1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

79 3,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 239 KB

Nội dung

Kết quả học tập của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố thuộc về bản thân sinh viên luôn là yếu tố quan trọng, đóng vai trò chủ đạo. Bởi môi trường học tập bậc đại học có sự thay đổi rất nhiều so với các môi trường học tập trước đó. Môi trường này, đòi hỏi người học phải tự giác, chủ động, tích cực, vận dụng sáng tạo các phương pháp học tập hiệu quả, có tâm lý học tập vững vàng, những điều mà người học thường ít thực hiện ở các môi trường học trước đó. Do vậy, để có được kết quả học tập hiệu quả, sinh viên cần chuẩn bị cho mình tâm lý và những phương pháp, mục tiệu, động cơ học tập đúng đắn, kiên định ngay từ đầu và trong suốt quá trình học tập, nếu không thì mọi hoạt động học tập của sinh viên sẽ đi theo chiều ngược lại, ngày càng sa sút và thực tế đã có không ít các bạn sinh viên rơi vào tình trạng như thế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên đến kết quả học tập là vô cùng cần thiết. Làm thế nào để quản lý, chi phối, điều chỉnh các yếu tố khác nhau đó để sinh viên có kết quả học tập cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Sinh viên thực hiện: xxxxxxxxxxxxxx Lớp : xxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Khoa: xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Thái Nguyên, x/20xx

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Sinh viên thực hiện: xxxxx Lớp: xxxxxxxxxx

Khoa: xxxxxxxxx Giảng viên hướng dẫn: xxxxxxxxxxxxxx

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

xxxxxxxxxxxxxxxx

Trang 3

MỤC LỤ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.Câu hỏi nghiên cứu 5

6.Giả thuyết nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Ý nghĩa khoa học của đề tài 7

9 Kết cấu của đề tài 8

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 9

1.1 Khái niệm sinh viên 9

1.2 Khái niệm kết quả học tập 9

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên 10

1.3.1 Động cơ học tập 10

1.3.2 Mục đích học tập 11

1.3.3 Kiên định học tập 12

1.3.4 Cạnh trạnh học tập 13

1.3.5 Phương pháp học tập 15

1.4 Giới thiệu về phương pháp thang đo 17

1.5 Giới thiệu ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học 20

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KHQL 24

2.1.Kết quả tổng hợp, phân tích dữ liệu 24

2.1.1 Mô tả tổng quát 24

2.1.2 Thống kê, phân tích mô tả dữ liệu 24

2.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập 35

2.2.1 Động cơ học tập và kết quả học tập 35

2.2.2 Mục đích học tập với kết quả học tập 36

Trang 4

2.2.3 Kiên định học tập và kết quả học tập 37

2.2.4 Cạnh tranh học tập và kết quả học tập 38

2.2.5 Phương pháp học tập và kết quả học tập 38

2.2.6 So sánh kết quả học tập nghiên cứu với kết quả học tập thực tế 40

2.2.7 Đánh giá về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập 42

2.3 Một số khuyến nghị với nhà trường và sinh viên 43

* Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả 45

PHẦN KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 1 BẢNG HỎI 50

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ 54

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Kết thúc quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học từ tháng 4 năm 2015 đếntháng 4 năm 2016 tốt đẹp là thành quả của quá trình em thực hiện quan sát, thuthập và xử lý dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viênngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

Để đạt được kết quả này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâusắc nhất tới Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyênđồng các thầy, cô giáo trong Khoa Luật và Quản lý xã hội nói chung và thầy cô

Bộ môn Khoa học quản lý nói riêng đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tìmtòi, học hỏi, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề mà bản thân có nhiều thắc mắc trongquá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài nghiêncứu khoa học

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên Hà NhưQuỳnh, cô đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực hiện vàhoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, do em còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thứcnên đề tài nghiên cứu khoa học của em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót Dovậy, em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý từ quý các thầy, cô giáo về đề tàinghiên cứu khoa học này để em có thể rút kinh nghiệm và học hỏi hoàn thiện đềtài tốt hơn cũng như thực hiện thành công hơn nữa ở các đề tài nghiên cứu sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Tươi

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên” là kết quả nghiên cứu của riêng em, không sao chép của ai, các số liệu

nêu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.Nội dung các tài liệu có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin, đăng tảitrên các tác phẩm, giáo trình, tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học và cáctrang web theo danh mục tài liệu tham khảo của đề tài Nếu sai, em xin hoàntoàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Tươi

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Thống kê mô tả số lượng tỉ lệ phần trăm về kết quả học tập 54

2 Thống kê mô tả số lượng tỉ lệ phần trăm về động cơ học tập 55

3 Thống kê mô tả số lượng tỉ lệ phần trăm về mục đích học tập 57

4 Thống kê mô tả số lượng tỉ lệ phân trăm về tính kiên định học tập 58

5 Thống kê mô tả số lượng tỉ lệ phần trăm về cạnh tranh học tập 59

6 Thống kê mô tả số lương tỉ lệ phần trăm về phương pháp học tập 61

7 Bảng xếp loại kết quả học tập trung bình chung 3 kì học của sinh

viên khóa 12 (năm 2)

1 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về KQHT 26

2 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về ĐCHT 28

3 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về

4 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về KĐHT 31

5 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về CCHT 33

6 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về PPHT 34

Trang 8

KQHT Kết quả học tập

Trang 9

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.Thông tin chung

- Tên đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên”

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tươi ; Mã số SV: DTZ1353404010111

- Lớp: KHQL K11B; Khóa: 2013-2017; Năm thứ: 3; Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: ThS Hà Như Quỳnh

2.Mục tiêu đề tài

Trong năm yếu tố được thực hiện nghiên cứu là kết quả học tập, động cơhọc tập, mục đích học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập và phương pháphọc tập thì có bốn yếu tố tác động cùng chiều đến kết quả học tập, với mức tácđộng từ mạnh đến thấp lần lượt là cạnh tranh học tập, mục đích học tập, kiênđịnh học tập và động cơ học tập Còn yếu tố phương pháp học tập thì tác độngthấp nhất, không theo chiều thuận với kết quả học tập

5 Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo

Kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 10

Nằm trong xu thế phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa, hội nhập quốc tế, ngành giáo dục nước ta luôn phấn đấu, tăng cường pháttriển đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp pháttriển của đất nước, đặc biệt là sự chú trọng trong đào tạo đại học Chất lượngđào tạo là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của một quốc gia Chấtlượng đào tạo được nhìn nhận một phần thông qua kết quả học tập của sinh viên.Kết quả học tập của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khácnhau, nhưng Làm thế nào để quản lý, chi phối, điều chỉnh các yếu tố khác nhau

đó để sinh viên có kết quả học tập cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo

Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (ĐHKH) là một trườngđại học còn non trẻ, được thành lập từ năm 2002, đến nay mới được 14 năm.Trường luôn phấn đấu phát triển đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục

vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, quan tâm đến việc nâng cao chấtlượng giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố khác nhằm tạo cho sinhviên môi trường học tập hiệu quả

Là sinh viên ngành Khoa học quản lý (KHQL) của trường, thông qua quátrình học tập, nghiên cứu và quan sát, tôi nhận thấy vấn đề về kết quả học tậpcủa sinh viên trong trường hết sức đáng quan tâm, sinh viên trong trường có họclực trung bình tương đối cao và sinh viên ngành Khoa học quản lý cũng nằmtrong tình trạng đó Xuất phát từ sự thắc mắc và tò mò muốn tìm hiểu về nguyênnhân dẫn đến kết quả học tập của sinh viên trong trường chủ yếu là ở thang

trung bình, đề tài lại mang tính mới đối với nhà trường, “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên”

“Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên” với mong muốn cũng

đem lại những căn cứ thực tiễn và tìm hiểu được nguyên nhân và giải pháp giúpnhà trường nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín, đặc biệt là cải thiện kết quả

Trang 11

- Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học.

- Phạm vi thời gian: Từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2016.

5.Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên có ảnh

hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Phương pháp nào giúp cải thiện kết quả học tập của

sinh viên ngành Khoa học quản lý?

6.Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu 1: Các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên như động

cơ học tập, mục đích học tập, tính kiên định trong học tập, cạnh tranh học tập,phương pháp học tập có ảnh hưởng theo chiều thuận đến kết quả học tập củasinh viên Khi sinh viên đánh giá cao và thực hiện tốt các yếu tố này thì kết quảhọc tập cao và ngược lại, khi sinh viên đánh giá thấp và thực hiện không tốt cácyếu tố trên thì kết quả học tập thấp

Giả thuyết nghiên cứu 2: Để cải thiện kết quả học tập của sinh viên ngành

Khoa học quản lý, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:

Từ phía nhà trường: Tại các khóa học đầu năm và trong suốt quá trình họctập của sinh viên, thầy cô luôn quan tâm, đưa ra những định hướng đúng đắn tớisinh viên về động cơ học tập, mục đích học tập, phương pháp học tập, tính kiênđịnh trong học tập và cạnh tranh lành mạnh trong học tập cho sinh viên; để sinhviên luôn phấn đấu trong học tập, không có những thời kì bị đánh gục, sa súttrong học tập khi gặp phải những khó khăn trong học tập và cuộc sống

Từ phía sinh viên: Bản thân sinh viên là người đóng vai trò quan trọng nhấtđối với kết quả học tập của chính mình vì vậy: Sinh viên phải luôn phải chủđộng tham gia các hoạt động học tập cũng như các hoạt động xã hội để có thểrèn luyện bản lĩnh, tính kiên trì, chịu khó, kiên định cho bản thân khi gặp khókhăn, biết phấn đấu vươn lên và hỗ trợ cho hoạt động tự học một cách hiệu quả;Sinh viên phải xây dựng những bản kế hoạch học tập, mục tiêu, động cơ học tập

cụ thể, rõ ràng cho từng môn học, từng kì, từng năm và xuyên suốt năm học và

Trang 12

kiên định với nó; Sinh viên phải tự chủ động rèn luyện cho mình những kĩ năngtrong học tập để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và chủ động.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

Tác giả thực hiện thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin thông qua các giáotrình, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu đi trước, các trang web và dữ liệukết quả học tập của sinh viên từ các phòng ban có lưu trữ kết quả học tập củasinh viên Đồng thời thực hiện thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi và quá trìnhquan sát thực tế

Sau khi thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin đầy đủ, tác giả đi vào thống

kê, phân tích, so sánh các dữ liệu

7.2 Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi

Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu từ 225 sinh viên học ngành KHQL.Việc lấy dữ liệu dựa vào phiếu bảng hỏi do tác giả đưa ra và bảng điểm kết quảhọc tập của ba khóa sinh viên năm hai, năm ba, năm tư trong một số học kì

7.3 Phương pháp thang đo

Các khái niệm tiềm ẩn là: động cơ học tập, mục đích học tập, tính kiên địnhtrong học tập, tính cạnh tranh trong học tập, phương pháp học tập Tất cả cácthang đo đều được xây dựng theo thang đo Likert 5 điểm

Dạng thứ nhất đo thái độ của người trả lời bao gồm:

Dạng thứ hai đo thang độ thực hiện các hành động của người trả lời:

1 Không bao giờ

2 Hiếm khi

Trang 13

4 Thường xuyên

5 Rất thường xuyên

8 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Hiện nay, sinh viên là một trong những nguồn lao động trẻ trí thức dồi dàocủa đất nước, là nguồn sức mạnh cả nước luôn phải dõi theo từng ngày, vì đócòn là hạt nhân gây dựng đất nước lớn mạnh ở cả hiện tại và tương lai Nguồnhạt nhân này có mạnh hay không, phần lớn nhìn vào kết quả học tập của họtrong suốt quá trình đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước Do

đó kết quả học tập của sinh viên là vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với bảnthân sinh viên đó, với gia đình mà còn với cả xã hội

Tác giả đặc biệt nghiên cứu đối với sinh viên ngành KHQL của trườngĐHKH vì đây là một trong những nguồn lực quan trọng của xã hội sau này, đãđược qua đào tạo về quản lí nguồn nhân lực, quản lí các vấn đề xã hội, chínhsách xã hội Nguồn nhân lực tương lai này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đồngthời trường ĐHKH là một trong số ít các trường đại học trên cả nước đào tạo vềngành KHQL Tuy nhiên thông qua khảo sát thì tác giả nhận thấy kết quả họctập của sinh viên ngành KHQL tương đối thấp Vì vậy, tác giả muốn đi sâu vàonghiên cứu nguyên nhân nào dẫn tới kết quả học tập của sinh viên ngành KHQLlại có kết quả thấp Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sinh viên có kết quả họctập thấp thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên tác giả muốn đinghiên cứu về sự ảnh hưởng có năm yếu tố sau: động cơ học tập, mục đích họctập, tính kiên định trong học tập, cạnh tranh trong học tập, phương pháp học tập

có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập của sinh viên

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp sinh viên có những kế hoạch kíchthích cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả đàotạo của nhà trường Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chính bản thâncác sinh viên nhận biết rõ được tầm quan trọng của các yếu tố trên để từ đó cảithiện kết quả học tập của mình trong quá trình học tập tại trường Ngoài ra, dựatrên kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra những khuyến nghị với nhà trường để đạt

Trang 14

hiệu quả đào tạo tốt hơn và sinh viên ngành KHQL có hướng học tập tốt hơntrong quá trình học tập tại trường.

9 Kết cấu của đề tài

Ngoài những phần Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Danh mục các từ viết tắt,Danh mục bảng biểu, Phần mở đầu, Phần Kết luận, Danh mục tài liệu thamkhảo, Phụ lục bảng hỏi, Phần nội dung của đề tài được chia làm 02 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương 2 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập củasinh viên ngành Khoa học quản lý

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm sinh viên

Sinh viên người đang học ở bậc đại học (Theo Đại từ điển Tiếng Việt, chủbiên Nguyễn Như Ý, NXB Văn hóa - Thông tin,1999, trang 1448)

Chúng ta có thể hiểu sinh viên là người học tập tại các trường đại học Ở đó

họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việcsau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trongquá trình học Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đãphải trải qua bậc tiểu học và trung học

1.2 Khái niệm kết quả học tập

Kết quả là sản phẩm cái thu được từ một quá trình lao động; cái được tạonên do các nguyên nhân khác đưa lại (Theo Đại từ điển Tiếng Việt - chủ biênNguyễn Như Ý, NXB Văn hóa - Thông tin,1999, trang 881)

Học tập là học và rèn luyện cho có tri thức, cho giỏi tay nghề (Theo Đại từđiển Tiếng Việt, chủ biên Nguyễn Như Ý, NXB Văn hóa-Thông tin, trang 829).Như vậy có thể hiểu kết quả học tập là sản phẩm thu được từ một quá trìnhhọc và rèn luyện Kết quả học tập của sinh viên được biểu hiện thông qua kếtquả đánh giá quá trình học tập của sinh viên và khả năng vận dụng kiến thứctổng thể vào thực tế

Kết quả học tập được đánh giá bởi hệ thống giáo dục, cụ thể là được căn cứvào thang xếp loại do giáo viên, giảng viên tiến hành thông qua các bài kiểm tra,bài thi bằng nhiều hình thức (các hình thức phổ biến như viết, vấn đáp, trắcnghiệm…), kết hợp với chấm điểm ý thức tham gia bài giảng, số lượng thời giantham gia học Trong khoa học và trong thực tế thì KQHT được hiểu theo hainghĩa sau đây:

- Thứ nhất: KQHT là mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đãxác định (dựa vào các tiêu chí)

Trang 16

- Thứ hai: KQHT là mức độ mà người học đạt được so sánh với nhữngngười cùng học khác (theo chuẩn) (Theo Lê Mạnh Hùng, 2013, tr.20).

“KQHT là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinh viên là mục tiêu quan trọngnhất của các trường Đại học cũng như của sinh viên Các trường Đại học cốgắng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng (gọi chung là kiến thức)

họ cần Sinh viên vào trường Đại học cũng kỳ vọng họ sẽ thu nhận những kiếnthức cần thiết để phục vụ quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ Cónhững quan điểm và cách thức đo lường KQHT của sinh viên trong học tập tạicác trường đại học KQHT có thể được đo lường thông qua điểm của môn học(Hamer, 2000 - Nguồn: Nguyễn Đình Thọ& ctg, 2009, tr.325) KQHT cũng cóthể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập và kết quả tìm kiếm việc làm(Clarke & ctg, 2001 -Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.325) Trongnghiên cứu này, KQHT của sinh viên được định nghĩa là những đánh giá tổngquát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong quátrình học tập các môn học cụ thể tại trường” (Theo Võ Thị Tâm, 2010, tr.22)

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

1.3.1 Động cơ học tập

“Động cơ ám chỉ những nỗ lực cả bên trong lẫn bên ngoài của một conngười có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình và sự kiên trì theo đuổi một cáchthức hành động đã xác định.” Động cơ làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việccủa nhân viên (Quản trị học - PGS.TS Lê Thế Giới)

Từ điển Tiếng Việt (2002) đưa ra định nghĩa: “Động cơ là những gì thôithúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý vàthường gắn liền với những nhu cầu”

“Kleinbeck (2009, tr.347), cho rằng: “Động cơ là nền tảng cơ bản cho laođộng và học tập Năng suất lao động và học tập không chỉ được xác định bởi khảnăng làm việc và học tập mà còn vào động cơ của nó.”

Willis J Edmondson đưa ra định nghĩa về động cơ học tập như sau: “Động

cơ học tập là sự sẵn sàng đầu tư thời gian, sức lực và các tiềm lực khác của con

Trang 17

người trong một khoảng thời gian dài, để đạt được một mục đích đã đặt ra trướccủa bản thân” Edmondson (1997: 89).

Theo Gardner động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: mục đích đề ra,

nỗ lực của bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắnvới hành vi của con người (Gardner 1985:50) (Trần Thị Thu Trang - Khoa Ngônngữ&Văn hóa Phương Tây)

Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập củasinh viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhànghiên cứu tập trung trong nhiều năm Động cơ học tập của sinh viên (gọi tắt làđộng cơ học tập) được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập nhữngnội dung của môn học hay chương trình học Việc xây dựng và đo lường kháiniệm động cơ học tập thường dựa vào phương pháp tự đánh giá hiệu quả Trongkhi khả năng học tập phản ánh năng lực của sinh viên trong học tập, động cơhọc tập là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, thang độ tập trung

và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập KQHT của sinh viên sẽ gia tăngkhi động cơ học tập của họ cao vì thang độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức

và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ& ctg,

2009, tr 325) Vì vậy, động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinhviên.” (Võ Thị Tâm, 2010, tr.22)

Như vậy có thể hiểu tổng quát động cơ học tập của sinh viên là một độnglực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mongmuốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghềnghiệp đang theo đuổi

1.3.2 Mục đích học tập

“Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2002): Mục đích học tập là dự kiếntrong ý thức con người về kết quả nhằm đạt được bằng hoạt động của mình Vớitính chất là động cơ trực tiếp, mục đích hướng dẫn và điều chỉnh mọi hoạt động Theo Phạm Minh Hạc (1989), mục đích của hoạt động học là các kháiniệm, các giá trị, các chuẩn mực mà hành động học đang diễn ra hướng đến

Trang 18

nhằm đạt được nó Quá trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thànhtrong chủ thể dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện thựchoá biểu tượng trên thực tế, và khi thực tế có hoàn thành được thì mục đíchđược hoàn thành Mục đích của hoạt động học cũng được hình thành như vậy,chỉ có điều nó có tính đặc thù riêng, đó là việc hình thành MĐHT hướng đến là

để thay đổi chính chủ thể là người học Và mục đích này chỉ có thể được bắt đầuhình thành khi chủ thể bắt đầu bắt tay vào thực hiện hành động học tập củamình Trên con đường chiếm lĩnh đối tượng nó luôn diễn ra quá trình chuyểnhoá giữa mục đích và phương tiện học tập Mục đích bộ phận được thực hiệnđầy đủ nó lại trở thành công cụ để chiếm lĩnh các mục đích tiếp theo Theo đó,chúng tôi cho rằng: MĐHT của sinh viên là các tri thức, các giá trị, các chuẩnmực mà các hành động học tập của sinh viên đang diễn ra hướng đến nhằm đạtđược nó.” (Trích dẫn từ đề tài nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng, 2013, tr.26)

Và trong đề tài, tác giả cũng sử dụng theo cách hiểu này

đó Kiểm soát nói lên xu hướng chịu đựng và hành động tích cực của một cánhân khi đương đầu với những bất trắc xảy ra Thử thách biểu thị niềm tin về sựthay đổi trong cuộc sống Thay đổi là động lực hấp dẫn, không phải là mối đedọa cho sự phát triển (Britt & ctg, 2001 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010,tr.11-12)

Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho thấy việc tham gia học tập tại cáctrường đại học là một trong những công việc gây nhiều căng thẳng nhất Trongquá trình học tập, sinh viên không những tập trung vào việc học, ví dụ như hoàn

Trang 19

nhân khác như tài chính, làm thêm ngoài giờ, hoạt động xã hội, Vì vậy, tínhkiên định trong học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của sinhviên Kiên định học tập thể hiện qua việc sinh viên dành hết tâm trí và sức lực(cam kết), chịu đựng và hành động tích cực (kiểm soát) và đón nhận thay đổi(thử thách) trong quá trình học tập và sinh hoạt của mình tại trường đại học.Tính kiên định giúp cho con người nâng cao được hiệu quả công việc vàsức khỏe khi thi đấu với những căng thẳng trong công việc Tính kiên định cũnggiúp con người biến đổi những căng thẳng trong cuộc sống, giúp chuyển đổinhững vấn đề tạo nên căng thẳng thành những vấn đề thông thường cần giảiquyết hoặc biến chúng thành cơ hội cho sự phát triển Tóm lại tính kiên địnhgiúp con người chuyển đổi những vấn đề căng thẳng thành những vấn đề bìnhthường hay những cơ hội, giúp làm tăng hiệu quả công việc và chất lượng cuộcsống Tương tự như trong cuộc sống, trong thời gian theo học đại học, sinh viênthường gặp nhiều căng thẳng trong quá trình học tập Với những sinh viên cótính kiên định cao trong học tập, họ có khả năng kiểm soát căng thẳng trong quátrình học tập của họ Khả năng này giúp họ biến đổi những căng thẳng trong họctập thành những thú vị của cuộc sống trong quá trình học tập Khi sinh viên vượtqua được những áp lực trong việc học thông qua việc giải quyết những bài học,bài tập, dự án và bài thi trên lớp Vì vậy, kiên định học tập ảnh hưởng rất lớnđến KQHT của sinh viên Kiên định trong học tập giúp sinh viên có thể đạt kếtquả học tập hiệu quả, tiến bộ hơn.

1.3.4 Cạnh trạnh học tập

“Mối quan hệ giữa con người với nhau trong một xã hội là một mối quan

hệ phức tạp và thay đổi theo từng hoàn cảnh, thời gian, khác nhau Các nhàtâm lý học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để khám phá các mối quan hệ này và

đề xuất khái niệm cạnh tranh cá nhân Cạnh tranh cá nhân là một khái niệmđóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội con người Các nghiên cứu tronglĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con người sống trong xã hội tin rằng đểthành công trong cuộc sống và để đạt được thành quả về vật chất cũng như tiếngtăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng cạnh tranh Hay nói

Trang 20

cách khác, cạnh tranh của các cá nhân là một quá trình xuất hiện trong hầu hếtcác xã hội Tuy nhiên có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về cạnhtranh cá nhân và nó có thể có nghĩa tích cực hay tiêu cực” (Kildea, 1983 - tríchdẫn từ Nguyễn Đình Thọ& ctg, 2009, tr.330-331).

Một quan điểm cạnh tranh, được gọi là cạnh tranh thắng thế nói lên đặctính của một cá nhân mà người này có nhu cầu là phải đạt được mục tiêu củamình bằng mọi giá trong cuộc sống Quan điểm cạnh tranh thắng thế mangnhiều hàm ý tiêu cực của cạnh tranh và đó là kết quả của môi trường sinh sốngquá đề cao tính cách cá nhân, thái độ cạnh tranh như vậy là có hại cho xã hội.Những người có quan điểm cạnh tranh này luôn luôn tách biệt cái tôi của mìnhvới người khác trong xã hội Họ cho rằng thành công của họ tách biệt với thànhcông của người khác trong xã hội Hay nói cách khác, những người có thái độcạnh tranh thắng thế luôn theo đuổi quan điểm "kẻ thắng, người thua"

Một quan điểm khác về cạnh tranh cá nhân, đó là cạnh tranh phát triển.Cạnh tranh phát triển dùng để chỉ cho những người mà theo họ, cạnh tranh là để

tự phát triển khả năng của mình Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích cho

cá nhân và xã hội Khác với những người có quan điểm cạnh tranh thắng thế,những người có thái độ cạnh tranh phát triển có xu hướng là cá nhân họ khôngthể tách rời khỏi những người khác Hay nói cách khác, thành công của họkhông thể tách biệt với thành công của người khác trong xã hội Họ luôn luôngắn liền với xã hội, thường quan tâm đến những cảm xúc và quyền lợi củanhững người khác và có xu hướng hợp tác và đối xử với người khác trên tinhthần bình đẳng Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ giữa các sinh viên với nhautrong trường đại học thường mang tính chất cạnh tranh phát triển Các sinh viênvừa cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau để có thể đạt được thành quả cao nhấttrong học tập Sinh viên có mức độ cạnh tranh trong học tập cao họ thường sửdụng cạnh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khả năng của mình Những sinhviên này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những sinh viên kháctrong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp Như vậy cạnh

Trang 21

tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao Vì vậy, cạnh tranh họctập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên.

Cạnh tranh trong học tập là yếu tố tác động mạnh mẽ tới tinh thần, phấnđấu học tập tốt hơn, không để thua kém bạn bè Cạnh tranh giúp sinh viên thểhiện, khẳng định bản thân tốt hơn, do đó có ảnh hưởng tích cực đến kết quả họctập của sinh viên

1.3.5 Phương pháp học tập

Phương pháp đúng đắn xuất hiện từ lý luận khoa học đúng đắn và đã đượcthực tiễn kiểm nghiệm Có phương pháp đúng, nhưng chưa chắc đưa đến kết quảtốt, bởi vì kết phụ thuộc vào kinh nghiệm sử dụng và nghệ thuật vận dụngphương pháp của con người Hệ thống phương pháp của khoa học hiện đại rấtphức tạp và đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại phương pháp khác nhau.Cách phân loại phổ biến nhất là chia phương pháp ra thành: phương pháp riêng– chỉ áp dụng cho một bộ phận khoa học nhất định; phương pháp chung – ápdụng được trong một số bộ môn khoa học; phương pháp phổ biến có thể áp dụngtrong tất cả các khoa học và trong hoạt động thực tiễn – phương pháp biệnchứng” (Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 3, 2003, tr.515)

Phương pháp học tập ở đại học hiện nay chủ yếu là học theo hình thức tínchỉ khác hẳn so với hình thức học thời trung học phổ thông Đối với cấp phổthông, phương pháp thường thấy là chủ yếu các thầy cô giảng và đọc cho họcsinh ghi chép, ít có thời gian thảo luận và trao đổi quá trình học Ở đại học: cácthầy cô chỉ đóng vai trò người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và nghiêncứu, những lời giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫnsinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận còn chủ yếu dựa vào khả năng

tự tiếp thu, tự nghiên cứu và xử lý kiến thức của sinh viên đối với bài học đó.Việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm vềkết quả học tập của mỗi cá nhân Vì vậy việc cần có phương pháp học tập thíchhợp trong quá trình học tập là điều rất quan trọng đối với sinh viên

Trang 22

Nghiên cứu về “Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học”,Tác giảNguyễn Thành Hải (2010) có đưa ra một số phương pháp học tập chủ độngmang lại hiệu quả cao như phương pháp xác định mục tiêu, phương pháp họcnhóm, phương pháp học tập cá nhân; tương ứng với từng phương pháp học tậpcòn có rất nhiều các kỹ năng cần thiết đi kèm như: kỹ năng học tập nhóm, kỹnăng nghe giảng, kỹ năng tập trung, cách tìm kiếm – sử dụng tài liệu, kỹ năngghi chép, kĩ năng đọc sách, kĩ năng học ở nhà, v.v … Cũng đề tài nghiên cứunăm 2010 “ Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quytrường Đại học Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh”, Võ Thị Tâm có đưa ra một

số phương pháp học tập và có lập luận như sau:

- Lập kế hoạch học tập

Là một việc làm quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng họctập Việc lập kế hoạch học tập bao gồm việc tìm hiểu mục tiêu của môn họctrước khi môn học bắt đầu; chọn phương pháp học phù hợp với từng môn học;chuẩn bị bài trước khi đến lớp; sưu tầm sách và các tài liệu cần thiết

- Sinh viên sử dụng thao tác tư duy (Hoạt động tự học)

Đối với học tập, thao tác tư duy được thể hiện ở những hành vi ghi chép bàitheo cách hiểu của mình Gạch dưới những từ, những câu quan trọng trong tàiliệu học để xác định nội dung quan trọng cần tìm hiểu và nắm vững trong khi tựhọc và so sánh với những vấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân Thao tác tưduy chính là hoạt động tự học

Trang 23

- Tự đánh giá KQHT một cách trung thực

Sinh viên phải tự đánh giá chính bản thân dựa trên các sản phẩm tạo ratrong quá trình học tập Đánh giá một cách trung thực, sinh viên mới biết kiếnthức và kỹ năng nào mình đang thiếu, cần trang bị, rèn luyện những gì để đạtđược mục tiêu của bài học/môn học

Như vậy dựa trên nền tảng cách hiểu của các đề tài nghiên cứu đi trước vềphương pháp học tập mà tác giả có thể đưa ra những phân tích, so sánh, tìm hiểu

về phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên ngành KHQL Và có cách hiểukhái quát: Phương pháp học tập là học và rèn luyện theo một cách thức nào đó

để có thể đạt hiệu quả học tập tốt, dễ tiếp thu, từ đó đem lại kết quả học tập tốt

1.4 Giới thiệu về phương pháp thang đo

Dựa trên mô hình lý thuyết và các thang đo đã được thực hiện, kiểmnghiệm trong các đề tài nghiên cứu trước đó của tác giả Võ Thị Tâm (năm2010), tác giả Nguyễn Thị Nga (2013), tác giả Đặng Thanh Tùng (năm 2013),tác giả Bùi Thị Thu Hương &ctg (năm 2014) Đồng thời dựa trên cơ sở mụcđích nghiên cứu của tác giả, tác giả lựa chọn xác định số lượng các phát biểudùng để đo lường từng khái niệm được nghiên cứu trong để tài như sau:

(1) Thang đo KQHT của sinh viên

KQHT của sinh viên được đo lường dựa trên đánh giá tổng quát của chínhsinh viên về kiến thức và kỹ năng mà họ thu nhận được trong quá trình tham giamôn học thang đo KQHT của sinh viên vào 4 biến quan sát:

KQ1 Tôi đã gặt hái được nhiều kiến thức từ các môn học

KQ2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn học

KQ3 Tôi có thể ứng dụng từ các môn học vào thực tế

KQ4 Nhìn chung ,tôi đã học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng tronghọc tập

(2) Thang đo động cơ học tập của sinh viên

Trang 24

Động cơ học tập của sinh viên, phản ánh thang độ định hướng, tập trung,

và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập những nội dung của môn học.Thang đo động cơ học tập của sinh viên trong nghiên cứu này dựa theo thang đocủa Cole & ctg (2004), thang đo động cơ học tập trong đề tài này bao gồm 11biến quan sát:

ĐC1 Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học

ĐC2 Đầu tư vào việc học là ưu tiên số một của tôi

ĐC3 Tôi tập trung hết sức mình cho việc học

ĐC4 Tôi học vì ham mê, khao khát mở rộng tri thức

ĐC5 Tôi học vì yêu thích ngành nghề mình đang học

ĐC6 Tôi học vì muốn tự khẳng định bản thân mình

ĐC7 Tôi học vì sự kỳ vọng của ba mẹ và người thân

ĐC8 Tôi học vì danh tiếng của trường

ĐC9 Tôi học vì công việc sau khi ra trường

ĐC10 Tôi học vì muốn cạnh tranh với bạn bè

ĐC11 Nhìn chung, động cơ học tập của tôi rất cao

(3) Thang đo mục đích học tập của sinh viên

Thang đo mục đích học tập của sinh viên gồm 6 biến quan sát, cho thấymột bức tranh tổng quan về các mục đích học tập khác nhau:

MD1 Tôi học để hoàn thành nghĩa vụ của một sinh viên

MD2 Tôi học để lĩnh hội các kiến thức mới

MD3 Tôi học để đạt điểm số cao

MD4 Tôi học để được bạn bè coi trọng

MD5 Tôi học để được thầy cô quý mến

MD6 Tôi học để hưởng các quyền lợi, chế độ ưu đãi

(4) Thang đo tính kiên định học tập của sinh viên

Trang 25

Tính kiên định học tập của sinh viên được đo lường dựa trên thang đo củaCole & ctg (2004), thang đo này bao gồm 7 biến quan sát:

KD1 Dù có khó khăn gì đi nữa, tôi cũng cam kết hoàn thành việc học củatôi tại trường

KD2 Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tậpKD3 Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập tôi luôn có khả năng giảiquyết nó

KD4 Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra với tôi trong học tậpKD5 Tôi luôn thích thú với những thách thức trong học tập

KD6 Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn không lường hếttrong học tập

KD7 Nhìn chung, khả năng chịu đựng những áp lực trong học tập của tôirất cao

(5) Thang đo cạnh tranh trong học tập của sinh viên

Cạnh tranh trong học tập của sinh viên là quá trình tự phát triển khả năngcủa mình trong học tập, thông qua việc học hỏi từ chính mình và bạn học, baogồm 5 biến quan sát:

CT1 Tôi thích thú cạnh tranh trong học tập vì nó cho tôi cơ hội khám phákhả năng của tôi

CT2 Cạnh tranh trong học tập là phương tiện giúp tôi phát triển khảnăng của mình

CT3 Cạnh tranh trong học tập giúp tôi học hỏi từ chính mình và từ bạn họcCT4 Tôi thích thú cạnh tranh trong học tập vì nó làm cho tôi và bạn học gầngũi hơn

CT5 Nhìn chung, tôi rất thích cạnh tranh trong học tập

(6) Thang đo phương pháp học tập của sinh viên

Dựa vào thang đo phương pháp học tập POWER của GS Robert Feldman,thang đo phương pháp học tập của sinh viên gồm 14 biến quan sát:

Trang 26

PP1 Lập thời gian biểu cho việc học tập

PP2 Tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu

PP3 Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học

PP4 Tìm đọc tất cả những tài liệu môn học do giáo viên hướng dẫn

PP5 Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo

PP6 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

PP7 Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình

PP8 Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu

PP9 Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập và thực hànhPP10 Tích cực phát biểu xây dựng bài

PP11 Thảo luận, học nhóm

PP13 Tranh luận với giảng viên

PP14 Tham gia nghiên cứu khoa học

PP13 Tự đánh giá KQHT của mình một cách trung thực

1.5 Giới thiệu ngành Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học

Thực tế đã chứng minh và khẳng định, sự phát triển xã hội và sự thànhcông của bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng không thể thiếu vai trò của nhàquản lý - những người đảm nhận trách nhiệm tổ chức và điều hành Tuy nhiên, ởnước ta, nhiều người vẫn quan niệm nhà quản lý là một vị trí công tác trong tổchức chứ chưa hẳn là một nghề xã hội Do đó, trong suốt một thời gian dài,chúng ta đã bỏ trống việc đào tạo ra những nhà quản lý chuyên nghiệp, có kiếnthức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề

Đối với khu vực trung du và miền núi phía Bắc thì nhân lực quản lý đượcđào tạo bài bản lại càng khan hiếm do những đặc thù về mặt địa lý, kinh tế - xãhội Nhưng với vị trí là một trong những khu vực có vị trí quan trọng về địachính trị, địa kinh tế, nơi khu trú của trên 30 tộc người nên việc đào tạo cán bộquản lý vừa là yêu cầu bức thiết vừa có tính đặc thù Nhận thức được yêu cầu,đòi hỏi của thực tiễn đối với nhân lực quản lý, trường Đại học Khoa học, Đại

Trang 27

học Thái Nguyên mở ngành đào tạo Cử nhân Khoa học quản lý nhằm cung cấpnhân lực có trình độ cho khu vực và cả nước.

Được thành lập năm 2006, đến nay Bộ môn Khoa học quản lý (trực thuộcKhoa Luật & Quản lý xã hội) đã và đang đào tạo hệ chính quy với 2 chuyênngành là Quản lý nguồn nhân lực và Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xãhội Bắt đầu từ lớp Cử nhân Khoa học quản lý K10, chuyên ngành Quản lý vănhóa, dân tộc và tôn giáo sẽ được đưa vào chương trình đào tạo để đáp ứng nhucầu phát triển của xã hội

Chương trình đào tạo

Với mục tiêu đào tạo những cử nhân vững vàng về kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ, có khả năng thực hành nghề, chương trình đào tạo của Bộ môn Khoahọc quản lý được thiết kế đảm bảo tính mới, cập nhật, mềm dẻo, linh hoạt Độingũ cán bộ trẻ, năng động, tận tâm với công việc và không ngừng học tập, bồidưỡng nâng cao trình độ là một lợi thế để Bộ môn có những bước tiến vượt bậc

kể từ khi thành lập đến nay Cùng với việc áp dụng những phương pháp giảngdạy tiên tiến kết hợp trang thiết bị hiện đại, giảng viên của Bộ môn đã tạo ranhững tiết học thực sự lý thú và bổ ích với sinh viên Trong những năm vừa qua,

Bộ môn Khoa học quản lý dần khẳng định vị thế của mình với các cơ sở đào tạokhác và là địa chỉ tin cậy cho những bạn trẻ muốn khẳng định mình trong lĩnhvực quản lý

Hoạt động thực tập, thực tế

Theo học ngành Khoa học quản lý, sinh viên còn có nhiều điều kiện, cơ hộithâm nhập, tìm hiểu thực tiễn quản lý thông qua các chuyến thực tập, thực tế tạicác cơ quan, đơn vị như các sở, ban, ngành, UBND các cấp, các công ty, doanhnghiệp,… Đây là dịp để các bạn kiểm chứng, tích lũy không chỉ kiến thức màcòn cả kỹ năng làm việc nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho quá trìnhlập nghiệp sau này

Trang 28

Hoạt động ngoại khóa

Với phương châm học đi đôi với hành, học tại nhiều không gian khác nhau,Khoa Luật & Quản lý xã hội không chỉ cập nhật chương trình, xu hướng đào tạomới mà còn tạo dựng những cơ hội, môi trường học tập lý thú cho sinh viênthông qua các hoạt động ngoại khóa có tính đặc trưng nghề nghiệp như chươngtrình Nhà quản lý tương lai, sinh viên diễn án, tài năng sinh viên,… Thông quacác hoạt động này, sinh viên có thể trao đổi, giao lưu và học hỏi lẫn nhau, đồngthời được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với những nhà quản lý thành đạt trên nhiềulĩnh vực, lắng nghe những chia sẻ và kinh nghiệm quý báu trên con đường vươntới thành công của họ Từ đó, giúp cho sinh viên xác định động cơ, mục đíchhọc tập đúng đắn để có một tương lai tốt đẹp nhất

Bên cạnh hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được

Bộ môn chú trọng quan tâm Hàng năm, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa họccủa cán bộ, sinh viên được triển khai và nghiệm thu đạt kết quả cao Nhiều đề tàitrong số đó đã trở thành nguồn học liệu quan trọng cho cán bộ, giảng viên củangành trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học

Từ khi thành lập đến nay, bộ môn Khoa học quản lý luôn chú trọng vàocông tác NCKH và xem đây là nhiệm vụ then chốt của giảng viên, sinh viên.Nhận thức rõ việc giảng dạy bậc đại học không thể tách rời hoạt động nghiêncứu khoa học, Bộ môn đã liên tục động viên, tạo điều kiện cho các giảng viên,sinh viên công bố kết quả bảo vệ công trình khoa học, phục vụ công việc nghiêncứu và giảng dạy ở tất cả các hệ đào tạo Hiện nay, Bộ môn xác định hướngnghiên cứu cơ bản về quản lý nhân lực, quản lý chính sách, quản lý văn hóa, dântộc và tôn giáo

Học sinh sinh viên

Cơ hội học tập

Chuẩn đầu vào hàng năm của ngành Cử nhân Khoa học quản lý dao động

từ 15 - 18 điểm, tỉ lệ chọn là khoảng 1/5, số lượng tuyển vào là 100 sinh

Trang 29

viên/lớp với cả khối C và khối D Đây là một sự lựa chọn khá vừa sức đối vớiphần đông các bạn học sinh để có thể thực hiện ước mơ giảng đường của mình.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Khoa học quản lý có thể làm việc tại:

- Các phòng, ban, phân xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực nhànước hoặc tư nhân (phòng Hành chính - Nhân sự, Hành chính - Tổng hợp, Tổchức cán bộ, Tiền lương,…);

- Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương (UBND vàcác cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp, chuyên viên các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các cấp, Liên đoàn laođộng các cấp,…);

- Công tác trong ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thươngmại, bảo hiểm, luật, chính trị…;

- Làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp và dạy nghề

Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm

Cử nhân Khoa học quản lý sẽ có cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm rấtthiết thực trong cuộc sống và công việc sau này: kỹ năng giao tiếp, kỹ năngphỏng vấn xin việc, kỹ năng làm một chuyên viên ấn tượng, kỹ năng dành chocác nhà quản lý tương lai, ; tham gia các lớp Nghiệp vụ Hành chính văn phòng,Nghiệp vụ Báo chí, Nghiệp vụ sư phạm, …

(Nguồn trích dẫn: Giới thiệu Bộ môn Khoa luật quản lý, Khoa Luật & Quản lý

xã hội, trường Đại học Khoa học, tháng 4/2016).

Trang 30

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KHQL

2.1.Kết quả tổng hợp, phân tích dữ liệu

2.1.1 Mô tả tổng quát

Ngành KHQL là một trong 19 ngành đào tạo của trường ĐHKH TrườngĐHKH cũng là một trong hai điểm trường có đào tạo ngành KHQL trên cảnước Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đăng ký vào ngành ngàymột tăng Hiện nay, trường đang đào tạo sinh viên ngành KHQL năm hai, năm

ba và năm tư là 341 sinh viên Tác giả đã thực hiện điều tra nghiên cứu 225 sinhviên ngành KHQL trên tổng số 341 sinh viên của trường

2.1.2 Thống kê, phân tích mô tả dữ liệu

Nội dung phần này, tác giả đi vào thống kê, phân tích và mô tả chi tiết vềcác khía cạnh nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thu được

2.1.2.1 Kết quả học tập

Theo dữ liệu bảng 1, ta nhận thấy được các số lượng và tỉ lệ đánh giáthang điểm về KQHT của sinh viên từng khóa và tổng thể mẫu nghiên cứu.Theo tỉ lệ trung bình của tổng mẫu nghiên cứu thì khoảng 1/2 sinh viên đánh giácao về KQHT mà họ thu được Tổng tỉ lệ sinh viên đánh giá cao về KQHT vớithang đồng ý và rất đồng ý đạt 53.8% Tổng tỉ lệ sinh viên đánh giá thấp KQHTvới thang không đồng ý và rất không đồng ý chiếm 14.8% và 31.4% sinh viêncòn lại thì còn phân vân về KQHT mà bản thân thu được

Xem xét tỉ lệ đánh giá các yếu tố thuộc KQHT của từng khóa và tổng mẫu

ta nhận thấy:

Đối với sinh viên khóa 12 (năm hai) thì yếu tố “1 Tôi gặt hái được nhiềukiến thức từ các môn học” được đánh giá cao nhất với tổng tỉ lệ thang đồng ý vàrất đồng ý đạt 64.4% Yếu tố “2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ cácmôn học” có tổng tỉ lệ đánh giá thang không đồng ý và rất không đồng ý caonhất chiếm 17.8%.Yếu tố có tỉ lệ sinh viên phân vân nhiều nhất đạt 34.2% là “3

Trang 31

Đối với sinh viên khóa 11 (năm ba) thì yếu tố “1 Tôi gặt hái được nhiềukiến thức từ các môn học” cũng được đánh giá cao nhất với tổng tỉ lệ thang đồng

ý và rất đồng ý đạt 59.8% Yếu tố “3 Tôi có thể ứng dụng từ các môn học vàothực tế” có tổng tỉ lệ thang không đồng ý và rất không đồng ý cao nhất và cũng

có tỉ lệ sinh viên phân vân nhiều nhất với tỉ lệ là 15.3% và 54.3%

Đối với sinh viên khóa 10 (năm tư) thì yếu tố có tổng tỉ lệ thang đồng ý vàrất đồng ý cao nhất là “4 Nhìn chung, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và kỹnăng trong học tập” đạt 60.0% Yếu tố có tổng tỉ lệ thang không đồng ý và rấtkhông đồng ý cao nhất là “2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các mônhọc” chiếm 18.4% Yếu tố có tỉ lệ sinh viên khóa 10 phân vân nhiều nhất là yếu

tố “3 Tôi có thể ứng dụng từ các môn học vào thực tế” chiếm 48.3%

Tổng mẫu nghiên cứu cho thấy yếu tố được đánh giá cao nhất là “4 Nhìnchung, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong học tập” đạt tổng tỉ

lệ thang đồng ý và rất đồng ý là 60.9% Yếu tố có tổng tỉ lệ thang không đồng ý

và rất không đồng ý cao nhất là yếu tố “2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng

từ các môn học” đạt tỉ lệ 16.4% Yếu tố có tổng tỉ lệ sinh viên phân vân nhiềunhất là yếu tố “3 Tôi có thể ứng dụng từ các môn học vào thực tế” chiếm46.2%

Như vậy, ta thấy giữa sinh viên các khóa khác nhau có sự thu nhận KHQTtương đối giống nhau, yếu tố có sự khác biệt lớn nhất trong các yếu tố đánh giá

về KQHT là yếu tố “3 Tôi có thể ứng dụng từ các môn học vào thực tế”, khóa

12 đánh giá tương đối cao yếu tố này với tổng tỉ lệ đạt 52% thang đồng ý và rấtđồng ý Trong khi đó, khóa 11 và khóa 10 đánh giá yếu tố này khá thấp, khóa 11chỉ đạt 29.3%; khóa 10 đạt 35 % tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý Đây làyếu tố cần quan tâm, khi sinh viên khóa 11 và khóa 12 là những sinh viên có quátrình học tập và rèn luyện lâu hơn trên giảng đường, lượng kiến thức và kĩ năngthu được cũng nhiều hơn, cũng là những đối tượng tốt nghiệp ra trường sớm hơnnhưng việc đánh giá khả năng áp dụng từ môn học vào thực tế thì lại thấp hơn sovới sinh viên khóa 12 tương đối cao Vì vậy, đây là yếu tố, cần quan tâm sâuhơn đối với sinh viên năm 3 và năm 4, để kiến thức từ các môn học không trở

Trang 32

thành ý thuyết xuông mà phải áp dụng được trong thực tế đối với sinh viên trong

và sau quá trình rèn luyện, học tập tại trường

Hình 1 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình từng thang điểm về KQHT

0 10 20 30 40 50 60

năm 2 năm 3 năm 4

Tỉ lệ đánh giá phần trăm trung bình từng thang điểm về KQHT giữa sinhviên các khóa học sự khác biệt không quá lớn Tuy nhiên, tỉ lệ trung bình đánhgiá cao KQHT thông qua tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý giữa sinh viên cáckhóa lại giảm dần đối với sinh viên khóa trên, khóa 12 đánh giá đạt 58.3%, khóa

11 đạt 51.6%, khóa 10 đạt 51.7% Tổng tỉ lệ trung bình đánh giá thang rất khôngđồng ý và không đồng ý của khóa 12 đạt 15.7%, khóa 11 đạt 12,5%, khóa 10 đạt17.1% Tỉ lệ trung bình sinh viên các khóa phân vân khi đưa ra đánh giá vềKQHT của bản thân cao dần đối với sinh viên khóa trên, khóa 12 đạt 26.0%,khóa 11 đạt 35.9 %, khóa 10 đạt 31.2 % Như vậy, nhìn chung 1/2 sinh viêntham gia nghiên cứu đánh giá cao KQHT của bản thân, và 1/2 sinh viên còn lạiđánh giá thấp KQHT thu được

2.1.2.2 Động cơ học tập

Theo dữ liệu của bảng 2, ta thấy số lượng và tỉ lệ phần trăm đo lường cácyếu tố và thang điểm về ĐCHT của sinh viên từng khóa và tổng thể mẫu nghiêncứu Theo tỉ lệ trung bình của tổng mẫu nghiên cứu thì cũng có khoảng gần 1/2sinh viên đánh giá cao ĐCHT của bản thân Tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng

ý của cả mẫu đạt 49.1% Tổng tỉ lệ sinh viên không đồng ý và rất không đồng ý

về ĐCHT chiếm 21.3% và 29.6 % còn lại phân vân về ĐCHT của bản thân

Xem xét tỉ lệ đánh giá các yếu tố thuộc ĐCHT của từng khóa và tổng mẫu

Trang 33

Đối với khóa 12 và khóa 11, yếu tố “13 Tôi học vì công việc sau khi ratrường” có thang đánh giá cao nhất thông qua tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng

ý đạt lần lượt là 76.7% và 75.0% Khóa 10, yếu tố có thang đánh giá cao nhấtthông qua tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý là “10 Tôi học vì muốn tự khảngđịnh bản thân mình” đạt 65.0%

Yếu tố có tổng tỉ lệ thang rất không đồng ý và không đồng ý cao nhất củakhóa 12 và khóa 11 là “ 12 Tôi học vì danh tiếng của trường” chiếm tỉ lệ lầnlượt là 52% và 54.4% Khóa 10, yếu tố “14 Tôi học vì muốn cạnh tranh với bạnbè” có tổng tỉ lệ thang rất không đồng ý và không đồng ý cao nhất, chiếm56.6% Nhưng tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý thấp nhất ở cả ba khóa đều

là yếu tố “12 Tôi học vì dành tiếng của trường” với tỉ lệ chỉ đạt 16.5% (khóa12), 8.7% (khóa 11), 13.4% (khóa 10)

Yếu tố có tỉ lệ sinh viên phân vân nhiều nhất khi đưa ra những đánh giá

về ĐCHT của bản thân ở khóa 12 là “6 Đầu tư vào việc học là ưu tiên số mộtcủa tôi” chiếm 37.0%; khóa 11 là “5 Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc học”chiếm 47.8%; khóa 10 lại là yếu tố “8 Tôi học vì ham mê, khao khát mở rộng trithức” và “15 Nhìn chung, động cơ học tập của tôi rất cao” tỉ lệ phân vân đều là35% Như vậy, ở đây ta thấy được sự khác biệt rõ ràng nhất về đánh giá các yếu

tố ĐCHT của sinh viên các khóa khác nhau

Nhìn tổng thể mẫu nghiên cứu thì yếu tố “13 Tôi học vì công việc sau khi

ra trường” được đánh giá là ĐCHT cao nhất với tổng thang đồng ý và rất đồng ýcủa tổng mẫu nghiên cứu đạt 70.2% Yếu tố có tổng thang đồng ý và rất đồng ýthấp nhất là “12 Tôi học vì danh tiếng của trường” chỉ chiếm 12.4% và cũng làyếu tố có tổng tỉ lệ rất không đồng ý và không đồng ý cao nhất đạt 53.3%

Nhìn chung, phần lớn sinh viên giá cao nhất ĐCHT với yếu tố “13 Tôihọc vì công việc sau khi ra trường” và thấp nhất ở yếu tố “12 Tôi học vì danhtiếng của trường.”

Trang 34

Hình 2 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình các thang điểm về ĐCHT

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

năm 2 năm 3 năm 4

Tỉ lệ đánh giá phần trăm trung bình từng thang điểm về ĐCHT giữa sinhviên các khóa học sự khác biệt khá cao Tỉ lệ trung bình đánh giá cao ĐCHTthông qua tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý giữa sinh viên các khóa có tỉ lệgiảm dần đối với sinh viên khóa trên, khóa 12 đánh giá đạt 52.8%, khóa 11 đạt47.9%, khóa 10 đạt 46.7% Tổng tỉ lệ trung bình đánh giá thấp ĐCHT với thangrất không đồng ý và không đồng ý của khóa 12 đạt 22.6%, khóa 11 đạt 18.0%,khóa 10 đạt 24.5% Tỉ lệ trung bình sinh viên các khóa phân vân khi đưa ra đánhgiá về ĐCHT của bản thân cao dần đối với sinh viên khóa trên, khóa 12 đạt24.5%, khóa 11 đạt 34.1%, khóa 10 đạt 28.8% Như vậy, nhìn chung cũngkhoảng 1/2 sinh viên tham gia nghiên cứu đánh giá cao ĐCHT của bản thân, và1/2 sinh viên còn lại đánh giá thấp ĐCHT của bản thân

2.1.2.3 Mục đích học tập

Theo dữ liệu bảng 3 cho ta biết tỉ lệ phần trăm đánh giá thang điểm vềMĐHT của sinh viên các khóa và tổng thể mẫu nghiên cứu Theo tỉ lệ trungbìnhthang điểmcủa tổng mẫu nghiên cứu, thì tỉ lệ sinh viên có MĐHT cao đượcđánh giá thông qua tổng tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý đạt 55.5% Tỉ lệ sinh viênđánh giá MĐHT thấp thông qua tổng tỉ lệ rất không đồng ý và không đồng ýchiếm 21.1% và 23.5% sinh viên còn lại phân vân về các MĐHT của bản thân

Xem xét tỉ lệ đánh giá các yếu tố cụ thể về MĐHT giữa các khóa sinhviên và tổng mẫu nghiên cứu, ta nhận thấy:

Trang 35

Đối với khóa 12, khóa 11 và khóa 10 thì yếu tố “29 Tôi học để lĩnh hộicác kiến thức mới” được đánh giá cao nhất với tổng tỉ lệ thang đồng ý và rấtđồng ý lần lượt đạt 78.1%; 85.9%; 70.0% Yếu tố“28 Tôi học để hoàn thànhnghĩa vụ của một sinh viên” được đánh giá với tổng tỉ lệ thang không đồng ý vàrất không đồng ý cao nhất ở khóa 12 và khóa 11 với tỉ lệ lần lượt là 41%; 39.1%.Khóa 10, yếu tố “33 Tôi học để hưởng các quyền lợi, chế độ ưu đãi” có tổng tỉ

lệ thang rất không đồng ý và không đồng ý cao nhất, chiếm 30%

Yếu tố có tỉ lệ sinh viên phân vân nhiều nhất khi đưa ra đánh giá vềMĐHT của bản thân ở khóa 12 và khóa 11 là yếu tố “32 Tôi học để được thầy

cô quý mến” chiếm tỉ lệ lần lượt là 21.9% và 37% Khóa 10, yếu tố có tỉ lệ sinhviên phân vân nhiều nhất là yếu tố “33 Tôi học để hưởng các quyền lợi, chế độ

ưu đãi” chiếm 38.3%

Hình 3 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệphần trăm trung bình các thang điểm của MĐHT

0 10 20 30 40 50

năm 2 năm 3 năm 4

Tỉ lệ trung bình của các thang điểm về MĐHT giữa sinh viên các khóa có

sự khác nhau Trong đó, tổng tỉ lệ sinh viên đánh giá MĐHT cao thông quathang điểm đồng ý và rất đồng ý là tương đối cao ở khóa 12 đạt 59.7%, khóa

11 đạt 54.7%, khóa 10 đạt 51.7% Như vậy, cho thấy tỉ lệ sinh viên đánh giá caoMĐHT có xu hướng giảm dần đối với sinh viên khóa trên.Tổng tỉ lệ sinh viênđánh giá thấp MĐHT với thang rất không đồng ý và không đồng ý của các khóatương đối cao, khóa 12 chiếm 22.8%, khóa 11 chiếm 20.5 và khóa 10 chiếm19.7%

Trang 36

Tỉ lệ trung bình thang điểm phân vân khi đánh giá MĐHT của sinh viêncác khóa thì có xu hướng tăng dần đối với sinh viên khóa trên, khoá 12 tỉ lệ nàychiếm 17.6%, khóa 11 chiếm 24.8% và khóa 10 chiếm 28.6%.

Kết quả này cho thấy MĐHT của sinh viên giảm dần đối với sinh viênkhóa trên, sinh viên khóa 12 có MĐHT được đánh giá tốt nhất trong ba khóa, vàgiảm dần ở khóa 11 và khóa 10 Nhìn chung, có khoảng hơn 1/2 sinh viên là cóMĐHT tốt

2.1.2.4 Kiên định học tập

Theo dữ liệu bảng 4, ta nhận thấy được số lượng và tỉ lệ đánh giá cácthang điểm, cũng như từng yếu tố về khía cạnh KĐHT của sinh viên từng khóa

và tổng thể mẫu nghiên cứu Theo tỉ lệ trung bình của tổng thể mẫu nghiên cứu,

tỉ lệ sinh viên đánh giá cao tính KĐHT đạt tỉ lệ tương đối cao với tổng thangđiểm rất đồng ý và đồng ý đạt 51.5% Tỉ lệ sinh viên đánh giá thấp tính KĐHTvới tổng thang điểm rất không đồng ý và không đồng ý đạt 18.8%, gần 30% cònlại sinh viên còn phân vân khi đánh giá tính KĐHT của bản thân Tỉ lệ này chothấy sinh viên khoảng 1/2 số sinh viên có tâm lý vững vàng, kiên định trong họctập tốt và 1/2 số sinh viên còn lại thì không đánh giá cao thang điểm kiên địnhtrong học tập cho thấy tâm lý học tập của sinh viên luôn bất ổn, biến động dẫnđến ảnh hưởng trực tiếp đến học tập

Xem xét tỉ lệ đánh giá từng yếu tố cụ thể của khía cạnh KĐHT của sinhviên các khóa khác nhau, ta thấy yếu tố “16 Dù có khó khăn gì đi nữa, tôi cũngcam kết hoàn thành việc học của tôi tại trường” và “17 Khi cần thiết tôi sẵnsàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tập” đều được sinh viên cáckhóa đánh giá cao nhất thông qua tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý của sinhviên khóa 12 lần lượt đạt 78% và 85 %, khóa 11 lần lượt đạt 88% và 79.3%,khóa 10 lần lượt đạt 70% và 63,4%

Yếu tố “ 21 Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn khônglường hết trong học tập” bị đánh giá thấp nhất trong tính KĐHT của sinh viên.Sinh viên khóa 12 có tổng tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý đạt 37%, tổng tỉ lệ không

Trang 37

đồng ý và rất không đồng ý chiếm 24.7% Khóa 11, tổng tỉ lệ đồng ý và rất đồng

ý đạt 18.5 %, trong khi đó tổng tỉ lệ không đồng ý và rất không đồng ý chiếm33.7% Khóa10 cũng đánh giá thấp nhất, tổng tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý chỉ đạt33.3%, tổng tỉ lệ không đồng ý và rất không đồng ý chiếm 35% Tỉ lệ sinh viênđánh giá thấp tính KĐHT luôn cao hơn so với tỉ lệ sinh viên đánh giá cao tínhKĐHT

Yếu tố khiến sinh viên phân vân nhiều nhất trong tính KĐHT của bảnthân đó là “18 Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập tôi luôn có khả năng giảiquyết nó” và “21 Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn khônglường hết trong học tập”; sinh viên khóa 12 đánh giá lần lượt chiếm 41.1% và38.4%; khóa 11 đánh giá lần lượt chiếm 48.9% và 47.8%; sinh viên khóa 10đánh giá lần lượt chiếm 48.3% và 45% Tuy nhiên, nhìn vào số liệu tỉ lệ củatổng thể thì yếu tố “20 Tôi luôn thích thú với những thách thức trong học tập”

và “21 Tôi luôn có khả năng đối phó với những khó khăn không lường hết tronghọc tập” chiếm 40.4% là yếu tố sinh viên phân vân nhiều trong việc đánh giátính KĐHT của bản thân

Hình 4 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình các thang điểm về KĐHT

0 10 20 30 40 50 60

năm 2 năm 3 năm 4

Tỉ lệ trung bình của các thang điểm về tính KĐHT giữa sinh viên cáckhóa có sự khác biệt Trong đó, sinh viên khóa 12, khóa 11, khóa 10 có KĐHTcao với tổng tỉ lệ thang đồng ý và rất đồng ý lần lượt khóa 12 đạt 57%; 50%;46.9% Như vậy, tỉ lệ này cho thấy tính KĐHT của sinh viên giảm dần đối vớisinh viên khóa trên Tổng tỉ lệ trung bình đánh giá KĐHT thấp với thang rấtkhông đồng ý và không đồng ý giữa các khóa lần lượt khóa 12 đạt 15.6%; khóa

Trang 38

11 đạt 16.4%; khóa 10 đạt 17.3% Kết quả này cho thấy tính KĐHT của sinhviên khá cao đạt tỉ lệ gần 1/2 sinh viên Tuy nhiên, giữa các khóa lại có sự chênhlệch sự tương đối cao, tổng tỉ lệ trung bình thang đồng ý và rất đồng ý của khóa

12 cao hơn khóa 10 là 10.1%

2.1.2.5 Cạnh tranh học tập

Bảng 5 cho ta nhận thấy được số lượng và tỉ lệ thang điểm của từng yếu tố

về khía cạnh tính CTHT của sinh viên từng khóa và tổng thể mẫu nghiên cứu Tỉ

lệ trung bình của mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên đánh giá cao tínhCTHT là khá cao, đạt 60.2% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với các yếu tố đưa

ra thuộc về tính CTHT Tổng tỉ lệ trung bình của mẫu nghiên cứu với thangkhông đồng ý và rất không đồng ý đạt 12.3% và 27.5% số sinh viên còn lại phânvân khi đưa ra những đánh giá về tính CTHT của bản thân Tỉ lệ phần trăm nàycho thấy phần lớn sinh viên thích sự cạnh tranh trong học tập, điều này có ảnhhưởng tích cực đến KQHT

Xem xét tỉ lệ đánh giá từng yếu tố cụ thể tính CTHT của sinh viên cáckhóa khác nhau, ta thấy ở cả ba khoa và tỉ lệ tổng thể mẫu nghiên cứu thì yếu tố

“25 Cạnh tranh trong học tập giúp tôi học hỏi từ chính mình và từ bạn học”được đánh giá cao nhất Sinh viên khóa 12 đánh giá yếu tố này với tổng thangđồng ý và rất đồng ý chiếm 82.1%, khóa 11 đánh giá chiếm 79.4%, khóa 10đánh giá chiếm 60%, tổng thể mẫu nghiên cứu chiếm 75.1% Nhìn chung, cácyếu tố về CTHT được sinh viên đánh giá rất cao Trong năm yếu tố thuộc tínhCTHT, yếu tố có tỉ lệ rất không đồng ý và không đồng ý cao nhất là yếu tố

“27.Nhìn chung, tôi rất thích cạnh tranh trong học tập”; khóa 12 đánh giá chiếm26%, khóa 11 đánh giá chiếm 15.2%, khóa 10 đánh giá chiếm 16.7% và tổng thểmẫu nghiên cứu chiếm 19.1%

Yếu tố có tỉ lệ sinh viên các khóa phân vân nhiều nhất khi đưa ra nhậnđịnh về bản thân, với khóa 12 là yếu tố “23.Tôi thích cạnh trạnh trong học tập vì

nó cho tôi cơ hội khám phá khả năng của tôi” chiếm tỉ lệ 28.8% Khóa 11 vàkhóa 10 thì yếu tố “27.Nhìn chung, tôi rất thích cạnh tranh trong học tập” có tỉ lệ

Trang 39

nghiên cứu thì yếu tố “27.Nhìn chung, tôi rất thích cạnh tranh trong học tập”cũng là yếu tố có tỉ lệ sinh viên phân vân nhiều nhất.

Hình 5 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm trung bình các thang điểm về CTHT

0 10 20 30 40 50 60

năm 2 năm 3 năm 4

Tỉ lệ trung bình của các thang điểm về tính CTHT giữa sinh viên các khóa

có sự khác biệt Nhìn vào biểu đồ ta thấy thang đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất trongcác thang thang điểm Khóa 11 có tỉ lệ thang đồng ý về tính CTHT cao nhất đạt52.2%, tiếp đến là khóa 12 đạt 50.7%, khóa 10 có tỉ lệ đồng ý thấp nhất đạt45.7% Thang điểm rất đồng ý chiếm tỉ lệ tương đối thấp, khóa 12 có tỉ lệ rấtđồng ý cao nhất đạt 14.5%, khóa 11 và khóa 10 có tỉ lệ rất đồng ý tương đốibằng nhau đạt 8.0% và 8.3% Như vậy, tổng tỉ lệ sinh viên đánh giá cao tínhCTHT với thang đồng ý và rất đồng ý của từng khóa lần lượt là khóa 12 đạt65.2%, khóa 11 đạt 60.2%, khóa 10 đạt 54% Kết quả này cho thấy nhìn chungphần đông sinh viên có đánh giá cao tính CTHT nhưng tính CTHT có xu hướnggiảm dần đối với sinh viên khóa trên

Thang điểm phân vân có tỉ lệ tương đối cao và tăng dần đối với khóa trên,khóa 12 chiếm 21.1%, khóa 11 chiếm 30.2% và khóa 10 là 31% Tỉ lệ này chothấy số lượng sinh viên còn phân vân về tính CTHT của bản thân là tương đốicao chiếm 1/5 đến 1/3 số lượng sinh viên.Nhưng điều đáng lo ngại là tỉ lệ này lạităng đối với nhóm sinh viên thuộc năm ba và năm tư của trường

Thang điểm rất không đồng ý về tính CTHT của khóa 12 là cao nhất, sau

đó là khóa 10 và khóa 11 Thang không đồng ý thì sinh viên khóa 10 lại có tỉ lệkhông đồng ý cao nhất, sau đó là khóa 12 và khóa 11 Như vậy kết quả này chothấy, sinh viên khóa 10 đánh giá tính CTHT thấp nhất trong ba khóa

Ngày đăng: 19/06/2016, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w