1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất bản với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở việt nam hiện nay

49 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 258,5 KB

Nội dung

I. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên qui mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cánh mạng khoa học công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” Thế Giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn. “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”. Sự ảnh hưởng này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hóa thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên Thế Giới. Điều này đặt ra cho đất nước ta những thách thức mới trong quá trình hội nhập, đặc biệt là vấn đề xây dựng và giữ gìn nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việt Nam là một bộ phận của Thế Giới. Một dân tộc mà phần lớn những trang sử hào hùng được viết nên bằng máu và nước mắt của người dân bởi chiến tranh liên miên. Đó là một dân tộc anh hùng đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng những đế quốc hùng mạnh nhất Thế Giới trong mọi thời kì lịch sử để hôm nay vững tin vào công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập với Thế Giới. Việc mở cửa hội nhập kinh tế với Thế Giới là một nhu cầu thiết yếu đối với lẽ sinh tồn của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy không một quốc gia nào có thể tự phát triển nếu đứng đơn lập. Và với một đất nước đã trải qua thời kì phong kiến gần nghìn năm, sự thống trị của thực dân, đế quốc ngót trăm năm như Việt Nam chúng ta thì yêu cầu hội nhập càng được coi trọng. Hội nhập với những nền kinh tế Thế Giới cho phép ta đi tắt đón đầu, thực hiện cùng một lúc hai bước đi đó là công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhưng bên cạnh đó nó lại đặt nước ta và những nước phát triển khác trước những khó khăn, thử thách mới. Văn hóa là Thế Giới riêng do con người sáng tạo ra phục vụ nhu cầu con người, đặc trưng cho mỗi dân tộc. Văn hóa của một dân tộc là những cái mà qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình tự nhận biết mình và là “tấm thẻ căn cước” để giúp mỗi dân tộc phân biệt dân tộc mình với dân tộc khác. Một quốc gia phát triển bền vững phải đi lên từ nền tảng văn hóa bởi văn hóa là nền tảng tư tưởng của xã hội. Bất cứ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời mục tiêu văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những vấn đề cấp bách của đất nước ta hiện nay. Bởi đây không phải vấn đề liên quan đến cá nhân hay tổ chức nào mà nó liên quan tới vấn đề quốc gia dân tộc. Vậy làm thế nào trong khi hội nhập mà chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay. Vì mục đích của chúng ta tham gia hội nhập không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi mà còn là phát triển một nền văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng tiên tiến, hiên đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa đối với xã hội, Xuất bản luôn coi văn hóa là một trong những mục tiêu hàng đầu của mình nhất là trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật,... Mọi ngành nghề, lĩnh vực như “khoác trên mình tấm áo mới”. Hòa vào dòng chảy đó, ngành Xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Xuất bản đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Nó là công cụ để truyền bá tri thức, trao đổi thông tin, lưu giữ những giá trị văn hóa,…là một trong những hoạt động trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức và nuôi dưỡng một nền trí tuệ dân tộc. Bê cơn nhà Triết học người Anh đã từng nói: “Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Mà “sách” lại là sản phẩm chính của xuất bản.

Trang 1

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngàycàng diễn ra mạnh mẽ trên qui mô lớn Cùng với sự phát triển như vũ bão củacuộc cánh mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu,

“ngôi nhà” Thế Giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn “Toàn cầu hóa kinh tếtạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gâykhó khăn, thách thức lớn cho quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” Sựảnh hưởng này không chỉ về phương diện kinh tế Bất luận tham gia chủ độnghay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hóa thì vănhóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên ThếGiới Điều này đặt ra cho đất nước ta những thách thức mới trong quá trìnhhội nhập, đặc biệt là vấn đề xây dựng và giữ gìn nền văn hóa tiên tiến đậm đàbản sắc dân tộc

Việt Nam là một bộ phận của Thế Giới Một dân tộc mà phần lớnnhững trang sử hào hùng được viết nên bằng máu và nước mắt của người dânbởi chiến tranh liên miên Đó là một dân tộc anh hùng đã anh dũng chiến đấu

và chiến thắng những đế quốc hùng mạnh nhất Thế Giới trong mọi thời kì lịch

sử để hôm nay vững tin vào công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập với ThếGiới Việc mở cửa hội nhập kinh tế với Thế Giới là một nhu cầu thiết yếu đốivới lẽ sinh tồn của mỗi quốc gia Thực tế cho thấy không một quốc gia nào cóthể tự phát triển nếu đứng đơn lập Và với một đất nước đã trải qua thời kìphong kiến gần nghìn năm, sự thống trị của thực dân, đế quốc ngót trăm nămnhư Việt Nam chúng ta thì yêu cầu hội nhập càng được coi trọng Hội nhậpvới những nền kinh tế Thế Giới cho phép ta đi tắt đón đầu, thực hiện cùngmột lúc hai bước đi đó là công nghiệp hóa và hiện đại hóa Nhưng bên cạnh

đó nó lại đặt nước ta và những nước phát triển khác trước những khó khăn,thử thách mới

Trang 2

Văn hóa là Thế Giới riêng do con người sáng tạo ra phục vụ nhu cầucon người, đặc trưng cho mỗi dân tộc Văn hóa của một dân tộc là những cái

mà qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình tự nhận biết mình và là “tấm thẻ căncước” để giúp mỗi dân tộc phân biệt dân tộc mình với dân tộc khác Một quốcgia phát triển bền vững phải đi lên từ nền tảng văn hóa bởi văn hóa là nềntảng tư tưởng của xã hội Bất cứ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu pháttriển kinh tế mà tách rời mục tiêu văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối

cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu đirất nhiều

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một trongnhững vấn đề cấp bách của đất nước ta hiện nay Bởi đây không phải vấn đềliên quan đến cá nhân hay tổ chức nào mà nó liên quan tới vấn đề quốc giadân tộc Vậy làm thế nào trong khi hội nhập mà chúng ta vẫn giữ gìn và pháthuy được bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang là vấn đề bức xúc đặt ra chotoàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay Vì mục đích của chúng ta thamgia hội nhập không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi mà còn là phát triển mộtnền văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng tiên tiến, hiên đại và đậm đà bản sắcdân tộc Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa đối với xã hội, Xuất bản luôncoi văn hóa là một trong những mục tiêu hàng đầu của mình nhất là trong giaiđoạn hiện nay của đất nước

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đất nước ta đã cónhiều chuyển biến tích cực Từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến các lĩnh vực nhưvăn hóa, xã hội, khoa học - kĩ thuật, Mọi ngành nghề, lĩnh vực như “khoáctrên mình tấm áo mới” Hòa vào dòng chảy đó, ngành Xuất bản đã có nhiềuchuyển biến tích cực và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong xã hội

Xuất bản đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Nó làcông cụ để truyền bá tri thức, trao đổi thông tin, lưu giữ những giá trị văn hóa,

…là một trong những hoạt động trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập,phân phối kiến thức và nuôi dưỡng một nền trí tuệ dân tộc Bê cơn - nhà Triết

Trang 3

học người Anh đã từng nói: “Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác” Mà “sách” lại là sản phẩm chính của xuất bản

Xuất bản là một lĩnh vực văn hóa tư tưởng, là bộ phận thiết yếu của đờisống văn hóa Bởi lẽ, trong tổng thể các hoạt động văn hóa, công tác xuất bản

có khả năng thực hiện có hiệu quả hầu hết các nhiệm vụ cơ bản của hoạt độngvăn hóa Công tác xuất bản thực sự là một trong những mũi xung kích gópphần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Thấy được vai trò to lớn của ngành Xuất bản trong công cuộc xây dựng

và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, em đã quyết định chọn làm tiểu luận với

đề tài: “Xuất bản với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc ở Việt Nam hiện nay”

II Mục đích nghiên cứu

Chứng minh được đề tài cần nghiên cứu là mục đích của bài tiểu luận

Đó là vai trò của hoạt động xuất bản đối với văn hóa, ở đây là việc xây dựngnền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay Cụ thể là:

1) Làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan đến xuất bản và văn hóa.2) Vai trò của hoạt động xuất bản đối với lĩnh vực văn hóa

3) Những ảnh hưởng của văn hóa tới hoạt động xuất bản

4) Thực trạng xuất bản ở nước ta hiện nay đối với văn hóa

5) Từ đó nêu ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng caochất lượng của công tác xuất bản ở nước ta hiện nay

Tất cả đi đến làm rõ vấn đề đó là vai trò của hoạt động xuất bản đối vớiviệc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiệnnay Xuất bản là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn hóa xã hội, lànhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa Có vai trò quan trọng trongviệc xây dựng, bảo tồn, giữ gìn, truyền bá văn hóa dân tộc Với định hướng xãhội chủ nghĩa, nền văn hóa Việt Nam hiện đại phải là nền văn hóa có nhữngphẩm chất ưu tú, thể hiện được những đặc trưng tiến bộ nhất của nhân loại

Trang 4

hiện nay Những phẩm chất ấy đã được khẳng định trong mục tiêu: Xây dựng

và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

III Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng tài liệu trong giáo trình, các bài giảng được học trên lớp,những báo cáo thực tế trong các kì Đại hội của Đảng; tham khảo các sách,báo, tạp chí

Sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, phân tích tài liệu, thống kê, đánhgiá, so sánh,…

IV Kết cấu

Tiểu luận được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận

Trang 5

NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Các khái niệm liên quan

1 Văn hóa, hoạt động văn hóa, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

a Văn hóa

Muốn nghiên cứu vai trò của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển,trước hết chúng ta phải có một khái niệm về văn hoá Văn hoá là một lĩnh vựcrộng lớn rất phong phú và đa dạng Cho đến nay khái niệm văn hóa vẫn cònđược quan niệm khác nhau và thường được xét trên những phạm vi và bìnhdiện khác nhau

Theo thư tịch cổ Trung Hoa, “văn hóa” được hiểu theo nghĩa văn trị,giáo hóa, là chế độ lễ nhạc, điển chương, là cách thức cai trị mang hình thứcđẹp đẽ kết hợp với giáo hóa

Trong văn minh phương Tây cổ đại, khởi đầu “văn hóa” là sự gieotrồng, cày vỡ đất đai, chăm sóc cây trồng,… xuất hiện trong văn hóa Hy Lạp -

La Mã Đến cuối thời cổ đại, “văn hóa” mở rộng có thêm nghĩa trừu tượng:Chỉ sự mở mang phát triển tinh thần của con người

Đến thế kỉ XVIII, văn hóa trở thành một thuật ngữ được dùng khá rộngrãi trong các ngành khoa học mới xuất hiện do nhu cầu tìm hiểu nền văn hóacủa các dân tộc ngoài châu Âu Đây cũng là cơ sở thực tiễn thúc đẩy sự ra đờicủa ngành học này Thế kỉ XIX, khoa học văn hóa thực sự ra đời trước hết là

ở Anh, gắn với tên tuổi E.B.Tylor

Ông Mayo (F.Mayor), nguyên Tổng giám đốc UNESCO đưa ra kháiniệm vừa khái quát, vừa có tính đặc thù về văn hóa: “Văn hóa bao gồm tất cảnhững gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh

vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao

Trang 6

động” Khái niệm này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liênChính phủ về các chính sách văn hóa tại Vơnise năm 1970.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, “Văn hóa: Toàn bộ những

hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc vềsản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước ”

Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạthằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Văn hoá là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khíacạnh của đời sống Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sốngcũng mang những dấu hiệu văn hoá Rất nhiều thứ thoạt nhìn thì giống nhau,nhưng nếu xem xét kỹ lại có những điểm riêng biệt

Văn hóa với nghĩa đích thực của nó là sự tổng hòa của mọi giá trị vậtchất và tinh thần do con người tạo ra, là nền tảng của mỗi con người cũng nhưcủa xã hội Văn hóa là môi trường thứ hai, trong đó mỗi người được sinh ra

và lớn lên Môi trường văn hóa tác động trực tiếp tới sự hình thành nhân cách,

sự phát huy mọi năng lực sáng tạo, khả năng giao tiếp giữa con người với conngười, giữa con người với tự nhiên Văn hóa là sự tổng hợp của các phươngthức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn

Cũng như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, văn hoá cũng có lịch

sử hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử xã hội loài người Do đó,trong quá trình phát triển của lịch sử thì quan niệm về văn hoá cũng có nhữngbiến đổi Văn hoá tồn tại dưới các hình thức như: Các công trình kiến trúc, vậtdụng, ẩm thực, ngôn ngữ, tập quán, âm nhạc, tôn giáo,…

Văn hoá tồn tại và phát triển trong mối quan hệ thích nghi giữa conngười với tự nhiên, giữa con người với con người Vì vậy, văn hoá không

Trang 7

phải là giá trị cố định, bất biến mà văn hoá luôn phát triển Văn hoá là mụctiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, kết tinh mọi sáng tạo trên cáclĩnh vực do con người tạo ra Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế xã hội

Như vậy, văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ratrong quá trình hoạt động thực tiễn trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất vàsản xuất tinh thần Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trongđời sống xã hội, được xã hội giữ gìn, trao chuyển cho thế hệ sau Văn hóa thểhiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của dân tộc Văn hóa của mộtdân tộc, theo nghĩa căn bản nhất là toàn bộ những cái qua đó một dân tộc tựbiểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp các dân tộc khác nhận biết mình -văn hóa là “tấm thẻ căn cước” của các dân tộc

b Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa là khái niệm theo nghĩa hẹp của văn hóa, đó là mộtlĩnh vực hoạt động của con người, một lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, khoa học,công nghệ bên cạnh lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội

Lĩnh vực văn hóa là những hoạt động đặc thù của con người thể hiện ýthức muốn làm đẹp thêm cuộc sống của mình dưới nhiều hình thức phongphú, đa dạng, ngày càng giàu chất sáng tạo, để biến cái ý thức làm đẹp đóthành hiện thực cuộc sống

Hoạt động văn hóa có những đặc điểm sau:

1) Là hoạt động mang tính kế thừa

2) Mang dấu ấn cá nhân và có tính sáng tạo

3) Đó là hoạt động văn hóa mang tính giao lưu rộng rãi

Lĩnh vực văn hóa bao gồm rất nhiều bộ phận hoạt động với các chứcnăng cụ thể khác nhau Song chúng đều thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản:

1) Sáng tạo ra các giá trị văn hóa: Các giá trị phi vật thể, vật thể; sảnxuất các sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần con người Đó là chức

Trang 8

năng của các Hội sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, các viện nghiên cứu khoahọc.

2) Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn hóa trong xã hội, biến cácgiá trị văn hóa tinh thần thành các vật thể để truyền bá bằng các phương tiện

và công cụ khác nhau,… Đó là chức năng của các phương tiện thông tin đạichúng nhà tuyên truyền, người biểu diễn nghệ thuật,

3) Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu văn hóa nhân loại, traotruyền văn hóa cho các thế hệ sau Nhiệm vụ này do nhiều cơ quan đảmnhiệm: Bảo tồn, bảo tàng, hệ thống thư viện, du lịch văn hóa,

4) Tổ chức đời sống văn hóa công cộng để tiêu dùng văn hóa, biến cácgiá trị văn hóa tinh thần thành hiện thực trong cuộc sống, làm phong phú tinhthần xã hội Đó là chức năng của tất cả các cơ quan văn hóa

Tóm lại, hoạt động văn hóa chính là quá trình hoạt động sáng tạo đặcbiệt của con người nhằm sản xuất, phổ biến và tiêu dùng các giá trị, các sảnphẩm văn hóa Đó là quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng các giá trị vănhóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng, xây dựng nền văn hóa

đa dạng của các dân tộc và nhân loại

c Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Vậy như thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Córất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thế nào là “bản sắc dân tộc” của nền vănhóa? Có ý kiến cho rằng nói đến bản sắc dân tộc của nền văn hóa chính là nóiđến một nền văn hóa có gốc rễ, cội nguồn dân tộc Có ý kiến cho rằng nói bảnsắc văn hóa dân tộc thực chất là nói đến “thẻ căn cước” của một dân tộc, nóchỉ rõ dân tộc ấy là ai, những truyền thống gì do dân tộc tạo nên và đã thâmnhập vào tâm hồn của dân tộc, được nhân dân nuôi dưỡng và thường xuyênbồi bổ, phát triển trong đời sống của mình Theo ý kiến này, bản sắc dân tộccủa văn hóa khẳng định sự tồn tại của dân tộc, phân biệt sự khác nhau giữacác dân tộc và nó biểu hiện tính độc đáo của dân tộc

Trang 9

Theo Hiến pháp sửa đổi (1993) thì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộctức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố dân tộc, dân chủ, nhân

văn và hiện đại Tính dân tộc thể hiện qua 3 khía cạnh: Là nền văn hóa có cội

nguồn, gốc rễ dân tộc, phát triển dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc vàphát triển luôn luôn vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc.Tính dân chủ được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ đểkhẳng định chủ thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt đểtiềm nặng văn hóa dân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa.Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị của conngười, nền văn hóa thấm nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triểnnhấn mạnh quy luật quan hệ nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở conngười, khoan dung và mang nặng tình người Tính hiện đại của nền văn hóathể hiện qua việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày cànghiện đại, dựa trên khoa học - công nghệ hiện đại và phục vụ cho việc đào tạo,giáo dục con người theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ

xã hội

Bản sắc văn hoá dân tộc là sắc thái “gốc”, là những đường nét, màu sắcriêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hoá Bản sắc dân tộc làm nêncốt lõi vững chắc giúp cho nền văn hoá luôn giữ được tính duy nhất, tính nhấtquán trong quá trình phát triển Mỗi cá nhân với tư cách là một chủ thể sángtạo văn hoá luôn thống nhất cái riêng của bản thân mình và cái chung của dântộc và cái nhân loại Do vậy, bản sắc dân tộc của văn hoá luôn chứa đựng cảtính nhân loại, cả tính khu vực và tính tộc người

Bản sắc văn hóa dân tộc được ví như tấm chứng minh thư, thẻ căncước, những màu sắc và đường nét riêng biệt không thể trộn lẫn của một nềnvăn hoá Do đó, bản sắc văn hoá dân tộc có vai trò cực kỳ quan trọng đối với

sự tồn tại và phát triển của đất nước Với vai trò là “bệ đỡ” bản sắc văn hoádân tộc đã giúp cho dân tộc Việt Nam đứng vững suốt hàng chục thế kỷ trước

sự nô dịch cũng như âm mưu đồng hoá của ngoại bang Và chính sự du nhập

Trang 10

của văn hoá ngoại bang đã tạo nên cốt cách, diện mạo không thể bị tiêu diệtcủa văn hoá Việt Nam Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là mộtnền văn hóa biết lưu truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,biết “gạn đục khơi trong” để tiếp nối dòng chảy của nền văn hóa mà tổ tiên họ

để lại Giao lưu và tiếp biến văn hóa là một quy luật tất yếu, một nhu cầu tựnhiên của mỗi dân tộc, mỗi con người hiện đại Vấn đề đặt ra là làm thế nào

để giao lưu và tiếp biến văn hóa mà không đánh mất đi bản sắc riêng của dântộc mình hay là nói cách khác là làm thế nào để “hòa nhập mà không hòa tan”vào nền văn hóa được tiếp nhận

2 Xuất bản và xuất bản phẩm

a Xuất bản

Xuất bản là một từ Hán Việt Về từ loại là một động từ, có nghĩa là phổbiến rộng bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các vănbản khác

Trong ngôn ngữ châu Âu, xuất bản theo tiếng Anh là Publish, theotiếng Pháp là Publeir, đều bắt nguồn từ tiếng Lating là Publicare có nghĩa làcông bố cho mọi người biết

Trong lịch sử văn minh, ngành xuất bản ra đời là sản phẩm của nền vănminh nhân loại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nó vừa là thành quảvừa là công cụ thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại, có vaitrò quan trọng đối với sự phát triển của văn minh

Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là sựkhái quát hóa một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần, vừahoạt động sáng tạo vật chất Khái niệm xuất bản có thể được hiểu theo ba nghĩa:

 Thứ nhất, xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tácphẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả

 Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã đượcgia công, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định để cung cấp chođộc giả sử dụng

Trang 11

 Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuấtbản đã hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản.

Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội Nó không sáng tác ra tác phẩmmới, mà sử dụng các tác phẩm đã có để truyền bá, phổ biến Xuất bản là khâunối tiếp, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến vớiquảng đại quần chúng trong xã hội

Tóm lại, xuất bản là công việc trung gian giữa tác giả với độc giả, làhoạt động truyền bá xã hội Xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vậtchất và tinh thần, là một quá trình nối tiếp, đồng bộ hoàn chỉnh, gồm ba khâu:Biên tập, in và phát hành các xuất bản phẩm trong xã hội

Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởngthông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người

Bản chất của hoạt động xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội Xuấtbản không tạo ra các tác phẩm nhưng sử dụng các tác phẩm đó để truyền bá,phổ biến Nó là khâu tiếp nối, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng vàmang đến với quần chúng quảng đại trong xã hội

Xuất bản vừa là một hoạt động văn hóa tinh thần, vừa là một hoạt độngsản xuất lưu thông Đáp ứng những nhu cầu văn hóa, tư tưởng xã hội là mụcđích của hoạt động xuất bản Việc sản xuất, lưu thông các xuất bản phẩm làphương thức, phương tiện hoạt động của sự nghiệp xuất bản

b Xuất bản phẩm

Xuất bản phẩm gắn liền với sự ra đời của hoạt động xuất bản So vớisách xuất bản phẩm ra đời sau bởi lịch sử khẳng định rằng có thời kì tươngđối dài Sách được sáng tác song chỉ là độc bản chủ yếu để ghi nhớ, lưu trữ.Sách cổ không phải là một xuất bản phẩm theo nghĩa thông thường Khi xuấtbản ra đời mà bản chất nó là hoạt động truyền bá và sách khi đó được nhânbản để phát hành thì sách mới trở thành một xuất bản phẩm quan trọng

Luật xuất bản năm 1993 của Việt Nam quy định: “Xuất bản phẩm là tác phẩm tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, văn học,

Trang 12

nghệ thuật được xuất bản, in, nhân bản bằng các loại vật liệu và các phương tiện khác nhau bằng Tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số khác và bằng tiếng nước ngoài, được xuất bản không định kì để phổ biến cho mọi người”.

Luật xuất bản năm 2004 đã định nghĩa lại xuất bản phẩm như sau:

“Xuất bản phẩm là tác phẩm tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kĩ thuật khác nhau”.

Theo nghĩa thông thường, xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt độngxuất bản Nói cách khác, xuất bản phẩm là các tác phẩm sau khi gia công biêntập, qua chế bản, nhân bản để phát hành tới công chúng

Trong điều 1 Nghị định 111/CP của Chính phủ năm 2005 ghi rõ :

Xuất bản phấm quy định tại điều 4, Luật Xuất bản được thể hiện dướicác hình thức sau đây:

1) Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử, sách trên mạngthông tin máy tính (Internet);

2) Tranh ảnh, áp phích, bản đồ, tờ rơi, tờ gấp, câu đối, cuốn thư;

3) Lịch tờ, lịch Blog, lịch bàn, lịch túi, lịch sổ, lịch bướm;

4) Băng, đĩa âm thanh, băng đĩa do nhà xuất bản xuất bản có nội dungthay sách hoặc minh họa cho sách

Sách là xuất bản phẩm quan trọng nhất trong các xuất bản phẩm Đây làmột sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại đã có từ thời cổ đại

Nó ra đời gắn với sự phát minh ra chữ viết Nội dung của sách chứa đựng cácgiá trị văn hóa tinh thần thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuậtkhác nhau, được ghi lại dưới dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình vẽ, kíhiệu, âm thanh, số hóa, ) của các dân tộc khác nhau nhằm lưu trữ, tích lũyhoặc truyền bá rộng rãi trong xã hội Các hình thức và thể loại sách luôn luônvận động, biến đổi theo sự phát triển của lịch sử và của khoa học công nghệ

Trang 13

Sách là sản phẩm xuất bản phẩm khác chứa đựng các tác phẩm vănhóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần để lưu trữ truyền bá các giá trị vănhóa tinh thần rộng rãi trong xã hội và từ thế hệ này cho thế hệ khác.

Nhà văn Nga Puskin đã từng nói: “Sách - bánh mì của tinh thần” Vănminh nhân loại có được như ngày hôm nay không thể không kể tới vai trò tolớn của sách Những trang sách không phải chỉ là quá khứ, sách còn làphương tiện giúp ta là chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnhđược tìm ra qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu Mặc

dù hiện nay có sự phát triển của các phương tiện khác nhưng không có gì cóthể thay đổi được sách Hay như P.Paplenko đã từng nói: “Sách làm cho conngười trở thành chủ nhân của vũ trụ”

II Vai trò của hoạt động xuất bản trong lĩnh vực văn hóa.

1 Xuất bản là một bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa, thúc đẩy các hoạt động văn hóa khác.

Xuất bản là một hoạt động văn hóa: Lựa chọn, gia công, truyền bá cácsản phẩm văn hóa Nó là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa Bởi lẽ, trongtất cả các hoạt động văn hóa, công tác xuất bản có khả năng thực hiện hiệuquả hầu hết các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động văn hóa

Vai trò này thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất: Xuất bản góp phần sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa

Nếu như sáng tạo các giá trị văn hóa là công việc của các tác giả nghiêncứu, sáng tác thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội khác nhau thì hoạt độngxuất bản cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm văn hóa đó

Xưa nay, người ta thường ví các nhà xuất bản là các “bà đỡ” cho các ýtưởng sáng tạo, đó là nói đến vai trò của xuất bản đối với hoạt động sáng tác,sáng tạo, biên soạn của những tác giả, soạn giả Các nhà xuất bản, tòa soạn báotrở thành đối tác của các tác giả, soạn giả Họ đại diện cho công chúng tuyểnchọn và hoàn thiện những tác phẩm của các nhà sáng tạo Và các tác phẩm nàychỉ được phổ biến đến tay độc giả thông qua các công đoạn xuất bản

Trang 14

Bằng hoạt động xuất bản, những người sáng tạo biết được nhu cầu của

xã hội, biết được phản hồi của độc giả đối với tác phẩm của mình, qua đóhoàn thiện, nâng cao giá trị của những tác phẩm tiếp theo Mặt khác, hoạtđộng xuất bản còn đóng vai trò nâng đỡ những tác phẩm có giá trị nhưng chưađược độc giả biết đến Nếu các nhà xuất bản chỉ xuất bản những tác phẩm bánchạy chắc chắn sẽ gạt ra nhiều tác phẩm có giá trị nhưng chưa phù hợp vớinhu cầu nhất thời của độc giả Đối với loại tác phẩm này, các nhà xuất bảnngoài nhiệm vụ hoàn thiện, phổ biến tác phẩm mà còn phải kích thích, hướngdẫn và định hướng nhu cầu của độc giả

Xuất bản tạo điều kiện, môi trường cho hoạt động nghiên cứu, sáng tác,kích thích, giúp đỡ hoạt động đó phát triển Xuất bản góp phần thúc đẩy vànâng cao trình độ văn hóa của mọi thành viên trong xã hội Nó giúp con ngườitích lũy thành quả văn hóa của dân tộc, nhân loại, là công cụ giáo dục, nângcao trình độ tri thức cho bạn đọc Đó cũng là điều kiện quan trọng trong việctạo nên các nghệ sĩ, các nhà khoa học để họ sáng tác ra những kiệt tác củamình Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, có hai điều kiện cơ bản để tạo racác thành tựu nghiên cứu có giá trị, đó là: Kế thừa những thành tựu đã có vàđược trao đổi, phản biện giữa những người nghiên cứu Xuất bản đã góp phầntạo đầy đủ hai điều kiện đó

Tri thức và các thông tin chứa trong xuất bản phẩm được truyền bátrong xã hội làm cho đông đảo người nghiên cứu sử dụng, kế thừa các thànhtựu chung của nhân loại, tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu, chất lượng

và hiệu quả nghiên cứu khoa học sẽ còn cao hơn Như vậy hoạt động xuất bản

có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa

Thứ hai: Công tác xuất bản còn là công cụ truyền bá, phân phối, các giátrị văn hóa có hiệu quả cao

Xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện truyền thông cũng ngàycàng được cải tiến đặc biệt là sự ảnh hưởng của Internet Tuy nhiên sách vẫn

là phương tiện chủ yếu trong hoạt động truyền bá văn hóa Thật vậy, sách

Trang 15

mang đến cho người đọc tri thức, hiểu biết mới chuyên sâu về những vấn đềcủa cuộc sống Là công cụ truyền bá hữu hiệu tri thức nhân loại đồng thời bảotồn những giá trị văn hóa ấy một cách hiệu quả.

Xuất bản là đội quân chủ lực trong việc truyền bá các sản phẩm vănhóa Nó có thể đưa đến cho công chúng những tác phẩm có dung lượng trithức lớn, những thông tin tri thức phức tạp, sâu sắc, có tác dụng tích lũy trithức lâu dài, có hiệu quả cao nhất

Các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học được sáng tạo bằng ngônngữ dân tộc, mang các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nghệ thuật, trình

độ kế thừa, phát huy, giữ gìn các giá trị truyền thống ấy cũng tạo nên bản sắcdân tộc của các tác phẩm văn hóa và chất lượng phản ánh, sáng tạo của chúng

Thứ ba: Xuất bản là công cụ rất có hiệu quả để giữ gìn, bảo tồn các giátrị văn hóa

Xuất bản là một phương tiện phản ánh đời sống tinh thần, thông quahoạt động phát hiện, sưu tầm, chọn lựa, sản xuất để công bố dưới hình thứcxuất bản phẩm So với các phương tiện khác, xuất bản có lợi thế hơn hẳntrong việc phản ánh đầy đủ các khía cạnh của nền văn minh nhân loại Nó làtấm gương phản chiếu đời sống xã hội qua các thời đại Mỗi thời kỳ lịch sửđều để lại dấu ấn trong hệ thống tài liệu thành văn Vì vậy có rất nhiều điềuchúng ta chỉ có thể tìm hiểu được quá khứ thông qua kho tàng tài liệu, sách,văn tự cổ Đó là nhờ khả năng tuyệt vời của sách trong việc lưu giữ và chuyểntải thông tin

Thật vậy, xuất bản biết khai thác, bảo tồn và phát huy truyền thống bảnsắc văn hóa của các dân tộc anh em làm phong phú di sản văn hóa quốc gia Ởviệc xuất bản biết tôn trọng, thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, cácvùng miền trong sự sáng tạo và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, thúc đẩy sựhòa nhập tinh hoa văn hóa các dân tộc để tạo nên sức mạnh của cộng đồngquốc gia

Trang 16

Các công trình nghiên cứu, khảo cứu, phổ biến kiến thức, các tác phẩmvăn học, nghệ thuật của đội ngũ tác giả trong nước bao giờ cũng phản ánhnhững vấn đề xã hội đang đặt ra, phù hợp với hệ giá trị và chuẩn mực củaquốc gia đó Do đó, đương nhiên nó có tác dụng bảo tồn và quảng bá nhữnggiá trị đương đại cũng như truyền thống của dân tộc Mặt khác, các nhà xuấtbản khi tổ chức bản thảo cũng đều có ý thức lựa chọn những tác phẩm có tácdụng giáo dục truyền thống Có thể nói, sách, báo là một công cụ, một kênhquan trọng và hữu ích trong việc bảo tồn và quảng bá giá trị truyền thống.

Xuất bản còn là kênh quan trọng trong việc tiếp thu những tinh hoa vănhóa nhân loại thông qua việc biên dịch, xuất bản những công trình khoa học,những tác phẩm văn học, nghệ thuật của nước ngoài

Thứ tư: Hoạt động xuất bản còn có vị trí đáng kể trong việc tổ chức đờisống văn hóa cộng đồng

Sách góp phần làm cho cuộc sống tinh thần xã hội thêm tươi vui, lànhmạnh, giàu ý nghĩa Qua các cuộc thi sách, triển lãm sách, hội chợ sách,phong trào đọc sách,… đời sống văn hóa của xã hội được phong phú hơn, tốtđẹp hơn Sách và các hoạt động xuất bản, truyền bá sách đã trở thành các tiêuchí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển văn hóa, văn minh của mỗi quốcgia, dân tộc

2 Công tác xuất bản thúc đẩy sự phát triển của văn hóa

Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, mỗi người dân quốc gia đó luônmong muốn truyền bá văn hóa dân tộc mình ra thế giới càng nhiều càng tốt

Họ vận dụng tất cả các phương thức xuất bản có thể có như phim ảnh, vănhóa ẩm thực, truyền bá khoa học công nghệ, quyền lực kinh tế,

Người Hàn đã dùng phim ảnh để xuất bản văn hóa Hàn Quốc đến hàng

tỷ người trên thế giới đặc biệt văn hóa điện ảnh Hàn Quốc có ảnh hưởng rất rõ

ở các nước Châu Á trong 20 gần đây Thập kỷ sắp tới chính phủ Hàn Quốcđạt mục tiêu quốc tế hóa các món ăn của dân tộc mình và truyền bá đi toàn

Trang 17

thế giới, một lúc nào đó món ăn Hàn Quốc sẽ xuất hiện nhiều trong bữa ăn giađình của nhiều dân tộc trên thế giới.

Người Nhật dùng quyền lực kinh tế, sức mạnh hàng hóa để truyền bávăn hóa Nhật đi khắp thế giới từ những năm 1970 đến nay, họ đã rất thànhcông

Người Trung Quốc có tham vọng truyền bá văn hóa tư tưởng Trung Hoa

ra toàn cầu, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng khu văn hóa Khổng Tử trênkhắp các Châu Lục Nhìn tổng thể các quốc gia Phương Đông chúng ta có thểnhận thấy chỉ có những quốc gia nào có tham vọng tạo lập ảnh hưởng toàn cầu,nâng cao vị thế của dân tộc của quốc gia mới thực sự hiểu được văn hóa xuấtbản Chính phủ khuyến khích các tổ chức và từng người dân bằng các phươngtiện xuất bản khác nhau truyền bá tư tưởng, văn hóa, hình ảnh dân tộc mình đikhắp thế giới Ủng hộ văn hóa xuất bản là cách thức chính phủ kích hoạt trithức toàn dân tộc, cùng nhau truyền bá giá trị quốc gia ra Thế Giới

Việt Nam là quốc gia dân tộc có nhiều dân tộc anh em sinh sống Mỗidân tộc có những đặc điểm, bản sắc về văn hóa độc đáo Các dân tộc đó sốngtập trung ở nhiều vùng, miền khác nhau Hoạt động xuất bản phải biết tổ chứckhai thác để bảo tồn, phát huy sự đa dạng văn hóa đó, phải phục vụ nhu cầuvăn hóa của nhân dân các dân tộc ở tất cả các vùng miền để góp phần xâydựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắcvăn hóa dân tộc

Xuất bản còn có tác động to lớn đến mọi hoạt động văn hóa khác Nócung cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học cho thầy và trò trong giáodục Sách giúp xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, cung cấp công cụ để

có thể học tập suốt đời, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt độnggiáo dục, đào tạo Đó là lý do mấy năm gần đây, việc “cải cách” giáo dục, viếtlại sách giáo khoa được xã hội quan tâm theo dõi và thảo luận sôi nổi trên cácphương tiện truyền thông đại chúng Xuất bản và các phương tiện thông tinđại chúng khác như báo chí, phát thanh, truyền hình ngày càng đang gắn bó

Trang 18

với nhau, là điều kiện của nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phồnvinh Bởi lẽ, tri thức và thông tin với hai con đường truyền bá khác nhau làxuất bản và báo chí, lại thường có thể chuyển hóa cho nhau.

Hoạt động xuất bản thúc đẩy, nâng cao trình độ văn hóa của các thànhviên trong xã hội Một nền xuất bản tốt, vì sự phát triển của cộng đồng thểhiện ở các khía cạnh như cơ cấu sách cân đối, đề tài, thể loại sách đa dạng,nội dung sách hay, hấp dẫn và điều quan trọng nữa là phương thức phân phối,phát hành sách tạo thuận lợi cho mọi người dân có thể tiếp cận được nguồn trithức này Nhiều nước coi việc trợ cấp cho hoạt động xuất bản nhằm giảm giáthành sách là tác động trực tiếp hữu hiệu để nâng cao dân trí cho nhân dân.Điều này cho thấy vai trò không nhỏ của hoạt động xuất bản đối với mỗingười Sách giúp nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng của con người, mangđến tri thức cho nhân loại Góp phần nâng cao dân trí, tăng cường sự hiểu biếtlẫn nhau giữa con người với xã hội Giúp ta tránh xa thói hư tật xấu, đề phòngcác tệ nạn xã hội, tiếp thu chọn lọc các nền văn hóa, đồng thời tạo môi trườngphát triển bền vững cho cộng đồng

Bằng việc cung cấp cho độc giả những ấn phẩm có tính định hướng giátrị, hoạt động xuất bản đã góp phần khẳng định một giá trị hoặc một hệ giá trịnhất định; nghĩa là xuất bản có vai trò xây dựng hệ giá trị mới tiến bộ, phùhợp với sự phát triển của xã hội

Như vậy, xuất bản là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn hóa

xã hội, là nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa Trình độ văn hóachung của xã hội, sự phát triển của văn học, nghệ thuật và khoa học có ảnhhưởng đến sự phát triển của xuất bản Đồng thời, hoạt động xuất bản cũng tácđộng mạnh mẽ đến các hoạt động văn hóa khác Cũng như mọi hoạt động vănhóa, mục tiêu cao cả của công tác xuất bản là hướng tới hoàn thiện con người,đưa con người vươn tới cái “chân, thiện, mỹ” tạo nền tảng tinh thần và độnglực cho sự phát triển của xã hội

Trang 19

III Ảnh hưởng của văn hóa đến công tác xuất bản

Bản chất của công tác xuất bản là hoạt động truyền bá văn hóa Cáchoạt động sáng tạo văn hóa, các hoạt động khác nhau của đời sống văn hóađều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản

Thứ nhất: Văn hóa tạo ra những “ tài nguyên” để xuất bản có thể khai thác.Văn hóa tạo ra nguồn đề tài phong phú cho các nhà văn, nghệ sĩ, nhàkhoa học, tạo ra các tác phẩm văn hóa, là những vật liệu đầu vào quyết định

sự phát triển của hoạt động xuất bản Văn hóa đã tạo ra một môi trường sángtác đa dạng và phong phú để các nhà văn, nhà khoa học tạo nên những “đứacon tinh thần của mình” và hoạt động xuất bản thực hiện chức năng là “bàđỡ” Bởi xuất bản chính là sự lựa chọn, gia công các tác phẩm có sẵn phục vụcho việc truyền bá xã hội

Thứ hai: Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu, quảng cáo xuất bảnphẩm, hướng dẫn dư luận, hướng dẫn sử dụng văn hoá phẩm trên các phươngtiện thông tin đại chúng khác như: Báo chí, phát thanh, truyền hình, Internet,

… giới thiệu sách ở thư viện, các hoạt động văn hóa thông tin cơ sở có tácđộng kích thích, hướng dẫn nhu cầu bạn đọc, tạo thị trường rộng lớn cho hoạtđộng xuất bản phát triển

Ví dụ như chương trình “mỗi ngày một cuốn sách” được phát sóng trênVTV1, các trang web điện tử của các nhà xuất bản,…

Thứ ba: Văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên môitrường dân trí cao, giáo dục phát triển

M.Gorki đã khẳng định rằng: “Sách là bậc thang tiến bộ của xã hội”

Nó phản ánh trình độ văn hóa cũng như trình độ nhận thức của mỗi quốc gia,dân tộc trong mỗi thời đại Vì thế văn hóa là một trong những nội dung quantrọng không thể thiếu trong hoạt động xuất bản Văn hóa càng phát triển, xãhội ấy càng đi lên, dân trí phát triển cao, người đọc càng có thể nhận thứcđược tầm quan trọng của sách và hoạt động xuất bản

Trang 20

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của

sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia Trình độ dân trí cao dođời sống xã hội giáo dục, phát triển cũng ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầuhọc tập, giải trí, nhu cầu về sách, nhu cầu văn hóa đọc tăng cao,… đã ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển của xuất bản

Thứ tư: Vai trò của văn hóa đối với công tác xuất bản còn được thểhiện ở công tác biên tập và chế tạo sản phẩm

Luật xuất bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ban hành năm

2004 đã chỉ rõ: “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thôngqua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giớithiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc

và tinh hoa văn hóa của nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần củanhân dân…”

Hoạt động xuất bản không chỉ phải khai thác, tìm kiếm đề tài từ cuộcsống con người mà cũng phải làm thế nào để tác phẩm khi xuất bản ra không

đi ngược lại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu hướng hiện thực.Các quốc gia, dân tộc đang hội nhập trong xu thế phát triển Sự giao lưu hộinhập về văn hóa là một điều tất yếu không thể tránh khỏi Song khác với kinh

tế, văn hóa không thể toàn cầu hóa, nhất thể hóa, đồng nhất hóa Mà sự hộinhập văn hóa, bên cạnh việc tôn trọng, phát huy các giá trị nhân loại, cần phảihết sức giữ gìn, phát huy, bảo vệ sự phong phúc, bản sắc văn hóa riêng củamỗi dân tộc

Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy cácgiá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm saitrái, phản động

Thứ năm: Các hoạt động văn hóa khác như giáo dục, nghệ thuật, bảotàng, thư viện,… cũng thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển

Trang 21

Thư viện phát triển, tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển, bảo tồncác giá trị trong sách, là cầu nối đưa sách đến với độc giả,

Truyền thông ngày một phát triển và có những bước tiến lớn đã kíchthích và nâng cao hoạt động xuất bản

Các cuộc triển lãm, hội chợ sách đã tạo môi trường giới thiệu các sảnphẩm của xuất bản đến đông đảo quần chúng

Qua các hoạt động đó, các giá trị văn hóa được lan truyền mạnh hơn,rộng lớn và sâu sắc hơn rất nhiều những giá trị mà quần chúng tiếp nhận đượcchỉ thông qua xuất bản phẩm

Từ những ý trên, ta có thể khẳng định: Văn hóa là thuộc tính tất yếucủa hoạt động xuất bản

Trang 22

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VAI TRÒ CỦA XUẤT BẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA NƯỚC TA HIỆN NAY

I Vai trò của xuất bản trong lĩnh vực văn hóa được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước.

1 Vai trò của xuất bản trong lĩnh vực văn hóa được khẳng định trong các văn bản của Đảng.

Trong suốt chặng đường 81 năm lãnh đạo nhân dân, tiến hành thắng lợicác cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm toàn diện, nhận thức sâu sắc về vị trí,vai trò và sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Đất nước

Ý thức rõ về sức mạnh văn hóa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộckhỏi ách áp bức của đế quốc xâm lược, “Đề cương văn hóa Việt Nam” tháng

2 năm 1943 - Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của Đảng đã ra đời, làm nền tảng

lý luận cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc nhữngnăm tiếp theo, xác định: “Văn hóa là một trong ba mặt trận: Kinh tế, chính trị,văn hóa” vì vậy, “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành đượccông cuộc cải tạo xã hội" và "Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiênphong”; đồng thời đề ra ba nguyên tắc cuộc vận động văn hóa mới: Dân tộc,đại chúng, khoa học

Đề cương văn hóa Việt Nam là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh:Văn hoá “soi đường cho quốc dân đi”, góp phần động viên, tập hợp đội ngũtrí thức, văn nghệ sĩ vào Hội Văn hoá cứu quốc, tạo sức mạnh to lớn làm nêncuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và Chiếnthắng lịch sử Điện Biên Phủ - Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Trongcuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, sức mạnh nội sinh của vănhóa được phát huy mạnh mẽ, trở thành niềm cổ vũ to lớn chiến sĩ và nhândân ta Trên nền tảng văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thời đại, nhữngtác phẩm thơ, văn, ca, múa, nhạc, họa được sáng tác, phục vụ kịp thời, tiếp

Trang 23

thêm sức mạnh cho dân tộc, thôi thúc phong trào thi đua mạnh mẽ giữa tiềntuyến và hậu phương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhấtđất nước.

Thời kì hòa bình, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV củaĐảng đã tiếp tục khẳng định: Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong

đó tập trung “Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa”với những giá trị đạo đức, niềm tin, lý tưởng, lẽ sống cao đẹp

Năm 1992, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trungương của Đảng đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, thể hiệntầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, Văn hóa vừa

là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghịlần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII tiếp tục khẳng định quanniệm ấy và chỉ ra phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc Chính những quan điểm, sự lãnh đạo định hướngtrên đã tạo sự chuyển biến và phát triển vượt bậc trong sự phát triển của vănhóa giai đoạn này

Xuất bản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là một hoạt động thuộclĩnh vực tư tưởng văn hóa Đáp ứng nhu cầu tư tưởng văn hóa là mục đích củacông tác xuất bản Luật xuất bản Nhà Nước được công bố năm 1993 như sau

“Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông qua việc sản xuất,phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơnthuần kinh doanh Hoạt động xuất bản nhằm mục đích:

- Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoahọc, công nghệ, văn học, nghệ thuật, giới thiệu những di sản văn hóa dân tộc,tinh hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinhthần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc XHCN

- Đấu tranh chống lại mọi tư tưởng hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia,phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp người Việt Nam

Trang 24

Trong các nghị quyết Đại hội của Đảng đều nhấn mạnh đến vai trò củavăn hóa Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng caochất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ vàđồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọilĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng

và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá” (Văn kiện Đại hội X trang 33)

Đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tụcđược khẳng định Nhưng từ thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước nhữngnăm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của quátrình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường,… Đảng ta đã xác định bốn đầuviệc cần được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coitrọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảngtinh thần của xã hội Trong đó có nhắc đến vai trò của hoạt động báo chí xuấtbản, đó là:

Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức vàphản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhândân và đất nước Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt độngbáo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lựcđáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới

Như vậy, hoạt động xuất bản giữ vai trò quan trọng trong hoạt độngvăn hóa xã hội, là nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa

2 Vai trò của xuất bản trong lĩnh vực văn hóa được khẳng định trong các văn bản của Nhà nước.

Trong Luật xuất bản Việt Nam cũng nhấn mạnh vai trò của xuất bảnđối với việc xây dựng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta

Ngày đăng: 19/06/2016, 03:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Hải (Chủ biên), Lí luận nghiệp vụ xuất bản, NXB văn hóa - thông tin, H.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận nghiệp vụ xuất bản
Nhà XB: NXB văn hóa - thông tin
3. Lê Thị Phúc, Sự phát triển của công nghệ in trong lịch sử xuất bản sách Thế Giới, NXB văn hóa - thông tin, H.2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của công nghệ in trong lịch sử xuất bản sách Thế Giới
Nhà XB: NXB văn hóa - thông tin
4. Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Cục xuất bản, H.3/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009
2. Luật xuất bản 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006) Khác
6. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt nam, NXB giáo dục, H.1998 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w