1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MÔN NGHIỆP vụ CÔNG tác mặt TRẬN và đoàn THỂ 2

29 774 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 49,81 KB

Nội dung

* Về tổ chức: a Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn do Đại hội đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành g

Trang 1

MÔN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN VÀ ĐOÀN THỂ

- Câu 1: Trình bày nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ VN xã?

Trong hệ thống bốn cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở

có vị trí quan trọng Các cơ sở xã phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc

tổ chức và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối chủ trương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước Cơ sở là địa bàn tổ chức thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động của Mặt trận, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống ở cộng đồng dân cư

* Về tổ chức:

a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã

Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn do Đại hội đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

- Người đứng đầu các tổ chức thành viên cùng cấp;

- Các trưởng ban Công tác Mặt trận;

- Một số cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài;

- Một số chủ tịch công đoàn công ty, nghiệp đoàn, hội lao động đóng trên địa bàn, đại diện lãnh đạo của một số tổ chức kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác;

- Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

ở địa phương khóa trước

- Các cá nhân tiêu biểu là những người có tín nhiệm và khả năng hoạt động thiết thực đối với nơi và đối tượng họ vận động Không cấu tạo đại diện các cơ quan nhànước ở địa phương như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an, Tư pháp…

Số lượng ủy viên Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn do Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp đó thỏa thuận theo cơ cấu thành phần quy định trong Điều lệ và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp

Qua thực tiễn và căn cứ vào dự thảo hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, số lượng ủy viên Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn nên cấu tạo từ

20 - 35 người Trong cơ cấu thành phần Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn, cần quan tâm tăng tỷ lệ người ngoài Đảng, nữ, cá nhân tiêu biểu một cách hợp lý; ít nhất có 35% ủy viên là người ngoài Đảng và ít nhất 20% ủy viên là nữ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã họp thường lệ ít nhất 3 tháng một lần do Chủ tịch,Phó Chủ tịch làm chủ tọa hội nghị Hội nghị thường lệ của Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ:

Trang 2

- Thảo luận tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua, quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc cấp mình thời gian tới.

- Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp mình theo hướng dẫncủa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên

- Góp ý kiến kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và cấp trên về

những chủ trương, chính sách, pháp luật Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước

- Hiệp thương dân chủ cử ban thường trực, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch, các ủy vấn thường trực, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp

- Xét quyết định kết nạp làm thành viên mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình

- Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết

- Thành lập Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân với nhiệm vụ thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Ban Thường trực trình

Vấn đề có ý nghĩa quyết định chất lượng sinh hoạt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là việc chuẩn bị nội dung hội nghị phải chu đáo, thiết thực, cụ thể và thực hiện đúng nguyên tắc hiệp thương dân chủ

b) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn (do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp đó hiệp thương dân chủ cử trong số ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấpxã) là cơ quan đại diện của Ủy ban Mật trận Tổ quốc cấp xã giữa hai kỳ họp của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã gồm chủ tịch, hai phó chủ tịch và ủy viênthường trực có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tổ chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã

- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp thống nhất hành động hằng năm, 6 tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của Ủyban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc

- Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấptrên trực tiếp về việc thực hiện chính sách pháp luật ở địa phương

- Tổ chức thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân, các nhiệm vụ Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, bảo vệ

Trang 3

quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử cán bộ, công chức nhà nước, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở

cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương

- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với cơ quan nhà nước và các tổ chức thành viên cùng cấp

- Hướng dẫn hoạt động của ban công tác Mặt trận, ban thanh tra nhân dân

- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc cùng cấp Ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thựchiện các văn bản đó

- Xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn họp thường lệ mỗi tháng ít nhất hai lần do Chủ tịch chủ tọa hội nghị, nếu Chủ tịch vắng thì Phó Chủ tịch thường trực chủ tọa hội nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc làm việc theo chế độ tập thể bàn bạc và quyết định, phân công cá nhân phụ trách

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở, cần thiết lập các tổ tư vấn và mở rộng đội ngũ cộng tác viên Tổ tư vấn và cộng tác viên bao gồm các ủy viên Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn, đội ngũ đông đảo cán bộ về hưu có nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng và một số cá nhân tiêu biểu ở ngoài Ủy ban Mặt trận am hiểu một số lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, có tâm huyết và tự nguyện tham gia các hoạt động của Mặt trận như: tư vấn về dân chủ, pháp luật, tổ tư vấn về các vấn đề văn hóa, xã hội,v.v

Về phương thức hoạt động

Phương thức hoạt đ1ộng của Mặt trận Tô quốc Việt Nam rất phong phú vàkhông ngừng đổi mới theo hướng: rõ mục tiêu, rõ nhiệm vụ, bám sát các nhiệm vụkinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, của địa phương, sát cơ sở cộng đồng dân

cư Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt kịp thời ý kiến, sángkiến của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tham gia xây dựng và tổ chức thựchiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và hoạt động giám sát của Mặt trận, bảo

vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân Mặt trận Tổ quốc cơ sở cần vận dụnglinh hoạt, thích hợp với tình hình và khả năng thực tế ở từng nơi và từng công việc

cụ thể, tập trung thực hiện có kết quả những phương thức hoạt động chủ yếu sauđây:

a) Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên

- Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên không chỉ là

phương thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của Mặt trận Phương thứcnày được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở, trên các lĩnh vực hoạt động của Mặt

Trang 4

trận về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh, quốc phòng, đối ngoại nhân dân

và chăm lo cải thiện và bảo vệ những lợi ích hợp pháp của nhân dân

- Phối hợp và thống nhất hành động những việc mà các thành viên hoặcphần lớn các thành viên đều có trách nhiệm và có lợi ích nhằm huy động sức mạnhtổng hợp của các tầng lớp nhân dân cùng hành động theo chương trình chung,

mục tiêu chung, tạo ra hiệu quả cao Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận chủ trì việc

phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên Căn cứ vào chương trìnhcông tác trong từng thời gian để xem xét, lựa chọn những việc cần có sự phối hợp

và thống nhất hành động giữa các thành viên hay một số thành viên để đưa ra bànbạc, thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, thời gian mở cuộc vậnđộng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Các thành viên đều cóquyền chủ động đưa ra sáng kiến với Ban Thường trực về những công việc màthấy cần có sự phối hợp hành động giữa các thành viên với nhau Mặt trận cơ sởphải thực hiện có hiệu quả những phong trào, cuộc vận động chung có tính toàndân, toàn quốc hoặc toàn địa phương do Ủy ban Mặt trận cấp trên đề ra

b) Phối hợp với chính quyền

Sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền đã được quy định trong các nghịquyết của Đảng, trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trong các đạo luật và văn bản pháp quy của Nhà nước, trong Luật Mặt trận Tổ quốcViệt Nam Đây là nhu cầu thiết thân của Mặt trận và của cả chính quyền

Đối với Mặt trận, đây là phương thức hoạt động quan trọng vì phần lớnnhững nhiệm vụ đề ra trong chương trình phối hợp và thống nhất hành động củaMặt trận có thực hiện được hay không tùy thuộc vào kết quả phối hợp giữa Mặttrận với chính quyền

Đối với chính quyền, phối hợp với Mặt trận là biện pháp quan trọng trongviệc kết hợp chức năng quản lý nhà nước với phong trào hành động yêu nước củaquần chúng, phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của toàn dân, làmcho kỷ cương phép nước và lòng dân gặp nhau, tạo nên sức mạnh của bản thânNhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội

Mặt trận phối hợp với chính quyền trong giải quyết những vấn đề chung,những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp, của mọi côngdân mà Mặt trận là người đại diện chung Các đoàn thể đều có những việc cần phốihợp với chính quyền, nhưng đó là việc phối hợp riêng của từng đoàn thể với chínhquyền để vận động mọi giới, mọi tầng lớp xã hội do tổ chức này phụ trách

Nội dung phối hợp như đã nêu trên gồm các lĩnh vực như xây dựng, giám sát

và bảo vệ chính quyền; tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách; chăm lo,bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thực hiện các chương trình

kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ an ninh - quốc phòng…

Để việc phối hợp đạt hiệu quả thiết thực, cần xây dựng quy chế phối hợpcông tác giữa Ủy ban Mặt trận với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân; tổ chức

Trang 5

các cuộc họp liên tịch giữa Mặt trận với chính quyền để bàn bạc, quyết địnhchương trình nội dung và hình thức, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ công tác củađịa phương trong từng thời gian, giúp đỡ các đại biểu dân cử giữ mối liên hệthường xuyên với nhân dân, phối hợp trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật,chính sách, tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể theo cụm gia đình, tổ chức cácbuổi tiếp dân, vận động nhân dân xây dựng các quy ước sinh hoạt ở cơ sở như quyước về giữ gìn vệ sinh, trật tự an ninh, quy ước thực hiện nếp sống văn hóa ở khudân cư, mở rộng và nâng cao hiệu qua hoạt động thanh tra nhân dân, công tác hòagiải ở cơ sở…

Ban Thường trực Mặt trận cơ sở cần khắc phục tình trạng tự ti, ỷ lại, chủđộng đề xuất với chính quyền những việc cần phối hợp, xây dựng kế hoạch phốihợp và yêu cầu chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau thực hiện đạthiệu quả thiết thực

c Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhân dân thông qua ban công tác mặt trận ở khu dân cư

Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức Mặt trận mà là

tổ chức hoạt động tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư với chức năng phốihợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, phối hợp với trưởng thôn (làng,

ấp, bản…) để thực hiện các nhiệm vụ:

- Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chương trìnhhành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp

- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cưvới cấp ủy đảng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã

- Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểudân cử, cán bộ công chức nhà nước

- Phối hợp thực hiện Pháp lệnh dân chủ và hoạt động tự quản ở cộng đồngdân cư

Ban công tác Mặt trận được hình thành ở thôn, làng, ấp, bản, đường phố nơi

mà ở đó có chi bộ hoặc tổ đảng; chi hội Phụ nữ, chi đoàn thanh niên; chi hội nôngdân, chi hội người cao tuổi Đối với những thôn (làng, ấp, bản) có địa dư rộng, số

hộ dân đông người thì dưới ban công tác Mặt trận có thể hình thành các tổ công tácMặt trận, tổ nhân dân tự quản, các tổ ngành nghề, các cộng tác viên

Ban công tác Mặt trận do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn raquyết định thành lập Nên bố trí một trong những người như bí thư chi bộ, ủy viên

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã (phường, thị trấn) hoặc người có uy tín ở cộng đồng

dân cư, có điều kiện, kinh nghiệm và nhiệt tình hoạt động xã hội làm trưởng bancông tác Mặt trận Không bố trí trưởng thôn kiêm trưởng ban công tác Mặt trận

Trang 6

d) Trực tiếp vận động các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các công thương gia, những người cao tuổi, thân nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn cần chủ trìviệc phối hợp giữa các tổ chức thành viên và chính quyền cùng cấp trong công táctuyên truyền, vận động các thành phần xã hội nói trên với những hình thức và biệnpháp thích hợp như: tiếp xúc cá nhân, hội thảo, tọa đàm, trao đổi ý kiến, vừa vậnđộng, thuyết phục, vừa quan tâm đến những yêu cầu chính đáng của họ Trong tiếpxúc phải tỏ thái độ đúng mực, tôn trọng và lắng nghe, ghi nhận những đề xuất, kiếnnghị, động viên họ thực hiện các nhiệm vụ công tác Mặt trận, cần chú ý động viên

và phát huy tác dụng tích cực của những cá nhân có uy tín ở địa phương cơ sở

Trang 7

- Câu 2: Trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức của công đoàn cơ sở?

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam

Công đoàn là tổ chức do người lao động lập nên nằm tập hợp sức mạnh, bảo

vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và công nhân, lao động

Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với sự hình thành, pháttriển của giai cấp công nhân và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Người đặtnền móng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của tổ chức Công đoànViệt Nam Trong tác phẩm “ Đường Kách mệnh”, Người nhấn mạnh: “ Công hộitrước hết là để đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là

để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìnquyền lợi cho công nhân, năm là để giúp dân, giúp cho thế giới”

Từ năm 1925, nhiều cán bộ thanh niên cách mạng Việt Nam dưới sự lãnhđạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã trở về nước hoạt động phong trào côngnhân,thúc đẩy phong trào công nhân và tổ chức Công hội ở nhà máy, xí nghiệp,hầm mỏ phát triển

Năm 1929, ba tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (tiền thân của ĐảngCộng sản Việt Nam, được thành lập ngày 3-2-1930), bước đầu đáp ứng yêu cầucủa phong trào yêu nước và phong trào công nhân Nhờ đó, tổ chức Công hội càngphát triển mau lẹ, nhất là ở các tỉnh miền Bắc, nơi có nhiều trung tâm công nghiệp,tập trung một số lượng lớn công nhân

Để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công tác vận động công nhân và tăngcường sức mạnh cho tổ chức Công hội, ngày 28-7-2929, theo quyết định của ĐôngDương Cộng Sản Đảng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểuCông hội đỏ Bắc kỳ lần thứ nhất, họp tại nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội Hội nghị đãbầu Ban chấp hành lâm thời gồm 6 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụtrách Hội nghị đã thông qua Chương trình, Điều lệ, phương hướng hoạt động vàquyết định xuất bản Báo Lao Động và Tạp chí Công Hội đỏ (Sau này, Đại hội VCông đoàn Việt Nam (tháng 11-1983) đã quyết định lấy ngày 28-7-1929 là ngày

kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam)

Sự ra đời công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớnmạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân ViệtNam

Tính chất của Công đoàn Việt Nam.

Tính chất là đặc trưng của sự vật nói lên cái này khác với cái kia Tính chấtcủa một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, phản ánh thực

tế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức khi hình thành và xuyên suốt trongquá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tắc, phương pháp tổ chứchoạt động

Trang 8

Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tại

và phát triển tổ chức Công đoàn Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của công nhân Hình thức tổ chức của Công đoàn là liên hiệp

công nhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trên nguyên tắc tự

nguyện…Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác định Công đoàn Việt Nam có haitính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân

Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân:

Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân, ra đời tồntại phát triển nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp côngnhân

Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phongcủa giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyên tắc tổ chức- tậptrung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng

Biểu hiện tính quần chúng:

- Kết nạp CNVC,LĐ vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng,thành phần…

- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng CNVC,LĐ vàđược họ tín nhiệm bầu ra

- Nội dung hoạt động của công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng củađộng đảo CNVC,LĐ

Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chấtcủa Công đoàn Việt Nam Cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong tư tưởngchỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chất này hoặc xemnhẹ tính chất kia

Vị trí của tổ chức công đoàn trong điều kiện chính trị, xã hội.

Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy Công đoàn có một vịthế nhất định trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam và trong tâm thức của giaicấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam nói chung Cụ thể hơn vị trí Côngđoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sở pháp lý, quy định trong các văn bảnpháp luật cơ bản, hiện hành và các văn bản dưới luật Tại khoản 1 Điều 1 Luật

Công đoàn Việt Nam năm 1990 quy định: “Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam” Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ

đó biết được các mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội khác nhằm thực hiệnchức năng nhiệm vụ công đoàn:

- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗdựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng

- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọnglẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Côngđoàn hoạt động

Trang 9

- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong Khối liên minh Công-Nông-Trí thức, bình đẳng,

tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch).

Vai trò của Công đoàn Việt Nam.

Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trìnhphát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển Sự tác động của tổ chứcCông đoàn được dựa trên cơ sở tính chất, vị trí của tổ chức công đoàn thông quacác hoạt động phong trào cách mạng của quần chúng công nhân lao động Để cácphong trào hành động cách mạng của quần chúng trước hết công đoàn phải có quátrình tập hợp, tuyên truyền, hướng dẫn CNVC, LĐ…Đó là vai trò trường học củaCông đoàn Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong các thời kỳ:

- Thời kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò trường học đấu tranhgiai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc

- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trường họcChủ nghĩa xã hội của người lao động: Công đoàn tham gia quản lý sản xuất, quản

lý xí nghiệp…; Tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoànthiện các chính sách kinh tế…; Giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị,

tư tưởng, pháp luật, văn hóa, lối sống…

Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ HĐH, vai trò của Công đoàn Việt Nam càng ngày phát triển, mở rộng thông quaphong trào cách mạng của CNVC, LĐ tác động trên các lĩnh vực: - Kinh tế: trongnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Công đoàn tham gia đổi mới cơ chế quản

CNH-lý, củng cố nguyên tắc tập trung mở rộng dân chủ, đẩy mạnh hoạt động công đoàntrong các thành phần kinh tế, đảm bảo kinh tế quốc doanh giữ vai trò then chốt,chủ đạo…

- Chính trị: Công đoàn là sơi dây chuyền nối tăng cường mối quan hệ mậtthiết giữa Đảng với quần chúng CNVC, LĐ, xây dựng giai cấp công nhân, củng cốkhối liên minh Công, Nông và trí thức, góp phần ổn định chính trị Văn hóa- xãhội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục CNVC, LĐ chống tiêu cực và tệ nạn xã hội,xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng caotrình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tích cực sáng tạo của CNVC,LĐ

Trang 10

- Câu 3: Trình bày những nội dung hoạt động chủ yếu của tổ chức công đoàn ở cơ sở? Liên hệ thực tiễn?

Để hoạt động công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức, lao động, côngđoàn cơ sở cần tập trung vào những hoạt động sau:

- Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký giao kết hợp đồng với người sửdụng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động

Trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp hình thành nên quan hệ lao động

dựa vào pháp luật lao động Đó là mối quan hệ lao động mang tính chất chung nhấtcủa những người lao động và những người sử dụng lao động, ở mọi loại hìnhdoanh nghiệp, mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế Còn khi tập thể lao động

và người sử dụng lao động đã ký Thỏa ước lao động tập thể thì quan hệ đó đãmang những nét cụ thể dựa trên những đặc điểm của doanh nghiệp, như trình độ

công nghệ, ngành nghề, địa bàn sản xuất kinh doanh, khả năng và hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của người lao động

- Công đoàn cơ sở đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tham gia xâydựng Thỏa ước lao động tập thể: tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động thamgia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể và đại diện cho công nhân, viên chức, laođộng thương 1ượng với người sử dụng lao động

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động vàngười sử dụng lao động (hoặc đại diện người sử dụng lao động) về điều kiện laođộng, điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệlao động

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu trong doanh nghiệp để từ

đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, giữa tập thể lao động vớingười sử dụng lao động trong các doanh nghiệp Thỏa ước lao động tập thể tạo nên

sự cộng đồng trách nhiệm của cả tập thể người lao động và người sử dụng laođộng, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động

Thông qua Thỏa ước lao động tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân,viên chức, lao động được bảo đảm như quy định của pháp luật, được áp dụng vàođiều kiện thực tế tại doanh nghiệp và có thể còn được hưởng nhiều quyền lợi caohơn các quy định của pháp luật

Thỏa ước lao động tập thể tạo ra mối quan hệ hài hòa hơn giữa người laođộng và người sử dụng lao động Thông qua việc thương lượng, ký kết những nộidung của Thỏa ước lao động tập thể người lao động và người sử dụng lao độnghiểu nhau hơn Vì vậy, hạn chế được những mâu thuẫn, bất đồng không cần thiết,tạo điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gắn bó với nhau hơntrong quan hệ lao động

Thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể sẽ tạo ra sự ổn định, hài hòa trongquan hệ lao động tại doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh

Trang 11

nghiệp Người sử dụng lao động cũng chính vì thế mà có nhiều thời gian dành choviệc nghiên cứu thị trường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của doanhnghiệp

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở, là công cụ có tính pháp lý, là căn cứ đểngười lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động, đồng thời

là cơ sở, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp lao động về lợi ích Thông qua theodõi, quản lý việc thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể của các doanhnghiệp trong các thành phần kinh tế, Nhà nước có những tài liệu thực tiễn phongphú cần thiết để điều chỉnh các chế độ chính sách cho phù hợp với điều kiện thực

tế tại doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

- Công đoàn cơ sở thay mặt công nhân, viên chức, lao động ký kết Thỏa ướclao động tập thể với chủ doanh nghiệp

Tổ chức công đoàn đại diện tập thể công nhân, viên chức, lao động xâydựng, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với chủ doanh nghiệp.Thông qua hoạt động này, công đoàn cơ sở sâu sát công nhân lao động hơn, hiểu rõhơn hoạt động của doanh nghiệp và các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền

và lợi ích của công nhân viên chức, lao động Công đoàn đại diện, mang tiếng nóicủa công nhân, viên chức, lao động đến người sử dụng lao động, củng cố vị trí,tăng cường vai trò của công đoàn trong đơn vị Thông qua việc thương lượng, kýkết Thỏa ước lao động tập thể, công đoàn mang lại quyền và lợi ích cho công nhân,viên chức, lao động như quy định của pháp luật Vì vậy, được người lao động tintưởng, tạo ra sức thu hút, tập hợp người lao động gia nhập tổ chức công đoàn vàtham gia hoạt động công đoàn

- Sau khi Thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết, công đoàn vận động, tổchức công nhân, viên chức, lao động thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể

và giám sát việc thực hiện những quy định trong Thỏa ước lao động tập thể do các

bên ký kết Công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, vệsinh an toàn lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và các biện pháp phòngngừa bệnh nghề nghiệp…

- Tổ chức giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động phát triển kinh tế gia đình.Hoạt động chăm lo đến đời sống công nhân, lao động của tổ chức công đoàn cơ sơcòn là tổ chức giúp đỡ công nhân lao động phát triển kinh tế gia đình, làm giàu hợppháp theo những điều kiện cụ thể của mỗi người Công đoàn tín chấp giúp côngnhân, viên chức, lao động vay được vốn từ ngân hàng để có vốn tăng gia sản xuấtcải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho gia đình

Trang 12

- Câu 4: Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng Nông thôn mới?

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằmlàm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn Để thực hiện thành công chủ trương đó thì nông dân đóng mộtvai trò rất quan trọng Sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí sẽ khôngthực hiện được nếu không có sự tham gia đóng góp của nông dân, vai trò đó đượcthể hiện qua những nội dung sau:

Một là, nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp

và xây dựng nông thôn mới

Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếutrong ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sựthành công trong xây dựng nông thôn mới Những năm gần đây, nhờ áp dụngnhững thành tựu khoa học - kỹ thuật, nông dân đã sản xuất ra nông sản ngày càngnhiều, chất lượng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Qua đó, nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất, ổn định cuộcsống và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việcchuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là nguồn lực to lớn trongviệc tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ cấukinh tế hợp lý theo hướng: tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp, đồng thời pháttriển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ Điều này đòi hỏi người lao độngphải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen tiểu nông, phải năng độngnắm bắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vận động của nó; đồngthời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao động để thực hiện bước chuyển đổi

Ngoài ra, nông dân cũng chính là người trực tiếp ứng dụng những thành tựukhoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất, tăng quy mô tạo ra một khốilượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước

Hai là, nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ

tầng nông thôn

Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông bê tông, nhựa hóa nông thôn nối liềnthôn, xóm, ấp liên xã là một nội dung trong xây dựng nông thôn mới Điều đó đạtđược nhanh chóng khi người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của xâydựng đường sá trong phát triển kinh tế - xã hội, tự giác đóng góp xây dựng cùngvới sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương Đất nước ta còn nghèo, Nhà nướccòn phải tập trung vào những dự án lớn như: đường quốc lộ, những cây cầu lớn,những nhà máy thủy, nhiệt điện v.v… Những việc xây dựng đường làng, đườngliên thôn, liên xã phải chủ yếu do nhân dân đóng góp cùng với sự hỗ trợ của Nhànước Xây dựng đã khó nhưng bảo vệ, tôn tạo hệ thống đường sá càng quan trọnghơn Ông cha ta có câu “Của bền tại người” Việc bảo quản, giữ gìn hệ thống

Trang 13

đường sá nông thôn phải là công việc của chính bà con nông dân Người nông dâncần cập nhật những kiến thức, hiểu biết và ý thức bảo vệ hệ thống đường nông thôn

để phục vụ cho chính mình

Nông thôn mới không thể thiếu hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủynông nội đồng… Những cơ sở vật chất đó phải do chính những người nông dân ởcác vùng nông thôn cùng với Nhà nước xây dựng; đồng thời bảo quản, tăng cườngcông tác quản lý của chính quyền địa phương đối với những công trình

Ba là, nông dân là những người trực tiếp đóng góp và đưa đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

đi vào cuộc sống

Những yếu tố thuộc về lãnh đạo, quản lý như chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước rất quan trọng đối với việc hoạch địnhnội dung, bước đi và thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn, xây dựng nông thôn mới ở nước ta Song, nông dân là lực lượng có vai tròquan trọng trong việc biến những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nôngthôn mới thành hiện thực

Quá trình xây dựng, hoach định đường lối, chủ trương cần thu thập ý kiến từ

bà con nông dân, vì bà con nông dân hàng ngày va chạm trong thực tiễn cuộc sống,

có thể cung cấp cho những nhà lãnh đạo, quản lý nhiều ý kiến hay, kinh nghiệmphong phú Khi đường lối, chủ trường đã được thông qua cần đẩy mạnh công táctuyên truyền, vận động làm cho nông dân hiểu và thấy được những lợi ích thiết thực,giúp họ tự giác thực hiện

Đảng chỉ thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi ý Đảng hợp lòng dân,được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc: “Dễtrăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Đường lối, chủtrương, của Đảng hợp lòng dân, được dân hiểu thì dù khó khăn đến mấy cũng đượcnhân dân tìm cách thực hiện Dân ủng hộ nhiều chúng ta thắng lợi nhiều, dân ủng

hộ ít chúng ta thắng lợi ít Dân không ủng hộ chúng ta sẽ thất bại Trong xây dựngquy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng cần phải tham khảo ý kiến của bà connông dân; cần quy hoạch ra sao để nông thôn mới vừa kế thừa được truyền thốngdân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố hiện đại, thuận tiện cho cuộc sống và sản xuấtcủa nông dân

Bốn là, nông dân là những người trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng

Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

Cần phải tuyên truyền, vận động, giác ngộ để nhiều nông dân phấn đấu trởthành đảng viên làm cho lực lượng đảng viên nông thôn ngày càng đông đảo.Người nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đảng bộ, chính quyền

và các đoàn thể chính trị xã hội-nơi mình cư trú; tích cực tham gia cuộc đấu tranhchống tham nhũng, tiêu cực làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

Trang 14

Nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng quanđiểm, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt lànhững vấn đề liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, gópphần sao cho những quan điểm đó phù hợp với những điều kiện của Việt Nam, củatừng địa phương và đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đángcủa nông dân.

Giai cấp nông dân phải tích cực tham gia xây dựng bộ máy chính quyềntừng làng, từng bản, từng xã thật sự vững mạnh, luôn luôn giữ nghiêm kỷ cươngphép nước, thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhân dân Nông dân không chỉ lànhững người xây dựng mà còn là những người bảo vệ chính quyền - Nhà nước

Hiện nay, những thế lực thù địch đang tìm mọi cách chia rẽ các dân tộc, chia

rẽ Nhà nước với nhân dân Chúng tìm mọi cách khơi dậy những mâu thuẫn, khácbiệt giữa lợi ích của nông dân với Nhà nước để gây nên tình trạng mất ổn địnhtrong xã hội, cục bộ địa phương Bà con nông dân cần nhận thức được những âmmưu thâm độc này, bình tĩnh giải quyết những mâu thuẫn đó bằng con đường đốithoại, tránh bị kích động, bị lôi kéo của kẻ thù

Năm là, nông dân là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng

nông thôn

Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động tinhthần của cư dân nông thôn mà chủ yếu là nông dân Đời sống văn hóa tinh thần ởcác vùng nông thôn bao gồm: phong tục tập quán, lối sống, quan hệ ứng xử giữacon người với con người, cách tư duy, hoạt động văn học - nghệ thuật ở các vùngnông thôn v.v…

Quan hệ giữa những người nông dân là quan hệ tình nghĩa thân thiện, giúp đỡlẫn nhau, tôn trọng nhau Trong thôn, trong xóm một người có việc mọi người xungquanh giúp đỡ, theo quan niệm “sống với nhau vì tình vì nghĩa không phải vì đĩa xôiđầy”; ra đường gặp người lớn tuổi phải chào dù không có họ hàng; thương ngườinhư thể thương thân, mối quan hệ gần gũi xóm giềng trong bà con nông dân phảiđược giữ gìn, bảo vệ và phát huy để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng xóm, làng văn hóa

Giữ gìn những giá trị văn hóa là một nội dung trong xây dựng nông thônmới, nhằm xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp ở các vùng nông thôn.Việc khôi phục, giữ gìn những giá trị văn hóa như lễ hội, các hoạt động văn nghệtruyền thống như thơ ca, hò vè là công việc của bà con nông dân Chỉ khi nàokhơi dậy được tính tích cực, nhiệt tình tham gia của quần chúng thì những hoạtđộng trên mới mang lại những hiệu quả thiết thực

Sáu là, nông dân là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn

Giữ gìn an ninh, trật tự các vùng nông thôn, đảm bảo cuộc sống thanh bìnhcho bà con nông dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mớiViệt Nam

Ngày đăng: 08/06/2016, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w