đề ôn tập văn 9 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế, kin...
Đề số 1 Câu I (2,0 điểm) Hãy xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Nêu ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không? Câu II (3,0 điểm) Nhà văn Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Câu III (5,0 điểm) “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai…” (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - Ngữ văn 12 Nâng Cao, Tập hai, tr 46) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên? Đề số 2 Câu I (2,0 điểm) Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu Câu II (3,0 điểm) Người Nga có câu nói: Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua ngòi bút của mỗi nhà văn. Đề số 3 Câu I (2,0 điểm) Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật. Câu II (3,0 điểm) Có người nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói trên. Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. (Việt Bắc - NV 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.84) Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi. (Tiếng hát con tàu - NV 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.107) Đề số 4 Câu I (2,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện Hai đứa trẻ; từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Câu II (3,0 điểm) “Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu cuộc sống làm bằng thời gian” (Franklin) Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên như thế nào? Câu III (5,0 điểm) Vẻ đẹp của hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo? Đề số 5 Câu I (2,0 điểm) Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Câu II (3,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà sư phạm nổi tiếng Xô Viết: Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia nghe vui quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nỡ (Chí Phèo - Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được ấ 35 I c hiu (3 im) Cho on vn: rng ny thng nh th Ma Nhng ma ỏ Lỳc u tụi khụng bit Nhng ri cú ting lanh canh gừ trờn núc hang Cú cỏi gỡ vụ cựng sc xộ khụng khớ tng mnh Giú V tụi thy au, t mỏ (Trớch Nhng ngụi xa xụi, Lờ Minh Khuờ, Ng 9, tp2) Cõu Xỏc nh phộp liờn kt v t ng tng ng on trờn Cõu Ch cỏc cõu c bit Nờu tỏc dng ca cỏc cõu c bit on trớch Cõu Nhõn vt xng tụi on l ai? Nột ni bt ca nhõn vt ú l gỡ? II Lm (7 im) Cõu (3 im) Vit mt bn khong 300 t bn v cõu tc ng Thng ngi nh th thng thõn Cõu (4 im) Cm nhn ca em v on th sau: Những xe từ bom rơi Đã họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đờng tới Bắt tay qua cửa kính vỡ Bếp Hoàng Cầm ta dựng trời Chung bát đũa nghĩa gia đình Võng mắc chông chênh đờng xe chạy Lại đi, lại trời xanh thêm Không có kính, xe đèn, Không có mui xe, thùng xe có xớc, Xe chạy miền Nam phớa trớc: Chỉ cần xe có trái tim. (Bi th v tiu i xe khụng kớnh, Phm Tin Dut) CHUYÊN ĐỀ I: Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 9 1.ĐỒNG CHÍ - Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. - Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: viết về tình đồng chí ở những người lính trong chống Pháp- những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ. - Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng; là nốt nhấn và là lời khẳng định về tình đồng chí. (trong bài thơ tác giả đã tập trung làm nổi bật nội dung này.) - Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí vì: + Nó không chỉ mang ý nghĩa viết về những người đồng đội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là “đồng chí” mà sâu sắc hơn, tác giả muốn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng lòng chung sức cứu nước, cứu dân,… + Đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất đề người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. 2.BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH: - Nhan đề bài thơ khá dài, ta tưởng chừng như có chỗ thừa. Nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ khác lạ, độc đáo của nó. Nhan đề của bài thơ làm nối bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực của nhà thơ về đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời, nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả, không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. - Đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, bất khuất, trẻ trung, vượt trên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. 3.BẾP LỬA: - Bếp lửa – cái tên mang đề tài của tác phẩm vừa hàm chứa chủ đề, tư tưởng. - Hình ảnh bếp lửa không chỉ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu, về tuổi thơ, bếp lửa còn có tính chất biểu tượng, mang ý nghĩa lớn lao về cội nguồn, về người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của nghĩa tình, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp và lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn sâu sâu sắc của người cháu đối với người bà và cũng là đối với gia đình và quê hương, đất nước. 4.ÁNH TRĂNG: Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. 5.LÀNG: - Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. - Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương ,với đất nước. - Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ. => Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy. - Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng. - Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân. Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa. 6.LẶNG LẼ SAPA: - Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian 90’) Đề bài: Câu 1(2,5đ): Cho câu thơ sau: “Lom khom trên núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” a.Câu thơ trên được trích trong văn bản nào?Của ai? b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 2(1đ): Phát hiện lỗi về quan hệ từ trong những câu sau và sửa lại cho đúng. a. Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta thấy tình bạn thật ấm áp, chân tình. b. Buổi sáng, mẹ tôi dậy thổi cơm mà bố tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt. Câu 3:(6,5 điểm) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. Đề 2 A. Văn- Tiếng Việt (4 đ) Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.(1đ) Câu 2: Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):(1đ) - Tranh (động từ) Tranh (danh từ) - Bàn ( danh từ) Bàn (động từ) Câu 3: Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và nêu ý nghĩa bài thơ.( 1đ) Câu 4: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ sau của nhà thơ Lí Bạch: (1đ) “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”. B. Tập làm văn (6 đ) Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh Đề 2: Mùa xuân em yêu ( Mùa thu) Đề 3: Mái trường em yêu Đề 4: Biểu cảm về bạn ……………………………………………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ THI H ỌC KÌ I Môn Ngữ Văn 7 Năm học: 2012-2013 Câu 1: (2,5điểm) a.Câu thơ được trích trong văn bản“Qua đèo ngang” của tác giả Bà huyện Thanh Quan.(0,5 điểm) b.Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ (1 điểm) - Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. - Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ - Nghệ thuật đối: ý, thanh. Tác dụng: Nhấn mạnh về sự sống của con người nơi Đèo Ngang,dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.(1 điểm) Câu 2: (1điểm) Phát hiện và sửa lỗi mỗi câu đúng. a.Lỗi thừa quan hệ từ “qua” Sửa: bỏ từ “qua” b.Lỗi: dùng quan hệ từ không đúng“mà” Sửa: Thay đổi quan hệ “mà” bằng quan hệ từ “còn” Câu 3: (6,5đ) a, Mở bài: Nêu cảm xúc về nụ cười của mẹ. b, Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ: - Nụ cười yêu thương. - Nụ cười khuyến khích. - Nụ cười an ủi. - Khi vắng nụ cười của mẹ. - Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ. c, Kết bài: Tình cảm dành cho mẹ. A. Văn - Tiếng Việt (4 đ) Câu 1: - Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.( 0,5 đ) - Ví dụ đúng: (0,5 đ) Câu 2: - HS đặt đúng mỗi câu có dùng hai từ đồng âm (0,5 đ) Câu 3: - Học sinh chép đúng bài thơ (0,5 đ) Noäi dung: Câu 4: Học sinh: - Nêu được phép đối trong từ “ ngẩng- cúi”. (0,5 đ) - Nghệ thuật độc đáo : Thể hiện nỗi nhớ quê hương, tình cảm thường trực trong lòng tác giả. ( 0,5 đ) B. Tập làm văn (6 đ) Mở bài: (1,5 đ) - Giới thiệu bài: Rằm tháng giêng, tác giả Hồ Chí Minh, hoàn cảnh tiếp xúc và ấn tượng chung. ( 1,5 đ) Thân bài: (3 đ) Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên: - Khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, vầng trăng tròn toả sáng khắp mặt đất trong đêm rằm tháng giêng. (0,75 đ) - Điệp từ “ Xuân” nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân tràn ngập cả đất trời. (0,75 đ) - Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta “bàn việc quân” tại chiến khu Việt Bắc. Sự bình tĩnh, lạc quan của vị lãnh tụ. Tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước. (0,75 đ) - Niềm tin, lạc quan vào tương lai cuộc kháng chiến thắng lợi. (0,75 đ) Kết bài: (1,5 đ) - Bài thơ đặc sắc cả về nội dung, nghệ thuật. (0,5 đ) - Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà thơ. Tình yêu trăng, yêu nước luôn hoà hợp trong lòng. (1 đ) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012- 2013 Môn Ngữ Văn 7 oO0o Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Cộng Chủ đề 1 Văn bản Thơ trung đại Thơ Đường - Nhớ và thuộc lòng bài thơ, ý nghĩa văn bản. - Phép đối trong thơ Đường. - Hiểu được giá trị của phép 1 Hệ thống kiến thức cấp học. 1. Cách viết đơn theo mẫu và không theo mẫu 2. Khái niệm về văn bản hành chính, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. Cụ thể là: - Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị, văn bản báo cáo. - Hiểu tình huống cần viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo, nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị, báo cáo. 3. Nắm được đặc điểm của văn bản tường trình: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. Thông qua luyện tập biết ứng dụng cách làm văn bản tường trình vào các tình huống cụ thể. 4. Phân tích được các yêu cầu của biên bản, liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống viết được một biên bản 5. Phân tích được đặc điểm, mục đích, tác dụng của hợp đồng, vận dụng vào viết một hợp đồng đơn giản, có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận, ký kết. TIẾT 1 : VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ: ĐƠN, ĐỀ NGHỊ 2 A – Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1. Đơn : Là loại văn bản được viết ra giấy để đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó. 2. Đề nghị : Là loại văn bản của cá nhân hay tập thể ( thường là tập thể )gửi đến các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình khi có nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó trong đời sống. B - Các dạng đề: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm a) Viết đơn: Bài tập: Trong những tình huống sau đây, tình huống nào cần viết đơn, đơn gửi ai? Lý do viết đơn? A- Khi em có nguyện vọng gia nhập vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. B- Do bị ốm, em không đi học được. C- Gia đình em bị kẻ gian đột nhập, lấy trộm tài sản. D- Một số HS vi phạm khuyết điểm làm mất điểm thi đua của lớp. Đ- Do sơ xuất, em bị mất giấy chứng nhận Tiểu học. * Gợi ý : Các trường hợp cần viết đơn: A, B, Đ - Tình huống A: 3 + Đơn gửi BCH Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh + Lý do xin gia nhập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Tình huống B: + Đơn gửi thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô giáo bộ môn. + Lý do xin nghỉ học. - Tình huống Đ: + Đơn gửi hiệu trưởng trường Tiểu học. + Lý do xin cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Tiểu học b. Đề nghị: Bài tập: Trong 2 tình huống sau, cần sử dụng văn bản hành chính nào? Từ hai tình huống hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại văn bản hành chính đó? A. Do có việc đột xuất không thể tham gia buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp được. B. Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học cả lớp cần đi xem tập thể. * Gợi ý: + Tình huống A: Viết đơn xin nghỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Tình huống B: Viết đề nghị. - So sánh: 4 + Giống nhau: Hình thức. + Khác nhau : Nội dung trình bày. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm Đề bài: Em hãy viết đơn xin miễn(giảm) học phí? * Gợi ý: Lá đơn cần đảm bảo những mục sau: + Quốc hiệu - Tiêu ngữ + Địa điểm làm đơn + Tên đơn + Nơi gửi + Họ, tên, nơi ở của người viết đơn + Trình bày sự việc, lý do, nguyện vọng viết đơn + Ký tên • lưu ý : Văn phong tường minh, một nghĩa, không có yếu tố văn chương. * Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt: - Văn bản hành chính : văn bản thuộc phạm vi hoạt động của chính quyền, của Nhà nước. - Công vụ: việc công ( việc chung ) - Quốc hiệu : tên hiệu của một nhà nước - Tiêu ngữ : Từ ngữ đề dẫn 5 C - Bài tập về nhà : (dạng đề 5 hoặc 7 điểm) Đề bài: Em hãy viết một lá đơn xin nghỉ học Gợi ý: + Quốc hiệu, tiêu ngữ. + Tên đơn. + Địa điểm, thời gian viết đơn. + Họ tên, địa chỉ của người viết đơn. + Lí do viết đơn. + Yêu cầu, nguyện vọng. + Cam đoan và cảm ơn. + Kí tên. TIẾT 2: VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ: BÁO CÁO, TƯỜNG TRÌNH A . Tóm t ắt Chuyªn ®Ò 1: v¨n häc trung ®¹i viÖt nam Tiết 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ TRUNG ĐẠI I/ Tóm tắt kiến thức cơ bản. 1. Khái niệm về văn học trung đại. Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX. 2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại. - Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. - Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc. 3. Các giai đoạn của văn học trung đại. Được chia làm 3 giai đoạn: + Từ thế kỷ X > thế kỷ XV. + Từ thế kỷ XVI > nửa đầu thế kỷ XVIII + Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 1 4. Nội dung văn học trung đại. - Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc - Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người - Tố cáo chế độ phong kiến II/Các dạng đề. 1. Dạng đề từ 2- 3 điểm. Đề 1: Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam. * Gợi ý: - Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại - Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau. 2. Dạng đề từ 5- 7 điểm. 2 Đề 2: Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn qua đó đưa ra nhận xét về sự phát triển của từng giai đoạn văn học. *Gợi ý: Văn học trung đại có 3 giai đoạn: a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X > thế kỷ XV. - Tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo. - Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc. b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI > nửa đầu thế kỷ XVIII - Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp) - Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người. c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. - Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu), thơ Hồ Xuân Hương 3 - VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn họcTrung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại. III. Bài tập về nhà. 1. Dạng đề từ 2-3 điểm. Đề 1: Hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập một) theo mẫu sau: ST T Tác phẩm Tác giả Nội dung chính Nghệ thuật Gợi ý: HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập này. 2. Dạng đề từ 5-7 điểm. Đề 2: Nêu nội dung chính của văn học trung đại. *Gợi ý: -VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường 4 nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” đồng thời phải quên đi bản thân. - Sang đến giai đoạn 2 nội dung văn học vẫn đề cao chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường song đã bắt đầu phản ánh cuộc sống đời thường, đề cao cái “tôi” - Giai đoạn 3 nội dung văn học đã phát huy và phản ánh cùng một lúc nhiều đề tài khác nhau: + Các biến cố lịch sử