Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tiểu học. Tài liệu rất hữu ích cho các bạn tham khảo làm khóa luận tốt nghiệp. Đề tài tiếp cận thông tư 30TT BGDĐT2014 nên bắt kịp được sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh tiểu học. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô ở trường tiểu học muốn tìm hiểu và thay đổi cách dạy để đạt kết quả cao trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ DIỆN
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT- BGDĐT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2016
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ DIỆN
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT- BGDĐT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Ngọc Bích
Thái Nguyên, năm 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Trần Ngọc Bích đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa
-đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình làm đề tài này, cùng các thầy cô trường Tiểu học Nha Trang đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng4 năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Thị Diện
i
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1 Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá 4
1.2 Nội dung và yêu cầu kiến thức môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 13
1.3 Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh lớp 4 15
1.4 Tìm hiểu thực trạng kiểm tra đánh giá môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 theo thông tư 30 ở các trường tiểu học 17
Kết luận chương 1 23
Chương 2 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT– BGDĐT 21
2.1 Nguyên tắc để xây dựng bộ công cụ 21
2.2 Xây dựng bộ công cụ kiểm tra – đánh giá kiến thức môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 theo thông tư 30/2014/TT – BGDĐT 22
2.3 Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ kiểm tra – đánh giá kiến thức môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 78
Kết luận chương 2 82
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80
3.1 Mục đích thực nghiệm 80
3.2 Thời gian thực nghiệm 80
3.3 Tổ chức thực nghiệm 80
3.4 Nội dung thực nghiệm 80
Trang 53.5 Tổ chức thực nghiệm 81
3.6 Kết quả thực nghiệm 82
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
iii
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh sách bài dạy môn Toán 81
Bảng 3.2 Danh sách bài dạy môn Tiếng Việt 81
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm môn Toán 82
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm môn Tiếng Việt 82
Biểu đồ 3.1 Kết quả kiểm tra môn Toán sau thực nghiệm 83
Biểu đồ 3.2 Kết quả kiểm tra môn Tiếng Việt sau thực nghiệm 83
Trang 7Tập đọcTrắc nghiệm khách quanTrắc nghiệm tự luậnKiểm tra – đánh giá
v
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ là bậc tiểu học Các
em sẽ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốtlõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới Những phẩm chất đó là: Trítuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, những tri thức thu nhận được từ các mônhọc nói chung và môn Toán – môn Tiếng Việt nói riêng là những cơ sở ban đầu,những đường nét ban đầu hình thành tư duy, nhân cách cho các em Vì vậy việc dạycác em như thế nào để có hiệu quả giáo dục cao Những tri thức mà các em thu nhậnđược sẽ gắn chặt trong kí ức, tâm trí và một số kiến thức sẽ được hiện thực hoátrong cuộc sống thơ ngây và cả cuộc đời của học sinh
Trong quá trình dạy học, ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học và cáchhọc thì việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học là một quá trình phức tạp và côngphu Vì vậy, để việc đánh giá học sinh đạt kết quả tốt thì quy trình đánh giá gồmnhiều công đoạn Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình đo lường mức độ đạt đượccủa học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô tả một cáchđịnh tính và định lượng: Tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắccủa kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn dạt bằng lời nói, bằng vănviết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinh và cả thái độ của học sinh trên
cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độhoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến,mong muốn đạt được của môn học Việc kiểm tra – đánh giá có hệ thống và thườngxuyên cung cấp kịp thời những thông tin giúp người học tự điều chỉnh hoạt độnghọc Việc kiểm tra – đánh giá giúp cho học sinh kịp thời nhận thấy mức độ đạt đượcnhững kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung trước khibước vào phần mới của chương trình học tập, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu
cụ thể đối với từng phần của chương trình Ngoài ra, thông qua kiểm tra – đánh giáhọc sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, chính xáchóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức Vì vậy việc kiểm tra – đánh giá gópphần phát triển trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyếtnhững tình huống thực tế
Trang 9Việc kiểm tra – đánh giá được tổ chức nghiêm túc, công bằng sẽ giúp họcsinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả caohơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụctính chủ quan tự mãn.
Việc kiểm tra – đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tingiúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy
Kiểm tra – đánh giá kết hợp với việc theo dõi thường xuyên tạo điều kiện chogiáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ mỗi họcsinh trong lớp mình dạy để có thể có biện pháp phụ đạo bồi dưỡng riêng thích hợp,qua đó nâng cao chất lượng học tập chung của cả lớp
Kiểm tra – đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những cảitiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình theo đuổi
Đánh giá kết quả học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận đượcnhững thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy học
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh
giá học sinh lớp 4 theo thông tư 30/2014/TT– BGDĐT” nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy học
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 4 theo thông tư30/2014/TT– BGDĐT để kiểm tra, đánh giá tiến trình học tập và kết quả cuả họcsinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về kiểm tra – đánh giá
- Nghiên cứu bộ công cụ kiểm tra – đánh giá HS tiểu học
- Nghiên cứu nội dung, chương trình môn Toán và Tiếng Việt ở tiểu học nóichung, môn Toán và môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng nhằm xây dựng hệ thống câuhỏi và bài tập theo 3 mức độ của thông tư 30/2014/TT– BGDĐT
4 Đối tượng và khách thểnghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình kiểm tra – đánh giá môn Toán và TiếngViệt lớp 4
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình kiểm tra – đánh giá môn Toán và Tiếng Việtcấp tiểu học
5 Giả thuyết khoa học
vii
Trang 10Nếu xây dựng thành công bộ công cụ kiểm tra – đánh giá kiến thức mônToán và Tiếng Việt lớp 4 theo thông tư 30/2014/TT– BGDĐT thì sẽ góp phần đánhgiá học sinh khách quan hơn qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán vàTiếng Việt ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng.
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ kiểm tra – đánh giá kiến thức môn Toán
và Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo thông tư 30/2014/TT– BGDĐT
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liênquan đến lí luận về kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp phân loại các câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạpphù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến, hướng dẫn cách thực hiện
đề tài, kiểm nghiệm đề tài
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm đề tài theo từng mụcđích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy học ở trường tiểu học
8 Cấu trúc và bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chung, nội dung của đề tài gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng bộ công cụ kiểm tra - đánh giá kiến thức môn Toán và
Tiếng Việt lớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 11Theo GS.TS Nguyễn Bá Kim thì: “Đánh giá là quá trình hình thành những
nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”[6, tr 321].
Định nghĩa tổng quát đó có thể áp dụng vào giáo dục với nhiều cấp độ khácnhau Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc dân, đánh giá một đơn vị giáo dục,đánh giá giáo viên và đánh giá học sinh
Nếu xét về đánh giá, sử dụng trong hệ thống giáo dục thì nhiều tác giả như:
Tylor, Alkin, Stake, đã đưa ra định nghĩa sau: “Đánh giá trong bối cảnh giáo dục
có thể định nghĩa như một quá trình được tiến hành như một hệ thống, để xác định mức độ đạt được của học sinh về mục tiêu đào tạo Nó có thể bao gồm những sự miêu tả (liệt kê) về mặt định tính hay định lượng những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt được về hành vi đó”.
Dưới góc độ lý luận dạy học, đánh giá trong nhà trường được F Vaillet –
Pháp (1981) định nghĩa như sau: “Đánh giá là biểu thị thái độ, đòi hỏi một sự phù
hợp theo một chuẩn mực nhất định Nhờ đó mà người đánh giá (thày giáo, cô giáo, nhà sư phạm) cho một thông tin tổng hợp đôi khi là một con số đối với người được đánh giá (HS)” Với quan niệm này thì F Vaillet muốn nhấn mạnh đến thái độ của
người đánh giá Thái độ đó phải phù hợp với một chuẩn mực nhất định, tất nhiênchuẩn này là khách quan nên thái độ của người đánh giá cũng phải khách quan, song
nó vẫn phụ thuộc vào nội dung thực tế nhận thức của học sinh thể hiện qua bài làmcủa mình.[3, tr.7]
Việc đánh giá tri thức học sinh có thể mang tính chủ quan của người đánh giáthể hiện một cách khách quan, chân thực đối với sự vật, hiện tượng được đánh giánhư nó vốn có
ix
Trang 121.1.1.2 Mục đích của đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm các mục đích sau:
- Đối với học sinh: Về mặt tri thức và kỹ năng, việc đánh giá kết quả học tậpcho họ những thông tin phản hồi về quá trình học tập của bản thân, để họ điều chỉnhquá trình học tập Nếu việc đánh giá được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp học sinh nângcao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả học tậpcao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của bản thân, nâng cao ý thức tự giác, khắcphục tính chủ quan, tự mãn và đặc biệt là phát triển năng lực tự đánh giá, một nănglực cần thiết đối với quá trình học tập của học sinh không chỉ là khi ngồi trên ghếnhà trường mà còn cần thiết cho học tập suốt cuộc đời của một con người
- Đối với giáo viên: Việc đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho giáo viên nhữngthông tin cần thiết về:
1) Trình độ và kết quả học tập của lớp cũng như của từng học sinh đối vớinhững mục đích học tập về các phương diện: nhận thức, kỹ năng và thái độ
2) Phát hiện kịp thời những sai lầm điển hình của học sinh và nguyên nhâncủa những sai lầm, để từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh
3) Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận thức ra những điểm mạnh,điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu khôngngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
- Đối với cán bộ quản lý: Việc đánh giá học sinh sẽ cung cấp những thông tin
cơ bản về thực trạng dạy – học trong cơ sở đào tạo, trường học giúp các nhà quản lýnắm bắt được những sai lệch, để từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù hợp nhằmthực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra
1.1.1.3 Định nghĩa về kiểm tra
Theo tác giả Phạm Hữu Tòng: “Kiểm tra là sự theo dõi, tác động của người kiểm
tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá”.[11].
Cũng nói về kiểm tra thì GS Nguyễn Bá Kim cho rằng:
“Kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học, trước hết là về tri thức và kỹ năng của từng học sinh nhưng cũng lưu ý cả mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của họ cùng với sự diễn biến của quá trình dạy học”.[7, tr.321].
Việc kiểm tra luôn luôn có mục đích kép: Mục đích đối với thầy và mục đíchđối với trò, giúp thầy và trò điều chỉnh hoạt động dạy và học Kiểm tra với tư cách
là phương tiện và hình thức của đánh giá
Trang 13Trong dạy học có 3 loại kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ
1.1.1.4 Chức năng của kiểm tra – đánh giá
Các nhà giáo dục như: J.M Dekele, Phạm Hữu Tòng, Trần Bá Hoành,… đãnghiên cứu và đưa ra những chức năng của KT – ĐG, trong cách diễn đạt tuy có khácnhau nhưng các tác giả đều cho thấy KT – ĐG giá có 3 chức năng cơ bản sau đây:
- Chức năng sư phạm: KT – ĐG thể hiện ở tác dụng có ích cho bản thân họcsinh được kiểm tra cũng như chất lượng dạy của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục Qua đó làm sáng tỏ thực trạng, định hướng và điều chỉnh dạy - học
- Chức năng xã hội: Công khai kết quả học tập của mỗi học sinh trong tập thểlớp, trường, thông báo kết quả học tập, giảng dạy trước phụ huynh, trước các cấpquản lý giáo dục
- Chức năng khoa học: Nhận định chính xác về một mặt nào đó trong thựctrạng dạy – học, về tính hiệu quả của việc thực hiện một sáng kiến hay một cải tiếntrong hoạt động dạy – học
Tùy theo mục đích đánh giá mà một vài chức năng nào đó sẽ đươc đưa lênhàng đầu
1.1.1.5 Những yêu cầu sư phạm trong việc kiểm tra – đánh giá tiến trình và kết quả học tập của học sinh.
Việc KT – ĐG tiến trình và kết quả học tập của học sinh phải chú ý tuân theomột số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Đảm bảo tính khách quan:
+ Phải đảm bảo sự vô tư của người KT – ĐG, tránh tình cảm cá nhân, thiênvị Phải đảm bảo tính trung thực của người được KT – ĐG, chống quay cóp, gianlận trong khi được KT – ĐG
+ Việc KT – ĐG phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránhnhững nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ
xi
Trang 14- KT – ĐG phải toàn diện:
Theo quan điểm của GS Trần Bá Hoành thì: “Một bài kiểm tra, một đợt
đánh giá có thể nhằm vào một mục đích trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra – đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt số lượng
mà quan trọng là mặt chất lượng, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng, thái
- KT – ĐG phải công khai:
Việc KT – ĐG phải tiến hành công khai, kết quả phải được công bố kịp thời
để mỗi học sinh có thể tự đánh giá, xếp hạng trong tập thể
1.1.2.Trắc nghiệm trong kiểm tra – đánh giá
Trong quá trình KT – ĐG kết quả, chất lượng học tập của học sinh, phươngpháp đánh giá thường sử dụng hệ thống câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viếtchính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước (gọi là trắcnghiệm tự luận) hoặc KT – ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏitrắc nghiệm khách quan gọi là khách quan vì cách cho điểm hoàn toàn khách quankhông phụ thuộc vào người chấm
1.1.2.1 Trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm tự luận là nhóm các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở (loạicâu hỏi này không chỉ có một câu trả lời hay một kiểu trả lời mà có thể có nhiềucách, nhiều hướng trình bày lời giải) Học sinh phải tự trình bày ý kiến trong mộtbài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra
Trắc nghiệm tự luận cho phép học sinh một sự tự do tương đối nào đó để trả lờimỗi câu hỏi trong bài kiểm tra Để trả lời câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức,phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng
Bài trắc nghiệm tự luận trong một chừng mực nào đó được nhận xét một cách chủquan và nhận xét cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất Một bài tựluận thường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời
Trang 15*Lưu ý trước khi soạn câu hỏi trắc nghiệm tự luận
Trước khi viết câu hỏi TNTL giáo viên phải xác định trước mục tiêu cầnđánh giá nghĩa là xác định các khả năng hay mức trí lực cần đánh giá Nên dùng câuhỏi TNTL để kiểm tra khả năng vận dụng những điều đã học để tìm ra những kiếnthức mới chưa đựợc học ở lớp hay đánh giá khả năng so sánh các vấn đề với nhaucủa học sinh
Nên báo cho học sinh biết trước loại câu hỏi nào sẽ được dùng để kiểm tra.Nên định trước các mục tiêu và nội dung nào định kiểm tra Học sinh cũngcần biết trước bài kiểm tra gồm những loại câu hỏi gì, nội dung nào để học bài, ônbài, soạn bài một cách thích ứng
Nên soạn câu hỏi để đánh giá học sinh ở các mức trí lực khác nhau Với tựluận nên nhắm đến việc KT – ĐG những mục tiêu quan trọng ở mức trí lực cao,không nên hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ
Không nên nhầm lẫn bài KT – ĐG khả năng viết văn với bài KT – ĐG cáckhả năng khác trong bộ môn khoa học
Các học sinh trong cùng một lớp, một nhóm thì nên cho làm các câu hỏigiống nhau để khi cần so sánh các khả năng tiếp thu kiến thức, tư duy của các họcsinh đó thuận lợi hơn
Các câu hỏi tự luận phải rõ ràng và phải có các giới hạn của các điểm cầntrình bày trong câu trả lời
Sau khi hoàn thành các câu hỏi người soạn cần xem xét một lần nữa từng câuhỏi một, xem có đáng đưa vào bài kiểm tra không
Nên tăng số câu hỏi trong một bài kiểm tra vì số câu hỏi càng nhiều thì độ tincậy của bài kiểm tra càng tăng
Phải dự tính đủ thời gian cho học sinh trả lời tất cả các câu hỏi trong bài kiểmtra vì học sinh phải viết câu trả lời với tốc độ không nhanh sau khi suy nghĩ để tìmcâu trả lời cho câu hỏi
Các chỉ dẫn cách làm bài phải rõ ràng, đơn giản và cần nhắc học sinh đọc kĩ
đề trước khi làm bài
* Ưu khuyết điểm của câu hỏi trắc nghiệm tự luận dùng trong kiểm tra – đánh giá
- Ưu điểm
Câu hỏi trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn
tả bằng ngôn ngữ của chính mình vì vậy nó có thể đo được nhiều trình độ kiến thức,
xiii
Trang 16đặc biệt là ở trình độ phân tích, tổng hợp, so sánh Nó không những kiểm tra đượckiến thức của học sinh mà còn kiểm tra được kĩ năng, giải bài tập định tính cũngnhư định lượng.
Có thể KT – ĐG các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ýniệm, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng
Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, khái quát hóa,phân tích, tổng hợp phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo
Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi trắc nghiệmkhách quan
do đó phương pháp này có độ giá trị thấp
Vì số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chươngtrình, làm cho học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ
1.1.2.2 Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là nhóm các các câu hỏi trong đó mỗi câu nêu ramột vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi học sinh phải viết câu trả lờirất ngắn gọn hoặc lựa chọn 1 câu trả lời, thậm chí chỉ cần điền thêm một vài từ
Đối với TNKQ đây là phương pháp KT – ĐG kết quả học tập của học sinhbằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gọi là khách quan vì cách cho điểmhoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia làm 4 loại chính :
- Câu trắc nghiệm đúng – sai
- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn
- Trắc nghiệm ghép đôi
- Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
a) Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai
Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lờibằng cách lựa chọn một trong 2 phương án đúng hoặc sai
Trang 17Ưu điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai: Nó là loại câu hỏi đơn giản dùng
để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễdàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm
Nhược điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai: Học sinh có thể đoán mò vì vậy có
độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu Học sinh giỏi cóthể không thỏa mãn khi buộc phải chọn đúng hay sai khi câu hỏi viết chưa kĩ càng
b) Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiềulựa chọn Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất Loại này có một câu phát biểu cănbản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có mộtcâu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất còn lại đều là sai, những câu trả lời sai là câumồi hay câu nhiễu
* Ưu điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn :
- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để KT – ĐG những mục tiêu dạy họckhác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
+ Định nghĩa các khái niệm
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với cácloại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án chọn lựa tăng lên
- Tính giá trị tốt hơn: Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn,người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổngquát hóa rất hữu hiệu
- Thật sự khách quan khi chấm bài : Điểm số của bài trắc nghiệm khách quankhông phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ ngườichấm bài
* Nhược điểm cuả loại câu hỏi nhiều lựa chọn :
xv
Trang 18- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câucòn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý Ngoài ra phải soạn câu hỏi thế nào đó
để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu
- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lờihay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn
- Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh
vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loạicâu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ
- Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏikhác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi
* Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vậndụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn Vì vậy, khi viếtcâu hỏi loại này cần lưu ý:
+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt
rõ ràng một vấn đề Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phảiđược nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn đểhọc sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì
+ Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúcsong song nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn
+ Nên có từ 4 đến 5 phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi Nếu sốphương án trả lời ít hơn thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên Nhưng nếu cóquá nhiều phương án để chọn thì thầy giáo khó soạn và học sinh thì mất nhiều thờigian để đọc câu hỏi, các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn nhưnhau để nhử học sinh kém chọn
+ Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lạithật sự nhiễu
+ Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nênviết một nội dung kiến thức nào đó
+ Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếptheo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau
c) Trắc nghiệm ghép đôi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm cách ghépcác câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp
Trang 19* Ưu điểm: Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi
học sinh trung học cơ sở hơn Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năngkhác nhau Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thứchay lập các mối tương quan
* Nhược điểm: Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc
thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức Muốn soạn loại câu hỏinày để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dàithì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi
d) Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng có câu trả lời tự do Học sinhviết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn
* Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát
huy óc sáng kiến Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm racâu trả lời Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh hơn tự luận tự luận song rắc rối hơnnhững loại câu trắc nghiệm khách quan khác Loại này cũng dễ soạn hơn loại câuhỏi nhiều lựa chọn
* Nhược điểm: Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích
nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa
Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụnvặt Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiềulựa chọn
1.2.3 Câu hỏi phối hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn với tự luận
- Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn được đặt thêm 1câu hỏi giải thích dưới dạng thành văn: “Hãy giải thích một cách ngắn gọn vì saochọn phương án đó?” Với loại câu hỏi này học sinh phải dùng cách hành văn củachính mình để viết ra cách giải, cách suy luận, giải thích để đưa đến kết quả màmình đã chọn
- Loại câu hỏi này gần như mang đầy đủ các ưu điểm của loại câu hỏi trắcnghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn và loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận Đặc biệt
là nó khắc phục được các nhược điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại bỏ được khảnăng đoán mò, đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo, đánh giá được trình độ tưduy của học sinh như câu hỏi TNTL, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ
xvii
Trang 20chuyên môn của học sinh để sắp xếp, diễn đạt, trình bày một vấn đề và ít tốn thờigian chấm bài, khách quan hơn TNTL.
- Tuy nhiên loại câu hỏi nhiều lựa chọn đã khó soạn nay lại phối hợp với tựluận càng khó hơn vì câu hỏi này phải có nội dung như thế nào đó để giáo viên đođược những gì cần đo, muốn đo mà phương pháp trắc nghiệm khác quan không thựchiện được
- Khi chọn những câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để phốihợp với tự luận có những điểm cần lưu ý sau:
+ Phải là những câu hỏi nhiều lựa chọn hay, có nội dung để đánh giá khảnăng ở mức trí lực cao như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thực nghiệm, óc quan sáttinh vi, nhận xét tinh tế vì đánh giá các mức trí lực cao là nhược điểm của câu hỏitrắc nghiệm khách quan song đó lại là ưu điểm của tự luận
+ Dù là câu hỏi TNKQ hay TNTL thì học sinh phải mất thời gian suy nghĩtương đương, song để đảm bảo độ tin cậy cho bài kiểm tra TNKQ thì số câu hỏiphải nhiều vì vậy phần TNTL phải là câu trả lời được viết ngắn gọn, rõ ràng, súctích, ít tốn thời gian do đó câu hỏi loại này cũng chỉ nên đề cập đến một vấn đề, mộtnguyên tắc, không nên hỏi nhiều vấn đề trong một câu như câu hỏi TNTL
+ Do cách chấm điểm phần tự luận mang tính chủ quan nên phần tự luận của câuhỏi loại này không nên cho quá nhiều điểm so với phần trắc nghiệm khách quan
1.2 Nội dung và yêu cầu kiến thức môn Toán và Tiếng Việt lớp 4
1.2.1 Nội dung, yêu cầu môn Toán lớp 4
Lớp 4 là năm đầu của giai đoạn cuối trong chương trình tiểu học Ở giai đoạncác lớp 1, 2, 3 học sinh được chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất, cáchình học đơn giản Trên cơ sở đó ở lớp 4 các em được học sâu hơn và mở rộng thêmnhư: hoàn thiện các số đến lớp triệu, số tự nhiên trong hệ thập phân, các biểu thức
có chứa một, hai, ba chữ, tính chất của phép tính, một số loại toán điển hình: tìm sốtrung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi biết tổnghoặc hiệu và tỉ số của chúng, dấu hiệu cuả một số chia hết cho 2, 3, 5, 9 Các emcũng được học tương đối hoàn chỉnh về các bảng đơn vị đo: khối lượng, diện tích,thời gian; biểu đồ và ứng dụng của biểu đồ trong cuộc sống Các em còn được học
về loại số mới: phân số và các phép tính về phân số Về hình học, các em được học
về các loại góc: nhọn, vuông, tù, bẹt, về hai đường thẳng song song, cách vẽ haiđường thẳng song song, từ đó học vẽ hình chữ nhật, hình vuông và học hình bìnhhành, tính diện tích hình bình hành
Trang 21Ở lớp 4, học sinh được củng cố thêm về phương pháp học toán dựa vào cáchoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Với cách chuẩn bịphương pháp học toán đó, học sinh hoàn thiện dần năng lực tư duy để biết tự tìmcách giải quyết vấn đề một cách hợp lý.
Từ những yêu cầu trên, học sinh lớp 4 cần nắm vững các kiến thức toán học
cơ bản sau:
1 Nắm vững về số tự nhiên trong hệ thập phân, các số đến hết lớp triệu, nắmvững các tính chất của các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi số tự nhiên vàphân số
Tên gọi, kí hiệu, cách chuyển đổi các đơn vị đo lường thông dụng: số đochiều dài, số đo khối lượng, số đo thời gian, số đo diện tích trong phạm vi đã học
Tính giá trị biểu thức có ngoặc đơn, có chứa chữ
2 Nắm vững và biết cách giải các loại toán điển hình: tìm số trung bình cộng,tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng,biết đọc một biểu đồ và ứng dụng vào cuộc sống trong phạm vi kiến thức đã học
Nắm vững và sử dụng dấu hiệu chia hết của một số cho các sô 2, 3, 5, 9 vàocuộc sống và rút gọn, giản ước phân số Biết giải một bài toán phân số có từ 3 đến 4phép tính trong phạm vi của chương trình
3 Nắm vững tên các góc, biết đọc, viết tên các góc, các hình Tính thành thạochu vi và diện tích các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành Biết haiđường thẳng song song, vẽ các hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành
1.2.2 Nội dung, yêu cầu môn Tiếng Việt lớp 4
Môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm 10 chủ điểm:
1 Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3) dạy cho các em về lòngnhân ái, yêu thương con người
2 Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6) dạy cho các em tính trung thực, tự trọng
3 Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9) dạy cho các em biết sống có ước mơ
và cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ của mình
4 Có chí thì nên (tuần 11, 12, 13) dạy cho các em nghị lực phấn đấu vươnlên trong học tập, cuộc sống
5 Tiếng sáo diều (tuần 14, 15, 16, 17) dạy cho các em biết gìn giữ, cảmnhận những kí ức, kỉ niệm đẹp về tuổi thơ vui chơi hồn nhiên, trong sáng
6 Người ta là hoa đất (tuần 19, 20, 21) giới thiệu những câu chuyện, nhânvật có năng lực, tài giỏi để các em học tập và noi gương
xix
Trang 227 Vẻ đẹp muôn màu (tuần 22, 23, 24) rèn cho các em óc thẩm mĩ, sáng tạo.
8 Những người quả cảm (tuần 25, 26, 27) dạy cho các em lòng dũng cảm
9 Khám phá thế giới (tuần 29, 30, 31) giúp mở rộng tầm hiểu biết cho các
em về sự vật, con người và các vùng đất khác nhau trong nước và thế giới
10 Tình yêu cuộc sống (tuần 32, 33, 34) vun đắp cho các em niềm tin cuộcsống, tinh thần lạc quan, yêu đời
Tiếng Việt 4 bao gồm 5 phân môn:
1 Phân môn tập đọc:
Rèn cho học sinh các kĩ năng: Đọc, nghe và nói theo chủ điểm Khác với cáclớp dưới, tập đọc lớp 4 tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết banđầu về tác phẩm văn học (đề tài, cốt truyện, nhân vật, …) góp phần rèn luyện nhâncách cho học sinh Luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu đọc diễn cảm Câu hỏi tìmhiểu bài chú ý khai thác nghệ thuật biểu hiện nhiều hơn
2 Phân môn kể chuyện:
Rèn cho học sinh kĩ năng: Nói, nghe, đọc Học sinh kể lại những câu chuyệnvừa được học trong bài tập đọc như lớp 2, 3 mà tập kể nhưng câu chuyện được nghegiáo viên kể trên lớp hoặc được nghe, được học, được chứng kiến, tham gia trongđời sống hàng ngày phù hợp với chủ điểm đang học
3 Phân môn luyện từ và câu:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyệncác kĩ năng dùng từ đặt câu (nói, viết), rèn cho học sinh kĩ năng đọc
4 Phân môn chính tả:
Rèn cho học sinh các kĩ năng: Viết, nghe, đọc Nhiệm vụ của học sinh là làmcác bài tập chính tả đoạn, bài (nghe viết hoặc nhớ – viết), bài tập chính tả âm, vần.Bài tập chính tả ngoài việc rèn luyện kĩ năng viết, nghe và đọc còn cung cấp cho họcsinh một số vốn từ, vốn hiểu biết khác nhau của đời sống
5 Phân môn tập làm văn:
Rèn 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết ngoài ra còn dạy các kĩ năng kể chuyện
và miêu tả đồ vật, cây cối, con vật; rèn kĩ năng thuyết trình, trao dồi và rèn kĩ năngviết thư, điền vào giấy tờ in sẵn (giống lớp 3)
1.3 Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh lớp 4
Đối với học sinh lớp 4, tính tổng thể của tri giác dần dần nhường chỗ cho trigiác chính xác, biết phân phối chú ý với những dạng hoạt động khác nhau Tính chủđịnh của chú ý, tri giác là những nét tâm lý mới của học sinh lứa tuổi này
Trang 23Ở cuối tuổi tiểu học, học sinh lớp 4, 5 dần hình thành kĩ năng tổ chức, điềuchỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có
sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thứctoán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn củayếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việcnào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định Biết đượcđiều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sựchú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý áp dụng linh động theo từng
độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này vô cùngquan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ
Về sự phát triển của trí nhớ, ghi nhớ có chủ định được hình thành và pháttriển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở học sinh lớp 3 Haihình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyểnhóa, bổ sung cho nhau Ở những năm cuối của giai đoạn này, trí nhớ có sự tham giatích cực của ngôn ngữ Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biếtcách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dungquan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơngiản, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lýhứng thú, vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức
Nếu như ở đầu lứa tuổi tiểu học, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưabền vững và dễ thay đổi thì ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoànthiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sángtạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khảnăng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giaiđoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc,hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các
em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt
ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt độngnhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tínhcủa mình một cách toàn diện
xxi
Trang 24Sự phát triển của tư duy ở học sinh tiểu học được chia làm hai giai đoạn Giaiđoạn 1, trẻ từ 6 đến 7 tuổi, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế Ở giai đoạn 2,trẻ từ 8 đến 12 tuổi, phát triển tư duy trực quan hình tượng Trẻ nắm được các mốiquan hệ của khái niệm Những thao tác về tư duy như phân loại, tính toán, cảm thụvăn học, được hình thành và phát triển mạnh Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngônngữ bắt đầu hình thành Theo lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget, thì đây được gọi
là giai đoạn vận dụng năng lực tư duy cụ thể tuy nhiên các em còn gặp khó khăntrong tư duy trừu tượng
1.4 Tìm hiểu thực trạng kiểm tra đánh giá môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 theo thông tư 30 ở các trường tiểu học
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là 100 giáo viên tiểu học đang công tác ở một số trườngtiểu học của thành phố Thái Nguyên
Cụ thể :
- Trường Tiểu học Nha Trang
- Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
- Trường Tiểu học Nguyễn Huệ
1.4.3 Nội dung khảo sát
Điều tra thực trạng về kiểm tra - đánh giá trong môn Toán và Tiếng Việt lớp
4 đối với giáo viên và việc phân dạng mức độ câu hỏi trong đề kiểm tra phù hợp vớitrình độ nhận thức của học sinh
1.4.4 Phương pháp điều tra
Điều tra thông qua phiếu điều tra Phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi tương ứngvới nội dung đã nêu trên và được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm lựa chọn Các câuhỏi và các phương án trả lời được trình bày rõ ràng, đảm bảo tính logic của hệ thốngcâu hỏi, tính khách quan của kết quả nghiên cứu
Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, gửi tới giáo viên đang trực tiếp dạy học ở
3 trường tiểu học Số phiếu thu lại là 100 phiếu Những số liệu thu được trong phiếuđiều tra được chúng tôi xử lý và thống kê bằng phương pháp toán học, trên cơ sở đó
Trang 25khái quát được thực trạng Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát,phương pháp đàm thoại để hỗ trợ cho phương pháp điều tra này.
1.4.5 Kết quả khảo sát
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi quan tâm tới việc khảo sát thực trạng
về KT – ĐG ở các trường tiểu học hiện nay và việc xây dựng - vận dụng hệ thốngcâu hỏi được xây dựng theo thông tư 30/2014/TT – BGDĐT vào KT – ĐG kiếnthức, kĩ năng của học sinh tiểu học Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% GV đều hiểuđược nội dung thông tư 30/2014/TT – BGDĐT ban hành và đa số GV nhận thứcđược vai trò của việc xây dựng và áp dụng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhậnthức vào quá trình dạy học là quan trọng Việc xây dựng bộ công cụ KT – ĐG họcsinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng không những giúp HS được làmquen với các dạng câu hỏi một cách khoa học và hệ thống mà phát huy khả năng tưduy, tính tích cực, chủ động cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học các mônnói chung và môn Toán, môn Tiếng Việt nói riêng Nhận thức trên đã đặt ra vấn đềviệc xây dựng hệ thống câu hỏi và vận dụng hệ thống câu hỏi được tiến hành nhưthế nào cho hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học? Để trả lờicho câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành dự giờ, trao đổi trực tiếp với GV và xinđược giảng một số tiết thực nghiệm Kết quả thu được như sau:
Khi được hỏi về việc thầy/cô sử dụng các hình thức KT – ĐG như thế nào?
đa số GV đều chọn mức độ rất thường xuyên đối với hình thức nhận xét bằng lời vàmức độ thường xuyên với hình thức nhận xét vào vở Các thầy/cô cho biết thêm vì
số lượng HS đông nên không thể nhận xét hết và khi nhận xét cũng không thể quádài và chi tiết được do thời gian tiết dạy ngắn và nhiều môn học, kiến thức nhiềunên việc nhận xét chưa được chi tiết như đúng theo thông tư ban hành
Với câu hỏi về việc khi thiết kế đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiếnthức, kĩ năng gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức nào?thì đa số GV (97%) đều chọn đúng đáp án là 3 mức độ nhận thức nhớ (biết), mức độhiểu và mức độ vận dụng Bên cạnh đó vẫn có GV còn bị nhầm lẫn khi phân biệtgiữa các mức độ nhận thức
Đối với câu hỏi: “Trong quá trình dạy học thầy/cô có phân dạng các câu hỏi bàitập Toán và tiếng Việt theo các mức độ nhận thức và hướng dẫn cho học sinh làmkhông?” thì chỉ có 25% GV quan tâm đến việc phân dạng các câu hỏi bài tập theo các
xxiii
Trang 26mức độ nhận thức trong giảng dạy Còn đa số GV tiến hành giảng dạy theo tiến trìnhbài học chưa quan tâm nhiều đến việc phân mức câu hỏi trong quá trình dạyhọc.
Khi được hỏi trong các tiết dạy và ôn tập có nên xây dựng hệ thống câu hỏitheo các mức độ nhận thức như thông tư 30/2014 TT – BGDĐT ban hành không?
Vì sao? 73% GV cho rằng nên xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhậnthức và đa số GV đều có chung lí do là giúp HS làm quen với các dạng câu hỏi từ dễđến khó, mở rộng khả năng tư duy cho HS
Về việc tham gia thiết kế đề kiểm tra hay đề thi cuối kì, 100% GV đều trả lời
có và 100% GV đều xác định cần thiết phải lập bảng ma trận và biểu điểm khi thiết
kế đề thi theo 3 mức độ như thông tư 30/2014 TT – BGDĐT ban hành
Khi được hỏi về những khó khăn trong thiết kế câu hỏi kiểm tra môn TiếngViệt có 15% cho rằng nhiều câu hỏi khó phân định rõ được mức độ nào Đa số GVphản ánh không phải tất cả các phân môn đều thiết kế được câu hỏi ở mức độ 3 ví
dụ như phân môn tập viết, chính tả Còn đối với môn Toán có 15% GV cho rằngkhó thiết kê câu hỏi hợp lý ở mức độ 3,45% GV cho rằng nhiều câu hỏi không phânđinh rõ được các câu hỏi ở mức độ nào 20% GV cho rằng kiểm tra chỉ có 1 điểmcho câu hỏi mức độ 3 nên chủ yếu chỉ thiết kế câu hỏi ở mức độ 1, 2 Câu hỏi mức
độ 3 bị hạn chế Vì đề thi là cho tất cả HS nên không thể phân đều tất cả các câu hỏi
ở cả 3 mức mà phải có tỉ lệ hợp lý đảm bảo cho tất cả HS đều làm được Chính vìvậy câu hỏi ở mức 3 chỉ có 1 đến 2 câu và chiếm 1 điểm Đây là một khó khăn cho
GV khi quyết định đưa vào đề 1 câu ở mức độ khó và phải đảm bảo các em khá, giỏi
có thể làm được
Đối với câu hỏi xin ý kiến về việc xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra kiếnthức – kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt ở tiểu học: Đa số ý kiến GV cho rằng cầnthiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi, không chỉ thiết kế cho việc kiểm tra cuối kì
mà còn phục vụ cho quá trình dạy học để học sinh có thể làm quen với một số câuhỏi hay tình huống có liên quan đến thực tế đời sống, giúp các em không chỉ họctrên lí thuyết mà còn biết ứng dụng kiến thức vào cuộc sống như thế nào
1.3.6 Kết luận
Qua việc nghiên cứu, phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tàikết hợp vớitìm hiểu thực tiễn giảng dạy trong quá trình thực tập chúng tôi có kết luận như sau :
Trang 27- Đa số GV đều thực hiện đúng theo quy định của thông tư 30/2014 BGDĐT ban hành thể hiện qua việc nhận xét HS bằng lời và thay việc chấm điểm
TT-GV viết nhận xét vào vở học sinh Tuy nhiên những nhận xét đánh giá của TT-GV cònhời hợt chung chung, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong bài làmcủa học sinh Tuy nhiên vì lí do thời gian và số lượng học sinh đông nên việc sát saotrong nhận xét từng học sinh là khó đạt được kết quả như mong muốn
- GV chưa thực sự quan tâm đến việc thiết kế câu hỏi theo các mức độ nhậnthức trong quá trình giảng dạy mà chỉ tham gia thiết kế đề thi vào cuối kì
Qua dự giờ và trao đổi thêm với GV đứng lớp, chúng tôi nhận thấy việc thiết
kế câu hỏi theo các mức độ nhận thức để đánh giá kết quả học tập của HS là thực sựcần thiết Tuy nhiên để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy thì còn những khó khănsau :
- Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tíchcực để HS được trải nghiệm và phát huy tính tích cực học tập của HS
- Có nhiều kiến thức, kĩ năng cần được hình thành cho HS trong một tiết học,một giờ học Việc thiết kế câu hỏi chỉ có thể áp dụng nhiều trong các tiết ôn tập làđạt hiệu quả cao
- HS có ít động cơ học đúng đắn, chưa biết cách để học, ý chí học còn thiếutính kiên trì, nhanh nản khi gặp câu hỏi, bài tập khó
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu lý luận về kiểm tra– đánh giá,nghiên cứu về thực trạng kiểm tra– đánh giá của việc dạy học môn Toán và TiếngViệt ở nhà trường Tiểu học hiện nay, nghiên cứu về chương trình môn Toán vàTiếng Việt cấp Tiểu học nói chung và chương trình môn Toán và Tiếng Việt lớp 4nói riêng Từ đó, chúng tôi thấy cần thiết phải thiết kế bộ công cụ để kiểm tra –đánhgiá kiến thức và kĩ năng của học sinh ở cấp Tiểu học nói chung và môn Toán– mônTiếng Việt nói riêng
xxv
Trang 28Chương 2 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
KIẾN THỨC MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT LỚP 4
THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT– BGDĐT
2.1 Nguyên tắc để xây dựng bộ công cụ
2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị
- Nghiên cứu thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nghiên cứu
kỹ điều 10 Đánh giá định kì kết quả học tập với 3 mức độ cụ thể:
Mức 1: Học sinh vận dụng hiểu biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đãhọc, diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theocách riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tìnhhuống, vấn đề trong học tập
Mức 2: Học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giảiquyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học
Mức 3: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tìnhhuống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề mới trong học tậphoặc trong cuộc sống
Từ những mức độ nêu trên có định hướng xây dựng bộ công cụ đánh giá họcsinh lớp 4 một cách cụ thể, chính xác nhất
- Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu muốn KT – ĐG cho rõ ràng Cầnphân chia nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quantrọng của từng nội dung đó để phân bố trọng số Các mục tiêu phải được phát biểudưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được để đặt ra các yêu cầu về mức
độ đạt được của kiến thức, kỹ năng
- Tùy theo nội dung của từng bài học cụ thể và mục tiêu dạy học mà chúng tachọn loại câu hỏi, như câu hỏi có nội dung định tính, định lượng, câu hỏi có nộidung hiểu, biết, vận dụng Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó phù hợp vớiyêu cầu đánh giá và trình độ nhận thức của HS
Trang 29- Ngoài ra cần phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo để cókiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương trình, nắm chắc kỹthuật soạn thảo câu hỏi.
2.1.2 Giai đoạn thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước ở giai đoạn chuẩn bị Muốn có hệ thốngcâu hỏi hay thì phải thực hiện theo các quy tắc tổng quát sau:
- Các câu hỏi nên được soạn thảo trước một thời gian trước khi kiểm tra
- Số câu hỏi chuẩn bị phải nhiều hơn số câu hỏi cần dùng trong bài kiểm tra
- Mỗi câu hỏi nên liên quan đến mục tiêu nhất định Có như vậy câu hỏi mới
có thể biểu diễn mục tiêu dưới dạng tính toán, đo được hay quan sát được
- Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, không nên dùng những cụm từ có ýnghĩa mơ hồ như: thường thường, đôi khi, có lẽ, có thể vì như vậy học sinh thườngđoán mò câu trả lời từ cách diễn đạt câu hỏi hơn là vận dụng sự hiểu biết của mình
để trả lời câu hỏi
- Các câu hỏi nên dưới dạng khẳng định không nên đặt dưới dạng phủ định
- Tránh dùng những câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh
- Tránh để HS đoán được câu trả lời dựa vào dữ kiện cho ở những câu hỏikhác nhau
- Các câu hỏi nên có độ khó vừa phải khoảng 40%, 60% số HS tham gia làmbài kiểm tra trả lời được
- Nên sắp xếp các câu hỏi theo mức độ khó dần và câu hỏi cùng loại đượcxếp vào một chỗ
- Phải soạn kỹ đáp án trước khi cho HS làm bài kiểm tra
2.2 Xây dựng bộ công cụ kiểm tra kiến thức kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 theo thông tư 30/2014/TT– BGDĐT
2.2.1 Xây dựng bộ công cụ kiểm tra kiến thức môn Toán 4
Dựa trên mạch nội dung kiến thức Toán 4 bao gồm 4 nội dung:
- Số học
- Đại lượng và đo đại lượng
- Hình học
- Giải toán có lời văn
Chúng tôi xây dựng bộ công cụ kiểm tra kiến thức Toán 4 theo từng nộidung, mỗi nội dung chúng tôi xây dựng câu hỏi (TNTL và trắc TNKQ) theo từng
xxvii
Trang 30mức độ của thông tư 30 và một số câu hỏi chúng tôi đưa ra câu trả lời hoặc đưa rahướng dẫn nhằm giải thích và chứng minh cho sự hợp lý của câu hỏi được sắp xếp ởmức độ đó.
2.2.1.1 Số học
Mạch số học bao gồm các nội dung chính sau:
- Số tự nhiên – Các phép tính về số tự nhiên
- Phân số – Các phép tính về phân số
Các dạng câu hỏi thuộc mức độ 1: Chủ yếu là các câu hỏi tái hiện hay học
thuộc lòng quy tắc, đọc viết số tự nhiên, đọc viết phân số, các câu hỏi áp dụng quytắc học thuộc để lấy ví dụ hoặc áp dụng quy tắc để làm bài tập đơn giản Dưới đây
là một số câu hỏi minh họa kiến thức số học ở mức độ 1:
1 Số tự nhiên Các phép tính về số tự nhiên
- Các số có nhiều chữ số
Nội dung này bao gồm các dạng câu hỏi:
+ Đọc, viết số theo yêu cầu
+ Tìm số có cách đọc, viết đúng
Câu hỏi 1:
a) Đọc các số sau: 56 120, 167 432, 99 900 789
b) Viết các số sau:
- Bốn mươi tám nghìn ba trăm hai mươi lăm
- Tám mươi sáu nghìn năm trăm linh bảy
- Bảy mươi triệu ba nghìn ba mươi chín
Câu hỏi 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng:
a) Số “ năm trăm ba mươi hai” viết là :
A 523 B 5032 C 532 D 5023
b) Số 10 732 đọc là:
A Một nghìn bảy trăm ba mươi hai
B Mười nghìn bảy trăm ba hai
C Mười nghìn bảy trăm hai mươi ba
D Mười nghìn bảy trăm ba mươi hai
Câu hỏi 3: Viết số biết số đó gồm:
a) 18 triệu, 3 trăm nghìn, 5 nghìn, 9 đơn vị
b) 3 trăm triệu, 8 mươi nghìn, 6 trăm, 4 chục
Trang 31- Tính chất các phép tính; Biểu thức chứa chữ và giá trị biểu thức
Với các nội dung này có các dạng câu hỏi sau:
+ Câu hỏi kiểm tra khả năng học thuộc lòng, tái hiện kiến thức
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Câu hỏi 1: Em hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng? Viết biểu thức và lấy
ví dụ
Trả lời: Nếu ta đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi:
a + b = b + a
Ví dụ minh họa: 123 + 877 = 877 + 123
Câu hỏi 2: Phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng?
Trả lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể cộng số thứ nhất với
tổng của của số thứ hai và số thứ ba
Câu hỏi 3: Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân Lấy ví dụ.
Trả lời: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích không thay đổi:
Câu hỏi 5: Phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân và viết biểu thức.
Trả lời: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với
tích của số thứ hai và số thứ ba
Trang 32a × (b + c) = a × b + a × c
Ví dụ: 3 × (11 + 9) = 3 × 11 + 3 × 9
- Muốn nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ
và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau
a × (b – c) = a × b – a × c
Ví dụ: 5 × (13 – 3) = 5 × 13 – 5 × 3
Câu hỏi 7: Phát biểu quy tắc chia một tổng cho một số.
Trả lời: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết
cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm đượcvới nhau
Câu hỏi 8: Phát biểu quy tắc chia một số cho một tích.
Trả lời: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho
một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia
Câu hỏi 9: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể làm như thế nào? Lấy
ví dụ minh họa
Trả lời: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số
chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia
Ví dụ: (15 × 6) : 6 = 15 × (6 : 6)
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9
Câu hỏi mức độ 1 với nội dung trên bao gồm các dạng câu hỏi sau:
+ Câu hỏi kiểm tra khả năng ghi nhớ, học thuộc dấu hiệu chia hết, lấy ví dụ.+ Bài tập nhận biết về dấu hiệu chia hết đơn giản
Câu hỏi 1: Trình bày dấu hiệu chia hết cho 2.
Câu hỏi 2: Trong các số: 24, 31, 45, 666, 345, 56 432, 9800, 765
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào không chia hết cho 2?
Câu hỏi 3: Các số như thế nào thì chia hết cho 5? Lấy ví dụ
Câu hỏi 4: Trong các số sau số nào chia hết cho 5?
A 452 B 10 239 C 65 D 2080
Câu hỏi 5: Trình bày dấu hiệu chia hết cho 9 Lấy ví dụ
Câu hỏi 6: Chữ số thích hợp điền vào ô trống để:
Số 560 chia hết cho 9:
A 7 B 6 C 9 D 8
Trang 33Câu hỏi 7: Những số như thế nào thì chia hết cho 3? Lấy ví dụ minh họa.
Câu hỏi 8: Trong các số sau số nào không chia hết cho 3?
A 2350 B 930 C 75 450 D 891 000
2 Phân số và các phép tính với phân số.
Với nội dung này có các dạng câu hỏi sau:
+ Các câu hỏi kiểm tra khả năng ghi nhớ về các quy tắc cộng, trừ, nhân, chiaphân số, quy đồng phân số …
+ Viết, đọc phân số hay lấy ví dụ theo yêu cầu
+ Thực hiện quy đồng, so sánh, làm các phép tính phân số đơn giản áp dụngquy tắc
Câu hỏi 1: Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ.
Trả lời: Khi quy đồng mẫu số hai phân số ta làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứnhất
Ví dụ: Quy đồng mẫu số các phân số 75 và 118
7
5=
7 × 11 5× 11=
4055
Câu hỏi 2: Phát biểu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số? Lấy ví dụ
Trả lời: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và
giữ nguyên mẫu số
Câu hỏi 3: Viết phân số sau: Mười lăm phần ba mươi bảy
Câu hỏi 4: Viết theo mẫu:
Trang 34Câu hỏi 6: Nối mỗi phân số với cách đọc phân số đó:
Các dạng câu hỏi thuộc mức độ 2:
Các câu hỏi thuộc mức độ 2 chủ yếu là các bài tập thực hành tính toán liênquan các phép tính với số tự nhiên và phân số, tính giá trị biểu thức, một số bài tập
về viết và tìm số trong nội dung các số có nhiều chữ số Ở mức dộ này, yêu cầu HSkhông chỉ nhớ kiến thức mà phải hiểu kiến thức để vận dụng làm các bài tập có độ
Trang 35khó hơn so với các câu hỏi, bài tập thuộc mức độ 1 Các câu hỏi bài tập ở mức độ 2chủ yếu rèn kĩ năng tính toán, phát triển tư duy cho HS.
1 Số tự nhiên Các phép tính với số tự nhiên
- Các số có nhiều chữ số
Nội dung này có các dạng câu hỏi sau:
+ Viết số theo yêu cầu cho trước
+ Tìm giá trị của chữ số bất kì trong số cho trước
Câu hỏi 1: Từ bốn chữ số 5, 7, 4, 8 viết được số lớn nhất có bốn chữ số (bốn chữ số
Câu hỏi 5: Có bao nhiêu số có hai chữ số mà chữ số hàng chục là 6?
Câu hỏi 6: Có tất cả bao nhiêu số có ba chữ số mà mỗi số có ba chữ số giống nhau? Câu hỏi 7: Chữ số 9 trong mỗi số sau có giá trị là bao nhiêu?
Câu hỏi 1: Phép cộng 5436 + 7917 có kết quả là:
xxxiii
Trang 36Câu hỏi 9: Cho a = 30885, b = 21376, c = 9187
Hãy tính giá trị biểu thức sau:
a) a – (b + c)b) a – b – c c) a – c – b
Câu hỏi 10: Tính bằng 2 cách:
a) 48 : (2 × 3) c) (125 × 6) : 3b) (123 + 456) : 3 d) (936 - 306) : 3
Câu hỏi 11: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) (25 ×32) : 8b) (56 × 125) : 7
Trang 37- Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9
Nếu như các câu hỏi ở mức độ 1 chỉ yêu cầu HS học thuộc các dấu hiệu vàlàm bài tập nhận biết đơn giản thì ở mức độ 2 HS phải biết kết hợp nhận biết từ 2dấu hiệu nhận biết trở lên để làm bài tập hay tìm ra đáp án đúng Dưới đây là một sốcâu hỏi minh họa:
Câu hỏi 1: Trong các số 4512, 7640, 8935, 10 084 số chia hết cho cả 2 và 5 là:
Câu hỏi 5: Trong các số 265, 840, 358, 143, 3000, 2895, 1010, 721:
a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho cả 2, 3, 5?
2 Phân số và các phép tính với phân số.
Với câu hỏi, bài tập về nội dung phân số ở mức 2 HS phải tư một cách tíchcực hơn, các câu hỏi, bài tập không chỉ đơn thuần là học thuộc hay áp dụng quy các
mà còn qua một số bước trung gian mới tìm ra kết quả (đáp án đúng) Dưới đây làmột số dạng câu hỏi minh họa:
Câu hỏi 1: Phân số nào dưới đây bằng 129 ?
Trang 38Hướng dẫn:
Để làm được những bài tập như câu hỏi 3 trước tiên HS phải nắm được kháiniệm thế nào là phân số bằng nhau và nắm được cách rút gọn phân số sau đó thựchiện rút gọn đối với những phân số chưa tối giản Sau khi rút gọn HS mới tìm đượccác phân số bằng nhau
Câu hỏi 4: Làm thế nào để đưa phân số 1228 về dạng tối giản?
A Chia cả tử số và mẫu số cho 4
B Chia cả tử số và mẫu số cho 2
C Chia cả tử số và mẫu số cho 6
D Nhân cả tử số và mẫu số cho 4
Câu hỏi 5: Quy đồng mẫu số các phân số:
Câu hỏi 6: Rút gọn rồi quy đồng mẫu số các phân số sau:
a) 105 và 2575 b) 4256 và 1848 c) 2781; 5776 và 3584
Nếu như các bài toán ở mức 1 chỉ yêu cầu HS quy đồng mẫu số của 2 phân
số thì ở mức 2 mức độ khó hơn một chút đó là quy đồng mẫu số của 3 phân số trởlên (câu hỏi 5) hoặc rút gọn rồi quy đồng (qua 1 bước trung gian) (câu hỏi 6) sau đó
HS tiến hành quy đồng theo đúng trình tự các bước được học
Trang 39Với dạng bài tập thực hiện phép tính phân số ở mức độ 2 như câu hỏi 7, 8, đểlàm được dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải thực hiện qua bước trung gian rútgọn phân số trước khi áp dụng quy tắc cộng, trừ, nhân hay chia phân số.
Ví dụ: Đối với ý b) 37 × 56× 255 (câu hỏi 8) Để làm câu này trước tiên họcsinh phải rút gọn phân số 255 =5, sau đó HS tiến hành nhân theo quy tắc nhân phân
số, trong quá trình làm HS cũng dễ dàng phát hiện tử số của phân số 37 và mẫu sốcủa phân số 56 có thể rút gọn được tiếp (vì 6 chia hết cho 3) Như vậy sẽ giúp các emthực hiện phép tính dễ dàng hơn
Các dạng câu hỏi thuộc mức độ 3: Câu hỏi mạch nội dung số học thuộc
mức độ 3 tương đối khó đối với HS, đòi hỏi HS phải tư duy một cách tích cực vàvận dụng linh hoạt kiến thức thì mới có thể làm tốt và đưa ra kết quả đúng
1 Số tự nhiên Các phép tính với số tự nhiên
- Các số có nhiều chữ số
Đối với nội dung này có các dạng bài tập sau:
+ Viết thêm hay xóa bớt chữ số và cho biết sự thay đổi của số đó
+ Bài tập về dãy số
+ Bài tập tìm số
Câu hỏi 1: Cho số 18 284 Số này thay đổi thế nào nếu:
a) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải
b) Đổi chỗ chữ số 7 và 9 cho nhau
Tương tự đối với dạng bài tập xóa đi 1 hay nhiều chữ số
xxxvii
Trang 40Câu hỏi 2: Cho dãy số: 1; 2; 3; 4; 5; …; 99; 100; 101; 102.
a) Dãy số trên có bao nhiêu số?
b) Dãy số trên có bao nhiêu số lẻ, bao nhiêu số chẵn?
c) Tính tổng các số hạng của dãy?
Hướng dẫn:
a) Để làm được ý a HS phải nhận xét được đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắtđầu từ 1 nên số thứ tự mỗi số trùng với giá trị của chính số đó
Vậy 102 là số thứ 102 hay dãy số trên có 102 số hạng
b) Đối với ý b HS phải nhận xét được đây là dãy số bắt đầu bằng số lẻ và kết thúcbằng số chẵn nên số các số lẻ bằng số các số chẵn và bằng: 102: 2 = 51 (số)
- Các phép tính với các số tự nhiên;Tính chất các phép tính; Giá trị biểu thức
Nội dung này bao gồm các dạng bài tập:
+ Điền chữ số thích hợp vào dấu *
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9
Nội dung này có các dạng bài tập sau:
×