1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an van 10 bai doc van trao duyen

4 664 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 18,48 KB
File đính kèm giao-an-van-10-bai-doc-van-trao-duyen.rar (16 KB)

Nội dung

Giáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊNGiáo án Văn 10 bài Đọc văn TRAO DUYÊN

Trang 1

Ngày soạn: 10/3 Tuần 29

Tiết 85 : Đọc văn

TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

A.Mục tiêu bài học

Giúp HS:

-Hiểu diễn biến tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao

duyên.Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.

-Bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện qua ngôn ngữ thơ điêu luyện, tuyệt vời.

-Có kĩ năng: +Đọc thơ trữ tình, thơ lục bát.

+Chuyển thể văn bản thơ sang văn bản văn xuôi nghệ thuật +Phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình

B.Phương pháp thực hiện

-GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành

-Tổ chức, hướng dẫn phân tích, giảng bình chi tiết diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trog đêm trao duyên và nỗi niềm Thuý Kiều khi ở lầu xanh tiếp khách làng chơi

C.Phương tiện dạy học

SGK,SGV,Thiết kế bài học

D.Tiến trình dạy học

1.Ổn định tổ chức lớp

2 Kiểm tra bài cũ: Những đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

2.Bài mới

Hoạt động 1:

Kiểm tra bài cũ

(Hình thức vấn đáp)

- Cảm hứng chủ đạo của

T.Kiều là gì?

- Cảm hứng ấy được biểu hiện

ở những khía cạnh nào?

- Nêu dẫn chứng minh hoạ?

-Cảm hứng nhân văn- nhân đạo: bao trùm T.Kiều là tiếng kêu đau đớn, đứt ruột về số fận c/ng trong xhpk -Cảm hứng ấy được thể hiện qua 4 khía cạnh sau:

+Một bản án +Một tiếng kêu thương

+Một giấc mơ +Một cáin nhìn bế tắc

-Mỗi khía cạnh chỉ cần dẫn 2-4 câu tbiểu để m hoạ

VD: “Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

(Tiếng kêu thương).

Hoạt động 2: Giới thiệu đoạn thơ

-y/c HS đọc thầm đoạn tiểu dẫn

-GV gthiệu (trang bên) 

-GV có thể đưa ra một số tư liệu ảnh

(Nếu có)

“Toàn bộ truyện Kiều là một bi kịch Đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy” ( Lê Trí Viễn) Quyết định bán mình chuộc cha, trong đêm cuối cùng trước khi

đi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với Kim Trọng: “Nỗi riêng, riêng nhưng bàn hoàn-Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

Thuý Vân chợt bừng tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim Đoạn thơ này tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy

Trang 2

Hoạt động3: Hướng dẫn đọc –

hiểu khái quát

-Đoạn trích ''Trao Duyên'' có vị trí

ntnào trong Tr.Kiều?

- Theo dõi câu chuyện, có thể

tạm ngắt dòng t/sự của T Kiều

thành mấy chặng nhỏ để dễ

ptích?Từng chặng, lại có thể kể

bằng lời v.xuôi ntnào?

-HS p/biểu, tr/bày đoạn văn,

đoạn kể của mình

-GV nx, đ/hướng: Theo mạch

truyện, ta dễ dàng nhận ra

A.Đoạn trích “Trao duyên”

I.Đọc- Hiểu 1.Đọc diễn cảm: SGK

- Đoạn thơ chính là mở đầu cuộc đời đau khổ của Kiều Khi gia đình gặp gia biến

- Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong t.phẩm

2.Bố cục văn bản

-12 câu thơ đầu (723-734): Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân

-15 câu thơ tiếp (735-749): Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm em

-8 câu thơ cuối (750-757): Kiều đau đớn đến ngất đi

Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích theo bố cục

GV (Gợi mở):

Tình duyên là một chuyện tế nhị,

chuyện trăm năm, hệ trọng cả một

đời người và ko dễ gì trao lại cho

người khác Nhưng Kiều lại phải nhờ

cậy em, trao duyên cho em trả nghĩa

với chàng Kim

(?)Em nhận xét gì về ngôn ngữ của

Thuý Kiều đối với Thuý Vân?

(?)-Em nhận xét gì về lời cầu khẩn

của TKiều đối với TVân?

(?)Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong

đoạn thơ có gì gần gũi với cách nói

của dân gian?

(?)Tâm trạng của Kiều khi nói được

ra điều mình muón nói?

(?)Kiều trao kỷ vật cho em trong tâm

trạng như thế nào?

II-Phân tích:

1-Đoạn 1: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.

Mở đầu bằng 2 câu thơ:

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

-''Cậy'': Kiều khẩn khoản, thiết tha tự hành hạ mình -''Chịu lời'': Cầu khẩn em hãy lắng nghe mình -''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng

- “Thưa “: kính cẩn, trang trọng

Lời cầu xin hạ mình, coi Thuý Vân như ân nhân số 1 của mình, đưa Thuý Vân vào tình thế không thể từ chối, ràng buộc Thuý

Vân bằng cách đưa ra những mối quan hệ tình cảm “ vì cây dây leo”

-6 câu tiếp theo: Kiều đã giãi bày thật nhanh, ngọn ngành để thuyết phục Vân hết lời, tâm tình chị em vì mình không thể thoái thác

+Ngôn ngữ Nguyễn Du có sự kết hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian

(+) sử dụng các điển tích ''keo loan'',''tơ duyên'' đi với các thành ngữ ''tình máu mủ'',''lời non nước'', ''thịt nát xương mòn'',”ngậm cười chín suối…”

+ Tâm trạng Kiều : (+)Biết ơn chân thành , yên tâm ,thanh thản,sung sướng vì mâu thuẫn đã được giải quyết ->nhưng đó mới chỉ tạm thời (Khủng hoảng tâm tư trong Kiều mới tạm giải toả)

(+) Mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt

2-Đoạn 2: 15 câu thơ tiếp (735-749): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

thêm em

Trang 3

(?)Hai từ “của chung” và “ngày xưa”

thể hiện điều gì trong tâm trạng của

Thuý Kiều ?

(?)Kiều đã dự đoán trước số phận của

mình như thế nào?

(?)Sau khi trao kỷ vật cho em , Thuý

Kiều dặn em điều gì ?Tâm trạng của

Kiều lúc bấy giờ ?

Kiều tự độc thoại nội tâm của mình

ntn ở đoạn kết ?

(?)Từ ''bây giờ'' mang ý/n gì?

(?)Từ ''lạy'' có gì khác từ ''lạy'' ở câu

trên?

(?)Đoạn thơ này mang nhan đề Trao

duyên nhưng cuối cùng duyên có

được trao không? Vì sao?

(?)Tóm lược lại nội dung và nghệ

thuật ? Qua đó khẳng định Nguyễn

Du là một thiên tài khi đi sâu vào

phân tích tâm lí của con người ?

Trao lại cho T.Vân những kỉ vật th/liêng của mối tình với

K.Trọng: “ Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”->lời Kiều ở đây chứa chất bao đau đớn, giằng

xé, chua chát:

…Duyên này thì giữ vật này của chung

…Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa Trong 2 từ “của chung” và “ngày xưa” chứa chất bao nỗi niềm,

bao chua xót về hiện thực đẹp đẽ mới đấy thôi nay đã trở thành

“ngày xưa”->t/gian tâm lí, t/gian được cảm nhận bằng nỗi đau -''Của tin'' là vật làm tin giữa Kim Trọng và TKiều, ở trong của

làm tin ấy có tâm hồn của TKiều

-''người bạc mệnh'' người có số phận bạc bẽo k0 may mắn, k0 thoát

ra được như một định mệnh

“mai sau ….hiu hiu gió thì hay chi về”và khi ấy em hãy “Rảy xin chén nước cho người thác oan” ( Kiều ko thể quên được mối stình

của mình , nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết )

->Trao kỷ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót lại bùng lên, tâm trạng đau đớn, vò xé dồn dập, cuồn cuộn

-Kiều quên sự có mặt của Vân dặn em mà thì thầm với mình về tương lai mù mịt, thê thảm

-Kiều đã nghĩ mình chết oan, vẫn mang nặng lời thề, Kiều quay trở về dằn vặt, lâm li

c-8 câu cuối:

-Quay về thực tại Kiều quanh quẩn mất mát không thể hàn gắn được, tất cả dở dang, đổ vỡ

-Kiều nhận lõi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc ->Tình cảnh TKiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào

III-Tổng kết:

1.Nội dung:

-Tp’ viết lên bằng khả năng thông cảm sâu sắc của người nghệ sĩ khi hoá thân thành người trong cuộc để nói lên những tâm tư t/c’sâu kín, uẩn khuất nhất trong cõi lòng

- Đoạn thơ bi thương nhưng k0 hề đen tối bởi cái bi thương toát ra phẩm chất cao đẹp của con người, vang lên lời tố cáo tội ác của

XH bất nhân đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người

2 Nghệ thuật:

- Miêu tả, ptích tâm trạng p/tạp, mâu thuẫn->chân thực, tinh tế, ngôn ngữ biến hoá linh hoạt

- Sử dụng nhiều thành ngữ quen thuộc tạo nên tâm trạng đầy kịch tính

3.Củng cố dặn dò: HS có thể trả lời được

Trang 4

- Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đêm trao duyên

- Nghệ thuật tác giả sử dụng gây ấn tượng như thế nào ?

- Biết cách khai thác tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích ? -Giờ sau học: Văn học ''Nỗi thương mình''

Ngày đăng: 07/06/2016, 19:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w