1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu thực trạng tử vong và nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại đồng tháp, năm 2012 2014

112 531 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 25,27 MB

Nội dung

Một số nghiên cứu về đuối nước tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp những năm trước đây cho thấy kết quả phần lớn các trường hợp đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ trẻ dưới 5 tu

Trang 1

TRAN THI NGAN

NGHIEN CUU THUC TRANG TU VONG VA

NGUY CƠ ĐUÔI NƯỚC Ở TRE EM TẠI ĐÔNG THÁP,

NAM 2012 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRAN THI NGAN

NGHIEN CUU THUC TRANG TU VONG VA

NGUY CO DUOI NUOC O TRE EM TAI DONG THAP,

Trang 3

LỜI CẢM ƠN C2 0n TH HS HH TT HH TH TT nh cv ren vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU . ¿2£ S2 ở +E£EEE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkerkrred 1 DAT VAN DE iceecscsscscssesssssssesscsesssssssessssecscsecssssssessssesssssssssessssssessssessesassesessesseseeseeass 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 5° 2+2 SE +E+EEEEE#ESEEEEEEEEEEEEEESEErErtrrerrsred 4 CHUGNG 1: TONG QUAN TAI LIỆU .- - 2-2 2 2 +®+E£ SE +E£S£E£E£+E£k£EzEz£ 5 1.1 Khái niệm và dịch té học về đuối nước - ¿+ se +x+rxvxserscssred 5 1.2 Các nghiên cứu về đuối nước trên thế giới và tại Việt Nam 16 1.3 Khung lý thu yẾt 2 «SE SE eEESEEEECEEE T31 TT T11 T1 gxgrgr crrrêt 26 1.4 Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu + 2+ ++s+s2£s+sesz+xcse£ 27 CHƯƠNG 2: ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.3 Thiết kế nghiên Cứu - ¿+ Sẻ SE E*SkEEEE KTS E 1313111151311 1x ke, 32

2.6 Biến số nghiên CỨu - SE SE SEEESEEESEx v.v 1 111111 rrrki 33

2.9 Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 38 CHƯƠNG 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU - 5-5-5 6® k£ke 8 E*+k£k£EzEckckecszi 40 3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu - ¿2k s+k+kete+xererkrrsrered 40

3.2 Thực trạng đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 2012- 2014 42 3.3 Xác định các yếu tố nguy cơ của đuối nước ở trẻ em tại Đồng Tháp năm 2012 -

3.3.1 Kiến thức về phòng chống đuối nước của cha/me/người chăm sóc trẻ 50

CHUONG 4: BAN LUẬN . - 2-5-5 S321 S* S3 191311113 11111 11151111 e re 65

4.2.Thực trạng đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 2012-— 2014 65

Trang 4

4.3.Môi liên quan giữa đuôi nước ở trẻ em và các yêu tÔ nguy cơ - 68 4.4 Nhận định, khuyến nghị phòng chống đuối nước ở trẻ em của cha/meẹ/ người 941;1148-109814 NHẢẢÝ 71

KẾT LUẬN 2£ 2 S23 SE 1 EEE3E15152111 1511115111151 151.11 1.111.111 111x 0 73 KHUYEN NGHỊ, © 6 ¿Sẻ 1EESEEEEE3 E311 31111311511 131111.15 111011111111 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2-56 2 SEEEEES E1 E115 11517121513 15111 31x, 75

Phụ lục 1 Công cụ nghiên CỨU . - - Ă 1113930001011 3999 31 1 11g v ng vn 80

Phụ lục 2 Giới thiệu dự án gỐCc - 2 25+ x+x+t*+xeExeExeEerkerkerkererrerrrred 94

Trang 5

DANH MUC BANG

Bảng 3.1 Thông tin chung về cha/mẹ/người chăm sóc trẻ 40 Bảng 3.2 Thông tin về tình hình đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 2012-

“0W U La 45 Bảng 3.6 Phân bố các trường hợp tử vong do đuối nước ở trẻ em tại Đồng Tháp trong 3

Bảng 3.7 Thông tin về thời gian trong ngày và thời tiết khi xảy ra đuối nước trẻ em tại

Bang 3.8 Thong tin vé hé trợ và xử trí sau đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp trong 3 năm 2012- 2Ö4 - Gà 49 Bảng 3.9 Xếp hạng về nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em tại Việt Nam 50 Bảng 3.10 So sánh kiến thức đúng về phòng chống đuối nước của cha mẹ/người chăm

Đồng Tháp -¿- ¿6 2S 18 1111 11111811 1511111111 111111111110 111111 gr.gg 55

Bang 3.14 Nguồn thông tin phù hợp để tìm kiếm các thông tin phòng tránh đuối nước cho trẻ dưới 16 tuôi của cha/mẹ/người chăm sóc trẻ tại Đồng Tháp 55 Bảng 3.15 Yếu tố cá nhân trẻ và đuối nước: nhóm trẻ dưới 5 tuổi 57

Bang 3.16 Yếu tố cá nhân trẻ và đuối nước: nhóm trẻ 5 — 16 tuổi - 58

Bảng 3.17 Yêu tô người chăm sóc trẻ với đuôi nưỚcC 5 << «<< s+<ssssss2 60

Trang 6

Bảng 3.18 Nhóm yếu tố hộ gia đình với đuối nước . . 2s 2 s2 s+ss+see 61 Bảng 3.19 Kiến thức, thái độ về phòng chống đuối nước của cha mẹ/phụ huynh học

sinh và đuối TƯỚC Ă << St S3 S3 E3 SE S318 E3 SE E111 13 1315111111111 1111111111188 1111 62

Bảng 3.20 Hồi quy đa biến các yếu tô cá nhân trẻ và đuối nước 62

Bảng 3.21 Hồi quy đa biến yếu tố hộ gia đình và yếu tố cá nhân của cha mẹ/người

Bảng 3.22 Hồi quy đa biến yếu tố kiến thức, thái độ về phòng chống đuối nước của

cha mẹ/người chăm sóc trẻ và đuôi nước .-. 62

Trang 7

Si 0009208000920L 1111 27 Biéu dé 3.1 Thống kê số lượng trường hợp tử vong do đuối nước trẻ em theo tháng tại

Đồng Tháp trong 3 năm 2012- 20114 - ¿5< kẻ x28 SEEEEEE E131 1123 12xee 46

Biêu đồ 3.2 Đánh giá về tầm quan trọng của học bơi của cha/mẹ/người chăm sóc trẻ tại

Đằng Tháp 2k s se E1 T3E1315 15 3111111131151 T1 1111 T11 1g cư 53

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

WHO Tổ chức Y tế thế giới

Trang 9

LOI CAM ON

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS 1S Phạm Việt Cường và TS Lã Ngọc Quang, những người thây tâm huyết và nhiệt tình đã chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quả trình thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Dự án Can thiệp phòng chống đuổi nước trẻ em tại Việt nam, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Ÿ tế công cộng, đã tạo điểu kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện dé tài nghiên CỨU này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giảm hiệu Trường Đại học Y tế công cộng, động nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành tốt khóa học này

Xin tran trong cam on!

Ha Noi, ngay 4 thang 3 nam 2016

Tac gia

Tran Thi Ngan

Trang 10

Đuối nước đã trở thành vấn đề y tế công cộng quan trọng trong nhóm các vấn đề tai nạn thương tích “Nghiên cứu thực trạng tứ vong và nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại Đồng Tháp, năm 2012 — 2014” được tiễn hành với hai mục tiêu: Mô tả thực trạng tử vong đo đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp và xác định các yếu tố nguy cơ của đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp từ năm 2012 đến năm 2014 Nghiên cứu áp dụng thiết

kế nghiên cứu bệnh - chứng với nhóm bệnh là trẻ đưới 16 tuổi tử vong do đuối nước

tại Đồng Tháp trong thời gian nghiên cứu, nhóm chứng là trẻ bình thường được ghép cặp với nhóm bệnh theo 3 tiêu chí: cùng địa bàn sinh sống (khối phố, cụm dân

cư, thôn); có tuôi xấp xỉ với đối tượng tử vong và cùng giới tính Nghiên cứu tiến

hành phỏng vẫn cha/me/người chăm sóc trẻ tại 369 hộ gia đình, nhóm bệnh là 132

và nhóm chứng là 264 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đuối nước ở trẻ nam chiếm tỷ

lệ cao hơn với 58,8% Nhóm tuôi 0-4 có nhiều trẻ tử vong nhất với 67,4% Có đến

95,6% trẻ tử vong do đuối nước là các trẻ không biết bơi Địa điểm xảy ra đuối nước chủ yếu là ngoài nhà (96,2%) tại các sông, ao/mương/hầm nuôi cá; khoảng

cách từ nhà đến địa điểm xảy ra tai nạn rất gần (80% tai nạn xảy ra cách nhà đưới

100 mét) Gần 80% trẻ tử vong do đuối nước là bị ngã Đuối nước có sự gia tăng

đột biết vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm Các yếu tố nguy cơ của đuối nước gồm có: trẻ chưa đi học, trẻ không thường xuyên tiếp xúc với nước; trẻ không mặc áo phao khi chơi gần nước; trẻ ở hộ gia đình nghèo, người chăm sóc trẻ

bị 6m/bi bệnh Tỷ lệ người chăm sóc trẻ biết cách cấp cứu đuôi nước rất thấp

(10%) Nguồn thông tin phù hợp để tìm kiếm thông tin về phòng tránh đuối nước trẻ

em với người chăm sóc trẻ là truyền thông đại chúng và cán bộ y tế Từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu viên khuyến nghị: Người chăm sóc trẻ cần giám sát chặt chẽ trẻ nhỏ và thường xuyên nhắc nhở trẻ lớn hơn phòng tránh đuối nước và cho trẻ học bơi Ngoài ra, cần thực hiện cắm biển cảnh báo tại các khu vực nước nguy hiểm; phối hợp liên ngành tăng cường truyền thông nâng cao kiến thức của cộng đồng về đuối nước Ngành y tế cần tăng cường phô biến kỹ năng cấp cứu đuối nước cho cộng đồng

Trang 11

vẫn đề về tai nạn thương tích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước lượng khoảng

372.000 người tử vong do đuối nước năm 2012|48, 50] Theo báo cáo toàn cầu về

đuối nước năm 2014, Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và đây là khu vực có

tỷ suất tử vong do đuối nước cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau khu vực Châu Phi[50]

Đối với trẻ em dưới 15 tuổi tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở khu vực

Tây Thái Bình Dương, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra đuối nước là

nguyên nhân của 4% số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYS) trong số tất ca các nguyên nhân[15] Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013: Kết quả toàn cầu, khu vực và các quốc gia, trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm (YLLs) tại Việt Nam, đuối nước là nguyên

nhân đứng thứ 730] Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2004, cập nhật

2008, đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm tuổi dưới 20, đặc biệt đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho nhóm 10 — 14 tuổi[18] Tại Việt Nam, theo báo cáo Thống kê tử vong do Tai nạn thương tích của Cục Quản lý Môi trường Y tế, năm 2012 cả nước có 6.426 người tử vong do đuối nước và đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ 2, chỉ sau tai nạn giao thông[5]

Trong 6.426 người tử vong do đuối nước được báo cáo, nhóm tuôi 0-4 chiếm 1.188

người, tương ứng với tỷ suất cao nhất là 16,3/100.000; tiếp theo đến nhóm tuôi 5-14

với 1.579 người với tỷ suất 11.1/100.000 Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có

1.276 người tử vong do đuối nước với 938 nam và 338 nữ Một số nghiên cứu về đuối nước tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp những năm trước đây cho thấy kết quả phần lớn các trường hợp đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ

dưới 5 tuổi), tỷ lệ đuối nước ở nam cao gấp 2 lần so với nữ và tỷ lệ trẻ đuối nước

vào mùa lũ cao hơn mùa khô khoảng 2 lần[4, 12, 17]

Các yếu tố nguy cơ của đuối nước được một số nghiên cứu trên thế giới đưa

ra gồm: yếu tố cá nhân bao gồm tuổi, giới, trình độ học vẫn của nạn nhân, biết bơi

hay không biết bơi; yếu tố gia đình như nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha

Trang 12

tích và tàn tật đo đuối nước tác động lớn đến các cá nhân và gia đình của họ và nhiều trường hợp kéo dài cả cuộc đời Thương tích ở trẻ em có thể vượt ngoài khả

năng tài chính và xã hội cho các gia đình{3| Đối với các trẻ em sống sót sau đuối

nước, nhiều em phải chịu hậu quá và thương tật lâu dài gây ra nhiều khó khăn cho

gia đình, với cac chi phi chăm sóc y tê rât tôn kém

Tại Việt Nam, các nghiên cứu, thống kê mới xác định được một số yếu tố nguy cơ như: tuổi, giới, thời gian và địa điểm xảy ra đuối nước Hiện nay mới chỉ

có rất ít nghiên cứu tìm hiểu kiến thức về đuối nước của cha/me/người chăm sóc trẻ

và mối liên quan giữa đuối nước và kiến thức của cha/me/người chăm sóc trẻ, Việt Nam cũng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này “Nghiên cứu về nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại Đông Tháp năm 2014” của học viên bỗ sung thêm vào cơ sở tài liệu khoa học về vấn đề đuối nước cũng như mô tả chỉ tiết các yếu tổ nguy cơ của

đuối nước tại tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh đó mô tả được kiến thức của cha/me/người

chăm sóc trẻ về vấn đề đuối nước và kỳ vọng tìm hiểu một số mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và đuối nước trẻ em tại tỉnh Đồng Tháp Nghiên cứu này là một trong ba cau phần nghiên cứu của dự án “Cøn thiệp phòng chống đuối nước ” tại Đồng Tháp năm 2014 — 2015, do Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chan thuong — Đại học Y tế công cộng triển khai phối hợp cùng với trường Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ Học viên đã được chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng sô liệu của dự án đê thực hiện luận văn

Trang 13

Mo ta thuc trang tử vong do đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp, từ năm 2012 đến

năm 2014

Xác định các yếu tô nguy cơ của đuối nước trẻ em tại Đồng Tháp, từ năm 2012

đến năm 2014.

Trang 14

1.1 Khái niệm và dịch tế học về đuối nước

1.1.1 Định nghĩa

Đuối nước: Theo Hội nghị Thế giới về đuối nước năm 2002, các chuyên gia

đã thống nhất định nghĩa đuối nước là một sự kiện mà trong đó đường hô hấp của

nạn nhân bị ngâm trong một môi trường chất lỏng, dẫn tới khó thở hoặc nghẹt thở

Sự kiện này có thê dẫn tới tử vong hoặc không tử vong[50]

Trẻ em: Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Quốc hội (Số: 25/2004/QH11) trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi[ 11]

1.1.2 Dịch tễế học về đuối nước

Tình hình đuối nước trên thế giới

Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế gidi nam

2013, trên thế giới có 4,8 triệu người tử vong do chấn thương và đuối nước xếp hạng thứ 20 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu|30] Tổ chức Y tế thế giới

đưa ra ước lượng năm 2011 toàn thế giới có khoảng 360.000 người tử vong do đuối

nuéc[49], nam 2012 ước lượng này đã tăng lên thành khoảng 372.000 người tử vong đo đuối nước|48] Năm 2013, báo cáo này ước lượng khoáng 368.100 người

trên thế giới tử vong do đuối nước trong, tương ứng với tỷ suất 5,2/100.000

người[30] Báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm

2004, cập nhật 2008 cho biết tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề y tế công

cộng lớn yêu cầu phải có sự quan tâm khẩn cấp, đây là kẻ giết người nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây ra 949.075 ca tử vong trẻ em và thanh niên đưới 18 tuôi mỗi năm Theo báo cáo toàn cầu về đuối nước của Tổ chức

Y tế thế giới, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 của các trường hợp chấn thương không chủ đích và đuối nước chiếm 7% trường hợp tử vong do chấn thuong[48, 50]

Trang 15

hơn 60% các ca tử vong do thương tích ở trẻ em dưới 18 tuôi trong năm 2004 Đuối

nước đứng ở vị trí thứ 2 sau tai nạn giao thông đường bộ với 16,8%[18] Đuối nước

là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm tuôi dưới 20, đặc

biệt đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho nhóm 10 — 14 tuôi (Bảng 1.1)[18]

Bang 1.1 Các nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em, cả hai giới, Thế giới,

1 Nguyên nhân | Nhiễm trùng | Nhiễm trùng | Nhiễm trùng | Thương tích | Nguyên nhân

hấp dưới hấp dưới hấp dưới đường bộ

2 Bệnh tiêu Bệnh tiêu | Thương tích | Thương tích | Thương tích | Nhiễm trùng

dưới

4 Sốt rét Sốt rét Bệnh tiêu Sốtrét | Nhiễm trùng Sốt rét

hấp dưới

5 Ditatbam | HIV/AIDS | Viêm màng | Viêm màng | Đuôi nước Sởi

6 Hokéodài | Ditatbam | Dudinudc | HIV/AIDS | Bệnhlao | Di tat bam

dudng do dudng do

thiéu protein | thiéu protein

8 Uốn ván Đuôi nước Sởi Bệnh tiêu | HIV/AIDS | Thương tích

đường bộ

9 Viêm màng | Thương tích | Bệnh lao Suy dinh Bệnh bạch Ho kéo dài

Nguồn: Báo cáo ŒGảnh nặng bệnh tật toàn cẩu 2004, cap nhat 2008 (The Global

Burden of Disease: 2004 update)[ 18]

Trang 16

vực Đông Nam Á với 43.771 trẻ, khu vực Châu Phi có 28.752 trẻ; khu vực Đông

Địa Trung Hải có 16.153 trẻ và thấp nhất là khu vực Châu Mỹ có 8.592 trẻ Đa số

(91%) các ca tử vong do đuối nước xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình{ 18]

Tỷ lệ tử vong do chấn thương không chủ ý trên 100.000 trẻ em ở các quốc gia

thu nhập thấp và trung bình cao hơn 3,4 lần so với so với ở các quốc gia thu nhập

cao, có sự khác biệt lớn giữa các loại hình tử vong do thương tích Đôi với các ca

tử vong do đuối nước, tý lệ ở các quốc gia thu nhập thấp cao hơn gần 7 lần so với quốc gia có thu nhập cao, tương ứng là 7.8/100.000 trẻ và 1.2/100.000 trẻ (chi tiết Phụ lục 2) [50]

Bang 1.2: Tỷ lệ tử vong do chấn thương không chủ ý trên 100.000 trẻ em dưới

20 tuổi theo nguyên nhân và mức thu nhập quốc gia, Thế giới, 2004

Trang 17

nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 18 tuổi Tỷ suất tử vong của đuối

nước ở 5 quốc gia này là lên đến 30/100.000 dân[46]

Tình hình đuối nước tại Việt Nam

Theo báo cáo toàn cầu về đuối nước năm 2014 (Global report on Drowning:

Preventing a leading killer), Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và đây là khu

vực có tỷ suất tử vong do đuối nước cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau khu vực Châu Phi[50] Theo bao cao Ganh nang bénh tat toàn cầu năm 2013: Kết quả toàn cầu, khu vực và các quốc gia, trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại tổng số năm

sống mắt đi do tử vong sớm (YLLS) tại Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân đứng

thir 7[30]

Theo Thống kê tử vong do tai nạn thương tích của Cục Quản lý Môi trường Y

tế - Bộ Y tế, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây ra tử vong do tai nạn thương tích tại Việt Nam, chỉ sau tai nạn giao thông với tỷ suất tử vong năm 2012, tương ứng là 7,41/100.000 dân và 18,86/100.000 dân[5] Cũng theo báo cáo này, tỷ suất tử vong trung bình do đuôi nước tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 là 7,84/100.000 dân

Tỷ suất đuối nước khác nhau giữa các nhóm tuỗi và giới tính Năm 2012, Việt Nam

có 6.426 người tử vong do đuối nước được báo cáo, nhóm tuổi 0-4 chiếm 1.188

người, tương ứng với tỷ suất cao nhất là 16,3/100.000; tiếp theo đến nhóm tuổi 5-14

với 1.579 người với tỷ suất 11.1/100.000 Nhóm tuổi 20-59 chiếm số lượng người

tử vong do đuối nước nhiều nhất là 2.403 người, tương ứng với tỷ suất 4.94/100.000 Tại Việt Nam, nam giới tử vong do đuôi nước nhiều hơn nữ ĐIỚI Năm 2012, báo cáo ghi nhận 4.651 nam giới và 1.775 nữ giới tử vong do đuối nước VỚI ty suất tương ứng là 10,76/100.000 và 4,08/100.000[5] Tử vong trẻ em và vị

thành niên từ 0-19 tuổi tại Việt Nam, báo cáo cho biết, năm 2012 các nguyên nhân

gây tử vong hàng đầu là đuối nước, tai nạn giao thông và tự tử với tỷ suất tử vong

tương ứng là 12,24/100.000; 7,47/100.000 và 1,91/100.000[5].

Trang 18

tử vong trung bình do đuối nước của trẻ em (0-19) ở Việt Nam 1a 8,1/100.000[9]

Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở nam giới là 10,7/100.000 cao hơn so với tỷ lệ này ở

nữ giới là 5,4/100.000 Tý lệ đuối nước cao nhất ở nhóm tuổi 0-4 tuổi (12,9/100.000), tiếp theo là ở nhóm tuổi từ 5-9 tuôi (11,0/100.000) Có hơn 77% các

trường hợp đuối nước xảy ra ở cộng đồng, và những nơi nguy hiểm nhất là ao, hồ, sông[9] Hầu hết những người bị đuối nước đều không biết bơi và tỷ lệ đuối nước ở trẻ em nông thôn cao gấp hai lần so với tỷ lệ này ở thành thị Đuối nước thường xảy

ra từ 6h sáng đến 4h chiều trong ngày, và thường xảy ra vào buổi sáng, hiễm khi xảy ra vào ban đêm Hầu hết các trường hợp đuối nước thường xảy ra vào buổi sáng (87%), trong đó vào thời điểm lúc 9h sáng đuối nước xuất hiện với tỷ lệ tương đối cao, chiếm 59 8%[9]

Theo Điều tra Y tế Quốc gia về tai nạn thương tích tại Việt Nam năm 2001

(VMIS 2001), đuối nước là nguyên nhân hàng đầu trong số các tai nạn thương tích gây tử vong trong nhóm tuổi 1 — 14 tuổi Năm 2007, cả nước có 3.786 trẻ trong độ tuổi 0 — 19 tuôi tử vong vì đuối nước Con số này tương đương với tỷ suất tử vong

là 10,4/100.000 trẻ, cao gấp khoảng 3 lần tỷ suất tử vong do đuối nước ở các nước

phát triển, điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về vẫn đề đuối nước ở Việt

Nam[31]

Trong nghiên cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự, kết quả cho thấy 97% các trường hợp đuối nước trẻ em cuất hiện ở khu vực không có biển báo cảnh báo nguy hiểm hay các hàng rào bảo vệ ngăn cách Nghiên cứu này cũng cho biết 80% các trường hợp đuối nước là do thiếu sự giám sát của người chăm sóc trẻ, chỉ có

khoảng 42% trẻ em từ 5-10 tuổi biết bơivà 68% tỷ lệ cha mẹ không có kiến thức về

sơ cứu ban đầu trong trường hợp đuối nước|[4]

Nghiên cứu viên Phan Thanh Hòa sử dụng số liệu của nghiên cứu VNIS 2010 phân tích về tình hình đuối nước ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long cho biết tỷ

suất đuối nước của trẻ dưới 18 tuổi là 28,3/100.000 trẻ[7] Trong đó, tỷ suất đuối

Trang 19

nước cao nhất là ở nhóm trẻ 0 — 4 tuổi là 100,5/100.000; tỷ suất ở nhóm trẻ nam

cao hơn nhóm trẻ nữ, tỷ suất tương ứng là 119,4/100.000 trẻ và 80,3/100.000 trẻ

Có sự chênh lệch lớn giữa ty suất tử vong do đuối nước ở khu vực thành thị và

nông thôn, tương ứng là 32,2/100.000 va 119,7/100.000[7]

Như vậy, các báo cáo, thống kê và nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam

đã chỉ ra đuối nước là vẫn đề y tế công cộng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

ở nhóm tuổi trẻ em Tại Việt Nam, năm 2012 đã chứng kiến 1.888 trẻ 0 — 19 tuổi tử

vong do đuối nước Tại Đồng Tháp, theo báo cáo của sở Lao động, Thương binh và

Xã hội báo cáo mỗi năm có 40 — 60 trẻ tử vong do đuối nước trên địa bàn Những

thiệt hại, tốn thương đo đuối nước trẻ em gây ra là vô cùng to lớn đối với gia đình,

nhà trường và xã hội

Các yếu tố nguy cơ của đuối nước:

Nhiều báo cáo và nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra một số

nhóm yếu tố nguy cơ của đuối nước, bao gồm: yếu tố cá nhân như tuỗi và giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, khả năng bơi; yếu tố môi trường như địa điểm và thời

gian xảy ra đuối nước, lũ lụt/triều cường và sử dụng phương tiện/thiết bị hỗ trợ nỗi (phao) và các yếu tố hộ gia đình như tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của

cha/mẹ/NCS trẻ, tình trạng kinh tế hộ gia đình và kiến thức về đuối nươc của NCS trẻ[32, 39, 47, 49]

em tir 0 — 16 tuổi 28,6/100.000 dân, cao nhất trong nhóm từ 1 — 4 tuổi là

86,3/100.000 dân[23] Một nghiên cứu khác ở Matlab, Bangladesh, tỷ lệ tử vong do

Trang 20

đuối nước ở các nhóm tuổi như sau: Nhóm từ 1 — 4 tuổi là 80,5%, nhóm dưới 1 tuổi 4,8%, nhóm 5 — 19 tuổi là 14,7%[38] Ở Thái Lan trẻ em từ 1 - 4 tuổi, nam bị đuối

nước cao gấp 2 lần so với nữ Tuy nhiên, ở nhóm tuổi từ 10 — 14 thì tỷ lệ đuối nước

ở nữ cao hơn nam[29] Ở Nam phi, tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm

tuổi 1 — 9 tuổi[43] Trong khi đó, ở Hoa Kỳ đuối nước là nguyên nhân chính dẫn

đến tử vong do thương tích ở trẻ em từ 1 — 2 tuổi[19] Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy, hầu hết các ca tử vong do đuối nước xảy ra ở vùng nước mở là 73%, tỷ lệ

tử vong tăng từ 42% ở nhóm tuổi <5 tuổi, 83% ở nhóm 5 — 9 tuổi, đến 90% ở nhóm

10 — 16 tuỗổi[34] Nghiên cứu ở Úc, tỷ lệ đuối nước ở nhóm tuổi 1 - 4 tui, trẻ em

trai cao gần gấp đôi trẻ em gái (1,8 : 1) và đuối nước giảm đi khi tuổi tăng lên[28] Nghiên cứu của Bristow và cộng sự cho thấy rằng tỷ suất đuối nước ở nam cao gấp

ba lần so với nữ (3,9/100.000 trẻ và 1,9/100.000 trẻ)[37] Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, ở vùng nông thôn Nam Phi, tỷ suất đuối nước ở bé trai là 5,3/100.000 trẻ và ở bé gái là 2,1/100.000 trẻ[45] Tý lệ tử vong do đuối nước ở

nam cao hơn so với nữ ở mọi lứa tuôi và trong tất cả các vùng, trẻ em dưới 5 tuổi

có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất ở cả hai giới trong tất cả các khu vực của Tổ

chức Y tế trừ Châu Phi[39] Các trẻ trai được nhắc đến nhiều ở tất cả các khu vực

trên thế giới về tỷ lệ tử vong do đuối nước|[ 13] Các nhóm tuổi khác nhau có những yếu tố nguy cơ khác nhau, phụ thuộc vào quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ Trẻ nhỏ thường bị tai nạn do trẻ ở một mình hoặc do người chăm sóc thiếu kinh nghiệm Khi trẻ lớn hơn và tò mò hơn, trẻ thường có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với những tình huống nguy cơ tiềm tàng Ở Việt Nam, đuối nước xảy ra nhiều nhất

ở trẻ em nhóm tuổi từ 5 — 14 tuôi[1] Nhóm ở mức độ độc lập mà chúng có thé di chuyên và chơi đùa ngoài trời, thường là không có người giám sát Năm 2004, tỷ lệ

tử vong chung cho các em trai dưới 20 tuổi là 9/100.000 dân, cao gần gấp đôi so

với các em gái 5,2/100.000 dân[13] Số liệu thống kê phản ánh, trẻ nam cũng là

một yếu tố nguy cơ với đuối nước trên toàn thế giới, và giống như tình hình hiện nay tại Việt Nam Điều này là do thực tế trẻ nam thường chơi những trò chơi ngoài trời và có nhiều hành vi nguy cơ cao hơn so với trẻ nữ Trong những gia đình ngư dân, trẻ nam cũng thường đi đánh cá cùng người lớn còn trẻ nữ thì ở nhà Thực tế

Trang 21

này cũng làm trẻ nam có nguy cơ đuối nước ở biển cao hơn[2] Một nghiên cứu gánh nặng của tử vong ở vùng nông thôn Việt Nam từ năm 1999 — 2003, kết quả cho thấy, nguyên nhân gây tử vong do đuối nước ở nam là 4,6% và ở nữ là

2,7®[33]

Yếu tố môi trường:

Địa điểm và thời gian: Đuôi nước xảy ra phô biến nhất vào những tháng hè,

từ tháng 6 đến tháng 8[37, 38] Thời gian xảy ra đuối nước từ 13 giờ — 17 giờ là 62,7%[36] Nghiên cứu ở Trung Quốc, 65% các trường hợp xảy ra vào buổi chiều,

27% vào giữa trưa, và 7% vào buổi sáng Bảy mươi năm phần trăm các trường hợp xảy ra trong vùng nước tự nhiên (sông/ao/mương nước/bể), 15% trong các hồ bơi

và 2% trong các giếng nước uống Hầu hết các sự cố (80%) xảy ra trong những

tháng ấm áp (từ tháng 5 đến tháng 7) Đuối nước không gây tử vong chủ yếu là do

vô tình rơi vào nước (25%), bơi lội (24%), lặn (17%), chơi đùa trong nước (1339) Tám mươi ba phần trăm các trường hợp được báo cáo rằng có nguồn nước tự nhiên xung quanh trường học hoặc nhà, và bảy mươi sáu phần trăm của các vùng nước tự nhiên này không có bảng cảnh báo|47] Nghiên cứu ở Matlab cũng chỉ ra rằng, tỷ

lệ tử vong do đuối nước, 45% xảy ra ở ao, 16,8% ở mương, 8,1% ở kênh và 4,4%

là ở sông[21] Trong phạm vi các quốc gia, các nhân tố xã hội và nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến nguy cơ đuối nước Các bằng chứng từ các nghiên cứu đuối nước ở trẻ em tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình như Trung Quốc và Bangladesh cũng chỉ ra rằng trẻ em nông thôn có tỷ lệ đuối nước cao hơn nhiều so với các em ở các khu vực thành thị[20, 35, 36] Một nghiên cứu ở Matlab, Bangladesh, trong số 489 ca tử vong, tỷ suất tử vong do đuối nước là 521/100.000 trẻ em Hầu hết các trường hợp đuối nước xảy ra vào buỗi sáng 68%, trong ao 69%,

và trong khi người mẹ đang bận rộn làm việc nhà 70%[41] Một nghiên cứu ở phía

Tây Nam Ả Rập Saudi, tỷ lệ đuối nước trong nhà là 44,4%; trong đó, 55,6% bi

chìm trong vật chứa nước bao gồm cả máy giặt và xô, 53,4% trong các bể bơi trong nhà và trong sân nhà 22,2% các sự kiện xảy ra trên biển và giếng nước[26]

Nghiên cứu ở Trung Quốc, tỷ suất đuối nước trên 100.000 dân là 5,85 ở khu vực

Trang 22

nông thôn và 0,75 ở khu vực thành thị[51] Ở Thái Lan, đuối nước xảy ra ở cả hai

thành thị và nông thôn, nhưng vẫn đề nghiêm trọng hon là ở nông thôn Trẻ em

nông thôn Thái Lan có tỷ suất đuối nước là 72,4/100.000 trẻ Ở nhóm tuổi từ 10 —

14 tuổi, đuối nước ở khu vực thành thị không ph nhận được trường hợp nào Nhìn

chung, trẻ em nông thôn trong độ tuổi từ 1 — 17 tuổi có khả năng bị đuối nước hơn

5 lần so với trẻ em ở thành thị[29] Địa điểm xảy ra đuối nước cũng có liên quan

đến độ tuôi Ở Hoa Kỳ, trẻ nhỏ đuối nước nhiều nhất là trong bồn tắm và xô đựng

nước, nhóm tuỗi từ 1 — 4 tuổi ở trong các bể bơi và trẻ em trên 5 tuôi hầu hết ở các

bể bơi, sông và hồ[20] Ở Liên hiệp Vương quốc Anh, mặc dù tỷ lệ đuối nước

chung ở trẻ em có giảm đi Tuy nhiên, trong thập kỷ qua số trẻ em tử vong ở các ao

trong vườn và các vùng nước trang trí khác đã tăng lên[44] Ở Nam Phi địa điểm xảy ra đuối nước thường là biển, bể bơi và sông, mặc dù một số lượng lớn cũng xảy

ra trong và xung quanh nhà (ví dụ như hồ bơi), thời gian xảy ra đuối nước vào

những ngày cuối tuần (37%) và đuối nước gia tăng vào những tháng hè, đỉnh cao

nhất là tháng 12[43] Về yếu tố khu vực, có 59% số trường hợp đuối nước xảy ra ở

sông và suối, 28,2% ở ao, 7,7% ở biển và 5,1% xảy ra trong nhà Hơn một nửa (52,8%) các trường hợp tử vong xảy ra ở gần nhà khi trẻ đang chơi, trong đó một phân sáu (16,7%) số nạn nhân đã đang được trông bởi những đứa trẻ khác vào thời gian chúng bị chết đuối Các trường hợp đuối nước gây tử vong xuất hiện nhiều hơn ở vùng nông thôn, một phần là do đuối nước thường xảy ra ở sông, suối và hò, các địa điểm này thường phân bố nhiều ở vùng nông thôn[{ 1] Một nghiên cứu khác

đuối nước xảy ra nhiều nhất là ở ao hồ (63%), sau đó đến sông, mương/kênh

(28,3%)[17] Việt Nam có đường bờ biển dài và hệ thống sông, suối, ao hồ chang chịt, nhiều gia đình xây dựng nhà ngay trên sông, hồ hay ao hoặc nhà ngay gần biển Những ngôi nhà này phần lớn là không có rào bảo vệ xung quanh Ao, hồ, sông và suối có thể tìm thấy ở nhiều khu vực ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long Vùng nước không được bảo vệ và có thể gây nguy hiểm cho trẻ em khi chúng chơi xung quanh hoặc trong vùng nước mà không có sự giám sát của người lớn[2] Khu vực xảy ra đuối nước thường là té sông, rạch, ham/ao cá chiếm 83%, các tình huống chết đuối phần lớn là do trẻ em

Trang 23

chơi một mình quanh nhà có sông, rạch, ao mương mà không có người trông coi[10] Giếng và bê nước cũng thường không có nắp đậy Ở một số tỉnh vùng ĐBSCL, người dân có thói quen cất nhà trên sông, thuận tiện cho việc làm ăn, buôn

bán Tất cả các yếu tố trên tạo ra một môi trường không an toàn, và dẫn đến nguy

cơ đuôi nước cao đặc biệt là ở trẻ em[ 2]

Thiếu nhân viên cứu hộ: đây cũng là nguyên nhân góp phần cho giao thông

đường thủy nguy hiểm hơn, đặc biệt là đối với trẻ em, mặc dù có một vài nhân viên cứu hộ tại một số địa điểm Hầu hết, ở các bờ biển, bờ sông đều không có lực lượng cứu hộ tuần tra Đồng thời, cũng chưa có các quy định về sự có mặt bắt buộc

đối với nhân viên cứu hộ ở các khu vực[2] Nếu trẻ đuối nước được cứu vớt trong

vòng một phút đầu khi bị ngạt thì có thể cứu sống 95%, nếu sau 5 — 6 phút thì tỷ lệ cứu sống chỉ còn 1%[8] Tỉnh lại sớm có thê giúp giảm nguy cơ tử vong và khuyết tật Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam, việc tiếp cận với các dịch vụ điều trị thường khó khăn cả trong vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y

tế và khả nang xu tri[2]

Yéu t6 gia dinh:

Yếu tô kinh tế xã hội: Trong phạm vi một khu vực nhất định trên thế giới cũng có

những sự khác biệt đáng kê về tỷ lệ tử vong do đuối nước giữa các quốc gia thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập thấp Điều này cũng đúng trong phạm vi một

số quốc gia nhất định Thiếu cơ hội học hành kết hợp với tình trạng nghèo đói có

thể là một nhân tố liên quan Nhóm đối tượng có nguy cơ đuối nước cao được

khăng định đó là đời sống kinh tế thấp, đông con, người lớn bận đi kiếm sống, bỏ

mặt con cái Cha mẹ học vấn thấp, nhận thức thấp không thê quan tâm giáo dục con cái Trong thực tế trẻ em gia đình nghèo có con cái bị các loại TNTT là rất cao[ 16]

Các yếu tổ liên quan dén NCS: Co bằng chứng rằng đuối nước ở trẻ em bị ảnh

hưởng từ trình độ văn hóa của người chủ gia đình hoặc người chăm sóc Ở Bangladesh nghiên cứu của Rahman Aminur đã chứng minh được rằng, nguy cơ tử vong do đuối nước tăng theo tuôi của người mẹ, nguy cơ chết đuối của trẻ em ở các

bà mẹ trên 30 tuổi cao gấp ba lần so với các bà mẹ dưới 20 tuổi (OR=3,5; 95% CI:

Trang 24

2,1— 5,6) Nguy cơ đuối nước trẻ em cao hơn ở các bà mẹ không biết chữ hoặc tốt

nghiệp tiểu học so với các bà mẹ đã tốt nghiệp trung học hoặc cao hơn là 2,1 và 1,7

lần Trẻ em của các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bị đuối nước cao hơn[22] Trình độ học vẫn thấp, thiếu kiến thức về tai nạn thương tích (TNTT) và phòng

chống TNTTT trẻ em của người dân nông thôn được thể hiện ở nhiều góc độ, mà sự

thê hiện nổi bật nhất và rõ nhất là quan niệm đơn giản và không đầy đủ về TNTT

Đặc biệt là nhóm dân cư nghèo, họ vẫn quan niệm rằng TNTT là không thể ngăn cản được, không thê phòng chống được Chính vì quan niệm đơn giản và thiếu hiểu biết nên hầu như họ chẳng có bao nhiêu kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em Đây là một nguy cơ rất nghiêm trọng ở cộng đồng dân cư nông thôn hiện nay[ 16]

Thiếu thốn các phương tiện sinh hoạt và không có phương tiện tiêu dùng văn hóa,

luôn luôn thiếu thông tin, gia đình nghẻo là môi trường luôn thiếu an toàn cho trẻ

em Trẻ em gia đình nghèo phải ở nhà một mình, phải tự trông nhau và phải tự di học Như vậy, trẻ em gia đình nghèo luôn luôn tiếp cận với các TNTT

Ảnh hướng/hậu quả của đuối nước

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại về sinh mạng và sức khỏe

của trẻ em[47] Đối với trẻ em dưới 15 tuỗi, tại các quốc gia thu nhập thấp và trung

bình ở khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới, đuối nước là

nguyên nhân của 4% số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYS) trong số tất cả các nguyên nhân| 13] Tử vong, thương tích và tàn tật tác động lớn đến các cá nhân

và gia đình của họ và nhiều trường hợp kéo đài cả cuộc đời, thương tích ở trẻ em

có thể vượt ngoài khả năng tài chính và xã hội cho các gia đình[3] Đối với các trẻ

em sống sót sau đuối nước, nhiều em phải chịu hậu quả và thương tật lâu dài gây ra nhiều khó khăn cho gia đình, với các chỉ phí chăm sóc y tế không thể ngăn cản được Các số liệu toàn cầu chỉ ra rằng có khoảng 28% trong số tất cả các ca tử vong

do thương tích không chủ ý ở trẻ em là đo đuối nước và 1,1% của DALYs ở trẻ em dưới 15 tuổi tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình là do đuối nước không gầy tử vong[13] Nghiên cứu đánh giá chi phí của thương tích ở một vài vùng trên

thế giới cho đến nay đã bỏ qua rất nhiều hoặc đánh giá không hết ảnh hưởng kinh

Trang 25

tế của đuối nước Mặc dù thiếu số liệu chính xác, các ước tính hiện có chỉ ra rằng

đuối nước không gây tử vong có thê gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng Nghiên cứu đuối nước không gây tử vong ở Hoa Kỳ đã cho thấy, tông số 53 trường hợp đuối nước tuổi từ 0 — 14 tuổi, được phi nhận chân đoán là gần đuối nước, thời

gian nằm viện trung bình là § ngày, tổng chỉ phí 14,141 đô la Mỹ cho mỗi trường hợp[38]

1.2 Các nghiên cứu về đuối nước trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu về đuối nước trên thế giới

Nghiên cứu về các yếu tô nguy cơ của đuối nước trẻ em tại khu vực nông thôn của đất nước đang phát triển: nghiên cứu bệnh chứng được Li Yang và các cộng sự tiến hành thu thập số liệu các trường hợp tử vong do đuối nước ở nhóm trẻ tir 1 — 14 tudi trong thời gian từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 12 năm 2004436] Nghiên cứu tiến hành phỏng vẫn cha/mẹ của trẻ tại 20 quận/huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng phương pháp bệnh chứng với cỡ mẫu gồm

có 133 cha mẹ có trẻ tử vong do đuối nước và 266 cha mẹ của trẻ đối chứng Trẻ

đối chứng được lựa chọn khi đáp ứng đủ 3 tiêu chí: cùng giới tính với trẻ tử vong,

tuổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn trẻ tử vong 2 tuổi và sống gần khu vực với trẻ tử vong Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin liên quan đến trường hợp tử vong do đuối nước như thời gian, địa điểm, quá trình đuối nước cũng như các thông tin về cha mẹ của trẻ như tình trạng sức khỏe, biết về cấp cứu đuôi nước Kết quả của nghiên cứu cho biết tỷ lệ trẻ nam tử vong do đuối nước chiếm

60% và nhóm tuổi 1-4 tuôi chiếm 48% các trường hợp trẻ tử vong đo đuối nước; có

đến 62% tai nạn xây ra tai dia điểm cách nhà hoặc cách trường học của trẻ trong vòng 500 mét; chỉ có 2 trong số 133 trường hợp đuối nước xảy ra tại nơi có rào chắn hoặc biển cảnh báo Đặc biệt là tất cả người chăm sóc trẻ đều không biết cấp cứu đuối nước Các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê của đuối nước nhóm tuổi 1-

4 tuổi bao gồm: tình trạng sức khỏe yếu của người chăm sóc trẻ (OR=3,1 và khoảng tin cậy 95% là từ 1,9 — 5,8), trẻ không sử dụng các phương tiện hỗ trợ nỗi (phao) với OR=2,3 và khoảng tin cậy 95% là từ 1,4 — 4,5; và trẻ chưa được học bơi

Trang 26

(OR=1,8 va khoang tin cay 95% là từ 1,1 — 5,5) Ở các trẻ thuộc nhóm tuôi 5-14, các yếu tố nguy cơ chính gồm có: trẻ thiếu kinh nghiệm chơi gần nước/chơi với nước — không chơi gần nước thường xuyên (OR=2,7 và khoảng tin cậy 95% là từ 1,8 — 7,4) và thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn (OR=1,9 và khoảng tin cậy

95% là từ 1,3 — 5,6)[36]

Nghiên cứu hồi cứu của Wenjun Ma và cộng sự được tiễn hành tai tinh Quảng Đông, Trung Quốc thu thập thông tin về các trường hợp đuối nước trong thời gian năm 2004 — 2005 Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2006, nguyên nhân tử vong liên quan đến đuối nước đã được mã hóa theo phân loại bệnh tật quốc tế phiên bản thứ mười (ICD10) Kết quả của nghiên cứu cho biết tỷ suất tử vong do đuối nước là 5,6/100.000 dân/năm Tỷ suất tử vong ở nam cao gấp 1,5 lần so với tỷ

suất tử vong ở nữ Đuối nước xảy ra ở khu vực nông thôn cao gấp 2 lần so với khu

vực thành thị và ở nhóm tuổi từ 0 — 4 tuỗi, tỷ suất tử vong ở khu vực nông thôn cao

gấp 2,1 lần so với khu vực thành thị Trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 — 9 tuổi có tỷ suất tử

vong đo đuối nước cao nhất trong các nhóm tuôi Các nơi phố biến nhất của đuối nước là khu vực nước tự nhiên và mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) là mùa xảy ra đuối nước nhiều nhất Đuối nước là một gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Quảng Đông,

Trung Quốc[40] Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đuối nước là một vẫn đề y tế công

cộng nghiêm trọng bị bỏ quên ở tỉnh Quảng Đông và cần nghiên cứu thêm các yếu

tố nguy cơ và chi phí hiệu quả toàn diện của chiến lược phòng chống đuối nước trong tương lai dé giảm tý lệ tử vong do đuối nước|[47]

Nghiên cứu của Aminur Rahman và cộng sự (2006), Đuối nước — một nguyên nhân chính ảnh hưởng sức khỏe trẻ em nhưng bị bỏ quên ở nông thôn Bangladesh:

tác động đối với các nước có thu nhập thấp Thiết kế nghiên cứu điều tra cắt ngang

được thực hiện để ước tính gánh nặng đuối nước của trẻ từ 1 — 4 tuổi ở vùng nông thôn Bangladesh, số liệu thu thập bằng cách phỏng vắn trực tiếp các bà mẹ có con thuộc đối tượng nghiên cứu, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2001 Kết quả, tỷ suất đuối

nước trẻ từ 1 — 4 tuổi là 156,4/100.000 trẻ/năm Gần như một trăm phan trăm

(98,8%) đuối nước xảy ra vào ban ngày, thời gian từ 6 giờ sáng đến 18 giờ Đuối

Trang 27

nước xảy ra hầu hét trong năm, nhưng nhiêu nhât là tháng 9 Đuôi nước xảy ra phô biên nhât ở khu vực nước tự nhiên như ao, mương, hô và sông Trẻ em trai có nguy

cơ bị đuôi nước cao hơn trẻ em gái, với OR=l,4; 95% khoảng tin cậy từ 1,1 — 1,7[22]

Nghiên cứu của Tyebally Arif và Ang S.Y, về dịch tễ học của đuối nước và gần đuối nước ở Singapore để xác định các yếu tố nguy cơ và đề xuất các chiến lược phòng ngừa đuối nước Tổng số có 38 trẻ em từ 0 — 16 tudi, duoc quan ly 6 khoa cấp cứu của mạng lưới dịch vụ Y tế Singapore, về đuối nước và gần đuối nước từ tháng hai năm 2002 đến tháng giêng năm 2004 Các dữ liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn, xem hồ sơ lưu trữ của bệnh nhân và các báo cáo của nhân viên điều tra Kết quả cho thấy rằng: Tử vong do đuối nước ở nam cao gấp 3

lần so với nữ Tuổi bị đuối nước cao nhất là 3 — 4 tuổi, tiếp theo là 5 — 6 tuổi và

thấp nhất là nhóm trên 13 tuổi Hơn một nửa sự cố xảy ra ở hồ bơi, ngoài ra, bổn tắm, bể, ao là các nguy cơ cho trẻ dưới 5 tuôi Hầu hết với trường hợp bị đuối nước,

các tiêu chí về toàn tại địa điểm xảy ra sự việc đều thiếu, như không có nhân viên

cứu hộ, không có áo phao, không có hàng rào hoặc biển hiệu cảnh báo Nghiên cứu

đề xuất một số biện pháp phòng ngừa đuối nước ở trẻ em nên tập trung vào ba yếu

tố sau: (i) Gido dục: giáo dục công chúng nên nhẫn mạnh việc giám sát thường xuyên của người chăm sóc trẻ khi trẻ em ở gần nước và quan trọng là các nồi, thùng chứa nước phải trống sau khi sử dụng (ii) Kỹ thuật: Nhà ở không nên thiết

kế với các ao trong nhà để trẻ em tiếp cận với nguồn nước Tất cả các hồ bơi nhân tạo nên có hàng rào bốn mặt với chốt cửa (iii) Thực thi: Cần phải có pháp luật để thiết lập các yêu cầu an toàn cơ bản cho các hoạt động bơi trong bề bơi và bãi biển Điều này liên quan đặc biệt đến sự hiện diện của các nhân viên cứu hộ va hàng rào

hồ bơi[25]

Nghiên cứu của Aminur Rahman và cộng sự năm 2003, phân tích tình hình tử vong do đuối nước ở trẻ em tại Bangladesh: Thử nghiệm các biện pháp phòng ngừa cho các nước có thu nhập thấp Mục tiêu xác định yếu tố dịch tễ học của đuôi nước trẻ em để đề xuất các biện pháp can thiệp ở Bangladesh và tương tự cho các nước

Trang 28

có thu nhập thấp, điều tra cắt ngang với 352.000 trẻ em từ 0 — 17 tuổi được chọn từ

171.366 hộ gia đình, bằng cách sử dụng mẫu cụm đa tầng Tiến hành tại 12 quận lựa chọn ngẫu nhiên và thành phố Dhaka Metropolitan Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận các thông tin về hộ gia đình trong 2 năm trước Kết quả nghiên cứu cho thấy đuối nước là nguyên nhân thứ năm trong

số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em Bangladesh từ 0 — 17 tuôi với ty

suất 27,3/100.000 trẻ/năm Tuy nhiên, loại trừ trẻ sơ sinh, đuối nước trở thành

nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em 1 — 17 tuổi Tỷ suất đuối nước đạt đỉnh cao nhất ở nhóm tuôi 1 — 4 tuổi và sau đó nhanh chóng giảm xuống khi tuổi tăng lên Hơn 80% đuối nước xảy ra ở các khu vực nước tự nhiên, ao hồ, sông, rạch là những nơi thường gặp nhất của đuối nước Khoảng 80% sự cô đuối nước xảy ra cách nhà trong vòng 20 mét và thời gian xảy ra vào ban ngày từ 9 giờ đến 17 giờ Hầu hết các trẻ bị đuối nước đều không biết bơi Trong số những trẻ trên 4 tuổi, chi

có 7% số trẻ em bị đuối nước là biết bơi lội Nghiên cứu cho thấy răng đuối nước là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em từ 1 — 4 tuổi Ao hỗ, sông, rạch là những nơi thường nhất xảy ra đuối nước và thời gian vào ban ngày và nghiên cứu này cho

biết thêm, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 1 — 17 tuổi ở

Bangladesh, cả hai khu vực nông thôn và thành thị Tỷ suất đuối nước cao nhất ở

trẻ em 1 — 4 tuôi Tý lệ trẻ đuối nước biết bơi ở nhóm 4 — 9 tuổi là 3% và ở nhóm

10— 14 tuổi là 33%[23]

Một nghiên cứu của Aminur Rahman và cộng sự năm 2003 tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về đuối nước ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa ở nông thôn Bangladesh, nghiên cứu định tính và thảo luận nhóm tập trung Kết quả cho biết, tất cả các nhóm thảo luận cho rằng đuôi nước xảy ra ở nhóm 5 — 10 tuổi, trẻ

em trai có nguy cơ bị đuối nước cao hơn trẻ em gái Nguyên nhân sự khác biệt đuối nước theo giới tính được giải thích là: “Bởi vi các trẻ em trai hay nghịch ngợm,

khó kiểm soát được các hoạt động của mình hơn các em nữ cùng lứa tuổi” AO,

mương, kênh rạch là những nơi được đề cập thường xuyên đến đuối nước Hầu hết các trường hợp đuối nước xảy ra vào khoảng giữa trưa Để phòng ngừa đuối nước trẻ em, đôi tượng nghiên cứu đê xuât trẻ em cân được giảm sát liên tục, những

Trang 29

mương không sử dụng nên được lấp, ao phải có rào chắn Nghiên cứu này chỉ ra đuối nước là nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em đặc biệt là nhóm tuổi từ 1

— 4 ở Bangladesh Thiếu sự giám sát trẻ em dưới 5 tuôi và thiếu kỹ năng bơi lội của trẻ từ 5 tuôi trở lên là yếu tố quyết định đuối nước ở trẻ em tại Bangladesh Nghiên cứu còn cho biết thêm, người dân nông thôn Bangladesh nhận thức sai rằng trẻ em

5 — 10 tuôi là nhóm để bị tổn thương nhất đối với đuối nước Họ không nhận ra trẻ

em nhóm tuổi từ 1 — 4 tuôi là nhóm có nguy cơ cao, và họ không quan tâm để bảo

vệ trẻ Những phát hiện của nghiên cứu này có thể được sử dụng để phát triển các chương trình can thiệp đuối nước trẻ em ở cộng đồng nông thôn của Bangladesh cũng như các nước thu nhập thấp khác và từ đó góp phần giảm tý lệ tử vong do

đuối nước ở trẻ em[24]

Các nghiên cứu trên đều cho thấy răng, đuối nước ở trẻ em là vẫn đề y tế công

cộng nghiêm trọng ở khu vực, với tỷ suất tử vong cao so với các loại chân thương khác Đặc biệt là trẻ em đưới 5 tuổi, trẻ em nam có nguy cơ bị đuối nước cao hơn

trẻ em nữ và vùng nông thôn bị đuối nước phổ biến hơn vùng thành thị, nơi bị đuối

nước là những vùng nước tự nhiên như: Ao hồ, sông, kênh rạch, Đuối nước thường xảy ra vào ban ngày và đỉnh cao là những tháng hè Hầu hết các nghiên cứu chỉ mô tả thực trạng tử vong do đuối nước gây ra và một số yếu tố nguy cơ như tuổi, giới và khu vực sống, các nghiên cứu không đưa ra các mối liên quan của các yếu tố đến đuối nước, chỉ tìm thấy nghiên cứu của Rahman A và cộng sự (2006)

đưa ra mỗi liên quan giữa đuối nước và giới tính Các thiết kế nghiên cứu thường

được áp dụng để nghiên cứu về đuối nước là: nghiên cứu cắt ngang (có hoặc không kết hợp nghiên cứu định tính), nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập, sử

dụng số liệu/báo cáo/thống kê sẵn có

1.2.2 Các nghiên cứu về đuối nước tại Việt Nam

Nghiên cứu điều tra chắn thương quốc gia năm 2010 (VNIS), với gần 50.000

hộ gia đình tham gia nghiên cứu, gồm có 191.028 người Kết quả nghiên cứu đưa

ra mô hình chấn thương không tử vong và chẵn thương tử vong tại Việt Nam trong năm 2010 Nghiên cứu chỉ ra năm nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương tử

Trang 30

vong tại Việt Nam 2010 Thứ nhất là tai nạn giao thông với tỷ suất tử vong là 58,9/100.000 dân, tiếp theo nguyên nhân thứ 2 dẫn đến chấn thương gây tử vong là

ngã với tỷ suất là 26,6/100.000 dân, nguyên nhân thứ 3 gây tử vong là đuối nước

VỚI ty suất 17,3/100.000 dân[7] Tỷ suất tử vong do đuối nước theo các khu vực,

Đồng Bằng sông Cửu Long đứng thứ 3 với tỷ suất 16,2/100.000 dân xếp sau khu

vực Đồng Bằng sông Hồng và Trung du Miền núi Phía Bắc, tý suất tương ứng là 37,7/100.000 và 19,8/100.000 (chi tiết Phụ lục 3)[7] Nghiên cứu tìm hiểu chỉ tiết

về tình hình đuối nước tại khu vực Đồng Băng sông Cửu Long cho biết, tỷ suất tử

vong đuối nước ở nam 35/100.000 trẻ cao hơn nữ 22/100.000 trẻ; tỷ suất tử vong

do đuối nước cao nhất ở nhóm tuôi 0 — 4 tuôi 100,5/100.000 trẻ, và tiếp theo nhóm tuổi 15 — 17 tuổi 8,0/100.000 trẻ Trong nghiên cứu này không ghi nhận được trường hợp tử vong đuối nước ở nhóm tuỗi từ 5 — 9 tuổi và nhóm từ 10 — 14 tuổi

Tỷ suất tử vong do đuối nước ở nhóm tuổi 0 — 4 tuổi cao nhất, trẻ em nam tỷ suất

119,4/100.000 trẻ và trẻ em nữ 80,3/100.000 trẻ Ở nhóm tuổi 15 — 17 tuổi, đuối

nước chỉ gặp ở trẻ em nam với tỷ suất 15,4/100.000 trẻ Tỷ lệ phân bồ thời gian bị

đuối nước cao nhất trong ngày là 9 giờ sáng tỷ lệ 59,8%, tiếp theo là 6 giờ 28,4%, các khung giờ khác chiếm dưới 5% Tháng 10 là tháng xảy ra đuối nước cao nhất chiếm tỷ lệ 33,7%, tiếp theo là tháng 9 tỷ lệ 28,4%, tháng 1 tỷ lệ 26%, tháng 3 tý lệ 5,2% và thấp nhất là tháng 2, tháng 4 tỷ lệ khoảng 3% Số liệu cho thấy, trên 60%

các trường hợp đuối nước xảy ra xung quanh nhà cách nhà trong vòng 20 mét và đáng lưu ý là 97% các trường hợp đuối nước xảy ra ở khu vực không có rào chắn Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa giới tính, khu vực sống và nhóm tuôi với

tử vong do đuối nước Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em nam 63,3% và ở trẻ em nữ 36,7% Với kiểm định Khi bình phương OR = 1,6; p<0,001

và khoảng tin cậy từ 1,2 — 1,9 Như vậy trẻ em nam có nguy cơ tử vong do đuối nước cao gấp 1,6 lần so với trẻ em nữ Kết quả kiểm định với yếu tố khu vực sống cho kết quả tương tự: những trẻ em sống ở khu vực nông thôn có nguy cơ tử vong

do đuối nước cao gấp 2,1 lần so với những trẻ sống ở khu vực thành thị Yếu tố nhóm tuôi có sự chênh lệch đặc biệt lớn: Trẻ em nhóm tuổi dưới 5 tuổi có nguy co

tử vong do đuối nước cao gấp 50 lần so với những trẻ ở nhóm tuổi từ 5 trở lên[7]

Trang 31

Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lan, Lương Mai Anh, và cộng sự: Tình hình

tử vong do đuối nước ở Việt Nam Với mục tiêu đánh giá tình trạng đuối nước ở

Việt Nam từ 2005 — 2009, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế đã chọn tất cả các nguyên nhân cụ thể tử vong từ số A6 — YTCS trên 10.000 xã của 63 tỉnh thành

ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đuối nước là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau tai nạn giao thông Tý suất đuối nước là 8/100.000 dân/năm Nam bị đuối nước cao hơn nữ Trẻ em có nguy co đuôi nước cao, đặc biệt là nhóm tuổi từ 0

— 4 tuổi cao nhất chiếm tỷ suất 22/100.000 trẻ/năm Trong đó, trẻ trai ở nhóm tuổi

này bị đuối nước cao gấp 1,4 lần so với trẻ gái[42]

Nghiên cứu của Dương Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Ngà và cộng sự về nguy

cơ đuối nước trẻ em dưới 18 tuổi tại 6 xã thuộc các tỉnh Hải Dương, Thừa Thiên

Huế và Đồng Tháp thời gian từ tháng 6/2002 đến 6/2005 Với phương pháp nghiên

cứu mô tả cắt ngang hỏi cứu, kết hợp với nghiên cứu định tính Kết quả cho thấy,

phần lớn các trường hợp đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ nhóm tuổi dưới 6 tuổi, tiếp

theo là nhóm 6 — 10 tuổi “Lứa tuổi dưới 5 tuổi thường để bị đuối nước nhất vì các cháu còn nhỏ quá, chưa hiểu biết gì và chưa biết bơi lại hay hiễu động” Tỷ lệ đuối

nước ở nam cao gấp 2 lần so với nữ Thời gian xảy ra đuối nước phần lớn là vào tháng 4 đến tháng 9 “Đuối nước chủ yếu xảy ra vào mùa hè, khoảng 9 — 10 giờ sáng vì các cháu thường đi tắm, chơi đùa, gia đình quên lãng” “Đuối nước thường xảy ra vào tháng 7 — 9 là mùa nước lên, khi cha mẹ phải đổi làm không có ai trong trẻ” Thời điểm xảy ra đuối nước vào ban ngày, không có trường hợp nào xảy ra buổi tối và ban đêm Phần lớn tại các địa điểm xây ra đuối nước không có các biện pháp an toàn, 100% các dụng cụ chứa nước không có nắp đậy Tất cả các trường hợp đuối nước bị ngã xuống ao hồ, kênh mương hầu hết là không có hàng rào che

chắn[17]

Nghiên cứu của Đặng Văn Chính, Lê Thế Thự và cộng sự: Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về đuối nước trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu này được tiến hành trong 2 xã có tỷ lệ đuối nước cao là xã Phú Hữu,

tỉnh Đồng Tháp và xã Thạnh Mỹ Tây, tỉnh An Giang trong thời gian từ tháng 10

Trang 32

đến tháng 12 năm 2003 Với phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 100 hộ gia đình để phỏng vẫn dựa

trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn và một nhóm 15 hộ gia đình được phỏng vấn sâu Kết quả có 80% trẻ đuối nước là đưới 5 tuôi, trong đó, trẻ em nam bị tử vong do đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em nữ Nguyên nhân phổ biến nhất đưa đến đuối nước ở trẻ

là sự bất cần trong chăm sóc trẻ và trẻ bơi mà không có sự giám sát của người lớn

“Bà mẹ vừa làm vừa trông giữ trẻ, nhưng bà quên chú ý đôi phút, hậu quả con của

bà tự chơi và rớt xuống nước” “Ở các gia đình nghèo đứa lớn trông đứa nhỏ, nhưng đứa lớn thường thích chơi đùa và để đứa nhỏ một mình Đứa nhỏ đi vòng vòng và ngã xuống nước” Tỷ lệ kiến thức, thái độ thực hành được xác định trong nghiên cứu này có thê không đại diện cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này có thê giúp cho sự hiểu biết nguyên nhân của đuối nước và sử dụng chúng trong phòng tránh đuối nước ở trẻ em vùng đồng bằng sông Cửu Long[4]

Nghiên cứu VMIS 2001, điều tra cắt ngang thực hiện ở 8 vùng sinh thái của

Việt Nam (Đông bắc, Tây bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Miễn trung, Tây nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) Chọn mẫu

cụm theo nhiều giai đoạn với cỡ mẫu là 27.000 hộ gia đình Kết quả cho thấy, đuối

nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em và có mối tương quan giữa địa điểm xảy ra đuối nước với sự có mặt của các nguồn nước, tỷ suất tử vong do đuối nước ở nam cao hơn so với nữ Ở vùng ĐBSCL tỷ suất đuối nước không tử

vong 46/100.000 dân và tỷ suất đuối nước tử vong 15,7/100.000 dân Tỷ suất đuối

nước không tử vong ở trẻ em cao nhất ở nhóm tuổi 1 — 4 tudi, tiếp theo ở nhóm tuôi

5 — 9 tuổi và thấp nhất ở nhóm tuổi 10 — 14 tuổi Trong khi đó, tỷ suất đuối nước tử vong cao nhất ở nhóm tuôi 0 — 1 tuổi, tiếp theo ở nhóm tuổi 5 — 9 tuổi, nhóm tuổi

10 — 14 tuôi và thấp nhất ở nhóm tuổi 1 — 4 tuổi Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ đuối

nước cao nhất cả nước là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có sông ngồi khắp nơi và hơn 90% các trường hợp tử vong là chết đuối ở sông Hạn chế của nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ, và các sai số nhớ lại trong việc thu thập đủ thông tin sau khi sự việc xảy ra[1]

Trang 33

Nghiên cứu của Huỳnh Thiện Sĩ và Nguyễn Đỗ Nguyên: Dịch tễ học tử vong

do đuối nước ở trẻ em tại Đồng Tháp, với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo hàng năm của Ủy Ban dân số gia đình và Trẻ em của tỉnh Tổng số 272 trường hợp tử vong do đuối nước trẻ em

dưới 16 tuổi, trong thời gian từ 2003 đến tháng 8/2006 Kết quả cho thấy, hơn 65%

các trường hợp tử vong do đuối nước là trẻ dưới 5 tuổi Tỷ lệ tử vong do đuối nước

ở nam cao gấp 2 lần so với nữ Trong tất cả các năm, tý lệ tử vong do đuối nước cao nhất là trong tháng § Hầu hết 98,1% tai nạn xảy ra đuối nước ở ngoài nhà do ngã xuống sông, rạch, ao, mương và chỉ có 1,9% xảy ra trong nhà là ngã vào lu chứa nước ở trẻ dưới 4 tuổi Đây là một nghiên cứu đầu tiên tại Đồng Tháp về đuối

nước, với những số liệu thứ cấp nên tính giá trị của số liệu có thể chưa cao và

thông tin còn hạn chế Kết quả của nghiên cứu có thể chưa chính xác, cho dù tất cả các trường hợp được báo cáo, nhưng vẫn bỏ sót những trường hợp đuối nước không tử vong và những trường hợp xảy ra ở người lớn Dù có những hạn chế nhất định, nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một mô hình sơ bộ của tử vong do đuối nước ở trẻ em tại một số địa bàn nhiều sông nước, chịu ảnh hưởng của lũ hàng

năm, nhưng những biến có lại xảy ra nhiều hơn vào thời gian ngoài mùa lõ{ 12]

Nghiên cứu của Nguyễn Tan Hưng: Thực trạng về vẫn đề đuối nước tại 5 huyện vùng lũ tỉnh Đồng Tháp, từ tháng 6/2004 đến tháng 5/2005 Khảo sát 48 trường hợp tử vong do đuối nước, phỏng vấn 30 hộ gia đình có trẻ bị đuối nước và

30 cán bộ y tế là trưởng, phó trạm Bằng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp

nghiên cứu định tính và định lượng Kết quả cho thấy, tuôi bị đuối nước phần lớn

từ 1 — 8 tuổi chiếm 87,5%, trong đó trẻ dưới 6 tuôi chiếm 60,4%, đây là nhóm tudi

còn nhỏ và đa số 90% là chưa biết bơi Tỷ suất đuối nước ở nam cao gấp 1,5 lần so

với nữ Các tình huống đuối nước phân lớn là trẻ chơi một mình quanh nhà có ao,

mương, hầm, nhà gần sông rạch mà không có người trông coi, không có hang rao che chắn an toàn Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em vào mùa lũ cao hơn mùa khô gấp 2,4 lần, đặc biệt vào các thang 8, 9, 10, day là các tháng lũ cao nhất trong năm Nghiên cứu cũng đưa ra các yêu tô nguy cơ đuôi nước như: Trẻ không biệt bơi, trẻ chơi gần

Trang 34

sông, ao hô, kênh rạch mà không có người trông côi, các phương tiện ởi lại trên sông mà không có trang bị bảo hộ, thiếu nhà giữ trẻ trong mùa lũ[ 10]

Gánh nặng về tử vong do đuối nước là vô cùng lớn, tác động đến từng gia

đình, từng cá nhân mỗi người và toàn xã hội Vì vậy nhu cầu tiến hành các nghiên

cứu, can thiệp nhằm tìm hiểu chỉ tiết thực trạng đuối nước ở từng khu vực, từ đó đề

ra các biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ em Việt Nam, giảm các gánh nặng do đuối nước đến cộng đồng Các nghiên cứu ở Việt Nam đều đưa ra kết quả chung, tử vong do đuối nước phô biến nhất ở trẻ dưới 5 tudi và tỷ suất tử vong ở nam cao hơn nữ trong mọi nhóm tuôi Hầu hết, các trường hợp đuối nước xảy ra ban ngày và đỉnh cao là những tháng hè Đa phần các ca tử vong do đuối nước xảy ra ngoài nhà ở những vùng nước như sông, ao hỗ, mương,

kênh rạch Tử vong do đuối nước phô biến nhất ở trẻ đưới 5 tuổi nhưng chưa có

nhiều nghiên cứu tìm hiểu về yếu tố kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ tại Việt Nam Nghiên cứu của học viên bé sung vào cơ sở tài liệu về vẫn đề này, từ

đó đưa ra khuyến nghị phù hợp để giảm gánh nặng do đuối nước và bảo vệ sức khỏe trẻ em tại Đồng Tháp

Trang 35

1.3 Khung lý thuyết

Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu về

vẫn đề đuối nước trên thế giới và tại Việt Nam[4, 27, 32, 50] Các yếu tố ảnh hưởng đên vân đê tử vong do đuôi nước gôm có: yêu tô cá nhân, yêu tô gia đình và yêu tô

- Thời gian bị tai | Tử vong do đuối nước - Biết bơi không

xảy ra

- Người đi cùng/ở bên

cạnh

- Lũ lụttriều cường Yếu tố gia đình

- Sử dụng các phương - Tuổi cha/mẹ/người

- Trình độ học vẫn của cha/me

Trong khuôn khổ nghiên cứu của học viên tiến hành tìm hiểu các yếu tố cá

nhân của trẻ tử vong do đuối nước tại Đồng Tháp từ năm 2012 đến năm 2014 và các

yếu tố gia đình, tập trung vào kiến thức về đuối nước của cha/mẹ/người chăm sóc trẻ; đối với yêu tố môi trường, nghiên cứu không tìm hiểu được các yếu tố trong nhà, tập trung tìm hiểu yếu tố thời gian, địa điểm, hoạt động khi xảy ra tai nạn và

việc sử dụng phương tiện, thiết bị hỗ trợ nỗi.

Trang 36

1.4 Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, là một tỉnh được chia làm 2 vùng lớn là Bắc sông Tiền và Nam sông Tiền Đồng Tháp có nhiều hệ thống sông suối và kênh rạch nối ra sông Tiền với 12 huyện và dan sé

khoảng 1,7 triệu dân[46] Đồng Tháp là một tỉnh có khí hậu ôn đới, hệ thống tưới

tiêu rộng lớn, nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu với nguồn phù sa bồi đắp trù phú do vậy nông nghiệp ở Đồng

Tháp rất phát triển[15] Đồng Tháp là tỉnh có năng suất lúa lớn thứ 3 trong cả

nước|6] Mặc dù nguồn nước ở đây mang lại rất nhiều lợi ích cho nông nghiệp nhưng nó cũng là nguy cơ lớn gây đuối nước ở trẻ em Theo báo cáo thống kê của

Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Đồng Tháp, có khoảng 40 — 60 trường hợp

trẻ em bị đuối nước được báo cáo mỗi năm Năm 2014 đã ghi nhận 56 trường hợp

tử vong do đuôi nước trên địa bàn tỉnh

Trang 37

Giới thiệu dự án Can thiệp phòng chống đuối nước tại Đông Tháp :

Dự án Can thiệp phòng chống đuối nước (Saving of Lives from Drowning Vietnam — SoLID, 2014-2015) lựa chọn Đồng Tháp là địa bàn thực hiện dự án, với mục tiêu góp phần giảm các trường hợp đuối nước ở trẻ em bằng việc triển khai chương trình đào tạo kỹ năng bơi cứu sinh dựa vào cộng đồng tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Dự án lựa chọn Š trường tiểu học tại huyện Cao Lãnh dé triển khai can thiệp dạy bơi

an toàn trong năm 2014 — 2015 Các trường tiểu học tham gia dự án:

— Tiêu học Mỹ Long, xã Mỹ Long

— Tiéu hoc Binh Hàng Tây 1, xã Bình Hàng Tây

— Tiéu hoc Binh Hàng Tây 2, xã Bình Hàng Tây

— Tiểu học Tân Hội Trung 2, xã Tân Hội Trung

—_ Tiểu học Phương Trà, xã Phương Trà

CAN THO Prowne

CAOLANH Coptale potentials

Sa Dec Viled orang proves

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp và huyện Cao Lãnh

Dự án triển khai trong thời gian 12 tháng với 3 mục tiêu cụ thể: i Phat triển chương trình đào tạo kỹ năng bơi an toàn cho trẻ em tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp; 11 Đào tạo giáo viên trong chương trình đào tạo kỹ năng bơi cứu sinh tại

Trang 38

huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 2014 — 2015 và iii Đào tạo được ít nhất 1000 trẻ

em từ 6 — 11 tuổi tại Đồng Tháp có kỹ năng bơi an toàn trong năm 2014 — 2015 Nghiên cứu về nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại Đồng Tháp, năm 2014 của học

viên thực hiện trong khuôn khô cấu phần nghiên cứu đánh giá của dự án với mục

tiêu tìm hiểu thực trạng đuối nước trẻ em tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần giảm thiêu đuối nước cho trẻ em tại Đồng Tháp (chỉ tiết Phụ lục 2) Dự án can thiệp triển khai 3 nghiên cứu định lượng dé đánh giá một số hiệu quả ban đầu của can thiệp, đó là: nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ/người chăm sóc học sinh về vẫn đề đuối nước tại 5 trường tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; nghiên cứu này sử dụng phương pháp phát vẫn,

cỡ mẫu là 1000 cha mẹ/người chăm sóc chính của các học sinh tham gia lớp học bơi an toàn, nghiên cứu tiến hành trước và sau khi các học sinh tham gia lớp học bơi; nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu về đuối nước và các yếu tố nguy cơ đuối nước học viên tham gia và được sử dụng số liệu cho luận văn, nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn trực tiếp cha/me/người chăm sóc trẻ ở hai nhóm: nhóm cha/me/người chăm sóc trẻ ở các gia đình có trẻ dưới 16 tuôi tử vong do đuối nước tại tỉnh Đồng Tháp và nhóm cha/me/người chăm sóc trẻ ở các gia đình có trẻ dưới

16 tuổi đang còn sống bình thường, cùng địa bàn sinh sống với trẻ đã tử vong do đuối nước Nghiên cứu này kỳ vọng tìm hiểu được các yếu tố nguy cơ đuối nước cho trẻ em Đồng Tháp, từ đó đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất để góp phần giảm

thiêu tử vong do đuối nước tại địa phương Nghiên cứu thứ ba là đánh giá kiến thức

và kỹ năng bơi an toàn của 1000 học sinh trước và sau khi tham gia lớp học bơi an

toàn Nghiên cứu này sử dụng phiếu thiết kế sẵn để huẫn luyện viên trực tiếp đánh

giá kỹ năng và kiến thức của tất cả các học sinh, ngoài ra phiếu còn thu thập các thông tin về tuôi, giới, cân nặng và chiêu cao của học sinh

Học viên được tham gia vào dự án này với vai trò trợ lý nghiên cứu viên và được tham gia xây dựng đê cương nghiên cứu, phát triên công cụ nghiên cứu, xây

dựng bộ tài liệu của chương trình, bao gôm: Tài liệu hướng dẫn triển khai chương

trình Bơi an toàn cho trẻ em tiêu học và tờ rơi hướng dân phòng tránh đuôi nước

Trang 39

Học viên chịu trách nhiệm triên khai thu thập sô liệu các câu phân đánh giá dự an,

xử lý sô liệu nghiên cứu và tham gia viêt báo cáo Học viên đã được chủ nhiệm đê tài cho phép sử dụng sô liệu nghiên cứu vào luận văn thạc sỹ

Trang 40

Chương 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

trẻ tại gia đình có trẻ dưới 16 tuổi đã tử vong đuối nước trong giai đoạn 1/12/2011

đến 30/11/2014 hiện đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Danh sách đối tượng được xác định dựa trên báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Tháp, trong thời gian này có 133 trẻ tử vong do đuối nước trên địa bàn tỉnh, 75 nam và 58 nữ, tại l1 huyện/thị xã tại tỉnh Đồng Tháp Danh sách này được kiểm tra và xác định lại tại các xã tham ø1a vào nghiên cứu

Nhóm chứng:

Trường hợp chứng là các trẻ em đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đông Tháp được ghép cặp với trường hợp bệnh theo các tiéu chi sau:

trường hợp bệnh Như vậy trẻ tử vong và trẻ hiện đang sống có cùng phơi nhiễm về nguy cơ tiếp xúc các nguồn nước quanh nhà

e©_ Có giới tính giống như đối tương tử vong

Đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu: Cha/mẹ/người chăm sóc trẻ được lựa

chọn vào nhóm chứng

Để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu, chọn tỷ lệ bệnh: chứng là 1:2

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w