Việc triển khai nghiên cứu bài học Lesson Study trong sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần đắc lực hình thành năng lực nghề nghiệpcủa giáo viên thông qua nghiên cứu, cải tiến các hoạt động d
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong xu thế của toàn cầu hoá, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độđổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so với các nướctrong khu vực và trên thế giới Bước sang thế kỉ thứ XXI, sự bùng nổ của tri thức,công nghệ sản xuất mới và công nghệ thông tin truyền thông làm thay đổi nội dunggiáo dục, yêu cầu người học phải thay đổi cách học và người dạy phải thay đổicách dạy Khái niệm giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốcgia Người học có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và với bất cứ tài liệu nào;đồng thời được tạo điều kiện tốt nhất trong việc học, học theo khả năng, theo nhịp
độ và cách học phù hợp; có quyền chọn các chương trình và các loại nguồn họcliệu đa dạng Một thế giới phẳng và các kênh thông tin đa chiều đã đặt ra yêu cầumới về việc học: vấn đề không phải là học cái gì mà còn là học như thế nào và sửdụng công nghệ gì vào việc học, không chỉ học được kiến thức mà còn khả năngtạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức
Trong trường Tiểu học, mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt độngdạy học là một nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp bách của các nhà trường trong bốicảnh hiện nay Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ này, trường Tiểu học bên cạnhviệc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá,tăng cường cơ sở vật chất…thì vấn đề tạo điều kiện cho giáo viên tự học thông quahoạt động của tổ chuyên môn là một hướng giải quyết khả thi và hiệu quả Tổchuyên môn là nơi trực tiếp triển khai những yêu cầu về mục tiêu, nội dungphương pháp…của đổi mới giáo dục tiểu học, với nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡngchuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên sẽ có một môi trường chuyên môn để hình
thành năng lực nghề nghiệp Việc triển khai nghiên cứu bài học (Lesson Study)
trong sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần đắc lực hình thành năng lực nghề nghiệpcủa giáo viên thông qua nghiên cứu, cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụthể, qua đó cải tiến chất lượng của học sinh Vì vậy, quản lí có hiệu quả hoạt độngnghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong những công tác
Trang 2trọng tâm và thường xuyên của Hiệu trưởng để thực hiện nhiệm vụ quản lí nhàtrường, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009, kết luận của Bộ Chínhtrị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII), phương hướng phát
triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 đã nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên, gắn bó chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống.”
Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học
Song trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, công tác quản
lý hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trườngTiểu học hiện nay còn bộc lộ những hạn chế bất cập, việc soạn bài của giáo viêndường như khoán trắng cho các tổ chuyên môn, trong khi đó hoạt động của các tổchuyên môn có lúc, có nơi còn nặng nề về quản lý hành chính hơn là sinh hoạtchuyên môn và nhiều khi mang tính hình thức, đối phó mà chưa đi vào thực chất.Sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn chưa được thường xuyên, thường chỉmới tập trung vào các đợt hội giảng, thao giảng hay các đợt thi giáo viên giỏi, Đó
là nguyên nhân khiến cho các giáo viên trong cùng tổ chuyên môn chưa thực sựgắn kết được với nhau một cách chặt chẽ để tạo ra sự thống nhất trong hoạt độngđổi mới phương pháp dạy học, đồng thời qua đó nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ
Thực tế trên đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quảcủa Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn
Trang 3Vấn để này tuy đã được triển khai ở Hà Nội từ năm 2011, nhưng việc nghiên cứucông tác quản lý hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởngtrường Tiểu học còn chưa được đề cập đến.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu bài học
tại tổ chuyên môn của hiệu trưởng” cần được đặt ra và nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn của Hiệu truởng trường Tiểu họcPhương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội nhằm góp phần đổi mới phươngpháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn của Hiệutrưởng trường Tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn của Hiệutrưởng trường Tiểu học Phương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Việc triển khai hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở trường Tiểuhọc Phương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhấtđịnh Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như còn nặng nề về quản lý hành chínhhơn là quản lý chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn nhiều khimang tính hình thức, đối phó mà chưa đi vào thực chất, chưa thực hiện thườngxuyên, thường chỉ mới tập trung vào các đợt hội giảng, thao giảng hay các các đợtthi giáo viên giỏi…Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp để quản lý hoạt độngnghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn và thực hiện chúng một cáchđồng bộ thì chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Phương Mai quận Đống Đa
Trang 4thành phố Hà Nội sẽ được nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáodục và đào tạo của quận Đống Đa và của thành phố Hà Nội.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổchuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứubài học tại tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Phương Mai, quận Đống Đa, thànhphố Hà Nội và nguyên nhân của thực trạng
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyênmôn ở trường tiểu học Phương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cácbiện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn của Hiệutrưởng trường Tiểu học Phương Mai
6.2 Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu từ năm 2012 (từ khibắt đầu triển khai hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn đến năm 2014) 6.3 Giới hạn về khách thể điều tra
- 25 CBQL chuyên viên của Phòng GD&ĐT quận Đống Đa
- 21 CBQL các trường Tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa thành phố HàNội
- 6 tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học Phương Mai quận Đống Đa thànhphố Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các lý thuyết, văn bản có liên quan đến đềtài như:
- Các tài liệu khoa học về hoạt động NCBH, QL, QLGD và quản lý trườngTiểu học, quản lý tổ chuyên môn…
Trang 5- Các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT,các văn bản của ngành GD&ĐT liên quan tới quản lý hoạt động NCBH.
- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học có liên quan đến đềtài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra viết
Sử dụng hệ thống câu hỏi đối với CBQL, GV trường Tiểu học Phương Maithu thập số liệu, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyênmôn… để nhận định đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu bài học ở tổ chuyênmôn và quản lý hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn Phântích được nguyên nhân thực trạng để đề ra biện pháp phù hợp
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý
Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn quản lý hoạt động NCBH trong sinh hoạt tổchuyên môn mà các biện pháp của nó mang lại giá trị thực tiễn và lý luận
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng đánh giá về tính cần thiết và khả thicủa các biện pháp đề xuất
7.3 Phương pháp xử lý thông tin
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu điều tra
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ
chuyên môn ở trường Tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên
môn ở trường Tiểu học Phương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội
Trang 6Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên
môn ở trường Tiểu học Phương Mai quận Đống Đa thành phố Hà Nội
Trang 7đang thúc đẩy việc học tập, thích hợp nhất đối với hệ thống trường Tiểu học Điều
này đòi hỏi sự kiểm tra của giáo viên hàng ngày Để phát triển những hệ thống nhưthế, sẽ càng quan trọng hơn cho những người giảng dạy trong việc cùng nhau quansát và phản ánh những bài dạy từ lớp học
Nghiên cứu bài học được phát triển tại Nhật Bản như một chỉ dẫn cho phươngpháp dạy nâng cao từ thế kỉ XIX Theo truyền thồng, có hai loại phương pháp bàihọc: phương pháp nghiên cứu từ chung tới riêng (nó phổ biến những thông tin giáodục và phương pháp nền tảng, nó cải cách những kĩ năng sư phạm bởi xem xét lạicách dạy) và học thông qua những thảo luận và quan sát của giáo viên (Inagaki
1995, Inagaki và Sato 1996, Nakano 2008)
Ngoài ra, hưởng ứng những vấn đề quan trọng mà xuất hiện trong các trườnghọc tại Nhật Bản trong cuối năm 1990, Sato và những đồng nghiệp phát triểnnghiên cứu bài học cho cộng đồng học, một phương pháp để nghiên cứu bài học làthu hút các học viên và những nhà nghiên cứu ở Nhật (Ose và Sato 2000, 2003,Sato và Sato 2003) Một nhân tố làm gián đoạn các lớp học là thời điểm cuối thời
kì bùng nổ kinh tế và bắt đầu sự suy thoái kinh tế Cho tới khi trẻ con mong muốnhọc hành chăm chỉ chỉ bởi hi vọng rằng giáo dục tốt hơn sẽ mang đến những ngườilao động tốt hơn Tuy nhiên suy thoái kinh tế đã dẫn đến nhiều nhân viên bị sa thải,
từ đó rất nhiều trẻ em mất đi niềm yêu thích với học hành Nhiều vấn nạn sảy ra:học sinh nói chuyện riêng hoặc ngủ gật thường xuyên diễn ra trong lớp học củanhững giáo viên độc đoán, những bài giảng của họ dựa trên những bài giảng truyềnthống, một chiều (Sato 2000, trang 6) Sato tuyên bố rằng vấn đề nghiêm trọng hơn
Trang 8là đa số học sinh Nhật Bản đã đánh mất đi niềm yêu thích trong học tập (2000,trang 10) Để thay đổi hoàn cảnh đó, Sato và những đồng nghiệp giới thiệu nghiêncứu bài học cho nhóm học thì không chỉ có vài bộ môn mà tất cả các giáo viên cầntham gia và họ cần tập trung nhiều hơn việc quan sát và phản ánh Theo Sato ướctính có 2000 trường Tiểu học (2009, trang 178) và gần 1000 trường cấp hai (2009,trang 157) đang làm việc với phương pháp đó.
Nghiên cứu bài học tại Hoa Kì
Xem xét những điểm số thấp của học sinh trong những xu hướng nghiên cứutoán học và khoa học quốc tế so sánh với những điểm số cao của học sinh Đông Á,Hiebert and Stigler (2000) đã đề cập tới vấn đề liên quan tới sự rèn luyện sư phạm
ở Hoa Kì Họ khẳng định rằng, mặc dù đã có những hoạt động nhóm và giảng viênđều tin tưởng vào hướng đi theo xu hướng xã hội của giáo dục, sụ thật thì khôngnhiều thay đổi chú ý trong cách học của đứa trẻ Thêm vào đó, họ cũng tìm ra đượcrất ít thay đổi trong việc hướng học sinh đến những kiến thức toán học sâu rộnghơn
Trong những hoàn cảnh đó, kết hợp với sự kêu gọi phát triển chuyên môn,thứ mà lấy nền tảng từ trường học nhiều hơn trong thực tại hằng ngày, học giả giớithiệu nghiên cứu bài học từ một phương pháp phát triển chuyên môn tại Nhật đãphản đối những hoạt động phát triển ngắn hạn thông thường và khẳng định tầmquan trọng của một phương pháp được duy trì và luyện tập Nghiên cứu bài họcđược miêu tả như một quá trình bao gồm những bước sau: (1) Cùng nhau lên kếhoạch nghiên cứu bài học; (2) thực hiện nghiên cứu bài học, thảo luận về nghiêncứu bài học; (3) xem xét lại kế hoạch đề ra (không bắt buộc); (4) giảng dạy theobài học mẫu (không bắt buộc); (5) chia sẻ những đánh giá về mẫu bài học ôn tập
Sự phát triển chuyên môn của giáo viên là một hoạt động đại diện của đổimới giáo dục Gần đây, trong lĩnh vực phát triển chuyên môn, NCBH đã thu hútđược sự quan tâm của các nhà giáo dục và học giả trên toàn thế giới, trong đó cóHoa Kỳ [3, 2003]; Vương quốc Anh và Úc NCBH là một hoạt động phát triểnchuyên môn có nguồn gốc ở Nhật Bản vào thế kỷ XIX Nó đã được mô tả trongnhiều tài liệu quốc tế là một quá trình gồm các bước sau: (1) Hợp tác lập kế hoạch
Trang 9một bài học, (2) Quan sát việc thực hiện một bài học, (3) Thảo luận về bài học, (4)Sửa đổi kế hoạch bài học (tuỳ chọn), (5) Dạy các phiên bản sửa đổi của bài học(tuỳ chọn) và (6) Chia sẻ ý kiến và quan điểm về các phiên bản sửa đổi của bàihọc.
Nhiều nhà giáo dục và nhà nghiên cứu đã quan tâm đến NCBH nhận ra rằng
nó dần dần sẽ giúp thay đổi thực tiễn giảng dạy của giáo viên, học tập của trẻ em
và văn hoá trường học Ví dụ giáo viên có thể nâng cao kiến thức và cách dạy họccủa một số vấn đề (Lewis et al 2004; Stigler và Hiebert năm 1999; White vàSuothwell năm 2003), và hỗ trợ tổ chức và đoàn thể được phát triển vững mạnh(Fernandez và Yoshia 2004; White và Suothwell năm 2003) [2,2004]
1.1.2 Ở Việt Nam
Phần lớn các hoạt động giới thiệu NCBH ở các nước nói trên hướng tới nhữngnhóm giáo viên chỉ vài môn học trong trường - đặc biệt là Toán học Tuy nhiêntrong một số trường hợp như Indonesia và Việt Nam, toàn trường đã được tham giangay từ đầu của quá trình NCBH
Dự án ban đầu được lên kế hoạch và thực hiện với mục tiêu thúc đẩy việc trẻ
em làm trung tâm giáo dục trong các trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo ViệtNam và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện dự án này từ tháng 10năm 2004 và tháng 8 năm 2007, với 5 trường, trong nghiên cứu này đóng vai trò làtrường thí điểm Đội ngũ tư vấn tương tác với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố
Hà Nội với tư cách là tổ chức đối tác Nhóm đối tác trong các Sở GD&ĐT đượcgọi là “Nhóm làm việc”, bao gồm các lãnh đạo từ Sở GD&ĐT, các Phòng Giáodục và Đào tạo của các quận, các giáo viên giàu kinh nghiệm và Ban giám hiệumột số trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT và JICA cùng nhau quyết định giớithiệu các hoạt động đổi mới trường học từ tháng 6 năm 2006 bao gồm một trườngthí điểm trong mỗi quận
Trang 10Bảng 1.1 Thông tin cơ bản về các trường lựa chọn
Số học sinh
Số lớp
Số giáo viên
Trước khi kết thúc dự án
dự án, giáo viên bắt đầu tham gia tích cực hơn
Giáo viên dường như mất sự quan tâm mạnh
mẽ Các thảo luận tập trung nhiều hơn vào việc dạy và giáo viên
Có một số sự miễn cưỡng về SHCM trong giáo viên
Tuy nhiên, sau mộtthời gian họ bắt đầu cho thấy sự quan tâm mạnh mẽhơn trong SHCM
Giáo viên điều chỉnh các buổi SHCM theo điều kiện của mình Họhình thành các nhóm nhỏ để SHCM ở cấp trường và thực hiện 50 buổi SHCM mỗi năm Nhà trường thay đổi BGH 2 lần
Giáo viên từ chối quyết liệt và tham gia miễn cưỡng SHCM Tuy nhiên,trước khi kết thúc
dự án quản lý và giáo viên thể hiện
là đã tăng hiểu biết
về đổi mới SHCM
Giáo viên tiếp tục thamgia tích cực trong SHCM Họ tiếp tục thảo luận về cách thức học sinh học và làm thếnào đẩy mạnh hoạt động học Trường trải qua một sự thay đổi lãnh đạo
Trang 11D Hoàng
Giáo viên quan tâm đến nâng cao chất lượng thực hành của họ Trongbuổi góp ý đã có cuộc thảo luận nhóm sôi nổi tại thời điểm hội nghị trường họp
Do sự khác biệt trong ýkiến về thực hành giữa giáo viên và chính quyền địa phương, đã
có sự hiểu lầm giữa cácgiáo viên và quan tâm của họ dường như giảm Nhà trường đã trải qua một sự thay đổitrong lãnh đạo Hiệu trưởng mới không ưu tiên hoạt động đổi mới giáo dục
Lúc đầu, giáo viên đều rất quan tâm đến SHCM, Hiệu trưởng thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ
Tuy nhiên Hiệu trưởng đã bị thay thế bằng một người mới dường như ít để ý và quantâm ít hơn trong các hoạt động cải cách
Giáo viên dường như mất đi sự quan tâm của
họ Các cuộc thảo luận tập trung vào hoạt độngdạy và giáo viên
Giấy
1222 25 43 Không tham gia Hiệu trưởng đổi mới
nhà trường thông qua SHCM Trường được xây dựng mới khi bà được bổ nhiệm Trường
Trang 12được xếp hạng cuối trong số 25 trường trong quận Nhưng sau
2 năm, thứ hạng của trường đã tăng lên thứ
6 Giáo viên đều rất hợp tác với nhau
G Từ Liêm 837 17 30 Không tham gia
Hiệu trưởng đổi mới trường thông qua SHCM Khi Hiệu trưởng thực hiện điều này, giáo viên không thực sự gắn bó với nhau Trường được xếphạng dưới đáy trong 38 trường của quận, nhưngsau 2 năm, thứ hạng của họ đã tăng lên đến thứ 7 Tuy nhiên mối quan hệ giữa giáo viên vẫn cần được cải thiện
H Ba Đình 988 20 39 Không tham gia Hiệu trưởng chuyển
sang từ trường C Trường được xếp hạng
ở gần cuối trong số 22 trường của Ba Đình Nhờ niềm tin mạnh mẽ của cô vào SHCM, Hiệu trưởng sử dụng SHCM để đổi mới Saumột năm, thứ hạng của
Trang 13trường tăng lên thứ 5.
Sở GD&ĐT giới thiệu các trường có thể tiến hành thí điểm, các thành viêntrong nhóm tư vấn JICA đã đến thăm các trường này và cả hai cùng nhau thảo luận
để quyết định chọn các trường thí điểm Kết quả lựa chọn đã được báo cáo với BộGD&ĐT Các tiêu chí lựa chọn dựa trên mức độ sẵn sàng của các trường để thựchiện đổi mới và dễ dàng truy cập từ các trường Tất cả các trường thí điểm đều làcác trường hàng đầu của quận và là nơi thường xuyên diễn ra các đợt tập huấn giáoviên của quận [15]
Qua thông tin cơ bản về các trường được lựa chọn (bảng 1.1), cho ta thấy lúcđầu hầu hết giáo viên ở các trường được lựa chọn thí điểm đều từ chối một cáchquyết liệt hoặc tham gia thì cũng tham gia một cách miễn cưỡng Đối với các nhàquản lý ở các trường nêu trên thì có 3/8 trường không tham gia Tuy nhiên sau khikết thúc dự án thì giáo viên ở các trường nói trên kể cả giáo viên ở những trườngkhi dự án được triển khai mà họ từ chối không tham gia thì nay họ đã chủ động vàtham gia một cách tích cực mặc dù cán bộ quản lý (CBQL) không mấy quan tâm.Điều đó nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của NCBH ở tổ chuyên môn là một sựlựa chọn đúng đắn, là cơ sở cho việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá (xembảng 1.1)
Tháng 3 năm 2013, Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mờicác chuyên gia của tổ chức JICA Nhật Bản, các giảng viên của một số trường đạihọc, các chuyên viên của Vụ tham dự hội nghị về đổi mới SHCM theo NCBH Các trường tham gia SHCM theo NCBH bao gồm:
- Ở bậc tiểu học: Tiểu học Phương Mai – Kim Liên – Trung Tự
- Ở bậc THCS: THCS Đống Đa, THCS Trưng Vương – Hà Nội, THCS QuốcOai – Hà Nội
- Bậc THPT chỉ có 1 trường thí điểm
Tháng 8 năm 2013, Bộ GD&ĐT tiến hành tập huấn cho CBQL và các tổtrưởng, nhóm trưởng chuyên môn của các Sở GD&ĐT về hướng dẫn SHCM theo
Trang 14NCBH Việc triển khai NCBH đã được Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo trong nhiệm
vụ năm học 2013 – 2014
Một số tác giả đã có những công trình NCBH như Vũ Thị Sơn, Ngưyễn Duân,
2010, “Nghiên cứu bài học” - một cách tiếp cận năng lực nghề nghiệp của giáoviên [24] Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng, ĐHSP ĐH Thái Nguyên, 2012,
“Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, SV sư phạm thông qua
Như vậy, theo chúng tôi, đến thời điểm này mới có các tổng kết về triển khaiNCBH ở cả ba bậc học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về “Quản lý hoạtđộng NCBH tại tổ chuyên môn”, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đangtriển khai đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông
Vì vậy đề tài này cần được triển khai góp phần đóng góp cho phần lí luận vàthực tiễn quản lý giáo dục nhà trường Tiểu học, đáp ứng mong muốn của Bộ Giáodục và Đào tạo trong việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học, qua đónâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
1.2 Hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn.
1.2.1 Cơ sở khoa học của hoạt động nghiên cứu bài học
Hoạt động “Nghiên cứu bài học” (tiếng Anh là Leson Study hoặc LessonResearch) theo tiếng Nhật (jugyo kenkyu) có nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bàihọc cho đến khi nó hoàn hảo [4,2006] Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học” có nguồngốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868 – 1912), như một biệnpháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải
Trang 15tiến các hoạt động dạy học ở từng hoạt động dạy học ở từng bài học cụ thể Cơ sởkhoa học của hoạt động NCBH được dựa trên lý thuyết vùng “phát triển gần” củanhà tâm lý học Nga V.X.VygotsKy, lý thuyết “Vòng đối ngoại” của MikhailBakhtin, tháp học tập của các nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ.
1.2.1.1 Nghiên cứu bài học dựa trên lý thuyết vùng phát triển gần
Việc học tập của học sinh và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viêntrong NCBH dựa trên cơ sở lý thuyết vùng phát triển của nhà tâm lý học ngườiNga Vygotsky Theo lý thuyết này nội dung dạy học chỉ có ý nghĩa khi nằm trongvùng phát triển của người học Do đó, nhiệm vụ của NCBH là xác định rõ vùngphát triển gần để lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp Mỗi lớp học thường có 3 nhóm học sinh, nhóm A là nhóm học sinh khá, giỏi,nhóm B là nhóm trung bình, còn nhóm C là nhóm yếu kém Để dạy học hiệu quả,nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá phải có tácđộng tích cực đến cả ba nhóm đối tượng Chẳng hạn như cùng một nội dung dạyhọc, nhưng nhiệm vụ giao cho nhóm học sinh yếu, kém ở mức độ biết, nhóm trungbình ở mức độ hiểu còn nhóm khá, giỏi ở mức vận dụng hay nói cách khác, nộidung và phương pháp dạy học phải phù hợp với đối tượng Sự phân hoá dạy học ởđây bao gồm phân hoá theo mức độ nhận thức, phân hoá theo nội dung nhiệm vụhọc tập, phân hoá theo phong cách học tập, phân hoá theo sản phẩm
Theo thuyết Vygotsky, kết quả dạy học sẽ tốt hơn nếu nội dung dạy họckhông quá khó, cũng không quá dễ Nội dung dạy học cần thiết thực, gắn bó chặtchẽ với thực tiễn cuộc sống, làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn người học
Trang 16hỗ Theo ý nghĩa đó, quá trình dạy học nói chung và việc học nói riêng không chỉ
là sự tương tác theo chiều dọc giữa giáo viên với học sinh mà còn có sự tương táctheo chiều ngang, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với tài liệu
Trang 17Sự tương tác qua các vòng tròn đối thoại không những là công cụ vật chất màcòn là những công cụ tâm lý mạnh mẽ thúc đẩy, tạo động lực cho việc học Dạyhọc có sự tham gia của người học như dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học với cáchọc liệu trực quan, dạy thực hành làm tăng hiệu quả cũng như tính bền vững củaviệc học của học sinh.
1.2.1.3 Tháp học tập
Các nhà nghiên cứu giáo dục của Mỹ đã đưa ra số liệu nghiên cứu như sơ đồsau về hiệu quả của việc học Theo đó, nếu chỉ dạy theo kiểu thuyết giảng, chỉ cótrung bình 5% những điều đã thuyết giảng được ghi nhớ Hiệu quả tối đa của cáchdạy học thụ động là 30% Nhưng nếu dạy học có sự tham gia tích cực của ngườihọc, như thảo luận nhóm hiệu quả đến 50% Dạy học có thực hành hiệu quả đạtđến 75% Nếu học sinh dạy cho bạn khác học, chẳng hạn như các kỹ thuật chia sẻ,
kỹ thuật mảnh ghép hiệu quả đối với dạy học lên đến 90%
Trang 18Theo điều lệ trường Tiểu học, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thànhtrong bộ máy tổ chức, quản lý của trường Tiểu học Trong trường các tổ, nhómchuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụkhác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lượcphát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và cáchoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
1.2.2.2 Chức năng của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủyếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường
Tổ chuyên môn có chức năng:
Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quanđến dạy và học
Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điềuhành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trìnhmôn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỷluật giáo viên thuộc tổ mình quản lý
Do đó tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; cónăng lực trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín đối với đồng nghiệp, sinhhoạt Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ,biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léotrong giao tiếp, ứng xử
1.2.2.3 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường Tiểu học
Điều 15: Tổ chuyên môn:
Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chứcthiết bị thí nghiệm của trường Tiểu học được tổ chức thành tổ chuyên môn theomôn học hoặc nhóm môn học Mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng chịu sự quản lý
Trang 19chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu nămhọc.
Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý
kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mônhọc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loạicác thành viên của tổ theo quy định của Bộ GD&ĐT
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên
Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêucầu của công việc hay khi hiệu trưởng yêu cầu
Mọi CBQL và GV trong nhà trường đều phải cùng tham gia, sự tham giacủa tất cả mọi người trong nhà trường là đặc biệt cần thiết, nó sẽ biến nhà trườngthành một “cộng đồng học tập” Quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiệnđúng kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn mới cho tất cả giáo viên trong trường hiểu rõ,tin tưởng là vô cùng cần thiết Nếu hiểu và làm đúng, buổi SHCM có thể kéo dài 4– 5 giờ nhưng mọi người vẫn tham gia, vẫn thấy hào hứng CBQL trường học vàgiáo viên cốt cán cần được tập huấn và quán triệt tầm nhìn, triết lý của SHCM.Việc hướng dẫn kỹ thuật tổ chức thực hiện SHCM rất quan trọng, nếu không làmđúng chúng ta sẽ quay trở lại cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống, không đảmbảo hiệu quả Để đảm bảo đúng kỹ thuật tổ chức thực hiện, các trường gần nhau cóthể liên kết tổ chức SHCM theo cụm và có hướng dẫn làm thí điểm về SHCMnhằm xây dựng mô hình và rút kinh nghiệm
Để thực hiện kế hoạch hành động SHCM nên tổ chức mỗi tuần ít nhất mộtbuổi SHCM Tổng thời gian dự giờ mỗi buổi SHCM có ít nhất 3 – 4 giờ, trong đóbao gồm cả thời gian dự giờ một bài học minh hoạ (BHMH) và thời gian suy ngẫmthảo luận
Cố gắng huy động tất cả CBQL và GV cũng dự Giai đoạn đầu khi mới tổchức SHCM nên bố trí chung toàn trường để tập cách làm và xây dựng thói quen
Trang 20mới Giai đoạn sau khi thành thạo, có thể tách việc tổ chức SHCM theo nhóm tổnếu trường đông giáo viên để tăng cơ hội phát biểu ý kiến cho người dự.
1.2.3 Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
1.2.3.1 Một số khái niệm liên quan đến sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định
kỳ nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theochuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bài học Công tác sinh hoạtchuyên môn (SHCM) được tổ chức thực hiện và duy trì ở các trường tiểu họckhông chỉ giúp cho mỗi giáo viên (GV) nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
mà còn gắn kết tình đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, hình thành môitrường sư phạm tốt đẹp, cũng như truyền thống, bản sắc văn hoá riêng của mỗitrường SHCM hiện nay thường diễn ra theo hai hình thức: Tổ chức theo cácchuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học Ở hình thức thứ nhất, SHCMbao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên,tập huấn phương pháp dạy học và thường do Ban giám hiệu (BGH) triển khai.SHCM còn trao đổi, thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ nămhọc và đặc điểm tình hình cũng như điều kiện thực tế của mỗi nhà trường như:nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy học một dạng bài,kiểu bài nào đó, kinh nghiệm bồi giưỡng học sinh (HS) giỏi, phụ đạo học sinh yếukém… Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên nhiều kinhnghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề haysáng kiến kinh nghiệm Hình thức thứ hai của SHCM là dự giờ trao đổi kinhnghiệm về bài học, được các nhà trường tổ chức thường xuyên hơn Sau dự giờ tổchuyên môn tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại tay nghềgiáo viên dạy
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên mônnhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như:Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung
Trang 21và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quảhọc tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh nhưthế nào?
Như vậy, theo chúng tôi, sinh hoạt chuyên môn theo NCBH không tập trungvào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm
ra nguyên nhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn và có biệnpháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham giavào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung,phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, trườngmình
1.2.3.2 Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Bảng 1.2: Bảng so sánh sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Mục đích
- Đánh giá, xếp loại giờ dạy
- Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên
- Thống nhất cách dạy để giáo viên cùng thực hiện
- Tìm giải pháp để nâng cao kết quả học tập của học sinh
- Tập trung vào hoạt động của học sinh
- Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để
- Một nhóm giáo viên thiết kế, mộtgiáo viên dạy minh hoạ
- Dựa vào trình độ của học sinh đểlựa chọn nội dung, phương pháp, quy trình dạy học cho phù hợp
Người dạy minh hoạ:
- Dạy theo nội dung kiến thức
có trong sách giáo khoa
Người dạy minh hoạ:
- Điều chỉnh các nội dung dạy học phù hợp
Trang 22Dạy minh hoạ
- Tập trung xem xét giáo viêndạy có đúng quy định không
- Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ học
hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh
Người dự:
- Đứng hai bên, phía trước lớp họcquan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh
- Tập trung quan sát học sinh thế nào?
- Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh và đưa
- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính mổ xẻ, chỉ trích, chủ quan
- Người chủ trì xếp loại giờ dạy, thống nhất cách dạy cho tất cả giáo viên
- Dựa trên kết quả học tập của học sinh rút kinh nghiệm
- Tập trung phân tích việc học của học sinh, đưa ra minh chứng cụ thể
- Mọi người cùng phát hiện vấn đềcủa học sinh, tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục
- Người chủ trì tóm tắt vấn đề, tìm nguyên nhân và giải pháp Mỗi giáo viên tự rút ra bài học
1.2.3.3 Nguyên tắc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Các nguyên tắc áp dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn theo CNBH cho bàihọc hàng ngày:
Nguyên tắc 1: Từ bỏ phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt kiểuthuyết trình truyền thống
Trong những giờ học như vậy, giáo viên thiên về giải thích các kiến thức cònhọc sinh học một cách thụ động Cách dạy như vậy trước mắt có thể không ảnhhưởng đến kết quả thi cử, tuy nhiên về lâu dài tạo nên nhiều thói quen có hại cho
Trang 23cuộc sống của học sinh như không có tư duy độc lập mà theo tâm lý đám đông.Mặt khác, cách dạy này triệt tiêu sự tham gia tích cực của học sinh vào bài giảng,không khuyến khích sự hợp tác trong học tập giữa học sinh với học sinh Cách dạyhọc như vậy theo một nghiên cứu của Mỹ, sau sáu tháng ngưòi học chỉ lưu giữđược khoảng 5% những gì đã được nghe giảng Để giải quyết tình trạng này, giáoviên cần biết chấp nhận học sinh, không được rời bỏ các em học yếu, kém Chuyểnđổi phương pháp truyền thụ một chiều thành phương pháp dạy học có sự tham giatích cực của người học Những yếu tố sau cần được đưa vào bài học hàng ngày:
- Các hoạt động tìm tòi, khám phá dựa trên các đồ dùng dạy học trực quan
- Các hoạt động của nhóm nhỏ chỉ gồm 3 đến 4 học sinh
- Đối thoại chia sẻ ý kiến giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với họcsinh
Bằng việc học qua giao tiếp, học sinh không những chiếm lĩnh được kiếnthức khoa học mà còn xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và phát triển kỹnăng sống
Nguyên tắc 2: Sử dụng thiết bị dạy học thực tế Bài học là của học sinh, bàihọc cần được gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em Chống lại các giờ học lýthuyết suông, thiếu thực tiễn, thực hành
Nguyên tắc 3: Hoạt động nhóm nhỏ hiệu quả, chống lại các hiện tượng ỷ lại,hiện tượng tách nhóm (bị bỏ rơi từ nhóm trung bình xuống nhóm yếu, kém)
Trong thực tiễn dạy học hiện nay có những trường hợp tổ chức nhóm thảoluận không hiệu quả Giáo viên chỉ đối thoại với nhóm trưởng và thư ký, các thànhviên khác của nhóm bị bỏ rơi, lâu dần sẽ bị rống kiến thức và lọt xuống nhóm họcsinh yếu, kém Do đó cần sử dụng các kỹ thuật hoạt động nhóm tích cực như khănphủ bàn, các mảnh ghép, công não,…
Trang 24Nguyên tắc 4: Giao nhiệm vụ học tập vừa sức, không quá dễ, nhưng khôngquá khó.
Giao nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng cho HS dẫn đến các em ở nhóm khá, giỏikhông phát triển được năng lực ở mức cao hơn Do vậy trong thực tiễn dạy học cầngiao nhiệm vụ cao hơn, có tính thách thức hơn cho cả HS nhóm khá, giỏi Mặtkhác, cũng có những nhiệm vụ riêng có tính phân hoá đối với các học sinh ở nhómyếu, kém Những nhiệm vụ học tập này không quá khó, nằm trong khả năng vươntới của học sinh yếu, kém Những học sinh ở mức trung bình cũng cần nhữngnhiệm vụ học tập riêng, đòi hỏi phải nỗ lực để chiến lĩnh Nếu không thực hiện đầy
đủ nguyên tắc này thì dẫn đến hiệu quả bài học không cao
Nguyên tắc 5: Chia sẻ ý kiến, ý tưởng để xây dựng mối quan hệ giáo viên học sinh, học sinh - học sinh
1.2.3.4 Các quan niệm sai lầm về nghiên cứu bài học
- Nghiên cứu bài học là lập kế hoạch cho một bài học
Bài học chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu bài học Nghiên cứu bài học làmột quá trình liên quan đến việc xây dựng mục tiêu dài hạn cho học tập của họcsinh Giáo viên nghiên cứu các phản ứng của học sinh để có những thiết kế bài học
Trang 25cho phù hợp, đồng thời xây dựng các câu hỏi và các hoạt động cho học sinh nângcao hiểu hiểu biết hiện tại của mình.
- Nghiên cứu bài học là một kịch bản cứng nhắc
Kế hoạch nghiên cứu bài học không phải là một kịch bản cứng nhắc vì: Tất cảcác vấn đề hoặc các câu hỏi đều được lựa chọn rất cẩn thận để thúc đẩy học sinh tưduy Mỗi hoạt động đó phải linh hoạt và có sự thay đổi khi cần thiết Ngay cả vớigiáo viên khác nhau cùng dạy một bài học, hay cùng một giáo viên dạy ở các lớpkhác nhau, ở những trường khác nhau thì cũng đã phải có sự thay đổi, chỉnh sửacho phù hợp Do đó không có giáo án chung cho các lớp học khác nhau
- Nghiên cứu bài học là để đưa ra những giáo án tốt
Không có giáo án gọi là mẫu, là chuẩn trong nghiên cứu bài học Các giáoviên cùng thảo luận để tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao khả năng tư duy chohọc sinh, mỗi giáo viên lại có những thay đổi linh hoạt trong quá trình dạy tùythuộc vào khả năng của mình Giáo án mẫu đưa là để tất cả các thành viên cùngnhau trao đổi và có thể dùng cho các giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm dạy học
- NCBH được thực hiện riêng lẻ, đơn độc bởi từng giáo viên
Quá trình nghiên cứu bài học là một quá trình làm việc nhóm, các giáo viêncùng nhau hợp tác để phát triển bài học, sau đó một hoặc hai giáo viên sẽ tiến hànhdạy học ở một lớp và các giáo viên khác cùng tham gia quan sát, nhận xét, góp ý,
bổ sung… nghiên cứu bài học cũng không phải là việc chỉ thực hiện xong một bàihọc mà là cải tiến và phát triển bài học liên tục, thông qua đó phát triển năng lựcnghề nghiệp của giáo viên, cải thiện chất lượng học của học sinh Như vậy về bảnchất, nghiên cứu bài học tạo ra một cộng đồng bao gồm không chỉ học sinh mà còncủa các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ học sinh
1.3 Hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
Hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn được tổ chức, tiến hành theocác bước như sau:
Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH
- Lập kế hoạch dạy học và triển khai kế hoạch
Trang 26- Phân công giáo viên cốt cán (hoặc giáo viên tự nguyện) lựa chọn, nghiêncứu bài dạy.
Bước 2: Các cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phâncông
Bước 3: Tổ chuyên môn thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy
- Mục tiêu bài dạy
- Nội dung trọng tâm bài dạy
- Phương pháp đổi mới áp dụng cho từng nội dung, từng bài
- Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá
- Phân công dạy minh họa
Bước 4: Cá nhân tự soạn - Sáng tạo cá nhân
Bài học minh họa (BHMH) cần phải thể hiện tính sáng tạo, áp dụng cácPPDH và KTĐG mới để dùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ Ví
dụ như điều chỉnh mục tiêu bài học; chọn nội dung thí dụ cho bài học; thiết kế cáchoạt động theo tiến trình linh hoạt; bố trí chỗ ngồi của học sinh sáng tạo; đặt câuhỏi hay, đào sâu suy nghĩ của học sinh, để học sinh hứng thú, phát huy tính tíchcực, sáng tạo của học sinh… Nên tôn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạocủa giáo viên khi soạn bài với ý tưởng mới Mục tiêu, nội dung và phương phápcủa giờ học do giáo viên dạy minh họa chủ động lựa chọn Do đó, giáo viên dạyminh họa cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, thiết bị dạy học,kết cấu và tiến trình bài học
Một bài học minh họa (BHMH) tốt là một bài học có sự sáng tạo, thể hiện một haycác khía cạnh sau:
- Bài học đặt ra các mục tiêu mới có ý nghĩa hơn đối với học sinh, có thể khácvới các sách hướng dẫn chung hiện nay
- Bài học có điều chỉnh nội dung dạy trong sách giáo khoa cho phù hợp và có
ý nghĩa đối với học sinh
- Có ý định sáng tạo về hình thức và kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập đểnâng cao chất lượng bài học
Bước 5: Tổ chuyên môn dự giờ tiết dạy minh họa
Trang 27Người dạy minh họa
- Người dạy minh họa có thể là một giáo viên tự nguyện hoặc một người đượcnhóm thiết kế lựa chọn
- Người dạy minh họa thay mặt cho nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đãthiết kế trong bài học Tuy nhiên, trong quá trình dạy minh họa nếu có tình huốngmới xảy ra không đúng với dự kiến đã thiết kế thì người dạy minh họa vẫn có thểlinh hoạt thay đổi ngữ liệu, phương pháp cho phù hợp với tình huống xảy ra nhưngvẫn phải đảm bảo mục tiêu và kiến thức của bài học
- Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữđơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
- Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm thiết kế
- Giáo viên dạy minh họa nhằm kiểm định những giả thiết về nội dung,phương pháp dạy học của nhóm thiết kế có phù hợp với học sinh không, do đó họkhông cần dạy trước, luyện tập trước cho học sinh
Người dự giờ
- Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay phim,
vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dáng nhất (có thể đứng hai bên, phíatrước, phía sau lớp học)
- Đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi trong cáctình huống, hoạt động học tập cụ thể của học sinh
- Kết hợp sử dụng các kỹ thuật: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim,chụp ảnh để có dữ liệu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: Học sinh học như thếnào? Học sinh gặp khó khăn gì? Vì sao? Cần thay đổi như thế nào để kết quả họctập của học sinh tốt hơn?
Bước 6: Tổ chuyên môn thảo luận về giờ dạy minh họa
Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về mục tiêu bài học, những ý tưởng mới,những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học, những cảm nhậncủa mình qua giờ học, những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạyminh họa
Trang 28Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi,chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vàophân tích các hoạt động học của học sinh: học sinh học như thế nào (mức độ thamgia, hứng thú và kết quả học tập của từng em) Cùng suy nghĩ tìm ra nguyên nhân
vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả…
và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo
cơ hội học tập cho mọi học sinh, không có học sinh bị “bỏ quên” trong quá trìnhhọc tập
Nếu giờ học chưa đạt được kết quả như mong muốn (theo dự kiến của nhómthiết kế) thì cũng không đánh giá cá nhân người dạy mà coi đó là bài học chung đểmỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm
Người chủ trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào nội dung trọng tâm, tạokhông khí thân thiện, cởi mở và luôn linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra trongquá trình thảo luận Tôn trọng và lắng nghe tất cả các ý kiến của của giáo viên,không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người
Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tóm tắt lại vấn đề thảo luận và đưa ra cácbiện pháp hỗ trợ việc học tập của học sinh Những người tham dự tự suy nghĩ rútkinh nghiệm và lựa chọn các biện pháp áp dụng cho các giờ dạy của mình Khôngđánh giá xếp loại giờ học Không chỉ quan tâm đánh giá giáo viên
Bước 7: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày
Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày là khâu cuối cùng trong NCBH, vìsau khi tổ chuyên môn đã triển khai đầy đủ 6 bước trên, giáo viên sẽ nghiên cứuvận dụng, kiểm nghiệm những gì đã học, tự đúc rút thêm những vấn đề thắc mắc,băn khoăn Trên cơ sở đó tiếp tục NCBH (giáo viên có thể dạy lại bài học đó,chuẩn bị bài minh họa tiếp theo) hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngày của mình.Việc làm này giúp cho giáo viên trở thành những “Nhà nghiên cứu thực hành”.Việc NCBH suy cho cùng là để giáo viên có năng lực mới, vận dụng trong côngviệc hàng ngày Ý nghĩa đích thực của NCBH là giúp giáo viên không ngừng nângcao năng lực chuyên môn để đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng từng bài họccủa học sinh và tiến dần đến mục tiêu đã đề ra
Trang 291.4 Quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở trường
Tiều học
1.4.1 Quản lý nhà trường
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính chất nhà nước – xã hội, trựctiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiệnmục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Trường học là tế bào cơ sở của bất cứ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địaphương Vì vậy, trường học nói chung vừa là khách thể cơ bản của tất cả các cấpQuản lý lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội Với đặc điểm đó, việcQuản lý trường học vừa mang tính chất Nhà nước, vừa có tính chất xã hội Nhànước và xã hội cùng phối hợp chăm lo xây dựng và Quản lý nhà trường Ưu tiênđặc biệt cho giáo dục; Quản lý nhà nước các cấp phải nắm mục đích tạo mọi điềukiện tối ưu cho sự phát triển của trường học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáodục, đào tạo học sinh
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đốivới ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [18,256] Việc quản lý nhàtrường phổ thông (có thể mở rộng ra là sự quản lý nói chung) là việc quản lý dạy –học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dầntới mục tiêu giáo dục [18,71]
Theo các tác giả Hà Thế Truyền và Hoàng Minh Thao thì quản lý nhà trườngbao gồm hai loại tác động: “Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bênngoài nhà trường và tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường”[29, trang 11]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tácđộng tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủthể quản lý đến tập thể GV, HS và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dựtrữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, do lao động xây dựng và vốn
Trang 30lao động tự có hướng vào đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và
kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [23, 42]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động
tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủthể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ họcsinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chấtlượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [22, 10]
Trường học là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáodục quốc dân Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường Theotác giả Đặng Quốc Bảo: Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quátrình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy – trò.Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáodục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở
Quản lý nhà trường về bản chất là quản lý con người Điều đó tạo cho các chủthể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽ khôngnhững chỉ bởi cơ chế hoạt động của những tính quy luật khách quan của một tổchức xã hội – nhà trường mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lý củachính bản thân giáo viên và học sinh
Theo Trần Kiểm: Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗingười trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệcùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi của nhà trường với tưcách là một tổ chức xã hội
Theo chúng tôi, quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thểcán bộ, giáo viên và học sinh) Do đó, có thể hiểu, quản lý trường học là những tácđộng tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh vàcác cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn nhân lực hướng vào đẩy mạnh các hoạtđộng của nhà trường, thúc đẩy quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượngmục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mong muốn Xét
về bản chất, quản lý con người trong nhà trường và tổ chức một cách hợp lý lao
Trang 31động của giáo viên và học sinh, là tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của
họ đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo con người
1.4.2 Quản lý nhà trường Tiểu học
Trường Tiểu học thuộc cấp học đầu tiên trong bậc phổ thông Nó là đơn vị cơ
sở của hệ thống giáo dục đồng thời là một tổ chức xã hội trong cộng đồng vì thế tamới nói trường Tiểu học là một tổ chức sư phạm – xã hội
Với tư cách là một tổ chức xã hội, trường Tiểu học tham gia hoạt động trongmột hệ thống nhất ở cấp quận, tham gia thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của địaphương Trường Tiểu học là đơn vị văn hóa đại diện trong cộng đồng, trường họcnhư một trung tâm tái sản xuất văn hóa liên tục ở nơi nó hoạt động
Với tư cách là một tổ chức sư phạm, quản lý trường Tiểu học phân biệt hẳnvới mọi loại hình quản lý xã hội khác Đó là bản chất sư phạm của quá trình giáodục, trong đó giáo viên, học sinh vừa là khách thể quản lý nhưng lại đồng thời làchủ thể tự quản lý, bởi họ là những con người đang tham gia một hoạt động rất đặcthù là lấy nhân cách đào tạo nhân cách Sản phẩm của hoạt động là nhân cách đượctạo ra bao hàm cả tự đào tạo Chính vì vậy, các mối quan hệ quản lý trong trườnghọc mang bản chất dân chủ sâu sắc Trường Tiểu học được coi như một hệ tự quản
lý tiêu biểu, tính đặc thù của hoạt động quản lý trường Tiểu học thể hiện tập trung
ở hoạt động dạy và hoạt động học
Theo tác giả Trần Kiểm, tính đặc thù quản lý trường Tiểu học phụ thuộc nhiềuvào đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên, đó là:
- Lao động của giáo viên được chuyên môn hóa cao
- Đối tượng chủ yếu của lao động sư phạm là học sinh, phần lớn từ 15 – 17tuổi
- Phương tiện lao động chủ yếu là tinh thần – là nhân cách người thầy
- Phân biệt giữa lao động trên lớp và lao động bên ngoài không hoàn toàn táchbạch
- Mặt kinh tế là hiệu suất lao động của người giáo viên, là chất lượng thựchiện mục tiêu đào tạo
Trang 32Chính vì lao động của giáo viên được chuyên môn hóa cao cho nên quản lýchuyên môn trong trường Tiểu học phải tổ chức theo các tổ chuyên môn, quản lý
tổ chuyên môn là hoạt động quản lý đặc thù trong trường Tiểu học
Như vây, theo chúng tôi, quản lý trường học nói chung và quản lý trườngTiểu học nói riêng là tổ chức chỉ đạo, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vậtchất và công việc phục vụ cho dạy học nhằm đạt được mục đích giáo dục và đàotạo Xét về bản chất, quản lý nhà trường là các cấp quản lý cần tổ chức một cáchhợp lý lao động của giáo viên và học sinh, tác động đến họ sao cho hành vi, hoạtđộng của họ đáp ứng yêu cầu của việc giáo dục, đào tạo con người
1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng và vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyển môn
1.4.3.1 Chức năng quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học
Chức năng quản lý là hình thức tồn tại của các tác động quản lý Chức năng
quản lý là một hoạt động quản lý thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào kháchthể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định Có nhiều cách phân loạichức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học, tuy nhiên hầu hết thường tậptrung vào 4 chức năng quản lý chính sau:
Chức năng kế hoạch hoá
Đây là chức năng quan trọng, là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành độngcủa nhà trường Kế hoạch hoá được hiểu là một bản ghi nhận những mục tiêu cơbản, một chương trình hành động cụ thể đuợc hoạch định trước với nội dung côngviệc, thời gian, cách thức, tiến hành… Công tác lập kế hoạch bao gồm:
+ Thu thập thông tin đầy đủ, cập nhật chính xác để làm căn cứ hoạch định kếhoạch
+ Xác định mục tiêu, tính toán nguồn lực, dự báo kế hoạch
+ Xây dựng kế hoạch với các bước, các phương án hành động cụ thể
Chức năng tổ chức
Bao gồm năm bước sau:
+ Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu
Trang 33+ Phân chia toàn bộ công việc thành các nhóm nhiệm vụ để các thành viên hay
bộ phận thực hiện Gọi là bước phân công lao động
+ Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả
+ Thiết lập một cơ chế phối hợp, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa cácthành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng
+ Theo dõi đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điềuchỉnh nếu cần
Chức năng chỉ đạo (điều khiển)
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người Hiệu trưởng Sau khi hoạchđịnh và sắp xếp tổ chức, người Hiệu trưởng phải chỉ đạo cho quá trình hoạt độngnhằm đạt mục tiêu đề ra Chức năng chi đạo là phương thức tác động của ngườihiệu trưởng đến cán bộ giáo viên, học sinh trong trường nhằm đưa nhà trường vậnhành theo kế hoạch Hiệu trưởng phải là người có kỹ năng đưa ra quyết định và tổchức thực hiện quyết định Trong quá trình chỉ đạo đồng thời phải linh hoạt, sángtạo, không quá rập khuôn, cứng nhắc theo kế hoạch, có thể thay đổi kế hoạch kịpthời cho phù hợp với tình hình thực tiễn (điều chỉnh) Điều này đòi hỏi người hiệutrưởng phải có tính chủ động, sáng tạo hay tóm lại phải có năng lực quản lý tốt Chức năng kiểm tra
Đây là một chức năng quan trọng, xuyên suốt quá trình quản lý Kiểm tranhằm đánh giá trạng thái của hệ thống, đối chiếu với mục tiêu dự kiến, kiểm tranhằm phát hiện kịp thời các sai sót trong quá trình vận hành để có biện pháp điềuchỉnh kịp thời Kiểm tra giữ vai trò là kênh thông tin ngược về hiệu quả các quyếtđịnh quản lý
Các chức năng trên có quan hệ mật thiết, lập thành chu trình quản lý Trongquá trình vận hành, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thôngtin là căn cứ để hoạch định kế hoạch, thông tin là chất liệu tạo mối quan hệ giữacác bộ phận trong nhà trường, thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tinxuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn biến hoạt động của nhà trường; thông tin
từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp hiệu trưởng xem xét mức độ đạt mục tiêucủa nhà trường
Trang 341.4.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học
Điều 17, Điều lệ trường tiểu học, trường tiểu học và phường phổ thông cónhiều cấp học quy định rõ Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học
và phổ thông có nhiều cấp học cụ thể như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường
- Thực hiện các quyết định của Hội đồng trường được quy định tại Khoản 3Điều 20 của Điều lệ
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng tổ chức thực hiện kếhoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trongnhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất cảc thành viên của Hội đồngtrường trình cấp có thẩm quyền quyết định
- Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công táckiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên Thực hiện công tác khen thưởng,
kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhânviên, ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quyđịnh của Nhà nước
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, xétduyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoànthành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông
có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường,thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành,thực hiện công khai đối với nhà trường
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởngcác chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [6]
Trang 351.4.3.3 Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trong
quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn
Các chủ thể trong nhà trường bao gồm CBQL, GV và HS Mọi hoạt độngtrong nhà trường, trong đó có hoạt động NCBH là hoạt động của các chủ thể trongmối quan hệ qua lại lẫn nhau Chính vì thế, nội dung quản lý hoạt độngNCBH cũng không nằm ngoài việc quản lý hoạt động của các chủ thể trong mốiquan hệ qua lại đó Để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới nội dung SHCMtheo NCBH, Hiệu trưởng trường tiểu học cần tập trung xây dựng văn hoá nhàtrường thân thiện thông qua việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các chủthể, cũng là các thành viên trong nhà trường Mối quan hệ giữa CBQL và GV lảmối quan hệ hai chiều, trong đó CBQL trong nhà trường luôn lắng nghe thấu hiểu
vả hỗ trợ kịp thời khi giáo viên gặp phải khó khăn Đối với hoạt động NCBH thìmối quan hệ này được hình thành trong SHCM, nơi CBQL và GV làm việc cùngnhau, có điều kiện để hiểu biết sâu sắc về đồng nghiệp, thông cảm, chấp nhận và
hỗ trợ giúp nhau trong công việc
Mối quan hệ giữa GV với GV lả sự tôn trọng, tin tưởng, lắng nghe, sẵn sànggiúp đỡ đồng nghiệp và luôn sẵn sàng học hỏi lẫn nhau Đây là một việc làmkhông dễ, vì trong mỗi tập thể cán bộ, GV thường có những người bảo thủ không
dễ chấp nhận ý kiến người khác và như vậy họ sẽ không học được điều gì từ mọingười Những biểu hiện này sẽ được bộc lộ trong SHCM và hiệu trưởng cần phải
cỏ một chiến lược hợp lý để dần dần tạo được bầu không khí tôn trọng, tin tưởng,
mở rộng tấm lòng học hỏi đồng nghiệp trong cộng đồng giáo viên của nhả trường Mối quan hệ giữa GV với học sinh là sự tôn trọng nhân cách người học, có
sự hiểu biết sâu sắc về học sinh khi các em gặp khó khăn Khi dự giờ đồng nghiệptrong SHCM, GV có thể nhận ra mối quan hệ này như thế nào qua những hành viứng xử của GV với HS Nếu có những hành vi ứng xử không hợp lý khi chia sẻ;
GV cần phân tích những tình huống cụ thể để nhận thấy điều này, từ đó GV sẽ thayđổi hành vi ứng xử cho phù hợp Hiệu trưởng cần có biện pháp thuyết phục để GVhiểu tất cả học sinh đều được quý trọng, học sinh có quyền được mắc lỗi và các emcần được quan tâm hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập Ngoài việc giúp
Trang 36đỡ GV thay đổi những thói quen ứng xử chưa phù hợp trong SHCM, hiệu trưởngcòn giúp GV học tập được những cử chỉ đẹp của GV dạy minh hoạ đối với họcsinh trong giờ học.
Từ cơ sở lí luận trên, theo chúng tôi, quản lý hoạt động NCBH trong sinhhoạt tổ chuyên môn của hiệu trưởng là quá trình tác động của hiệu trường đến Tổchuyên môn và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiếnquá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập cúa học sinh
1.5 Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn ở
sự quyết định lựa chọn lộ trình của hoạt động NCBH của nhà trường và các tổchuyên môn, từng GV phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của hoạt độngNCBH
Quy trình xây dựng kế hoạch gồm:
- Phân tích thực trạng hoạt động NCBH và quản lý hoạt động NCBH
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động NCBH và đánh giá
tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó
- Xác định các hoạt động NCBH của nhà trường tương ứng với các mụctiêu
- Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường
- Xác định các biện pháp chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt độngNCBH của nhà trường
Trang 37- Trình bày kế hoạch NCBH của nhà trường trước Hội đồng sư phạm.
1.5.2 Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn cho giáo viên
Việc xây dựng nhà trường, mỗi tổ/nhóm chuyên môn theo NCBH sẽ tạo ramôi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học(PPDH), kiểmtra đánh giá (KTĐG) Khi tham gia NCBH, mỗi giáo viên được sống và làm việctrong môi trường an toàn, có thể tích cực hoạt động cho sự phát triển của bản thân,cùa tổ, nhóm chuyên môn Đó là quá trình trao đổi thông tin, qua đó GV chia sẻkiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH, KTĐG của mình với đồng nghiệp, trao đổi
ý kiến, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩnăng mới và giải quyết các vẩn đề liên quan tới lớp học Tổ chuyên môn phải đượcduy trì họp ít nhất 2 lần/tháng theo quy định của điều lệ trường tiểu học Ngoàiviệc triển khai các công văn, chỉ thị của cấp trên, phục vụ dạy học, quản lý họcsinh, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, phần lớn thời gian còn lại làhoạt động SHCM dựa trên NCBH Cụ thể như sau:
(1) Thay đổi nhận thức của GV về SHCM.
SHCM theo NCBH là một quá trình các GV tham gia vào các khâu từ chuẩn
bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ýkiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của HS Đây là hoạt động họctập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cáimới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế Trong quá trìnhhọc tập đó, GV sẽ học được nhiều điều đề phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ mới
Để đảm bảo SHCM hiệu quả, trước hết hiệu trưởng trường tiểu học cần coiSHCM là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng caochất lượng việc học của HS Từ đó giúp GV hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng củaSHCM và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện SHCM mới Hiểu rõ SHCM theohướng tiếp cận mới là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường,CBQL và GV phải có quyết tâm cao trong việc đổi mới nhà trường thông qua kiên
Trang 38trì thực hiện SHCM mới Cần tránh để GV có suy nghĩ coi đó chỉ là việc SHCMthông thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập đượcnhiều, cần tạo cho họ có động lực tham gia SHCM theo hướng tiếp cận mới để họctập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn Cần cho GV thấy được SHCM theohướng tiếp cận mới có mục đích chính là nâng cao chất lượng các bài học của họcsinh.
( 2) Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng NCBH cho GV (3) Tổ chức làm mẫu (một tổ CM và một GV cốt cán của tổ) của một bài học
cụ thể.
Qua dự giờ, mỗi GV có cái nhìn và cách nhìn khác nhau, có suy nghĩ cảmnhận khác nhau về HS và bài học của các em Khi các ý kiến khác nhau đó đượcchia sẻ cho mọi người cùng thấy sẽ làm cho việc phân tích bài học trở nên phongphú, sâu sắc, đa chiều, đa dạng Từ đó, GV có cái nhìn toàn cảnh, phong phú và rõnét hơn về tất cả các vấn đề liên quan đến việc dạy và việc học và các cách giảiquyết chúng Đặc biệt, khi NCBH sẽ từ bỏ thói quen quan sát việc dạy của GV.Người dự và người dạy sẽ thấy tất cả cùng nhau hướng về một điểm chung là việchọc của HS Họ không còn để ý đến những khoảng cách về năng lực giữa các GV,thoải mái hơn khi trao đổi vả chia sẻ ý kiến Từ đó họ dễ dàng chấp nhận lẫn nhau
và họ sẽ chỉ quan tâm đến những khó khăn của người GV trước sự thay đổi phứctạp trong học tập của HS
Tóm lại, giáo viên dự giờ chỉ quan sát, suy ngẫm về việc học và các vấn đềliên quan đến việc học của HS, người dự giờ phải quan sát tỉ mỉ, tinh tế, nhạy cảmviệc học của từng HS để suy ngẫm và chuẩn bị chia sẻ ý kiến phong phú, sâu sắc.Những dấu hiệu từ HS thể hiện rõ ở khuôn mặt, lời nói, điệu bộ, sản phẩm họctập Không nên chỉ quan sát việc dạy của GV, cần chú ý quan sát mối quan hệphản ứng của HS trước nội dung bài học và hành động của GV Không coi trọngviệc ghi chép tiến trình bài dạy GV dự giờ thoải mái ghi chép trong sổ dự giờ Khikiểm tra, nhà trường nên đánh giá sổ dự giờ của GV theo hướng này
Trang 391.5.3 Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiệncác hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quá Đồng thời đây cũng là nơiquản lí trực tiếp việc bồi dưỡng cho giáo viên về nhận thức, chuyên môn, nghiệpvụ; Tổ chuyên môn cũng là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp vềchuyên môn, nghiệp vụ từ đó phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi,khó khăn của từng giáo viên trong việc thực hiện các mục tiêu đổi mới nội dungsinh hoạt tổ chuyên môn
Hiệu trường nhà trường cần xác định tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp
tổ chức quản lý hoạt động NCBH cùa giáo viên Vì vậy chỉ đạo hoạt động NCBHcủa hiệu trường cần luôn luôn gắn chặt chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn Hiệutrưởng cần quan tâm các vấn đề sau đây khi chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn:
(1) Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH.
NCBH trong trường tiểu học là một quá trình thường xuyên, lâu dài Vì vậyhiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạchmang tính ổn định Kế hoạch NCBH của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, có ưu tiên cácvấn đề quan trọng trong mỗi năm học; phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho từnggiáo viên, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả đạt được trong từng giai đoạn.Hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉđạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá để kịp thời chỉ đạo cho tổ điềuchỉnh và bổ sung những điều kiện cần thiết cho hoạt động NCBH thực hiện đượcthuận lợi hơn
(2) Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động NCBH của nhà trường và tổ chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên đầu đàn trong mỗi tổ chuyên môn có vai trò đầu tàu, dẫndắt cả tổ chuyên môn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung,hoạt động NCBH nói riêng
Tổ chuyên môn trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học củatừng giáo viên khẳng định năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của người học, từ đóphát hiện, xem xét, đề nghị hiệu trưởng bồi dưỡng bố trí nhiệm vụ để những giáo
Trang 40viên nổi trội về phẩm chất, năng lực tiếp cận với công tác quản lí; tổ chức cho tậpthể giáo viên trong tổ chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nói chung
và hoạt động NCBH nói riêng
Cần lưu ý rằng, giáo viên đầu đàn không phải tự nhiên mà có, cũng khôngphải chỉ giỏi chuyên môn là đủ Đội ngũ giáo viên đầu đàn là sự phát hiện, bồidưỡng phải được thừa nhận, tôn vinh của cả tập thể giáo viên trong tổ chuyên mônđồng thời phải có một số kiến thức kĩ năng quản lý nhất định thì người giáo viênđầu đàn mới thực sự phát huy vai trò đầu tàu của mình Việc phát hiện giáo viênđầu đàn chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựatrên NCBH
(3) Giám sát việc thực hiện đúng quy trình NCBH trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài học được nghiên cứu.
(4) Phái triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tô chức biết học hỏi”.
Việc xây dựng nhà trường, mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biếthọc hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới PPDH dựa trênNCBH Trong việc xây dựng “Tổ chức biết học hỏi”, học hỏi có tinh thần đồngđội, cần giúp cho giáo viên rèn luyện kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp, mỗi giáoviên phải làm việc một cách tập thể để đạt được tầm nhìn chung, mục tiêu chungchứ không chỉ theo đuổi những mục đích cá nhân của mỗi giáo viên Ở đây rất cầnhình thành cho mỗi giáo viên kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp Hướng dẫn đồngnghiệp là phương pháp phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả cải tiến việc dạy học
và tăng cường quan hệ cộng tác giữa các đồng nghiệp Đó là quá trình trao đổithông tin, qua đó giáo viên chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của mìnhvới đồng nghiệp, trao đổi ý kiến hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thành các kĩ nănghiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học
“Tổ chức biết học hỏi” là một tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động SHCM dựatrên NCBH