1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh

68 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế      Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh ***  Báo cáo được thực hiện bởi   Trịnh Hồ Hạ Nghi  Huỳnh Thị Ngọc Tuyết   với phần bổ sung của Bill Tod  Tháng 7‐8/ 2003  ii Mục Lục Danh mục các Bảng và Khung  iii  Lời nói đầu của Nhóm hành động chống đói nghèo .v  Lời cảm ơn .vii  Những chữ viết tắt  ix  Tóm tắt Báo cáo  1  Phần 1: Giới thiệu  4  Phần 2: Địa điểm Nghiên cứu  8  Phần 3: Nhận thức về nghèo, xu hướng nghèo, động thái nghèo, việc làm, những                      rủi ro và tính dễ tổn thương 12  Phần 4: Tham gia và Tăng cường Năng lực trong việc Đưa ra các Quyết định tại                             Địa phương  25  Phần 5: Cải cách Hành chính công  32  Phần 6: Di dân và các Vấn đề Đô thị 39  Tài liệu Tham khảo  48  PHỤ LỤC 1: Phương pháp nghiên cứu  49  PHỤ LỤC 2: Số liệu Tóm tắt Tham vấn tại Địa bàn Nghiên cứu  51  PHỤ LỤC 3: Danh sách thành viên nhóm khảo sát thực địa  54  PHỤ LỤC 4: Các loại hình thức cư trú đối với quản lý hành chính  55  PHỤ LỤC 5: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng  57 iii Danh mục Bảng Khung Bảng Bảng 1: Dân số huyện Bình Chánh, Thị Trấn An Lạc và Xã Tân Tạo 9   Bảng 2: Dân số Quận 8, Phường 4 và Phường 5 11  Bảng 3: Tính đa khía cạnh của tình trạng nghèo 18  Bảng 4: Ý kiến của cán bộ và người dân địa phương về các lĩnh vực                 dân chủ cơ sở 27  Bảng 5: Ý kiến của cán bộ và người dân địa phương về cơ chế tăng cường sự                  tham gia và đảm bảo việc phổ biến, trao đổi thông tin 29  Bảng 6: Dân chủ cơ sở trực tiếp và đại diện 30 Khung Khung 1: Tiêu chí xác định hộ nghèo của chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo 15  Khung 2: Ý nghĩa của các nguồn lực chính trị và xã hội đối với người nghèo 16   Khung 3: Người nghèo nhận thức được chất lượng cuộc sống của họ thấp kém 17  Khung 4: Quy trình xét chọn hộ hưởng chương trình Xoá đói giảm nghèo                     tại khu phố 31  Khung 5: Rơi vào cảnh nghèo vì tác động của quy hoạch đô thị 45  iv Lời nói đầu Nhóm hành động chống đói nghèo   Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chiến lược toàn diện về tăng  trưởng  và  xoá  đói  giảm  nghèo  (CPRGS)  và  bắt  đầu  quá  trình  triển  khai  thực  hiện  CPRGS  ở  cấp  địa  phương.  Thông  qua  các  chiến  dịch  thông  tin  và  hàng  loạt  các  hội  thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các chính  quyền  địa  phương  về  các  phương  pháp  sao  cho  các  quy  trình  lập  kế  hoạch  của  địa  phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu  thực tế hơn, chú trọng vào kết quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ  nguồn lực và được giám sát tốt hơn.     Năm 2003 Nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho các đánh  giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam. Những đánh  giá nghèo này đã sử dụng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chung để  tìm hiểu những vấn đề nghèo đói mà các số liệu định lượng đã không mô tả được hết.  Mục đích của việc làm này là đưa ra một nghiên cứu có thể sử dụng cùng với số liệu  của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam để cung cấp thông tin cho Ban thư ký  CPRGS về tiến độ thực hiện CPRGS cho tới nay. Đánh giá nghèo cũng được thiết kế  để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu mới về nghèo đói ở các vùng và trên toàn  quốc  và  các  nghiên  cứu  này  cũng  đã  được  công  bố  riêng.  Các  đánh  giá  nghèo  theo  vùng sẽ được sử dụng như những công cụ xây dựng năng lực cho các quy trình lập kế  hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương.     Tám nhà tài trợ đã đóng góp nguồn lực tài chính và nhân lực để hỗ trợ cho các đánh  giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng, là cơ sở cho việc xây dựng báo cáo này và  các đánh giá nghèo theo vùng bổ sung. Các nhà tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID,  GTZ, JICA, SCUK, UNDP và Ngân hàng Thế giới. Mỗi nhà tài trợ đóng vai trò chính ở  một vùng của Việt Nam. Việc phân bố các vùng giữa các nhà tài trợ được tóm tắt ở  Bảng A, và dựa trên định hướng hoạt động của các nhà tài trợ trong từng lĩnh vực.  Bằng  cách  lựa  chọn  vùng  nào  mình  thấy  quen  thuộc  nhất,  thông  qua  các  dự  án  và  hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, các nhà tài trợ có thể tận dụng hoàn toàn được những hiểu  biết tích luỹ được khi đã làm việc tại vùng đó.     Các nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43  xã  rải  rác  trên  toàn  quốc.  Trong  số  đó  có  hai  tổ chức  phi  chính  phủ  quốc tế  (Action  Aid và SCUK), các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam,  bao gồm Trung tâm phát triển nông thôn, Viện xã hội học (IOS), Trung tâm Chăm sóc  sức  khoẻ  ban  đầu  Long  An,  Trung  tâm  dịch  vụ  phát  triển  nông  thôn  (RDSC)  và  Vietnam Solutions.  Ngoài ra, có hai nhà tài trợ đã tiến hành nghiên cứu bằng cách lập  các nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia trong nước dưới sự quản lý trực tiếp của  nhà  tài  trợ.  Kiến  thức  và  kinh  nghiệm  của  các  tổ  chức  phi  chính  phủ  và  cơ  quan  nghiên  cứu  đóng  vai  trò  then  chốt  đối  với  chất  lượng  của  công  tác  này.  Một  cơ  chế  phối hợp đã được hình thành cho công tác đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng  v đồng. Các thành viên của hầu hết các nhóm nghiên cứu đã tham gia xây dựng khung  nghiên cứu và đi đến thống nhất về mục tiêu cần đạt được trong công tác nghiên cứu  thực  địa.  Công  tác  thực  địa  đã  được  một  số  nhóm  tiến  hành  thí  điểm,  và  đề  cương  nghiên cứu cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với những bài học kinh nghiệm được  rút  ra.  Khuôn  khổ  nghiên  cứu  cuối  cùng  bao  quát  những  lĩnh  vực  nghiên  cứu  như  sau:  • • • • • • • Nhận thức về nghèo đói và xu hướng nghèo, nguyên nhân dẫn tới nghèo và  khả năng dễ bị tổn thương;  Tiến bộ trong công tác tăng cường dân chủ ở cấp cơ sở, đặc biệt là mức độ các  hộ nghèo có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các quy trình xây dựng kế  hoạch và lập ngân sách;  Những  thách  thức  trong  việc  cung  cấp  các  dịch vụ  cơ  bản,  tập  trung  vào  sự  tương tác của các hộ gia đình nghèo với các nhà cung cấp dịch vụ và các hộ  nghèo có thể được tăng cường quyền lực như thế nào để có thể yêu cầu quyền  lợi được cung cấp các dịch vụ cơ bản một cách hiệu quả hơn;  Các cơ chế trợ cấp xã hội hiện nay (liên quan tới công tác xác định đối tượng  ưu tiên ở trên) và cách thức cải thiện các cơ chế này;   Tình hình cải cách hành chính công ở các cấp chính quyền địa phương;  Những thách thức trong vấn đề di dân và mối liên hệ giữa sự di chuyển của  hộ gia đình, nghèo đói và tiếp cận với dịch vụ; và,  Thông  tin  về  môi  trường  đối  với  người  nghèo  và  sự  thay  đổi  của  tình  hình  này.  Những Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang được công bố  thành bộ. Một báo cáo tổng hợp các kết quả của cả 43 xã và phân tích một cách tổng  hợp hơn các chủ đề này cũng sẽ được công bố. Cũng sẽ có một báo cáo khác tóm tắt  phương  pháp  tiếp  cận,  phương  pháp  nghiên  cứu  được  sử  dụng  và  những  câu  hỏi  nghiên cứu chi tiết.   vi Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ đạo và hỗ trợ quý báu và kịp thời của Ủy Ban  Nhân  Dân  Thành  Phố  Hồ  Chí  Minh,  Ban  Chỉ  Đạo  Chương  Trình  Xóa  Đói  Giảm  Nghèo  và  Việc  Làm  (Sở  Lao  Động  Thương  Binh  Xã  Hội),  chính  quyền  Huyện  Bình  Chánh, Thị trấn An Lạc, Xã Tân Tạo, và chính quyền Quận 8, Phường 4, và Phường 5,  trong suốt quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, xin cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình và đầy  tính trách nhiệm của các cán bộ chuyên trách chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo cấp  thành phố, quận/huyện và phường/ xã/ thị trấn đã góp phần quyết định vào sự thành  công của đợt khảo sát, đồng thời minh chứng cho tính tham gia là phương pháp chủ  đạo của tất cả các cuộc đánh giá nghèo được thực hiện từ năm 1999 đến nay.     Chúng tôi cũng xin cám ơn các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng tổ dân phố, ban vận  động khu phố/ ấp được chọn khảo sát đã vận động người dân tham gia tích cực và tổ  chức  chu  đáo  các  buổi  họp  dân,  tạo  ra  bầu  khí  cho  sự  tham  gia  tích  cực,  cởi  mở  để  nhóm nghiên cứu có được các thông tin xác thực từ chính người dân địa phương.    Xin  cám  ơn  T.S.  Martin  Rama,  Th.S.  Carrie  Turk  (Ngân  Hàng  Thế  Giới),  và  Th.S.  Nguyễn Văn Thuần (Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc), đã hỗ trợ công việc nghiên cứu,  đặc biệt về phương pháp, trong suốt các giai đoạn chuẩn bị, thực địa, cũng như viết  báo cáo.    Cuối cùng, xin chân thành cám ơn những người dân đã trực tiếp tham gia nghiên cứu  thông  qua  các  hoạt  động  thảo  luận  nhóm,  phân  hạng  kinh  tế  hộ,  phỏng  vấn  sâu  trường hợp điển cứu và các ý kiến thực tế, chân tình, xây dựng để nghiên cứu này có  thể hoàn thành tốt đẹp.   vii Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh viii Tóm tắt Báo cáo Những chữ viết tắt   BHYT  CCHC  CG  CP  CPRGS  DCCS  GDP  HDI  HĐND  LĐTBXH  NĐ‐CP  PPA  SCUK  TDP  TPHCM  UBND  XĐGN       Bảo Hiểm Y Tế       Cải Cách Hành Chính       Consultative Group (Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ)       Chính Phủ       Chiến Lược Toàn Diện về Tăng Trưởng và Xoá Đói Giảm Nghèo       Dân Chủ Cơ Sở       Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)       Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)       Hội Đồng Nhân Dân       Lao Động Thương Binh Xã Hội       Nghị Định Chính Phủ       Participatory Poverty Assessment (Đánh giá Nghèo có sự tham gia của  cộng đồng)       Save The Children United Kingdom (Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em Anh)       Tổ Dân Phố       Thành Phố Hồ Chí Minh       Ủy Ban Nhân Dân       Xóa Đói Giảm Nghèo  ix Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh x Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh dân phòng, họ không phải đóng. Phần lớn các chủ nhà trọ đóng thay cho  người thuê  nhà, như một cách làm tròn nghĩa vụ đóng góp vào các nguồn thu địa phương, thay  vì phải đóng thuế thu nhập mà hiện nay chính quyền còn bỏ ngõ. Riêng nếu người  nhập cư mướn nguyên căn nhà hay căn phòng và ở theo hộ gia đình, cư ngụ lâu dài  tại địa phương (như ở trên 6 tháng hoặc hơn một năm), họ sẽ phải đóng các khoản phí  dân phòng, lao động công ích, cứu trợ lũ lụt, cải thiện hạ tầng cơ sở như tráng hẻm,  làm cống thoát nước, hệ thống chiếu sáng. Như những hộ nghèo thường trú, các hộ  nhập cư quá nghèo có thể được miễn hoặc giảm, tuỳ thuộc vào tổ trưởng Tổ dân phố  và cách người này phân chia các mức đóng góp của các hộ trong tổ. Riêng với các hộ  nhập cư đã mua được nhà, dù có hộ khẩu KT3 hay không, họ vẫn đươc xem như là cư  dân chính thức và có nghĩa vụ đóng góp như các hộ thường trú. Do tính chất đa dạng  và tuỳ thuộc vào cách xử lý linh hoạt của những người lãnh đạo cộng đồng, khó có  thể nói rằng có sự công bằng, hợp lý chưa giữa thụ hưởng quyền lợi và nghĩa vụ đóng  góp của người nhập cư so với người thường trú.    Quan hệ tương tác kế hoạch chỉnh trang đô thị đời sống người dân Hầu  hết  người  nghèo,  trong  đó  có  nhiều  hơn  những  người  nhập  cư  nghèo,  thường  sống trong vùng môi trường bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân khác nhau, như: kênh rạch  bị nhiễm bẩn bởi rác thải ứ đọng; nước thải sinh hoạt và công nghiệp thải xuống trực  tiếp không qua xử lý; sự tồn tại của nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và vừa xen lẫn với các  khu dân cư. Người ta còn cho rằng sự gia tăng dân số cơ học những năm gần đây do  các dòng người nhập cư vào các khu dân cư nghèo có giá thuê hoặc mua nhà tương  đối thấp hơn ở nơi khác cũng góp phần tăng mức độ ô nhiễm.     Nhiều người dân của xã Tân Tạo than phiền rất nhiều về tình trạng kênh dẫn nước từ  kênh  Tham  Lương  ở  Quận  Tân  Bình  về  ngày  càng  nhiễm  bẩn,  gây  hối  thối  cho  cả  vùng  dân  cư  rộng  lớn.  Có  nhiều  cách  giải  thích  khác  nhau  về  tác  nhân  chính  gây  ô  nhiễm.  Người  cho  là  vì  các  nhà  máy  dệt  nhuộm,  thực  phẩm  của  Quận  Tân  Bình.  Người cho là có nhiều người nhập cư về cư ngụ, làm tăng lượng rác, nước thải. Một  số  ít  cho  tại  khu  công  nghiệp  Tân  Tạo  thải  rác  và  nước  thải  công  nghiệp  ra  sông  ra  sông không qua xử lý, nhưng ý kiến này liền bị nhiều người khác phản bác vì họ tin  rằng “các nhà máy này có hệ thống xử lý rác, nước thải riêng đúng theo tiêu chuẩn quy định  vì là nhà máy mới và của nước ngoài, ắt hẳn nhà nước kiểm tra kỹ trước khi cấp giấy phép  hoạt động.” (nhóm nữ nghèo thường trú xã Tân Tạo).     Đa số các khu dân cư nghèo của Quận 8 sống sát cạnh hoặc gần kênh rạch bị ô nhiễm.  Do đó, hầu hết rơi vào các dự án giải tỏa, di dời. Song điều đáng nói là chúng còn ở dạng  quy hoạch “treo” vì không ai biết bao giờ sẽ được thực hiện và được thực hiện như thế  nào. Ngay cả lãnh đạo chính quyền phường cũng không có thông tin chi tiết và cụ thể,  dù cho trụ sở UBND phường 5 cũng thuộc diện sẽ bị giải toả vì nằm gần bờ sông.      Tình trạng lơ lửng này tác động nhiều đến người dân nghèo, cả người dân  thường  trú lẫn người nhập cư nghèo, cả cuộc sống vật chất lẫn tinh thần. “Lúc nào cũng sống  trong tâm trạng hồi hộp, phập phòng”, “nghe phong phanh nhà không số được đền bù không  bao  nhiêu,  đủ  tiền  đâu  mà  mua  nhà  khác,  nên  lúc  nào  cũng  hồi  hộp  như  vậy.”  (nhóm  nữ  nghèo thường trú Phường 4 – Quận 8). Người nhập cư ở nhà không số, không có hộ  khẩu KT3 thì lo “không biết có được hưởng quyền lợi tái định cư không, hay phải tự lo tìm  chỗ  khác,  làm  sao  có  khả  năng  tiền  bạc.”  (nhóm  nhập  cư  nữ  Phường  5  –  Quận  8).  Mặt  44 Phần 6: Di dân Vấn đề Đô thị khác, hàng loạt các cản ngại khác do thuộc diện sẽ bị giải tỏa làm người nghèo càng  nghèo hơn. Nhà không được cấp số, hộ khẩu thường trú nơi khác không được chuyển  vào, người nhập cư KT4 không được vào hộ khẩu KT3 theo quy định chung dành cho  các khu vực sẽ giải tỏa‐di dời tạo ra các rào cản đối với nhiều hộ nghèo muốn tiếp cận  các dịch vụ y tế, giáo dục, điện nước với giá thấp. Nhiều hộ bị các công ty cấp điện,  nước từ chối lắp đặt đồng hồ. Theo nhiều hộ dân cho biết, chi phí điện nước với giá  cao thường chiếm 20 ‐ 30% tổng chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình.     Để  giảm  ô  nhiễm  và  tình  trạng  môi  trường  xuống  cấp  trong  các  quận  nội  thành,  UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 81 ngày 8/7/2002 về việc di dời các cơ  sở  sản  xuất  gây  ô  nhiễm  ra  ngoại  ô.  Nhiều  người  dân  Quận  8  đồng  tình  với  chủ  trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành dân cư đông  đúc như Quận 8. Song một số người bị tác động mạnh đến cuộc sống, do mất việc làm  vì  không  có  phương  tiện  di  chuyển  để  tiếp  tục  đi  làm  ở  nhà  máy  chuyển  đi  xa  đến  huyện ngoại thành Bình Chánh. Những người công nhân lao động phổ thông và lớn  tuổi khó tìm việc làm khác ở nhà máy khác. Phải chăng, về mặt quy hoạch, các nhà  quản lý chưa tính đến các tác động xấu và chưa có các giải pháp thay thế dành cho  những người bị mất việc làm?    Khung Rơi vào cảnh nghèo tác động quy hoạch đô thị “Anh  L.  trước  làm  ở  cơ  sở  sản  xuất  phân  cá  (một  loại  phân  bón  hữu  cơ).  Đời  sống  của  anh  cũng  như  nhiều công nhân khác tuy không giàu có gì nhưng được xem như vững vàng, với thu nhập khoảng 50.000  – 60.000 đồng/ngày khá cao so với thời giá vào những năm 90. Nhưng từ năm 1996 đến nay, nhà máy bị  di dời ra ngoại thành vì bị xếp vào danh sách “đen” gây ô nhiễm. Anh không có xe gắn máy, lúc bấy giờ lại  không có xe bus được trợ giá như bây giờ, nên anh đành nghỉ làm. Tuổi ngoài 40 lại không có tay nghề  chuyên môn, anh không tìm được việc làm khác. Từ đó, anh lâm vào cảnh thất nghiệp và rơi xuống tình  trạng  nghèo.  Dù  được  hưởng  các  tiêu  chuẩn  của  chương  trình  xoá  đói  giảm  nghèo,  gia  đình  anh  vẫn  không thể thoát nghèo vì không thể có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Điều anh mong mỏi nhất là có  việc làm, để không phải thất nghiệp, sống nhờ vào lao động tảo tần của vợ con.” (một nam thường trú  nghèo Phường 4 – Quận 8).   Tình trạng lề người nhập cư trình lập kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội Quá trình tiếp xúc với các tổ dân phố và UBND cấp cơ sở phường/ thị trấn trong đợt  nghiên cứu này cho thấy các cấp quản lý hành chính không theo dõi, cập nhật hóa và  lưu trữ hồ sơ về biến động nhân hộ khẩu. Trong danh sách các hộ do tổ trưởng tổ dân  phố quản lý không có tên người và hộ nhập cư. Khi cần số liệu về biến động dân số,  UBND phường cũng phải liên hệ với công an để có số liệu. Cho đến nay, xem ra việc  cập nhật hoá và đánh giá mức độ chính xác của sự gia tăng dân số cơ học chưa được  nhiều cấp quản lý lưu tâm và khi quan tâm là nhằm mục tiêu quản lý trật tự, trị an,  hơn là tính đến trong các kế hoạch kinh tế xã hội. Mặt khác, ngay cả khi tính đến việc  đưa vào kế hoạch và ngân sách hàng năm, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các số  liệu ước tính và các số liệu có trong thực tế. Ví dụ, trong ngành giáo dục, “hàng năm,  dựa vào số liệu dân số tăng tự nhiên và ước tính số dân tăng cơ học khoảng 20%, huyện Bình  Chánh làm kế hoạch tổng thể để xin ngân sách xây dựng trường lớp, nhưng thực tế tăng  cỡ  này thì không thể nào tính nổi; chỉ riêng xã Bình Hưng Hoà lúc truớc chỉ có 15.000 nay đã có  100.000  dân  nói  chung  thì  có  tính,  nhưng  tính  không  xiết.”  (Chuyên  trách  xoá  đói  giảm  nghèo huyện Bình Chánh, trong hội thảo ngày 28/8/03, nhằm xác định các thông tin  chính ghi nhận từ đợt khảo sát).   45 Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài  ra,  như  đã nói  ở các  phần  trên,  do  quan  niệm  và  tiêu chuẩn  quy  định  về  xác  định  các  hộ  nghèo  được  thụ  hưởng  các  chương  trình  giảm  nghèo  (điển  hình  là  Xoá  đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tiết kiệm ‐ tín dụng của Hội Phụ  Nữ,  hỗ  trợ  mục  tiêu  trợ  cấp  khó  khăn  thường  xuyên),  số  người/  hộ  nhập  cư  nghèo  không có hộ khẩu KT3 và chưa có nhà vẫn chưa được tính đến khi lập kế hoạch và dự  trù  phân  bổ  ngân  sách.  Yếu  tố  “ổn  định  cư  trú”  vốn  thường  được  nhiều  cán  bộ  địa  phương hiểu là có nhà và thường được nêu ra như là tiêu chí chính mỗi khi xét duyệt  đối  tượng  thụ  hưởng  các  chương  trình  giảm  nghèo.  Trong  thực  tế,  điều  hiển  nhiên  việc mua nhà mua đất trong bối cảnh giá nhà đất đang tăng nhanh ở các khu vực dân  cư là ước mơ ngoài tầm tay của nhiều người, nhiều hộ nhập cư nghèo, nhất là số đến  Thành phố trong vòng 5 năm nay. Ở các địa phương khảo sát, có không ít hộ/ người  nhập cư “ổn định cư trú” tại đây hơn 5 năm, 10 năm, song họ vẫn chưa mua nổi nhà.  Hơn nữa, khi chưa có chương trình nhà ở cho người nghèo với phương thức mua trả  góp dài hạn thì vẫn còn sự thiếu tương ứng và khoảng cách xa giữa “ổn định cư trú”  và “có nhà”.     Nói cách khác, do nhiều lý do khác nhau, trong các kế hoạch giảm nghèo của TPHCM,  nhóm người nghèo mới bao gồm các hộ/ người nhập cư nghèo cho đến nay vẫn còn  nằm  ngoài  các  kế  hoạch  ngắn  và  dài  hạn  của  các  chương  trình  giảm  nghèo.  Do  đó,  nhóm nghiên cứu đề nghị là cần có sự điều chỉnh cách thức lập kế hoạch, theo hướng  đi từ dưới lên, có sự tham gia của người dân (trong đó có cả các nhóm dân không phải  là thường trú) và cấp chính quyền cơ sở, dựa vào số liệu cập nhật hoá nhanh, kịp thời  hơn để tính đến và tính đủ số dân cư mới, không phân biệt tình trạng cư trú.   Một số đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu người nhập cư Trong quá trình thảo luận về di dân và các thách thức, cơ hội có từ các dòng người  nhập cư vào TPHCM, nhiều cán bộ chính quyền, đoàn thể thường nêu lên đề xuất cần  có nhiều hơn sự đầu tư của chính phủ vào các tỉnh kém phát triển, bằng cách mở ra  các khu công nghiệp mới, cùng lúc có nhiều hơn các giải pháp khuyến khích mở rộng  các khu công nghiệp hiện có quanh TPHCM, thay vì chỉ tập trung vào các Thành phố  lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Theo họ, đây mới là sự giải quyết căn cơ, từ gốc  việc  nhập  cư  vào  TPHCM.  Chỉ  có  tạo  ra  các  lực  hút  mới  để  chia  xẻ  lực  hút  vào  TPHCM mới mong hạn chế được sự nhập cư vượt quá tầm kiểm soát như hiện nay.  Điều khác biệt so với các lần đánh giá nghèo trước đây là hầu như không còn nhiều  người tin vào hiệu lực của các biện pháp hành chính, hay gây khó khăn trong đăng ký  nhân hộ khẩu hay cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Không ít người thừa nhận rằng  dù có hay không sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, dù dễ hay khó khi tiếp xúc  với công an thì người nhập cư vẫn đến, một khi còn khoảng cách chênh lệch lớn giữa  TPHCM  và các  tỉnh  nghèo,  giữa  khu  vực  công  nghiệp,  thương  mại,  dịch  vụ  và  khu  vực nông nghiệp (nhóm lãnh đạo chính quyền và đoàn thể huyện Bình Chánh).     Đầu tư vào công tác khuyến nông và mối quan hệ “ba nhà” (nhà nông, nhà khoa học  và doanh nghiệp) hay “bốn nhà” (ba nhà trên cộng thêm nhà ngân hàng) để phát triển  nông nghiêp bền vững, tăng giá trị nông sản hàng hóa trên một đơn vị diện tích cũng  được một số người tham gia thảo luận nêu ra, như là một trong các đề xuất giải pháp  của  hạn  chế  nhập  cư  vào  TPHCM  và  các  Thành  phố  lớn  nói  chung  (nhóm  doanh  nghiệp thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh và nhóm chính quyền ban ngành đoàn thể  huyện Bình Chánh).  46 Phần 6: Di dân Vấn đề Đô thị Riêng đối với những người nhập cư có ý định định cư lâu dài ở TPHCM, dường như  vẫn còn nhiều điều cần tiếp tục thảo luận. Trước hết, có lẽ cần giải quyết thoả đáng và  thống nhất từ trong nhận thức rằng người nhập cư có quyền được hưởng và các nhà  quản lý có trách nhiệm, chấp thuận cam kết hay không việc cung ứng các dịch vụ xã  hội cơ bản cho người nhập cư, một cách ngang bằng với người tại chỗ, không tính đến  tình trạng cư trú, mà cụ thể là loại hộ khẩu nào. Nhóm nghiên cứu có đề xuất đây nên  là một trong các vấn đề chủ chốt mà Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), chính phủ Việt  Nam  và  lãnh  đạo  chính  quyền,  đoàn  thể  các  cấp  cần  có  sự  đồng  tình  hay  tiếp  tục  khẳng định sự cam kết, trước khi bàn đến các vấn đề khác. Trong quá trình thảo luận,  các trở ngại như thiếu kinh phí, không được phân bổ ngân sách thường được nhiều  lãnh đạo địa phương nêu ra, xem như là lý do chính cho tình trạng không cung ứng  cho người nhập cư các dịch vụ xã hội cơ bản, bên cạnh lý do sự bảo tồn các nguồn vốn  cho vay nhằm mục tiêu  giảm nghèo. Có lẽ điều này bắt nguồn từ việc lãnh đạo các  cấp vẫn còn chưa tính đến số người nhập cư trong khi lập kế hoạch phát triển kinh tế  xã  hội  dài  và  ngắn  hạn  và  khi  dự  toán  ngân  sách.  Nguyên  nhân  chính  một  phần  dường như một phần xuất phát từ nhận thức xem người nhập cư không phải là một  bộ phận của cư dân Thành phố do tính chất tạm thời, không ổn định của họ, trong khi  thực tế đại bộ phận vẫn cố gắng trụ lại, xem Thành phố là nơi sinh sống lâu dài, thay  vì  tạm  thời  như  nhiều  viên  chức  chính  quyền  thường  nghĩ.  Phần  khác,  có  khi  do  không nắm được số liệu thống kê chính xác và kịp thời để đưa bộ phận dân cư mới  này vào trong các kế hoạch và dự trù ngân sách. Do đó, nhóm nghiên cứu đề nghị nên  có  sự  phối  hợp  đồng  bộ  hơn  giữa  công  tác  thống  kê  và  lập  kế  hoạch.  Để  làm  được  điều này, trước hết, đề nghị cần đưa tất cả các vấn đề này vào chương trình nghị sự  cuối năm của chính phủ Việt Nam với Nhóm tư vấn các nhà tài trợ.    Quy chế quản lý người nhập cư vào TPHCM Theo một số lãnh đạo các ban ngành của TPHCM, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở lao  động thương binh xã hội soạn bản dự thảo quy chế quản lý người nhập cư để có thể  ban hành quy chế này vào cuối năm 2003 này. Hiện nay bản dự thảo này đang trong  quá trình xem xét, tham khảo ý kiến của các cấp, các ban ngành liên quan trước khi  chính thức ban hành. Nhiều cán bộ chuyên trách XĐGN mong đợi bản quy chế này sẽ  tác động trực tiếp đến tình trạng của người nhập cư. Một số lãnh đạo tin rằng bản quy  chế này sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường trật tự trị an, nhờ tăng cường các quy  định, nguyên tắc và kỹ luật quản lý nhân hộ khẩu và lao động. Theo một bài báo, bản  quy chế sẽ mang đến các cơ hội thuận lợi hơn cho người nhập cư vì họ sẽ được chính  thức  công  nhận  quyền  được  lao  động  và  được  bảo  vệ  các  quyền  lợi  lao  động  chính  đáng của mình, qua Sở LĐTBXH và các Phòng lao động ‐ xã hội ‐ việc làm cấp quận  huyện. Từ các nhận định ban đầu ghi nhận được qua các buổi thảo luận nhóm và hội  thảo, có thể thấy rằng có sự nhấn mạnh các mục tiêu và tác động khác nhau của bản  quy chế. Vì thế, theo nhóm nghiên cứu, làm sao để có các giải pháp vừa giải quyết hài  hoà, thoả đáng các nhiệm vụ của quản lý trật tự, an ninh công cộng, vừa đảm đương  trách  nhiệm  cung  ứng  các  dịch  vụ  xã  hội  cơ  bản  cho  người  nhập  cư  là  yêu  cầu  lớn  nhất, quan trọng nhất đặt ra cho bản quy chế này.   47 Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu Tham khảo Norton, Andy. Đánh giá Tình trạng nghèo có sự tham gia của người dân – Lý thuyết và  Thực hành. Overseas Development Institute. 2001.    Save the Children UK (SCUK). Đánh Giá Tình Trạng Nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh.  SCUK. TPHCM: 1999.     SCUK. Tham khảo ý kiến cấp cơ sở về Chiến lược Toàn Diện về Tăng Trưởng và Xóa Đói  Giảm Nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh. SCUK. TPHCM: 2002.     Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Đổi mới và Phát triển Con người ở  Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2001.  48 PHỤ LỤC 1: Phương pháp Nghiên cứu PHỤ LỤC 1: Phương pháp Nghiên cứu Phân hạng kinh tế hộ gia đình Bài tập phân hạng kinh tế hộ gia đình này được bốn (04) phân hạng viên (hai nam, hai  nữ) thực hiện. Các phân hạng viên được mời đến là người dân từ các tổ dân phố, là  những gia đình đã sống tại địa phương lâu năm và tương đối nắm rõ tình hình của tất  cả các hộ gia đình trong tổ dân phố. Để làm bài tập này, tất cả các tổ dân phố trong  hai quận huyện tham gia nghiên cứu đánh giá nghèo đều dùng chung bốn (04) tiêu  chí về phân hạng kinh tế (khá trở lên, trung bình, nghèo và rất nghèo). Tuy nhiên cách  định nghĩa như thế nào là một hộ khá trở lên, trung bình, nghèo hay rất nghèo là do  chính các phân hạng viên quyết định. Trong các buổi làm việc có các phân hạng viên,  thường có mặt tổ trưởng tổ dân phố, có khi họ cũng là một phân hạng viên hoặc là để  hỗ trợ cho các phân hạng viên khác khi họ thiếu các thông tin quan trọng.   Thảo luận nhóm tập trung với người lớn niên Các buổi thảo luận nhóm này được tập trung vào những câu hỏi và những chủ đề xác  định trước. Tại mỗi phường/ xã/ thị trấn, nhóm đánh giá tiến hành ít nhất là 7 cuộc  thảo luận nhóm tập trung dạng này trong đó có các nhóm như sau: nhóm nam nghèo  địa  phương,  nữ  nghèo  địa  phương,  nam  nghèo  nhập  cư,  nữ  nghèo  nhập  cư  (bốn  nhóm  này  độ  tuổi  từ  35‐55),  thanh  niên  địa  phương,  và  thanh  niên  nhập  cư  (nhóm  thanh niên độ tuổi 18‐25), và chính quyền phường/ xã/ thị trấn. Ở cấp quận/ huyện, có  một cuộc thảo luận nhóm với chính quyền quận/ huyện và đại diện các doanh nghiệp  vừa và nhỏ (các nhóm này đa số độ tuổi 35‐55, có vài cán bộ Đoàn Thanh Niên và đại  diện doanh nghiệp nhỏ và vừa trong độ tuổi 25‐34 tuổi).     Việc bố trí thảo luận với các nhóm riêng tư như vậy giúp các thành viên trong nhóm  cảm  thấy  tự  nhiên  thoải  mái  khi  thảo  luận.  Do  hầu  hết  các  thành  viên  trong  nhóm  người  lớn  có  cùng  hoàn  cảnh  hoặc  tuổi  tác  như  nhau  họ  cũng  có  thể  tham  gia  vào  cuộc thảo luận một cách bình đẳng hơn. Mỗi một cuộc thảo luận nhóm như vậy được  diễn ra trong khoảng một buổi từ 3‐4 tiếng. Để hỗ trợ cho các cuộc thảo luận nhóm  này, nhóm đánh giá đã sử dụng những công cụ nghiên cứu như: phát biểu ý kiến tự  do, liệt kê, phân hạng, và phân tích các vấn đề khó khăn.   Thảo luận nhóm với trẻ em Trong quá trình đánh giá, nhóm đánh giá tại mỗi phường cũng tiếp xúc với các nhóm  trẻ em. Các em trai và các em gái ở các nhóm tuổi từ 12‐16 được mời đến để thảo luận  theo  từng  nhóm  riêng  về  các  chủ  đề  cảm  nhận  về  nghèo,  xu  hướng  nghèo,  nguyên  nhân nghèo, những rủi ro, sự tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng, các vấn đề  di dân, đô thị, và môi trường sống. Nhóm nghiên cứu giúp các em đóng góp ý kiến  bằng các phương pháp và công cụ thân thiện với trẻ như liệt kê, xếp hạng, ghi ra ý  kiến của mình trên giấy, thảo luận và ghi bảng.        49 Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh Phỏng vấn cá nhân với trường hợp điển cứu Các nghiên cứu viên đã tiến hành phỏng vấn sâu với một số cá nhân tại mỗi địa bàn  đánh giá nhằm để có sự hiểu biết sâu hơn về một số gia đình hoặc để hiểu kỹ hơn về  một số vấn đề đặc trưng nảy sinh trong quá trình đánh giá tại địa phương. Số lượng  các trường hợp điển cứu không có giới hạn. Những trường hợp điển cứu này sẽ cung  cấp  những  ví  dụ  cụ  thể  về  nguyên  nhân  hoặc  hậu  quả  của  nghèo  cũng  như  những  phương cách xoay sở hoặc ứng phó với hoàn cảnh của người nghèo. Ngoài ra nhóm  đánh  giá  cũng  đến  thăm  và  phỏng  vấn  sâu  với  các  hộ  gia  đình  có  người  khuyết  tật  hoặc phỏng vấn trường hợp điển cứu với một số trẻ em nghèo lao động sớm. Một số  nghiên cứu viên trong nhóm được phân công tìm hiểu sâu về những chủ đề chuyên  môn ví dụ như vấn đề tiếp cận các dịch vụ xã hội và chương trình của nhà nước, môi  trường và hoàn cảnh của những người địa phương và dân nhập cư, tuỳ theo đặc điểm  của từng địa phương và con người cụ thể họ gặp tại cuộc phỏng vấn hộ gia đình.    Nhóm đánh giá thường xuyên họp trao đổi kinh nghiệm Đây  là  một  hoạt  động  quan  trọng  của  quá  trình  đánh  giá  tình  trạng  nghèo.  Nhóm  đánh giá phải gặp nhau hằng ngày hoặc hai ngày một lần để cùng nhau chia sẻ những  kinh  nghiệm  cũng  như  thông  tin  trong  nhóm  với  nhau  về  công  việc  thực  tế  những  ngày qua có diễn tiến như kế hoạch hay không, hoặc có trở ngại gì hay không. Trên cơ  sở đó cùng nhau đưa ra những quyết định. Cách làm việc linh hoạt này bảo đảm cho  thành  viên  trong  nhóm  có  thể  kịp  thời  điều  chỉnh  khi  có  những  tình  huống  thực  tế  không  khớp  với  phương  pháp  mà  họ  đã  được  tập  huấn.  Sau  khi  kết  thúc  công  tác  thực địa xong nhóm đánh giá họp lại với nhau và sau đó tổ chức một cuộc hội thảo  báo cáo lại những kết quả ghi nhận ban đầu đồng thời tham khảo ý kiến phản hồi của  các cán bộ chính quyền địa phương và thành phố đã tham gia nghiên cứu.  50 PHỤ LỤC 2: Số liệu Tóm tắt Tham vấn Địa bàn Nghiên cứu PHỤ LỤC 2: Số liệu Tóm tắt Tham vấn Địa bàn Nghiên cứu Thành Phố Hồ Chí Minh ‐ Huyện Bình Chánh:   Địa bàn nghiên cứu  • Thị trấn An Lạc (Khu phố 1 và 3)   • Xã Tân Tạo (Ấp 2 và 3)  ‐ Quận 8:   Tổng  số  người  tham  gia   Tổng  số  người  dân  địa phương tham gia  Phường 4 (Khu phố 3 và 8)   • Phường 5 (Khu phố 6 và 8)  Nữ Nam Tổng cộng Người lớn 126 145 271 Thanh niên 45 47 92 Thiếu niên 52 42 94 Tổng cộng (=Tổng   1+2+3+4) 223 234 457 Nữ Nam Người lớn 99 87 186 Thanh niên 43 47 90 Thiếu niên 52 42 94 194 176 370 Nữ Nam Tổng cộng Người lớn 50 44 94 Thanh niên 23 21 43 Trẻ em 28 27 55 101 92 192 Tổng Tổng  số  người  dân  địa  phương  có  tình  trạng  cư  trú  là  KT1  và  KT2  tham  gia  nghiên cứu   • Tổng 1a Tổng cộng 51 Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh Tổng  số  người  dân  địa  phươngcó  tình  trạng  cư  trú  là  KT3  và  KT4  tham  gia  nghiên cứu  Nữ Nam Tổng cộng Người lớn 49 43 92 Thanh niên 20 26 46 Trẻ em 24 15 39 Tổng 1b 93 84 177 Nữ Nam Người lớn 19 31 50 Thanh niên 1 20 31 51 Nữ Nam Tổng cộng Người lớn 13 18 Thanh niên 1 Tổng 13 19 Nữ Nam 14 Nữ Nam 12   Tổng số cán bộ ở cấp  xã/  phường/  thị  trấn  tham  gia  thảo  luận  nhóm  Tổng Tổng số cán bộ ở cấp  quận  huyện  tham  gia thảo luận nhóm      Những  nhóm  tham  gia  khác  (nhóm  doanh  nghiệp  nhỏ  và vừa)  Tổng  số  người  dân  tộc  thiểu  số  được  tham vấn ý kiến  Tổng Người lớn Thanh niên thiếu niên Tổng 52 Tổng cộng Tổng cộng 17 Tổng cộng PHỤ LỤC 2: Số liệu Tóm tắt Tham vấn Địa bàn Nghiên cứu Cán  bộ  chính  quyền  tổ chức điều phối và  tham gia nghiên cứu  thực địa  Thành  viên  nhóm  nghiên  cứu  SCUK  (hướng  dẫn  phân  hạng  kinh  tế  hộ,  thảo  luận  nhóm,  và  phỏng  vấn  trường  hợp điển cứu)  Tổng  số  buổi  tham  vấn  ý  kiến  người  dân   Nữ Nam Người lớn Người lớn 10 23 33 Tổng 11 27 38 Nữ Nam Người lớn 10 13 Thanh niên 1 11 14 Tổng • phân hạng kinh tế hộ: 16   • thảo luận nhóm: 41  • phỏng vấn trường hợp: 20  Tổng cộng Tổng cộng 53 Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh PHỤ LỤC 3: Danh sách Thành viên nhóm Khảo sát thực địa Họ tên Cơ quan Chức vụ Trịnh Hồ Hạ Nghi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh (SCUK) Điều phối tổ chức Huỳnh Thị Ngọc Tuyết Viện KHXH TPHCM Trưởng nhóm Phan Văn Tẻ Văn phòng Ban CĐXĐGN & VL Nghiên cứu viên Lê Thanh Hạo Văn phòng Ban CĐXĐGN & VL Nghiên cứu viên Phan Văn Tường Ban XĐGN Huyện Bình Chánh Nghiên cứu viên Trần Ngọc Trung Ban XĐGN Huyện Bình Chánh Nghiên cứu viên Trần Thị Nhỏ Chủ tịch Hội Phụ nữ H Bình Chánh Nghiên cứu viên Nguyễn Kim Oanh Cán Hội Phụ nữ H Bình Chánh Nghiên cứu viên Võ Hồng Thủy Chuyên trách XĐGN TT An Lạc H BC Nghiên cứu viên Nguyễn Tuyết Mai UBDSGĐTE TT An Lạc H BC Nghiên cứu viên Lê Bạch Hào Chuyên trách XĐGN X Tân Tạo H BC Nghiên cứu viên Nguyễn Thị Kim Thu UBDSGĐTE X Tân Tạo H BC Nghiên cứu viên Bùi Hữu Phương Ban XĐGN Quận Nghiên cứu viên Vương Ngọc Tường Ban XĐGN Quận Nghiên cứu viên Nguyễn Ngọc Oánh Ban XĐGN Quận Nghiên cứu viên Kiều Thị Hồng Phượng Chuyên trách XĐGN P.4 Q.8 Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Ba Chuyên trách XĐGN P.5 Q.8 Nghiên cứu viên Đào Xuân Diệu Minh Cộng tác viên SCUK Nghiên cứu viên Đoàn Văn Bảnh Nhân viên xã hội Nghiên cứu viên Lê Thị Minh Hiếu Thảo Đàn Nghiên cứu viên Lê Thị Mỹ Hương Dự án Nâng cấp Đô thị VUUP Nghiên cứu viên Lê Thị Ngọc Hân Cán Dự án SCUK Nghiên cứu viên Ngô Kim Dung Đại học Văn Hiến Nghiên cứu viên Nguyễn Tam Giang Trợ lý Dự án SCUK Nghiên cứu viên Nguyễn Thị Nhận Đại học Mở Bán Công Nghiên cứu viên Nguyễn Việt Hưng Cán Dự án SCUK Nghiên cứu viên Trần Thị Tuyết Mai Dự Án Tân Hóa Lò Gốm 415 Nghiên cứu viên Trương Thị Dừa Cao Đẳng Sư Phạm Nghiên cứu viên Võ Đỗ Thị Minh Châu Trợ lý Dự án SCUK Nghiên cứu viên 54 PHỤ LỤC 4: Các loại Hình thức Cư trú Quản lý Hành KT1  Dân thường trú có hộ khẩu chính thức.  a) Người dân đăng ký hộ khẩu thường trú ở nơi khác trong Thành Phố  Hồ Chí Minh nhưng sống tại địa phương.  KT2  b) Người dân đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng đã bán  nhà và chuyển đi chỗ ở khác.  KT3  Người  dân  nhập  cư  từ  tỉnh  khác  đến  trước  đây  sống  tại  địa  phương  trong  hơn  6  tháng  và  có  công  việc  thường  xuyên  và  ổn  định.  Loại  này  cũng  bao  gồm  các  bộ  đội  xuất  ngũ  đã  hoàn  thành  nghĩa  vụ  quân  sự  nhưng hộ khẩu chưa chuyển về thành phố Hồ Chí Minh.     KT4  Những  người  mới  nhập  cư,  hoặc  nhập  cư  vào  thành  phố  theo  mùa  vụ  hoặc bà con của người dân có hộ khẩu nhập chính thức. Loại này cũng  bao gồm người nước ngoài hoặc Việt kiều. Dạng nhập cư này bao gồm  tất cả những người nhập cư không có đăng ký và con số thống kê chính  thức nhóm này là không được xác định không rõ.         55 Đánh giá nghèo có tham gia cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh Bản  báo  cáo  tổng  hợp  này  được  thực  hiện  bởi  Th.S.  Trịnh  Hồ  Hạ  Nghi  và  T.S.  Huỳnh  Thị  Ngọc Tuyết với phần bổ sung của Th.S. Bill Tod. Mọi thông tin trao đổi góp ý xin liên hệ:     Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh  218 Đội Cấn, Hà Nội   ĐT:  +84  4  832 5319  Fax:  +84  4  832 5073  Email:  scuk@scuk.org.vn  Webpage: www.savethechildren.net/vietnam     Văn phòng Dự án Thành phố Hồ Chí Minh  26 Đặng Tất, Phường Tân Định, Quận 1  Thành phố Hồ Chí Minh  ĐT:  +84  8  846 9495  Fax:  +84  8  846 9466  Email:  scuk@scukhcm.org.vn   56 Phụ lục 5: Quan hệ đối tác Đánh giá nghèo theo vùng Vùng Miền núi Đông Bắc Những tỉnh vùng Hà Giang , Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh Miền núi Tây Bắc Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Đồng Sông Hồng Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình Các nhà tài trợ chịu trách nhiệm đánh giá nghèo cấp vùng Đánh giá nghèo có tham gia người dân Tỉnh DFID UNDP Hà Giang Duyên hải miền Trung Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa WB Hà Tây Nghệ An GTZ JICA ADB Xã Bảo Thắng Bản Cầm Phong Niên Mường Khương Pha Long Tả Gia Khâu Vị Xuyên Cao Bồ Thuận Hoá Đồng Văn Sang Tung Thai Pin Tung Nam Sách Nam Sách Nam Trung Đan Phượng Thọ An Liên Hà Mỹ Đức Tế Tiêu Phúc Lâm Lào Cai Hải Dương Bắc Trung Huyện Nghi Lộc Nghi Thái Tương Dương Tam Đinh Hải Lăng Hải Sơn Hải An Gio Linh Gio Thành Linh Thường Sơn Hà Sơn Bá Sơn Cao Tứ Nghĩa Nghĩa Thọ Nghĩa An Quảng Trị Quảng Ngãi Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm đánh giá nghèo có tham gia Tư vấn Ageless (tài trợ DFID) Action Aid (tài trợ UNDP) RDSC (tài trợ WB) Viện Xã hội học (tài trợ JICA) Nhóm nghiên cứu gồm Bộ LĐTBXH, Viện KHLĐXH, nhà nghiên cứu độc lập (tài trợ GTZ) Giải pháp Việt Nam (tài trợ ADB) 57 Phụ lục 5: Quan hệ đối tác Đánh giá nghèo theo vùng (tiếp theo) Vùng Tây Nguyên Những tỉnh vùng Các nhà tài trợ chịu trách nhiệm đánh giá nghèo cấp vùng Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak Đánh giá nghèo có tham gia Tỉnh Đak Lak Huyện EaHleo Eaheo Ea Ral Dacrlap Đao Nghĩa Quang Tân Thành phố Buôn Ma Thuột Thị trấn Ea Tam Huyện Bình Chánh Thị trấn An Lạc Tân Tạo Quận Phường Phường Ninh Phước Phước Hải Phước Dinh Ninh Sơn Lương Sơn Mỹ Sơn Tam Nông Phú Hiệp Phú Thọ ADB Đông Nam TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu TP Hồ Chí Minh Ngân hàng Thế giới Ninh Thuận Đồng Sông Cửu Long 58 Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trang, Bạc Liêu, Cà Mau UNDP AusAid Xã Đồng Tháp Tháp Mười Thanh Lợi Thanh Phú Mỹ Hưng Thới Thanh Mỏ Cày Thành Thới Bến Tre Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm đánh giá nghèo có tham gia người dân Action Aid (tài trợ ADB) Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh (tự tài trợ) Trung tâm phát triển nông thôn (tài trợ Ngân hàng Thế giới) Trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu Long An (tài trợ UNDP AusAid) [...]... So với nghiên cứu Đánh giá tình trạng nghèo 1999 (SCUK 1999) cũng như Tham khảo  ý kiến cộng đồng về chiến lược CPRGS năm 2001 (SCUK 2002), nghiên cứu Đánh giá tình trạng nghèo lần này không có những điểm khác biệt nổi bật về sự đa dạng khía  cạnh của tình trạng nghèo.  Nhìn chung tất cả các nhóm người nghèo không chỉ quan  15 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh tâm đến các khía cạnh vật chất và hữu hình của tình trạng nghèo như thu nhập, của ... một phần tóm tắt báo cáo (trang 1‐3), và ở đầu mỗi phần (từ Phần 3 đến 6) có phần  tóm lược các thông tin ghi nhận chính.   7 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh Phần 2: Địa điểm Nghiên cứu Huyện Bình Chánh Huyện Bình Chánh nằm phía tây nam Thành phố Hồ Chí Minh,  nối liền Thành phố với Đồng bằng Sông Cửu Long bằng Quốc lộ 1. Huyện Bình Chánh có tổng diện tích  30.458  héc‐ta,  trong  đó  có khoảng  20.000  héc‐ta ... năm chục năm, từ năm mười mấy tuổi se nhang đến nay đã 55 tuổi rồi, cũng cần kiệm mà  13 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh không có dư”. “Tụi tui cũng tằn tiện lắm nhưng chỉ có đủ ăn, đâu có đủ để sắm này sắm nọ”  (nhóm phụ nữ nghèo thường trú).     Ở một góc tối của bức tranh nghèo, có thể thấy là vẫn còn đa số người nghèo được  tham khảo ý kiến cho rằng cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn trong mấy năm  qua. Nhiều người “không có đủ cái ăn”, phải cho con cái nghỉ học sớm. Họ chỉ biết sống ... hành trong gia đình, bị bỏ rơi) Chồng nhậu nhẹt, vô cớ chửi mắng và đánh đập vợ, không lo làm ăn Chồng đi uống rượu, đánh bài, cờ bạc và lấy vợ bé Vợ chồng ly dị, bỏ rơi con cái 21 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh Điểm tương đồng nổi bật thứ ba là người nghèo bắt đầu chú ý đến cách biệt giữa chất  lượng  cuộc  sống  của họ  và  của người  khá  giả.  Nghèo không ... sớm  đến  chiều  tối  làm  sao  có chuyện chơi thể thao được?” (nhóm nam và nữ nghèo địa phương)  “Không có gì để giải trí, nản chí sinh tật nhậu, đánh bài, chơi đề cầu may ” (tất cả các nhóm kể cả nhóm  trẻ em) 17 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 3 Tính đa khía cạnh của tình trạng nghèo Tiêu chí Nữ Nam Thu nhập tài chính và của cải vật chất – điều kiện sống... Báo cáo Nhận thức về nghèo, xu hướng nghèo, động thái nghèo, việc làm, những rủi ro và tính dễ tổn thương Cuối  năm  nay  (2003),  Thành phố Hồ Chí Minh phấn  đấu  xoá  nghèo theo  tiêu  chí nghèo của Thành phố.  Tuy nhiên, kết quả cuộc nghiên cứu Đánh giá tình trạng nghèo có sự tham gia này cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa số hộ nghèo được chương  trình Xoá Đói Giảm Nghèo xác định và con số hộ được người dân địa phương cho là ... Cuối năm nay (2003), Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu xoá nghèo theo tiêu chí của Thành phố.   Tuy nhiên, kết quả cuộc nghiên cứu Đánh giá tình trạng nghèo có sự tham gia này cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa số hộ nghèo được chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo xác định và con số  hộ được người dân địa phương cho là nghèo.  Khi phân hạng kinh tế hộ, trong mỗi tổ dân phố,   người dân xác định có khoảng 30% đến 50% hộ gia đình là  nghèo  hay “rất nghèo  (so với hộ ... cận hiện hành, công nhận nhiều hơn các quyền lợi bình đẳng của người nhập cư với  tư cách là những công dân Việt Nam như là những người Việt Nam khác, nhìn nhận  vai trò quan trọng của họ trong sự phát triển kinh tế của Thành phố và vì thế cần có sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt hơn các quy định về đăng ký cư trú.  3 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh Phần 1: Giới thiệu Cơ sở và mục đích nghiên cứu Theo số liệu chính thức năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đạt thành ... Quận 8. Điều này cho thấy phần lớn các thanh niên không được tham gia vào các hoạt  động  tại địa  phương.  Những  sự khác  biệt  này  tại hai  quận  huyện  một  phần  có thể  được giải thích do sự quen thuộc của người dân với những người trong xóm họ cũng  25 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh như do không gian mà họ đang sinh sống. Người dân Quận 8 sinh sống trong các con ... * Lưu ý: các con số thống kê không hoàn toàn tương ứng do lấy từ vài nguồn khác nhau   Số liệu chính quyền địa phương cung cấp tháng 8/2003.   Niên Giám Thống Kê Quận 8 năm 1995‐2000.  17 Niên Giám Thống Kê Quận 8 năm 1995‐2000.  18 Niên Giám Thống Kê Quận 8 năm 1995‐2000.  15 16 11 Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh Phần 3: Nhận thức về nghèo, xu hướng nghèo, động thái nghèo, việc làm, những rủi ro và tính dễ tổn thương Tóm tắt ý chính Cuối năm nay (2003), Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu xoá nghèo theo tiêu chí của Thành phố.  

Ngày đăng: 17/06/2016, 05:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w