1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập

27 869 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 401,87 KB

Nội dung

Với mong muốn góp phần đánh thức những tiềm năng sẵn có và phát triển ngành DL ở một vùng đất phên dậu của Tổ quốc, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế h

Trang 2

Phản biện 3: PGS.TS Dương Quỳnh Phương

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

vào giờ ngày tháng năm 2016

Có thể tìm đọc luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Hà Nội

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế Và trong quá trình đó, DL được coi là ngành KT tổng hợp phù hợp với xu thế hiện nay

Cùng với thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập và

mở cửa nền KT như một sự phát triển tất yếu, hợp quy luật Là một tỉnh địa đầu nằm ở phía Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là chiếc cầu nối giữa các tỉnh của nước ta với Trung Quốc Hà Giang được đánh giá là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển DL trong xu thế hội nhập Tuy nhiên Hà Giang là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hiện trạng phát triển DL còn nhiều hạn chế Với mong muốn góp phần đánh thức những tiềm năng sẵn có và phát triển ngành DL ở

một vùng đất phên dậu của Tổ quốc, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” làm đề tài

luận án tiến sĩ địa lý

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu sự phát triển của

DL theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập Từ đó, luận án đưa ra định hướng và giải pháp cụ thể cho

DL Hà Giang phát triển trong tương lai

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Tổng quan cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển DL và xu thế hội nhập ở thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào việc nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang

- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DL, từ đó làm sáng tỏ lợi thế so sánh và hạn chế của các nhân tố ở địa bàn nghiên cứu

- Phân tích thực trạng phát triển DL theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập

- Đề xuất một số giải pháp phát triển DL nhằm khai thác có hiệu qủa tiềm năng DL của tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập

2.3 Giới hạn nghiên cứu

* Về nội dung:

Trang 4

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động DL tỉnh Hà Giang

- Phân tích sự phát triển của DL Hà Giang:

- Phân tích năng lực hội nhập của DL Hà Giang thông qua đánh giá số lượng khách đến, thị trường khách đến, mức độ liên kết phát triển DL của Hà Giang với Trung Quốc, Hà Nội và một

số tỉnh trong vùng TDMNBB

* Về không gian nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi ranh giới: địa bàn toàn tỉnh Hà Giang ( gồm 10 huyện và 01 TP)

* Về thời gian nghiên cứu:

Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ 2000 – 2014, định hướng đến năm

Công trình của Salah Wahab và John J.Pigram (1997)

Tourism, Development and Growth – the Challenge of Sustainability, thông qua việc xác định các xu hướng DL mới và

các thách thức đối với phát triển bền vững, từ đó đề xuất chính sách phát triển DL bền vững[119] Công trình của William

F.Theobald với “Global Tourism”(2005) đã giới thiệu các khái

niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực DL Nhìn chung các nhà địa

lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý DL là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ DL, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển DL trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển DL

3.2 Trong nước

Ngành DL Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu

từ những năm 1960 của thế kỷ XX Phần lớn các công trình này tập trung vào các vấn đề về tổ TCLTDL, về đánh giá tài nguyên

và xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu DL Các

công trình đã bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phát

Trang 5

triển DL và tổ chức lãnh thổ DL; xây dựng hệ thống phân vị và chỉ tiêu vùng DL; đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên phục vụ mục đích DL; đề xuất hệ thống phân vùng DL; dự báo chiến lược phát triển DL Việt Nam Tiêu biểu là các tác giả Phạm Trung Lương (1999) Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh Nguyễn Đình Hoè (2001).Gần đây nhất là

công trình Địa lý du lịch Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh Tuệ

(chủ biên) đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về phát triển du lịch Việt Nam trong những năm gần đây v.v…

3.3 Ở tỉnh Hà Giang

Với sự phát triển non trẻ của ngành DL, các công trình nghiên cứu về DL Hà Giang mới chỉ dừng lại ở một số đề tài của

Sở VH-TT-DL Hà Giang

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4 1 Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm chính của luận án: quan điểm tổng hợp;quan điểm lãnh thổ; quan điểm phát triển bền vững; quan điểm lịch sử - viễn cảnh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp thang điểm tổng hợp

- Phương pháp chuyên gia

- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL, tuyến DL của tỉnh

Hà Giang; xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong DL(vận dụng cho cấp tỉnh)

- Làm rõ những thế mạnh, hạn chế của TNDL tỉnh Hà Giang, đánh giá bước đầu những yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát triển của DL Hà Giang

Trang 6

- Đánh giá được hiện trạng phát triển DL tỉnh Hà Giang giai đoạn

2000 – 2014, đưa ra đặc điểm của ngành DL Hà Giang trong xu thế hội nhập

- Đề xuất được định hướng và một số giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển DL tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển

du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh

Hà Giang trong xu thế hội nhập

NỘI DUNG Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH VÀ XU THẾ HỘI NHẬP 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN

b Khách du lịch

Khái niệm khách du lịch được quy định trong Luật Du lịch

là “người đi DL hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập nơi đến”

c Tài nguyên du lịch

Khái niệm về TNDL được quy định cụ thể tại điều 4 chương

I của Luật Du lịch Việt Nam: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng

Trang 7

tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL”

d Sản phẩm du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) : "sản phẩm DL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách DL trong chuyến đi DL"

- DL là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt

- Hoạt động DL mang tính chất thời vụ

- Hoạt đông DL mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao

- DL là một ngành xuất khẩu tại chỗ

- Sự phát triển kinh tế - xã hội

- Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

- Thời gian rỗi

Trang 8

cầu tham quan của khách DL" [28] Điểm DL được chia thành 2 loại: điểm DL quốc gia và điểm DL địa phương

* Cụm DL: Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn đánh giá tài nguyên du lịch, áp dụng vào thực tiễn địa bàn Hà Giang, luận án đưa

ra quan niệm cụm DL là: là nơi bao gồm một số điểm DL có TNDL hấp dẫn, có hệ thống CSHT và CSVCKT DL đáp ứng được nhu cầu cho khách DL

* Tuyến DL: Luật Du lịch cũng đã đưa ra khái niệm về tuyến DL "Tuyến DL là lộ trình liên kết các khu DL, điểm DL, cơ

sở cung cấp dịch vụ, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không"

* Tiểu vùng DL : tiểu vùng DL là tập hợp của nhiều điểm

DL, có số lượng TNDL khá phong phú, có đặc điểm chung về chủng

loại TNDL, trên lãnh thổ của một vài huyện

1.1.2.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của hoạt động du lịch (vận dụng cho địa bàn tỉnh Hà Giang)

- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng khả năng cạnh tranh sản phẩm DL, thu hút khách DL đến, mở rộng thị trường DL

- Phát triển CSHT và CSVCKT DL

- Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển DL phải gắn liền với hoạt động giáo dục, bảo vệ môi trường và tạo ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và các

giá trị truyền thống

1.1.2.3 Những tác động của hội nhập đến hoạt động du lịch

a Tác động tích cực

- Hội nhập thúc đẩy phát triển KT, từ đó làm tăng nhu cầu DL

- Hội nhập thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư cho du lịch

- Hội nhập giúp các quốc gia tiếp thu kinh nghiệm và tạo động lực để phát triển DL

Trang 9

- Hội nhập tăng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho phát triển

Hội nhập tạo áp lực cạnh tranh các sản phẩm DL, tạo sự phụ

thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển DL; hội nhập gây ra nguy cơ suy giảm tài nguyên; hội nhập có thể làm thay đổi lối sống cộng đồng

1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch (cấp tỉnh)

1.1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo ngành

- Khách du lịch; Tổng thu DL; Lao động trong ngành DL; CSVCKTDL

1.1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá điểm, cụm, tuyến du lịch

a Chỉ tiêu đánh giá điểm du lịch

Bảng 1.1 Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá điểm du lịch

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

b Các tiêu chí cơ bản đánh giá cụm du lịch

Trong tổ chức lãnh thổ DL địa phương theo cấp tỉnh thì cụm

DL là một hình thức quan trọng trong việc định hướng khai thác,

Trang 10

sử dụng tài nguyên và phát triển DL Để đánh giá cụm DL, luận

c Các tiêu chí cơ bản đánh giá tuyến du lịch

Để đánh giá tuyến DL, luận án đưa ra 04 tiêu chí chính đánh giá khả năng hoạt động của một số tuyến DL tỉnh Hà Giang, bao gồm: độ hấp dẫn, mức độ hấp dẫn, độ tiện ích, tính an toàn

Bảng 1.4 Tổng hợp hệ số các tiêu chí đánh giá tuyến DL

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Qua số điểm tổng hợp, xác định mức độ thuận lợi các tuyến

DL như sau:

Trang 11

-Tuyến DL thuận lợi (tuyến có ý nghĩa quốc gia, quốc tế): 21-28 điểm

-Tuyến DL khá thuận lợi (tuyến có ý nghĩa vùng): 14 - 20 điểm -Tuyến DL trung bình (tuyến có ý nghĩa địa phương): 7 - 13 điểm

1.1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hội nhập trong du lịch (vận dụng cho địa bàn tỉnh Hà Giang)

Bảng 1.5 Các tiêu chí đánh giá hội nhập trong DL tỉnh Hà Giang Tiêu chí chính Kí

hiệu Tiêu chí phụ thuộc

Kí hiệu

1 Sự đa dạng về tài nguyên ĐD

2 Tính hấp dẫn của tài nguyên HD

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình phát triển DL Việt Nam trong xu thế hội nhập

Số lượng khách quốc tế từ năm 2000 đến nay tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình 12%/năm Năm 1990 lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 250.000 lượt khách, đến năm 2013 là 7,57 triệu lượt khách

Hệ thống CSVCKT DL hiện nay có trên 14.200 cơ sở lưu

sao đạt 21%; trên 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng

Trang 12

nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa Trên 7 vùng DL, hệ thống khu, điểm DL đã được đưa vào quy hoạch tổng thể cả nước giai đoạn này với 46 khu DL quốc gia, 41 điểm DL quốc gia, 12 đô thị

DL và hệ thống khu, điểm DL địa phương quan trọng khác Lực lượng nhân lực ngành DL ngày càng lớn mạnh, từ chỗ có 12.000 lao động năm 1990, đến nay toàn ngành có trên 570.000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động DL

1.2.2 Tình hình phát triển DL vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Khách DL đến với vùng TDMNPB có xu hướng tăng mạnh Năm 2000, khách quốc tế đến các địa phương trong vùng là 255.000 lượt khách, đến năm 2012 là 1 triệu lượt khách.Tổng thu

DL của vùng giai đoạn 2000 – 2012 có sự tăng trưởng với tốc độ cao(năm 2012 tăng 26,6% so với năm 2000), trong đó giai đoạn

2000 – 2005 tăng 42,1%/năm, giai đoạn 2005 – 2012 tăng 21,3% Sản phẩm DL của vùng là DL văn hóa, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; DL về nguồn; DLST CSVCKT phục vụ DL ngày càng hoàn thiện Năm 2007, toàn vùng có 1281

cơ sở lưu trú, đến 2012 có 2298 cơ sở, tăng gấp 2 lần

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Liên quan đến sự phát triển ngành DL có các khái niệm về khách DL, sản phẩm DL, tài nguyên DL, loại hình DL, về tổ chức lãnh thổ DL có các khái niệm về điểm DL, cum DL, tuyến DL Ngành DL có những đặc thù riêng khác với ngành KT khác về sản phẩm, lao động, có tính liên ngành, liên vùng rõ rệt và đặc biệt ngành DL là ngành định hướng tài nguyên rõ rệt Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DL gồm nhân tố cung DL bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên DL, dân cư nguồn lao động, CSHT, CSVCKT, chính sách phát triển DL; các nhân tố cầu DL bao gồm: sự phát triển KT-XH, nhu cầu nghỉ ngơi DL của con người, thời gian rỗi, điều kiện sống, điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội Để đánh giá sự phát triển của ngành DL trên địa bàn nghiên cứu, kế thừa những nghiên cứu đi trước và thực tiễn hoạt động DL địa phương, luận án xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển theo ngành (khách DL, tổng thu DL, lao động trong

Trang 13

ngành DL, CSVCKT DL), các tiêu chí đánh giá điểm DL, cụm

DL, tuyến DL Từ những tiêu chí này, phần nào định lượng được thực trạng phát triển DL trên địa bàn

Chương 2:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG TRONG

Như vậy, xét trên bình diện tổng thể, Hà Giang có vị trí DL quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng, liên kết quốc tế phát triển DL và trở thành mắt xích quan trọng trong các chương trình DL quốc gia

2.1.1.2 Tài nguyên du lịch

a Tài nguyên du lịch tự nhiên

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cảnh quan thiên nhiên đa dạng

Sự phân hóa của khí hậu

Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng sinh học khá cao

Hệ thống sông ngòi trong vùng địa hình núi

b Tài nguyên du lịch nhân văn

Sự đa dạng của văn hóa tộc người

Các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng

Trang 14

2.1.2 Các nhân tố cầu du lịch

2.1.2.1 Sự phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển KT-XH của cả nước, vùng và các địa phương lân cận có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của khách du lịch đến với Hà Giang Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt 5,98% cao hơn năm 2013, thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh, năm 2014 là 1908USD/người/năm

Mặt khác, khách DL trong tỉnh Hà Giang cũng có thể coi là nguồn cầu Trong những năm qua, KT của tỉnh có những bước phát triển mạnh Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 12,45%

2.1.2.2 Nhu cầu nghỉ ngơi, mức sống

Nhu cầu khám phá tìm hiểu giá trị tự nhiên, bản sắc văn hóa của vùng đất còn hoang sơ ngày càng tăng Cuộc sống của con người ngày càng áp lực, nhiều stress, con người có xu hướng tìm về với tự nhiên, với bản ngã, nên các địa điểm DL mới lạ, hoang sơ thu hút nhiều khách DL

2.1.2.3.Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Hà Giang là vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc, có chiều dài đường biên giới giáp với Trung Quốc 274,5km, cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy sang Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho giao lưu

Trang 15

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Bảng 2.3 Cơ cấu khách quốc tế đến Hà Giang

tính 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Khách quốc tế Lượt 50.182 48.030 40.660 126.859 130.000 120.000 Khách đến từ

Trung Quốc

Lượt 46.667 44.108 35.359 121010 123.500 103.000

% 92,9 91,8 86,9 95,3 95,0 85,8 Khách đến từ các

- Về số lượng khách DL nội địa:

Số liệu cho thấy, năm 2000 du lịch Hà Giang đón được16.438 lượt khách nội địa

- Về mục đích DL của khách nội địa đến Hà Giang: Theo thống kê của Sở VH – TT – DL Hà Giang, khách DL thuần túy

đến Hà Giang năm 2014 là 83%,

c Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch:

Theo thống kê của Sở VH - TT- DL Hà Giang hiện nay ở mức 650.000 – 730.00 VNĐ năm 2014

2.2.1.2 Tổng thu du lịch

Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Hà Giang, năm

2014 đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 35,3% so với năm 2000

Ngày đăng: 15/06/2016, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w