Như vậy, bên cạnh thức ăn mật độ có tác động đáng kể đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Trê Vàng và Trê Lai trong quá trình ương nuôi.. Ngoài ra, để có thể phát triển những loại thủy s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sinh viên thực hiện
BÙI HẢI YẾN
MSSV: 0853040142
Lớp: NTTS K3
Cần Thơ, 2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.TS NGUYỄN VĂN KIỂM BÙI HẢI YẾN
MSSV: 0853040142
Lớp: NTTS K3
Cần Thơ, 2012
Trang 3XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Luận văn: Ảnh hưởng của mật độ tới hiệu quả khi ương cá Trê Vàng và cá Trê Lai
Sinh viên thực hiện: BÙI HẢI YẾN
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K3
Đề tài được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ
luậnvăn tốt nghiệp Đại học Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 1 tháng thực tập từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012, tại Nhà trọ Kim Tiền Phường Lê Bình - Quận Ninh Kiều - Tp Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành Trước hết em xin chân thànhcảm ơn đến gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp thủy sản K3 đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Em xin cảm tạ Ban Giám Hiệu Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình chỉ dạy cho em trong quá trình học tập đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các quý Thầy Cô – Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài được hoàn thành, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này
Cuối cùng em xin chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
Cần thơ, ngày ……tháng……năm 2012 Sinh viên thực hiện
BÙI HẢI YẾN
Trang 5độ ương có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) Kết quả ương cá Trê Lai đạt khối lượng trung bình khi thu hoạch ứng với các giá trị 3,72g, 2,96g, 3,24g, tỉ lệ sống tương ứng là 9,67%, 74,3%, 50,9% Sự sai khác về khối lượng cá khi thu hoạch giữa 3 mật độ ương
có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) Kết quả theo dõi tăng trưởng và tỉ lệ sống đạt cao nhất ở mật độ 50 con/bể với cả 2 đối tượng ương Như vậy, bên cạnh thức ăn mật độ có tác động đáng kể đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Trê Vàng và Trê Lai trong quá trình ương nuôi
Từ khóa: Trê Vàng, Trê Lai, cá giống, tăng trưởng và tỉ lệ sống
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Gới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về tình hình nuôi cá Trê trong và ngoài nước 3
2.1.1 Tình hình trong nước 3
2.1.2 Tình hình thế giới 3
2.2 Đặc điểm sinh học của cá Trê 4
2.2.1 Vị trí phân loại và phân bố 4
2.2.2 Đặc điểm hình thái 4
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 7
2.2.5 Đặc điểm sinh sản 7
2.3 Kỹ thuật ương cá giống 8
2.3.1 Ương trong bể xi măng, bể lót bạt nylon 8
2.3.2 Ương trong ao đất 8
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 10
3.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3.3 Vật liệu nghiên cứu 10
3.4 Phương pháp nghiên cứu 10
3.4.1 Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm 10
3.4.2 Yêu cầu đối với cá thí nghiệm 10
3.4.3 Bố trí thí nghiệm 10
3.4.3.1 Thí nghiệm 1: Ương cá Trê vàng 11
3.4.3.2 Thí nghiệm 2: Ương cá Trê lai 11
3.5 Chăm sóc và quản lý 12
3.6 Thu mẫu 12
Trang 73.6.1 Các yếu tố môi trường 12
3.6.2 Mẫu cá 12
3.7 Các chỉ tiêu cần thực hiện trong thí nghiệm 13
3.8 Xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
4.1 TN 1: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và TLS của cá Trê vàng 15
4.1.1 Các yếu tố môi trường TN 1 15
4.1.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng và TLS của cá Trê vàng 16
4.1.2.1 Ảnh hưởng mật độ ương lên TLS của cá Trê vàng 16
4.1.2.2 Ảnh hưởng mật độ ương lên tăng trưởng của cá Trê vàng 17
4.1.2.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Trê vàng 19
4.2 TN 2: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và TLS của cá Trê lai 20
4.2.1 Các yếu tố môi trường TN 2 20
4.2.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng và TLS của cá Trê lai 21
4.2.2.1 Ảnh hưởng mật độ ương lên TLS của cá Trê lai 21
4.2.2.2 Ảnh hưởng mật độ ương lên tăng trưởng của cá Trê lai 22
4.2.2.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Trê lai 23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 25
5.1 Kết luận 25
5.2 Đề xuất 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC A: TRÊ VÀNG A PHỤ LỤC B: TRÊ LAI Q
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá Trê Vàng (Ảnh: TL internet) 4
Hình 2.2: Đặc điểm hình thái 4 loại cá Trê (kythuatnuoitrong.com) 5
Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm (ảnh chụp) 11
Hình 3.2: Ảnh cá Trê Vàng lúc thu hoạch ( ảnh chụp) 12
Hình 4.3: Khối lượng Trê Vàng ( ảnh chụp) 17
Hình 4.5: Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê Vàng 19
Hình 4.2 Chiều dài Trê Lai (ảnh chụp) 23
Hình 4.6: Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê Lai 24
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phân biệt 4 loại cá Trê 6
Bảng 3.1: Phương pháp bố trí ương cá Trê Vàng với mật độ khác nhau 11
Bảng 3.2: Phương pháp bố trí ương cá Trê Lai với mật độ khác nhau 11
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường ở nghiệm thức cá Trê Vàng 15
Bảng 4.2: Tỉ lệ sống của cá Trê Vàng 17
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá Trê vàng 18
Bảng 4.4: Biến động các yếu tố môi trường ở nghiệm thức cá Trê Lai 20
Bảng 4.5: Tỉ lệ sống của cá Trê Lai 21
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá Trê lai 22
Trang 10DANH MỤC VIẾT TẮT
VAC: Vườn – ao – chuồng
ĐBSCL: Đồng Bằng sông Cửu Long
DLG: Daily Lenght Gain
DWG: Daily Weight Gain
HUFA: Highly Unsaturated Fatty Acid
Trang 11CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Gới thiệu
Ngành Nuôi Trồng Thủy sản ở nước ta đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây, từ việc kết hợp giữa đa dạng hóa mô hình nuôi với việc mở rộng diện tích
nuôi đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng sản lượng thủy sản trong cả nước Với mục
tiêu là sử dụng hợp lý tiềm năng mặt nước ngọt hiện có, phát triển nuôi thủy sản với nhiều loại hình khác nhau, đa dạng hóa những giống loài có giá trị kinh tế, thâm canh hóa trong nuôi thủy sản (Dương Nhựt Long, 2008) Nhờ vậy mà ngành thủy sản của Việt Nam ta đã đạt được mức phát triển nhảy vọt và chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng sản lượng thủy sản cả nước Tuy nhiên trọng điểm vẫn là vùng ĐBSCL với diện tích
gần 4 triệu ha, điều kiện thời tiết khí hậu và thỗ nhưỡng thuận lợi cho sự phát triển và
nuôi thủy sản, sản lượng thủy sản của vùng chiếm khoảng 50%, diện tích nuôi trồng chiếm khoảng 60%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65% và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2008) Đây là nơi có tiềm năng lớn nhất ở Việt Nam về nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi và đối tượng nuôi khác nhau Ngoài ra, để có thể phát triển những loại thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn sao cho phù hợp với địa hình, đạt năng xuất cao thì người nuôi ngoài kinh nghiệm sẵn có cần phải chịu khó học hỏi, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm góp phần gia tăng sản lượng, bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, ổn định kinh tế gia đình
và góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế cả nước
Theo thực tế cho thấy hai đối tượng nuôi chủ lực của vùng ĐBSCL là Cá Tra và Tôm
Sú nhưng hiện nay do nuôi hai loài này gặp nhiều rủi ro về chất lượng con giống, giá
cả thị trường bắp bênh nhiều hộ gia đình đã chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế khác như: thẻ chân trắng, cá rô phi đỏ… trong đó có cả cá Trê Vàng và cá Trê Lai Cá Trê Vàng và cá Trê Lai là hai đối tượng cá nước ngọt đáng chú
ý trong những năm gần đây Cùng với những đặc điểm như dễ nuôi, kỹ thuật nuôi đơn giản, rủi ro thấp, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ngày càng thành công, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định nó đã trở thành mục tiêu cho những hộ gia đình có hoặc không có điều kiện để nuôi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân vì nuôi cá Trê không cần phải có nhiều kinh nghiệm, không cần diện tích lớn, vốn đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn
Từ năm 1992 đến nay, cùng với phong trào nuôi các thủy đặc sản khác thì phong trào nuôi cá Trê cũng có những tiến bộ vượt bậc và mang lại những thành tựu mới cho thủy sản cả nước Đặc biệt là việc các Viện và Trung tâm nghiên cứu Thủy sản trong nước
đã tiến hành sử dụng quỹ gen của cá Trê Phi đực cho lai với cá Trê Vàng cái hoặc cá Trê Đen cái tạo nên thế hệ con lai F1 được người tiêu dùng ưa chuộng Đây không
Trang 12những là một phương pháp lai tạo mới mà còn đem lại cho Việt Nam ta một đối tượng nuôi mới với sự kết hợp những ưu điểm của hai loài cá trong và ngoài nước; và đây cũng là niềm tự hào, bước thành công mới thể hiện sự tiến bộ của ngành Nuôi trồng Thủy sản nói riêng và của Việt Nam nói chung Do đó, việc nuôi cá Trê Lai đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở ĐBSCL nói riêng và toàn miền Nam nói chung
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu sâu hơn về mật độ ương nuôi đối với cá Trê còn hạn chế, chưa biết chính xác được tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá Trê ở mức nào là cao nhất và thích hợp nhất do thời gian bố trí thí nghiệm, thao tác thí nghiệm
khác nhau nên chưa thể khẳng định được kết quả Vì vậy mà đề tài “Ảnh hưởng của
mật độ tới hiệu quả khi ương cá Trê Vàng và cá Trê Lai” được thực hiện
1.2 Mục tiêu đề tài
Cung cấp thêm một số thông tin về ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Trê Vàng và cá Trê Lai giai đoạn cá giống
Rèn luyện thêm những kỹ năng và thao tác kỹ thuật trong ương cá
1.3 Nội dung đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của Trê Vàng và
Trê Lai
Trang 13
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình nuôi cá Trê trong và ngoài nước
Nước ta hiện nay có ba loài cá Trê được nuôi phổ biến ở Nam Bộ là: Trê Vàng
(Clarias macrocephalus), Trê Trắng (Clarias batrachus), còn loài cá Trê Đen (Clarias fucus) phổ biến ở Bắc Bộ, Trê Phi (Clarias gariepinus) được nhập vào miền Nam từ
Trung Phi chuyển qua Pháp đến Sài Gòn tháng 1/1975 tại trại dưỡng ngư Thủ Đức (Phạm Mạnh Tưởng, 1990) Năm 1990, việc cho lai tạo thành công giữa cá Trê Vàng
và cá Trê Phi đã cho ra đối tượng cá Trê Lai có sức lớn nhanh, ăn tạp, ít bệnh tật Hiện nay cá Trê Lai đã và đang là đối tượng nuôi chính ở nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL, năng suất nuôi đạt 20 – 30 tấn/ha, cao nhất 100 tấn/ha ở những vùng có nguồn thức ăn cung cấp từ phụ phẩm của các nhà máy chế biến (Bộ Thủy Sản, 2005) Vấn đề nan giải là cá Trê chỉ được tiêu thụ mạnh chủ yếu ở thị trường nội địa
2.1.2 Tình hình thế giới
Ở Thái Lan nuôi cá Trê chủ yếu trong ao, chỉ có 5% là nuôi trong ruộng lúa và kênh mương Nghề nuôi bắt đầu vào những năm 1950, lúc đầu ở Bangkok sau đó lan rộng đến miền Trung Thái Lan Đến năm 1987 cá Trê Phi du nhập sang Thái Lan và cục nghề cá Thái Lan nuôi đối tượng này vì chất lượng con giống tốt, sinh trưởng nhanh, khả năng chống bệnh tật cao Khi lai tạo thành công cá Trê Phi và Trê Vàng, Thái Lan
đã chuyển sang nuôi con lai F1 của hai loài trên Năm 1997 Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu cá Trê lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng đạt 52.268 tấn (Lê Hà, 2001) Theo Dương Nhựt Long (2003) thì trong những năm vừa qua ở một số nước thuộc Châu Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam,… cá Trê được nuôi rất phổ biến
và cá Trê Lai trở thành đối tượng nuôi chủ yếu như Thái Lan năng xuất có thể đạt 105
tấn/ha/năm Theo trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Cần Thơ cho biết: Hiện nay mô
hình nuôi cá Trê Lai đang phát triển rất mạnh vì đây là loại cá dễ nuôi và giá đầu ra ổn định nhờ xuất khẩu sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch
Trang 142.2 Đặc điểm sinh học của cá Trê
2.2.1 Vị trí phân loại và phân bố
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá Trê thuộc:
và được nuôi ở trại dưỡng ngư Thủ Đức
Hình 2.1: Cá Trê Vàng (Ảnh: TL internet)
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Cá Trê Lai là kết quả của lai giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo giữa cá Trê
Phi đực (Clarias gariepinus) và cá Trê Vàng cái (Clarias macrocephalus) Vì vậy mà
ngoại hình của cá Trê Lai cũng tương tự như cá Trê Vàng là da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở phía đuôi Thân có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, phần bụng màu vàng nhạt, trên thân lốm đốm nhiều hình bông cẩm thạch giống với cá Trê Phi và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều thẳng đứng Miệng to, mắt nhỏ, khoảng cách hai ổ mắt rộng Răng xương lá mía là một dải hình lưỡi liềm Có 4 đôi râu, dài gần đến gốc hoặc quá gốc vây ngực Vây lưng và vây hậu môn dài, không có gai cứng, vây bụng nhỏ, vây ngực có một gai cứng mang răng cưa ở mặt sau U lồi xương chẩm có hình
Trang 15gần tương tự như chữ M với các cạnh tròn trong khi ở cá Trê Vàng là hình chữ V còn ở
cá Trê Phi là hình chữ M rất nhọn và rõ nét Đây là điểm để phân biệt ba loài cá Trê này, ngoài ra ở gốc vi đuôi cá Trê vàng có một vạch thẳng đứng mà ở các loài cá Trê khác không có (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994)
Theo Phạm Thanh Liêm (2006), có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biệt các loài cá Trê, tuy nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài
cá Trê đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể, hình dạng của thóp trán, xương chẩm, khoảng cách xương chẩm - vi lưng và sau cùng là gai vi ngực
Hình 2.2: Đặc điểm hình thái 4 loại cá Trê (kythuatnuoitrong.com)
Trang 16Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phân biệt 4 loại cá Trê
Một số chỉ tiêu phân biệt 4 loại cá Trê
Màu sắc Màu sậm đồng
nhất có nhiều đốm trắng sáng sắp thành những vạch ngang trên thân và dưới thân
Màu vàng xám, có nhiều đốm trắng sáng hai bên mình
Không đồng nhất mà có dạng bông trắng đen loang lỗ
Còn nhỏ giống Trê Vàng, khi lớn lại giống cá Trê Phi, màu sắc loang lỗ
Thớp tráng Ngắn, hình thoi Ngắn, hình tam
giác
Dài, có dạng như trái bầu kéo dài
Không có đặc điểm riêng
Xương chẩm Hình tam giác
(đỉnh xương chẩm nhọn)
Hình tròn Hình chữ M Hình chữ M
(đỉnh xương chẩm tròn) Khoảng cách
Dài, 1/4 - 1/5 chiều dài đầu
Gai vi ngực Mặt trong xẻ
răng cưa, sâu (rất dễ kẹt vào trong lưới khi đánh bắt)
Chỉ xẻ răng cưa
ở mặt ngoài
(Nguồn: Phạm Thanh Liêm, 2006)
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trê Vàng và Trê Lai có thể sống trong môi trường sống chật hẹp, dơ bẩn, nơi có hàm lượng oxy hòa tan thấp thậm chí bằng 0 (Dương Thúy Yên, 2003) Cá Trê nói chung là những loài sống đáy, thích nơi tối tăm, bụi rậm nên râu rất phát triển để tìm mồi, thích chui rút trong bùn Có thể sống trong bùn ẩm, ao cạn trong thời gian khá lâu
do có cơ quan hô hấp phụ hay còn gọi là “hoa khế”, chịu được môi trường có nhiệt độ
- 5 tháng nuôi cá có thể đạt từ 300 - 400 g/con
Trang 172.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật Trong tự nhiên cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá ngoài ra cá Trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ Tuy nhiên tính ăn của cá cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể Từ khi khi nở đến hai ngày tuổi cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng Sau đó cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài đó là những giống loài nằm trong nhóm động vật phù du như Moina Cladocera, ấu trùng côn trùng
thủy sinh và một số loài động vật đáy có thân mềm như giun ít tơ (Oligochaeta), giun nhiều tơ (Polychaeta) đều là thức ăn ưa thích của cá ở giai đoạn từ 3 - 10 ngày tuổi
(Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004) Khả năng bắt mồi của cá Trê giai
đoạn này tương đối cao vì chúng thuộc loại bắt mồi chủ động Giai đoạn trưởng thành
cá Trê ăn tạp thiên về động vật đều là những loại thức ăn rẻ tiền và dễ kiếm Tuy nhiên thức ăn ưa thích nhất của cá Trê là xác động vật đang thối rửa (Dương Thúy Yên, 2003)
Nhu cầu dinh dưỡng của cá Trê khác nhau tùy theo loài và giai đoạn phát triển, qua nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn tiền trưởng thành nhu cầu về protein của cá Trê là 30 - 35% tối đa là 40% Khả năng bắt mồi của cá thay đổi theo các buổi trong ngày: cá hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào buổi chiều tối hoặc đêm, lúc trời mờ sáng
2.2.5 Đặc điểm sinh sản
Cá Trê có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần), nếu được nuôi vỗ tốt sức sinh sản tương đối của cá Trê Vàng là 50.000 - 70.000 trứng/kg cá cái, thời gian tái phát dục là 1,5 - 2 tháng (Nguyễn Văn Kiểm, 2005) Mùa vụ sinh sản của cá Trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7 Riêng đối với đa số cá Trê Lai thì phát dục kém hoặc bất dục, khả năng tái sản xuất thấp (Nguyễn Duy Khoát, 1999)
Có thể phân biệt cá Trê đực cái qua hình dạng cơ thể và đặc điểm của cơ quan sinh dục Cá Trê cái khi thành thục có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục hình vành khuyên và phồng to thường có màu đỏ nhạt Lấy ngón tay vuốt nhẹ bụng cá từ trên xuống thấy có trứng chảy ra, kích cỡ trứng đồng đều, căng tròn với màu sắc đặc trưng Còn Con đực
có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn và nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt, vào mùa sinh sản có màu hồng nhạt Ở tất cả các loài cá trê hiện có ở nước ta, cơ quan sinh dục ngoài của con đực và con cái
có sự khác biệt về hình thái tương đối rõ Phần cuối của ống dẫn niệu sinh dục của cá đực phía ngoài thân giống như gai nhọn Ở cá cái lỗ sinh dục hình tròn
Nếu nuôi vỗ cá bố mẹ bằng thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm ốc vặn đập nhỏ nuôi với mật độ 100 con/m2 thì tỉ lệ thành thục đạt 90% Có thể sử dụng HCG với não thùy cá chép với liều lượng thích hợp nhằm kích thích cá Trê sinh sản đồng loạt để có thể đạt
Trang 18hiệu quả cao, nếu kết hợp HCG và não thùy thì tỉ lệ rụng trứng và đẻ trứng của cá tăng lên 10 - 15%
2.3 Kỹ thuật ương cá giống
2.3.1 Ương trong bể xi măng, bể lót bạt nylon
Theo nguồn tài liệu được cung cấp trên trang Thủy sản tép bạc thì thường diện tích bể ương chiếm 2 - 20m2 và độ sâu mực nước là 40 - 60cm Mật độ ương: 5.000 - 10.000con/m2 Sau đó san thưa ra nhiều bể khi cá lớn Trong quá trình ương cần duy trì mực nước ổn định, mỗi ngày cần phải thay 1/3 lượng nước trong bể ương Giai đoạn đầu nên cho cá ăn thức ăn tinh và tươi sống như moina (trứng nước) hay lòng đỏ trứng luộc chín Mỗi lần cho ăn 1 lòng đỏ trứng/10.000 cá bột Mỗi ngày cho ăn từ 3 - 4 lần Sau 4 - 5 ngày sử dụng trùng chỉ hoặc thức ăn tổng hợp để thay thế dần lòng đỏ trứng Hai loại thức ăn này nên cho ăn xen kẽ mỗi ngày hai lần Đặc biệt với thức ăn chế biến cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho khoảng 1 - 2 giờ thì cá ăn hết là được Thức ăn tự chế biến theo công thức sau: Bột cá: 60%; Bột đậu nành: 10%; Cám gạo: 25 %; Bột mì: 5%; Vitamin C và khoáng vi lượng (premix)
Các thành phần trên được trộn đều và ép thành viên để cho cá ăn Thức ăn dư thừa cần loại bỏ nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước bể ương và là nơi phát triển vi khuẩn có hại cho sức khỏe của cá Thường xuyên cọ rữa vệ sinh bể ương Theo dõi
tình hình hoạt động của cá hằng ngày (
http://tepbac.com/technical/full/3/46/39/Ky-thuat-nuoi-ca-tre.htm)
2.3.2 Ương trong ao đất
Theo nguồn từ Trung tâm khuyến nông An Giang thường các ao ương có diện tích từ
500 - 1000m2 rất tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch Mực nước thích hợp trong ao 1
- 1,2m Đáy ao phải dốc về phía bọng thoát nước Sau một vụ nuôi cần phải cải tạo ao
để diệt mầm bệnh, rút hết nước và diệt tạp bằng dây thuốc cá 3 - 5kg/1000m2 Sau đó tiến hành rải vôi bột để diệt khuẩn liều lượng: 10 - 15kg/100m2 phơi đáy ao 3 - 5 ngày, cho nước vào ao 0,8 - 1m; nếu ao mới đào liều lượng vôi tăng từ 15 - 20kg/100m2 Bón phân tạo thức ăn tự nhiên: Sử dụng phân chuồng (hữu cơ) hay phân hóa học (phân
vô cơ) để gây màu nước Nếu bón phân chuồng: Phân gà liều lượng từ 4 - 5kg/100m2, phân heo: 8 - 10kg/100m2, phân bò 10 - 15kg/100m2 Các loại phân này, trước khi bón xuống ao phải được ủ cho hoai mục hay phơi thật khô nhằm tránh ao bị dơ và bị nhiễm khuẫn Khoảng 1 tuần, nước sẽ lên màu xanh Nếu bón phân hóa học: Dùng phân lân NPK liều lượng 3 - 5kg/1000m2, có thể bón thêm bột cá 1 - 2kg/1000m2 Khoảng 3 –
4 ngày sau, nước lên màu xanh và tiến hành thả cá
Thức ăn và cách cho ăn: Sau khi thả cá được 3 - 4 ngày thì bắt đầu cho cá ăn thêm trứng nước hoặc trùn chỉ Ngoài ra, có thể cho cá bột ăn cá hấp hoặc luộc bóp nhuyễn,
Trang 19cám nấu chín thức ăn được rãi đều khắp ao, ngày cho cá ăn 4 - 5 lần Theo dõi lượng thức ăn hằng ngày để điều chỉnh, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước
Chăm sóc cá ương: Thường xuyên theo dõi các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để
phát hiện kịp thời cá bệnh Trong thành phần thức ăn nên bổ sung thêm Vitamin C: 5 - 10gam/10kg thức ăn và Premix từ 1 - 2% lượng thức ăn cho cá Cá ương trong ao rất
mau lớn, chỉ sau 13 - 14 ngày cá đạt tới cở 4 - 6 cm chiều dài
Trang 20CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2012 đến 05/2012
Địa điểm thực hiện: Nhà trọ Kim Tiền Phường Lê Bình, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá Trê Vàng và Trê Lai được mua từ các trại cá giống thuộc Thành Phố Cần Thơ
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Thùng xốp 40L: 18 thùng
- Sử dụng thức ăn công nghiệp cargill với hàm lượng đạm 30%
- Hệ thống bơm nước và sục khí
- Bộ test đo môi trường: Oxy, pH, NH3 …
- Nước ngọt sử dụng cho thí nghiệm được bơm từ sông đã qua lắng lọc
- Và các dụng cụ khác có liên quan hỗ trợ cho quá trình thí nghiệm
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
Các thùng xốp phải được khử trùng bằng chlorine và rửa lại bằng nước sạch Sau đó cấp nước vào (30L/bể) sục khí liên tục cho bay hết mùi chlorine tránh cá bị sốc
3.4.2 Yêu cầu đối với cá thí nghiệm
Cá có nguồn gốc sinh sản nhân tạo, cá giống đồng cỡ không mất nhớt, khỏe mạnh, không dị tật
Cá mua về được tắm qua nước muối nồng độ 2 - 3‰ khoảng 30 phút, dưỡng trong bể
2 ngày cho cá khỏe, sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm
3.4.3 Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm trong nhà có mái che, dụng cụ chuẩn bị đầy đủ Tiến hành cân và đo ngẫu nhiên 30 con để xác định chiều dài và khối lượng cá ban đầu Sau đó bố trí ngẫu nhiên vào các thùng xốp với mật độ lần lượt là 1,25, 2,5, 3,75con/lít Nghiên cứu với hai nhân tố độc lập với mỗi nhân tố là một thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần Theo dõi liên tục trong 6 tuần và ghi nhận lại kết quả
Trang 21Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm (ảnh chụp)
3.4.3.1 Thí nghiệm 1: Ương cá Trê vàng
Tiêu chuẩn chọn cá: Cá 20 ngày tuổi với Wđ = 0,19gam; Lđ = 2,46cm Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng mốp xốp có thể tích nước 40L/thùng Thời gian thí nghiệm 45 ngày Thí nghiệm được bố trí với 3 mật độ khác nhau, mỗi mật độ được lập lai 3 lần như sau:
Bảng 3.1: Phương pháp bố trí ương cá Trê Vàng với mật độ khác nhau
1 1,25 Trê vàng Công nghiệp
2 2,5 Trê vàng Công nghiệp
3 3,75 Trê vàng Công nghiệp
3.4.3.2 Thí nghiệm 2: Ương cá Trê lai
Tiêu chuẩn chọn cá: Cá 20 ngày tuổi với Wđ = 0,28gam; Lđ = 3,51cm Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng mốp xốp có thể tích nước 40L/thùng Thời gian thí nghiệm 45 ngày Thí nghiệm được bố trí với 3 mật độ khác nhau, mỗi mật độ được lập lai 3 lần như sau:
Bảng 3.2: Phương pháp bố trí ương cá Trê Lai với mật độ khác nhau
1 1,25 Trê lai Công nghiệp
3 3,75 Trê lai Công nghiệp
Trang 223.5 Chăm sóc và quản lý
Thức ăn và cách cho ăn: Cá hương sau khi bố trí cho ăn trùn chỉ 2 tuần, sao đó 4 tuần tiếp theo cá được cho ăn thức ăn viên công nghiệp (cargill) hàm lượng đạm 30% Lượng thức ăn cung cấp chiếm 10 - 15% khối lượng thân cá và cho ăn 2 lần/ngày theo mốc thời gian 7h, 17h Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào mật độ nuôi và khả năng bắt mồi của cá theo từng ngày mà sẽ có sự thay đổi cho phù hợp
Chăm sóc: Cách 2 ngày thì xi phông hút cặn lắng dưới đáy bể đồng thời thay nước khoảng 2/3 lượng nước trong bể và cấp nước mới vào.Theo dõi các bể ương mỗi ngày
để biết những thay đổi, biểu hiện của cá và đưa ra cách khắc phục kịp thời, ghi nhận số
cá chết
3.6 Thu mẫu
3.6.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ)
pH và Oxy hòa tan: Đo bằng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ)
Chú ý: Yếu tố môi trường được xác định trước khi thay nước
3.6.2 Mẫu cá
Trước khi thí nghiệm tiến hành cân và đo 30 cá thể (của từng đối tượng) để xác định
Wđ, Lđ Sau 45 ngày kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ các cá thể cá ở tưng bể ương của từng thí nghiệm, đồng thời cân trọng lượng và đo chiều dài của cá, ghi nhận lại số liệu phục vụ cho quá trình thí nghiệm Sử dụng cân điện tử để cân trọng lượng cá (sai số 0,1g) còn chiều dài được đo bằng thước, tính từ miệng cá đến cuối vây đuôi
Hình 3.2: Ảnh cá Trê Vàng lúc thu hoạch ( ảnh chụp)
Trang 233.7 Các chỉ tiêu cần thực hiện trong thí nghiệm
Tỉ lệ sống của cá (Survival rate, SR)
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng (SGR)
SGR (%/ngày) = Ln (Wc) – Ln (Wđ)
* 100 (3.6)
T
Phân hóa sinh trưởng
Phân hóa sinh trưởng theo chiều dài
PHL (%) = Tổng số cá thể có chiều dài thứ i
* 100 (3.7)
Tổng số cá thể
Trang 24Phân hóa sinh trưởng theo khối lượng
PHW (%) = Tổng số cá thể có khối lượng thứ i
* 100 (3.8)
Tổng số cá thể
Trong đó:
Wđ, Wc : Lần lược là khối lượng cá trước thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm
Lđ, Lc: Lần lược là chiều dài cá trước thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm
T: Thời gian thí nghiệm
DWG, DLG: Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng và chiều dài của cá
3.8 Xử lý số liệu
Số liệu trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excell 2003 và so sánh sự khác biệt các giá trị bằng phần mềm SPSS 16.0
Trang 25CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TN 1: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và TLS của cá Trê Vàng 4.1.1 Các yếu tố môi trường TN 1
Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, Có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật về sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sinh Tuy nhiên, kết quả ở bảng 4.1 cho thấy trong quá trình ương không có sự biến động lớn về nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan ở các nghiệm thức, chúng đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng của cá Trê Vàng Theo Lê Ngọc Diện (2005), nhiệt độ thích hợp cho cá tôm nằm trong khoảng 25 - 320C Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), oxy dao động từ 3 - 5 ppm, pH dao động từ 7 - 8 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá bột
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường ở nghiệm thức cá Trê Vàng
Nhiệt độ trung bình của buổi sáng và chiều trong bảng 4.1 là (26,3 ± 0,37 - 26,4 ± 0,41), (27,5 ± 0,48 - 27,6 ± 0,47) Nhiệt độ trung bình của buổi chiều luôn cao hơn buổi sáng do có ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ ở đây không cao là do thí nghiệm được bố trí trong nhà mát, ánh nắng mặt trời không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện thí nghiệm Vì mưa nắng thất thường mà nhiệt độ môi trường không đạt ở ngưỡng cao cỡ 28, 29, 300C Ngoài ra, do đo nhiệt độ buổi sáng vào lúc 7h trong khi nhiệt độ buổi chiều lại được đo vào lúc 14h (đây là
Trang 26khoảng thời gian cao điểm của nắng nóng) nên nhiệt độ có sự chênh lệch nhưng không vượt quá 50C trong ngày
PH:
Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ấu trùng thủy sản thông qua tính độc của các khí độc hay sự mất cân bằng ion trong nước Theo Lê Văn
Cát và ctv (2006), pH thích hợp cho sinh trưởng của cá là 6,5 - 9, khi pH quá cao hay
quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá, pH cao quá trình bài tiết chất thải nito bị ức chế do amoniac từ trong cơ thể ra ngoài, pH thấp tác động xấu đến quá trình hô hấp Ngoài ra pH cao hay thấp còn ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu của màng tế bào, làm cho quá trình trao đổi muối giữa cơ thể sinh vật với môi trường nước
Oxy hòa tan:
Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng oxy trung bình giữa sáng và chiều ở bảng 4.1 trong khoảng (4,97 ± 0,65 - 5,39 ± 0,61) Theo Trương Quốc Phú (2009), hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho ao nuôi tôm cá là 3 – 4 mg/lít vào sáng sớm Sự biến động oxy hòa tan trong suốt quá trình thí nghiệm không lớn lắm, có sự ổn định giữa các bể trong quá trình thí nghiệm là do nước được sục khí liên tục và đều nhau
Oxy hòa tan là yếu tố rất cần thiết cho hoạt động của cá, đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ, cơ quan hô hấp chưa hoàn chỉnh Oxy trong môi trường nước có được từ quan hợp của thủy sinh vật và quá trình khuếch tán của môi trường Ở thủy vực nước tĩnh, nguồn cung cấp ôxy chủ yếu là quá trình quang hợp Oxy trong nước được tiêu thụ trong quá trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào quá trình Oxy hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước và nền đáy Thông thường, ở những ao càng rộng thì hàm lượng oxy trong ao càng cao và cá phát triển nhanh hơn
4.1.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng và TLS của cá Trê Vàng
4.1.2.1 Ảnh hưởng mật độ ương lên TLS của cá Trê Vàng
Tỉ lệ sống của 3 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê được thể hiện ở bảng 4.2
Trang 27Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một hàng
có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)
Dựa vào bảng 4.2 ta thấy ở Nghiệm thức 1 đạt cao nhất 92,7%, nghiệm thức 2 đạt 70,3%, nghiệm thức 3 đạt 74,2% Tỉ lệ sống của cá Trê Vàng đạt cao và tương đối đều nhau do trong quá trình thí nghiệm cá ít bị sốc về điều kiện môi trường và quá trình chăm sóc và quản lý chặt chẽ nên cá không bệnh, không bỏ ăn, ít bị hao
4.1.2.2 Ảnh hưởng mật độ ương lên tăng trưởng của cá Trê Vàng
Theo một số nghiên cứu cho thấy mật độ ương không chỉ ảnh hưởng lên tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá Trê mà nó ảnh hưởng hầu như toàn bộ các loài thủy sản nói chung khi nuôi ương ở mật độ cao Chẳng hạn như trong kết quả nghiên cứu của Trần Bảo Trang (2006) khi ương cá lăng ở 3 mật độ 300 con/m2, 400 con/m2 và 500 con/m2 thì sau 40 ngày ương, tốc độ tăng trưởng tương đối của cá dao động từ 21,1 - 21,4
%/ngày Sự tăng trưởng về khối lượng của cá ở mật độ 300 con/m2 vẫn cao (21,4
%/ngày) hơn hai mật độ còn lại nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Cũng tương tự, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và thức ăn có hàm lượng
đạm khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đối (Liza Subviridis) từ giai đoạn cá hương lên giống (Lê Quốc Việt và ctv, 2010) với mật độ lần lượt là 1, 2, 3 và 4
con/lít, bể thí nghiệm là bể nhựa chứa 30 lít, nước có độ mặn 15 %0 và được sục khí liên tục Sau 30 ngày ương thì kết quả cho thấy nghiệm thức mật độ 1 - 2 con/lít cho kết quả tốt nhất về tốc độ tăng trưởng (14,72 mg/ngày ; 13,13 mg/ngày) và tỷ lệ sống lần lượt là (22,23%, 16,67%)
Hình 4.3: Khối lượng Trê Vàng ( ảnh chụp)
Trang 28Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá Trê Vàng
Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một hàng
có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)
Kết quả nghiên cứu về tăng trưởng của cá Trê Vàng ương với mật độ khác nhau (bảng 4.3) đã ghi nhận: tăng trưởng của cá giảm dần khi mật độ tăng, sự tăng trưởng của cá ở NT3 sau 45 ngày ương nhỏ nhất W45 = 1,59g ; L45 = 5,93g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với 2 NT còn lại Tương tự như vậy mức tăng trưởng DWG (gam/ngày); SGR (%/ngày) của cá với các giá trị lần lượt là: tăng trưởng về khối lượng 0,03gam/ngày; 4,72%/ngày và tăng trưởng về chiều dài 0,08gam/ngày; 1,96%/ngày,
thấp hơn so với 2 NT còn lại Điều này giống với nhận định của Thạch Thuôn (2009),
cá thả ương ở mật độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với mật độ ương thưa hơn
Qua kết quả nghiên cứu của 2 tác giả trên có thể thấy được ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá, khi mật độ ương càng cao thì tăng trưởng của cá càng giảm Điều này cho thấy kết quả trên rất phù hợp với kết quả của đề tài đang nghiên cứu
Thời gian Các chỉ tiêu
SGR (%/ngày) 2,15 2,15 1,96
Trang 294.1.2.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Trê Vàng
Sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê Vàng được thể hiện ở hình 4.5
0 10
Hình 4.5: Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê Vàng
Sự phân hóa sinh trưởng của cá trong quá trình phát triển cơ thể là quy luật, nói cách khác đó là bản chất của vấn đề Sự phân hóa sinh trưởng này diễn ra ở các giai đoạn phát triển cơ thể, nhưng trước khi cá cá đạt kích thước trưởng thành về chất thì đặc điểm này diễn ra mạnh nhất Ngoài ra sự phân hóa sinh trưởng của cá còn phụ thuộc vào loài, điều kiện sống, mật độ và thức ăn có trong thủy vực
Dựa vào kích thước của cá Trê Vàng trong thí nghiệm ương với mật độ khác nhau có thể chia thành 3 nhóm khối lượng: nhóm 1 có khối lượng nhỏ hơn 2,4g/con; nhóm 2 có khối lượng từ 2,4 - 3,92g/con và nhóm 3 có khối lượng lớn hơn 3,92g/con
Tỷ lệ nhóm khối lượng như vậy thay đổi theo từng nghiệm thức nhưng diễn ra theo xu hướng là ương cá ở mật độ thấp thì tỷ lệ cá lớn luôn cao hơn so với ương cá ở mật độ cao Cụ thể: ở NT1 nhóm cá có khối lượng lớn hơn 3,92g/con chiếm 6,67% Trong khi
đó ở NT2 và NT3 không có cá thuộc nhóm 3 (nhóm cá có khối lượng lớn hơn 3,92g/con) Từ kết quả của thí nghiệm có thể thấy rằng nếu ương cá với mật độ cao, tỷ
lệ sống của cá có thể cao nhưng tỷ lệ cá nhỏ sẽ cao hơn so với ương cá với mật độ thấp Điều này đã được nhiều tác giả khẳng định là: khi mật độ ương tăng, sinh trưởng của cá giảm
Trang 304.2 TN 2: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và TLS của cá Trê Lai
4.2.1 Các yếu tố môi trường TN 2
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, Oxy, NH3 Có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật như : sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản
Bảng 4.4: Biến động các yếu tố môi trường ở nghiệm thức cá Trê Lai
Nhiệt độ buổi chiều luôn cao hơn buổi sáng do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời nên nhiệt độ có sự chênh lệch trong khoản 2oC nhưng không vượt quá giới hạn cho phép
5oC trong ngày (Boy et al., 2002)
pH
Theo bảng 4.4 trong suốt quá trình thí nghiệm sự biến động pH tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (7,34 - 7,77), pH trung bình của buổi sáng (7,34) và pH trung bình của buổi chiều (7,77) có khoảng biến động không vượt quá 1 pH trung bình của buổi sáng
ở cả ba nghiệm thức 1, 2 và 3 nằm khoảng (7,34 - 7,36) Còn pH trung bình buổi chiều củng ở cả ba nghiệm thức 1, 2 và 3 nằm khoảng (7,76 - 7,77)
Sự ổn định của pH trong suốt quá trình thí nghiệm là do nguồn cung cấp vào bể ương
đã được xử lý, nước được sục khí liên tục và lượng nước thay 20 - 30% hàng ngày,
Trang 31các chất thải và thức ăn thừa của cá được vệ sinh hằng ngày nên làm cho pH của nước trong ngày không có sự thay đổi lớn
Oxy hòa tan
Trong quá trình thí nghiệm sự biến động Oxy hòa tan giữa sáng và chiều tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (5,00 – 5,50 mg/l) Oxy hòa tan của buổi sáng (5,02 - 5,15mg/l) và Oxy hòa tan của buổi chiều năm trong khoảng dao động (5,30 - 5,50mg/l)
và có khoảng biến động không vượt quá 0,5 mg/l
Sự ổn định của Oxy hòa tan giữa các bể trong suốt quá trình thí nghiệm là do nước được sục khí liên tục và đều nhau
Theo Trương Quốc Phú (2006) Oxy hòa tan hiện trong môi trường nuôi là do quá trình quang hợp của thủy sinh vật cùng với quá trình khuyết tán của khí trời, Oxy thích hợp cho cá là từ 2 – 5 mg/l, lý tưởng là <5 mg/l
Qua các chỉ tiêu về môi trường như : Nhiệt độ, pH và oxy hòa tan trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong khoảng giới hạn cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trê ương ở giai đoạn cá hương đến khoảng 65 ngày tuổi
4.2.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng và TLS của cá Trê Lai
4.2.2.1 Ảnh hưởng mật độ ương lên TLS của cá Trê Lai
Kết quả tỉ lệ sống của cá Trê lai được thể hiện qua bảng 4.5
Bảng 4.5: Tỉ lệ sống của cá Trê Lai
Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một hàng
có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)
So với Trê Vàng thì Trê Lai có tỉ lệ sống tương đối thấp và không đều nhau Ở nghiệm thức 1 tỉ lệ sống cá đạt cao nhất là 92,7%, nghiệm thức 2 là 74,3% và nghiệm thức 3 là thấp nhất với 50,8% Do trong thời gian làm thí nghiệm có đợt bố trí được vài ngày thì
cá bị chết hàng loạt bởi bệnh bướu mang giai đoạn nặng nên phải bố trí lại Dù các bể được vệ sinh rất kỹ trước khi bố trí lại nhưng cá đợt sau vẫn chết từ từ đến kết thúc thí nghiệm Cá không tái phát bệnh nhưng chậm lớn do có sử dụng một số loại hóa chất diệt khuẩn như: Iotdin, Fesh water làm sạch môi trường ngăn ngừa bệnh
Trang 32Đặc biệt mật độ càng cao tỉ lệ sống của cá càng thấp Theo Lê Xuân Sinh (2004), mật
độ ương ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá
4.2.2.2 Ảnh hưởng mật độ ương lên tăng trưởng của cá Trê Lai
Dụa vào bảng 4.6 cho thấy tăng trưởng chiều dài của cá Trê Lai chỉ có NT1 với NT2 là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05), còn lại đều không có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) Khi so sánh về mức tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá cho thấy mức tăng trưởng của cá ở NT1 là thấp nhất 0,05 cm/ngày, còn NT2 là 0,08 cm/ngày, NT3 là 0,09 cm/ngày Mức tăng trưởng đặc biệt ( %/ngày) về chiều dài ở NT1 là cao nhất 1,81 %, NT2 là thấp nhất với 1,61 %, trung bình là NT3 với 1,65 %
Do ảnh hưởng của tỉ lệ sống mà tăng trưởng về khối lượng của cá cũng giảm dần khi mật độ ương tăng Khối lượng trung bình của cá ở 3 NT sau khi thu hoạch lần lượt là 3,75 ; 2,96 và 3,24g Kết quả này cho ta thấy khối lượng của cá ở NT1 khác biệt với khối lượng của cá ở NT2 (p< 0,05), còn khối lượng của cá ở NT3 không khác biệt so với khối lượng cá ở 2 NT còn lại
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá Trê Lai
Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một hàng
có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)
Trang 33Hình 4.2 Chiều dài Trê Lai (ảnh chụp)
Như vậy qua thí nghiệm trên cho thấy mật độ ương ảnh hưởng đến sự tăng trọng khối lượng của cá Trê Lai, cá ương với mật độ thấp tăng trọng nhanh hơn cá ương với mật
độ cao Điều này phù hợp với nhận xét của Senbai và P.Gerking (1978), được trích dẫn bởi Lê Ngọc Diện (2004), sự tăng trưởng của cá có quan hệ tỉ lệ nghịch với mật độ ương nuôi Kết quả này cũng phù hợp với kết quả ương trên một số đối tượng khác như cá thát lát ương ở 3 mật độ 150, 200 và 250 con/m2 (Lê Ngọc Diện, 2004), cá rô đồng ương ở mật độ 500, 1000, 1500 con/m2 (Hồ Mỹ Hạnh, 2003), và mới đây nhất là bài ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng và tỉ lệ sống cá chạch sông
(Mastacembelus armatus), giai đoạn ương từ hương lên giống với 3 mật độ 50, 100,
150 con/m2 cho khối lượng cá thu hoạch tương ứng là 5,91g, 6,31g, 5,44g và tỉ lệ sống
tương ứng là 95,3%, 95%, 87,8% (Nguyễn Quang Đạt và ctv, 2011).Trong ba thí
nghiệm này thì cá ương ở mật dộ thấp đều cho kết quả tăng trọng nhanh hơn
4.2.2.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Trê Lai
Sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê Lai được thể hiện ở hình 4.7
Trang 34Sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của Trê Lai cũng tương tự như cá Trê Vàng Ở cả
3 nghiệm thức mật độ thì tỷ lệ cá nhỏ (P<3,6g/con) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất với các giá trị tương ứng 66,7%, 80% và 73% Tuy nhiên với các giá trị tương ứng NT1: 10%, NT2: 6,67%, NT3: 6,67% thì tỷ lệ cá có khối lượng lớn nhất (P>6,23g/con) sẽ giảm dần khi mật độ ương tăng, tức là ương cá ở mật độ thưa thì cá sẽ sinh trưởng nhanh hơn so với ương cá ở mật độ thấp
Trang 35CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Điều kiện môi trường của 2 thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng
và phát triển của cá Cụ thể là nhiệt độ cá Trê Vàng nằm trong khoảng (26,31 - 27,57),
pH (7,27 - 7,85), oxy hòa tan là (4,97 - 5,39)
Sau 45 ngày ương thì khối lượng cá giảm dần khi mật độ ương tăng Khối lượng cá Trê Vàng sau khi thu lần lượt là 2,08g; 2,11g; 1,59g tương ứng với mật độ lần lượt là 1,25 con/lít; 2,5 con/lít và 3,75 con/lít Tương tự khối lượng cá Trê Lai sau khi thu lần lượt là 3,75g; 2,96g; 3,24g với mật độ lần lượt từ thấp đến cao
Tỷ lệ sống của cá ở 2 thí nghiệm có xu hướng giảm khi mật độ ương tăng, Trê Vàng tỷ
lệ sống đạt 92,67%, 70,33%, 74,22% lần lượt ở các mật độ 1,25 con/lít, 2,5 con/lít và 3,75 con/lít và ở Trê Lai là 92,67%, 74,33%, 50,87% với mật độ ương tương tự mật độ ương cá Trê Vàng
Sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê Vàng và Trê Lai tương tự nhau Nhóm cá có khối lượng lớn nhất ( P>3,92 g/con) ở cá Trê Vàng chủ yếu ở NT1 (1,25 con/lít) Trong khi đó, đối với cá Trê Lai nhóm cá có P>6,23 g/con bắt gặp ở cả 3 NT nhưng tỷ lệ giảm dần khi mật độ tăng với các giá trị tương ứng 10%,6,67% và 6,67%