1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển

91 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

LÊ THỊ MÂY NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA CÂY HUỲNH ĐƯỜNG DYSOXYLUM LOUREIRI PIERRE LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA

Trang 1

LÊ THỊ MÂY

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH

CỦA CÂY HUỲNH ĐƯỜNG (DYSOXYLUM LOUREIRI PIERRE)

LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - HUYỆN BA BỂ -

TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ MÂY

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH

CỦA CÂY HUỲNH ĐƯỜNG (DYSOXYLUM LOUREIRI PIERRE)

LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - HUYỆN BA BỂ -

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực Chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Lê Thị Mây

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành Lâm học, khóa 20 (2012-2014)

Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được

sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban giám đốc, cán bộ phòng kỹ thuật Vườn quốc gia Ba Bể Nhân dịp này tác giả xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó

Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Đặng Kim Vui- người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tác giả xin cảm ơn Th.S La Quang Độ đã quan tâm giúp đỡ, động viên và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian theo học cũng như thực hiện luận văn

Tác giả cũng xin cảm ơn thầy giáo, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, khoa Sau đại học, cán bộ phòng kỹ thuật vườn quốc gia Ba Bể đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả theo học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè và người thân trong gia

đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý bàu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Thị Mây

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học 2

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu 3

1.1.1 Khái niệm tái sinh rừng 3

1.1.2 Cơ sở của bảo tồn đa dạng sinh học 4

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.2.1 Trên thế giới 6

1.2.1.1 Những nghiên cứu về tái sinh rừng 6

1.2.1.2 Những nghiên cứu về loài cây Huỳnh đường 9

1.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2.2.1 Nghiên cứu về tái sinh 10

1.2.2.2 Nghiên cứu về loài Huỳnh đường 12

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 15

1.3.1 Giới thiệu khái quát về VQG Ba Bể 15

1.3.2 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 18

1.3.2.1 Vị trí địa lý 18

1.3.2.2 Địa hình 19

1.3.2.3 Khí hậu 20

1.3.2.4 Thuỷ văn 21

Trang 6

1.3.2.5 Các yếu tố khí hậu khác 21

1.3.3 Điều kiện đất đai 22

1.3.4 Đặc điểm hệ động thực vật 24

1.3.5 Điều kiện dân sinh, kinh tế- xã hội 26

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Nội dung nghiên cứu 27

2.1.1 Hiện trạng phân bố loài Huỳnh đường tại khu vực nghiên cứu 27

2.1.2 Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của cây Huỳnh đường 27

2.1.3 Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh dưới tán rừng của loài Huỳnh đường tại khu vực nghiên cứu 27

2.1.4 Đánh giá một số yếu tố tác động đến sự xuất hiện của loài Huỳnh đường tái sinh 27

2.1.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Huỳnh đường 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1 Phương pháp luận 28

2.2.2 Phương pháp ngoại nghiệp 29

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu cơ bản 29

2.2.2.2 Phương pháp điều tra thực tế 30

2.2.3 Phương pháp nội nghiệp 32

2.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tầng cây cao 32

2.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cây tái sinh 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 Hiện trạng phân bố loài Huỳnh đường tại khu vực nghiên cứu 40

3.2 Một số đặc điểm cấu trúc rừng ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của cây Huỳnh đường 42

3.2.1 Đặc điểm cấu trúc cây tầng cao 42

3.2.2 Mật độ tầng cây cao và quan hệ sinh thái của loài Huỳnh đường với các loài khác 44

Trang 7

3.2.3 Đặc điểm phân bố số cây theo cấp kính(N/D1.3) của loài cây Huỳnh

đường và tổng thể OTC 1 46

3.2.4 Đặc điểm phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của loài cây Huỳnh đường và tổng thể 48

3.2.5 Đặc điểm độ tàn che tầng cây cao 50

3.2.6 Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi 51

3.3 Một số đặc điểm tái sinh dưới tán rừng 52

3.3.1 Phân bố tái sinh Huỳnh đường trong tự nhiên 52

3.3.2 Cấu trúc tổ thành cây tái sinh 56

3.3.4 Phân bố cây tái sinh theo chiều cao, chất lượng và nguồn gốc tái sinh 57

3.4 Đánh giá một số yếu tố tác động đến sự xuất hiện của loài Huỳnh đường tái sinh 60

3.4.1 Đặc tính phân bố của loài 60

3.4.3 Ảnh hưởng của cây mẹ 61

3.4.4 Ảnh hưởng của con người 61

3.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Huỳnh đường 62

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Khuyến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân vùng bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể 17

Hình 1.2 Bản đồ sử dụng đất Vườn quốc gia Ba Bể 23

Hình 3.1: Phân bố N/D của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 1 46

Hình 3.2 Phân bố N/D của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 12 47

Hình 3.3 Phân bố N/Hvn của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 1 48

Hình 3.4: Phân bố N/H của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 12 49

Hình 3.5: Phân bố tái sinh Huỳnh đường theo cấp chiều cao 58

Hình 3.6 Chất lượng cây tái sinh ở OTC 12 59

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng quan địa hình VGQ Ba Bể 19

Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng và năm 20

Bảng 1.3 Thành phần loài động vật có xương sống ở VQG Ba Bể và vùng 25

Bảng 1.4: Thống kê hệ thực vật VQG Ba Bể 25

Bảng 1.5 Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo ở vùng đệm 26

Bảng 2.1: Phương pháp xác định độ tàn che 37

Bảng 3.1 Phân bố cá thể Huỳnh đường theo tuyến đi 40

Bảng 3.2 Phân bố cá thể Huỳnh đường theo OTC 41

Bảng 3.3 Cấu trúc tầng cây cao có IVI >5% trong OTC 1 43

Bảng 3.4 Cấu trúc tầng cây cao có IVI >5% trong OTC 12 44

Bảng 3.5 Quan hệ sinh thái loài Huỳnh đường với các loài khác trong cấu trúc tổ thành rừng 45

Bảng 3.6: Độ tàn che tầng cây cao ở OTC 1 và OTC 12 nơi có Huỳnh đường phân bố 50

Bảng 3.7 Độ che phủ ở OTC 1 và OTC 12 nơi có Huỳnh đường xuất hiện 51

Bảng 3.8 Tái sinh tự nhiên theo tuyến 53

Bảng 3.9 Phân bố tái sinh loài Huỳnh đường ở OTC 1 54

Bảng 3.10: Phân bố tái sinh loài Huỳnh đường ở OTC 12 55

Bảng 3.11: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Huỳnh đường 55

Bảng 3.12 Chất lượng và nguồn gốc tái sinh của Huỳnh đường ở OTC 1 58

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới Với vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bắc bán cầu, đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật Nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH đã và đang suy giảm Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon bậc loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai gần Chính vì vậy, để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH này Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn khá sớm nhằm gìn giữ nguồn gen của địa phương, là cơ sở quyết định cho

sự phát triển hệ sinh thái nông, lâm, ngư nghiệp đa dạng và bền vững Hiện nay cả nước có trên 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước

Bảo vệ đa dạng sinh học là một trong những nội dung cơ bản của bảo vệ môi trường và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia Công tác duy trì, bảo tồn và phát triển những nguồn gen quý đang được thực hiện với quy mô rộng khắp trên toàn thế giới Ở Việt Nam công tác bảo vệ đa dạng sinh học là nhiệm

vụ của mỗi người, đặc biệt là những khu vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn trong đó có vườn quốc gia Ba Bể Vườn quốc gia Ba Bể là một trong những vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, hiện nay vườn có đến 620 loài thực vật thuộc 138 họ, 300 chi trong đó có những loài đặc trưng, điển hình của vùng Đông Bắc, núi đã vôi như: Đinh, Nghiến, Trai, Lát… đặc biệt hiện nay vườn còn lưu giữ một số loài đặc biệt quý hiếm gỗ thuộc nhóm I, rất quý hiếm đó chính là cây Huỳnh đường

(Dysoxylum loureiri Pierre), loài cây hiện đang cấp thiết cần phải xây dựng giải pháp

bảo tồn

Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre) thuộc họ Xoan, là loài cây được phân

bố chủ yếu ở những nơi có rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở miền Trung nước ta Với

Trang 12

nhiều công dụng cũng như giá trị cao nên cây Huỳnh đường hiện đang bị khai thác và

sử dụng với nhiều là cho số lượng loài cây giảm đi nhanh chóng, loài Huỳnh đường hiện đang được xếp hạng bảo tồn mức VU (sắp nguy cấp) theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam năm 2007

Dựa trên những luận điểm trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm tái sinh của cây Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre) làm

cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài tại vườn quốc gia Ba Bể- huyện Ba Bể- tỉnh Bắc Kạn”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mô tả và phân tích được hiện trạng phân bố và đặc điểm tái sinh của cây

Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre) tại vườn quốc gia Ba Bể, trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển của cây Huỳnh đường

3 Đối tượng nghiên cứu

Cây Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre) thuộc phân khu bảo tồn vườn

quốc gia Ba Bể- huyện Ba Bể- tỉnh Bắc Kạn

4 Ý nghĩa khoa học

Cung cấp số liệu về loài Huỳnh đường của khu vực vườn quốc gia Ba Bể Cung cấp số liệu hiện trạng loài nhằm đề xuất giải pháp phù hợp phục vụ cho công tác bảo tồn loài Huỳnh đường tại vườn quốc gia Ba Bể

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm tái sinh rừng

Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo, hay

tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả một quần lạc sinh vật trong tự nhiên Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay Jordan, Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ “ Restoration ” để diễn tả sự hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên Schereckenbeg, Hadley và Dyer (1990) sử dụng thuật ngữ: “ Rehabilitation ” để chỉ sự phục hồi lại bằng biện pháp quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng

Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn

cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sau khi khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy, các cây con sẽ thay thế cây già cỗi

Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ

Theo nghĩa rộng, tái sinh rừng là sự tái sinh nhằm đảm bảo cho sự tồn tại liên tục của một hệ sinh thái rừng.[8]

Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [13], tái sinh được coi là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng

là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn cảnh rừng Theo ông vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Ông cũng khẳng định tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng Bàn về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995) cho rằng nếu thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây

Trang 14

khác Ngược lại, nếu thành phần loài cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra.[19]

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lí và

tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định, chi phối sự hình thành lên quy luật tái sinh rừng Ở các vùng tự nhiên khác nhau, tái sinh rừng diễn ra theo các quy luật khác nhau Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề cực kì phức tạp Kinh nghiệm thực tiễn chỉ cho thấy việc áp dụng máy móc, các phương thức tái sinh kinh điển của các vùng ôn đới vào các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể mang lại kết quả như mong muốn Ở đây khẳng định lại một lần nữa, tái sinh rừng không chỉ là một hiện tượng sinh học mà còn là một hiện tượng địa lý Những kiến thức về sinh thái, tái sinh rừng bao gồm mối quan hệ giữa các loài cây tái sinh với hoàn cảnh sinh thái, đặc biệt là tiểu hoàn cảnh rừng, mối quan hệ sinh vật trong hệ sinh thái rừng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu quy luật tái sinh trong từng loại rừng cụ thể và là cơ sở khoa học quan trọng để để xuất các biện pháp tái sinh rừng có hiệu quả

Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình hình thành lớp cây con dưới tán rừng Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm.Vì đặc trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ sinh thái rừng

1.1.2 Cơ sở của bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn ĐDSH không phải lúc nào cũng cố định trong các khu bảo tồn thiên nhiên Theo sự biến động thời gian, khí hậu, sự cạnh tranh phát triển trong các quần

xã, diễn thế tự nhiên, di cư, sự tác động của con người làm cho tính đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn luôn thay đổi Vì vậy, điều tra, giám sát đa dạng sinh học,

điều tra đánh giá quá trình tái sinh các loài động, thực vật quý, hiếm có ý nghĩa rất

lớn trong công tác bảo tồn

Trang 15

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai [15] [17] [18]

Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen

động cho thực vật

Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN 1978, Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ (Sách đỏ Việt nam, 1986) phần II, Thực vật [1] Sách đỏ Việt Nam năm 2007 (Sách đỏ việt Nam, 2007) phần II Thực vật [2] để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên phân chia ra các thứ hạng sau:

+ Không đánh giá: Not Evaluated (NE)

Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban

hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP) [21] Nghị định quy định các loài động, thực

vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:

Trang 16

+ IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục

đích thương mại (IA đối với thực vật rừng)

+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA đối với thực vật rừng).[4]

Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học

ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một trong những loài thực vật cần được

bảo tồn là loài cây bản địa đa tác dụng Huỳnh đường, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Trên thế giới

1.2.1.1 Những nghiên cứu về tái sinh rừng

Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một sinh thái hoàn chỉnh nhất Thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay

đổi Rừng cây và con người liên hệ mật thiết với nhau Chính lẽ đó, cây rừng được

con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ xa xưa Một trong khía cạnh con người nghiên cứu để phục hồi lại rừng là tái sinh rừng

Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm, nhưng ở rừng nhiệt đới, vấn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây Đầu thế kỷ 19 khi công nghiệp phát triển mạnh, nhu cầu gỗ đòi hòi quá lớn, con người phải tập trung khai thác rừng tự nhiên và tiến hành tái sinh nhân tạo Nhưng từ những thất bại tái sinh rừng nhân tạo ở Đức nhiều nhà khoa học ủng hộ và đồng nhất quan điểm “ Hãy quay trở lại với tái sinh tự nhiên” Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, Van steenis.J (1956) [11] [13] [19] đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng Ngoài ra theo nhận xét của A Obrevin (1938) khi nghiên cứu các khu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, còn đưa ra lý luận bức khảm hay lý luận tái sinh tuần hoàn

Theo kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1930) nhận thấy: cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa có thể

Trang 17

cực hiếm hoặc vắng hẳn Ông gọi đây là hiện tượng “không bao giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần rừng cây gỗ của rừng mưa Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở tầng dưới thường khác nhau rất nhiều, mặt khác tổ thành loài cây của rừng mưa lại biến đổi từ nơi này đến nơi khác Vì vậy tổ thành loài cây của rừng mưa đều không cố định trong không gian và thời gian, không có một tổ hợp của loài cây nào có thể đạt thế “cân bằng sinh thái” với hoàn cảnh một cách vĩnh viễn và ổn định Ngay ở cùng một địa điểm và cùng một thời gian nhất định tổ hợp các loài cây sẽ được thay thế, không phải bằng tổ hợp có thành phần như cũ mà bằng một tổ hợp có thành phần khác hẳn Từ những lý luận trên, đã dẫn A.Obrevin đi đến lý luận bức khảm tái sinh (còn gọi là lý luận tuần hoàn tái sinh) Theo lý luận này có thể coi một diện tích rừng mưa rộng lớn là một bức khảm mà mỗi đơn vị của bản ghép hình đó là một tổ hợp hình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau Mặc dù, xét trên diện tích nhỏ, tổ hợp loài cây tái sinh không mang tính kế thừa, nhưng nếu xét trên phạm vi rộng lớn hơn thì các tổ thành loài cây sẽ kế thừa nhau ít nhiều theo phương thức tuần hoàn Obrevin đã có công là khái quát hóa các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn hạn chế Ông coi hiện tượng đó là “thuần túy ngẫu nhiên”, không thể phán đoán trước được vì còn phụ thuộc vào quá nhiều nguyên nhân phức tạp Ông không giải thích được do tác nhân nào, do cơ chế nào đã dẫn đến việc hình thành các tổ hợp loài cây tái sinh khác nhau Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích được cho thực tiễn sản xuất, đề xuất các biện pháp điều khiển tái sinh theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra [16]

Theo những kết quả quan sát của David và P.W Risa (1933), Bear (1946), Sun (1960), Rôlê (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn so với nhận định của A Obrevin Ở đây tất cả những loài cây có nhiều cấp thể tích lớn thì đồng thời cũng có nhiều trong cấp thể tích nhỏ, tuy độ nhiều tương đối của các loài cây trong cấp thể tích nhỏ có khác so với các tầng cao hơn Như vậy ở đây xuất hiện hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài Sự khác nhau này có thể giải thích

Trang 18

được nếu coi rừng Nam Mỹ đã đạt tới giai đoạn tương đối ổn định, cân bằng với

hoàn cảnh Châu Phi, nơi A.Obrevin đã từng quan sát, rừng chưa đạt tới giai đoạn cân bằng với hoàn cảnh, tổ thành loài chưa ổn định, rừng đang trong một quá trình phát triển để hướng tới một quần lạc ổn định về thành phần loài cây [15]

Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống Lowdermilk (1927)[9] với diện tích ô đo đếm thông thường từ 1-4 m2 Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi cho điều tra nhưng số lượng

ô phải đủ lớn mới phản ánh được trung thực tình hình tái sinh rừng Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị một phương pháp

“điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai

đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau H Lamprecht

(1989) [25] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt quá trình sống

để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sang, nhóm cây bán chịu bong

và cây chịu bóng Kết cấu quần thụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng I.D Yurevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của

đa số các loài cây gỗ là 0.6-0.7

Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards P.W (1952), Berhanrd Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1x1 m, 1x1.5 m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân

bố cụm, một số ít có phân bố Poisson, ở châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer(1954), Barnard(1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới châu Á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng

Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng (thông

qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi là

Trang 19

nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này Baur G.N (1962) cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến cây tái sinh Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn Nhưng số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và

được chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứ, đặc biệt là đối với tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy

Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng mặt đã

ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ Những quần thụ kín tán, đất

khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên

ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể Ngược lại, những lâm

phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ Trong

điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng

Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng

tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới Đó là cơ sở để xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lí

1.2.1.2 Những nghiên cứu về loài cây Huỳnh đường

Trên thế giới các nghiên cứu về loài cây Huỳnh đường chưa có nhiều vì đây

là loài cây đặc hữu của Campuchia và miền Nam Việt Nam

Báo cáo của Campuchia (Loài cây Campuchia, CTSP, FA, DANIDA, 2004)[22] về loài Huỳnh đường được nghiên cứu tại Campuchia mô tả:

Tên Campuchia: Mrah-PraoPhnom

Tên khoa học: Dysoxylum loureiri Pierre Họ: Meliaceae

Tên khác: Santalum album Lour non L.; Epicharis loureiri Pierre

Phân bố và môi trường sống: Mọc phân tán trong các khu rừng đất thấp, đặc biệt là phong phú dọc theo phía tây nam bờ biển và vùng cao nguyên liền kề của

Trang 20

Campuchia Loài này là loài đặc hữu của Campuchia và miền Nam Việt Nam (Dy Phon, 2000), và thường tập trung ở rừng thường xanh

Mô tả đặc điểm: Một cây lớn có thể cao từ 20-35m, gỗ màu vàng, thơm Hình thái: Cuống lá có thể dài tới 30-40cm Mỗi cuống là thường có từ 5 đến 11 đôi

lá chét [23]

Sử dụng: Gỗ được sử dụng trong xây dựng nhà, đóng quan tài, các công cụ, nông nghiệp và thể thao, đồ nội thất, và như gỗ trầm hương (FIPI, 1996) Dầu được

sử dụng trong y học truyền thống [23]

Trạng thái: Gỗ cây Marah-Prao (Dysoxylum loureiri Pierre) có giá trị cao và

nhu cầu sử dụng loài gỗ này đang tăng cao, loài này đang bị khai thác rất mạnh và nguy cơ tuyệt chủng nếu không thực hiện các biện pháp bảo vệ kịp thời Nó bây giờ

đòi hỏi phải có đầy đủ các biện pháp bảo vệ và bảo tồn can thiệp Sự phân bố của loài

này phân tán, môi trường sống của loài đã bị phá hủy bởi chuyển đổi đất lâm nghiệp

và khai thác chọn gỗ bất hợp pháp Số lượng của các loài cây bây giờ rất ít, và điều này dẫn đến khó khăn trong việc sưu tập hạt giống Năm 2002, cuộc họp thứ hai về

Chiến lược Lâm nghiệp Bảo tồn gen quy định Dysoxylum loureiri Pierre như một loài

ưu tiên cần bảo tồn ngay lập tức và can thiệp bảo vệ thích hợp Loài này đã được

ngành Lâm nghiệp Campuchia đưa vào danh sách các loài cây bảo tồn và phát triển.[23]

1.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2.1 Nghiên cứu về tái sinh

Nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu từ những năm

1960 Nổi bật có công trình của Thái Văn Trừng (1963, 1978) về “Thảm thực vật rừng Việt Nam”, Ông đã nhấn mạnh ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh và thứ sinh Theo ông, có một nhóm nhân tố sinh thái trong nhóm khí hậu đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng, đó là nhân tố ánh sáng Nếu các

điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa

thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và thời gian như A.Ôbrêvin đã nhận

Trang 21

định và diễn thế theo phương thức tái sinh không có quy luật “nhân quả” giữa sinh

vật và hoàn cảnh Vì lẽ trên P.W Risa đã nói rất có lý: “Lý luận tuần hoàn tái sinh

đã ứng dụng rộng rãi được đến mức độ nào, vấn đề này hiện nay phải tạm gác lại

chưa giải quyết được”

Từ năm 1962 - 1969, Viện Điều tra Qui hoạch rừng đã có điều tra tình hình tái sinh tự nhiên cho các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam như: Yên Bái (1965), Quỳ Châu sông Hiếu Nghệ An (1962 - 1964), Quảng Bình (1969), Lạng Sơn (1969) Nguyễn Hữu Hiến (1970) [10] đã đưa ra phương pháp đánh giá tố thành rừng nhiệt đới, tác giả cho rằng loài cây tham gia vào loại hình thì nhiều, trên diện tích một ha có khi có tới hàng trăm loài, cùng một lúc không thể kể hết được

Vì vậy, người ta chỉ kể đến loài nào có số lượng cá thể nhiều nhất trong các tầng quan trọng (tính theo loài cây ưu thế hoặc nhóm loài ưu thế) tác giả đã đưa ra công thức tính tổ thành là X ≥ N/a với X là trị số bình quân cá thể của một loài, N là số cây điều tra và a là số loài điều tra Một loài được gọi là thành phần chính của một loại hình phải có số lượng cá thể bằng hoặc lớn hơn X Đây là một cách đánh giá thuận tiện trong khi phân tích nghiên cứu phân bố các loài, diễn thế và sự phân bố các quần lạc thực vật

Lâm Công Định (1987) trong nghiên cứu về tái sinh, ông cho rằng tái sinh là chìa khóa để quyết định nội dung điều chế rừng Tác giả kết luận hiệu quả của việc

điều chế đối với một khu rừng cụ thể là phải hướng tới đạt được 3 yêu cầu mấu chốt

sau đây: 1- Giữ vững được vốn rừng về cả mấy mặt hiện tại trong đó: Địa bàn, diện tích, thành phần loài cây mục đích, năng suất sinh học, sản lượng, phẩm chất vật liệu và giá trị môi sinh 2 - Đảm bảo được sản lượng khai thác hàng năm theo chu

kỳ ổn định 3 - Nâng thêm được giá trị vốn rừng chủ yếu về 3 mặt: Thành phần loài cây mục đích, năng suất sinh học và sản lượng thu hoạch Ông nhấn mạnh tất cả 3 yêu cầu trên hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng phương pháp và điều kiện đảm bảo tái sinh [9]

Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên tác giả Vũ Tiến Hinh (1991)[12] đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý nghĩa

Trang 22

của nó trong điều tra cũng như trong kinh doanh rừng Tác giả đã sử dụng phương pháp chặt hết cây gỗ D1.3 ≥ 8cm ở hai ô tiêu chuẩn (một ô là lâm phần sau phục hồi trên đất rừng tự nhiên sau khai thác kiệt và một ô thuộc trạng thái rừng IIIA3) Kết quả nghiên cứu tác giả cho biết: Với đối tượng rừng Sau sau phục hồi phân bố số cây theo đường kính và theo tuổi đều là dạng phân bố giảm

Đối với rừng tự nhiên thứ sinh hỗn giao thì phân bố số cây theo tuổi của cây

cao và cây tái sinh đều có dạng phân bố giảm và nhìn chung toàn lâm phần tự nhiên cây rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ số cây càng tăng

1.2.2.2 Nghiên cứu về loài Huỳnh đường

Huỳnh đường là cây thuộc Họ Xoan Họ Xoan (Meliaceae) là họ thực vật có

hoa thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) ngành Ngọc Lan gồm khoảng 1.200.000 loài thuộc 362 họ, tính riêng họ Ngọc Lan gồm 12 chi, với 210 loài Còn tính riêng ở Việt Nam thì họ Xoan

có có 20 chi, 650 loài

Một số loài trong họ Xoan như sau : [5][6]

Gội Duyên Hải: Aglaia lutoralis Miq

Gội giống nhãn: Aglaia cuphoroides Pierre

Ngâu biên hòa: Aglaia hoaensis Pierre

Gội nếp (Gội tía): Amoora gigantea Pierre

Gội nước (Nàng gia): Aphanamixis polystachya J.N.Parker

Cá muối xo (Dọc khế): Cipadessa baccifera (Roth) Miq

Quyếch (Gội nam): Chisocheton cochinchinensis Pierre

Huỳnh đàn gân đỏ: Dysoxylum rubrocostatum Pierre

Huỳnh đàn Biên hoà: Dysoxylum hoaensis (Pierre) Pell

Huỳnh đường: Dysoxylum loureirii Pierre

Chặc khế hai tuyến: Dysoxylum binectariferum Hook.f

Sang nước (Hải mộc): Heynia trijuga Roxb

Xoan: Melia azedarach L

Sấu tía: Sandoricum koetjape (Burm.f.) Merr

Trang 23

Nhãn mọi: Walsura cochinchinensis Harms

Chi Chặc khế hay còn gọi Huỳnh đường, Huỳnh đàn - Dysoxylum được mô

tả trong Danh lục các loài thực vậy Việt Nam tập II, gồm các loài cây từ gỗ lớn tới

cây bụi và có nhiều loài có giá trị sử dụng Như Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre), Đinh hương (Dysoxylum cauliflorum Hiern), Huỳnh đàn lá đối (Dysoxylum

carolinae Mabb.) Với 15 loài phân bố rộng khắp Việt Nam tại Danh lục các loài thực vật Việt nam (2003) và Sách đỏ Việt Nam (2007) đã mô tả cây Huỳnh đường

Tên Khoa học: Dysoxylum loureirii Pierre

Với nhiều công dụng cũng như giá trị cao nên cây Huỳnh đường hiện đang bị khai thác và sử dụng nhiều làm cho số lượng loài ngày càng giảm đi nhanh chóng làm cho cây Huỳnh đường có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam, cây Huỳnh đường được xếp phân hạng bảo tồn VU (A1a,c,d+2d.) cấp sắp nguy cấp nhưng đó là theo số liệu từ trước nếu tính vào thời điểm hiện tại thì cây Huỳnh

đường rất có thể đang rơi vào cấp EN cấp nguy cấp hoặc có thể hơn thế nữa Huỳnh đường thường mọc trong rừng rậm thường xanh, rừng thứ sinh, trên đất bazan, đất

phiến thạch hoặc sa thạch

Một số đặc điểm hình thái loài Huỳnh đường:

a, Đặc điểm về phân loại trong hệ thống phân loại

Sắp xếp của loài cây nghiên cứu trong hệ thống phân loại thuộc:

- Ngành thực vật: Ngành hạt kín (Magnoliophyta)

- Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)

- Họ: Xoan (Meliaceae)

- Chi: Huỳnh đường (Dysoxylum)

- Loài: Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri Pierre)

Tên địa phương: Mạy teenh hương

Tên khác: Huỳnh đàn, Xé da voi, Chặc kế

Tên nước lân cận: Mạy Khau ta Sang(Lào- Thái)

Tên đồng nghĩa: Santalum album Lour non L.; Epicharis loureiri Pierre;

- Thuộc cấp bảo tồn: VU A1c,d + 2c,d, B1 + 2b,e trong sách đỏ Việt Nam 2007

Trang 24

b, Đặc điểm hình thái cây

• Đặc điểm cây non

- Cây tái sinh có hệ rễ cọc phát triển mạnh, vỏ rễ ngoài có màu đen hệ rễ bên phát triển bình thường

- Phần thân non màu xanh, phủ một lớp lông màu hung hơi nâu, lông thường tập trung trên chồi non và cuống lá non

- Lá kép lông chim một lần lẻ, lá kép mọc cách lá thật mới xuất hiện ở dạng lá

đơn Cuống lá hơi phình to ở đầu, có chiều dài từ 1-2cm, sau đó phát triển thành lá kép

3 lá chét, số lá chét tăng dần theo tuổi và chuyển sang lá kép lông chim một lần lẻ

• Đặc điểm cây trưởng thành

- Vỏ cây Huỳnh đường trưởng thành dày 0,5-1,5cm, vỏ ngoài bong vẩy nhỏ lớp

ngoài cùng có màu xám nâu hay nâu hồng Vết vỏ đẽo có màu trắng không có nhựa mủ

- Thân cây: Gốc cây thường có nhiều múi hay bạnh nhỏ Cành thường ít và to Gỗ giác có màu trắng vàng, gỗ lõi có màu vàng nhạt khi đẽo ngửi có mùi rất thơm

- Lá Huỳnh đường rất đặc biệt mọc tập trung ở đầu cành, lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, lá chét khi còn non gân chính lõm ở mặt trên Cuống lá mặt trên phủ dày lông màu nâu vàng, lõm ở phía trên đầu cuống sát cành Lá chét mọc

đối hay gần đối, mép nguyên, gân chính và gân bên nổi ở mặt dưới, mặt trên xanh

thẫm, gân chính hơi nổi Lá non có màu đỏ nâu

• Đặc điểm hoa quả

- Cấu tạo hoa: Chùm hoa thường mọc trên nách lá, có chiều dài 25-35cm trên phủ lông vàng; hoa hình cầu; có lông dày; cánh tràng có màu vàng, lá đài 4, rời; cánh hoa 4; nhị 8, ống có lông; bầu 3 ô Mùa ra hoa từ tháng 3-5, mùa quả chín tháng 8-9

- Cấu tạo quả: Quả nang hình cầu, trên quả có lông mịn, quả chia thành 3 mảnh,

có 3 hạt

• Đặc điểm phân bố: Loài Huỳnh đường phân bố chủ yếu ở Ninh Bình (Cúc

Phương), Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bình Dương (Thủ Dầu Một, Chơn Thành), Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), Bà Rịa - Vũng tàu (Núi Đinh), Tp Hồ Chí Minh (Sài Gòn) Thế giới còn có ở Campuchia

Trang 25

c, Một số công dụng: Gỗ màu vàng tươi, rất thơm, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc cao cấp, khi xưa các nhà quyền quý dùng đóng quan tài, gỗ

có thể dùng làm tan sưng, làm ra mồ hôi và có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, hạ sốt

Trong danh lục Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong

cả nước 1997, gỗ Huỳnh đường đã được xếp vào gỗ nhóm 1 của bảng phân loại 8 nhóm Gỗ nhóm 1 ở Việt nam là những loại gỗ quý Tiêu chuẩn chính của các loại

gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm, rất khan hiếm, và

có giá trị kinh tế cao nhất Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt, Nhóm này ở Việt nam có

41 loài [4]

Như vậy theo các tài liệu đã công bố loài cây Huỳnh đường là cây gỗ quý, hiếm ngoài các khu phân bố đã biết như ở Campuchia, các tỉnh phía Nam Việt Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh còn có phân bố rải rác tại vùng núi đá vôi trong đó có vườn quốc gia Ba Bể

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1 Giới thiệu khái quát về VQG Ba Bể

Vườn quốc gia Ba Bể hiện nay thuộc quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn VQG Ba Bể bao gồm các phân khu chức năng, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính, quản lí, khu mặt hồ và vùng đệm

•Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3226,3 ha chủ yếu là khu vực có rừng thuộc xã Nam Mẫu, nằm ở phía Bắc của VQG Phần lớn phân khu này được bao bọc bởi các vách đá hiểm trở và các thung lũng sâu, nơi hoạt động và trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như voọc mũi hếch, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai… Phân khu này có chức năng bảo vệ nghiêm ngặt Toàn bộ diện tích rừng trên núi đất, núi đá vôi, phục hồi những diện tích rừng đã bị tác động, nghiêm cấm mọi hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và săn bắt trái phép Bảo vệ nguồn gen, tạo

điều kiện cho các loài thú bị săn đuổi ở xung quanh về nơi cư trú Không được xây

dựng các khu kiến trúc lớn trong phân khu quanh hồ và duy trì cảnh quan thiên

Trang 26

nhiên của hồ, tại đây có 09 trạm kiểm lâm được xây dựng nhằm thực hiên công tác tuần tra, bảo vệ và giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học theo luật định

•Phân khu mặt hồ: Nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích khoảng 500ha bao gồm hồ Ba Bể, các đảo An Mã, Khẩu Cúm, bà Góa Phân khu này có chức năng bảo vệ nguồn gen của các loài động vật thủy sinh Chống ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ô nhiễm dầu do các hoạt động du lịch bằng thuyền máy Khuyến kích việc đi lại, du lịch trên hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền độc mộc và xe

đạp nước Trong phân khu này có các địa điểm, khu vực chứa đựng tiềm năng du

lịch như: Động Puông, Thác Đầu Đẳng, Ao Tiên… Phân khu mặt hồ hiện nay đang

được sử dụng chủ yếu cho mục đích du lịch, tuy nhiên giá trị đa dạng sinh học của

nó cũng đang được quan tâm

•Phân khu phục hồi sinh thái: Gồm các khu rừng liên tục ở phía Bắc và phía Nam, tiếp giáp với khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3623 ha, chiếm khoảng 4083,4 ha và 4083,4 ha và vùng đệm Chủ yếu là rừng nghèo, là địa bàn cư trú của một số loài như Sơn Dương, gà Nòi Phân khu này nằm ở nơi trước đây rừng đã bị khai thác và chặt phá tuy nhiên còn nhiều loài động vật, thực vật quý cần được khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi

•Vùng đệm VQG bao gồm diện tích còn lại của xã Khang Ninh, Cao Trĩ và Quảng Khê Vùng đệm có chức năng bảo vệ rừng còn lại, giảm phát nương làm rẫy, săn bắt chim thú, bảo vệ trực tiếp rừng đầu nguồn của những con suối chảy vào hồ

Ba Bể, ngăn chặn xói mòn và bồi lắng lòng hồ Tăng cường trồng mới, khoanh nuôi phục hồi rừng

•Phân khu dịch vụ hành chính, quản lí có diện tích 300,4 ha Khu vực hành chính có trụ sở ban quản lý, với nhiều công trình xây dựng nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cả Vườn (văn phòng, kho ) và khu vực phục vụ khách du lịch (nhà nghỉ, nhà ăn, nới để xe và các phương tiện khác)

Ngoài ra còn khu dân cư, hiện nay trong VQG gồm các thôn bản kể trên định

cư trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái Để giảm bớt áp lực lên công tác bảo tồn, VQG một mặt tiến hành sắp xếp ổn định các khu dân cư trong vườn, mặt khác tiến hành kế hoạch xây dựng khu tái định cư Đồn Đèn

Trang 27

VQG chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền và thực hiện luật, các quy chế bảo vệ rừng và hương ước bảo vệ rừng của thôn bản Cộng đồng sống ở đây lúc này

được tham gia và hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng của VQG

và nhà nước như chương trình 661 và du lịch sinh thái… Các quy định cho việc

đánh bắt cá và quản lý nguồn thủy sinh nói chung phải có sự thỏa thuận giữa UBND

xã và ban quản lý VQG Các quy định về phát triển du lịch và các ngành thương mại khác trong khu dân cư phải có sự đồng ý của chính quyền các xã và ban quản lý VQG Tuy nhiên có thể thấy rõ là hiện nay ở VQG có các đường mòn du lịch xuyên qua các khu dân cư và các công trình khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch

đã được xây dựng (tại Pắc Ngòi) Đây là những công trình góp phần khuyến khích

phát triển du lịch ở thôn bản

Hình 1.1 Phân vùng bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể

(Nguồn: Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam [33])

Trang 28

1.3.2 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

1.3.2.1 Vị trí địa lý

a, Vị trí địa lý: 105028’31’’ đến 105047’20’’ kinh độ Đông

22016’12’’ đến 220 33’45’’ Vĩ độ Bắc

b, Ranh giới vùng lõi

•Phía Bắc gồm: Một phần diện tích xã Cao Thượng huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn bắt đầu từ đỉnh 800 m (Cốc Lùng) theo hướng Đông Nam và hướng Đông đến bản Tàu, từ bản Tàu theo hướng Đông Bắc qua đỉnh 500m, 800m và 700m (Hin Lặp) bao gồm 21 cột mốc (từ cột mốc 100 đến cột mốc 212)

•Phía Đông gồm: Một phần diện tích xã Cao Trĩ và Khang Ninh, huyện Ba

Bể tỉnh Bắc Kạn từ chân núi 700m (phía Tây Bắc) và 800m (phía Đông Bắc) theo hướng Đông nam bao lấy núi Lung Nham tới Buốc Bó ở độ cao 200m từ đây tiếp tục theo hướng Tây theo bở sông Năng đến bản Vải cột mốc số 14, từ cột mốc số 14 theo hướng Tây Nam đến đỉnh 400 (cột mốc số 18) từ đường phân thủy đến đỉnh

600 rồi bám theo chân núi của đỉnh 789,775,945,1121 đến Cáng Lò (cột mốc số 38) bao gồm 38 cột mốc(từ cột mốc số 1 đến cột thứ 38)

•Phía Nam gồm: Một phần diện tích xã Quảng Khê, Hoàng Trĩ huyện Ba Bể

từ cột mốc số 38 theo đường chân núi qua bản Vải đến bản Pía, cắt qua sông Chợ Lèng, cách Hua Mạ về phía Nam gần 1 km rồi theo hướng Tây theo dông núi lên

đỉnh 500 bao gồm 11 cột mốc (từ cột 39 đến cột 49)

•Phía Tây giáp xã Nam Cường, Xuân Lạc và huyện Chợ Đồn và xã Đà Vị huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang, bao gồm 49 cột mốc (từ cột mốc 50 đến cột mốc 99) Tổng diện tích VQG là 44.750 ha trong đó: 10.048 ha vùng lõi, 34.702

ha vùng đệm

Vị trí địa lý ngoài việc quyết định đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn thảm thực vật và các hệ sinh thái trong khu vực thì còn có vai trò quan trọng

ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch Cụ thể VQG Ba Bể tuy có

vị trí không thuận tiện cho việc đi lại nhưng lại nằm trong quần thể khu di tích văn hóa lịch sử Việt Bắc là lợi thế cho phát triển du lịch

Trang 29

1.3.2.2 Địa hình

VQG Ba Bể nằm trong vùng núi đá vôi Chợ Rã- Chợ Đồn- Chợ Điền thuộc miền karst của khối năng Việt Bắc Khối năng này được hình thành do sự phá hủy của khối lục địa Đông Nam Á vào cuối thể kỉ Cambri sớm tạo thành Proterozoi nhô lên mặt, chỉ có một số nơi mới bị các trầm tích che phủ lên trên Hai khối đá Ba Bể - Chợ Rã và Chợ Đồn - Chợ Điền được cấu tạo bằng đá vôi Givet nằm bên cạnh khối Phja Bjooc nên hoạt động xâm nhập của khối này làm đá vôi ở đây biến thành đá hoa, được gọi là hoa Ba Bể tính theo tuổi tuyệt đối của đã Granit

Chỉ mới diễn ra vào kỷ Creta muộn, nghĩa là khối đá này đã trải qua chế độ

kỉ lục trong khoảng 200 triệu năm Điều đó giải thích sự già nua của địa hình karst,

sự hình thành hang động và hồ trên các vùng karst ở đây mà ảnh hưởng của tâm kiến tạo cũng không làm cho địa hình karst trẻ lại như ở nhiều nơi khác

Do địa hình cao, độ dốc lớn nên nhiều chỗ sông Năng và chợ Lèng có dạng một lát xẻ sâu đặc biệt ở núi Lũng Nham và Bó Lù sông suối còn chảy dưới dạng một sông ngầm với chiều dài 300-800m, tại nhiều nơi lòng sông đã đào tới các lớp

đá phiến Proterozoi nằm dưới, ở đó đá có độ rắn khác nhau nên đã tạo ra nhiều

ghềnh thác như Đầu Đẳng, Nà Phoong

Địa hình khu vực VQG Ba Bể và phụ cận khá phức tạp, mức độ phân cắt lớn,

bao gồm một phức hệ sông suối, hồ, núi đá vôi từ dốc mạnh đến dốc đứng Mỗi dạng địa hình mang một sắc thái riêng biệt Xen giữa núi đá vôi có nhiều núi cao trung bình cấu tạo bởi phiến đá granit tạo nên cảnh quan đa dạng và độc đáo

Trang 30

Nhận xét về ảnh hưởng của địa chất địa hình đến hoạt động nghiên cứu và bảo tồn

•Khó khăn:

+ Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc cao gây khó khăn cho hoạt động nghiên cứu và bảo vệ

+ Độ an toàn thấp, khó khăn cho việc cứu hộ

+ Hoạt động lũ quét thường xuyên xảy ra

1.3.2.3 Khí hậu

VQG Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam Trung tâm của Vườn là hồ Ba Bể với diện tích 500 ha, sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ mát mẻ, giảm bớt sự khác nghiệt của các mùa (mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh quá)

- Nhiệt độ trung bình năm 220C; Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 14,10C vào tháng 1 cho đến 27,50C vào tháng 7; Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là

Trang 31

- Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%

- Lượng mưa trung bình từ 18,2 mm vào tháng 1 đến 249,4mm vào tháng 7 Tổng lượng mưa hàng năm là 1.343mm

- Số ngày mưa phùn trung bình năm 33,3 ngày

- Số ngày có dông, mưa trung bình năm tại chợ Rã 41,2 ngày

1.3.2.4 Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn Vườn Quốc gia bao gồm 4 con sông: Sông chính nối với hồ

Ba Bể, phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào

hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông chợ Lèng, suối Bó Han, Tả Han) 3 con sông này đổ nước vào hồ sau khi được điều tiết, 1 phần nước hợp lưu với sông Năng ở phía Bắc hồ tiếp tục chảy về sông Gâm Mức nước tích lại trong hồ có thể đạt tới 80 -

90 triệum3, có tác dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng

Cả 4 con sông, suối nói trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình dốc, thường gây ra lũ lớn Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Khoa học Thuỷ lợi, thực hiện trong năm 2002, lưu lượng của ba con sông, suối phía Nam khoảng gần 1.000 m3/s đổ vào hồ, còn sông Năng, lưu lượng nước chảy vào hồ đo được vào tháng 8/1971 là 942 m3/s

Tọa độ vị trí địa lý, địa hình phân chia phức tạp, tiểu khí hậu vùng, đất đai thổ nhưỡng, hệ thống sông, hồ chằng chịt và nhiều nhân tố sinh thái khác đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao của thảm thực vật rừng VQG Ba Bể

1.3.2.5 Các yếu tố khí hậu khác

Ngoài nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa còn có yếu tố khí hậu khác: số giờ nắng,

hiện tượng bão, sương muối, sương mù, mưa đá…

+ VQG Ba Bể có số giờ nắng vào mức thấp, trung bình 1436 giờ/ năm, với khoảng 12 ngày/tháng Bên cạnh đó VQG Ba Bể lại được bao bọc bởi hệ thống rừng nguyên sinh, địa hình núi cao nên độ chiếu sáng giảm, số giờ nắng ngắn hơn

so với các khu vực xung quanh

+ Sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhưng diễn ra trong thời gian ngắn

Trang 32

+ Sương mù là hiện tượng xảy ra phổ biến ở Ba Bể, tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 9 năm sau và trong năm trung bình có tới 80,4 ngày có sương mù

Hiện tượng mưa phùn ít xảy ra ở khu vực VQG Ba Bể, trung bình là 13,3 ngày/ năm, chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 3 Tuy số ngày mưa phùn không nhiều nhưng gây khó khăn cho việc đi lại trong rừng

1.3.3 Điều kiện đất đai

VQG Ba Bể nằm trong vùng caxtơ chợ Rã Ba Bể - Chợ Đồn, hai khối này là khối đá vôi Givet (Kỷ Devon giữa) nằm trên phiến đá Protezol,bên cạnh hai khối đá hoa cương Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm Điều này nói nên sự già nua các địa hình caxtơ ở đây khác với các nơi khác Độ cao trung bình của núi đá vôi là 800 - 900 m so với mặt nước biển

Dạng địa hình caxtơ điển hình tạo thành nhiều hệ thống hang động, núi đá vôi

đẹp mà tiêu biểu là hệ thống các hang động kỳ vĩ như Động Puông, Động Tiên, Động

Nả Phòng, Động Ba Cửa, Hang Sơn Dương Diện tích trong lòng hang động lên tới hàng trăm hàng nghìn m2 với các loại nhũ đá, cột đá hình thù sinh động độc đáo Địa hình khu vực cũng tạo nên hồ Ba Bể, một trong những di sản thiên nhiên độc đáo và

đẹp bậc nhất nước ta Hồ Ba Bể nằm kẹp giữa hai dãy núi lớn ở Việt Bắc là cánh

cung Sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 1.000 m Bao bọc quanh hồ là các vách núi đá vôi dựng đứng, hiểm trở với vẻ đẹp hùng vĩ và nhiều cánh rừng nguyên sinh, những dòng sông suối ngầm khi ẩn khi hiện Hồ được cắt khúc thành ba hồ nhỏ: Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng chạy theo hướng Bắc - Nam Trong lòng hồ có các đảo nhỏ gắn liền với truyền thuyết vùng hồ, là những nơi có nhiều loài phong lan và chim muông sinh sống Hồ nằm trong hệ tự nhiên của VQG Ba Bể một di sản thiên nhiên quý giá có diện tích 7.610 ha Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với sự đa dạng lớn về tài nguyên động thực vật, là tiềm năng lớn cho hoạt động phát triển loại hình DLST

Đặc điểm cấu tạo địa chất tạo nên địa hình khu vực đa dạng, hấp dẫn, độc đáo cho phát triển DLST dưới các loại hình tìm hiểu và tham quan các danh lam

thắng cảnh, các hang động, các đảo gắn liền với truyền thuyết về Hồ Ba Bể và lịch

sử hào hùng của dân tộc Ngoài ra, với điều kiện địa hình như vậy, việc mở rộng loại hình du lịch mạo hiểm có thể là một hướng đi mới cần được lưu ý

Trang 33

Hình 1.2 Bản đồ sử dụng đất vườn quốc gia Ba Bể

(Nguồn: Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam [33])

Trang 34

1.3.4 Đặc điểm hệ động thực vật

Thảm thực vật rừng

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi: Kiểu rừng này có diện tích 6.766 ha, chiếm 67,3% tổng diện tích Vườn quốc gia, phân bố thành các mảng tương đối lớn trên địa hình núi đá vôi

+ Kiểu rừng thường xanh bị tác động trên núi đá vôi: Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi thứ sinh nhân tác có diện tích 3.345 ha, chiếm 33,29%, đây là kiểu rừng bị tác động bởi những hoạt động khai thác nhưng đã phục hồi thành rừng theo hướng hồi nguyên Kiểu phụ này phân bố rải rác hầu như khắp VQG, nhưng tập trung nhiều ở phần phía Nam Vườn quốc gia và các khu vực giáp với vùng đệm và các khu dân cư Rừng phân thành 3 tầng rõ rệt

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất: Kiểu rừng này chiếm một diện tích không đáng kể trong Vườn quốc gia khoảng 637 ha, chiếm 6,34% diện tích tự nhiên và phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc Vườn quốc gia Kiểu rừng này ít nhiều đã bị tác động, nhưng căn bản còn giữ được tính nguyên sinh Điều này được thể hiện qua tổ thành thực vật và cấu trúc rừng

Đất dưới tán rừng là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Phiến sét có tầng đất trung bình đến dày Nhiệt độ không khí trung bình năm luôn trên 220

C, lượng mưa và độ ẩm tương đối dồi dào

Khu hệ động vật, thực vật rừng

- Về khu hệ động vật rừng: Tổng số có 553 loài động vật có xương sống đã

được ghi nhận tại VQG Ba Bể và vùng phụ cận bao gồm 81 loài thú, 322 loài chim,

27 loài bò sát, 17 loài ếch nhái và 106 loài cá Trong số đó có 51 loài bị đe doạ cấp quốc gia được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 26 loài bị đe doạ cấp toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN

Trang 35

số 1268 loài thực vật thuộc 672 chi, 162 họ và 5 ngành, bao gồm:

•Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 2 họ, 4 chi, 13 loài

•Ngành Thân đốt (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 1 loài

•Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 19 họ, 41 chi, 99 loài

•Ngành Thông (Pinophyta): 7 họ, 13 chi, 15 loài

•Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 133 họ, 613 chi, 1140 loài Ngành này gồm 2 lớp: Lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) có 113 họ, 463 chi, 809 loài và Lớp một lá mầm (Liliopsida) có 20 họ, 150 chi, 331 loài

Bảng 1.4: Thống kê hệ thực vật VQG Ba Bể

Ngành Thông Đất (Lycopodiophyta) 2 3 13 Ngành thân đốt (Equisetophyta) 1 1 1 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 39 99 Ngành Thông (Pinophyta) 7 13 15

Trang 36

1.3.5 Điều kiện dân sinh, kinh tế- xã hội

Dân số và phân bố dân cư

Vườn quốc gia Ba Bể nằm trong địa giới hành chính huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang, có chung vùng đệm với khu BTTN Na Hang (xã Đà Vị, huyện Na Hang)

Xung quanh VQG hiện có 25.510 người sinh sống trong 5.248 hộ thuộc 99 thôn của 9 xã, trong đó có 87 thôn của 8 xã thuộc vùng đệm với 4.561 hộ, 22.924 khẩu Vùng lõi của VQG bao gồm xã Nam Mẫu, 2 thôn của xã Khang Ninh và 2 thôn của xã Quảng Khê; có 2.856 người sinh sống trong 687 hộ

98% dân số xung quanh VQG là dân tộc thiểu số và sống tập trung thành các vùng Nhóm người Dao, Tày đã định cư từ lâu đời trong khi đó người Mông đến

định cư ở khu vực này vào những năm chiến tranh biên giới phía Bắc

Nhìn chung an ninh lương thực ở cả vùng đệm và vùng lõi của VQG vẫn chưa đảm bảo Thu nhập bình quân mỗi năm (tính chung cho các dân tộc khác nhau) vào khoảng 394 kg lương thực quy ra lúa/người Có đến 46% số hộ ở cả vùng

đệm và vùng lõi là hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ thiếu lương thực từ 2 đến 4 tháng

Hộ nghèo và (%)

Dân tộc thiểu số Tên dân tộc

1 Nam Mẫu 8 425 2.145 208 (49) 100% Mông, Dao, Tày, Nùng

2 Khang Ninh 13 921 4.115 257 (28) 98% Mông, Dao, Tày, Nùng

3 Cao Trĩ 08 429 1.960 117 (40) 98% Dao, Tày, Nùng

4 Cao Thượng 15 675 3.602 302 (45) 99% Mông, Dao, Tày, Nùng

5 Quảng Khê 11 674 3.327 264 (39) 98% Dao, Tày

6 Hoàng Trĩ 6 264 1.267 81 (31) 99% Dao, Tày, Nùng

7 Đồng Phúc 14 576 2.789 363(63) 99% Mông, Dao, Tày

8 Nam Cường 11 686 3.069 71(10) 92% Mông, Dao, Tày, Nùng

9 Xuân Lạc 13 631 3.236 341 (54) 100% Mông, Dao, Tày, Nùng

Nguồn: UBND các xã xung quanh VQG, tháng 01/2012

Trang 37

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

2.1.1 Hiện trạng phân bố loài Huỳnh đường tại khu vực nghiên cứu

2.1.2 Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của cây Huỳnh đường

- Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

- Mật độ tầng cây cao và quan hệ sinh thái loài Huỳnh đường với các loài khác

- Đặc điểm phân bố số cây n/D1.3, n/ Hvn của cây Huỳnh đường

- Thành phần loài đi kèm

- Độ tàn che tầng cây cao

- Tầng cây bụi, thảm tươi

2.1.3 Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh dưới tán rừng của loài Huỳnh đường tại khu vực nghiên cứu

- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

- Cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh

- Mật độ và tần suất cây tái sinh

- Phân bố cây tái sinh theo chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

2.1.4 Đánh giá một số yếu tố tác động đến sự xuất hiện của loài Huỳnh đường tái sinh

- Đặc tính phân bố

- Nhân tố cây mẹ

- Nhân tố con người

2.1.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Huỳnh đường

Trang 38

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp luận

Việc lựa chọn phương pháp cho quá trình nghiên cứu là một trong những nhân tố cơ bản quyết định cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra hay không, chính vì vậy tùy theo đối tượng mà có thể áp dụng các phương pháp khác nhau Ta có thể

đưa ra ví dụ như: Với đề tài nghiên cứu những loài cây nhỏ, có đời sống ngắn (< 1

năm) với kích thước nhỏ thì ta có thể làm thí nghiệm gieo trồng trên diện tích nhỏ

và có các trang thiết bị hiện đại để khống chế điều chỉnh điều kiện hoàn cảnh sinh thái theo từng mục đích và nội dung nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu là những loài cây có tuổi đời dài với kích thước lớn thì phương pháp nghiên cứu trong phòng chỉ phù hợp ở giai đoạn cây mầm Các giai đoạn khác chỉ có thể nghiên cứu trên các cây tiêu chuẩn, ô tiêu chuẩn định vị hay tạm thời

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri

Pierre), là cây gỗ lớn, cây lâu năm mọc trong rừng rậm thường xanh, rừng thứ sinh, trên đất bazan, đất phiến thạch hoặc sa thạch, mọc hỗn giao với các loài thực vật khác do vậy tôi chọn phương pháp nghiên cứu trên các OTC và theo các tuyến điều tra làm đề tài nghiên cứu cho đề tài của mình

Tái sinh rừng có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Tái sinh hạt trải qua 3 giai đoạn: Ra hoa kết quả và phân tán hạt giống, giai đoạn hạt giống nảy mầm, giai đoạn sinh trưởng cây tái sinh Giai đoạn sinh trưởng cây tái sinh gồm có 2 thời kỳ: Cây mạ và cây con Thời kỳ cây mạ là giai đoạn cây tái sinh

có hình thái chưa ổn định, dễ bị thảm tươi cạnh tranh về dinh dưỡng khoáng, độ ẩm

và ánh sáng Thời kỳ cây con là giai đoạn cây tái sinh có tính chịu bóng giảm, tính

ổn định cao vượt khỏi tầng thảm tươi Sử dụng đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ từ

môi trường để nuôi cấy đến khi cây rừng đạt chiều cao tham gia vào tán rừng thì kết thúc giai đoạn tái sinh

Về chất lượng tái sinh: Căn cứ vào hình thái chia thành 3 cấp

+ Cây tốt (A) là những cây có tán lá phát triển đều đặn, tròn, xanh biếc, có trục chính rõ ràng

Trang 39

+ Cây trung bình (B) là những cây có tán lá thưa, số lá ít, tăng trưởng chiều cao ít hơn hoặc bằng so với chồi bên

+ Cây xấu (C) là những cây có tán lá kém phát triển, chồi ngọn gần như không phát triển, lá gần như tập trung ở ngọn, cây cong queo, bị sâu bệnh

Tiểu hoàn cảnh rừng như tiểu điều kiện khí hậu, đất đai (loại đất, pH đất, độ

ẩm đất, độ sâu tầng đất…) và độ tàn che luôn là những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến số lượng và chất lượng của quá trình tái sinh rừng

Trong đó tầng cây cao và cây bụi thảm tươi là nhân tố chi phối tiểu hoàn cảnh rừng Các biện pháp bảo vệ tái sinh rừng nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các tầng cây của quần xã thực vật khác nhau Vì vậy,việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng của tầng cây cao và cây bụi thảm tươi đến cây tái sinh là việc làm hết sức cần thiết

Tái sinh rừng tự nhiên là quá trình tạo thành thế hệ rừng mới bằng con đường

tự nhiên, về cơ bản không có sự tác động của con người

Dựa vào các lý luận, khái niệm trên, đề tài đã chọn các quan điểm, khái niệm

đó làm lý luận cho mình

2.2.2 Phương pháp ngoại nghiệp

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu cơ bản

Thu thập tài liệu cơ bản bằng phương pháp kế thừa và chọn lọc thông tin, số liệu có sẵn về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế trong khu vực nghiên cứu + Các loại bản đồ chuyên dùng của khu vực nghiên cứu

+ Các tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước

+ Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến khu vực và vấn đề nghiên cứu

Từ đó tôi xác định hướng điều tra thu thập số liệu

Trang 40

2.2.2.2 Phương pháp điều tra thực tế

a, Phương pháp lập OTC

Lập các OTC để nghiên cứu hiện trạng phân bố của loài, tiến hành điều tra

đặc điểm cấu trúc rừng có cây Huỳnh đường phân bố

- Ô tiêu chuẩn phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở 2 khu vực nghiên cứu Địa hình trong ô phải tương đối đồng đều, các loài cây phân bố tương

đối đều, cây sinh trưởng bình thường, ô tiểu chuẩn không đi qua các khe, qua đỉnh

hoặc có đường mòn hay ô tô chạy qua

- Phương pháp lập OTC: Sử dụng địa bàn, thước dây để đo đạc

- Tổng số OTC là 15 ô, trên tổng 5 tuyến điều tra Diện tích mỗi OTC là 1.000 m2 với kích thước :20m x 50m

Nghiên cứu được tiến hành trên 5 tuyến đi tại khu vực nghiên cứu, trên mỗi tuyến đi lập từ 2 đến 4 OTC, nơi có loài xuất hiện lập OTC nhiều hơn và vị trí các OTC ở tuyến có loài xuất hiện là điểm kéo dài và mở rộng xung quanh OTC có sự xuất hiện của loài Những tuyến không có sự xuất hiện của loài thì lập số OTC ít hơn

b, Phương pháp điều tra cây tầng cao

Tại mỗi OTC tạm thời điển hình ta tiến hành mô tả các chỉ tiêu như: vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao, sau đó xác định các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao như:

- Đường kính ngang ngực (D1.3, cm) được đo bằng thước kẹp kính, đo theo hai hướng Đông- Tây và Nam - Bắc sau đó tính trị số trung bình

- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) được xác định bằng thước sào Hvn được xác

định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây

c, Phương pháp điều tra cây tái sinh

- Tiến hành điều tra cây tái sinh tại các OTC nhằm đánh giá hiện trạng tái sinh của loài Huỳnh đường Đánh giá khả năng phát tán hạt, khả năng tái sinh của cây Huỳnh đường mẹ Đo khoảnh cách trung bình từ các tuyến đi đến OTC nghiên cứu tái sinh gần nhất Đo tọa độ, độ cao bằng GPS

Ngày đăng: 08/06/2016, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 1986 ”Sách đỏ Việt Nam”, Phần II-Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam”
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội
2. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 1997 ”Sách đỏ Việt Nam”, Phần II-Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam”
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), “Danh mục các loài tiếng Việt, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của công ước CITES” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục các loài tiếng Việt, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của công ước CITES
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2002
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Tổng cục lâm nghiệp, tháng 12 năm 2010. Báo cáo dự án, “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
6. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 227-270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
7. Dương Văn Cường “Một số ý kiến về phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể
8. Nguyễn Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở lâm trường Sông Đà - Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở lâm trường Sông Đà - Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng
Năm: 2000
10. Hoàng Văn Hùng ,” Nghiên cứu phân vùng thích nghi và bảo tồn loài cây Huỳnh đường tại khu vực vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân vùng thích nghi và bảo tồn loài cây Huỳnh đường tại khu vực vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
11. Nguyễn Hữu Hiến (1970), Cách đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới, Tập san lâm nghiệp số 3/1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới
Tác giả: Nguyễn Hữu Hiến
Năm: 1970
12. Vũ Tiến Hinh, 1992, “Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên”, tạp chí LN số 2/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên
13. Phùng Ngọc Lan (1986), “ Lâm sinh học, tập 1”. Trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sinh học, tập 1
Tác giả: Phùng Ngọc Lan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1986
14. Phùng Ngọc Lan (2001), “ Lâm học nhiệt đới” Trường đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm học nhiệt đới
Tác giả: Phùng Ngọc Lan
Năm: 2001
15. Trần Thế Liên (2006), “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam”, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
Tác giả: Trần Thế Liên
Năm: 2006
17. Hoàng Đình Quang. “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng kín thường xanh á ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà- tỉnh Lâm Đồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng kín thường xanh á ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà- tỉnh Lâm Đồng
18. Phạm Bình Quyền và NNK (2012), “Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn”, Nxb Tài nguyên, môi trường và bản đồ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn
Tác giả: Phạm Bình Quyền và NNK
Nhà XB: Nxb Tài nguyên
Năm: 2012
19. Trần Xuân Thiệp (1995), “Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh
Tác giả: Trần Xuân Thiệp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
20. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), “ Xử lý thống kê” NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý thống kê”
Tác giả: Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
22. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam (2008),Cục kiểm lâm và viện điều tra quy hoạch rừng.II. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: IUCN Việt Nam
Tác giả: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam
Năm: 2008
23. Cambodian Tree Species, CTSP, FA, DANIDA, 2004 24. H.Lamprecht (1989) ‘ Silviculture in Tropics Eschborn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Silviculture in Tropics Eschborn

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phân vùng bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Hình 1.1. Phân vùng bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể (Trang 27)
Hình 1.2. Bản đồ sử dụng đất vườn quốc gia Ba Bể - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Hình 1.2. Bản đồ sử dụng đất vườn quốc gia Ba Bể (Trang 33)
Bảng 2.1: Phương pháp xác định độ tàn che (Rastogi, 1999) - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 2.1 Phương pháp xác định độ tàn che (Rastogi, 1999) (Trang 47)
Bảng 3.1. Phân bố cá thể Huỳnh đường theo tuyến đi - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.1. Phân bố cá thể Huỳnh đường theo tuyến đi (Trang 50)
Bảng 3.3. Cấu trúc tầng cây cao có IVI &gt;5% trong OTC 1 - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.3. Cấu trúc tầng cây cao có IVI &gt;5% trong OTC 1 (Trang 53)
Bảng 3.4. Cấu trúc tầng cây cao có IVI &gt;5% trong OTC 12 - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.4. Cấu trúc tầng cây cao có IVI &gt;5% trong OTC 12 (Trang 54)
Bảng 3.5. Quan hệ sinh thái loài Huỳnh đường với các loài khác trong cấu trúc - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.5. Quan hệ sinh thái loài Huỳnh đường với các loài khác trong cấu trúc (Trang 55)
- Với χ 2 t &lt;χ 2  bảng= 3,84 ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy Huỳnh đường có quan - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
i χ 2 t &lt;χ 2 bảng= 3,84 ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy Huỳnh đường có quan (Trang 56)
Hình 3.3. Phân bố N/Hvn của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 1 - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Hình 3.3. Phân bố N/Hvn của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 1 (Trang 58)
Hình 3.4: Phân bố N/H của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 12 - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Hình 3.4 Phân bố N/H của lâm phần và Huỳnh đường ở OTC 12 (Trang 59)
Bảng 3.6: Độ tàn che tầng cây cao ở OTC 1 và OTC 12 nơi có Huỳnh đường - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.6 Độ tàn che tầng cây cao ở OTC 1 và OTC 12 nơi có Huỳnh đường (Trang 60)
Bảng 3.8. Tái sinh tự nhiên theo tuyến - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.8. Tái sinh tự nhiên theo tuyến (Trang 63)
Bảng 3.10: Phân bố tái sinh loài Huỳnh đường ở OTC 12 - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Bảng 3.10 Phân bố tái sinh loài Huỳnh đường ở OTC 12 (Trang 65)
Hình 3.5: Phân bố tái sinh Huỳnh đường theo cấp chiều cao - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Hình 3.5 Phân bố tái sinh Huỳnh đường theo cấp chiều cao (Trang 68)
Hình 3.6. Chất lượng cây tái sinh ở OTC 12 - Hiện Trạng Phân Bố Và Đặc Điểm Tái Sinh Của Cây Huỳnh Đường (Dysoxylum Loureiri Pierre) Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển
Hình 3.6. Chất lượng cây tái sinh ở OTC 12 (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w