1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NIÊN LUẬN : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HEMINGWAY

65 3,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 435,5 KB

Nội dung

Hemingway là nhà văn Mĩ đoạt giải Nobel văn học. Sáng tác của ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.Ông nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also Rises 1926), Giã từ vũ khí (A Farewell to Arm 1929), Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Belle Tolls 1940), song truyện ngắn của ông cũng được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiến thấy, ngay từ tập truyện đầu tay như: Trong thời đại chúng ta (1924).

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

HEMINGWAY

NIÊN LUẬN Tên tác giả: Đỗ Thị Vân Chuyên ngành: Văn Học

Hà Nội-2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp Đỗ Thị Vân - tôi đã thực hiện đề tài: “Nhân vật trong truyện ngắn Hemingway”

Để hoàn thành Niên luận này Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện Niên luận này Xin cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất và cung cấp tài liệu để tôi thực hiện Niên luận này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi khi làm Niên luân

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song

do buổi đầu mới làm quen công tác nghiên cứu khoa học cũng như sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để Niên luận hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Mở đầu 4

Trang 4

1.Lí do chọn đề tài 4

2.Lịch sử vấn đề 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 PHƯƠNG PHÁP nghiên cứu 7

5.Bố cục niên luận 8

Chương 1 Hệ thống nhân vật nam và nữ 8

trong truyện ngắn Hemingway 8

1.1.Bảng thống kê .8

1.2.Đặc điểm, tính cách của hệ thống nhân vật nam 15

1.3.Đặc điểm, tính cách của hệ thống nhân vật nữ 19

Tiểu kết 21

Chương 2 Kiểu đối thoại trần thuật trong truyện ngắn Hemingway 23

a.Đối thoại giữa các nhân vật nam 25

B.Đối thoại giữa các nhân vật nữ 29

C.Đối thoại giữa nhân vật nam và nhân vật nữ 33

Tiểu kết 41

Chương 3 Đối thoại miêu tả trong truyện ngắn của Hemingway 43

3.1 Cảnh được miêu tả qua các đối thoại .44

3.2 Cảnh mang chất thơ .46

3.3 Cảnh mang ý nghĩa như một kiểu “độc thoại nội tâm” 50

Tiểu kết 58

Kết luận 60

Tài liệu tham khảo 64

MỞ ĐẦU

Trang 5

Hemingway là nhà văn Mĩ đoạt giải Nobel văn học Sáng tác của ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

Ông nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also

Rises 1926), Giã từ vũ khí (A Farewell to Arm 1929), Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Belle Tolls 1940), song truyện ngắn của ông cũng được đánh giá

là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiến thấy, ngay từ tập truyện đầu tay

như: Trong thời đại chúng ta (1924)

Truyện ngắn của Hemingway đa số là rất ngắn, cô đọng, gợi nhiều hơn tả Những câu đối thoại rất ngắn của nhân vật nhưng lại chứa một sức nặng, khiến bạn không thể đọc lướt qua mà phải nghiền ngẫm về nó Những câu chuyện tưởng như không có gì nhưng thường ẩn chứa sau đó là một “đời sống khác”, hay “một câu chuyện khác” Các tác phẩm của Hemingway được xếp vào loại văn học

“không dễ đọc” Cách viết của tác giả buộc người đọc cùng suy ngẫm và tham gia vào quá trình sáng tạo của câu chuyện, chứ không đơn giản là theo dõi một câu chuyện

Việc khảo sát các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hemingway là để tìm ra quan niệm của nhà văn về con người bởi quan niệm này chi phối toàn bộ hình thức biểu hiện của tác giả Khảo sát nhân vật trong truyện ngắn của ông góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của thế giới nghệ thuật Hemingway, những cách tân của ông đối với vai trò và vị trí nhân vật trong văn xuôi tự sự Qua khảo sát nhân vật chúng ta còn làm rõ thêm phương thức nghệ thuật đặc biệt của Hemingway: nguyên lý tảng băng trôi

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Từ sau năm 1924, khi truyện ngắn Trong thời đại chúng ta ra đời, trên thế giới và

Việt Nam đã có nhiều người nghiên cứu về E.Hemingway cũng như truyện ngắn

và phong cách văn chương của ông

Qua những tuyển tập sáng tác của Hemingway được dịch và hệ thống lại, qua đó, phần nào thấy được sự quan tâm của mọi người đối với mảng để tài về truyện

Trang 6

ngắn của Hemingway Tuy vậy, vẫn chưa có ai thực sự thông kê và tìm hiểu sự thay đổi của các nhân vật trong suốt chặng đường sáng tác của Hemingway.

Cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về Hemingway và các nhân vật truyện ngắn của ông; nhưng các nghiên cứu chủ yếu chỉ nghiêng về việc tìm hiểu, và phân tích các nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của Hemingway

Ở Việt Nam, từ năm 1985, Lê Đình Cúc đã đề cập đến đề tài chiến tranh trong

truyện ngắn của Hemingway qua luận án phó tiến sĩ : Tiểu thuyết về chiến tranh

của Hemingway Trong luận án của mình, Lê Đình Cúc đã khảo sát những tiểu

thuyết tiêu biếu của Hemingway và làm rõ thái độ, quan điểm của E.Hemingway

về chiến tranh Lê Đình Cúc nhận định rằng: Cùng đi song song với đề tài chiến

tranh là đề tài tình yêu và sức sống mãnh liệt của con người.

Trong một bài tham luận về Hemingway mang tên: Âm hưởng thời đại trong

Hemingway, Lê Huy Bắc cho rằng: “ Hemingway tập trung khắc hoạ hai diện

mạo: chết trong chiến tranh và sống trở về”, “ Chiến tranh hiện diện trong tác phẩm của Hemingway trước tiên không phải bằng bộ mặt thật với bom đạn, xe tăng pháo binh mà bằng nỗi ám ảnh ghê hồn”

Nhìn chung các công trình nghiên cứu của thế giới và Việt Nam đã có đóng góp nhiều về truyện ngắn của E.Hemingway ở nhiều phương diện khía cạnh khác nhau như: nhân vật, thể loại, đề tài, phong cách, nghệ thuật Trong đó có những công trình đề cập đến truyện ngắn của Hemingway Tất cả những nghiên cứu đó đều gợi ý cho đề tài nghiên cứu của tôi Tuy nhiên, các công trình trên chưa có công trình nào đặt biệt tìm hiểu chuyên sâu về tất cả truyện ngắn của E.Hemingway Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về nhân vật trong chuyện ngắn của E.Hemingway

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính là các truyện ngắn của Hemingway Các ẩn phẩm được khảo sát gồm có:

1 Truyện ngắn (Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc chủ biên và giới thiệu, nhà

xuất bản Văn học, 2004)

Trang 7

2 Truyện cực ngắn Hemingway (Đào Ngọc Chương - Nguyễn Thị Huyền

Linh dịch, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 2001.)

3 Truyện ngắn Hemingway (2 tập), Lê Huy Bắc - Đào Thu Hằng - Phan

Ngọc Thưởng dịch, NXB Văn Học, 1998

4 Tác phẩm Ernest Hemingway (truyện ngắn, tiểu thuyết), Lê Huy Bắc -

Đào Thu Hằng giới thiệu và tuyển dịch, NXB Giáo Dục, 2003

Với đề tài này, tôi cố gắng làm rõ các vấn đề sau:

• Làm nổi bật được cách nhìn của E.Hemingway về con người và cuộc sống thông qua các nhân vật, con người, không gian trong các truyện ngắn

• Tìm hiểu về con người trong truyện ngắn của Hemingway về nhân sinh quan, bản năng sinh tồn, qua đó thấy được thái độ của tác giả vê con người

• Trong quá trình khảo sát, tôi đã khảo sát hơn 70 truyện ngắn của Hemingway đề tìm ra đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của ông

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân vật trong truyện ngắn của Hemingway Do khuôn khổ của bài nghiên cứu và khả năng cá nhân nên tôi chỉ khảo sát các truyện ngắn của Hemingway đầy đủ về phương diện nhân cách nhân vật, sự thay đổi về hình tượng nhân vật trong các truyện ngắn của Hemingway

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Niên luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

• Phương pháp trần thuật học: là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật Chú ý đến chức năng, ngữ pháp truyện, ngữ nghĩa truyện ở cấu trúc bề sâu, và phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự Ngoài vấn đề điểm nhìn, thì kí hiệu tượng trưng, khoảng cách trần thuật là những vấn đề đang được đặc biệt quan tâm.[11]

• Phương pháp tiếp cận thi pháp: nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các tác phẩm của Hemingway, khuynh hướng sáng tác văn học của Hemingway Phân tích tác phẩm bám vào văn

Trang 8

tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội…[12]

• Phương pháp nghiên cứu lịch sử, xã hội: Nghiên cứu bối cảnh xã hội và văn hóa trong đó Hemingway sống, nghiên cứu các tài liệu lịch sử học; từ

đó nhìn nhận những ảnh hưởng của xã hội, lịch sử lên các sáng tác của ông

• Dùng các thao tác phân tích, thống kê, so sánh

5 BỐ CỤC NIÊN LUẬN

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, niên luận gồm 3 Chương :

Chương 1 Hệ thống nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn Hemingway Chương 2 Kiểu đối thoại trần thuật trong truyện ngắn Hemingway

Chương 3 Đối thoại miêu tả trong truyện ngắn của Hemingway

Kết luận

Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG NHÂN VẬT NAM VÀ NỮ

TRONG TRUYỆN NGẮN HEMINGWAY

1.1 BẢNG THỐNG KÊ

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn

Trang 9

thể hiện Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác".[5]

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm Nhân vật chính là trung tâm của tác phẩm, là nơi để tác giả gửi gắm những điều mình muốn thể hiện, muốn nói lên trong tác phẩm của mình

Dưới đây là bảng thống kê các truyện ngắn cùng với nhân vật trong truyện của

Năm sáng tác

6 Tàn mùa Out of season 1923 Lão Peduzzi và 1 đôi vợ

chồng (anh chàng công

từ và vợ Tiny)

Nam, Nam - Nữ

7 Trong thời đại

chúng ta

In our time 1924 Nhóm binh sĩ, không có

nhân vật trung tâm Nam

10 Trại người da đỏ Indian Camp 1924 Nick và ba (ông bác sĩ)

12 Truyện rất ngắn A very story 1924 Nhân vật “anh" và

người yêu Luz Nam - Nữ

13 Nhà cách mạng The Revolutionist 1924 Nhà cách mạng người Nam

Trang 10

Magyar (tộc người chính ở Hungary)

14 Trượt tuyết việt

Cross-country Snow 1924 Nick và bạn George Nam

15 Con mèo trong

mưa

Cat in the rain 1925 Vợ chồng người Mỹ:

Sigaora và George

Nam - Nữ

16 Sông lớn hai lòng

I

Big two-heart River I

1925 Nick

Nam

17 Gã võ sĩ The Battler 1925 Nick và người đàn ông

Ad Farancis Nam

18 Ông già tôi My old man 1925 Joe và “ông già Joe”- 1

tay đua ngựa Nam

19 Kết thúc một vấn

đề

The end of something

1925 Nick (cô người yêu

23 Hôm nay thứ sáu Today is Friday 1926 Ba người lính La Mã

Hills like elephant 1927 Hai hành khách ngồi

đợi tàu ở quán giải khát bên cạnh ga: một người đàn ông và một cô gái

Nam- Nữ

28 Những kẻ giết

29 Bây giờ tôi nằm

Trang 11

34 Câu chuyện tình

thơ mộng miện

sơn cước

An Alpine Idyll 1927 Nhân vật “tôi” nghe câu

chuyện qua ông chủ quán

Nam

35 Trên bến tàu ở

Smyrna

On The Quai at Smyrna

1930 Nhân vật xưng "tôi"

Nữ

36 Đổi thay lớn The sea change 1931 Một người đàn ông và

một cô gái

Nam - Nữ

37 Một nơi sáng sủa

và sạch sẽ

A Clean, Lighted Place

Well-1932 Gã bồi bàn quán cà phê

– nơi sạch sẽ và sáng sủa

42 Hỡi quý ông,

chúa ban phước

Montreux, ngài Johnson

ở Every và con trai của đồng chí hội viên ở Territet

Nam

46 Một ngày chờ đợi A day’s wait 1933 Nhân vật bố và cậu con

trai Schatz Nam

Nam, Nam - nữ

48 Cha và con Fathers and sons 1933 Nick và câu chuyện về

người cha Nam

49 Tuyết trên đỉnh The snow of 1936 Harry và Molo Nam

Trang 12

1938 Nhân vật "tôi" kể lại

chuyện về ông lão Nam

54 Tố giác The denunciation 1938 Nhân vật “tôi

58 Chú bò thủy

chung The faithful Bull 1951 Con vật- bò

59 Con sư tử tốt

bụng The good lion 1951 Con sư tử tốt bụng Đực

60 Con người của

thế giới

A man of the world

1957 Blindy qua lời kể nhân

vật “tôi” Nam

61 Là con chó dẫn

đường

Get a seeing- eyed dog

1972(NXB)

Nick- kể lại chuyện về những người da đỏ Nam

64 Vượt sông

Mississipi

Crossing the Mississipi

1972(NXB)

67 Bob White Bob White 1987

(NXB) Bác sĩ Bob White Nam

68 Lão Hurt và bà

Hurt

Mr And Mrs, Hurt

1987(NXB)

Vợ chồng ông bà Hurt Nam -

Trang 13

70 Con nghĩ mọi

chuyện đều gợi

lại trong cha điều

gì đó

I guess everything reminds you of something

1987(NXB)

Bảng thống kê truyện ngắn theo năm sáng tác (bản tiếng Anh) của Hemingway

Ngoài ra, từ truyện: Ba phát súng (STT:61) đến truyện cuối cùng Câu chuyện

Châu Phi (STT:71), là những truyện được thống kê theo năm xuất bản, do không

tìm được năm sáng tác Đây là những truyện được vợ Hemingway tuyển và xuất

bản sau khi ông mất Các truyện này được in trong tập The complete short stories

of Ernest Hemingway trong In the Graden của Charles Scriber’s, nhà xuất bản

New York

Văn học không thể thiếu nhân vật vì chính đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó vê một loại người nào đó về một vấn

đề nào đó của hiện thực Nhân vật chinh là người dẫn dắt bạn đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề

mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn

đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện

Nghiên cứu nhân vật là tiếp cận vấn đề cốt lõi của tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức Thế giới nghệ thuật của Ernest Hemingway là độc đáo và đa nghĩa Nó cho phép người đọc tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau

Trang 14

Việc sắp xếp theo thứ tự năm sáng tác này giúp cho chúng tôi dễ phát hiện được những thay đổi về nhân vật của Hemingway qua từng gia đoạn Điều này cũng giúp hiểu rõ được về việc tần số xuất hiện của các nhân vật từ những tác phẩm của Hemingway lúc mới bắt đầu sáng tác đến những tác phẩm sau cùng Từ bảng thống kê, chúng tôi thấy: nhân vật nam xuất hiện với tần xuất dày đặc, trong khi

đó nhân vật nữ chỉ xuất hiện rời rạc, lẻ tẻ ở những tác phẩm gian đoạn cuối cuộc đời Hemingway

Qua việc khảo sát 71 truyện ngắn của Hemingway qua các thời kì, chúng tôi nhận thấy rằng: trong các truyện ngắn của ông đa số đều là các nhân vật nam, cả những nhân vật có tên hay những nhân vật không tên Trong 71 truyện ngắn có:

73 nhân vật nam chính và chỉ có 18 nhân vật nữ (tỉlệ nhân vật nữ chính chỉ bằng 1/3 nhân vật nam chính) Điều này cho thấy, trong thế giới Hemingway vẽ lên cả đàn ông lẫn đàn bà đều bất thường Họ đều chịu đựng nhiều tổn thương

Nhân vật trong truyện ngắn của Hemingway có đủ mọi loại người làm đủ mọi ngành nghề; điều này có lẽ do việc đi lại tham gia quân đội của ông đã cho ông

cơ hội có thể tiếp xúc được với nhiều người, với đủ mọi nghề nghiệp và màu da Ông đã tham gia chiến tranh, ông hiểu được nỗi khổ của người lính, những đau thương mất mát mà người lính phải chịu nên Hemingway viết rất nhiều truyện ngắn chiền tranh Có lẽ vì vậy mà ông thích viết về đề tài chiến tranh nhiều hơn

là về đời thực; bởi ông có am hiểu sâu sắc với đời lính Đây có thể là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn của Hemingway có nhiều nhân vật nam chính như vậy Các nhân vật nam thường là những người lính đang tham chiến, những người lính già đã trở về hay những đoàn người di tán phải chịu những đau khổ và bất hạnh mà chiến tranh đem lại trong đó có cả người già, trẻ em và phụ nữ

Việc am hiểu và thích viết về chiến tranh, về người lính đã tạo lên việc chênh lệch giữa tỉ lệ nhân vật nam và nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hemingway Nhưng điều này chỉ làm cho truyện ngắn của ông trở nên chân thực hơn, các nhân vật trở nên gần gũi, sông động hơn mà thôi

Trang 15

1.2 ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHÂN VẬT NAMTrong truyện ngắn của Hemingway tỉ lệ nhân vật nam chiếm phần lớn Các nhân vật nam chính này có đủ mọi tính cách, nghề nghiệp, tuổi tác…nhưng phần lớn đều là các người lính, người lính trong chiến trận, người lính trở về từ chiến tranh…tuy nhiên cũng có những nhận vật khác những cậu bé, những người giúp việc… có những nhân vật có tên cũng có những nhân vật không tên.

Đầu tiên, là nhân vật “tôi”- người lính Kiểu nhân vật này tập trung trong 10

truyện ngắn Tiêu biểu là: Nơi xứ lạ - câu chuyện về cuộc hành trình của nhân vật

tôi Một quân nhân bị thương ở đầu gối đang được điều trị tại bệnh viện trên đất Italy Xung quanh “tôi” còn có bác sĩ và thiếu tá Đọc truyện, độc giả thấy toát lên cách nhìn thái độ của “tôi” về chiến tranh Cụ thể là những tấm huy chương, những vết thương, những cỗ máy điều trị, những lời miệt thị của dân chúng dành cho cánh lính, những định trớ trêu của tình yêu con người Thiếu tá người đi trận lại không chết nhưng vợ chưa cưới của thiếu tá lại chết vì viêm phổi “Tôi” không đả động gì đến chiến tranh nhưng các chi tiết: bàn tay của thiếu tá, tay kiếm cừ khôi nhất nước Italy đã bị chiến tranh hủy hoại, đôi chân của “tôi”, người giỏi môn đá bóng cũng bị tàn tật… đã cho chúng ta biết “tôi” ghét chiến tranh, “tôi” bị ám ảnh bởi những nghịch lý của thân phận Nội dung truyện khá

giống Giã từ vũ khí song kiểu nhân vật trung tâm thì khác hơn Đây là nhân vật

được lột tả qua cách nhìn, cách đánh giá hiện thực Ngoài ra, ta chẳng thể hề hay biết gì hơn về cái con người này

Tôi - người kể chuyện làm nhân vật trung tâm là hiện tượng nghệ thuật độc đáo của Hemingway Nó thể hiện sự cách tân Theo dòng lịch sử của văn chương, trước khi có loại hình Fietion thì các khái niệm: nhân vật phụ, nhân vật chính, nhân vật trung tâm đã xuất hiện ở kịch Lúc đó nhân vật trung tâm chỉ là nhân vật được trần thuật Đến khi Fietion được ra đời các khái niệm này lại được sử dụng cho loại hình văn chương mới và nhân vật trung tâm ở phạm vi này cũng là nhân vật được thuật lại chẳng hạn như Đônkihôte của Cervantes Dần dần khi ý thức

về cái “tôi” phát triển thì “tôi” - người kể chuyện xuất hiện Nhưng tôi ấy không

Trang 16

giữ vai trò trung tâm Mãi đến đầu thế kỷ XX “tôi” – người kể chuyện kiêm nhân vật trung tâm xuất hiện nhiều trên văn đàn: “tôi” của M.Proust, của A.Camus, của Hemingway, của Gorky… lúc này tôi là người kể chuyện của “tôi” về “tôi” – nhân vật trung tâm.

Ở Hemingway với kiểu nhân vật “tôi” này ta thấy đây là một tiền đề cho những phát hiện sau này về nghệ thuật hư cấu của ông: Sự đồng nhất của Hemingway với hình tượng trung tâm

Tiếp đến trong tác phẩm của Hemingway còn có sự liên văn bản nhân vật Nick

Trừ tác phẩm đầu là Ba truyện ngắn và mười bài thơ (1923), trong tập truyện đầu tiên đáng chú ý Trong thời đại chúng ta (In our time, 1925), một cuốn sách

gồm nhiều truyện ngắn, nhân vật Nick đã xuất hiện như một dự báo, một tiên cảm về những vấn đề của đời sống mà sau này Nick và các nhân vật khác sống

trong đó Sau Trong thời đại chúng ta, trong các tập truyện Đàn ông không có

đàn bà (Men without Women, 1927), rồi Kẻ chiến thắng chẳng có gì (Winner take nothing, 1933), nhân vật Nick lại tái xuất hiện với những trường hợp khác

nhau Trong những tập truyện trên, một số truyện viết về Nick đáng chú ý như

Trại người da đỏ (The Indian camp), Bác sĩ và người vợ (The doctor and the doctors wife), Người chiến đấu (Battler), Những kẻ giết người (The Killers)…

Trong gần một trăm truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Hemingway có một

khối lượng lớn truyện trong đó nhân vật Nick xuất hiện: 13 truyện hoàn chỉnh, 08

phác thảo và 02 chương trong tác phẩm Trong thời đại chúng ta sự tái xuất hiện

của Nick tự nó có giá trị khẳng định ý nghĩa của nhân vật

Ở câu chuyện đầu tiên Trại người da đỏ, Nick xuất hiện là một cậu bé ngây thơ,

hồn nhiên, có mặt cùng bố là một bác sĩ trong vụ cứu sống một người phụ nữ da

đỏ đang quằn quại đau đớn khi sinh con Như đã nói, ở đây nhân vật Nick xuất hiện giống như một sự dự báo về tình trạng con người phải đối diện với những điều kinh khủng nhất Để cứu sống được người mẹ và đứa con, ông bố đã phải mạo hiểm dùng con dao bỏ túi, không có phương tiện gây mê; mặc dù người phụ

nữ la hét dữ dội, ông ta vẫn tiến hành giải phẫu để cứu hai mẹ con chị

Trang 17

Hemingway đã để nhân vật được chứng kiến những trạng huống éo le và kinh khủng đến tột độ : người phụ nữ nằm giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết, còn Nick thì đóng vai trò phụ giúp cầm chiếc chậu dính đầy máu trong khi người bố tiến hành phẫu thuật Chưa hết, một cảnh tượng rùng rợn hiện ra trước cậu ta: người chồng của người đàn bà da đỏ do không chịu đựng được những điều kinh khủng và trong tình trạng bất lực đã tự giết mình bằng lưỡi dao cạo trên một chiếc giường treo Đó là những ám ảnh đầu tiên mà Nick được chứng kiến như vai trò của một nhân chứng Từ đây, từ một chú bé hồn nhiên ngây thơ, Nick bước vào một thế giới khác, thế giới của những điều khủng khiếp mà cậu ta chưa từng gặp.

Ở những câu chuyện khác như Những kẻ giết người, Chỗ tốt lành cuối cùng,

Người chiến đấu Nick lại xuất hiện có khi là nhân chứng, có khi là nạn nhân

của những sự khủng khiếp tương tự như những điều anh ta đã gặp Trong Những

kẻ giết người, nhân vật lạc lõng trong một thế giới, nói đúng hơn là một tổ quỷ,

giữa một đám những tay gangster và chứng kiến họ đang tính toán để giết một người đàn ông Thụy điển Ole Anderson vì những lý do chẳng vào đâu Cũng như nhiều truyện khác, trọng tâm của câu chuyện này là thái độ của Nick trước các sự kiện chứ không phải những sự kiện được mô tả Nick đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chưa hiểu vì sao Anderson bị giết đã phải sững sờ vì thái độ thản nhiên của anh ta, khi anh ta từ chối chạy trốn cái chết đang đe dọa và chấp nhận nó như một mặc nhiên Nick đứng trước một thế giới đầy những phi lí, càng khám phá anh ta càng bất lực Nick chỉ biết chắc một điều: anh ta đang bị vây

bủa trong thế giới này Trong Người chiến đấu (có bản dịch Gã võ sĩ) nhân vật

cũng có tâm trạng gần như vậy khi anh ta bất ngờ bị người gác phanh tàu làm bật

ra khỏi toa tàu chở hàng, sau đó Nick tiếp xúc với gã võ sĩ dị dạng, mất trí trên

mình đầy thương tích Ở truyện ngắn Chỗ tốt lành cuối cùng Nick lại xuất hiện

cùng đứa em gái trong cuộc chạy trốn sự truy lùng của chính quyền, ở đó nhen nhóm nỗi khao khát của con người về một sự bình yên Nick cũng xuất hiện trong những tư cách rất khác nhau, có khi là một đứa bé còn ngây thơ, khi là một

Trang 18

chàng thanh niên, có khi lại là người dạn dĩ đã từng chứng kiến và là nạn nhân của chiến tranh thế giới lần thứ nhất , nhưng nhân vật này hầu như đều xuất hiện và vận động trên một cái nền chung: chịu đựng những đau đớn mất mát về tinh thần hoặc thể xác, mang theo những ám ảnh triền miên

Hemingway đã tạo cho nhân vật của mình những “trường hoạt động”, mà ở đó buộc con người phải luôn căng ra trong sự chịu đựng, những nỗi ám ảnh, từ đó những tra vấn về cuộc sống xuất hiện Chung quanh nhân vật Nick bao trùm bởi một bầu không khí của những sự bất an, của những đe dọa tiềm ẩn chỉ rình rập hủy diệt con người, của những điều tồi tệ kinh khủng Trong thế giới đầy những

sự bất an đó Nick có điều kiện quan sát và phần nào bằng sự nhạy cảm, anh ta biểu hiện một cách kín đáo thái độ của mình đối với cái thế giới mà anh ta đang sống Có người cho rằng Nick có dáng dấp của một nhân vật tự thuật, là một hóa thân khá hoàn hảo một phần cuộc đời của Hemingway trước bạo lực, hoặc sống

ở trong môi trường đầy sự đe dọa và luôn phải đối diện với bạo lực và cái chết Khi đặt nhân vật trong thế đối diện với những vấn đề gai góc của cuộc sống.Các nhân vật nam trong truyện ngắn của Hemingway dù là ai, làm gì, Nick hay những người dường như đều mang dáng dấp, hơi thở của nhà văn Họ khổ sở, cô độc giữa cuộc đời đầy những điều khủng khiếp, tồi tệ Các nhân vật dường như đều phải căng mình ra để chống chọi giữa cuộc đời, nhưng họ luôn khát khao hạnh phúc, luôn vươn lên đi tìm hạnh phúc Mỗi khi các nhân vật của Hemingway đối diện với những đau đớn, bất hạnh, thậm chí là cái chết thì đó chính là lúc ý thức về hạnh phúc, về một sự bình yên và những điều tươi sáng về cuộc sống xuất hiện ở họ Ý thức này có khi được trình bày trực tiếp, có khi người đọc phải suy luận từ logic các sự kiện và số phận nhân vật, từ đằng sau hay

bên dưới những điều được nói tới Các nhân vật như Krebs (Người lính trở về), ông già (Ông già ngồi bên cầu), Francis Macomber (Cuộc đời hạnh phúc ngắn

ngủi Francis Macomber), viên thiếu tá (Ở một xứ khác) cho đến những nhân

vật trong tiểu thuyết như Jake Barker (Mặt trời cũng mọc).

Trang 19

Dường như Hemingway luôn xây dựng nhân vật trong những tình huống bình thường nhưng lại bất bình thường Nhân vật nam luôn là những loại người bị bệnh: bệnh về tâm lí, bệnh về thể chất… Hemingway chẳng bao giờ xây dựng lên những nhân vật trung tâm là nam chính mà lại bình thường cả Nhân vật bất thường, tình huống bất thường và không gian cũng bất thường Hemingway viết

về chiến tranh, ông nói về những người lính nhưng ông không cố tập trung miêu

tả lại những trận đánh ác liệt, hay những cuộc đổ máu trong chiến tranh Cái khác

lạ là ông miêu tả lại con người trong chiến tranh hoặc sau khi đi qua chiến tranh

Dù chỉ là miêu tả con người nhưng người đọc luôn tìm thấy trong các truyện ngắn của ông sự thảm khốc, ác liệt… những hậu quả nặng nề mà chiến tranh đem lại đến con người Đây chính là biệt tài của Hemingway trong kiểu xây dựng nhân vật nam: ông từ con người mà đem đến cho người đọc cái nhìn thấu đáo về chiến tranh, về thế cuộc

1.3 ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ

Số lượng nhân vật trung tâm là nữ trong sáng tác của ông không nhiều, thậm chí

có thể không bằng những người vợ và người tình của ông

Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hemingway rất ít, không có nhiều nhân vật chính là nữ Nữ chỉ là nhân vật phụ, hoặc người qua đường trong tác phẩm của Hemingway mà thôi Song các nhân vật cũng là một phần quan trọng trong sáng tác của Hemingway

“Đàn bà của Hemingway” là những người chịu nhiều tai ương trong cuộc đời Và dẫu cho họ có ít xuất hiện hơn so với đàn ông song như thế không có nghĩa họ là những cái bóng hết sức mờ nhạt mà họ vẫn tràn đầy sức sống, đầy nét khác biệt, thấm đượm lòng nhân hậu và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn

Nhân vật “nàng” - người vợ Mĩ, trong Con mèo trong mưa (Cat in the rain) Có

một người đàn ông Mĩ và một người vợ Mĩ đến khách sạn Tóc người vợ Mĩ ngắn Người chồng nằm đọc sách Trời đang mưa Ngoài sân, mưa nhốt con mèo dưới cái bàn Khách sạn hướng ra công viên Công viên vắng ngắt Người vợ Mĩ

Trang 20

đi về phía của sổ nhìn con mèo Chồng nàng mải đọc Nàng muốn giúp đưa con mèo ra khỏi bàn Chồng nàng đồng ý nhưng không rời mắt vào cuốn sách Người

vợ Mĩ xuống nhưng con mèo đã đi rồi Buồn bã, nàng trở lên phòng Ngồi trước gương, trong lúc người chồng cứ cúi đầu trên trang sách, nàng cười: “em ước có một con mèo để ôm vào lòng và nghe tiếng rên gừ gừ mỗi khi vuốt ve” Chồng nàng vẫn thản nhiên đọc sách Người vợ Mĩ tỏ ra chán nản và trơ trọi Đột nhiên, cửa mở cô hầu phòng xuất hiện, mang theo con mèo nhị thể và bảo ông chủ sai mang đến cho nàng Truyện kết thúc, ta không hiểu quan hệ giữa hai vợ chồng

mĩ ấy rồi sẽ đi đến đâu

Ông để nhân vật tự lên tiếng Mỗi người có 1 tâm trạng, tình cảm riêng Người

vợ Mĩ muốn được quan tâm chia sẻ tình cảm (muốn có con mèo) Người chồng

Mĩ thờ ơ (Chỉ đọc sách) Ông chủ khách sạn lịch thiệp, cảm thông và quan tâm đến người khác (bảo mang con mèo lên phòng) Dẫu không một dòng miêu tả tâm trạng nhưng thông qua đối thoại, diện mạo họ đã được khắc họa Câu chuyện

là mảnh cắt rất thực của cuộc đời

Còn có nhân vật trong “ Một nơi sáng sửa và sạch sẽ”, hay “ Hạnh phúc ngắn

ngủi của F.Macomber” cũng là kiểu nhân vật như người vợ Mĩ Hemingway

miêu tả những điều nhỏ nhặt, tầm thường trong cuộc sống, đặc biệt là đời sống tâm lí của nhân vật nữ để cho thấy con người, tính cách của nhân vật

Các nhân vật trung tâm là nữ đều là những người có đời sống tinh thân nghèo nàn, họ mong được hạnh phúc, khát khao được chia sẻ, được yêu thương…nhưng cuộc đời không ưu ái họ như vậy Họ hoặc gặp được người chông thờ ơ, không hiểu mình hoặc phải đi ngoại tình để tìm kiếm hạnh phúc… Cuộc đời họ cũng bất hạnh không kém gì các nhân vật nam trong tác phẩm của Hemingway, tuy họ không phải tham gia chiến tranh nhưng họ là nạn nhân của chiến tranh, họ phải tiếp nhận những “sản phẩm thứ cấp” mà chiến tranh sản xuất ra

Hemingway rất ít khi lấy nhân vật trung tâm là nữ trong các truyện ngắn của mình nhưng không có nghĩa là ông không thích hay kì thị phụ nữ “Phụ nữ là những sinh vật khó hiểu nhất trên Trái đất” có lẽ vì điều này mà ông ít viết về

Trang 21

phụ nữ hơn Cũng có thể, ông không muốn cho người đọc thấy được những vết thương vết sẹo trong tâm hồn người phụ nữ lên ông chỉ hay viết về đàn ông Nhưng nếu đã viết, các nhân vật trung tâm là nữ luôn xuất hiện đặc biệt, luôn gây những ấn tượng sâu sắc với người đọc Nhân vật nữ trong tác phẩm của ông cũng như các nhân vật nam, đều mang trong mình những vết thương do chiến tranh, do thời cuộc mang lại Họ đáng thương hơn cả những nhân vật nam, họ sống mà thật đau khổ Họ luôn phải gồng mình lên với cuộc đời Hemingway luôn cho nhân vật trung tâm là nữ của mình phải đối diện với một người đàn ông trong cuộc đời, thậm chí hai hay nhiều người đàn ông Ông muốn người đọc thấy được sự đáng thương của các nhân vật nữ: hạnh phúc không mỉm cười với họ Con người sống mà không có hạnh phúc, khát khao hạnh phúc nhưng không thể đạt được thì còn gì đáng thương hơn.

TIỂU KẾT

Truyện ngắn Hemingway phong phú, đa dạng về đề tài Ở đó có chuyện câu cá, đấu bò, đấm bốc, chuyện đi săn, chuyện tình yêu, du ngoạn… tất cả đã phác thảo được phần nào diện mạo đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội Mĩ thế kỉ XX

Bao trùm lên sáng tác của Hemingway là quan niệm về con người tâm trạng Họ

cô độc, mỗi người trong số họ đều mang trong mình một vết thương: cả ngoại hình lẫn tinh thần Nỗi cô đơn tạo nên “tấn kịch” trong tâm hồn nhân vật Xét về đặc điểm, nội dung các hình tượng, các nhân vật chính trong tác phẩm của Hemingway (nam và nữ) vừa có sự ổn định bền vững, vừa có sự mở rộng, biến đổi Cơ sở của mối liên hệ bên trong đó bắt nguồn từ nhận thức, thái độ của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống, mà theo Hemingway đó là cái hiện thực liên quan nhiều nhất đến con người trong thời đại chúng ta Hai mặt ổn định và

mở rộng, bền vững và biến đổi trong hệ thống các hình tượng nghệ thuật của Hemingway phần nào phản ánh tính nhất quán và linh hoạt giàu màu sắc trong phong cách nghệ thuật của ông Ernest Hemingway là một con người tương phản Danh tiếng của ông gắn liền với chiến tranh và lòng cam đảm, với tình yêu

Trang 22

và bạo lực, với vẻ đẹp và cõi chết Hemingway đã trải qua nhiều năm trường tại các thành phố lớn của châu Âu cũng như trong các làng mạc bán nhiệt đới của xứ Cuba, từ các đấu trường với bò rừng của xứ Tây Ban Nha tới miền rừng cây vắng

vẻ trên lãnh thổ Canada, và cuộc đời của ông mang nhiều màu sắc, nhiều kinh nghiệm của người lính, người thợ săn, kẻ đấu bò rừng, của con người đam mê tình yêu, của con người thực tế đã tỉnh ngộ cũng như của một tiểu thuyết gia bị định mệnh đưa đẩy trên cõi sống và cõi chết Chính vì vậy, các tác phẩm của ông

là thể hiện một cuộc đời phiêu lưu nhiều kinh nghiệm và cả tài năng của một nhà văn xuất sắc

Ta có thể thấy hầu hết các nhân vật của ông chẳng có ai hành động với cương vị trí thức dẫu cho có người như Jordan, trước khi tham chiến đã là giảng viên tiếng Tây Ban Nha tại đại học Montana Hơn nữa, tuy có vận dụng trí óc nhưng hầu hết các nhân vật của ông đều hiện diện với tư cách là “ con người cơ bắp” Điển

hình như là những anh bồi, nhân vật chính trong Một nơi sạch sẽ và sáng sủa,

anh lính Nick, Krebs hay võ sĩ quyền Anh Jack… Dường như ông không thiên về trí tuệ mà là đề cao bản năng con người Hemingway ý thức rất sâu sắc bi kịch trí tuệ.[3]

Các nhân vật không chỉ là những người chỉ có mất mát, căng thẳng, cô đơn hay phân hủy mà họ còn là những con người tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, khao khát giao cảm và thầm lặng mơ ước về phần ánh sáng của thế giới

Hemingway khắc hoạ hình tượng nhân vật đầy ý chí, nghị lực, tài năng để vượt qua những rủi may ấy Hành trình sống của họ hết đi từ điều may rủi này sang điều may rủi khác Mọi phấn đấu của họ rốt cuộc sẽ cũng không thoát khỏi cái vòng rủi may kia Và cuối cùng là cái chết - hư vô Dẫu thế, nhân vật của Hemingway không bao giờ chịu khuất phục Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc tả tơi nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng (chịu đựng như một con người), biết chiến đấu để vượt qua Và đây

là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất phục” trước mọi thế lực bạo tàn

Trang 23

CHƯƠNG 2 KIỂU ĐỐI THOẠI TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HEMINGWAY

Một phương diện làm nên vẻ độc đáo trong văn xuôi Hemingway nữa đó là cốt truyện thường không có vai trò gì đặc biệt Thế giới được phản ánh không phải theo lối toàn cảnh mà như một trích đoạn, các thủ pháp miêu tả như những nét vẽ

mơ hồ Nhân vật của ông thường không nói hết những điều bản thân mình nghĩ

vì vậy ngôn ngữ trở nên lấp lửng, nói một đằng nghĩ một nẻo, nhiều sự ám chỉ, nhiều quãng im lặng Trong đối thoại mỗi người như vẫn âm thầm theo đuổi những ý nghĩ riêng, thường vừa nói vừa lắng nghe tiếng nói của chính mình đã tạo nên mạch ngầm trong văn xuôi Hemingway

Lối viết ngắn gọn tạo mạch gầm này được thâu tóm trong một hình ảnh nổi tiếng gắn với tên tuổi của Hemingway đó là hình ảnh tảng băng trôi - vấn đề trung tâm trong phong cách nghệ thuật của Hemingway Với việc tổ chức ngôn ngữ như thế, ý thức của nhân vật đã thực sự trở thành điểm tựa, để từ đó người đọc cùng tác giả nhìn ra thế giới Nếu như mạch văn của những tác giả trước Hemingway thường tách ra thành những trường đoạn rõ ràng thì Hemingway sử dụng một lối văn ngắt khúc ngắn gọn khiến cho ta nhìn tác phẩm có vẻ hơi thô, hơi đơn điệu,

Trang 24

song nhờ vậy mà nó xa hẳn thứ văn xuôi viết theo mĩ cảm ở thế kỉ XIX trở về trước Sự khô khan của văn Hemingway thực ra phù hợp với kiểu nhân vật mang nhiều tâm trạng của ông và sự tương ứng này, khi đạt đến mức hoàn chỉnh lại tạo một chất thơ riêng, chỉ Hemingway mới có.

Ông chủ trương trong lúc viết cần phải: “Không biết được điều gì sẽ diễn ra trang sau” Như vậy nghĩa là nhà văn đã coi nhẹ cốt truyện và bố cục của tác phẩm dự định trước Tính chất mãnh liệt đó có được thể hiện qua những đoạn đối thoại gọn và sắc, đôi khi kéo dài đầy kịch tính, những chi tiết bất ngờ, đầy ẩn ý, những chi tiết đồng xuất hiện đối xứng của các nhân vật, độc thoại nội tâm và hành vi tiếp diễn gắn bó với nhau

Ông nói: “Tôi muốn viết theo phương pháp tảng băng trôi Bảy phần tám khối lượng của nó còn chìm dưới nước, chỉ có một phần tám nổi lên trên cho mọi người thấy Nhờ thế tảng băng của anh sẽ tiến tới một cách chắc chắn và đáng sợ hơn”

Nguyên lý “tảng băng trôi” là một trong những vấn đề trung tâm trong phong cách nghệ thuật của Hemingway Nguyên lý “tảng băng trôi” trong phương pháp sáng tác của Hemingway đã tạo nên “mạch ngầm văn bản” Điều đó có nghĩa là cái thế giới được nhận diện qua tác phẩm mới chỉ là một phần của toàn bộ thế giới hoàn chỉnh mà nhà văn định ra trong truyện của mình

Sự độc đáo trong tác phẩm của Hemingway được thể hiện qua: kiểu đối thoại trần thuật của nhân vật, kiểu đối thoại chậm, không liền mạch…

Đối thoại là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp Trong truyện ngắn, hình thức đối thoại được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân Đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn.[13]

Trang 25

Đối thoại trần thuật được thay thế cho ngôn ngữ trần thuật trong các truyện ngắn của Hemingway Do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn Khảo sát đối thoại trần thuật (đặc biệt là những tính chất thường gặp của đối thoại trần thuật trong truyện ngắn của Hemingway) chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhận diện những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ truyện Hemingway.

Kiểu đối thoại trần thuật này chiếm ưu thế trong các truyện của Hemingway, cả truyện ngắn và tiểu thuyết

Các kiểu đối thoại trần thuật trong truyện ngắn của Hemingway là:

- Đối thoại miêu tả - di chuyển điểm nhìn sang nhân vật, đối thoại một chiều Trong lời nhân vật vừa là kể chuyện vừa là để miêu tả

- Độc thoại nội tâm từ đối thoại, đối thoại như nói với chính mình

- Đối thoại không có lời dẫn của người kể chuyện

- Đối thoại “không”, chỉ đơn thuần là đưa những thông tin như báo

Con người trong truyện ngắn của Hemingway thể hiện qua đối thoại và bằng những đối thoại Đối thoại trong các truyện đều mang theo những trăn trở nội tâm của nhân vật Qua đó, người đọc có thể thấy được con người cô độc trong tác phẩm Hemingway

Truyện ngắn Hemingway rất ít độc thoại nội tâm, ngược lại hoàn toàn với tiểu thuyết đầy những lời độc thoại nội tâm; chiếm ưu thế ở truyện ngắn là những lời đối thoại, đặc biệt đối thoại trần thuật Đội thoại trần thuật cũng là thành công lớn của nhà văn

A ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NHÂN VẬT NAM

Đối thoại giữa các nhân vật nam trong các truyện ngắn của Hemingway phần nào

hé lộ được đời sống tâm hồn, đời sống tinh thần của nhân vật trong truyện Qua các cuộc đối thoại rời rạc trong các truyện ngắn phần nào cho thấy được lời mà Hemingway muốn nói trong nguyên lí “tảng băng trôi” của Hemingway

Đối thoại của các nhân vật có rất nhiều khoảng trống Các khoảng trống ấy là kết quả của việc lược bỏ các tính từ, trạng từ biểu lộ cảm xúc, hủy bỏ mạch liên kết

Trang 26

của hội thoại và nhiều khi hủy bỏ cả phần lời đáp… Tất cả các khoảng trống ấy

có thể xem như độc thoại của nhân vật, của người kể chuyện không nói lên lời Tích chất lo âu, bất ổn, sợ hãi trước hiện thực từ nội tâm của nhân vật được tái hiện bằng những im lặng Lời vô ngôn nhưng ý nghĩa rất nhiều Lời nói ra ít, không ăn nhật với nhau nhưng đó là tiếng lòng thốt ra từ khủng hoảng về sự mau thay đổi của cuộc đời

Ví dụ trong truyện ngắn Kẻ giết người, quả là đối thoại giữa các nhân vật, sự sắp

đặt các chi tiết truyện đã hé mở tầng ngầm thứ nhất của tảng băng trôi – phản ánh tình trạng bạo lực xã hội, sự thống trị của cái ác Nhưng có lẽ điều nhà văn muốn thể hiện nhiều hơn là thái độ, là phản ứng của con người trước cái ác – cũng là tầng ý nghĩa thứ hai của tác phẩm – liệu con người có khả năng diệt trừ cái ác hay không? Lý giải điều này sẽ làm sáng tỏ về từng nhân vật

Nội dung truyện ngắn được hé lộ dần qua đối thoại giữa các nhân vật: Al, George, Sam, Max Anderson bị săn đuổi cùng đường đã mệt mỏi tuyệt vọng, chờ chết, mong được chết Anh ta như có nỗi đau phải sống Sam, George, Nick – những người làm trong quán ăn thì mỗi người một ý Sam, George lớn tuổi hơn Nick, từng trải hơn Nick, xem ra có kinh nghiệm hơn Nick – nhúng tay vào những vụ thế này chỉ chuốc lấy thất bại và sự bất lợi, do vậy hai nhân vật này kẻ

sợ hãi, người ngại ngùng đều đã đứng ngoài cuộc Họ mặc nhiên chấp nhận cái

ác, chung sống cùng cái ác, miễn sao cái ác không xâm hại mình, phó mặc cho sự rủi may của số phận Nick cứu người nhưng bị chính nạn nhân khước từ Thái độ của Sam, George làm cậu thêm khó chịu Nick không chấp nhận lối sống cam chịu, thờ ơ trước số phận mình cũng như đồng loại nhưng Nick không thể cải tạo được nó nên quyết định bỏ đi – chọn cách chạy trốn để giữ mình trong sạch như

Alfret trong “Anh chàng ghét đời” của Moliere đã làm Nick đã bất lực.

Xây dựng những nhân vật như thế, phải chăng Hemingway đã linh cảm thấy sự hoành hành của cái ác là vô phương cứu chữa? Nghe như trong từng trang truyện

có tiếng thở dài của nhà văn trước một hiện thực buồn…

Trang 27

Những tên giết người còn có một tầng nghĩa nữa, một chức năng nữa – ghi lại một phần đời của Nick, góp phần hoàn thiện bức chân dung về Nick mà Hemingway dày công khắc hoạ trực tiếp trong hơn một chục tác phẩm của ông Chàng thiếu niên Nick từ chỗ là người chứng kiến đã trở thành người phát hiện

ra cái thế giới trong đó vừa có kẻ tàn nhẫn lại vừa có kẻ hèn nhát”

Hay như các cuộc dối thoại trong “ Khu trại người da đỏ” Toàn bộ những chi tiết trong “Khu trại người da đỏ” là môi trường giúp Nick nhận thức nỗi đau làm

mẹ, sự yếu đuối của người chồng và rút ra mục đích sống cho mình là phải can đảm chịu đựng, không bao giờ hành động như người chồng ấy

Chúng tôi không nghĩ đến sự phát hiện ra thế giới với những kẻ tàn nhẫn, những

kẻ hèn nhát của Nick Chúng tôi cũng không cho rằng Nick chỉ nhận thức ra nỗi đau của người mẹ và rút ra bài học cho mình Ám ảnh sâu sắc của chúng tôi về

Khu trại người da đỏ là khả năng chịu đựng của con người nói chung, trong đó

có Nick trước sự sống và cái chết

Tiếng gào thét của người đàn bà sắp sinh không cho ai được yên ổn “cánh đàn ông rời nhà, ra đường hút thuốc trong bóng tối mãi tận đằng kia để khỏi phải nghe”, người chồng “phì phèo chiếc tẩu” ở lại trong nhà cũng là buộc phải chứng kiến – phần vì đó là vợ anh, phần vì anh không thể đi được “chiếc rìu đã chặt phải bàn chân rất sâu, còn Nick thì thực sự choáng váng “Ôi ba, ba không thể làm gì để cô ấy đừng kêu thét nữa sao” Lúc cuộc phẫu thuật diễn ra Nick không còn đủ can đảm nữa “sự hiếu kỳ của cậu đã tan biến từ lâu” Ba lần cha Nick giảng giải nhưng cả ba lần Nick đều trả lời cho qua chuyện và “không dám nhìn” Đối mặt với sự kiện ấy chỉ có ba Nick là điềm tĩnh, là thấy “tiếng thét của

cô ấy không quan trọng” Kinh nghiệm nghề nghiệp đã rèn giũa cho ông phẩm chất ấy, chứ đâu phải ông vô tâm tàn nhẫn (quy tắc loại bỏ của Hemingway thể hiện ở chi tiết này) Vẫn biết tiếng gào thét kia là quy luật mà loài người phải chấp nhận nhưng chứng kiến nó thì chẳng dễ dàng chút nào Cũng vì thế anh chồng đã không đủ sức chịu đựng Nỗi đau thể xác của bản thân anh ta cộng với nỗi đau của người bạn đời đang vượt cạn đập vào anh, tạo nên sự căng thẳng tột

Trang 28

độ, giày vò khiến anh mất hết tự chủ, tìm đến cái chết Cha Nick bảo, trong cuộc đời khi không thể chịu đựng được mọi chuyện, một số đàn ông cũng như đàn bà

đã chết, nhưng với Nick như vậy thì vô nghĩa quá Để giành lại sự sống, để cho một con người ra đời, cha anh, người đàn bà kia và bao nhiêu người khác nữa phải chịu đựng biết bao vất vả, đau đớn, vậy mà sao người chồng ấy lại coi thường mạng sống của mình Quan sát nỗi đau sinh tử của những người trong cuộc, Nick rút ra bài học cho mình “sẽ chẳng bao giờ chết” Và bài học ấy được mang theo suốt trong hành trang cuộc đời Nick Dẫu sống trong thế giới của chiến tranh, của bạo lực, của những đổ vỡ, bị ám ảnh bởi cái chết, nỗi cô đơn… nhưng Nick không bao giờ có ý định muốn chia tay với cuộc sống này, biết cách chịu đựng nó để hoàn thành sứ mệnh một con người

Còn có nhiều cuộc đối thoại trần thuật trong truyện ngắn của Hemingway giữa các nhân vật nam cho ta thấy “tảng băng trôi” trong sáng tác của ông Đọc truyện ngắn của ông, người đọc luôn phải tiếp cận một cái gì đó chưa hoàn chỉnh, một khoảng trống nào đó chưa được lấp đầy Thế giới ông để lại còn có nhiều khoảng

trắng, mà buộc người đọc phải suy tư để tìm ra đáp án riêng của mình “Một nơi

sạch sẽ và sáng sủa” cũng để lại khoảng trống ấy trong lòng độc giả Nếu chỉ đọc

qua ta chỉ thấy được “ lớp băng nổi” trong “ tảng băng trôi” mà thôi

Đọc tác phẩm của Hemingway, đọc giả thường không nhận ra đầu cuối gì cả, không có chân dung, không có mô tả toàn cảnh, chỉ có những đoạn đối thoái, những chữ không có sắc thái biểu cảm mở đầu hoặc cuối dòng chỉ có: “một anh bồi nói”, “hắn nói”, “lão nói”

- Tuần trước lão tự sát hụt, một người bồi nói

- Tại sao?

- Lão tuyệt vọng

- Về cái gì?

- Chẳng gì cả

- Sao anh biết chẳng vì cái gì cả?

- Lão có nhiều tiền

Trang 29

Những đoạn đối thoại hầu như xuyên suốt tác phẩm Nó vang lên một cách trơ trọi và do đối thoại quá ngắn, chỉ như kể lại nên chỉ còn từng mảng ý nghĩa lời thoại tiềm ẩn, vô số những khả năng diễn giải được đầy về phía độc giả Với từ

“và” mở đầu tác phẩm, tạo cho người đọc ấn tượng về những sự việc, hiện tượng, không gian, thời gian…tách biệt, độc lập với nhau, thậm chí có sự “hờ hững” với nhau Song nó chỉ “hờ hững” trên bề mặt còn khi đọc và tiếp cận tác phẩm ở nhiều chiều chúng ta nhận ra thông qua nhân đề tác giả bằng những kết dính điêu luyện, đã gửi gắm vô số thông điệp Và thông điệp cuối cùng là: con người không thể sống cô độc, con người không bao giờ bị khuất phục… Đây là lời nhắn gửi không chỉ cho chúng ta hôm nay mà cho cả nhân loại nói chung

Khi lấy nhân vật trung tâm là nam, ông thường xây dựng lên những chiến binh dũng cảm, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi đã xác định cho mình một lí tưởng, một nguyên tắc sống như: đấu sĩ, ông già tôi, người bất khả bại… Song bên cạnh đó ta còn gặp những cựu quân nhân luôn mang trong lòng những vết thương âm ỉ Hemingway chủ yếu khắc họa và hai diện mạo chính: sống trở về

(Sông lớn hai lòng I, II, Nhà của lính) hoặc chết trong chiến tranh (Chẳng một ai

chết).

Người may mắn sống sót trở về thì mất hết lí tưởng Họ vỡ mộng vì chiến tranh

Đế quốc và vì bị ám ảnh bởi sự khủng khiếp của nó Những người này ta có thể xem họ như tấm gương phản chiếu diện mạo thật sự của chiến tranh

Còn những người chết, ta luôn bắt gặp những cái chết bất đắc kỳ tử Một phát súng vang lên, một mạng người gục gã mà họ đâu có hiểu rằng mình đã chết Họ chết nhiều đến nỗi, những người chứng kiến thấy đó là chuyện thường tình Giá trị trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại trần thuật của Hemingway chính là

ở đây: tố cáo chiến tranh và phản ánh hiện thực-con người mất hết tình người

B ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NHÂN VẬT NỮ

Không khó để nhận ra sự chênh lệch về nhân vật trung tân nam- nữ trong truyện Hemingway Song những nhân vật nữ của ông lại để lại dấu ấn đặc biệt trong

Trang 30

lòng bạn đọc Lời thoại của họ cũng làm nên ấn tượng rõ nét trong tâm trí người đọc dù chỉ xuất hiện ở vài truyện.

Khảo sát hơn 70 truyện ngắn của Hemingway, số lượng nhân vật nữ có tên chưa tới con số 20 Số lượng nhân vật nữ không tên cũng tương đương như vậy Ở góc

độ nhân vật trung tâm, cả tiểu thuyết và truyện ngắn của Hemingway có tám nhân vật nữ Như vậy, càng chứng tỏ tầm quan trọng của nhân vật nữ trong sáng tác của ông

Đối thoại giữa các nhân vật cũng có những điều ngầm ẩn mà tác giả muốn gửi

gắm trong đó Chim bạch yến cho ai là truyện tiêu biểu cho lời thoại giữa các

nhân vật nữ Có một phu nhân người Mĩ và đôi vợ chổng người Mĩ trên chuyến tàu đến ga Lion Phu nhân mua chim bạch yến về cho người con gái, người chán chường bởi mẹ không cho lấy chồng Thụy Sĩ Theo bà ta, đàn ông Mĩ mới thực

sự là những ông chồng tử tế đối với các cô gái Mĩ và hạnh phúc mà họ mang lại cho gia đình lớn đến nhường nào

bỏ Châu Âu Chị biết không, con gái tôi đã phải lòng một gã ở Vevey Bà

ta dừng trong một lát Chúng đang phát điên lên vì yêu, bà ta dừng lại Tôi

đã tách cháu ra tất nhiên

- Cô bé có chịu đựng nổi không ? Vợ tôi hỏi

- Tôi không cho là thế, phu nhân người Mĩ đáp Nó chẳng ăn, chẳng ngủ gì

cả tôi cố hết sức xoay sở nhưng dường như nó chẳng quan tâm gì cả Nó chẳng quan tâm bất cứ thứ gì nữa Tôi không thể để nó lấy một người ngoại quốc được Bà ta nghỉ một lát Một người bạn rất tốt có lần đã bảo tôi rằng chẳng có thằng cha ngoại quốc nào lại có thể trở thành một người chổng tốt cho một cô gái Mĩ

Trang 31

- Không, vợ tôi nói Tôi không cho là như thế.

…………

- Đàn ông Mĩ là những người chồng tốt nhất, phu nhân người Mĩ nói với vợ tôi Tôi đang lấy những chiếc túi xuống Trên thế gian này đàn bà chỉ nên lấy đàn ông Mĩ.[5]

Hemingway rất nổi tiếng về kiểu đối thoại trần thuật Đối thoại của ông thường

rõ chủ thể, cấu trúc nhưng lại mơ hồ trong logíc hội thoại Tính nhân quả và sự liên tục giữa các lời thoại thường rời rạc, lỏng lẻo Hơn nữa ông lại xóa mờ mục đích của đối thoại (về cái gì), nên sức hấp dẫn ở những trang viết ấy thật lớn, chúng đã tạo nên được độ căng của nghệ thuật và buộc người đọc phải tham gia vào

Nhưng trong cuộc đối thoại này thì lại rất ít khoảng trắng cho người đọc suy ngẫm Cuộc đối thoại chỉ như là kể lại sự việc bình thường, chỉ như những lời nói chuyện thường tình của những người cùng đi chung một chuyến tàu Nhưng câu chuyện không hề đơn giản như vậy Ngược lại, ở cuối truyện, hành trình kết thức với những lời tán dương không ngớt của phu nhân người Mĩ dành cho đàn ông

Mĩ, đôi vợ chồng Mĩ kia xuống ga, về nhà thu xếp , «mỗi người sống một nơi » Chỉ câu kết này thôi đã đủ đánh mạnh vào tâm trí người đọc, và rồi mỗi người sẽ

tự suy ngẫm và tìm ra câu tả lời cho câu hỏi : chim bạch yến cho ai ?

Tiếp đến ta có thể kể đến cuộc đối thoại ngắn ngửi giữa người vợ Mĩ và cô nàng hầu trong «Con mèo trong mưa »

- Bà tìm gì vậy thưa bà ?

- Có con mèo, cô gái Mĩ đáp

- Một con mèo ?

- Ừ, một con meo

- Con mèo ? Cô nàng hầu cười lớn Con mèo trong mưa

- Ừ, nàng trả lời, dưới cái bàn Rồi nói tiếp, «Ồ tôi rất cần nó Tôi muốn có một con mèo»

Trang 32

- Khi nàng nói tiếng Anh, mặt đứa hầu gái nghiêm trang trở lại Đi thôi thưa

bà, nó nói Chúng ta phải quay vào trong, bà sẽ bị ướt đấy

Ta thấy ở đây người vợ Mĩ đang cố nói chuyện bằng tiếng Italia ít ỏi của mình,

cô muốn hòa nhập với họ, vượt qua rào cản ngôn ngữ Dường như người vợ Mĩ tìm thấy được ở nơi người hầu gái sự đồng cảm Tuy nhiên, vẫn có cái gì đó như khoảng cách giữa cô và nàng hầu

Trong cuộc nói chuyện với cô hầu gái, lần đầu tiên người vợ Mĩ (The American wife) được người kể chuyện gọi bằng «cô gái Mĩ» (The American girl) Nụ cười

và sự hồn nhiên của cô hầu gái Italia làm sống dậy trong tâm thức người vợ Mĩ cảm nhận «thời con gái» Vậy mà trong thoáng chốc sự giao cảm giữa hai cô gái chấm dứt : Khi nàng nói tiếng Anh, mặt đứa hầu gái nghiêm trang trở lại Sự giao cảm kết thúc khi rào cản ngôn ngữ, dân tộc, mối quan hệ dịch vụ được thiết lập lại.[3]

Các cuộc đối thoại của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hemingway dường như đều rời rạc, xa rời nội dụng cuộc đối thoại Đối thoại ở đây không còn là kể chuyện mà còn như bày tỏ tâm sự, mỗi lời nói của mỗi nhân vật như là lời từ tâm hồn họ từ trái tim họ Qua các lời thoại, ta thấy được trái tim của các nhân vật trung tâm là nữ : họ cô đơn, họ khao khát đồng cảm, họ mong muốn được thấu hiểu nhưng chẳng ai có thể hiểu và đồng cảm cùng họ, ngay cả những người thân cận nhất cũng vậy, kể cả người chồng Các nhân vật nữ là người có trái tim khao khát yêu thương, khát khao hạnh phúc…nhưng cuộc sống không trao cho họ cái hạnh phúc đó Chính cuộc đời đã làm họ biến đổi, cả về giới tình lẫn tinh thần, đẩy họ vào sự «tha hóa», hoặc đi ngoại tình, hoặc trở thành người không phải đàn bà cũng chẳng là đàn ông…thậm chí buộc họ có những hành động thật đáng

giận : muốn bắn chết chồng ( người vợ, trong Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của

F.Macomber).

Thế giới được phản ánh không phải theo lối toàn cảnh mà như một trích đoạn, các thủ pháp miêu tả như những nét vẽ mơ hồ Nhân vật của ông thường không nói hết những điều bản thân mình nghĩ vì vậy ngôn ngữ trở nên lấp lửng, nói một

Ngày đăng: 10/06/2016, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anders Osterling - Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển ,Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển
2. Đỗ Ngọc Yên, Ernest Hemingway - Phóng viên chiến trường kiệt xuất, Tạp chí văn nghệ quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ernest Hemingway - Phóng viên chiến trường kiệt xuất
3. Hemingway – Những phương trời nghệ thuật, Lê Huy Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hemingway – Những phương trời nghệ thuật
4. Nguyễn Hữu Hiếu - Tiếp cận tác phẩm Hemingway từ tính đồng dạng của nhân vật- Hemingway - Những chân trời nghệ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Tiếp cận tác phẩm Hemingway từ tính đồng dạng của nhân vật- Hemingway - Những chân trời nghệ thuật
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
5. Truyện ngắn Hemingway ( 2 tập), Lê Huy Bắc – Đào Thu Hằng – Tô Đức Huy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Hemingway
6. Truyện ngắn chọn lọc Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc – Đào Thu Hằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc Ernest Hemingway
7. Trần Thị Quỳnh Thuận, Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro và một nét trong nghệ thuật dựng truyện của Ernest Hemingway, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh, 9/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro và một nét trong nghệ thuật dựng truyện của Ernest Hemingway
8. Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro (The snow of the Kilimanjaro, 1936), truyện ngắn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro
16. The collected stories by Ernest Hemingway, Edited and introduced by James Fenton, Everymans Library, London, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The collected stories by Ernest Hemingway
17. The Literary Reputation of Hemingway in Europe, MJ. Minard Lettres Modernes, Paris, 1965 tr48, 88, 88, 151, 152, 153-158, 186, 165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Literary Reputation of Hemingway in Europe

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w