Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm, em đã nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá hiện trạng và định
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010-2020”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên, 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010-2020”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Lớp : k43_QLĐĐ _N01 Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Văn Hiểu
Khoa Quản lý Tài nguyên – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết của mỗi sinh viên, nhằm vận dụng và củng cố những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên
trường Đại học Nông Lâm, em đã nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2020”
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Lĩnh đã hoàn thành Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Quản Lí Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ cho em trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths Nguyễn Văn Hiểu Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Lĩnh
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành khoá luận này
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn
cổ vũ, động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu nên trong khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trà Lĩnh, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Đẩy
Trang 4ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Cơ cấu loại đất huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng năm 2010 30
Bảng 4.2: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Trà Lĩnh 31
Bảng 4.3: Thống kê diện tích đất chƣa sử dụng huyện Trà Lĩnh 35
Bảng 4.4: Phân bố diện tích các loại đất chƣa sử dụng ở các xã và thị trấn huyện Trà Lĩnh 36
Bảng 4.5: Biến động đất chƣa sử dụng của huyện giai đoạn 2005 - 2010 38
Bảng 4.6: Một số các lớp đối tƣợng trên bản đồ 42
Bảng 4.7: Mô tả dữ liệu thuộc tính 43
Bảng 4.8: Các loại đất huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 47
Bảng 4.19: Đặc tính chung của đất chƣa sử dụng 50
Bảng 4.10: Cây trồng thích nghi với từng loại đất 51
Bảng 4.11: Cây trồng thích nghi với từng độ dốc 52
Bảng 4.12: Cây trồng thích nghi với độ dày tầng đất 53
Bảng 4.14: Các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn 57
Trang 5iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 3.1: Phương pháp GIS trong đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng
đất chưa sử dụng 20
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Trà Lĩnh 22
Hình 4.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Trà Lĩnh 35
Hình 4.3: Bản đồ phân bố các loại đất chưa sử dụng huyện Trà Lĩnh 37
Hình 4.4: Cửa sổ nhập thông tin không gian cho lớp đối tượng 40
Hình 4.5: Cửa sổ chuyển đổi dữ liệu không gian 41
Hình 4.6: Cửa sổ bản đồ lớp giao thông đã được chuẩn hóa và chuyển đổi 41
Hình 4.7: Cửa sổ tạo thêm trường cho bảng thuộc tính 43
Hình 4.8: Cửa sổ lựa chọn các đối tượng 44
Hình 4.9: Cửa sổ nhập thông tin cho các đối tượng 44
Hình 4.10: Cửa sổ dữ liệu thuộc tính các đối tượng 45
Hình 4.11: Bản đồ các loại đất huyện Trà Lĩnh 46
Hình 4.12: Bản đồ độ dốc huyện Trà Lĩnh 48
Hình 4.13: Bản đồ độ dày tầng đất huyện Trà Lĩnh 49
Hình 4.14: Bản đồ cây trồng thích nghi với từng loại đất huyện Trà Lĩnh 51
Hình 4.15: Bản đồ cây trồng thích nghi độ dốc huyện Trà Lĩnh 52
Hình 4.16: Bản đồ cây trồng thích nghi độ dày tầng đất huyện Trà Lĩnh 53
Hình 4.17: Chọn chức năng để chồng ghép bản đồ 55
Hình 4.18: Cửa sổ chồng ghép bản đồ 55
Hình 4.19: Bản đồ chồng ghép 56
Hình 4.20: Bản đồ định hướng sử dụng đất chưa sử dụng 58
Trang 6iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Hệ thống thông tin địa lý
Trang 7v
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý NGHĨA 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC 4
2.1.1 Cơ sở pháp lý 4
2.1.2 Cơ sở lý thuyết 4
2.2 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 15 2.2.1 Nghiên cứu sử dung đất trên thế giới 15
2.2.2 Nghiên cứu sử dụng đất ở Việt Nam 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 19
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 19
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu điều tra 20
3.3.3 Phương pháp GIS trong đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng 20
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.2 Các nguồn tài nguyên 24
Trang 8vi
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
4.1.4 Thực trạng môi trường 29
4.1.5 Đánh giá tổng quan những thuận lợi và khó khăn của huyện 29
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 30
4.2.1 Thực trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu 30
4.2.2 Thực trạng đất chưa sử dụng của khu vực nghiên cứu 35
4.3 ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 39
4.3.1 Quy trình chung 39
4.3.2 Định hướng sử dụng đất chưa sử dụng chưa sử dụng theo hướng phát triển bền vững 46
4.3.3 Định hướng sử dụng đất cho đất chưa sử dụng 51
4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CHO ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 58
4.5.1 Cơ chế chính sách 58
4.5.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 59
4.5.3 Giải pháp về vốn 60
4.5.4 Giải pháp giao thông, thủy lợi 60
4.5.5 Giải pháp kỹ thuật 60
4.5.6 Giải pháp về công tác quản lý đê điều và phòng chống, bão 61
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1 KẾT LUẬN 62
5.1.1 Hiện trạng đất chưa sử dụng của huyện Trà Lĩnh 62
5.1.2 Kết quả đánh giá phân hạng thích nghi đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 62
5.1.3 Định hướng sử dụng đất chưa sử dụng đến năm 2020 63
5.2 ĐỀ NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 91
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ
là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh
tế, xã hội, không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông- lâm nghiệp Chính vì vậy sử đất đất nông nghiệp
là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, con người đã làm giảm dần tính bền vững của chúng Cùng với sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ giảm về số lượng và chất lượng Con người
đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai Hiện nay việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng, đảm bảo một môi trường sinh thái ổn định đang là một vấn đề mang tính toàn cầu Thực chất mục tiêu chính là đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường
Ở Việt Nam, tại các khu vực trung du miền núi, diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều, khả năng khai thác mở rộng diện tích là rất lớn Nhưng việc thâm canh, sử dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng năng suất cây trồng tăng hiệu quả sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở hạ tầng kém, trình độ dân trí còn chưa cao, thiếu vốn sản xuất, phong tục tập quán còn lạc hậu,… Do đó để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở các vùng có điều kiện dặc biệt khó khăn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu và đồng bộ
Đất chưa sử dụng chủ yếu phân bố ở ven biển, đồi núi, các khu vực có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, Dân cư tập trung thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp, trên thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác bất hợp lý,… Dẫn đến đất chưa sử dụng ngày càng có xu hướng tăng Để giải quyết vấn đề này cần phải đánh giá thực trạng
sử dụng đất và định hướng sử dụng hợp lý các vùng đất chưa sử dụng Điều này có
Trang 10vụ - du lịch Nhưng trên thực tế Trà Lĩnh lại gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, do địa hình phức tạp, thành phần dân số chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ học vấn và trình độ dân trí còn thấp,… Hiện nay huyện đang được Đảng và Nhà nước đầu tư các dự án, chương trình như 135, đặc biệt là thực hiện chương trình nông thôn mới Nhưng các dự án chưa tập trung nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất hợp lý đối với đất chưa sử dụng
Với sự ra đời của hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ Việc áp dụng GIS đã trở thành nhu cầu thiết yếu, trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý, hầu hết các lĩnh vực quản lý các hệ thống tài nguyên thiên nhiên trong đó có môi trường, quản lý đất đai là nhưng lĩnh vực ưu tiên hàng đầu
Việc ứng dụng công nghệ GIS vào đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất, làm cơ sở cho việc sử dụng đất hiệu quả và lâu bền, xây dựng một nền nông nghiệp đa canh là nhu cầu bức thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay nói chung và huyện Trà Lĩnh nói riêng
Đi từ thực tế trên, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường và dưới sự
hướng dẫn Ths Nguyễn Văn Hiểu, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng GIS đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng
Trang 113
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Ứng dụng GIS để đánh giá hiện trạng đất chưa sử dụng của huyện để từ đó
có kế hoạch khai thác và sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp
Định hướng khai thác, sử dụng đất chưa sử dụng để làm cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
1.3 Ý NGHĨA
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu
- Bổ sung tư liệu cho học tập
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững
Trang 124
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1 Cơ sở pháp lý
2.1.1.1 Các văn bản quy định trong quản lý và sử dụng đất
- Luật Đất đai 2013 được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN);
- Thông tư 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/07/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-
CP ngày 15/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác
và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường
2.1.1.2 Các văn bản quy định về đất chưa sử dụng
- Luật Đất đai 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ
về thi hành Luật Đất đai
2.1.2 Cơ sở lý thuyết
2.1.2.1 Khái niệm về đất đai
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người, con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm từ đất
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng “Đất là vật thể tự nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là: “Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian” Tuy vậy, khái niệm
Trang 135 này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên ( Nguyễn Thế Đặng và cộng sự, 1999) [5]
Theo Luật đất đai 1993 [ 7] của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì: “Đất đai vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở, kinh tế văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta
đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất đai như ngày nay”
a) Khái niệm đất chưa sử dụng
Theo quy định của Luật Đất đai:
- Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là khu dân cư nông thôn, chuyên dùng và nhà nước chưa giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài (Luật Đất đai, 1993) [9]
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng (Luật Đất đai, 2003) [8]
Theo Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP [3] quy định chia đất chưa sử dụng làm 3 loại:
+ Đất bằng chưa sử dụng;
+ Đất đồi núi chưa sử dụng;
+ Núi đá không có rừng cây
b) Nguyên nhân hình thành đất chưa sử dụng
Qua nghiên cứu các tác giả Việt Nam đã nhận xét:
- Việt Nam đồi núi chiếm ¾ diện tích, có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ngắn và dốc, lượng mưa lớn tập trung theo mùa do đó hiện tượng xói mòn và rửa trôi xảy ra mạnh mẽ chính vì vậy đã làm tăng nhanh diện tích đất chưa sử dụng
- Môi trường đất Việt Nam thương bị tác động của các hiện tượng rửa trôi, ngập úng, thương xuyên bị nhiễm phèn nhiễm mặn và các chất hóa học độc hại từ
Trang 146 hoạt động công nghiệp hay chất bảo vệ thực vật Đã làm mất di hàng triệu tấn mùn
và các chất dinh dưỡng có giá trị, nhiều vùng đã hình thành đất xói mòn trơ sỏi đá (Tôn Thất Chiểu, 1995) [2]
Theo Nguyễn Đình Bồng (1995) [1] đất chưa sử dụng có các nguồn gốc hình
thành khác nhau:
- Hình thành do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Khí hậu quá nóng, lạnh; quá khô, ẩm ướt; đất quá dốc; quá mỏng hoặc quá dày làm cho thực vật không thể sinh trưởng, phát triển, làm cho con người không thể khai thác sử dụng cho các mục đích nông, lâm nghiệp
- Hình thành do bị khai thác quá mức như: Chặt rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy, du canh du cư, quảng canh, sự quản lý của cán bộ còn kém, chưa áp dụng các biện pháp quản lý đất vì vậy làm cho đất ngày càng suy thoái dẫn đến đất bị mất khả năng sản xuất
- Hình thành do hậu quả khai khoáng đã làm cho lớp đất mặt không được phục hồi hoặc do bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động công nghiệp
- Hình thành do hậu quả chiến tranh để lại như bom, mìn, chất hóa học,… Theo (FAO 1987) [14] tổng kết đất bị mất khả năng sản xuất do xói mòn và thoái hóa trên đất dốc ở các nước nhiệt đới ẩm có liên quan tới những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội:
- Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng hình thành đất chưa sử dụng Các khu vực nằm trong vùng nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về vấn đề này, lượng mưa tập trung không đồng đều, có tháng lượng mưa rất ít làm hạn chế phát triển dẫn đến thoái hóa đất Nhưng có tháng lượng mưa lại rất lớn, cường độ của gây xói mòi rửa trôi Địa hình dốc, đất đai chất lượng kém, manh mún dẫn đến tình trạng canh tác theo phương thức du canh, du cư gây ảnh hưởng lớn tới đất
- Các vấn đề về kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân góp phần làm tang diện tích đất chưa sử dụng Đặc biệt là sự tăng nhanh dân số là một sức ép lớn đối với đất đai, làm cho đất đai ngày càng thiếu về số lượng cũng như chất lượng Các biện pháp sử dụng đất trên đất dốc không hợp lý, đồng thời không cải tạo đất sẽ dẫn đến
Trang 157 xói mòn đất, cường độ sử dụng đất quá lớn làm cho đất không còn khả năng phục
hồi, đất bị khô cằn ngày càng hoang mạc hóa Một bộ phận người dân nhận thức
còn hạn chế vì vậy làm cho công tác tuyên truyền kiến thức về sử dụng đất, bảo vệ
và cải tạo đất còn gặp khó khăn
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2013) [19]:
- Chăn thả tự do: Hình thức chăn nuôi rất phổ biến ở vùng núi là thả rông súc
vật dẫn đến tình trạng đi đâu phá đấy, tàn phá đồng cỏ, cây cối, phá hủy đất đai làm
cho nhiều cánh rừng, nương rẫy dần biến thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai
bị xói lở, trai cứng
- Chọn cách trồng không đúng: Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác
nhau, chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm hỏng đất đai, đã biến nhiều nơi
thành hoang hóa
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1993) [11] đã xác định nguồn gốc
hình thành của đất chưa sử dụng gồm các nguyên nhân:
- Đất chưa sử dụng hình thành do khai thác nương rẫy: Các vùng núi của
Việt Nam phương thức canh tác này rất phổ biến, ở đây chủ yếu là canh tác nương
rẫy đó là biện pháp sử dụng đất tại các khu vực có độ dốc lớn
- Đất chưa sử dụng hình thành do quảng canh, đất bị thoát hóa, không còn
khả năng sản xuất: Việc canh tác dựa vào quảng canh nghĩa là tăng sản lượng nông
sản bằng cách mở rộng diện tích với cơ sở vật chất - kỹ thuật kém, trình độ kỹ thuật
lạc hậu chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên của đất đó là một tác hại không nhỏ
-Đất chưa sử dụng hình thành do du canh du cư: Sau chiến tranh nước ta xảy
ra tình trạng du canh du cư rất phổ biến
- Đất chưa sử dụng hình thành do khai thác lâm sản bừa bãi: Hiện nay các khu
rừng tự nhiên của Việt Nam đang trong tình trạng suy kiệt hết sức nghiêm trọng
Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái
Khái niệm hệ sinh thái: Là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua
lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định
Trang 168
da dạng về loài và các chu trình vật chất Hệ sinh thái có thể có các trạng thai chính là: Trạng thái cân bằng, trạng thái bất cân bằng và trạng thái ổn định
Hệ sinh thái nông nghiệp:
Định nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái, là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con người tạo ra
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống các hệ sinh thái phụ: Đồng ruộng cây hanhg năm, vườn cây ăn quả, các khu rừng lâm nghiệp, các đồng cỏ chăn nuôi, khu dân cư Trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là là thành phần trung tâm quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm: Nông trường, nông trại và hợp tác xã
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái tương dối đơn giản về thành phần và đồng nhất về cấu trúc, cho nên nó kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách khác, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái chưa cân bằng Bởi vậy, các
hệ sinh thái nông nghiệp dược duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người đê bảo vêh hệ sinh thái mà con người đã tạo ra và cho là hợp lý Nếu không qua diễn thế tự nhiên, nó sẽ quay về trạng thái hợp lý của nó trong tự nhiên
Hệ sinh thái nhân văn:
Định nghĩa: Hệ sinh thái nhân văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường Khái niệm này dựa trên quan điểm cho rằng có mối quan hệ giữa hệ thống giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên Những mối quan hệ này ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và đến những tác động môi trường do con người gây ra
Ở Việt Nam nghiên cứu về hệ sinh thái nói chung: Hệ sinh thái nông nghiệp;
hệ sinh thái nhân văn nói riêng là những nhánh nghiên cứu mới, xuất hiện từ thập kỷ
80 với các công trình: Hệ sinh thái nông nghiệp Đào Thế Tuấn (1984); Hệ sinh thái nông nghiệp Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam: (Lê Trọng Cúcvà cs, 1990) [4]
Sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa người với đất đai Mục tiêu con người trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng đất
Trang 179 đai một cách khoa học hợp lý Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của Quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội, việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp
Sự phát triển bền vững như vậy trong sử dụng đất là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội Fao (1976) [12] đã đưa ra những chỉ tiêu
cụ thể cho sử dụng nông nghiệp bền vững là:
- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp
- Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá
vỡ chức năng của các chu kỳ sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường
Quản lý bền vững về đất đai bao gồm các công nghệ chính sách về hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì nâng cao sản lượng
- Giảm tối thiểu rủi ro trong sản xuất
- Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên va ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng đất đai
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế
- Có thể chấp nhận về mặt xã hội
Từ những nguyên tắc chung trên ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu:
Trang 18Sử dụng đất bền vững phải phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương thì được cộng đồng ủng hộ, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất phải được bảo vệ được
độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa và bảo vệ môi trường sinh thái
Giữ đất được thể hiện bằng sự giảm thiểu chất lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép
Muốn độ phì nhiêu đất tăng dần bắt buộc sự quản lý bền vững càng bền chặt
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện nay, thông qua sự xem xét và đánh giá theo yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng sử dụng đất
Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững Các quan điểm cụ thể sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở phát triển nông nghiweepj bền vững là:
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sả xuất hàng hóa và đạt hiệu quả cao
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm trong điều kiện kinh tế hộ nông dân trong điều kiện ít đất
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa trong các hộ
là khuyến khích các hộ ra sức khai thác đất đai trong gia đình họ phát triể mô hình canh tacs mới ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và quả lý để không ngừng nâng cao hiệu quả và tỷ suất hàng hóa trong một đơn vị diện tích
Trang 19sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật
2.1.2.2 Hệ thống thông tin địa lý
a) Khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp, tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 của thế kỉ trước nhưng cho tới nay đã được ứng dụng rộng khắp trên toàn thế giới và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Từ các thong tin bản đồ và các thông tin thuộc tính lưu trữ ta có thể dễ dàng tạo ra các loại bản đồ và tài liệu để cung cấp một sự nhìn nhận có hệ thống và tổng thể, nhằm thu nhận và quản lý thông tin vi trí có hiệu quả, cho phép các nhà lãnh đạo thực hiện tốt hơn công việc lập kế hoạch và trợ giúp quyết định Hệ thống thông tin địa lý quả trị vị trí địa lý gắn liền với các số liệu
riêng rẽ khác có liên quan đến nó
Định nghĩa về GIS rất đa dạng, nhìn chung GIS là một tập hợp có tổ chức các phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhận dữ liệu, lưu trữ, quản lý, xử lý phân tích và hiển thị các thong tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của on người đặt ra Trong đó, thành phần quan trọng nhất là người sử dụng, nhân tố điều hành hoạt đọng của hệ thống GIS
Các phần mềm GIS phát triển trên nền tảng của các tiến bộ công nghệ máy tính, đồ họa máy tính, phân tích dữ liệu không gian và quản lý dữ liệu GIS được ứng dụng đầu tiên ở Canada để xử lý các thông tin về nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và hoang dã Từ những năm 80 trở lại đây, công nghệ GIS đã trở thành
Trang 2012 một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và trợ giúp đưa ra quyết định GIS lưu trữ thông tin dạng số và thể hiện các đối tượng bằng hình ảnh dựa trên các thong tin thuộc tính của hình ảnh
Ngày nay công nghệ GIS đang phát triển mạnh theo hướng tổ hợp và là một công cụ đa ngành, nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng, kỹ thuật GIS được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
Có tài liệu lại cho rằng: GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp
- Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý
- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu
Trang 2113 không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu
- Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc
- Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức
c) Chức năng của GIS
GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường và các phép phân tích thống kê, phân tích không gian
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dữ liệu không gian đã tiến những bước dài: Từ hỗ trợ lập bản đồ (CAD mapping) sabg hệ thống thong tin địa
lý (GIS) Cho đến nay cùng với việc tích hợp các khái niệm của công nghệ thông tin như hướng đối tượng, GIS đang có bước chuyển từ cách tiếp cận cơ sở dữ liệu (database approach) sang hướng tri thức (knowledge approach)
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thông quản lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý, tri thức này được thể hiện qua các tập thông tin:
+ Các bản đồ: Giao diện trực tuyến với dữ liệu địa lý đẻ tra cứu, trình bày kết quả và sử dụng như là một nền thao tác với thế giới thực
+ Các tập thông tin địa lý: Thông tin địa lý dạng file và dạng cơ sở dữ liệu gồm các yếu tố mạng lưới, topology, địa hình và thuộc tính
+ Các mô hình xử lý: Tập hợp các mô hình xử lý để phân tích tự động
+ Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ nhanh hơn là một cơ sở dư liệu thông thường bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống như các hệ thông tin khác Lược đồ, quy tắc và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò rất quan trọng
+ Metadata: Hay tài liệu miêu tả dữ liệu, cho phép người sử dụng tổ chức, tìm hiểu và truy nhập được tới tri thức địa lý
Trang 2214 Ứng dụng của GIS trong các ngành: Vì GIS thiết kế như một hệ thông chung
để quản lý dữ liệu không gian nó có rất nhiều ứng dụng trong quy hoạch đô thị và môi trường tự nhiên như là: Quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hỏa và y tế
d) Khả năng ứng dụng GIS trong quản lý và đánh giá đất
Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai:
+ Quản lý thông tin sử dụng đất vì nó cho phép tạo và duy trì dữ liệu những thửa đất những dự án đất và tình hình sử dụng đất
+ Cho phép nhập thêm, phục hồi dữ liệu như thuế đất, dự án sử dụng đất, mã đất dễ dàng hơn rất nhiều so với thời dung bản đồ giấy
Ứng dụng GIS trong đánh giá đất: Đánh giá đất để phục vụ quy hoạch, đánh giá để định hướng loại hình sử dụng đất
2.1.2.3 Phần mềm ArcGIS
a) Giới thiệu về phần mềm ArcGIS
ArcGIS là một hệ thống phần mềm cung cấp một giải pháp tổng thể về hệ thống thông tin địa lý, bao gồm nhiều modul khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho mọi
tổ chức từ những người sử dụng đơn lẻ cho đến hệ thống có tính toàn cầu
ArcGIS lưu trữ và quản lý dữ liệu địa lý ở nhiều khuôn dạng Ba mô hình dư liệu cơ bản mà ArcGIS sử dụng là vector, raster và TIN Ngoài ra người dùng có thể nhập dữ liệu bảng vào GIS
b) Tổ chức dữ liệu trong arcGIS
- Vector modul: Một cách để biểu diễn các hiện tượng địa lý là dùng points, lines và polygons Mô hình vector dùng chủ yếu để mô tả và lưu trữ những đối tượng rời rạc như nhà, đường ống, đường bao thửa…
- Raster modul: Trong raster modul, thế giới được biểu diễn như một bề mặt được chia thành những ô lưới bang nhau Raster modul được dung để lưu trữ và phân tích dữ liệu liên tục trên một vùng nào đấy Mỗi ô ảnh chứa một giá trị có thể
Trang 2315 biểu diễn cho một giá trị đo được Dữ liệu raster gồm các loại ảnh (hàng không, vệ tinh, ảnh quét dùng để số hóa, làm nền) và grid (dùng để phân tích và lập mô hình)
- TIN models: Trong một mô hình mạng các tam giác bất thường, thế giới được biểu diễn dưới dạng một tam giác kết nối với nhau qua các điểm với giá trị x,
y và z TIN models là cách lưu trữ và phân tích bề mặt rất hiệu quả Cũng như ảnh raster, có thể bổ sung các tập dữ liệu TIN vào bản đồ trong ArcMap và quản lý chúng bằng Arctacalog
- Dữ liệu dạng bảng: Có thể xem GIS như là một cơ sở dữ liệu hình học Cũng giống như các cơ sở dữ liệu khác, ArcGIS cho phép kết nối các bảng dữ liệu với nhau
c) Khả năng của phần mềm ArcGIS
- Phần mềm ArcGIS cung cấp nhiều chức năng để có thể: Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các mối quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu
- Thực hiện chồng lớp các véc tơ, tính xấp xỉ và phân tích thống kê
- Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện đó
- Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định dạng
- Xây dựng những dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã để
tự động hóa các quá trình GIS…
2.2 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.2.1 Nghiên cứu sử dung đất trên thế giới
Đất chưa sử dụng trên thế giới cho đế nay vẫn chưa có số liệu thống kê một cách chính xác do còn liên quan tới các tác nhân hình thành, khả năng sử dụng của chúng
Theo tài liệu nghiên cứ của FAO (1997)[13] phần lớn diện tích đất trống đồi trọc tập trung ở các khu vực Bắc Mỹ, Châu Phi, và Châu Đại Dương
Song cũng đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đất trên thế giới:
Nghiên cứu: “Áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý tài nguyên đất bền vững tại Nigeria” của tác giả BO Nuga Mục tiêu cua việc đánh giá đất ở
Trang 2416 Nigeria là để tăng cường việc sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên đất Nhưng các phương pháp hiện tại của đánh giá đất ở Nigeria bị một số thiếu sót vốn có giới hạn hữu dụng của họ như là một công vụ để lập kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả
Do đó là sự cần thiết cho sự phát triển và áp dụng các phương pháp tpoots hơn, lợi dụng những tiến bộ gần đây trong công nghệ thông tin Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các hệ thống thông tin địa lý với các quy trình đánh giá đất đai, để cải thiện chất lượng của các quyết định đất đai, sử dụng đất bền vững và quản lý (BO Nuga, 2001)[16]
Nghiên cứu của nhóm tác giả Yaw A, Twumasi và Edmund C Merem,
(2005) [25] Với đề tài: “ứng dụng GIS trong quản lý đất: Các mặt chất lượng cao
để phát triển đất ở Trung Mississippi từ 1987-2002” Do ảnh hưởng của xu hướng
hiện nay về khả năng trong tương lai, để sản xuất các mặt hàng thực phẩm, có những lo ngại rằng tỉ lệ ngày càng tăng của đất nông nghiệp có thể làm xói mòn mất
đi sự bền vững của của đất kéo theo Bài viết này dùng một phương pháp tiếp cận quy mô hỗn hợp dựa trên các tài liệu hiện có Thông tin này được phân tích bằng thống kê mô tả cơ bản và GIS, kết quả cho thấy việc thay đổi dáng kể trong số lượng đất nông nghiệp và cá biến động khác liên quan đến sử dụng đất
“Nghiên cứu: “Đánh giá sự phát triển đất xây dựng đô thị tại thành phố Thượng Hải bằng công nghệ GIS và RS” của tác giả ZHNAG Xin-yi, Phòng thí
nghiệm Khoa học thông tin địa lý, Khoa Địa lý, Đại học Đông Trung Quốc, Trung Quốc Dựa trên các dữ liệu viễn thám đa thời gian và phân tích GIS, bài viết này phân tích sự thay đổi và mở rộng không gian đặc trưng của đất xây dựng đô thị tại thành phố Thượng Hải Tác giả đánh giá đồng thời dữ liệu không gian và các chỉ số phát triển kinh tế xã hội để thấy được quá trình mở rộng diện tích đô thị và xác định tích đô thị từ khu vực trung tâm thành phố phụ thuộc và các được quy mô và tốc độ
mở rộng diện chỉ số phát triển kinh tế xã hội của khu vực đó (ZHNAG Xin-yi, 2010) [15]
Nghiên cứu về: Ứng dụng GIS trong sử dụng và phát triển đất đai của một thành phố”, của nhóm tác giả R Laxmana Reddy, B Apoorva, S Snigdha, K
Trang 2517 Spandana (2013) [22] Bài viết này tập trung vào cách GIS có thể được áp dụng thiết lập, duy trì, và phân tích các đô thị và sử dụng đất thông tin vị trí và phát triển các ngành công nghiệp, cơ sở giáo dục, nhà ở, cấp nước, dịch vụ cơ sở vật chất, hệ thống thoát nước, vv Các nghiên cứu hiện nay liên quan đến việc ngoại ô Boduppal
và Pirzadiguda tại thành phố Hyderabadcủa bang Andhra Pradesh ở Ấn Độ
Nghiên cứu: “Ứng dụng GIS quản lý đất đai, một tổng quan về Ý”của tác giả
Paolo RONZINO (2011) [20] Đề tài nói về năng của GIS trong nghiên cứu đất đai
đó là việc chuyển đổi dữ liệu thành thông tin, để tích hợp các kiểu dữ liệu khác nhau,phân tích và mô hình hóa các hiện tượng xảy ra trên bề mặt trái đất, cung cấp một trình độ hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện quản lý đất đai trên ra quyết định tại chính trị, cấp hành chính và chiến lược
2.2.2 Nghiên cứu sử dụng đất ở Việt Nam
2.2.2.1 Các nghiên cứu về sử dụng đất ở Việt Nam
Từ lâu đời đất đai đã luôn được khai khẩn để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, song song với vấn đề đó là đất chưa sử dụng ngay càng được mở rộng,
do con người trong qua trình canh tác chỉ quan tâm đền tăng diện tích mà không nhận thức tới chất lượng đất, dần làm mất đi khả năng sản xuất của đất Chính điều này đã làm cho đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều
Thực tế, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm nhanh và đáng kể sau một thập niên Chỉ sau 5 năm tư năm 2000-2005, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa
từ 10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha Năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai, thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010 con số này chỉ còn 10% Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chưa sử dụng không còn nhiều Những năm gần đây nhiều địa phương đã áp dụng các phương thức canh tác tiến bộ, sử dụng kỹ thuật công nghệ trong quản lý, bảo vệ
và cải tạo đất (Tạp chí tài chính, 2013) [21]
Song song với quá trình điều tra nghiên cứu tài nguyên đất nói chung; việc điều tra xác định số lượng, đặc điểm phân bố và nghiên cứu đất đai trong phạm vi
Trang 2618 đất chưa sử dụng trên phạm vi cả nước cũng được tiến hành hóa Một số nghiên cứu
về đất ở Việt Nam như:
- Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Hà Anh Tuấn (2004) [24] Với để tài
“Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” Trên cơ sở đánh giá thực trạng và căn cứ vào kết quả phân tích khả năng thích hợp của từng loại đất chưa sử dụng cho các loại hình sử dụng đất tương tự
- Nguyễn Mộng Giao (2008) [17] Luận văn thạc sĩ nông nghiệp với đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc tính đất đai của vùng
và các loại hình sử dụng đất Từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
- Đầu những năm 90 trở lại đây do sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, ngành
địa chính nước ta bắt đầu ứng dụng các phần mềm khác nhau trong lĩnh vực đăng
ký đất đai, lập hồ sơ địa chính GIS có những đóng góp thiết thục trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai:
Vũ Thị Huyền Trang (2011) [23] Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” Bằng các phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa, sử dụng ảnh máy bay và ảnh viễn thám, xây dựng bản đồ hiện trạng từ tổng hợp các loại đất
từ bản đồ địa chính và kết hợp các phương pháp đánh giá biến động Xây dựng thành công bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ biến động đất đai tại các thời điểm khác nhau và đưa ra được những khu vực biến động để phục vụ cho các kì quy hoạch kế tiếp Đưa ra được thống kê diện tích đất đai của các loại hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng qua các năm
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Vũ Thị Hồng Hạnh (2009) [18] “ Xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên
- tỉnh Yên Bái” Qua điều tra, thu thập, nghiên cứu và phân tích về điều kiện tự nhiên
và đặc tính đất đai Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp dựa trên cơ sở của 6 chỉ tiêu phân cấp: Loại đất, độ dốc, chế độ tưới, thành phần
cơ giới, độ dày tầng đất và mức độ đá lẫn đối với loại đất canh tác
Trang 2719
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng kể cả
đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhưng hiện chưa đưa vào sử dụng của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
- Địa điểm: Đề tài được tiến hành tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Thời gian: Từ ngày 18 tháng 08 đến ngày 30 tháng 11 năm 2014
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng
trên toàn bộ địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng; Xác định diện tích đất chưa sử dụng của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
+ Thực trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu
+ Thực trạng đất chưa sử dụng của khu vực nghiên cứu
- Ứng dụng GIS trong đánh giá hiện trạng đất chưa sử dụng, xác định tiềm năng
và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020 cho các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Trà Lĩnh
+ Quy trình chung
+ Định hướng sử dụng đất chưa sử dụng chưa sử dụng theo hướng phát triển bền vững
+ Định hướng sử dụng đất cho đất chưa sử dụng
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất chưa sử dụng
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
- Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, địa mạo, thủy văn và các loại tài nguyên
Trang 2820
- Các dữ liệu về kinh tế - xã hội bao gồm: Dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, các hoạt động liên quan đến sử dụng đất
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Trà Lĩnh
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Số liệu điều tra được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel: Số liệu về hiện trạng sử dụng đất
3.3.3 Phương pháp GIS trong đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng
Hình 3.1: Phương pháp GIS trong đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng
Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính
2 Xây dựng cơ sở dữ liệu
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính cho các bản đồ đơn tính
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính cho bản đồ định hướng sử dụng đất chưa sử dụng
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và
thuộc tính cho bản đồ đất chưa sử dụng
Trang 2921 + Dữ liệu thuộc tính: Đặc tính, tính chất của đất chƣa sử dụng, các cấp độ dốc của đất, cấp độ độ dày tầng đất
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ
+ Xây dựng bản đồ đất chƣa sử dụng: Sử dụng phần mềm Microstation SE
để mở và xuất bản đồ sang phần mềm arcGIS
+ Bản đồ này sẽ đƣợc hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu không gian bằng phần mềm arcGIS
đó xây dựng từng loại bản đồ cây trồng thích nghi với tầng loại bản đồ đơn tính
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất cho đất chƣa sử dụng
Trang 3022
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Phía Bắc giáp với Trung Quốc
- Phía Đông Bắc giáp với huyện Trùng Khánh
- Phía Đông Nam giáp với huyện Quảng Uyên
- Phía Tây giáp với huyện Hà Quảng và phía Tây Nam giáp với huyện Hòa An
Trang 3123
Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu
tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ [6]
4.1.1.2 Địa hình
Trà Lĩnh là huyện miền núi, có địa hình khá phức tạp, tạo nên các khu, các vùng địa hình khác nhau Huyện Trà Lĩnh là khu vực thấp trũng so với các huyện xung quanh, đặc biệt thấp hơn nhiều so với nước bạn Trung Quốc, đã dẫn tới hiện tượng trữ nước, khí hậu á nhiệt đới thể hiện rõ rệt [6]
- Biên độ năm của nhiệt độ từ 130C - 14,50C
- Biên độ ngày nhiệt độ từ 70C - 80C
c Lượng mưa
Nằm trong vùng có lượng mưa trong khoảng từ 1.200 - 1.900 mm/năm Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô
d Chế độ ẩm của không khí
Huyện Trà Lĩnh có độ ẩm không khí khá cao, trung bình tháng biến thiên từ 70 80% Chênh lệch độ ẩm lớn giữa mùa mưa và mùa khô, về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm khá cao 80 -90%, mùa khô độ ẩm thấp hơn từ 60 - 65%, về mùa khô chế độ ẩm thấp, cây trồng thường thiếu nước vào vụ đông
Trang 32và nhập với sông thứ nhất bắt nguồn từ Hà Quảng Sông thứ ba nằm ở phía đông huyện bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các xã: Tri Phương, Quang Trung sang huyện Trùng Khánh Hệ thống sông suối của huyện có lưu lượng nước trung bình là Qmin = 2,7 m3/s, Qmax = 14 - 15 m3/s, ba nhánh sông trên với diện tích thu nước lớn đã đáp ứng cơ bản việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất của huyện [6]
4.1.2 Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Huyện Trà Lĩnh có tổng diện tích tự nhiên là 25.911.95 ha, có một số loại đất chính như sau:
- Đất phù sa trung tính ít chua bị ảnh hưởng Cacbonat(Pk)
- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính (Fdk)
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fdv)
- Đất xám Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất (Xfs)
- Đất xám feralit trên đá cát (Xfq)
- Đất mới biến đổi trung tính ít chua (CM)
- Đất nâu vàng trên đá vôi (Fxv)
- Đất nâu thẫm tích vôi (Vu)
- Đất glây trung tinh ít chua (Glu)
Ngoài 9 loại đất nêu trên được khai thác trong sản xuất nông lâm nghiệp, huyện Trà Lĩnh có diện tích núi đá vôi lớn với diện tích là 15.177, 15 ha chiếm
Trang 3325 59,06% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Khu vực núi đá vôi chủ yếu là rừng nguyên sinh, cây bụi và núi đá không có rừng cây [6]
4.1.2.2 Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Trà Lĩnh khá phong phú Lưu lượng dòng chảy các sông có sự ổn định, về chất lượng qua xét nghiệm cho kết luận nước sạch, không bị ô nhiễm
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thăm dò khảo sát địa, vật lý cho thấy ngay tại những vị trí khả quan nhất chỉ cho lưu lượng nước 1 lit/s ở độ sâu 100m [6]
4.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Là huyện có vị trí sinh khoáng đặc biệt nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương đặc trưng bởi loại khoáng chất là Mangan [6]
4.1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Trà Lĩnh có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Trên địa bàn huyện huyện có 04 dân tộc cùng sinh sống bao gồm: dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh; mỗi dân tộc vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống như các làn điệu dân ca như hát ru con, Si, Lượn
Với truyền thống cách mạng, nhân dân các dân tộc trong huyện cần cù sáng tạo, ý trí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn; kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được trong lao động sản xuất, huyện Trà Lĩnh sẽ có điều kiện để phát triển mạnh kinh tế xã hội trong thời gian tới [6]
Trang 3426
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện: Giai đoạn 2001-2005 đạt 11,3 %, giai đoạn 2006-2010 đạt 12%, năm sau tăng hơn năm trước Riêng năm
2010 ước đạt 18.334 tấn, tăng 1,2 lần so với năm 2006, bình quân lương thực là 460
kg /người/năm
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,6 tỷ đồng năm
2006 lên 32 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 18%/năm
Thương mại dịch vụ và du lịch phát triển đa dạng, nhanh cả về, quy mô hoạt động, hình thức kinh doanh Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 25%/năm Tăng từ 12,3 tỷ năm 2006 lên 37,3 tỷ năm 2010
sử dụng đất 1,2 lần Các loại cây trồng chính gồm: Lúa, ngô, rau đậu các loại
Cây lương thực: Là loại cây có diện tích gieo trồng lớn 3.760 ha, chiếm 90% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm Tổng sản lượng lương thực đạt 18.334 tấn (tăng 1,2 lần so với năm 2006), Bình quân lương thực đầu người đạt 460 kg
+ Ngành chăn nuôi:
Trang 3527 Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn năm 2009 là 27.934 con, trong đó: Đàn trâu 5.499 con, đàn bò 4.407 con, đàn lợn 18.028 con, đàn gia cầm 79.256 con
Thời kỳ 2006-2010, tổng đàn gia súc tăng bình quân mỗi năm 6%, trong đó đàn trâu tăng 5%, đàn bò tăng 8%, đàn lợn tăng 4,5%
- Ngành lâm nghiệp
Là huyện miền núi, tiềm năng phát triển kinh tế nông hộ từ nghề rừng của huyện còn lớn, đặc biệt công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được nhân dân hưởng ứng, công tác trồng rừng đang được triển khai trồng tập trung theo vùng, trồng đúng kỹ thuật, đúng thời vụ Nên độ che phủ của rừng tăng lên từ 48% năm 2006, lên 52% năm 2010 Tuy nhiên công tác giao đất, giao rừng cho người dân đã hoàn thành nhưng chưa phát huy được tiềm năng [6]
- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Thời kỳ 2006 - 2010 giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xây dựng tăng, bình quân tốc độ tăng trưởng 18%/năm Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ước đạt 32 tỷ đồng chiếm khoảng 25% trong cơ cấu kinh tế chung
của toàn huyện [6]
- Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển biến tích cực, trong đó ngành: Dịch vụ - thương mại và du lịch đạt tốc độ tăng trưởng khá, năm 2006 - 2010 bình quân tốc độ trưởng đạt trên 25%/năm Năm 2010, tỷ trọng của ngành chiếm 35% trong cơ cấu kinh tế của huyện, tạo thế và lực để huyện tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế theo hướng mở [6]
4.1.3.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số huyện Trà Lĩnh hiện có 21.576 người, chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh Mật độ trung bình 83 người /km2, cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh (80 người /km2)
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 trên địa bàn huyện đạt 9,5 triệu
đồng, bằng 85% so với thu nhập bình quân chung của tỉnh [6]
Trang 36- Đường huyện và đường giao thông nông thôn:
Các tuyến đường huyện và đường trong thị trấn đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, thuận lợi cho trao đổi hàng hoá và đi lại cho nhân dân trong huyện, đồng thời phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh
Hệ thống đường giao thông nông thôn: Đã đến được trung tâm các xã cả mùa khô và mùa mưa; có 42 km đường liên xã, 132 km đường liên thôn
b) Thủy lợi
Luôn ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người Đồng thời, tập chung chỉ đạo tu sửa, nạo vét kênh mương để đảm bảo nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp(Diện tích đất trồng lúa được tưới chủ động đạt gần 80% diện tích)
c) Năng lượng - Bưu chính viễn thông
- Năng lượng:
Đến nay toàn huyện đã có 8/10 xã thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia và khoảng 80% số hộ gia đình được sử dụng điện, tuy nhiên một số nơi chất lượng điện còn thấp
- Bưu chính viễn thông:
Bưu chính viễn thông của huyện những năm gần đây thông tin liên lạc được
thông suốt, góp phần thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện, cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân Toàn huyện có 10/10 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã (đạt 100%)
Trang 3729
d) Y tế
Năng lực của ngành được tăng cường cả về cơ sở vật chất, cũng như chất lượng khám chữa bệnh Hiện tại có 1 bệnh viện huyện với quy mô 50 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 10 trạm y tế của 10 xã, thị trấn với 86 giường bệnh
e) Văn hóa – thể thao
Văn hóa, thể thao được quan tâm và phát huy
f) Giáo dục - Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện Trà Lĩnh trong những năm qua đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Đến nay, có 10/10 xã, thị
trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở [6].
4.1.4 Thực trạng môi trường
Cảnh quan huyện Trà Lĩnh mang vẻ đẹp của vùng núi Đông Bắc.Tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của người dân chưa hợp lý đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Trong một thời gian dài việc bảo vệ rừng không được quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích rừng, các loài động thực vật quý hiếm giảm nghiêm trọng Đất bị xói mòn rửa trôi bề mặt, nghèo dinh dưỡng Do tập quán chăn thả gia súc, gia cầm và trong sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón hoá học, phun thuốc trừ sâu và tập quán canh tác lạc hậu cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường [6]
4.1.5 Đánh giá tổng quan những thuận lợi và khó khăn của huyện
4.1.5.1 Thuận lợi
- Phát triển KT-XH trong thời gian qua đạt kết quả khá tốt với hầu hết các chỉ tiêu đều vượt mức đề ra trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX Vì vậy, kinh tế -
xã hội có bước phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng được quan tâm trú trọng
- Đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp (Lúa, lạc, ngô, thuốc lá) và phát triển chăn nuôi gia súc; lâm nghiệp có tiềm năng với đặc sản hoa hồi cây ăn quả
- Có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng quặng Mangan, sản xuất vật liệu xây dựng Đặc biệt là có tiềm năng lớn để phát triển thương mại, du lịch
do có cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh và khu du lịch sinh thái hồ Thăng Hen
- Quốc phòng - an ninh được giữ vững