tốc độ tăng của lợi nhuận?

- Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chiphí?

- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố nào làm ảnh hưởngtích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.4.1 Không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty CPCB & XNK Thành Đoàn

1.4.2 Thời gian

- Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/02/2008 đến ngày

- Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2005 đến năm 2007.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Do thời gian thực tập có hạn và do hạn chế của người viết nên em chỉthực hiện nghiên cứu:

- Những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình doanhthu, lợi nhuận.

- Phân tích doanh thu lợi nhuận của công ty trong 3 năm từ năm 2005-2007- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh.

- Đề xuất giải pháp để nâng cao tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Trang 12

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU

- Các tài liệu tham khảo như:

Phùng Thị Thanh Thủy Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXBThống kê, 2000.

Huỳnh Đức Lộng Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thôngkê, 1997

Th.s Võ Thành Danh, Th.s Bùi Văn Trịnh, Th.s La Xuân Đào Giáo trình kếtoán phân tích, NXB Thống kê, 2000.

Trang 13

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu

2.1.1.1 Khái niệm, nội dung, vai trò của doanh thu

- Khái niệm doanh thu

Mục đích cuối cùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi Tiêu thụ sảnphẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận tiền bánhàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán Kết thúc quá trình tiêu thụdoanh nghiệp có doanh thu bán hàng

Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiềnsẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

- Nội dung của doanh thu

Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hànghóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.

Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bánhàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trịhàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Doanh thu từ tiêu thụ khác, bao gồm

+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại

+ Thu nhập từ các hoạt động tài chính thu nhập từ tiền lãi gởi ngân hàng,thu nhập từ đầu tư cổ phiếu trái phiếu.

+ Thu nhập bất thường như: Thu từ nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại, tiềnphạt, tiền bồi thường.

+ Thu nhập từ các hoạt dộng khác như: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sảncố định, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụnhững sản phẩm chế biến từ phế liệu.

Trang 14

- Vai trò của doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này khôngnhững có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọngđối với nền kinh tế quốc dân.

Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu củadoanh nghiệp nó phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổchức chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp Bởi lẽ có được doanh thu bán hàngchứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằngsản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợpvới nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trangtrải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động trong quá trình sảnxuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động….

Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trìnhchu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Vì vậy thựchiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và quá trình táisản xuất của doanh nghiệp Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp không thựchiện được doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến qúa trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

2.1.1.2 Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng.

Để lập doanh thu bán hàng có 2 phương pháp:

+ Phương pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng.Phương pháp này căn cứ vào hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kếhoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của công ty.

Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo các sản phẩm của công ty đượcsản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết Phương pháp này sẽ khó thực hiện nếu nhưkhông có đơn đặt hàng trước của khách hàng.

+ Phương pháp lập doanh thu bán hàng căn cứ theo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Trang 15

2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu

- Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khaithác các tiềm năng làm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên vàđều đặn Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu về mặt số lượng, chấtlượng, giá cả mặt hàng Đánh giá kịp thời của tiêu thụ giúp cho những nhà quảnlý thấy được những ưu, khuyết điểm của quá trình thực hiện doanh thu, để có thểđề ra những nhân tố làm tăng, làm giảm doanh thu Từ đó có biện pháp nhằm hạnchế, loại bỏ những nhân tố làm giảm doanh thu, nâng cao lợi nhuận vì doanh thulà nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận.

- Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản suất kinhdoanh của doanh nghiệp Doanh thu càng lớn, lợi nhuận càng cao Bởi vậy chỉtiêu này là cơ sở quyết định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh Do đódoanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận vấn đề quan trọng trước tiên là phải quan tâmđến doanh thu.

2.1.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận

2.1.2.1.Khái niệm, nội dung, vai trò của lợi nhuận.

- Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đãkhấu trừ mọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữadoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàngbán, chi phí hoạt động, thuế.

Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khácnhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợinhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tínhchất kinh doanh Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đếncùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợinhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.

- Nội dung của lợi nhuận.

Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:

- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanhthu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.

Trang 16

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạtđộng kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toándựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đãcung cấp trong kì báo cáo.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tàichính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt độngtài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này Lợi nhuận từ hoạt động tàichính bao gồm:

+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.

+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.

+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.

+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.+ Lợi nhuận cho vay vốn.

+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.

- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tínhtrước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuậnkhác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.

Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.

+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãngquên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…

Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợinhuận bất thường.

- Vai trò của lợi nhuận.

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinhdoanh Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh

Trang 17

nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như laođộng, vật tư, tài sản cố định…

Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúpNhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước.

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng quy mô sảnxuất của doanh nghiệp, thành lập các Quỹ,nâng cao đời sống công nhân viên.

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích ngườilao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp trên trên cơ có chính sách phân phối lợi nhuận mộtcách hợp lý.

Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào là sản xuất kinh doanhthật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhà nước với gíathành thấp nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũymở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao độngtrong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước Ngược lại doanh nghiệpkinh doanh thua lỗ sẽ dẫn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn,thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài sẽ dẫn tới doanh nghiệp bị phásản.

2.1.2.2 Phương pháp phân tích lợi nhuận

a) Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh* Khái niệm và nguyên tắc Khái niệm

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc sosánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và đượcsử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phântích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Nguyên tắc so sánh

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.

Trang 18

+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.+ Các thông số thị trường.

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tốkhông gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tínhtoán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

* Phương pháp so sánh Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ sosánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiệnkỳ trước.

Phương pháp số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể

hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốcđể nói lên tốc độ tăng trưởng.

Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trìnhtự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cầnphân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lầnthay thế.

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.Thể hiện bằng phương trình: Q = a b c

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:

Trang 19

= Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thaythế sau.

b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuấtkinh doanh

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánhkết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mứcđộ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàngbán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.

Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liênhoàn Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố sốlượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý Muốn vậy cần nghiên cứu mốiquan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :

L =  Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti)

L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i.Pi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

Zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.

CBHi: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

Trang 20

CQLi: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.Ti: Thuế của sản phẩm hàng hóa loại i.

Quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện nhưsau:

 Xác định đối tượng phân tích:∆L = L1 – L0

L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích).L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc).1: kỳ phân tích

0: kỳ gốc

 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận

Trang 21

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhântố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợinhuận cho doanh nghiệp.

2.1.2.3.Phân tích tỷ suất lợi nhuận

a) Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanhtrong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh càng lớn.

b) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứmột đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đượcbao nhiêu đồng về lợi nhuận.

c) Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có baonhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp càng cao

2.1.2.4 Chính sách phân phối lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận là đòn bẩy quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý có tácdụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ýthức làm chủ của doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người trong doanhnghiệp vì lợi ích của bản thân mình, của doanh nghiệp và của xã hội mà phát huysáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để không ngừng pháttriển sản xuất kinh doanh.

Trang 22

Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp có chính sách riêng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp mình Tuy nhiên phải theo quy định của Bộ Tài chính:

Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp được phân phối như sau:- Nộp Thuế cho Ngân sách Nhà nước

- Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước- Khấu trừ chi phí hợp lệ và các khoản tiền phạt khác

- Trừ vào các khoản lỗ không được khấu trừ vào lợi tức trước thuế.

- Phần còn lại được trích lập các quỹ như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dựphòng tài chính…

2.1.2.5 Ý nghĩa của phân tích lợi nhuận

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập vàchi phí.

Để thấy được thực chất của qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh là caohay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phảitiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợinhuận đạt được của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là tiêu chuẩn để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánhgiá hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu qủa sử dụng cácyếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởngchủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khảnăng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăngtich lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp.

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích cácnhân tố ảnh hưởng, mức ảnh hưởng và xu thế tác động của từng nhân tố đến lợinhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trêncơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trang 23

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Chủ yếu em thu thập số liệu từ phòng kế toán Bên cạnh đó, thu thập thêmmột số thông tin về thị trường xuất khẩu từ phòng kinh doanh

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủyếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản,từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giávề tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Để thực hiện đề tài nghiên cứu em chủ yếu sử dụng một số phương phápsau:

+Phương pháp so sánh

+Phương pháp thay thế liên hoàn

Trang 24

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH CÀ MAU3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên

phía tây giáp vịnh Thái Lan Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên.- Tổng diện tích đất tự nhiên của Cà Mau là 5.211 km² Trong đó:+ Diện tích rừng: 100.600 ha

+ Diện tích ruộng lúa: 130.513 ha + Diện tích cây công nghiệp: 33.591 ha + Diện tích vườn: 8.334 ha

+ Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha

Đông dài 104 km

- Hệ thống sông ngòi chằng chịt, gồm nhiều sông lớn như: Sông Bảy Háp,

- Về khí hậu: Cà Mau là tỉnh có khí hậu tiêu biểu cho vùng Đồng bằngsông Cửu Long, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Mặt khác,Cà Mau là một tỉnh nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàngnăm có 2 mùa khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).

Nhìn chung đất đai và khí hậu của Tỉnh Cà Mau rất thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

3.1.2 Đặc điểm xã hội

- Dân số Cà Mau khoảng 1.200.000 người Mật độ dân số trung bình củatỉnh Cà Mau là 230 người/km2 trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số Tốcđộ tăng dân số trung bình 1,6%/năm Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực

Trang 25

- Cà Mau có khoảng 20 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm người Kinhchiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộcít người khác.

- Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số;trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi Lao động giản đơnchiếm 82% lực lượng lao động.

- Giao thông

+ Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380km và thành phố Cần Thơ 180 km Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnhvùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng.

+ Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông GànhHào, sông Đốc, sông Trẹm rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắpvùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh.

+ Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minhđã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh vàThành phố Hồ Chí Minh Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầuvà điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.

+ Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thốngcảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cungđường biển của vùng Đông Nam Á Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợitrong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore,

tấn/năm

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,9% (năm 2006) GDP đạt 12.664 tỷđồng GDP đầu người 10,240 triệu đồng (năm 2006) Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm2002 còn 13,7%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 55% (năm 2002) Kim ngạch xuấtkhẩu 590 triệu USD (năm 2006) Sản lượng thủy sản: 277.500 tấn (năm 2006)đạt 580 triệu USD Sản lượng lúa: 390.000 tấn (năm 2006).

- Các khu công nghiệp và chế xuất

Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốndự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 1,4 tỉ USD Tổ hợp công nghiệp này gồm một

Trang 26

đường ống dẫn khí dài 289 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–3/CAAcó công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện cótổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000tấn/năm.

- Định hướng phát triển thuỷ sản của Cà Mau tới năm 2010

Tỉnh Cà Mau xác định: thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, contôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực Tỉnh phấn đấu đến năm 2010, sản lượngthủy sản khai thác đạt 390.000 tấn, sản lượng chế biến và xuất khẩu trên 100.000tấn, kim ngạch xuất khẩu chiếm 25% chỉ tiêu của cả nước

- Bên cạnh việc chế biến tôm sú là mặt hàng chủ lực, Cà Mau đẩy mạnh sảnxuất các mặt hàng thủy sản khác mà thị trường có yêu cầu, theo hướng tăngcường chế biến hàng giá trị gia tăng, nhằm tăng sản lượng và giá trị trên một đơnvị sản phẩm Đưa cơ cấu sản phẩm tôm sú từ 68% trong tổng lượng hàng xuấtkhẩu hiện nay lên 80% và đưa tỷ lệ hàng giá trị gia tăng chiếm trên dưới 70% vàonăm 2010

- Tạo mọi điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sảnxuất, xây dựng nhà máy, nâng tổng công suất chế biến hàng xuất khẩu thủy sảnlên 157.000 tấn/năm vào năm 2009 Tăng cường quản lý chất lượng và an toànvệ sinh thực phẩm; bắt buộc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theotiêu chuẩn quốc tế vào chế biến thủy sản Coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh thựcphẩm là khâu quyết định để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bềnvững.

3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN

3.2.1 Lịch sử hình thành của công ty.

- Tên công ty: Công ty CPCB và XNK thủy sản Thanh Đoàn.

- Hình thức kinh doanh: Công ty cổ phần.

- Địa chỉ: 01A, đường Trương Phùng Xuân, khóm 7, phường 8, Thành phố

Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam

- Điện thoại : (+84) 780 828953 - Fax : (+84) 780 815166

- Email : thadimexco@hcm.vnn.vn

Trang 27

- Website : www.thadimexco.com.vn- Lịch sử hình thành:

Tiền thân Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Đoàn là doanh nghiệp tư nhân chuyên mua bán tôm nguyên liệu cho các xí nghiệp trong tỉnh.

Đến ngày 25 tháng 12 năm 2000 được sự chấp thuận của UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Đoàn Tên giao dịch tiếng Anh là THADIMEXCO Từ đó Công ty chính thức ra đời và hoạt động cho đến nay

- Giám đốc Công ty: ông Nguyễn Thanh Đoàn

3.2.2 Hoạt động và thị trường của công ty

- Hoạt động:

Từ lúc thành lập đến nay, Công ty không ngừng phát triển và đã là một trong những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhất Cà Mau cũng như cả nước Côngty Thadimexco luôn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và sở hữu đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao nên sản phẩm Công ty có chất lượng cao và luôn được khách hàng ưa chuộng

Được UBND tỉnh Cà Mau, Trung Ương khen thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch được giao 2005,2006.

- Thị trường chính: Châu Âu, Nhật, Hong Kong, Đài Loan, Úc, Canada,

3.2.3 Mô tả sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

+ Tôm tươi các loại đông IQF, tôm sú hấp các loại đông IQF.+ Tôm sú tươi đông block, tôm thẻ, chì thịt đông block.

- Nhập khẩu sát thép, ngư lưới cụ, hóa chất, máy móc và thiết bị lạnh phụcvụ cho ngành chế biến thủy sản.

Trang 28

3.2.4 Cơ cấu tổ chức

3.2.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn năm 2007).

Sơ đồ: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

THANH ĐOÀN3.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp việccho giám đốc trong lĩnh vực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, tiếp thị,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả ngày càng tăng cho côngty Đồng thời hướng dẫn bộ phận tài vụ công ty tính toán và báo cáo kết quả sảnxuất kinh doanh cho giám đốc.

- Phó giám đốc phụ trách tổ chức: có chức năng tham mưu giúp việc chogiám đốc trong việc tổ chức bộ máy quản lý, quan hệ với các cơ quan hữu quannhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TỔ TNNL

TỔ CHẾ BIẾN

TỔ PHÂN CỞ

TỔ XẾP HỘP

TỔ IQF

TỔCẤP ĐÔNG

TỔBỐC XẾP

Trang 29

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: có chức năng tham mưu giúp việc chogiám đốc trên các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, định mứcchế biến, qui trình sản xuất các mặt hàng.

- Phòng kinh doanh tổng hợp: là sự hợp nhất bộ phận tổ chức hành chính,kinh doanh xuất nhập khẩu và kế toán tài vụ Cho nên chịu sự chỉ đạo chung củacác phó giám đốc công ty Kế toán trưởng là người kim trưởng phòng kinh doanhtổng hợp Có chức năng bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm khách hàng, mỡ rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm nhằm mục đích sinh lợi cao nhất cho cônh ty Đồng thời quản lý vốn, tàisản và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ hiện hànhcủa nhà nước.

- Phòng quản lý chất lượng (ban điều hành sản xuất): có chức năng quản lýchất lượng sản phẩm, định mức chế biến, qui trình sản xuất các mặt hàng mới,các mặt hàng có giá trị gia tăng trong công ty Xây dựng, triển khai, giám sát vàkiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất, qui định sản xuất, điều khiển sản xuấtcủa phân xưởng Tham gia đánh giá và lựa chọn các nhà thầu, cung cấp hàng hóavà nguyên vật liệu cho công ty Kiểm tra việc thực hiện chương trình quản lýchất lượng theo HACCP và BRC Tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuấttrong phân xưởng.

Với cơ cấu tổ chức trên cho thấy từng bộ phận của công ty điều có vai tròvà chức năng riêng biệt tuy có sự phân chia theo từng bộ phận chức năng nhưngvẫn đảm bảo mức độ tập trung hóa cao và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khácnhau của một dây chuyền sản xuất trong công ty.

3.2.5 Tình hình nhân sự của công ty.

Lực lượng lao động toàn công ty là 600 người.Trong đó: Đại học có 15người, trung cấp có 43 người.Còn lại là lao động phổ thông Trong đó có khoảng400 lao động lành nghề.

Công ty Thadimexco chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh và xuấtkhẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chứcnăng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp Đồng thời, việc nhóm các hoạtđộng chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép các bộ phận hoạtđộng, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý.

Trang 30

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xemxét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn Ngoài ra,việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạođộng lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫnvà ảnh hưởng tiêu cực Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty cóhướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính lànăng lực thật sự của từng nhân viên Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việchơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty Tất cả các quá trình tuyển dụnglao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bạicủa Công ty.

Trang 31

Ta có lợi nhuận = doanh thu – chi phí

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm(2005-2007) ta có thể đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Công tyThadimexco

- Năm 2006: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kém hiệu quả hơn so

với năm 2005, tình hình tăng trưởng về lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Côngty đã giảm đáng kể Lợi nhuận giảm là do chi phí hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty tăng nhiều cụ thể là do giá vốn hàng bán tăng Nguyên nhân dẫn đếnlợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm là do: Năm 2006 là nămkhông riêng gì công ty mà là toàn ngành Thủy sản Cà Mau gặp nhiều khó khăntrong xuất khẩu, đó là vụ kiện bán phá giá của Mỹ và việc kiểm duyệt kháng sinh100% lô hàng khi xuất vào Nhật

- Năm 2007: Từ bảng số liệu 1 ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Công tykhởi sắc hơn năm 2006 Điều này thể hiện ở chỗ là lợi nhuận Công ty đã tăngđáng kể so với năm 2006, ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân:

Trong năm 2007, thu nhập khác của công ty tăng lên rất cao so với năm2006.Chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản và thu nhập từ bán đầu vỏ tôm.Chính những điều này đã làm lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể Mặc dù, năm2007 là năm thủy sản Cà Mau gặp nhiều khó khăn do việc kiểm duyệt kháng sinh100% lô hàng khi xuất vào Nhật làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành phảiđiêu đứng nhưng riêng Công ty Thadimexco thì doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng,nguyên nhân là do Ban Giám đốc của Công ty đã có phương pháp nhạy bén, linhhoạt và rất hiệu quả trong kinh doanh khi đưa hàng xuất khẩu sang thị trườngChâu Âu trong điều kiện rất khó khăn Ngoài ra, còn có những lý do khác đưađến việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, đó là do Công ty trong thờigian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, mở rộng sản xuất với nhiều

Trang 32

mặt hàng và đồng thời, Công ty tìm được một số thị trường tiêu thụ mới là ChâuÂu thay thế cho thị trường Nhật và thị trường trong nước cũng được mở rộng.Nguồn nguyên liệu đầu vào đã được ổn định và Công ty sử dụng chi phí mộtcách có hiệu quả Do đó, lợi nhuận của Công ty đã tăng vào năm 2007.

Trang 33

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007)

Đơn vị tính: 1000VNĐ

Chênh lệch2006/2005

Chênh lệch2007/2006

1 Doanh thu thuần 245.275.214 334.744.257 366.432.578 89.469.043 36,48 31.688.321 9,472 Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 85.403.755 36,74 25.061.452 7,883 Lợi nhuận gộp 12.838.911 16.904.199 23.531.068 4.065.288 31,66 6.626.869 39,204 Doanh thu hoạt

động tài chính

5 Chi phí tài chính 5.621.375 9.158.037 11.361.387 3.536.661 62,91 2.203.350 24,066 Chi phí bán hàng 3.255.309 4.397.139 7.161.111 1.141.830 35,08 2.763.972 62,867 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 1.445.006 2.281.090 2.911.016 836.084 57,86 629.926 27,628 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 2.517.221 1.114.301 2.119.190 - 1.402.920

trước thuế 2.587.554 1.026.819 2.716.865 -1.560.735 -60,32 1.690.046 164,5913 Thuế thu nhập DN

14 Lợi nhuận sau thuế 2.587.554836.8532.681.340-1.750.701 -67,661.844.487 220,41

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco)

Trang 34

Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm, ta phân tíchtừng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuậncủa công ty.

4.1.1 Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty Thadimexco

Qua bảng 2 phân tích chung tình hình doanh thu, ta thấy doanh thu từ hoạtđộng tài chính và doanh thu từ hoạt động khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so vớitổng doanh thu của cả Công ty Thể hiện cụ thể là Công ty không tham gia gópvốn liên doanh, cũng không đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn hay dàihạn, do đó, đã làm hạn chế phần nào thu nhập của Công ty.

Còn về doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì có tỷ trọng rất lớn trong tổngthu nhập của Công ty Năm 2006 tăng 89.469.043 (ngàn đồng) so với năm 2005tương đương tăng 36,48 % Năm 2007 doanh thu này tăng khoảng 31.688.321(ngàn đồng) so với năm 2006 tức là tăng 9,47 %

Bảng 2: TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY (2005-2007) Đơn vị tính: 1000

Chỉ tiêuNămChênh lệch2006/2005Chênh lệch2007/2006

1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

245.275.214 334.744.257 366.432.578 89.469.043 36,48 31.688.321 9,472 Doanh thu hoạt

-Tổng doanh thu245.372.610 334.790.625 367.238.589 89.418.01536,44 32.447.9649,69

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công tyThadimexco)

Để hiểu rỏ sự tăng lên của doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công tyta đi vào phân tích doanh thu từ buôn bán thành phẩm và doanh thu từ bán phếliệu.

Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm doanh thu từ buônbán thành phẩm và doanh thu từ bán phế liệu Trong doanh thu từ hoạt động kinhdoanh thì doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 99% còn lại 1% làdoanh thu từ buôn bán phế liệu Cụ thể:

Trang 35

Bảng 3:TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY (2005 – 2007)

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Doanh thu từ hoạt động

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco)

Trang 36

- Năm 2005: Doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 98,96%

trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh Còn lại 1,04% là doanh thu từ bánphế liệu Trong doanh thu từ bán thành phẩm thì doanh thu từ bán hàng hóa vàthành phẩm ngoài nước chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 71,01% tương đương174.152.828 (ngàn đồng) còn lại là doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩmtrong nước chiếm khoảng 27,95% tương đương khoảng 68.565.010 (ngàn đồng).

- Năm 2006: Doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 99,44%

trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh Còn lại 0,56% là doanh thu từ bánphế liệu Trong doanh thu từ bán thành phẩm thì doanh thu từ bán hàng hóa vàthành phẩm ngoài nước chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 87,13% tương đương291.670.114 (ngàn đồng) còn lại là doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩmtrong nước chiếm khoảng 12,31% tương đương khoảng 41.183.820 (ngàn đồng).

- Năm 2007: Doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 99,55%

trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh Còn lại 0,45% là doanh thu từ bánphế liệu Trong doanh thu từ bán thành phẩm thì doanh thu từ bán hàng hóa vàthành phẩm ngoài nước chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 94,74% tương đương347.137.220 (ngàn đồng) còn lại là doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩmtrong nước chiếm khoảng 4,81% tương đương khoảng 17.641.534 (ngàn đồng).

Từ bảng 3 ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đều tănglên trong 3 năm 2005 – 2007 Cụ thể doanh thu từ hoạt động kinh doanh củacông ty năm 2006 tăng khoảng 36,48% doanh thu từ hoạt động kinh doanh trongnăm 2005 Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từ buôn bán thànhphẩm Năm 2006 tăng 37,14% so với năm 2005 Trong đó chủ yếu là sự tăng lêncủa doanh thu từ buôn bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước Cụ thể là doanhthu từ buôn bán hàng hóa và thành phẩm nước ngoài năm 2006 tăng lên tới67,48% so với năm 2005 tương đương với khoảng 117.517.286 ( ngàn đồng)

Đến năm 2007, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007tăng khoảng 9,47% doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm 2006 Nguyênnhân chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từ buôn bán thành phẩm Năm 2006tăng 9,59% so với năm 2005 Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từbuôn bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước Cụ thể là doanh thu từ buôn bán

Trang 37

hàng hóa và thành phẩm nước ngoài năm 2007 tăng 19,02% so với năm 2006tương đương với khoảng 55.467.106 ( ngàn đồng).

Bảng 4:TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY(2005 – 2007)

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công tyThadimexco)

Thị trường chủ yếu của công ty trong năm 2005,2006 là Nhật Bản.Trongnăm 2005 công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nhật chiếm khoảng 80% tương đương139.322.262,4 (ngàn đồng) Đến năm 2006 công ty xuất khẩu hàng hóa vào thịtrường Nhật chiếm 60% tương đương với 175.002.068,4 (ngàn đồng) và Úcchiếm 20% tương đương với 58.334.022,8 (ngàn đồng) còn lại là thị trương ĐàiLoan và các nước khác chiếm 20% Nhưng đến năm 2007 thị trường xuất khẩuchủ yếu của công ty là Châu Âu với khoảng 60% tương đương với 219.859.546,8(ngàn đồng) Nguyên nhân của sự thay đổi thị trường xuất khẩu của công ty vàothị trường Nhật ngày càng giảm xuống là do trong năm 2006, 2007 hàng hóa xuấtkhẩu không riêng gì của công ty mà các công ty khác vào thị trường Nhật bị kiểmtra kháng sinh rất nghiêm ngặt Làm cho hàng hóa của công ty không dám xuấtkhẩu vào Nhật sợ bị trả lại làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty nêncông ty đã tìm thị trường mới đỡ nghiêm ngặt hơn thị trường Nhật như vậy đảmbảo hàng hóa xuất đi không bị trả lại Và công ty đã chọn thị trường Châu Âu làmột thị trường lớn đầy tiềm năng.

4.1.2 Phân tích chung tình chi phí của công ty Thadimexco

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củacông ty Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợinhuận Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức

Trang 38

cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấpnhất Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của công ty.

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) (Trang 33)
Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận  của công ty. - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
th ấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty (Trang 34)
Bảng 3:TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY (200 5– 2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 3 TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY (200 5– 2007) (Trang 35)
Bảng 4:TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 4 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) (Trang 37)
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 5 TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) (Trang 39)
Bảng 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 6 TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) (Trang 43)
Bảng 7: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 7 TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN (Trang 45)
Bảng 9: PHẦN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 9 PHẦN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) (Trang 49)
Bảng 10: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA (2005-2007) - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 10 TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA (2005-2007) (Trang 52)
Bảng 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO. - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 11 TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (Trang 57)
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 12 TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (Trang 60)
Bảng 14: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM - Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn.doc
Bảng 14 MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w