Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học,cao đẳng chính quy trong cả nước không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học đảm nhận các công việc không c
Trang 1TR ƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG NG C KT LÝ T TR NG ĐKT LÝ TỰ TRỌNG Ự TRỌNG ỌNG
CH Ủ ĐỀ: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐKT LÝ TỰ TRỌNGỀ: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN : TÌNH TR NG TH T NGHI P C A SINH VIÊN ẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ỆP CỦA SINH VIÊN Ủ ĐỀ: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
SAU KHI RA TR ƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG NG
Lớp: 13CĐ- ĐT1
Nhóm:2
Thành viên: - Nguyễn Sinh Nhật
-Trịnh Phương Nam -Nguyễn Thiên Phúc -Nguyễn Minh Tân
Trang 2-Trương Thái Quốc
I Lời mở đầu
II Nội dung
1 Một số website tham khảo
2 Nguyên nhân + Dẫn chứng
3 Hậu quả
4 Biện pháp khắc phục
III Kết luận
Trang 3 Lời mở đầu:
Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cùa quốc gia nói chung và đối với cuộc sống cùa mỗi cá nhân, gia đình nói riêng Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo
Việt nam có một cơ cấu dân số trẻ, đây là một lợi thế mạnh rất lớn để thực hiện mục tiêu” Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa” dựa trên lợi thế và tiềm năng của nguồn nhân lực Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng và cơ cấu ở Việt Nam còn nhiều bất cập Xét trên tổng thể thị trường lao động, tình trạng dư cung vẫn còn phổ biến Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề chính quy còn thấp dẫn đến chất lượng lao động không đảm bảo không đáp ứng được yêu cầu công việc Trong những năm gần đây mặc dù tình trạng học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học,cao đẳng chính quy trong cả nước không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học đảm nhận các công việc không cần bằng cấp, hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các công việc không cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ Ám ảnh trước tình hình thất nghiệp của sinh viên, nhiều sinh viên mới ra trường không khỏi e ngại, hoang mang về con đường tìm kiếm việc làm Làm cái gì? Làm ở đâu? Luôn là câu hòi thường trực của sinh viên sau khi ra trường và cũng như không ít sinh viên còn đang
ngồi trên ghế nhà trường Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này ?
Trang 4Nội Dung:
Một số website có thể tham khảo như:dantri.com.vn ,www.tuyensinhvn.com ,tuoitre.vn…
Nguyên nhân:
Thứ nhất: số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tăng vọt
cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các công
ty chứng khoán, công ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động
không đáp ứng được yêu cầu công việc Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc
phải đào tạo lại
Thứ tư:Cung vượt quá cầu: khủng hoảng kinh tế Thế Giới kéo theo khủng
hoảng tài chính do ”bong bóng” BĐS vỡ làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng suy kiệt Doanh nghiệp không đầu tư sản xuất mà làm giàu bằng giá trị ảo lâm vào khủng hoảng, phá sản Ngân Hàng tái cơ cấu, người dân thắt chặt chi tiêu, hoàng loạt việc làm bị cắt giảm ảnh hưởng lớn đến tầng lớp lao động trẻ chưa có kinh nghiệm.
Thứ năm:Chất lượng giáo dục: có một thực tế đáng buồn là chất lượng giáo dục
trong những năm gần đây thấp đến mức báo động, “giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn”… Nhà trường giảng dạy theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa quá chú trọng lý thiết, không trang bị cho sinh viên đủ các kiến thức thực sự cần thiết trong quá trình học tập.
Thứ sáu:Sinh viên thiếu năng lực, kỹ năng mềm: “có thể nói 90% sinh viên khi ra
trường đều thiếu kỹ năng mềm, bằng cấp là quan trong nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định”Anh Trần Trọng Thành, chủ tịch HĐQT công ty VINAPO nhấn mạnh điều này trong buổi trao đổi với sinh viên trong tại cuộc tọa đàm “Tự tin nghề marketing”.
Yếu ở khâu đào tạo:
Do công tác tổ chức hướng nhiệp cho học sinh còn xem nhẹ nên SV không mấy mặn mà với ngàng mình đang theo học chiếm một tỷ lệ khá lớn và điều hiển nhiên là không thể phát huy được năng lưc của mình sau khi ra trường Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng dẫn đến tỷ lệ SV mới ra trường kiếm được công việc làm thấp là do nhiều SV mới ra trường có tâm lý cần phải có kinh nghiệm làm việc nên còn nhiều hạn chế trong việc thử sức mình , gây ra tâm lý thụ động an phận với công việc Trong khi đó vẫn còn nhìu cơ hội để SV mới ra trường thoải mái lựa chọn
Đánh giá quá cao năng lực của bản thân:
Một số sinh viên không phải do bản thân không tìm được việc làm mà nguyên nhân chính do họ kỳ vọng quá cao vào công việc muốn làm ,không quan tâm đến công
Trang 5việc họ cho là xứng tầm, mù quáng theo đuổi điều thiếu thực tế, yêu cầu công việc lý tưởng như lương cao, đãi ngộ tốt,… Họ sẽ gặp nhìu khó khăn và áp lực trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay và diều tất yếu là nguy cơ thất nghiệp trước mắt
Xin việc một cách mơ hồ:
Không ít SV không hiểu vị trí công việc được giao cần làm gì Họ chỉ tìm hiểu qua Internet, sách báo,… nếu chỉ tìm hiểu qua mặt chữ thông thường rất có thể bạn sẽ bỏ qua cơ hội tốt Một lời khuyên cho ban” Hãy gọi điện đến cty bạn dự đinh nộp hồ sơ và yêu cầu được tư vấn tỉ mỉ về vị trí công việc bạn muốn tìm”
Không muốn bắt đầu với công việc vặt :
SV tốt nghiệp khi mới bước chân vào cty rất khó để có thể có được ngay một vị trí nhất định Một số Cty còn quy định tất cả nhân viên đều cần đào tạo học việc 1 năm, nhìu SV vì không tình nguyện chấp nhận đã làm mất đi 1 công việc tốt
SV ra trường yếu kỹ năng:
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến 1 số lượng lớn SV ra trường bị các doanh nghiệp chê là thiếu kỹ năng cơ bản Báo cáo :“kết quả khảo sát việc làm của SV năm 2009-2010” cho thấy lượng SV thất nghiệp, làm việc trái chuyên môn đào tạo, thiếu
ký năng xã hội về giao tiếp , ứng xử còn khá thấp Nhìu SV tốt nghiệp loại khá , điểm Số môn học nhiều nhưng khi tham gia phỏng vấn, xin việc thì tỏ ra lúng túng, thiếu cơ bản vốn sống, kỹ năng giao tiếp Nhiều trường hợp được nhân vào làm việc, nhưng một thời gian nhắn phải tìm 1 môi trường khác vì khó thích ứng Đã có doanh nghiệp từng tiết lộ,
họ phải đào tạo tới 90% SV tuyển mới theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp của họ Lý do bởi kiến thức nhà trường chỉ phục vụ chuyên môn, có khá nhiều môn học không liên quan hoặc chưa ứng dụng được vào đời sống Những môn học kiến thức cần thiết về vốn sống xã hội thì không được dạy
Bà Vũ Thu Hà, giám đốc Cty cổ phần ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời cho biết trong quá trình tuyển dụng, bà đã từng gặp không ít SV có bằng tốt nghiệp những rất yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là thiếu hản về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt
là thiếu hẳn những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc Nhiều SV còn chưa xác định được mục tiêu nghề nhiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực chính bản thân cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn hay không ( dẫn chứng)
Ngoài ra:
Cung vượt quá cầu: khủng hoảng kinh tế Thế Giới kéo theo khủng hoảng tài chính do
”bong bóng” BĐS vỡ làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng suy kiệt Doanh nghiệp không đầu tư sản xuất mà làm giàu bằng giá trị ảo lâm vào khủng hoảng, phá sản Ngân Hàng tái cơ cấu, người dân thắt chặt chi tiêu, hoàng loạt việc làm bị cắt giảm ảnh hưởng lớn đến tầng lớp lao động trẻ chưa có kinh nghiệm.
Chất lượng giáo dục: có một thực tế đáng buồn là chất lượng giáo dục trong những năm gần đây thấp đến mức báo động, “giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn”… Nhà trường giảng dạy theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa quá chú trọng lý thiết, không trang bị cho sinh viên đủ các kiến thức thực sự cần thiết trong quá trình học tập.
Sinh viên thiếu năng lực, kỹ năng mềm: “có thể nói 90% sinh viên khi ra trường đều thiếu kỹ năng mềm, bằng cấp là quan trong nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định”Anh Trần Trọng Thành, chủ tịch HĐQT công ty VINAPO nhấn mạnh điều này trong buổi trao đổi với sinh viên trong tại cuộc tọa đàm “Tự tin nghề marketing”.
Ra trường xin việc ở đâu?
Theo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân ra trường trong năm 2009-2010 trên 2948 SV tai ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Huế có khoảng 26,2% không tìm được
Trang 6việc làm Đa số cử nhân chưa có việc làm cho biết khó khăn lớn nhất khi đi xin việc làm là không biết xin ở đâu, 1 lượng sv không đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng , thâm chí 18% SV không tìm được việc làm vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào tạo về cái gì?
Những SV may mắn có được việc làm thì có tới 70,8% không thỏa mãn với công việc làm của mình và đang có ý thay đổi chỗ làm trong thời gian sắp tới Điều mà các nhà hoạt định chính sách nhân lực khá lo ngại là có tới 27% số sinh viên không tìm được việc làm cho biết
“không xin được việc vì ngành học của mình không phù hợp với thi trường Nhiều cán bộ quản lý giáo dục lâu năm cũng bày tỏ sự lo lắng khi SV theo học những ngành học xã hội và nghệ thuật ra trường ngày càng khó xin việc dẫn đến sự súp giảm đáng kể số lượng thí sinh vao ngành này khiến một số ngành học phải tuyển sinh viên cách nắm hoặc đóng cửa Không chỉ vậy 1 số ngành hiện tại đang rất cần cho chiến lược phát triển kinh tế trong các linh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, môi trường lại khó tuyển thí sinh Sư mất cân đối đáng báo động trong đào tạo nhân lực dẫn đến tình trạng trong nhiều ngành thừa nhân lực những cũng nhiều ngành nghề không tuyển được người làm.
Dẫn chứng:
Kinh tế có nhìu biến động, không ít SV tại TP HCM ra trường đang tìm việc làm hoặc làm việc trái nghành nghề de638 chờ thời Sáu năm về trước, ngành tài chính ngân hàng được giới trẻ xem là ngành “ hot”, điểm đầu vào các trường ĐH trên dưới 20 điểm và các bạn trẻ đinh đinh rằng ra trường sẽ có việc làm ổn định, thì nay lại vất vả, trầy trật xin việc.
Không chỉ có Sv ngành KT thất nghiệp mà nhìu SV ở các lĩnh vực khác cũng cùng chung
số phận Theo khảo sát của bộ lao động- thương binh và Xh trong 3 năm 2009-2012 cả nước có gần 400 nghìn SV tốt nghiệp trình độ CĐ và 500 nghìn SV tốt nghiệp trình độ ĐH các hệ đào tạo, trong đó đào tạo chính quy chiếm khoảng 65% Tính đến tháng 10/2012 trong số 985 nghìn người thất nghiệp, có 55,4 nghìn người trình độ CĐ ( chiếm 5.6%) và 11,1 nghìn người trình độ ĐH trở lên ( chiếm 11,3 %).
Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào cho vui.
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Trang 7Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao !
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo
Chưa kịp mừng vui vì dứt được gánh nặng học hành, bước vào vòng xoay cơm áo gạo tiền, nhiều cựu sinh viên lại phải đối mặt với nỗi lo mới : thất nghiệp…”
Những năm gần đây các trường ĐH, CĐ trong cả nước mọc lên như nấm Do không có một cơ quan nhà nước nào quy định việc tuyển sinh, nên tình trạng tuyển sinh ồ ạt - vô tội vạ diễn
ra ở hầu hết các trường Số lượng sinh viên tăng một cách chóng mặt, dẫn đến một loạt các vấn đề bất cập như: cơ sở vật chất, số lượng giảng viên không đủ đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, chất lượng giáo dục càng thấp… Kéo theo một hệ lụy đáng buồn là tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ngày càng đông.
“Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo.
Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%.”
Thực Trạng:
Tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay Theo thống kê, trong 3 năm, từ năm 2009 đến 2012, có gần 400 nghìn sinh viên CĐ và khoảng 500 nghìn sinh viên ĐH tốt nghiệp các hệ đào tạo, trong đó đào tạo chính quy chiếm khoảng 65% Tính đến cuối năm 2012, trong tổng số 984 nghìn người thất nghiệp có 55,4 nghìn người trình độ CĐ (5,6%) và 111,1 nghìn người có trình
độ ĐH trở lên (11,3%) Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, nguyên nhân quan trọng là các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên, họ lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động…
Để giải quyết một phần lỗ hổng về thông tin giữa các bên, từ năm 2009, Bộ
GD-ĐT đã yêu cầu các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp và đưa thông tin này lên website của nhà trường trong nội dung "3 công khai" (công khai cam kết chất lượng đào tạo, nguồn lực phục vụ đào tạo, thu chi tài chính) Một số trường
đã thực hiện quy định này, cho kết quả ở các mức độ khác nhau Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, có khoảng 25% sinh viên của trường có việc ngay sau khi tốt nghiệp, con số này sau 6 tháng tăng thành 80% Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra con số chung chung là trên 90% sinh viên có việc làm sau khi ra trường Trường
Trang 8ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đưa ra tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp lên tới 94,4% Trong số sinh viên có việc làm, tỷ lệ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là 85,2%, số sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi tốt nghiệp chiếm 14,2%
Tuy nhiên, bên cạnh những con số chi tiết, thông tin nhiều khi chỉ mang tính hình thức, kiểu như "phần lớn sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp" Trong khi đó, tại nhiều nền giáo dục ĐH, đây là tiêu chí quan trọng Ở nhiều nước, bảng xếp hạng ĐH lấy căn cứ từ tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm với các thông tin về công việc, mức lương, công ty Số liệu được cập nhật định kỳ sau mỗi niên học hoặc hằng năm
Kết quả đạt được là quan trọng, song chưa vững chắc và chưa đạt được yêu cầu như mong muốn Vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có việc làm mà trong đó có nguyên nhân là do các em chưa đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra, nhất là về ngoại ngữ, tin học; mặt khác khả năng tự tạo việc làm, sự năng động, thích ứng của sinh viên với yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng còn hạn chế, tất nhiên không loại trừ yếu tố khách quan
do nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều
Hậu quả:
Thực tế không ít sinh viên phải chấp nhận làm các công việc không liên quan gì đến ngành mình học, một số khác lại chấp nhận làm các công viêc phổ thông vì không xin được việc làm Theo chân Bích Vân(*) trong một buổi “chạy chợ” cho một nhãn hàng
mì gói, chúng tôi mới cảm nhận hết sự nhọc nhằn hằn trên khuôn mặt đen sạm vì nắng của cô Nước mắt chực trào, Vân tâm sự “ hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu thôi anh Em tốt nghiệp loại giỏi trường CĐ Du Lịch SG, chạy vạy xin việc khắp nơi nhưng tất cả đều từ chối, xin vào làm quản lý cho nhà hàng thì họ nhận vào làm bồi bàn, công sức bao năm học…sao mà làm được hả anh? ” tạm biệt Vân ra về chúng tôi cứ ám ảnh mãi câu hỏi của em…
Tương tự là trường hợp của Dũng(*) : tốt nghiệp ngành xây dựng của một trường đại học có tiếng nhưng Dũng phải ngậm ngùi “thực tập không lương” lấy kinh nghiệm vì BĐS đóng băng, công ty nợ ngập đầu không còn khả năng trả lương cho nhân viên Dũng đang tính chuyện nghỉ việc vì không cầm cự được bao lâu nữa
Bi đát hơn là Hiền(*) cô sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Trung, những tưởng sau khi tốt nghiệp ĐH Ngân Hàng sẽ tìm được một công việc như ý nhưng mãi vẫn chưa xin được việc, hơn năm nay Hiền học thêm nghề làm tóc để trang trải cuộc sống qua ngày và phần nào phụ giúp gia đình… “em còn khoản nợ vay ngân hàng trong 4 năm ĐH không biết khi nào mới trả xong” Hiền bộc bạch
Bi n pháp ện pháp :
Trước hết, cần quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng mà đầu
tiên là ở chất lượng đầu vào Giáo dục đại học cần hướng tới năng lực và kĩ năng mà sinh viên thu nạp được sau bốn năm học Cần phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn
nhân lực và nhu cầu của xã hội Phải xác định rõ các doanh nghiêp, nhà tuyển dụng cần
gì, để hướng tới mục tiêu đào tạo Việc đào tạo đại học, cao đẳng cần mang tính ứng
dụng thực tế, tránh tình trạng sinh viên sau khi ra trường vẫn chỉ có một lượng kiến thức
lý thuyết mà chưa biết áp dụng như thế nào? Để làm được điều đó, theo tôi, nên tạo điều
kiện cho sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tiễn của các doanh nghiệp,
Trang 9tổ chức nhiều hơn Phải có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường nên dựa vào nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp để đề ra chỉ tiêu tuyển sinh
Thứ hai, đối với người lao động, trước tiên phải có định hướng việc làm tương lai
ngay trong thời gian học tập, để tìm cách tiệm cận với thực tế công việc đó, trau dồi cho bản thân những kĩ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu Một trong những giải pháp đó là vấn
đề làm thêm, thực tập, sinh viên làm quen dần với công việc tương lai, để biết bản thân thiếu, yếu những khía cạnh nào để tự khắc phục
Thứ ba, cần có sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và các cơ quan có thẩm
quyền về vấn đề việc làm- một vấn đề nổi cộm hiện nay
Cân đối lại nguồn nhân lực:
Tình hình kinh tế đất nước trong năm qua gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vấn
đề tìm kiếm việc làm của sinh viên Hiện nay, cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm với con số không hề nhỏ
Bên cạnh đó, với đặc thù của khối ngành Kiến trúc quy hoạch đô thị, các đơn vị tuyển dụng thường yêu cầu sinh viên có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm Trong khi đối tượng sinh viên mới ra trường chưa thể có kinh nghiệm ngay Điều này dẫn đến việc ứ đọng nguồn nhân lực mới Nhiều bạn nản chí, thậm chí mất niềm tin đối với ngành nghề được đào tạo
Vì vậy, tôi mong muốn Hội Sinh viên có những đề xuất cân đối lại nguồn nhân lực của đất nước, thu hẹp lại những ngành đào tạo ồ ạt và mở rộng thêm những khối ngành đất nước đang cần từ đó đáp ứng được nhu cầu việc làm của sinh viên sau khi ra trường, hạn chế tình trạng nhân lực dư thừa, chảy máu chất xám
Sinh viên làm trái ngành phổ biến:
Hội Sinh viên trường CĐ Sư phạm Yên Bái trong thời qua đã có nhiều việc làm thiết thực trong việc định hướng việc làm cho sinh viên Nhiều hoạt động ngoại khóa, hội thi nghiệp vụ sư phạm, giao lưu văn hóa-văn nghệ với các trường trên địa bàn được tổ chức thường niên Tuy nhiên, các chương trình mới chỉ dừng lại ở việc tạo phong trào tạm thời mà chưa có ảnh hưởng, tác động lâu dài
Chương trình đào tạo cho sinh viên khối Tiểu học khá nặng Sinh viên học cả ngày, kín hết tuần, nên không có nhiều thời gian để giao lưu, trao đổi với đoàn nhóm Các bạn thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm… Trong khi khối ngành sư phạm, đặc biệt là sư phạm Tiểu học chỉ tiêu hàng năm tại địa phương rất ít, thậm chí không có Nên tình trạng sinh viên làm việc trái với ngành đào tạo trở nên phổ biến, thậm chí nhiều bạn ra trường không xin được việc làm trong thời gian dài
Qua Đại hội lần này, tôi đề xuất Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cần hỗ trợ sâu hơn, sát hơn tới các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tỉnh Yên Bái giúp sinh viên có định hướng tốt, sau này có cơ hội phát triển, tương lai sáng hơn Các đợt sát hạch, tuyển chọn giáo viên được tổ chức khách quan, đúng với năng lực giáo viên từ đó chọn được những người tài giỏi thực sự, đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển hơn
Trang 10 Cơ sở Hội cần quan tâm hơn nữa tới sinh viên:
Sinh viên chuyên ngành Tin học có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn so với các bạn sinh viên chuyên ngành Sư phạm Sinh viên Tin học có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, hoặc các công ty về công nghệ thông tin Nếu muốn đi theo con đường giảng dạy, trong khi với năng lực của bản thân thì những sinh viên như chúng tôi
sẽ phải lên vùng sâu, vùng xa thì mới tìm được việc Vì chỉ tiêu giáo viên hàng năm tại địa phương rất ít
Nhiều bạn sinh viên lựa chọn ngành học theo mong muốn của bố mẹ hoặc đi theo bạn bè chứ chưa hề xác định đúng đắn sở thích, năng lực của mình Điều này dẫn đến các bạn sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc không tìm thấy nghề phù hợp với ngành được đào tạo
Tôi mong muốn Hội Sinh viên, nhà trường quan tâm hơn nữa tới đời sống, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên Hoạt động tại cơ sở Hội ngày càng đến gần hơn với sinh viên,
là người bạn thân thiết, tin cậy của sinh viên; định hướng sâu rộng hơn về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
Giải thích về sự thiếu hụt thông tin, lãnh đạo các trường đều cho rằng việc tổ chức thu thập thông tin rất khó thực hiện Phần lớn các trường yêu cầu sinh viên để lại địa chỉ,
số điện thoại, địa chỉ email khi nhận bằng tốt nghiệp để duy trì liên lạc Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai bên vẫn rất lỏng lẻo Đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, cho tới nay, việc này được giao về cho từng khoa Các khoa có trách nhiệm thống kê thông tin về sinh viên sau khi ra trường và nhà trường vẫn nhận được báo cáo hằng năm
từ các khoa Vị này cũng thừa nhận, rất khó tránh tình trạng nhiều khoa chỉ "làm cho có"
vì nói chung quan hệ giữa nhà trường với sinh viên phần lớn phụ thuộc vào một vài sinh viên hạt nhân - chủ yếu là cán bộ lớp trước đây Chưa kể là với sinh viên mới ra trường, địa chỉ và số điện thoại thường không ổn định, thông tin thu thập được thường có độ tin cậy không cao
Một trong số ít các trường đã thực hiện khá kỹ công tác nói trên là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Giám đốc Trung tâm Khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục của trường, ông Nguyễn Công Khanh cho biết, nhà trường thực hiện khảo sát từ năm 2008, bao gồm thống kê, nghiên cứu tình hình việc làm với các thông tin về chỗ làm, mức lương, thời gian tìm việc sau khi ra trường Việc khảo sát được tiến hành hai đợt, trước khi sinh viên tốt nghiệp một tháng và sau đó một hoặc hai năm Năm 2012, trường phát ra 1.692 mẫu nghiên cứu và có 14,9% số được hỏi đã không trả lời Nhìn chung, kết quả sau vài năm cho thấy, mỗi năm trường có từ 1.500 đến 2.000 sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 35% sinh viên phản hồi thông tin
Những yếu tố nói trên dẫn đến thực tế là số liệu khảo sát của các trường thường khả quan hơn rất nhiều so với tình hình thực tiễn hoặc so với số liệu thống kê tình trạng việc làm
do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành Điều này là do thống kê từ các trường khó bao quát được toàn bộ số sinh viên tốt nghiệp, trong khi đó, số sinh viên chưa tìm được việc tham gia khảo sát thấp hơn nhiều so với số sinh viên đã có việc Bên cạnh đó, dường như việc thống kê số sinh viên có việc làm đồng nghĩa với việc chỉ ra số sinh viên thất nghiệp, nên phần lớn các trường tỏ ra ngại đi vào cụ thể Hơn nữa, thống kê là việc không đơn giản, đòi hòi nguồn nhân lực và tài chính nhất định Theo ông Nguyễn Công Khanh,