1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO dục đại học VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP QUỐC tế tHUẬN lợi và KHÓ KHĂN

32 342 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

TÓM TẮT: Từ năm 1986, cùng với công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước được triển khai, nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục nói c

Trang 1

PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ

 Họ và tên: Nguyễn Cảnh Huệ, nam; sinh ngày 10/3/1958, tại Yên Thành , Nghệ An

 Chức vụ, nơi làm việc hiện nay: Q Trưởng Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh

 Học hàm, học vị: Tiến sĩ, được nhận năm 1992

 Phó giáo sư, được phong năm 2005

 Quá trình đào tạo: Học đại học từ 1975 đến 1979, tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội( nay là Khoa Lịch sử, Trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG HN), ngành Lịch sử;

 Nghiên cứu sinh: từ 1988-1992 tại Liên Xô, ngành Lịch sử

 Lĩnh vực nghiên cứu chính: Những vấn đề về quan hệ quốc tế hiện đại, Quan hệ Việt Nam-

Ấn Độ thời kỳ hiện đại, ASEAN và quan hệ Việt Nam-ASEAN, Quan hệ Quốc tế của Việt Nam…

 Thành tích nghiên cứu khoa học: Đã chủ trì, tham gia 8 đề tài khoa học từ cấp Trường, cấp

Bộ đến cấp Nhà nước; công bố gần 50 bài báo trong sách chuyên khảo, Tạp chí khoa học, Kỷ yếu HT Quốc gia, Quốc tế…

Trang 2

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ

Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh

Trang 4

TÓM TẮT:

Từ năm 1986, cùng với công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước được triển khai, nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực giáo dục đại học của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế gặp những thuận lợi cũng như những khó khăn Với bài viết này, chúng tôi cố gắng làm rõ những thuận lợi và những khó khăn của giáo dục đại học nước nhà trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời nêu một số kiến nghị

Trang 5

Về thuận lợi, trước hết thuận lợi về mặt chủ

quan, đó là: Dân tộc ta có truyền thống hiếu học; nền giáo dục đại học ngày nay được kế thừa những thành tựu giáo dục trước đây của đất nước; giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là lĩnh vực được cả nước rất quan tâm; quyết tâm mạnh

mẽ của toàn Đảng, toàn dân trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà; công cuộc Đổi mới ngày càng đạt được nhiều thành tựu, đời sống mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao đưa đến đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn; nước ta có một bộ phận các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực, các nhà giáo dục khá đông đảo được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước có nền giáo dục tiên tiến; có lực lượng Việt Kiều ở nước ngoài đông đảo

Trang 6

Về mặt khách quan, đó là nước ta có quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước với trình độ tiên tiến về giáo dục, khoa học; hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho lớp trẻ du học nước ngoài; lợi thế của người đi sau của giáo dục đại học nước ta; nhiều nước ngoài đầu tư vào nước ta trong lĩnh vực giáo dục…

Trang 7

Về khó khăn chủ quan, đó là: Những hạn chế, yếu

kém của nền giáo dục đại học nước ta; môi trường làm việc chưa thật thuận lợi, vấn đề sử dụng lao động nói chung và nhân tài nói riêng còn nhiều bất cập; do tác động của nền kinh tế thị trường; hạn chế về sự liên thông của chương trình đào tạo giữa các trường đại học trong nước, giữa trong nước và quốc tế; hạn chế về mặt ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên

Về mặt khách quan, đó là: Giáo dục đại học nước

ta phải cạnh tranh với những cơ sở giáo dục tiên tiến của nước ngoài hoạt động tại nước ta; phải chống lại những “độc hại”, những cơ sở giáo dục kém chất lượng

từ nước ngoài tràn vào; tác động những bất lợi từ tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực đưa lại…

Trang 8

Bài viết cũng nêu lên một số kiến nghị đối với giáo

dục đại học nước nhà, đó là: Cần có một chiến lược giáo dục nói chung và chiến lược giáo dục đại học nói riêng của đất nước thực sự khoa học, mang tính dân tộc và hiện đại; tạo môi trường làm việc thuận lợi và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đội ngũ giảng viên đại học; cải tiến chế độ thi tuyển, đào tạo người thầy để đào tạo ra một đội ngũ giảng viên đại học có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề; việc tiếp thu những kinh nghiệm, thành tựu nước ngoài trong giáo dục phải hết sức thận trọng, tránh rập khuôn, máy móc; tránh việc thành lập trường đại học một cách tràn lan…

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG:

Từ năm 1986, cùng với công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước được triển khai, nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng

Trang 10

Về khái niệm: “Hội nhập quốc tế”, từ trước đến nay,

có nhiều cách hiểu khác nhau Theo nhận thức của chúng tôi, “Hội nhập quốc tế” là quá trình tham gia của một nước vào thế giới trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Một nước tham gia hội nhập quốc tế sẽ

có những thuận lợi cũng như phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trên mọi lĩnh vực Lĩnh vực giáo dục đại học của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế cũng không phải là trường hợp ngoại lệ

Với bài viết này, chúng tôi cố gắng làm rõ những thuận lợi và những khó khăn của giáo dục đại học nước nhà trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời nêu một

số kiến nghị

Trang 11

*

* *

I VỀ THUẬN LỢI

1 Trước hết thuận lợi về mặt chủ quan

Thứ nhất: Dân tộc ta có truyền thống hiếu học

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, coi trọng người đỗ đạt,

“ hiền tài là nguyên khí quốc gia” Đây là tài sản, động lực to lớn để giáo dục nói chung và giáo dục đại học nước ta hội nhập quốc tế ngày nay

Thứ hai: Nền giáo dục đại học ngày nay được kế thừa những

thành tựu giáo dục trước đây của đất nước

Hơn mấy chục năm qua, kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm

1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ, mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến cứu nước, nước ta đã đào tạo được một đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học

kỹ thuật đông đảo ; trong đó, một bộ phận không nhỏ những người có chuyên môn cao lại được thử thách, tôi luyện trong cuộc sống và công việc, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo Đây là vốn quý, là động lực to lớn để nền giáo dục nước ta nói chung và đại học hội nhập quốc tế ngày nay

Trang 12

Thứ ba: Sự quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ của

toàn Đảng, toàn dân trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà

Ở nước ta, giáo dục được Đảng, Nhà nước rất quan tâm Nghị quyết của Đảng chỉ rõ: Cùng với khoa học -công nghệ, Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu… Nhiều Nghị quyết Trung ương đã đề cập đến vấn đề này Gần đây, ngày 4/11/2013 BCH Trung ưởng Đảng đã họp Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo

Ở nước ta, hầu như gia đình nào, ở mọi giai đoạn đều

có con em đi học và giành ưu tiên cao nhất cho việc học của con cái Xã hội cũng giành sự ưu tiên cao nhất cho giáo dục

Đây là thuận lợi lớn trong cuộc hội nhập giáo dục đại học của nước ta

Trang 13

Thứ tư: Công cuộc Đổi mới ngày càng đạt được

nhiều thành tựu, đời sống mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao đưa đến việc đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn

Đất nước càng phát triển, một mặt tạo ra điều kiện vật chất lớn hơn cho giáo dục phát triển, bộ phận dân cư khá giả ngày càng đông và họ cho con

em đi học ở nước ngoài; mặt khác, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền giáo dục không ngừng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đất nước

Trang 14

Thứ năm: Nước ta có một bộ phận các nhà khoa học

trên nhiều lĩnh vực, các nhà giáo dục khá đông đảo được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga…; có lực lượng Việt Kiều ở nước ngoài đông đảo

Trong mấy chục năm qua, kể cả trong những năm chiến tranh ác liệt, Đảng và Nhà nước với tầm nhìn xa rộng, đã gửi nhiều con em sang nước ngoài, trong đó có

ở hầu hết các nước có nền khoa học, giáo dục tiên tiến học tập, nghiên cứu Lực lượng này là vốn quý cho công cuộc hội nhập của giáo dục đại học nước ta ngày nay Họ không chỉ mang kinh nghiệm, tri thức về mà là cầu nối giữa nước ta với các nước trong công cuộc hội nhập

Trang 15

Về lực lượng Việt kiều, hiện nay có hơn 4 triệu người sống ở trên 100 nước bao gồm hết các châu lục, trong đó khoảng ½ là sống ở Mỹ với nhiều chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực, với nguồn tài chính đáng kể Dù bộ phận này có nhiều thành phần với tâm trạng khác nhau, nhưng có thể nói, số đông luôn hướng về tổ quốc, muốn đóng góp sức lực, trí tuệ, của cải để xây dựng đất nước Đảng ta xác định: Việt kiều là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là nguồn lực quan trọng của đất nước Nếu chúng ta có chính sách phù hợp, khai thác tốt lực lượng này thì đây là một nguồn lực đáng kể phục vụ cho công cuộc hội nhập quốc tế của nền giáo dục đại học nước nhà

Trang 16

2 Về mặt khách quan

Thứ nhất: Nước ta có quan hệ rộng rãi với

các nước trên thế, trong đó có nhiều nước với trình độ tiên tiến về giáo dục, khoa học Điều này cho phép chúng ta có thể tiếp thu những thành tựu về giáo dục, khoa học- công nghệ, kinh nghiệm của thế giới để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại

Công cuộc hội nhập quốc tế được đẩy mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học mở rộng giao lưu với các nước, tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm để góp phần hiện đại hoá nền giáo dục đại học đất nước

Trang 17

Thứ hai: Lợi thế của người đi sau của giáo dục đại

học nước ta

So với nhiều nước ở khu vực và trên thế giới thì nền giáo dục đại học nước ta hội nhập quốc tế muộn hơn, có trình độ thấp hơn Nhưng, điều này có tính hai mặt Mặt hay ở chỗ, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của

họ, vận dụng những kinh nghiệm thành công và tránh lặp lại kinh nghiệm không thành công, chúng ta có thể đi tắt đón đầu để phát triển nhanh giáo dục đại học

Thứ ba: Nhiều nước ngoài đầu tư vào nước ta trong

lĩnh vực giáo dục

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nhiều nước, trong đó có những nước tiên tiến đầu tư về giáo dục ở nước ta Điều này đưa lại nhiều tác dụng tích cực như: cho phép một bộ phận con em nước ta được “du học” tại chỗ, được học nền giáo dục tiên tiến ngay trên nước mình, kích thích giáo dục nước nhà phát triển…

Trang 18

II VỀ KHÓ KHĂN

1 Về mặt chủ quan

Thứ nhất: Những hạn chế, yếu kém của nền giáo dục đại học

nước ta

dục, giáo viên Đó là tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, dạy học nhồi nhét, bệnh thành tích trong giáo dục hay là những tiêu cực ngoài xã hội đã tác động vào ngành giáo dục ; là lối học thụ động, nặng về việc trang bị kiến thức mà coi nhẹ về trang bị năng lực…

tiềm thức của xã hội mà không dễ dàng loại trừ trong ngày một,

nhập quốc tế nền giáo dục nước ta nói chung, giáo dục đại học nói riêng

Trang 19

Thứ hai: Môi trường làm việc chưa thật thuận

lợi, vấn đề sử dụng lao động nói chung và nhân tài nói riêng còn nhiều bất cập

Môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ chưa thật xứng đáng dẫn đến chảy máu chất xám Đó là tình trang những nhà khoa học giỏi ra nước ngoài làm việc, nhiều chuyên gia giỏi bỏ cơ quan nhà nước sang làm việc cho các công ty nước ngoài ngay trên nước mình hay ở công ty tư nhân, nhiều lưu học sinh học xong không về nước và tình trạng chảy máu chất xám còn thể hiện ở chỗ người ta không chú tâm, đầu tư làm công việc chính mà bị phân tán, sức lực và thời gian vào những công việc khác Tình hình trên là thách thức đối với việc xây dựng một đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao

Trang 20

Thứ ba: Do tác động của nền kinh tế thị

trường

Do tác động của nền kinh tế thị trường, không ít trường đại học đã hạ thấp tiêu chuẩn về kiến thức cũng như đạo đức đầu vào đối với sinh viên làm cho sản phẩm giáo dục giảm sút Nhiều giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị phai nhạt, trong đó có truyền thống “tôn sư trọng đạo” Một

số giáo viên vì chạy theo lợi ích kinh tế, quyền lợi

cá nhân đã đánh mất phẩm chất nhà giáo của mình Cùng với sự phát triển của công cuộc hội nhập,

sự phát triển của công cuộc đổi mới, của nền kinh

tế thị trường làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc Theo đó, một bộ phận cư dân không nhỏ có cuộc sống ngày càng khó khăn, không đủ điều kiện cho con theo học các cấp

Trang 21

Thứ tư: Sự hạn chế về sự liên thông của chương trình đào tạo

giữa các trường đại học trong nước, giữa trong nước và quốc tế

của các trường đại học trong nước với nước ngoài, nhất là các nước phát triển, theo cảm nhận của chúng tôi, lại càng lớn Điều

giữa các trường đại học trong nước, giữa nước ta với nước ngài bị hạn chế, là khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục đại học nước ta Đây cũng có thể coi là nguyên nhân quan trọng

khó khăn

Trang 22

Thứ năm: Hạn chế về mặt ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên

độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của đội ngũ giảng viên đại học của

trường đại học đều có độ tuổi từ trung niên trở lên, chủ yếu được đào tạo ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây, ở đó,

họ được học tiếng Nga và tiếng các nước khác ( ngoài tiếng Anh)

hội nhập quốc tế Việc số lượng bài báo của Việt Nam được công

bố trên các tạp chi khoa học có uy tín quốc tế ít hơn so với nhiều nước trong khu vực ( kể cả Thái Lan, Singapore) có lẽ nguyên

nước ta

Trang 23

2 Về mặt khó khăn khách quan

tranh với những cơ sở giáo dục tiên tiến của nước ngoài hoạt động tại nước ta

Cùng với sự mở rộng của quá trình hội nhập, đã

và sẽ có nhiều cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài sẽ mở ở nước ta Đây sẽ là nơi không chỉ thu hút những thầy giáo giỏi (do chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc thuận lợi) mà còn thu hút những học sinh giỏi, có điều kiện vào học Đây là nơi không chỉ cạnh tranh trong việc thu hút đầu vào đối với người học mà còn cả trong việc thu hút giảng viên giỏi Vì vậy, giáo dục đại học Việt Nam phải cạnh tranh với những cơ sở giáo dục này về đầu vào đối với sinh viên và giảng viên và việc giữ chân những giảng viên giỏi

Trang 24

Thứ hai: Phải chống lại những “nọc độc”, những

cơ sở giáo dục kém chất lượng từ nước ngoài tràn vào

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế thì bên cạnh những cái tốt, những cơ sở giáo dục tiên tiến vào nước ta thì những cái xấu, những cơ sở giáo dục kém chất lượng cũng vào theo Tình hình này đã xảy

ra ở nước ta trong thời gian qua Điều này sẽ góp phần làm vẫn đục nền giáo dục đại học của nước ta

Trang 25

Thứ ba: Tác động những bất lợi từ tình hình chính

trị, kinh tế thế giới, khu vực đưa lại

Những biến động về kinh tế, chính trị-an ninh khu vực, thế giới sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hội nhập quốc tế của nước ta nói chung và giáo dục đại học nói riêng

Ngày đăng: 09/06/2016, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w