Pisa là chương trình đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 ở các nước nhằm đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi nước tham gia chương trình, từ đó rút ra bài học về chính sách đối với giáo dục
Trang 1PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
BẰNG CÂU HỎI TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỊNH HƯỚNG PISA
Trang 23 - TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH PISA 3.1 – TỔNG QUAN VỀ PISA.
3.1.1 Pisa – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa là chương trình
đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 ở các nước nhằm đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi nước tham gia chương trình, từ đó rút ra bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông
3.1.2 Mục đích của Pisa.
- Đánh giá học sinh sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc (tương
đương với kết thúc lớp 9 ở Việt Nam) đã chuẩn bị ở mức nào để đáp ứng với thách thức của cuộc sống Năng lực được đánh giá cụ thể qua các lĩnh vực Đọchiểu, Toán học và Khoa học
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh
- Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy, học tập ảnh hưởng đến kết quảhọc tập của học sinh
3.1.3 Đặc điểm của PISA
- Thực hiện trên quy mô toàn cầu
- Chu kì 3 năm một lần, bắt đầu từ năm 2000
- Chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh độ tuổi 15 Đánh giá năng lực thông qua 3 lĩnh vực là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học
- Chú trọng xem xét các vấn đề về chính sách công, về hiểu biết phổ thông và
sự học tập suốt đời (Học tập trong cuộc sống).
3.1.4 Đề thi và sự mã hóa.
Bộ đề thi PISA gồm nhiều bài tập, mỗi bài tập gồm một hoặc nhiều câu hỏi
-Bộ đề thi được chia thành các đề khác nhau, mỗi đề thi dành cho học sinh có thời gian làm trong 120 phút
Trang 3- PISA không sử dụng khái niệm chấm bài mà sẽ mã hóa đề thi để đánh giá mức năng lực của học sinh Các câu trả lời được quy chiếu ở các mức là Đầy
đủ, Chưa đầy đủ và Không đạt Sau khi mã hóa, nhập kết quả thi vào phần mềm thì dữ liệu sẽ được xử lí và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh
3.2 - KẾT QUẢ PISA CỦA VIỆT NAM.
3.2.1- Mục đích Việt Nam tham gia PISA
– Bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục.
– So sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế.
– Phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia
– Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánhgiá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá
3.2.2-Thực trạng Việt Nam so với các nước tham gia PISA 2012.
- Lần đầu tiên Việt nam tham gia chương trình PISA
- Việt Nam xếp thứ 69/70 về GDP bình quân đầu người
- Việt Nam xếp thứ 70/70 về chỉ số HDI
3.2.3- Kết quả đạt được của Việt Nam.
Năng lực học sinh Việt Nam so với trung bình toàn khối OECD- 2012
Trang 4( Nguồn: Theo ViêtNamNet)
- PISA 2015: Toán học và Khoa học Việt Nam xếp thứ 12/70.
Xếp hạng của OECD - 2015
1 Singapore 2 Hồng Kông 3 Hàn Quốc 4 Nhật
5 Đài Loan 6 Phần Lan 7 Estonia 8 Thụy Sĩ
9 Hà Lan 10 Canada 11 Ba Lan 12 Việt Nam.
( Nguồn: Theo ViêtNamNet)
3.2.4 -Ý kiến phản biện từ kết quả PISA.
- Việt Nam đã tổ chức luyện thi 2 năm trước khi tham gia PISA năm 2012.
- Học sinh dự thi được lựa chọn ở một số trường
- Giáo dục VN có trọng tâm là học để thi -.đặc trưng cơ bản nhất của cái học trong truyền thống Nho giáo Kết quả kỳ thi PISA cho thấy học sinh Việt Nam học rất giỏi nhưng chưa chắc đã giỏi theo cách hiểu của quốc tế
- Việc đánh giá chỉ nhắm vào học sinh 15 tuổi cũng là một hạn chế của PISA
Kiến thức của các em còn rất xa mới đáp ứng được đòi hỏi của mọi lĩnh vực đời sống Nếu có một kỳ thi tương tự PISA nhưng đánh giá ở lứa tuổi trung bình cao hơn, ví dụ lứa tuổi 20 dành cho sinh viên các trường đại học, hoặc
Trang 5dành cho nhóm người đang là lao động chủ lực của nền kinh tế, thì chắc chắn kết quả sẽ thấp hơn rất nhiều.
- PISA chỉ là một mảng đánh giá quốc tế chứ không phải đánh giá toàn diện các vấn đề giáo dục, xã hội Còn nhiều chương trình đánh giá quốc tế chúng ta không tham gia như PIAAC, TIMSS, TALIS…Với bộ dữ liệu đồ sộ cũng như vai trò tự thân của mình, PISA chỉ có thể tập trung những vấn đề vĩ mô Còn với những điểm liên quan Việt Nam, các chuyên gia quốc tế chỉ đủ sức gợi ra vấn đề rồi để ngỏ chứ không thể đi sâu hơn đến một kết luận chuẩn xác
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh nhưng vẫn là quốc gia trung bình, GDP còn thấp, nền giáo dục lạc hậu nhiều so với khu vực, châu lục và thế giới Vì vậy, việc xếp hạng “chất lượng giáo dục toàn cầu” hoàn toàn chỉ mang tính tham khảo, chứ không phải để chúng ta tự hào hay tự ti, hy vọng hay thất vọng
3.2.4-Tín hiệu đáng mừng từ kết quả PISA.
- Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình GD của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của VN đã trang bị cho HS các kiến thức
cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của quốc tế
- Kết quả đạt được chứng tỏ năng lực của học sinh Việt Nam tương đối đồng
đều, đa số các em được trang bị kiến thức cơ bản Ngược lại, ở nhiều nước khác kết quả PISA có sự phân hóa cực lớn, chứng tỏ có sự bất bình đẳng trongmôi trường giáo dục
- Khả năng độc lập sáng tạo của học sinh thể hiện qua việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn Khát vọng hội nhập cũng đo được ở sự nỗ lực làm bài kiểm tra,
đó là các em muốn chứng tỏ bản thân, danh dự quốc gia, khát vọng vươn lên phát triển giàu mạnh… nên đã cố gắng chứng tỏ mình trung thực, học tốt
Trang 6- Những đánh giá trước đây về giáo dục của chúng ta đều do chúng ta tự thựchiện, nên có thể chúng ta đã nghiêm khắc với những gì mình có Chúng tathường kỳ vọng, khát khao một thực tế tốt đẹp hơn, nên cảm thấy phiền muộn,không thấy tin cậy vào những kết quả đạt được Tương tự như trường hợp ĐỗNhật Nam, thành tích của em đã làm nảy sinh nhiều ý kiến bàn luận trái chiều;khách quan mà nói, tất cả các thành tích cao đều thể hiện sự tích cực đáng ghinhận và trân trọng.
4 CÂU HỎI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH.
4.1- CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI
4.1.1- Những hạn chế của bài tập truyền thống.
- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập.
- Thiếu đánh giá về khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
- Kiểm tra thành tích, chú trọng khả năng nhớ và hiểu ngắn hạn
- Ít ôn tập thường xuyên, thiếu kết nối giữa kiến thức đã biết và cái mới
- Tính tích lũy của việc học bị hạn chế
4.1.2- Những ưu điểm của bài tập tiếp cận năng lực.
- Đánh giá được sự vận dụng kiến thức có sự phối hợp các năng lực cá nhân
- Tiếp cận năng lực sâu sắc thông qua các tình huống trong cuộc sống
- Hướng nhiều đến học sinh và các phương pháp hơn là nội dung kiến thức
4.1.3 – Các kênh thông tin cần lưu ý khi xây dựng câu hỏi, bài tập.
Bài tập vật lí rất đa dạng, nhất là câu hỏi bài tập định hướng năng lực lại càng phong phú, linh hoạt Khi xây dựng câu hỏi, bài tập cần chú ý đến các vấn đề sau để chọn nội dung câu hỏi và đặt câu hỏi cho phù hợp
- Nội dung kiến thức cần kiểm tra, đánh giá
- Các năng lực thành phần cần đánh giá ở học sinh hoặc ở bài học
- Đối tượng học sinh Câu hỏi đánh giá cá nhân hay đánh giá nhóm? Học lực của học sinh ở mức nào?
- Phạm vi kiểm tra đánh giá Củng cố một phần của bài học, toàn bài hay một chương; kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết…
Trang 7- Các ứng dụng của kiến thức trong đời sống Các hiện tượng, sự kiện thực tế đưa vào câu hỏi cần đảm bảo rằng để giải quyết được chỉ cần các kiến thức đặctrưng của bộ môn và cần phù hợp với năng lực học sinh
4.1.4 – Những điểm mới lạ của câu hỏi PISA rất đáng học tập.
- Nêu các sự việc, hiện tượng một cách khách quan, không làm “lộ” kiến thức chuyên môn từ đó học sinh phải suy nghĩ tối đa
- Tình huống, chi tiết chọn lọc sao cho vấn đề đặt ra là một bài học cần thiết đối với học sinh
- Câu hỏi đặt ra nhằm khai thác vấn đề nhiều chiều, đánh giá tổng hợp nhiều năng lực thành phần
- Có thủ thuật để phát huy năng lực học sinh Có thể nêu thiếu giả thiết, thừa giả thiết để học sinh phải dựa vào hiểu biết của bản thân để giải quyết vấn đề
- Đề bài một mặt là kiểm tra kiến thức, kĩ năng sống của học học sinh, mặt khác lại cung thêm các kĩ năng trong cuộc sống
4.2 –CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THEO ĐỊNH HƯỚNG PISA TRONG PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 8.
4.2.1- Trọng tâm kiến thức nhiệt học lớp 8.
- Cấu tạo chất, các đặc điểm của phân tử, nguyên tử
- Các hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
- Nguyên lí truyền nhiệt
- Phương trình cân bằng nhiệt
4.2.2- Quy trình xây dựng các câu hỏi tích hợp phần nhiệt học.
- Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí 8.
- Tìm hiểu đối tượng học sinh
- Tìm hiểu chương trình PISA, nhất là các câu hỏi của chương trình
- Tìm hiểu thông tin về các hiện tượng thực tế liên quan đến nhiệt học
- Lựa chọn tình huống, lựa chọn nội dung kiến thức, lựa chọn cách hỏi sao cho phù hợp với đối tượng học sinh
- Sau khi xây dựng câu hỏi có sự vận dụng và khảo sát thực tế nhằm đánh giá khả năng ứng dụng, khả năng tương tác với học sinh
Trang 84.2.3- Nội dung các câu hỏi.
Lưu ý chung:
- Hình thức đặt câu hỏi thực hiện theo cách hỏi của PISA Tuy nhiên, các câu trả lời sẽ không mã hóa mà được trình bày cụ thể để phù hợp với chương trình dạy học Giáo viên tùy vào mức trả lời của học sinh so với định lượng trả lời trong đáp án mà đánh giá học sinh
- Mỗi tình huống đều đặt ra nhiều câu hỏi để tích hợp các nội dung kiến thức, các phẩm chất năng lực khác nhau của học sinh Tuy nhiên ở mỗi bài đều nêu
rõ kiến thức bộ môn liên quan để cho thấy khả năng áp dụng tình huống vào dạy học là rất cao; khi sử dụng câu hỏi vào dạy học đương nhiên không cần nêu nội dung kiến thức này
Bài 1 – CHĂN BÔNG.
Kiến thức bộ môn: Sự dẫn nhiệt.
Khi chăn chưa đắp lên người thì tấm chăn lạnh lẽo, sau khi đắp lên người thì cái chăn đó lại trở lên ấm áp Như vậy thực sự là người đã sưởi ấm cho cái chăn chứ không phải chăn sưởi ấm cho người Khi ta làm cái chăn ấm lên thì cái chăn cũng sẽ giữ ấm cho ta, giúp ta có giấc ngủ ngon Mỗi người chúng ta trên thế giới này đều nằm trong chăn bông và người khác chính là chăn bông của chúng ta Khi chúng ta một lòng muốn sưởi ấm chăn bông thì chăn bông cũng sẽ giữ ấm cho chúng ta
Câu hỏi : CHĂN BÔNG
1 Khi đắp chăn, chăn truyền nhiệt sang người hay người truyền nhiệt sang cái chăn, vì sao?
2 Thân nhiệt của người luôn ổn định ở mức 370C Tại sao mùa hè ta vẫn thấy nóng và mùa đông ta thấy lạnh?
3 Cái chăn không sinh ra nhiệt tại sao khi đắp chăn ta thấy ấm áp?
4 Thông điệp chính của bài viết là gì?
A Cái chăn không sinh ra nhiệt, cơ thể người đã làm nóng cái chăn
B Hãy giúp đỡ người khác vì lợi ích về sau
C Sự tử tế đem lại những điều tốt đẹp cho bản thân và mọi người
D Nên đắp chăn giữ ấm vào mùa lạnh
Trang 9Trả lời: CHĂN BÔNG.
1 Nhiệt độ của người cao hơn nhiệt độ của chăn nên nhiệt truyền từ người
sang cái chăn
2 Mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể, nhiệt truyền từ bên
ngoài vào cơ thể nên ta thấy nóng
- Mùa đông nhiệt độ từ cơ thể truyền ra môi trường ngoài, cơ thể bị mất nhiệt nên ta thấy lạnh
3 Cái chăn ngăn cản sự truyền nhiệt ra ngoài môi trường, một phần nhiệt của
cơ thể được giữ lại ở vùng không khí trong chăn sưởi ấm cơ thể Cơ thể không
bị mất nhiệt ra bên ngoài mà còn được ủ ấm nên ta thấy ấm áp
4 Chọn C
Bài 2 – HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Kiến thức bộ môn: Bức xạ nhiệt.
Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào
vũ trụ Bức xạ nhiệt của mặt trời dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí
CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ lại không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 cùng hơi nước trong khí quyển hấp thụ Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên Lớp khí CO2 dày làm nhiệt lượng tỏa ra từ trái đất truyền dội ngược trở lại trên quy mô toàn cầu Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũngđược gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC
Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu, làm thay đổi khí hậu, từ đó kéo theo các ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống trên trái đất
( Nguồn: Theo Wikipedia)
Trang 10Câu hỏi: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH.
1.Lớp “kính” trong hiện tượng này là gì?
A Tầng Ôzôn
B Nguồn nhiệt lượng bị giữ lại quanh trái đất
C Bầu khí quyển chứa các lớp khí thải bao quanh trái đất
D Nguồn bức xạ mặt trời truyền vào trái đất
2 Trường hợp nào sau đây không ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính?
A Xây dựng quy chế hoạt động trong một công ty lớn
B Núi lửa phun trào
C Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
D Lạm dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt
3 Một số loại khí thải công nghiệp dạng Freon ( khí gas) có thể bốc thẳng lên tầng Ôzôn và phá hủy tầng này Khi tầng ôzôn bị phá hủy sẽ ảnh hưởng gì đến hiệu ứng nhà kính?
4 Em hãy vẽ hình minh họa hiện tượng hiệu ứng nhà kính
5 Hiệu ứng nhà kính gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống trên trái đất
Em hãy nêu một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra?
6 Em hãy nêu một số biện pháp có thể thực hiện được để giảm hiệu ứng nhà kính
Trả lời: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH.
1.Chọn C 2 Chọn A
Trang 113 – Tầng ozon ngăn cản bức xạ mặt trời vào trái đất
- Khi tầng ozon bị phá hủy, nguồn nhiệt lượng bức xạ từ mặt trời xuống trái đất sẽ lớn hơn, trái đất nóng hơn và cũng bức xạ nhiệt ra ngoài mạnh hơn
- Nguồn nhiệt bức xạ từ trái đất càng mạnh thì nguồn bức xạ ngược lại trên lớpkhí nhà kính càng lớn và như vậy trái đất sẽ càng nóng hơn
4.Tùy học sinh Căn bản cần thể hiện được bức xạ nhiệt từ mặt trời, bức xạ nhiệt từ trái đất, lớp “kính” và sự bức xạ nhiệt trên lớp kính đó
5 Tùy học sinh Có thể nêu một số ý sau:
- Làm trái đất nóng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của con người
- Làm băng tan ở các cực, nước biển ngày càng dâng lên gây bão lụt càng lớn
- Gây ra cháy rừng và các hệ lụy khác
- Gây ra hạn hán, cạn kiệt nguồn nước nhiều nơi
- Làm chết nhiều loài sinh vật
- Làm mất dần các vùng tài nguyên ven biển
- Làm suy giảm sự vận chuyển đường thủy…
6 Tùy học sinh Có thể nêu một số ý sau:
- Trồng nhiều cây xanh để giảm lượng khí CO2
- Giảm bớt lượng khí thải công nghiệp
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong tự nhiên: gió, nước, mặt trời
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng
Trang 12Bài 3 – BẢO VỆ HỒ NƯỚC Kiến thức bộ môn: Bức xạ nhiệt.
Có khoảng 20.000 quả bóng được
thả vào hồ chứa tại khu phức hợp
Van Norman thuộc Sylmar,
California ngày 10/8/2015.
Ngày 10/8/2015, hàng ngàn quả bóng màu đen được thả xuống một hồ nước ở nước Mỹ.Những quả bóng bằng nhựa, màu đen này có kích cỡ bằng một trái táo, có giá trị khoảng 8.000 đồng, có tác dụng bảo vệ nguồn nước khỏi tác động thiên nhiên như bụi, mưa, hóa chất hay vi sinh gây ô nhiễm Đồng thời, ngăn chặn sự bay hơi của nước lên tới hơn
900 triệu lít nước mỗi năm
Sáng kiến này giúp tiết kiệm tới 250 triệu USD (trên 5 nghìn tỉ VND) so với phương pháp xây đập chia cắt hồ Nếu dùng vải che kín mặt hồ thì phải tốn hơn dùng những trái bóng này tới 300 triệu USD
( Nguồn: Theo Vnexpress.net )
Câu hỏi: BẢO VỆ HỒ NƯỚC
1. Em hãy nêu các giá trị của việc thả những quả bóng đen xuống hồ nước
2 Vì sao người ta dùng bóng màu đen mà không dùng màu khác?
Trả lời: BẢO VỆ HỒ NƯỚC
1 Các giá trị là:
- Bảo vệ nguồn nước trước các tác động tự nhiên
- Ngăn chặn sự bay hơi của nước trong hồ
- Tiết kiệm kinh phí thực hiện so với các giải pháp khác
Trang 132 Vật màu đen hấp thụ bức xạ nhiệt mạnh hơn các vật màu khác, do đó
những quả bóng màu đen sẽ thu nhiệt từ mặt trời chiếu vào hồ nước làm nhiệt độ của nước ổn định và giảm sự bốc hơi nước trong hồ
Bài 4 – VẬN CHUYỂN XĂNG
Kiến thức bộ môn: Dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt.
Xăng là chất rất nhạy bắt lửa, có thể bắt lửa ở nhiệt độ dưới 210C Mặt khác nồng độ xăng dầu trong không gian ở mức từ 1% đến 6% là rơi vào trạng thái dễ cháy nổ
Các bồn chứa xăng phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt, trong
đó bắt buộc các thùng phi hay bồn chứa xăng đều phải làm bằng kim loại Các thùng này rất nặng gây khó khăn khi vận chuyển nhưng vì yêu cầu an toàn chúng ta không thể dùng các thùng nhựa nhẹ và tiện lợi hơn để vận chuyển xăng
Câu hỏi: VẬN CHUYỂN XĂNG.
1 Vì sao các bồn xăng thường được sơn một lớp nhũ màu trắng sáng?
2 Lí do chủ yếu bồn chứa xăng làm bằng sắt mà không làm bằng nhựa là gì?
A Sắt dẫn nhiệt tốt hơn nhựa
B Sắt bền hơn nhựa
C. Sắt dẫn điện tốt, nhựa không dẫn điện
D Sắt không bị xăng ăn mòn
Trang 143 Với cùng một lượng xăng và cùng một quãng đường vận chuyển, người lái
xe thấy rằng vào mùa đông ô tô vận chuyển đã tiêu tốn nhiều dầu hơn vào mùa hè Em hãy nêu nguyên nhân của vấn đề này
4 Vì sao khí thải từ động cơ xe có thể phát tán rất rộng trong không khí và
có thể xâm nhập vào phổi của người đi đường?
Trả lời: VẬN CHUYỂN XĂNG.
1 Vật màu sáng và bề mặt nhẵn hấp thụ nhiệt kém vì vậy các bồn xăng được
sơn lớp nhũ trắng sáng sẽ đỡ bị nóng hơn là không sơn màu hoặc sơn màu tối khác Ngoài ra, việc sơn nhẵn giúp bồn xăng giảm ma sát với không khí khi vận chuyển do đó đỡ phát sinh ra nhiệt
2 Chọn C.
3. Mùa đông nhiệt độ thấp, nhiệt lượng nhiên liệu dầu tỏa ra sẽ bị hao phí nhiều hơn để làm nóng động cơ; nhiệt lượng tỏa ra môi trường không khí cũng lớn hơn Do đó mùa đông động cơ xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn
4. Khí thải là các hạt nhỏ bé và chuyển động không ngừng trong không khí Khi người đi đường hít phải, các hạt khí thải lẫn trong không khí có thể xâm nhập vào phổi người vì chúng rất nhỏ
Bài 5 – BỨC TƯỜNG LỬA.
Kiến thức bộ môn: Đối lưu.
Dùng lửa dập lửa.
Để dập tắt một đám cháy trên đồng cỏ hay đám cháy rừng chúng ta có thể dùng một đám cháy khác Ta sẽ dùng lửa đốt ngay từ phía trước đầu hướng của đám cháy lây lan đến để hai ngọn lửa tiến giáp lại với nhau; một bức tường lửa được dựng lên để ngăn chặn sự lây lan của lửa!
Trang 15Phương pháp nghe có vẻ không hợp lí nhưng nó thực sự hiệu quả và khoahọc Khi cháy rừng, từ ngọn lửa nhỏ sẽ bắt cháy lớn dần và lan rộng Lớpkhông khí gần ngọn lửa sẽ bị làm cho nóng lên, chúng sẽ nở ra và trở nên nhẹhơn Thế nên sản phẩm nóng của sự cháy không ở lại nơi chúng hình thành mà
bị không khí mới đẩy lên phía trên một cách nhanh chóng Quá trình này cứtiếp tục khiến ngọn lửa ngày càng lan rộng và dữ dội hơn Ta đốt rừng về phíangược lại, để cho hai bức tường lửa gặp nhau Ngọn lửa mới sẽ cướp đoạt vậtliệu cháy của đám cháy rừng, khiến đám cháy rừng bị tắt
Tuy nhiên, cách làm này phải thực hiện đúng thời điểm Ở khu vực đã định sẵn vị trí đốt để tạo ra bức tường lửa phải đợi đến khi có luồng không khí thổi
về phía đám cháy thì mới được đốt lửa, nếu đốt lửa không đúng thời điểm sẽ càng tạo ra nguy hiểm lớn hơn
(Phỏng theo Vật Lí Vui – Quyển 2, trang 176)
Câu hỏi: BỨC TƯỜNG LỬA.
1 Bằng kiến thức về sự đối lưu em hãy giải thích vì sao khi cháy, ngọn lửa
luôn có xu hướng bốc lên cao?
2 Để dập tắt đám cháy bằng một đám cháy khác cần phải thực hiện đúng
thời điểm Thời điểm để đốt lửa là khi nào? Tại sao phải đốt lửa vào thờiđiểm đó?
3 Tại sao đốt lửa không đúng thời điểm sẽ rất nguy hiểm?
Trả lời: BỨC TƯỜNG LỬA.
1.- Khi lửa cháy, phần không khí xung quanh ngọn lửa bị đốt nóng sẽ nở ra,
nhẹ đi và bốc lên cao
- Không khí lạnh hơn bên ngoài sẽ tràn về phía ngọn lửa, luồng không khí này mang nhiên liệu cháy đến nuôi ngọn lửa đồng thời tiếp tục bị đốt cháy và bốc lên cao
Trang 16- Sự đối lưu liên tục của các dòng không khí đã làm ngọn lửa luôn bốc lên cao khi cháy.
2 – Thời điểm đốt lửa là khi xuất hiện luồng không khí thổi về phía đám cháy
cũ mà còn tạo ra những đám cháy mới ngày càng lan rộng hơn
Bài 6 – ONE – SEVEN Kiến thức bộ môn: Dẫn nhiệt, đối lưu.
có kích thước đồng đều nhau Khoảng cách ném tối ưu (lên tới 25m) của phương pháp chữa cháy Một – Bảy bắt nguồn từ sự giảm sức
ép, từ đó làm tăng lượng bọt khí tại áp suất xung quanh và tạo ra các hạt bọt có động năng cao
Các bọt foam lấy năng lượng từ khí đang cháy trong quá trình chúng bốc hơi, giúp làm nguội nhanh chóng Nhờ vào kích cỡ phù hợp và đồng nhất của các hạt bọt, những tia hồng ngoại – một trong những hiệu ứng sản sinh ra nhiệtbức xạ - bị hấp thụ hết, tăng khả năng làm nguội
Trang 17Phương pháp này có thể được sử dụng trong tất cả các loại đám cháy Với việc
sử dụng bằng tay rất dễ dàng, nó tăng độ an toàn cho những người làm công tác cứu hoả
Nhờ vào năng lượng động lực cao, phương pháp chữa cháy Một – Bảy có thể tới được chỗ nhiên liệu đang cháy một cách trực tiếp, bám chặt lấy nó, xoá
đi các tác nhân gây cháy Áp lực bề mặt nhẹ và khả năng thẩm thấu cao của phương phương tiện chữa cháy tạo nên khả năng thấm nhanh và sâu của nó vào trong nhiên liệu cháy, làm nguội nhanh phần bên trong của nhiên liệu,
ngăn ngừa sự bắt lửa lại ( Theo Dantri.com)
Câu hỏi: ONE – SEVEN.
1 Nêu các ưu điểm của phương pháp chữa cháy One – Seven?
2 Nguyên tắc dập tắt đám cháy của phương pháp One – Seven chủ yếu là gì?
A Dùng động năng của nước để thổi tắt ngọn lửa
B Các hạt nhỏ sẽ xóa đi các tác nhân gây cháy
C Dùng vòi phun để tạo ra các hạt bọt foam
D Giảm nhiệt độ cuả đám cháy và nhiệt độ của nhiên liệu cháy
3 Giải thích tại sao khi cháy ngọn lửa luôn bốc lên cao?
Trả lời: ONE – SEVEN.
1.Tùy học sinh, có thể nêu các ý sau:
- Hiệu quả cao vì tăng khả năng làm nguội đám cháy
- Sử dụng được với tất cả các loại đám cháy
- Thực hiện dễ dàng và an toàn
Trang 18- Khoảng cách ném tối ưu.
- Ngăn ngừa sự bắt lửa trở lại của nhiên liệu cháy
2 Chọn D.
3 Xem câu 1, bài 5 : Bức tường lửa
Bài 7 – CHƯỜM NÓNG, CHƯỜM LẠNH.
Kiến thức bộ môn: Dẫn nhiệt, nguyên lí truyền nhiệt.
Chườm nóng, chườm lạnh là những thủ thuật đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và một số trường hợp chấn thương
Tác dụng của việc chườm nóng là làm cho bệnh nhân ấm; làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu,
sự thư giãn hoặc làm tăng tuần hoàn tại chỗ, làm giảm sự sung huyết ở sâu
Chườm lạnh giúp làm giảm sự xuất huyết hay phản ứng viêm nhiễm khuẩn; làm giảm đau do làm chậm sự dẫn truyền thần kinh và giúp hạ nhiệt độ
Câu hỏi: CHƯỜM NÓNG, CHƯỜM LẠNH.
Trong các trường hợp sau đây, việc thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh
có hợp lí hay không? Em hãy nêu nhận xét của mình bằng cách đánh dấu X vào ô trống tương ứng đối với mỗi trường hợp trong bảng sau
Bạn An không may bị ngã, răng bạn ấy bị chảy máu
nên phải ngậm nước ấm để giảm đau