1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thực hành sự thấm thấu và tính thấm của tế bào

4 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 468,5 KB

Nội dung

Mục đích của cuốn sách: -Giúp giáo viên, học sinh thực hiện thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện kỹ năng thực

Trang 1

Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy và

học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao

Mục đích của cuốn sách:

-Giúp giáo viên, học sinh thực hiện thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học

-Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó học sinh biết tự đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học

Nội dung:

Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ bản: 1-Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với học sinh

2-Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất, thời gian để phục vụ cho bài thực hành

3-Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành

4-Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế)

5-Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng, biết thêm một số thông tin mới lạ, chuyên sâu

Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả Mọi ý kiến xin gửi tới:

Bùi Văn Thêm-Quế Nham-Tân Yên-Bắc Giang, ĐT: 0912.716.203 Buivanthembg@yahoo.com.vn

CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 10

Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao

1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6 TH đa dạng thế giới sinh vật 21

2 15 TH Một số thí nghiệm về Enzim 60 2 12 TN nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào 41

3 20 TH Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành 81 3 19

TH Quan sát tế bào dưới kính hiển vi Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

67

4 24 TH Lên men Etilic và Lactic 95 4 20 TN sự thẩm thấu và tính thấm của tế

bào

69

5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 110 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 89

6 31 TH Quan sát các kì của nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định 105

7 36 Thực hành: Lên men Etilic 123

8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125

9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật 141

10 47 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền

nhiễm ở địa phương

158

Trang 2

I-MỤC TIÊU

-Quan sát thấy hiện tượng thẩm thấu để củng cố kiến thức lí thuyết đã học

-Rèn luyện tính cần thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm, vận dụng lý thuyết để giải thích thực

nghiệm

II-CHUẨN BỊ

-Khoai lang sống và chín

-Đĩa petri, đèn cồn, cốc thủy tinh chịu nhiệt, nước cất, dung dịch đường đậm đặc

- 10 Hạt ngô đã ủ 1->2 ngày cho nảy mầm, dung dịch xanh mêtilen, đèn cồn, kính hiển vi, kim mũi mác, lamel, đĩa kính, lưỡi lam, …

III-NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1-Thí nghiệm sự thẩm thấu

B1- Khoai lang gọt hết vỏ, khoét bỏ ruột làm thành 2 chiếc cốc bằng khoai sống (A, B) và 1 chiếc cốc bằng khoai đã luộc chín (C) như các hình dưới

A B C

B2- Đặt các cốc làm bằng khoai vào 3 đĩa pêtri và đánh số A, B, C tương ứng như hình dưới

B3-Rót nước cất vào các đĩa pêtri, rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C, dùng đinh ghim gắn vào thành để đánh dấu mực nước (dung dịch) ban đầu Cốc A không đổ dung dịch đường (để rỗng) như sơ đồ dưới

B4-Để sau 24 giờ, quan sát sự thay đổi lượng dung dịch trong khoang của các cốc và giải thích

vì sao có sự thay đổi đó

BÀI 20 – THỰC HÀNH:

THÍ NGHIỆM SỰ THẨM THẤU

VÀ TÍNH THẤM CỦA TẾ BÀO (SGK SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.69)

Trang 3

+Trong khoang củ khoai A không có nước vào: Điều đó chứng tỏ không có sự thẩm thấu của nước cất vào trong khoang

Vì không có sự sai khác về nồng độ giữa 2 mặt của mô sống, không có sự thẩm thấu.

+ Trong khoang củ khoai B dung dịch đường dâng cao: Điều đó chứng tỏ nước cất đã thẩm thấu từ ngoài vào trong khoang

Nước cất có thế năng thẩm thấu cao hơn nước đường chứa trong củ khoai, Các tế bào củ khoai sống hoạt động như một màng bán thấm chọn lọc, nước chui từ ngoài vào trong khoang củ khoai làm cho dung dịch dâng cao.

+Dung dịch đường trong khoang C hạ thấp: chứng tỏ dung dịch đã thấm ra ngoài

Các tế bào củ khoai C đã bị nhiệt giết chết, chúng không còn hoạt động như màng bán thấm chọn lọc Dung dịch thấm tự do ra ngoài kết quả mức dung dịch trong khoang hạ thấp xuống.

Kết luận: Mô tế bào sống có sự thẩm thấu (tính thấm) chọn lọc, khi mô tế bào đã chết không có

sự thấm chọn lọc.

1-Thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và chết.

B1-Lấy 10 phôi hạt ngô đã nảy mầm tách lấy phôi, để lại 5 phôi sống còn 5 phôi cho vào ống nghiệm đun cách thủy khoảng 5 phút

B2- Cho cả 10 phôi vào ngâm trong dung dịch xanh mêtilen khoảng 2 giờ

B3- Vớt các phôi ra rửa sạch bằng nước, để riêng phôi sống vào 1 cốc, phôi chín vào 1 cốc B4-Cắt phôi thành các lát thật mỏng, đặt lát cắt lên phiến kinh (phôi sống lên phiến kính A, phôi chín lên phiến kính B), nhỏ 1 giọt nước cất và đậy lamen

B5- Lên kính quan sát, nhận xét sự khác nhau của tiêu bản ở 2 phiến kính, giải thích cho sự khác nhau đó

+ Ở phiến kính A (Tế bào của phôi hạt ngô còn sống): Các tế bào không có màu xanh của xanh mêtilen Điều này chứng tỏ tế bào không bị nhuộm màu

Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng, các chất không cần thiết bị ngăn lại.

+ Ở phiến kính B (Tế bào của phôi hạt ngô đã bị chết do luộc chín): Các tế bào có màu xanh của xanh mêtilen Điều đó chứng tỏ tế bào đã ăn màu hay màu đã thấm vào các tế bào

Tế bào đã chết mất khả năng thấm chọn lọc, các chất thấm tự do vào tế bào vì vậy tế bào bị nhuộm màu xanh củ xanh mêtilen.

Kết luận: Qua thí nghiệm chứng tỏ phôi sống (tế bào sống) chất nguyên sinh có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu, phôi chết (tế bào chết) chất nguyên sinh mất khả năng thấm chọn lọc nên chất nguyên sinh bắt màu thuốc nhuộm.

IV-CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG

1-Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào?

2-Hãy liệt kê các cấu trúc điển hình của tế bào động vật, tế bào thực vật, chỉ ra sự khác biệt căn bản nhất giữa 2 tế bào đó?

3-Màng nhân, màng sinh chất, màng ty thể, màng lục lạp có đặc điểm giống và khác nhau ở điểm nào?

4-Tại sao khi ta chẻ rau muống nếu không ngâm vào nước thì rau thẳng nhưng ngâm vào nước thì sợi rau chẻ lại cong và cuộn lại?

5-Khi rửa rau sống mà ngâm bằng nước muối quá mặn thì rau bị héo lại Giải thích hiện tượng đó thế nào?

6- Tế bào thực vật thường không có:

a-Trung tử và lizôxôm

Trang 4

b-Không bào và bộ máy gôngi.

c-Trung tử và ti thể

d-Perôxixôm và không bào

7-Hiện tượng thẩm thấu là:

a-Sự khuếch tán của các chất qua màng

b-Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng

c-Sự khuếch tán của các ion qua màng

d- Sự khuếch tán của các chất tan qua màng

?HỎI KHÓ - ĐÁP HAY

Tuổi thọ các tế bào, các bộ phận trong cơ thể người là bao nhiêu?

Có nhiều người lo lắng về sự lão hóa, nhưng họ lại không biết một số bộ phận trên cơ thể thực ra chỉ

có tuổi thọ trong vài tuần, thậm chí là mấy ngày

Tuổi thọ tế bào ruột: hai đến ba ngày

Tuổi thọ tế bào gan: 5 tháng David Lloyd, bác sỹ khoa ngoại Gan Bệnh viện Hoàng gia Leicester, Anh, giải thích: “Chúng tôi có thể cắt bỏ 70% gan của người bệnh, nhưng chỉ mất hai tuần, khoảng 90% gan sẽ phát triển trở lại”

Tuổi thọ tế bào tóc: ba đến 6 năm

Tuổi thọ tế bào não: tương đương với tuổi thọ đời người Wadley (chuyên gia khoa ngoại thần kinh bệnh viện Bart và London, Anh) cho biết: “Đại não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào, khi con người sinh ra đã có số lượng cố định như vậy, hầu hết bộ phận của não sẽ không tự tái tạo”

Tuổi thọ tế bào tim: 20 năm Trước đây con người luôn cho rằng tim không thể tự tái tạo, nhưng trong một bản nghiên cứu của Học viện y khoa New York cho thấy, tim có rất nhiều tế bào khô tự tái tạo, chúng tái tạo ít nhất hai đến ba lần trong cuộc đời của con người

Tuổi thọ tế bào bề mặt phổi: hai đến ba tuần.Tiến sĩ Keith Prowse, phó chủ tịch quỹ tạng phổi của Anh (British Lung Foundation), giải thích, tế bào phổi tái tạo liên tục, nhưng do phổi có nhiều loại tế bào khác nhau, nên tốc độ tái tạo của chúng cũng khác nhau

Tuổi thọ tế bào mắt cũng bằng tuổi thọ của bạn Mắt là một trong số ít bộ phận trên cơ thể sẽ không tái tạo trong suốt cuộc đời của bạn Duy chỉ có giác mạc là tái tạo liên tục

Tuổi thọ tế bào da: khoảng hai đến bốn tuần Lớp biểu bì của da cứ cách hai đến bốn tuần tái tạo một lần Sự tái tạo nhanh chóng này bởi vì da là lớp bảo vệ ngoài cùng, nó dễ bị tổn thương và lây nhiễm Tuổi thọ tế bào xương: 10 năm Peter Selby, chuyên gia chứng loãng xương thuộc bệnh viện Hoàng gia Manchester cho biết, xương liên tục tái tạo, quá trình mất 10 năm

Tuổi thọ tế bào móng tay: 6 - 10 tháng

Tuổi thọ hồng cầu: bốn tháng.Hồng cầu là hệ thống vận chuyển quan trọng trong cơ thể, đưa khí oxy

và loại bỏ những chất độc hại Tần suất tái tạo của chúng là bốn tháng

Tuổi thọ nụ vị giác (gai vị giác trên lưỡi): khoảng 10 ngày Damian Walmsley, giáo sư thuộc Hiệp hội

Y khoa Anh cho biết: “Trên lưỡi có khoảng 9.000 nụ vị giác, giúp con người cảm nhận các vị ngọt, mặn, đắng và chua Nụ vị giác là sự tập hợp các tế bào trên bề mặt lưỡi, mỗi một nụ vị giác có khoảng

50 tế bào vị giác Nụ vị giác sẽ tái tạo mỗi lần trong khoảng từ 10 ngày đến hai tuần

Ngày đăng: 17/06/2016, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w