Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tuyên
Trang 1CAO XUÂN HUY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2CAO XUÂN HUY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 06 62 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin được trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả
Cao Xuân Huy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến các thầy, cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức bổ ích, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện bản luận văn này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS TS Đỗ Anh Tài - Trưởng ban Ban Hợp tác Quốc tế, trường đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tuyên Quang, UBND huyện Hàm Yên, các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, các Ban quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện và công ty TNHH Một thành viên Cấp, thoát nước Tuyên Quang đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã không ngừng động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập, rèn luyện Dù đã cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp góp
ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả
Cao Xuân Huy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Yêu cầu của đề tài 3
4 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Vai trò, vị trí của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 6
1.1.3 Các vấn đề liên quan tới quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn 7
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1 Quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn một số nước đang phát triển trên thế giới 10
1.2.2 Tình hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn ở Việt Nam 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
2.2 Nội dung nghiên cứu 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
Trang 62.3.1 Nguồn số liệu 24
2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu 25
Chương 3: TRÌNH BÀY, ĐÁNH GIÁ, BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ 28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 28
3.2 Tình hình quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 33
3.2.1 Hiện trạng công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 33
3.2.2 Thực trạng quản lý, khai thác các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 34
3.3 Tình hình quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 35
3.4 Khái quát cơ cấu tổ chức, bộ máy các mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên 36
3.4.1 Mô hình UBND xã trực tiếp quản lý 36
3.4.2 Mô hình UBND xã giao cho Cộng đồng quản lý 36
3.4.3 Mô hình UBND xã giao khoán cho Hợp tác xã quản lý 37
3.4.4 Mô hình UBND xã giao khoán cho Cá nhân quản lý 37
3.4.5 Mô hình doanh nghiệp quản lý 38
3.5 Tổng hợp, phân tích số liệu tại 08 công trình điểm nghiên cứu 39
3.6 Đánh giá các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên 48
3.6.1 Mô hình UBND xã trực tiếp quản lý 48
3.6.2 Mô hình UBND xã giao Cộng đồng quản lý 50
3.6.3 Mô hình UBND xã giao khoán cho Hợp tác xã quản lý 51
3.6.4 Mô hình UBND xã giao khoán cho Cá nhân quản lý 52
3.6.5 Mô hình doanh nghiệp quản lý 53
Trang 73.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh
hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên 55
3.8 Các điều kiện để áp dụng mô hình hình quản lý đã đề xuất 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHẦN PHỤ LỤC 65
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 34 Bảng 3.2: Tổng hợp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 34 Bảng 3.3: Hiện trạng quản lý, sử dụng các công trình cấp nước tập trung
nghiên cứu 39 Bảng 3.4: Tổng hợp đơn giá sử dụng nước phân theo mô hình quản lý và đơn
giá nước có thể trả của các hộ sử dụng 40 Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến của các hộ dân vào việc tham gia đóng góp xây
dựng công trình 40 Bảng 3.6: Phân tích yếu tố trình độ văn hoá của chủ hộ đến sự quan tâm sử
dụng nước sạch trong sinh hoạt 41 Bảng 3.7: Phân tích yếu tố nguồn gốc dân tộc của chủ hộ đến sự quan tâm sử
dụng nước sạch trong sinh hoạt 42 Bảng 3.8: Phân tích yếu tố giới tính của chủ hộ đến sự quan tâm sử dụng nước
sạch trong sinh hoạt 42 Bảng 3.9: Phân tích ảnh hưởng của sự quan tâm sử dụng nước sạch trong sinh
hoạt với tình trạng hoạt động của công trình 43 Bảng 3.10: Phân tích ảnh hưởng của quy mô đầu tư xây dựng công trình đến
tình trạng hoạt động của công trình 43 Bảng 3.11: Phân tích mức độ ảnh hưởng của công suất khai thác khai thác
công trình đối với tình trạng hoạt động của công trình 44 Bảng 3.12: Phân tích mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước cho từng mô hình
quản lý, khai thác công trình 45 Bảng 3.13: Phân tích mức độ đáp ứng dịch vụ khách hàng cho từng mô hình
quản lý, khai thác công trình 45
Trang 10Bảng 3.14: Phân tích mối liên hệ giữa tình trạng hoạt động của công trình với
mô hình quản lý, khai thác 46 Bảng 3.15: Bảng tổng hợp ý kiến, cho điểm của các hộ sử dụng nước về mô
hình quản lý, khai thác công trình đang sử dụng 47
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nhu cầu thiết yếu của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và có liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng như mọi mặt, mọi vấn đề của đời sống xã hội Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, như: Nghị quyết Trung ương khóa IX, X, XI, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020
Đến nay đã có nhiều dự án, chương trình nhằm nâng cao năng lực cho chương trình nước sinh hoạt nông thôn nhất là về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhưng
cơ chế và công tác quản lý còn thiếu đồng bộ ẩn chứa nhiều bất cập và hạn chế, giảm tác dụng của các chương trình dự án nước sinh hoạt nông thôn Mặc dù Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Quốc gia đã ban hành sổ tay, đĩa
CD “Hướng dẫn quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước tự chảy’’, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tuyên Quang hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu vô cùng phong phú của công tác quản lý công trình sau đầu tư, nhiều ban quản lý đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương mình
Không nằm ngoài tình hình chung nêu trên trên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xây dựng mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn Nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn được đầu tư xây dựng với nguồn
Trang 12vốn hàng chục tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng còn khá thấp Có những công trình sau khi xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng xong lại thiếu nước hoặc không có nước; có công trình giai đoạn đầu hoạt động rất có hiệu quả xong trong quá trình quản lý còn nhiều bất cập, cộng với sự thiếu ý thức của đại đa số người dân trong sử dụng và bảo vệ công trình dẫn đến xuống cấp, không thể sử dụng được Cùng với
đó UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Hàm Yên cũng đã áp dụng nhiều mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện như mô hình Doanh nghiệp quản lý, UBND xã trực tiếp quản lý, UBND xã giao khoán cho các tổ chức như Hợp tác xã, Cá nhân và cộng đồng tự quản lý, nhưng hiệu quả đạt được của các mô hình chưa cao cần phải hoàn thiện
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mở rộng sự tham gia và khu vực được hưởng lợi từ các chương trình đầu tư về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện? Làm sao để nâng cao chất lượng nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn huyện? Những bất cập trong công tác quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện như thế nào? Cần xây dựng mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn như thế nào cho phù hợp với từng khu vực? Sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng và quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở địa phương như thế nào? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở đây? Các giải pháp được đưa ra ở đây là gì để hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang?
Trên cơ sở tồn tại của các vấn đề đã nêu ra ở trên tác giả đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng và nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác công trình cung cấp nước tập trung trên địa bàn huyện Hàm Yên”
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các mô hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên,
Trang 13tỉnh Tuyên Quang từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
và khai thác công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững chính sách pháp luật về quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn và các văn bản có liên quan
- Công tác điều tra thu thập tài liệu, số liệu phải đầy đủ, chính xác trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về kết quả hoạt động của các công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
từ đó đánh giá được những tồn tại, khó khăn do nguyên nhân từ đâu, để đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn
- Đề xuất một số giải pháp có tính khoa học và phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương góp phần nâng cao hiệu quả công trình sau đầu tư, phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các vùng nông thôn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
4 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành công, bất cập trong công tác quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; Đề xuất một số
Trang 14định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm nước sinh hoạt
Nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu tại QCVN 02:2009/BYT của bộ Y tế, sau
hệ thống phân phối, dùng trong sinh hoạt gọi là nước sinh hoạt [4]
Nước cung cấp cho sinh hoạt tại khu vực nông thôn nêu tại đây bao hàm nước cấp ở những vùng nông thôn thuần tuý cùng các đô thị nhỏ loại V với số dân không quá 30.000 người [5]
* Khái niệm về quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
Là việc thực thi các chính sách do hội đồng quyết định và phối hợp các hoạt động hàng ngày để đạt được mục đích và mục tiêu của cơ quan hay tổ chức Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sinh hoạt; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn [11]
* Mô hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam [16], mô hình được hiểu:
- Theo nghĩa hẹp là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt
- Theo nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả ) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng) Khái niệm mô hình được sử dụng rông rãi trong triết học, ngôn ngữ học, kinh tế học
Trong kinh tế học, mô hình được hiểu là hình ảnh mang tính chất quy ước của đối tượng nghiên cứu, diễn tả các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố của một hệ thống thực tế trong tự nhiên, xã hội
Trang 16Như vậy, mô hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn có thể hiểu là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả ) mang tính chất quy ước của một hệ thống quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn cụ thể trong thực tiễn
* Quan điểm về quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
Phát huy nội lực của toàn xã hội để thực hiện Chương trình, đồng thời phải căn cứ đặc điểm của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phát triển thị trường nước sạch và dịch
vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn [2]
1.1.2 Vai trò, vị trí của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận trong chính sách phát triển nông thôn; Việc đảm bảo cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là tiêu chí để phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, của các ngành các cấp và chính quyền địa phương Công trình cấp nước còn được xác định là một trong 8 loại công trình cần xây dựng ở các vùng nông thôn và là một trong 6 loại hạ tầng cơ bản nhất để đánh giá điều kiện thoát nghèo ở các xã khó khăn (điện, đường, trường học, trạm xá, nước sạch và chợ) Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã tham gia từ rất sớm và ký hàng loạt cam kết, tuyên bố quốc tế về xoá đói giảm nghèo, cải thiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường như: Chương trình nước uống và vệ sinh môi trường thế giới; Tuyên bố Dudlin; Mục tiêu thiên niên kỷ chính vì lẽ đó, việc quản lý nước sinh hoạt nông thôn được xác định có những vai trò, vị trí quan trọng sau:
Trang 17Vai trò đối với kinh tế: Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn hiện nay nếu được cải tiến và nhân rộng sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Vai trò đối với xã hội: Tăng cường sức khỏe cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước nhờ cải thiện việc cấp nước sinh hoạt và nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng
Vai trò đối với môi trường: Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt tại các hồ, đầm, sông, suối
Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ xác định, đó là: “Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống cũng như tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn” [2]
1.1.3 Các vấn đề liên quan tới quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
1.1.3.1 Các yêu cầu của quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
Nâng cao nhận thức của người dân: Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Hiện nay, phần lớn dân cư nông thôn còn thiếu hiểu biết về nước sinh hoạt, bệnh tật và sức khoẻ; về môi trường sống xung quanh mình cần phải được cải thiện và có thể cải thiện được Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự trợ giúp của Chính phủ, họ có thể vươn lên khắc phục khó khăn, cải thiện được môi trường sống cho mình tốt hơn
Trang 18Vì vậy, các hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông có tầm quan trọng lớn đối với thành công của chiến lược phát triển
Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức phải thực hiện theo một số nguyên tắc chung, phân công trách nhiệm của từng cấp quản lý từ trung ương tới cấp thấp nhất thích hợp gắn liền với các tổ chức cộng đồng Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước Phát triển nguồn nhân lực nhằm: Cung cấp đủ và sắp xếp cho hợp lý cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cho phù hợp với nghề nghiệp và nhiệm vụ; bồi dưỡng cho cán bộ trung ương và địa phương về chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, các kiến thức và kỹ năng về lập chương trình, kế hoạch, điều phối, quản lý theo cách tiếp cận dựa trên nhu cầu đối với cấp nước sinh hoạt nông thôn; huấn luyện nhân viên chịu trách nhiệm thực thi ở các cấp huyện, xã để thực hiện tốt vai trò mới của mình
Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều nguồn vốn để phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn Cơ chế tài chính phát huy nội lực dựa trên nguyên tắc người sử dụng phải đóng góp phần lớn chi phí xây dựng công trình và toàn bộ chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý Cấp nước sinh hoạt nông thôn phục vụ cho việc nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu các bệnh tật do thiếu nước sạch và kém vệ sinh gây
ra, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho mọi gia đình Đó là sự nghiệp của toàn dân, vì vậy cần xã hội hoá công tác này, huy động mọi nguồn vốn trong nước, phát huy nội lực, đồng thời thu hút vốn nước ngoài cho cấp nước sinh hoạt nông thôn
Nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ thích hợp Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn đồng thời giới thiệu các công nghệ khác nhau cho người sử dụng giúp họ có kiến thức cần thiết để quyết định lựa chọn loại công nghệ phù hợp [2]
1.1.3.2 Chiến lược nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam
Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được soạn thảo trong bối cảnh có một số chương trình, dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã được thực hiện trong nhiều năm nay và chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường được Chính phủ phê duyệt ngày 03/12/1998 thực hiện giai đoạn I từ 1999-2005 và giai đoạn II từ 2006-2010
Trang 19Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn sẽ hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản: phát triển bền vững, cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và xã hội hóa công tác Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn để chỉ đạo toàn bộ lĩnh vực cũng như các chương trình, dự án về vấn đề này
Trong giai đoạn 1999-2005 đã hình thành một chương trình hành động nhằm
hỗ trợ xây dựng năng lực, cải cách tổ chức và các thể chế, trợ giúp kỹ thuật để tạo các tiền đề quan trọng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường và các chương trình dự án khác, đồng thời xây dựng nền móng vững chắc cho việc thực hiện Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn, cụ thể là:
Cần điều chỉnh các chương trình Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn hiện có như chương trình WATSAN, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ và các dự án Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn khác sao cho phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, cách tiếp cận chung của Chiến lược Quốc gia Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường cũng cần được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của Chiến lược Quốc gia [4]
Thực hiện tốt các chương trình hiện có và các chương trình thí điểm về Cấp nước sinh hoạt, mở rộng việc thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt nhằm nâng cao tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch theo mục tiêu đã đề ra Cần kết hợp các chương trình thí điểm để giải quyết yêu cầu bức bách nhất về cấp nước cho nhân dân ở những vùng bị hạn hán và các vùng khác đang thiếu nước nghiêm trọng Đồng thời rút ra các bài học về công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hệ thống tổ chức, xây dựng các cơ chế tài chính để bổ sung và hoàn thiện Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn
1.1.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
Theo hướng dẫn đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì công trình cấp nước tập trung được đánh giá là hoạt động có hiệu quả khi tình trạng hoạt động của công trình được đánh giá là công trình cấp nước tập trung hoạt động trung bình
Trang 20Tình trạng hoạt động của các công trình cấp nước tập trung phải dựa trên các tiêu chí sau:
- Bộ máy tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình: Nếu có và đã được đào tạo hướng dẫn, được phân công cụ thể cho 2 điểm; nếu có nhưng chưa được đào tạo hướng dẫn, được phân công cụ thể cho 1 điểm; nếu không cho 0 điểm
- Hiệu suất hoạt động (hiệu suất bằng công suất hiện tại /công suất thiết kế) %: Nếu lớn hơn 70% cho 2 điểm; từ 50 - 60% cho 1 điểm; dưới 50% cho 0 điểm
- Phí sử dụng nước đủ chi quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng không: Còn dư
để tích lũy cho 2 điểm; đủ chi tiêu cho 1 điểm; không đủ cho 0 điểm
- Tỉ lệ thất thoát nước: Nếu nhỏ hơn 25% cho 2 điểm; từ 25-35% cho 1 điểm; nếu lớn hơn 35% cho 0 điểm
- Nguồn nước cấp và chất lượng nước đầu ra ổn định: Luôn luôn ổn định cho 2 điểm; không cấp nước dưới 1 tháng/ năm cho 1 điểm; không cấp nước từ 1 tháng/ năm trở lên cho 0 điểm
- Công trình không hoạt động: không cấp nước liên tục 3 tháng tính đến ngày khảo sát
* Tổng hợp: Nếu công trình được 7 điểm trở lên đánh giá là Hoạt động Bền vững; Công trình được 5 đến 6 điểm đánh giá là hoạt động bình thường; Công trình 5 điểm trở xuống đánh giá là công trình hoạt động kém hiệu quả; Công trình không hoạt động là công trình không cấp nước liên tục 3 tháng tính đến ngày khảo sát [3]
Như vậy để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác công trình cung cấp nước tập trung trên địa bàn huyện Hàm Yên cần có giải pháp nâng cao tình trạng hoạt động của công trình tối thiểu công trình được đánh giá là hoạt động trung bình
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn một số nước đang phát triển trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt của Trung Quốc
Chìa khoá thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kế hoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành của TW và địa phương Theo kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo
Trang 21nguồn tài chính là rất quan trọng Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: Từ nguồn vốn của chính phủ TW và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình
Ví như trong dự án vay vốn WB cho nước sạch và VSMT 50% vốn từ WB, 25% từ Chính phủ TQ và 25% còn lại là đóng góp của hộ gia đình (đối tượng được hưởng lợi) Chiến lược huy động vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả, trung bình mỗi năm huy động trên 10 tỷ nhân dân tệ cho VSMT nông thôn
Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp nước bằng đường ống và tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống cho phù hợp Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy là 60% Hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ qua các thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật theo từng loại hình cấp nước khác nhau, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có 4 giai đoạn vay vốn của WB cho lĩnh vực phát triển
hệ thống cấp nước tại 17 tỉnh điểm Trung bình 4-5 tỷ Nhân dân tệ/năm Giai đoạn đầu tập trung vốn cho các tỉnh có điều kiện kinh tế giàu có Sau đó người dân trả lại vốn thông qua trả tiền nước; giai đoạn 2 tập trung cho các tỉnh nghèo Trong số người thụ hưởng có khoảng 30% người nghèo sẽ hỗ trợ 100% vốn góp, 70% số còn lại trả vốn qua tiền nước sử dụng, Kinh nghiệm về quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường tại Trung Quốc, 2005) Quản lý chất lượng nước: Năm 1985 ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống áp dụng cho toàn Trung Quốc Tiêu chuẩn Quốc gia là tiêu chuẩn nước uống duy nhất cho toàn Trung Quốc Năm 1991 do ở nhiều vùng nông thôn khó đạt được tiêu chuẩn này Quốc gia do vậy Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn giám sát chất lượng nước cho vùng nông thôn Kinh nghiệm thực tế nếu chỉ ban hành các tiêu chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà cần có các cơ quan quản lý, giám sát và các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý
sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nước
Trong 10 năm qua Trung Quốc đã đạt được thành công lớn trong lĩnh vực giáo dục vệ sinh: Các cấp lãnh đạo từ trung ương cho tới các cấp nhỏ nhất và người dân đều đã hiểu được tầm quan trọng của nước sạch và VSMT
Trang 22Điều phối và phối hợp liên ngành trong lĩnh vực cấp nước nông thôn: Trung Quốc đã lập Uỷ ban phát triển chiến dịch y tế với mục tiêu đẩy truyền thông đi trước một bước Uỷ ban này có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và 2 tổ chức lớn nhất Trung Quốc là thanh niên và phụ nữ Trong đó thanh niên là lực lượng trẻ, thích tiếp cận các vấn đề mới và thường cập nhật thông tin mới Phụ nữ thường hay quan tâm đến các vấn đề của phụ nữ và gia đình đặc biệt là vấn đề vệ sinh nông thôn và nước sạch Các địa phương cũng có mô hình tổ chức và hợp tác tương tự như Trung ương, hợp tác theo cấp với 2 tổ chức quần chúng ở cấp mình quản lý (Y tế - Nông nghiệp - Thanh niên - Phụ nữ)
Nước sạch -Vệ sinh trong nhà trường: Trung Quốc không có một chương trình hay dự án riêng về lĩnh vực này Nhưng các can thiệp đầu tiên ở địa phương thuộc lĩnh vực NS -VSMT là ở trường học Các hoạt động trong trường học rất có lợi do học sinh vừa là đối tượng được truyền thông vừa là các truyền thông viên về NS-VSMT cho cộng đồng Trường học là nơi có độ tập trung đông người, nếu các điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ xảy dịch và lan nhanh do dó cần quan tâm và đầu tư các điều kiện vệ sinh cho nhà trường Năm 2004, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục phối hợp nghiên cứu để đưa ra thiết kế NS - VSMT trong trường học [10]
Bài học về kinh nghiệm quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc cho thấy, việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là thanh niên
và phụ nữ
1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt của Israel
Hiện nay, tổng trữ lượng khai thác các nguồn nước tự nhiên ở đất nước Israel khoảng 2 tỷ m3/năm, trong đó 63% là nguồn nước ngầm chủ yếu khai thác từ Địa Trung Hải; còn 33% trữ lượng nước là nguồn nước mặt lấy từ hồ Kinnerret (nằm ở phía Bắc vùng cao nguyên Goland) Ngoài ra, khoảng 4% nước được khai thác theo cách thu nước chảy bề mặt
Trang 23Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nông nghiệp ngoài việc sử dụng nguồn nước mặt ra, nhà nước Israel luôn chú trọng đến việc tăng cường tìm kiếm các nguồn nước mới, sử dụng triệt để các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt Đó là lý do mà nước này cho xây dựng hệ thống chuyển nước quốc gia như một “động mạch chính”, được dẫn từ hồ Kinnerret tới hàng ngàn trang trại, khu dân cư, thành phố, các nhà máy công nghiệp suốt từ miền Trung, đến miền Nam đất nước
Bí quyết của sự thành công: Đối với từng người dân Israel, một giọt nước cũng rất quý và tuyệt đối không được lãng phí Nhận thấy sự khan hiếm nguồn nước, nhằm thực hiện việc kiểm soát, mở rộng khai thác nguồn nước ngầm, Israel
đã xây dựng hẳn một bộ luật về đo lường mức nước tiêu thụ, Luật về kiểm soát khai thác nước ngầm và thành lập Uỷ ban nhà nước, nhằm ngăn cấm khai thác nước ngầm “lậu” làm suy thoái và ô nhiễm các mạch nước ngầm, ảnh hưởng tới việc cung cấp nước cho hệ thống
Để nâng cao chất lượng nguồn nước cung cấp, hiện nay Israel chủ yếu sử dụng phương pháp sinh học để xử lý và bảo vệ, mục đích tránh ô nhiễm do tảo, các loài sinh vật độc hại gây nên Ngoài ra, nước này còn áp dụng phương pháp nuôi các loại cá làm sạch nước như các loại cá chép bạc, chép đầu to, kết hợp sử dụng các loại cá tầng đáy như cá Talapia (rô phi), cá đồi ăn các loại thực vật và tảo tầng đáy, một số loại cá ăn cá con, điều chỉnh lượng cá trong hồ Đối với đất nước này, luật đã quy định rõ, nước thải cũng là nguồn tài sản quốc gia, mọi đối tượng phải hoàn trả lại sau khi sử dụng nước tại các trạm xử lý tập trung Hiện cả nước có trên
600 trạm xử lý nước thải, đảm bảo xử lý 100% tổng lượng nước thải sinh hoạt của toàn quốc, vào khoảng trên 380 triệu m3, trong tổng số 685 triệu m3 nước cung cấp Trong đó, lượng nước thải sử dụng lại trong nông nghiệp chiếm 24,4% tổng lượng nước cấp cho nông nghiệp Hiện nay, nhà nước Israel vẫn đang kêu gọi toàn dân phải lưu ý đến lượng nước thải và tận dụng để sử dụng rộng rãi hơn, tức là cần phải
sử dụng nước quay vòng, kết hợp với các phương pháp thu giữ nước, chọn lọc để sử dụng cho từng loại cây nông nghiệp Tưới đúng mục đích nhu cầu của cây; dùng
Trang 24nước quay vòng trong các xí nghiệp, các khu công nghiệp cũng đang được đề cao Như vậy, sẽ ngăn chặn được việc sử dụng nước lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nước cao hơn [11]
1.2.1.3 Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt của Pakistan
Các công trình cấp nước sạch nông thôn của Pakistan dựa vào cộng đồng phổ biến ở Bang Azad Jammu và Kashmir (AJK), đây là bang có dân số khoảng trên 2 triệu người Các công trình này do cộng đồng đề xuất và được xây dựng dựa trên cơ
sở tự giúp đỡ với sự hỗ trợ chi phí từ Vụ Phát triển Nông thôn của Chính quyền địa phương (LGRDD) Nhờ sự hướng dẫn của lãnh đạo địa phương và những người có hiểu biết, các cộng đồng đã lựa chọn công nghệ và mức dịch vụ, lập kế hoạch và thiết kế các hệ thống với sự hướng dẫn kỹ thuật của LGRDD và nhà tư vấn Kinh nghiệm của AJK biểu thị cả tính hiệu quả và tính bền vững, đây là mô hình có thể
áp dụng trên qui mô lớn
Thôn Bangrila ở Quận Mirpur (bang AJK) là một ví dụ về hệ thống cấp nước sinh hoạt bằng đường ống dựa vào cộng đồng Bangrila có dân số gần 5000 người, sống rải rác trên các sườn dốc của vùng có địa hình đồi núi Năm 1981, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nước uống, cộng đồng người địa phương đã quyết định xây dựng hệ thống cấp nước riêng của mình Dân làng đã thành lập một ban về nước và sau đó thông qua liên đoàn lao động và Hội đồng của huyện để tiếp cận với LGRDD Cộng đồng đã thoả thuận chia sẻ chi phí xây dựng cơ bản củ dự án và toàn
bộ chi phí vận hành và bảo dưỡng Ban cấp nước xây dựng quĩ cần thiết từ các khoản đóng góp của nhân dân Dự án được thực hiện như một dự án liên doanh của cộng đồng với Vụ của chính quyền địa phương Gần 250 hộ gia đình được sử dụng nước Số tiền đóng góp hàng tháng có thể bù đắp được chi phí điện năng, trả lương cho một người vận hành và một người đóng mở của van nước Chủ tịch của Ban về nước duy trì một sổ sách ghi chép tiền đóng góp hàng tháng của từng hộ gia đình và các chi phí nảy sinh Khi có hộ nào đó yêu cầu, họ có thể kiểm tra cuốn sổ này Sau khi xây dựng, các công trình đều làm việc tốt [11]
Trang 251.2.2 Tình hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn ở Việt Nam
Qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 đã cho thấy:
Đối với công trình cấp nước: Theo thống kê sơ bộ hiện nay có khoảng 16 loại hình công nghệ cấp nước khác nhau, trong đó có 6 mô hình cấp nước phân tán (giếng khoan, giếng đào lắp bơm tay hoặc bơm điện, bể, lu chứa nước mưa ) và 10
mô hình cấp nước tập trung (hệ cấp nước tự chảy, cấp nước bơm dẫn, cấp nước bằng bơm thuỷ luân, cấp nước bằng vải địa kỹ thuật )
Các địa phương đã lựa chọn và áp dụng các loại hình thích hợp để nâng cao
số dân được sử dụng nước ở một số vùng nông thôn rất khó khăn về nước như Lục Khu của tỉnh Cao Bằng, vùng núi đá của tỉnh Hà Giang, các vùng nhiễm mặn ở ven biển, vùng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long [2]
Về các mô hình quản lý: Đã hình thành được nhiều mô hình về tổ chức quản lý vận hành các công trình cấp nước Hiện nay, ở các tỉnh có các loại hình tổ chức quản lý sau: Tổ dịch vụ nước sạch của HTX nông nghiệp, UBND xã, HTX dịch vụ nước sạch,
Tư nhân, cộng đồng dân cư cấp thôn (Hà Giang, Bắc Cạn và tỉnh Ninh Thuận), Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh được giao quản lý và áp dụng nhiều mô hình mới trong quản lý khai thác công trình như: Trung tâm là chủ đầu tư, thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn bộ ngay từ sau khi hoàn thành công trình (Thái
Trang 26Nguyên, Tuyên Quang, Hải Dương …) Các mô hình quản lý công trình này tùy từng nơi đã và đang hoạt động có hiệu quả và đang tiệm cận dần đến mô hình bền vững [2]
Hiện nay đại bộ phận dân cư nông thôn là những người làm ăn nhỏ, sống trong các thôn xóm, làng bản tương đối tập trung, có tổ chức hành chính tương đối vững chắc
và truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là hộ gia đình bình quân có 4,5 người Nhưng mức sống còn thấp, một bộ phận đáng kể dân cư nông thôn còn nghèo, thu nhập chỉ đủ cho nhu cầu tối thiểu về ăn mặc không còn kinh phí cho các việc khác, nhận thức về cấp nước và vệ sinh môi trường còn rất hạn chế
Những hạn chế, tồn tại:
Tính bền vững của các thành quả đó đạt được về cấp nước chưa cao Số lượng và chất lượng nước cung cấp từ nhiều công trình cấp nước hiện đang bị giảm sút nên hàng năm sẽ có một số người đã được hưởng nước sạch sẽ trở thành người chưa được hưởng nước sạch Thêm vào đó là việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định, đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ Quản
lý bền vững công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn sau khi xây dựng còn yếu, các mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung mới là thử nghiệm, chưa có tổng kết, đánh giá tính phù hợp
Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực Tư nhân
Những thách thức trong thời gian tới:
Mặc dù đã có 80% dân số nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 40% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành kèm theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế, trong khi mục tiêu của Việt Nam đến 2020 là đảm bảo cho 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch với số lượng tối thiểu là
60 lít/người/ngày Như vậy, kết quả đạt được về cấp nước sạch mới chỉ là sự khởi đầu và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới
Xu hướng tất yếu trong những năm tới là phát triển mạnh các công trình cấp nước tập trung để thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ không còn phù hợp
Trang 27Tuy thế việc quản lý các công trình cấp nước tập trung như thế nào là vấn đề đến nay vẫn chưa có phương án trả lời thích hợp, vì khác với các công trình hạ tầng khác, cấp nước vừa mang tính xã hội, tính nhân văn nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo nguyên tắc “nước là một loại hàng hoá kinh tế xã hội”
Một thách thức nữa không thể không nói đến đó là tình hình thời tiết theo dự báo sẽ có diễn biến phức tạp trong những năm tới, do đó cần phải có những biện pháp dự phòng
Các mô hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn:
Qua thực tế triển khai chương trình cho thấy, hiện nay nước ta đang tồn tại các loại hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn sau:
- Đơn vị sự nhiệp công lập quản lý, khai thác công trình
- Doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình
- Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý hoặc giao khoán cho các tổ chức,
cá nhân có đủ năng lực để quản lý, khai thác công trình
Mặc dù công tác tuyên truyền đã được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện, nhưng đến nay phần lớn cư dân nông thôn còn thiếu hiểu biết về vệ sinh, nước sạch, bệnh tật và sức khoẻ; về môi trường sống xung quanh mình cần phải được cải thiện và có thể cải thiện được Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự giúp đỡ của Chính phủ, họ có thể vươn lên, khắc phục khó khăn, cải thiện môi trường sống cho mình tốt hơn
Sự tham gia của cộng đồng vào chương trình đã có nhiều tiến bộ, vai trò của người sử dụng đặc biệt là của phụ nữ tham gia vào quá trình quyết định về đầu tư và quản lý được tăng cường hơn nhiều, từ việc đề xuất nhu cầu, lựa chọn quy mô, loại hình công trình, hình thức tham gia vốn đầu tư, giới thiệu người thay mặt cộng đồng
để quản lý đầu tư và vận hành công trình [2]
Việc phân cấp thực hiện Chương trình cho cấp tỉnh và các cấp thấp hơn là một chủ trương đúng đắn, tuy thế để thực hiện tốt hơn thì phải gắn liền với công tác
Trang 28đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở Đây là một bài học rất quan trọng,
vỡ kết quả những năm qua đó cho thấy, những địa phương làm tốt công tác này đều
đó vượt các mục tiêu về cấp nước và vệ sinh
Phương châm, nguyên tắc, cách tiếp cận chung và phạm vi thực hiện
* Phương châm
Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Người sử dụng quyết định mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình chính sách, người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn
Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước [2]
* Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững
Nguyên tắc này coi trọng sự phát triển vững chắc: Làm đâu được đấy, hơn là
sự phát triển nhanh nhưng nóng vội Đồng thời phải đảm bảo phát triển trước mắt không làm tổn hại đến tương lai và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước [2]
1.2.2.1 Kinh nghiệm quản lý công trình cấp nước sinh hoạt ở tỉnh Lào Cai
Đến hết năm 2011, toàn tỉnh xây dựng được 743 công trình cấp nước hệ tự chảy tập trung, 430 hệ tự chảy nhỏ, trên 3.500 công trình cho hộ gia đình Đáng chú
ý, nhiều công trình tiềm ẩn nguy cơ hoạt động kém bền vững Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn đang “loay hoay” đi tìm mô hình quản lý hiệu quả công trình đặc thù này
Theo dự án quy hoạch thủy lợi (Quyết định 3188/QĐ-UBND) được UBND tỉnh phê duyệt, đến năm 2015 sẽ đặt mục tiêu cấp nước đủ cho sinh hoạt của 869.637 người, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tiêu chuẩn
80 lít/người/ngày Giải pháp cấp nước là xây dựng các hệ thống cấp nước tự chảy tập trung, giếng khoan, giếng đào, bể, lu, chứa nước Thu nước từ nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm và nước mưa qua công nghệ lắng, lọc xử lý nước hợp vệ sinh
Trang 29Giai đoạn 2006 - 2010, toàn tỉnh đã đầu tư làm mới 385 công trình, cải tạo nâng cấp 120 công trình hệ tự chảy tập trung Trên địa bàn tỉnh, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ với các loại hình: Công trình cấp nước tự chảy tập trung, giếng đào, giếng khoan, lu hứng nước mưa Việc quản lý, khai thác, vận hành các công trình cấp nước hầu hết đều giao cho các
tổ chức hợp tác dùng nước nằm trong một xã hoặc thôn, bản, một số ít công trình còn lại giao khoán cho tư nhân hoặc doanh nghiệp đứng ra đảm nhận Cái khó là ở chỗ, chính quyền địa phương đều muốn các tổ hợp tác tại địa phương đứng ra quản
lý hệ thống này, nhưng khi quản lý lại bộc lộ nhiều yếu kém Trong số 739 công trình giao cho cộng đồng quản lý, chỉ có khoảng 20% công trình được đánh giá hoạt động bền vững, còn lại 559 công trình (chiếm 75,2%) đang hoạt động bình thường, nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ kém tính bền vững khó thu tiền sử dụng nước được cho là nguyên nhân chính dẫn đến không có kinh phí để chi cho công tác vận hành, duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng công trình
Công trình nước sạch xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) do Trung tâm Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư là một thí dụ Sau khi đưa vào vận hành, xã đã thành lập một tổ quản lý gồm rất nhiều thành viên (gồm 11 người, mỗi thôn cử một người), nhưng thực tế tổ chức lại lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, do đó, xã đã
có phương án đưa ra đấu thầu
Trong khi đó ở xã Trịnh Tường (Bát Xát), mô hình cho doanh nghiệp đứng
ra quản lý tỏ ra khá hiệu quả, nhưng sau một thời gian do nguồn thu không đáng kể, doanh nghiệp này không còn mặn mà, hiện một số tổ chức đoàn thể của xã đang muốn "xin" công trình này để quản lý
Ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cho rằng, tìm ra mô hình quản lý không có gì khó khăn, điều quan trọng là chính quyền các địa phương có quan tâm đến quản lý công trình nước sinh hoạt hay không Mô hình quản lý như ở Trịnh Tường nếu được nhân rộng sẽ cho hiệu quả cao, nhưng thực tế không phải nơi nào cũng thực hiện được, ít nhất đó phải là những trung tâm cụm xã có từ 150 hộ trở lên để đảm bảo có nguồn thu cho
Trang 30đơn vị quản lý Trước đây, khi chưa quản lý thì người dân kêu thiếu nước, công trình thi công sai kỹ thuật, nhưng khi đưa doanh nghiệp vào quản lý thì hệ thống hoạt động ổn định, thừa nước sinh hoạt, thậm chí đã có lúc doanh nghiệp còn ưu tiên tiêu thụ nhiều thì càng giảm giá
Công trình nước sinh hoạt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn Tuy nhiên, thực tế mô hình quản lý công trình theo tổ hợp tác cũng đang được thực hiện khá hiệu quả ở một số địa phương, như Văn Sơn (Văn Bàn), Yên Sơn (Bảo Yên), nhưng cũng với mô hình như vậy ở xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) chỉ thực hiện được vài tháng là giải thể Trong hàng trăm công trình nước sinh hoạt tại các địa phương, số công trình được đánh giá hoạt động hiệu quả và bền vững đều nằm ở những nơi mà chính quyền địa phương thực sự coi trọng công tác này Tỉnh đã có quy định thu tiền sử dụng nước, nhưng hiện nay ở các địa phương hầu hết đều làm ngược, tức là tổng chi phí duy tu bảo dưỡng, chi phí trả cho người trông coi, vận hành rồi chia đều cho các hộ sử dụng và thu Từ đó dẫn đến mức giá không thống nhất, mỗi địa phương thu một kiểu, trung tâm đã yêu cầu các địa phương quy định mức giá cụ thể, nhưng thực tế chưa có nơi nào thực hiện
Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Nguyễn Quang Ngọc khẳng định, qua nhiều lần kiểm tra thực tế tại các công trình nước sinh hoạt, nếu có doanh nghiệp tham gia quản lý thì sẽ quy củ và hiệu quả đáng kể, nhưng phần lợi nhuận còn lại sau khi trả cho người vận hành và duy tu sửa chữa không đáng là bao, nên khó thuyết phục họ tham gia Ông Ngọc lấy ví dụ, nếu
ở công trình cấp nước sinh hoạt xã Phú Nhuận nêu trên được một doanh nghiệp đủ năng lực đứng ra đảm nhận thì chỉ cần sử dụng 4 lao động địa phương vận hành hệ thống là hoàn toàn đảm bảo cho công trình này hoạt động hiệu quả [8]
1.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý công trình cấp nước sinh hoạt ở tỉnh Bắc Ninh
Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh Bắc Ninh đã được triển khai mạnh mẽ, đạt những kết quả khả quan Đến nay, tỷ lệ số dân nông thôn được
sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt 96% Tuy nhiên, số người dân được sử dụng nước sinh hoạt theo quy chuẩn của Bộ Y tế mới đạt 47%
Trang 31Nỗ lực của địa phương
Tính đến hết năm 2014, khu vực nông thôn của tỉnh Bắc Ninh có 32 công trình cấp nước sạch tập trung đã đưa vào sử dụng, với công suất 29.419 m3/ngày đêm, cấp nước sạch cho gần 163 nghìn người, chiếm 21% số dân nông thôn Các dự
án cấp nước sạch nông thôn đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần giảm dần khoảng cách giữa nông thôn với đô thị, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thôn về
ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường Nhiều công trình đạt hiệu quả đầu tư cao, với gần 100% số người đã sử dụng nước sạch, điển hình là các trạm cấp nước phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn), xã Trung Kênh, xã Tân Lãng (huyện Lương Tài), xã Trí Quả (huyện Thuận Thành), thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong), xã Song Hồ (huyện Thuận Thành)
Đưa chúng tôi đi thăm Nhà máy cấp nước sạch tập trung xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh Lưu Văn Bắc cho biết, tổng kinh phí đầu tư cả hai giai đoạn của nhà máy khoảng 95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), Nhà máy cấp nước sạch tập trung xã Tam Giang bao gồm các hạng mục: Khu xử lý đầu mối, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của gần 70 nghìn người dân; nhà điều hành; nhà hóa chất; trạm bơm cấp hai; bể chứa nước sạch; khu vực trạm xử lý; công trình thu nước thô; lắp đặt hơn 10 km đường ống truyền tải trục chính; hơn 75 km đường ống mạng, ống dịch vụ và hơn 5.100 đồng hồ nước Với công suất thiết kế 14.500m3 /ngày, đêm, nhà máy góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt cho người dân các xã: Tam Giang, Đông Thọ, Yên Phụ và dự kiến đến cuối năm 2015 mở rộng quy mô cấp nước sạch cho các xã Đông Tiến, Hòa Tiến (Yên Phong), Hương Mạc, Phù Khê (thị xã Từ Sơn)
Bác Lê Hữu Ngọc, thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong cho biết, những năm trước đây, gia đình phải sử dụng nguồn nước từ giếng khoan để phục vụ
Trang 32sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên, do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, cho nên gia đình bác phải xây dựng hệ thống bể lọc khá tốn kém Sau khi Nhà máy cấp nước sạch tập trung xã Tam Giang hoàn thành, gia đình bác Ngọc là một trong những hộ đi đầu lắp đặt, sử dụng nguồn nước sạch từ Nhà máy bởi chất lượng nước bảo đảm và chi phí giảm nhiều so với dùng nước giếng khoan như trước đây Cùng gia đình bác Ngọc, đã có hơn 5.100 hộ gia đình đăng ký lắp đặt, sử dụng nước của Nhà máy cấp nước sạch tập trung xã Tam Giang Đánh giá về hiệu quả của Nhà máy cấp nước sạch tập trung xã Tam Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Phong Đặng Trần Trung chia sẻ, một trong những tiêu chí về môi trường để các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới là tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia, vì vậy hoạt động của nhà máy không chỉ giúp người dân khắc phục tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt mà còn là điều kiện, là tiền đề để các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường, tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới
Vào cuộc của doanh nghiệp
Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng, cả nước nói chung vẫn còn nhiều vấn đề vừa làm, vừa nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện Trên thực tế, nguồn vốn đầu tư hằng năm của Nhà nước cho chương trình này còn hạn chế, chưa tập trung Mặt khác, thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn mới hình thành, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế chưa thu hút được nhiều sự tham gia của các thành phần kinh tế Các địa phương có dự án cấp nước đang thi công không đủ vốn đối ứng, do vậy việc thi công công trình còn gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nước sạch chưa thật sự thu hút được các doanh nghiệp Theo đánh giá của một số doanh nghiệp đang có hướng đầu tư vào thị trường kinh doanh nước sạch của tỉnh Bắc Ninh, thị trường này tính rủi ro không cao, nhưng suất đầu tư khá lớn, hiệu suất thu hồi vốn chậm Nói theo cách ví von của các doanh nghiệp là "bỏ tiền chẵn ra nhặt tiền lẻ"
Là người tiên phong vào thị trường nước sạch, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Quang, Đinh Thị Hồng cho biết, lúc đầu, doanh nghiệp cũng
Trang 33rất băn khoăn khi đầu tư vào lĩnh vực này Tuy nhiên, mình là người Bắc Ninh, làm
gì giúp cho bà con mình được thì nên làm Chính vì suy nghĩ đó, chị đã mạnh dạn đầu tư hai nhà máy cấp nước sạch Nhà máy An Thịnh, xã An Thịnh, huyện Lương Tài, với tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng, cung cấp nước cho sáu xã, với 6.000 hộ dân (25 nghìn nhân khẩu) Hiện công ty tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch Quảng Phú, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, với tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho 10 xã của hai huyện Lương Tài và Thuận Thành
Tại thôn Vĩnh Trai, xã Trừng Xá, huyện Lương Tài, trước đây người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khơi và giếng khoan Việc phải lọc nước, thay cát sỏi thường xuyên mất khá nhiều thời gian và công sức Từ khi được sử dụng nguồn nước sạch do Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Quang cung cấp, người dân rất phấn khởi
Để hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2015, tỷ lệ người dân nông thôn được
sử dụng các nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong thời gian tới Bắc Ninh cần tích cực hơn nữa trong việc đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý nước sạch từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đồng thời chú trọng huy động các doanh nghiệp tham gia xây dựng, quản lý và khai thác, nhằm giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước đối với các công trình cung cấp nước sạch tập trung cho người dân khu vực nông thôn Mặt khác, cần có kế hoạch lồng ghép đầu tư xây dựng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói, giảm nghèo, thủy lợi
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chính là xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung Làm được như vậy, thị trường cung cấp nước sạch vùng nông thôn mới được đa dạng hóa, người dân được tiếp cận với dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng [7]
Trang 34Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc, nội dung, phương thức hoạt động của các mô hình quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2015
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Trong nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung phân tích nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước, nguồn lực con người, điều kiện kinh
tế, tự nhiên tác động đến công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng quản lý và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- Điều tra thu thập số liệu Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức liên quan đến công tác quản lý và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- Xây dựng một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác công
trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Nguồn số liệu
a) Số liệu đã công bố (thứ cấp)
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê đã công bố về tình hình nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, trong nước và trên thế giới Thu thập và sử dụng các nguồn
Trang 35thông tin qua các tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Báo cáo của UBND huyện Hàm Yên, UBND tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường -
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang; Niên gián thống kê năm
2012, 2013, 2014; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến cấp nước sinh hoạt nông thôn
b) Số liệu điều tra mới (sơ cấp)
Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu
a) Địa điểm, mẫu nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang hiện có 41 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn với 02 mô hình quản lý khai thác là Doanh nghiệp và UBND cấp xã quản lý Trong đề tài này chọn
03 công trình do Doanh nghiệp quản lý, khai thác, 05 công trình do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, khai thác (Trong đó 01 công trình do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp quản lý, 04 công trình do Ủy ban nhân dân xã giao khoán cho các tổ chức cá nhân quản lý), mỗi công trình chọn 15 hộ gia đình sử dụng nước từ công trình làm đại diện để nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Xã Bạch Xa (Khu vực thượng huyện) chọn 01 công trình nghiên cứu gồm: Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Bến Đền, do Doanh nghiệp quản lý
- Xã Minh Khương (Khu vực thượng huyện) chọn 02 công trình nghiên cứu gồm: Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Minh Thái và công trình cấp nước sinh hoạt thôn Xít Xa, do Ủy ban nhân dân xã giao khoán cho Hợp tác xã quản lý, khai thác
- Xã Bình Xa (Khu vực trung huyện) chọn 02 công trình nghiên cứu gồm: Công trình cấp nước sinh hoạt khu trung tâm xã do Doanh nghiệp quản lý, khai thác
và công trình cấp nước sinh hoạt thôn Đồng Vầu, Đồng Lường do Ủy ban nhân dân
xã giao khoán cho cộng đồng quản lý, khai thác
Trang 36- Xã Hùng Đức (Khu vực trung huyện) chọn 01 công trình nghiên cứu gồm: Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Thanh Vân, Xuân Mai, Khánh Hùng, do Doanh nghiệp quản lý, khai thác
- Xã Thái Hòa (Khu vực hạ huyện) chọn 01 công trình nghiên cứu gồm: Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Khánh An, Tân An, do Ủy ban nhân dân xã giao khoán cho Cá nhân quản lý, khai thác
- Xã Đức Ninh (Khu vực hạ huyện) chọn 01 công trình nghiên cứu gồm: Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Ao Xanh, do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp quản lý, khai thác
b) Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ phiếu điều tra tiến hành điều tra và phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên 120 đại diện hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình nghiên cứu Qua việc tiếp xúc trực tiếp với người dân thôn bản tại địa bàn thực hiện điều tra, tiến hành quan sát thực địa để thu thập thông tin
c) Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được sẽ sử dụng các chương trình trên máy tính (excel, ) để tính toán tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết
d) Phương pháp phân tích đánh giá
+ Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cấp nước và công tác tổ chức quản lý, vận hành cấp nước của các mô hình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được những nhân tố thuận lợi và cản trở sự tiếp cận các nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân cũng như các nhân tố tác động đến các mô hình quản lý nước sinh hoạt ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Trang 37thống có thường xuyên được duy tu bảo dưỡng hay không? Trên cơ sở đó phân tích được mức độ ảnh hưởng của các mô hình quản lý và mô hình cấp nước, nguyên nhân của hạn chế giữa các mô hình để từ đó lựa chọn và xây dựng mô hình quản lý phù hợp với các khu vực cụ thể trong huyện
+ Phương pháp phân tích định tính
Dựa vào nguồn số liệu phỏng vấn trực tiếp để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở địa bàn, những khó khăn trở ngại, các nhân tố hỗ trợ để hướng tới việc xây dựng mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Hàm Yên một cách bền vững
+ Phương pháp cho điểm
Tiến hành đánh giá chỉ tiêu trong việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp nước cho các hộ gia đình, tác giả tiến hành lập thang điểm từ cao đến thấp (từ
10 đến 1) để đánh giá các tiêu chí như: Chất lượng công trình, việc vận hành, duy
tu, bảo dưỡng, thái độ phục vụ của cán bộ cấp nước, giá bán nước, chất lượng nước… Kết quả đánh giá cho điểm được tổng hợp làm căn cứ để sử dụng phương pháp phân tích SWOT
+ Công cụ phân tích SWOT
Trong đề tài, phương pháp này được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức trong các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn và các hình thức cấp nước trên địa bàn từ đó kết hợp với phương pháp so sánh để lựa chọn ra mô hình, hoàn thiện mô hình quản lý cho từng hình thức cấp nước sao cho phù hợp nhất với đặc điểm cụ thể của từng địa phương trên địa bàn huyện Hàm Yên
Trang 38Chương 3 TRÌNH BÀY, ĐÁNH GIÁ, BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Hàm Yên nằm ở phía tây tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, và phía tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái)
- Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, độ cao phổ biến từ 200 - 600m và giảm dần xuống phía Nam
- Khí hậu, thủy văn: Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô hanh; Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 đến
240C, lượng mưa trung bình từ 1.500mm đến 1.800mm; Độ ẩm trung bình là 85%
Hệ thống sông suối của Hàm Yên khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng nên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Hàm Yên là một huyện miền núi nên nền kinh tế của vùng vẫn dựa chủ yếu vào phát triển nông lâm nghiệp Đồng thời từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống, tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 1.624,98 tỷ đồng, trong đó:
- Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2014 đạt 601,56 tỷ đồng,
so với năm 2013 tăng 8,3 %, chiếm 37,02 % trong cơ cấu kinh tế
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2014 đạt 471,5 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 8,3%, chiếm 29,02 % trong cơ cấu kinh tế
Trang 39- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch năm 2014 đạt 551,92 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 13,9% , chiếm 33,96 % trong cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần
tỷ trọng ngành nông nghiệp Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của vùng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm
3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 499,29 tỷ đồng, năm 2014 đạt 601,56 tỷ đồng, tăng 8,3 % so với năm 2013 Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như vùng chè, vùng mía, vùng sản xuất cam và một số cây, con đặc sản khác, góp phần tăng sản lượng hàng hóa và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất
Trong giai đoạn vừa qua, khu vực nông nghiệp và nông thôn có những chuyển biến rõ rệt Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao
- Trồng trọt
Diện tích đất trồng lúa năm 2014 là 7.009,5 ha, tổng sản lượng lúa năm 2014 đạt 41.192,2 tấn Trong đó diện tích lúa lai là 4.224,5 ha, sản lượng đạt 25.457,1 tấn chiếm 61,80 % tổng sản lượng lúa
Diện tích đất trồng ngô năm 2014 là 2.886,6 ha, năng suất bình quân là 42,2 tạ/ha, sản lượng thu được 12.194,1 tấn
Tổng diện tích chè của huyện có 1.888,3 ha Diện tích chè của huyện tập trung tại 08 xã phía Nam: (Tân Thành, Bình Xa, thị trấn Tân Yên, Thành Long, Thái Hòa, Đức Ninh, Hùng Đức) Trên địa bàn huyện có 04 cơ sở chế biến chè với
Trang 40năng lực chế biến 100 tấn chè tươi/1 ngày Toàn huyện năng suất chè đạt 80 tạ/ha sản lượng chè khoảng 14.255,8 tấn
Đến năm 2014, tổng diện tích trồng mía của huyện là 1.029,3 ha, sản lượng đạt 61.943,3 tấn, tập trung chủ yếu ở Tân Thành, Bình Xa, Thái Hòa So với Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ nhà máy chế biến đường Sơn Dương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với diện tích 1.288 ha, được quy hoạch phát triển trên 11 xã
- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi tiếp tục được duy trì, đến năm 2014, đàn trâu của huyện là 15.266 con; đàn bò 946 con; đàn lợn 80.365 con; đàn gia cầm 742,5 nghìn con
- Phát triển lâm nghiệp
Giai đoạn 2007- 2014 tỉnh đã chú trọng công tác bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới, gắn công tác trồng rừng bảo
vệ rừng với công tác định canh định cư Cơ chế quản lý cũng bắt đầu thay đổi trong lâm nghiệp theo hướng các doanh nghiệp nhà nước, các lâm trường làm dịch vụ hai đầu cho các hộ gia đình, các trang trại, cho tư nhân làm nghề rừng Vì vậy công tác giao đất, khoán rừng đã có tác động tích cực đến từng hộ gia đình, cá nhân nhận đất làm nông, lâm kết hợp trồng rừng
Trong năm 2014 huyện đã khai thác rừng trồng đạt 64.043 m3 gỗ Trong sản xuất lâm nghiệp khai thác từ rừng (khai thác gỗ, củi, tre, luồng,…) chiếm tỷ lệ lớn Dịch vụ các ngành lâm nghiệp cũng tăng dần
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện có khoảng 64.664,50 ha, chiếm trên 71,81% đất nông nghiệp, trong đó, rừng phòng hộ chiếm 10,81% diện tích đất tự nhiên, rừng đặc dụng chiếm 6,87% diện tích đất tự nhiên, rừng sản xuất chiếm 54,13% diện tích đất tự nhiên
Ngành công nghiệp chế biến lâm sản của huyện còn chậm phát triển, sản phẩm lâm nghiệp của huyện thời gian qua chủ yếu là bán nguyên liệu
b) Khu vực kinh tế công nghiệp
Các ngành công nghiệp chính hiện nay gồm: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch chỉ, đá, cát sỏi ), công