1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÁC PHƯƠNG PHÁP hạ THỦY

13 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠ THỦY- Trong thực tế, việc đưa tàu xuống nước có thể thực hiện theo một trong những các phương pháp sau:  Hạ thủy trên đà trượt, máng trượt: Hạ thủy dọc và hạ thủy nga

Trang 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠ THỦY

- Trong thực tế, việc đưa tàu xuống nước có thể thực hiện theo một trong những các phương pháp sau:

 Hạ thủy trên đà trượt, máng trượt: Hạ thủy dọc và hạ thủy ngang

 Hạ thủy nhờ thiết bị cơ giới: Hạ thủy nhờ xe triền, nhờ thiết bị nâng thủy lực, hạ thủy nhờ cần cẩu

 Hạ thủy nhờ ụ nổi, âu tàu

 Hạ thủy bằng túi khí

1.Hạ thủy trên đà trượt, máng trượt

1.1 Hạ thủy trên triền dọc:

- Chiều rộng lòng sông tối thiểu là 2,5 L

- Số đà trượt có thể từ 1 đến 4

- Là phương pháp đưa tàu xuống nước theo chiều dọc tàu

- Tàu được lắp ráp trên triền nghiêng

Hình 1: Tàu được lắp ráp trên triền dọc

- Trước khi hạ thủy tàu được đặt và cố định với máng trượt, máng trượt nằm trên đà trượt Giữa máng trượt và đà trượt có lớp mỡ bôi trơn

Trang 2

Hình 2: Bố trí căn gỗ để kê tàu trên triền và trên máng trượt

Trang 3

Hình 4: Liên kết máng trượt với vỏ tàu vùng mũi

Hình 5: Liên kết máng trượt với vỏ tàu vùng đuôi

- Tàu được đưa xuống nước nhờ máng trượt trượt trên đà trượt dưới tác dụng của trọng lượng bản thân tàu

Quá trình hạ thủy được chia thành 4 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Từ lúc thả tàu rời vị trí đến khi khung trượt tiếp xúc nước.

Trang 4

- Giai đoạn 2: Từ khi kết thúc giai đoạn 1 đến khi đuôi tàu trong nước.

- Giai đoạn 3: Từ khi đuôi tàu trong nước đến lúc nổi tự do

- Từ lúc nổi tự do đến lúc dừng trong nước

1.2 Hạ thủy ngang (Side Lauch):

- Chiều rộng lòng sông tối thiểu là 4B

- Có nhiều đường trượt, có thể lên đến 20 đà trượt, góc nghiêng lớn 5 – 7 độ

- Thân tàu được lắp ráp ở tư thế bằng

- Khó khăn việc bố trí các thiết bị vận chuyển, nâng đỡ trong quá trình lắp ráp thân tàu trên triền

- Mức độ an toàn trong quá trình hạ thủy không cao

Trang 5

Hình 6: Sơ đồ hạ thủy ngang

- Các thiết bị khi hạ thủy ngang được chia làm hai thành phần:

1. Phần cố định: Triền, đường trượt cố định với triền, thiết bị hãm, tời

2. Phần di động: Là phần chuyển động cùng với thân tàu trong quá trình hạ thủy bao gồm: Khung trượt gồm nhiều máng trượt ghép lại với nhau, các thanh dằn liên kết các khung trượt, chúng chuyển động với tàu, tách ra khỏi tàu và nổi lên mặt nước khi tàu xuống nước

Trang 6

2.Hạ thủy nhờ thiết bị cơ giới:

Sử dụng thiết bị cơ giới để hạ thủy tàu có ưu điểm so với hạ thủy bằng trọng lượng bản thân tàu là:

- Có thể điều chỉnh được quá trình hạ thủy, công tác chuẩn bị nhanh

- Tàu được lắp ráp trên triền bằng

- Quá trình hạ thủy đảm bảo an toàn

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn

- Thường chỉ hạ thủy được tàu cỡ trung và nhỏ,

2.1 Hạ thủy nhờ xe triền:

- Tàu được lắp ráp trên triền ngang hoặc triền dọc, hoặc triền gồm 2 phần ngang và dọc, tàu được đặt trên các chồng đế kê

- Tàu được cố định với xe triền trước khi hạ thủy

- Xe triền di chuyển trên đường ray nhờ hệ thống tời kéo

- Lòng sông cuối đường ray triền phải lớn hơn chiều chìm hạ thủy tàu

Trang 7

2.2 Hạ thủy nhờ giàn nâng thủy lực (Syncrolift):

- Tàu được đặt trên xe goòng để di chuyển đến vị trí giàn nâng

- Các cột nâng được di chuyển xuống theo chiều thẳng đứng nhờ hệ thống thủy lực

Trang 8

2.3 Hạ thủy nhờ cần cẩu (Crain barge)

- Phương pháp này chủ yếu dùng để hạ thủy tàu kéo, ca nô phù hợp với sức nâng của cần cẩu

- Tàu được thi công trên nền sát với nơi hạ thủy

- Để tránh hư hỏng do cọ sát, người ta thường lót hai bên mạn các tấm lót và đặt một

số thanh giằng ở trên boong tàu giữa hai dây cáp treo tàu

Trang 9

3 Hạ thủy bằng âu tàu, ụ nổi

3.1 Hạ thủy bằng âu tàu (Dock):

- Tàu được đóng trong âu

- Công tác chuẩn bị hạ thủy đơn giản

- Đảm bảo an toàn khi hạ thủy

- Chỉ cần bơm nước vào trong âu cho tàu tự nổi lên, rồi dắt tàu ra ngoài

Trang 10

3.2 Hạ thủy nhờ ụ nổi (Floating dock)

Trang 11

4 Hạ thủy bằng túi khí

- Là công nghệ hạ thủy mới trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, được thử nghiệm để thay thế cho phương pháp hạ thủy bằng triền đà với những tàu có trọng tải dưới 10 000 DWT

- Là phương pháp an toàn, tiết kiệm hơn rất nhiều so với các phương pháp hạ thủy khác

- Có thể điều chỉnh tốc độ khi tàu xuống nước

- Thông số túi khí: Đường kính từ 0,8 – 2m, chiều dài: 8-18m

- Túi khí còn có thể để kéo tàu lên bờ để sửa chữa

Nguyên lý:

- Sử dụng một số túi khí nhất định tùy theo tải trọng của tàu, sau khi bơm hơi vào túi khí nâng tàu lên với một độ cao nhất định thì ta tháo dỡ các đế kê ra khỏi mặt đáy con tàu

- Phía mũi tàu được neo bằng cáp để giữ tàu ổn định không bị trôi

- Lúc này toàn bộ trọng lượng con tàu đè lên các đệm khí, kết hợp với tời hãm con tàu tự dịch chuyển trên các đêm khí như phương pháp dùng con lăn và đòn bẩy

- Mặt đà hạ thủy được thi công có độ dốc được lát bằng bê tông hoặc cát, khi tàu dịch chuyển đến đoạn đà thì ngắt cơ cấu tời hãm để tàu trôi xuống nước trên những đệm khí

Các bước hạ thủy bằng túi khí

1 Công tác chuẩn bị:

Trang 12

- B1: Kiểm tra tất cả túi khí trước khi chuẩn bị hạ thủy

- B2: Làm sạch mặt đà nghiêng và đáy tàu

- B3: Dùng cáp tời neo mũi tàu

2 Lắp đặt các túi khí

- B1: Các túi khí được đặt vào giữa các đế kê

Hình 4.1: Tàu đang được kích kê bằng các túi khí

Trang 13

Hình 4.2: Căn chỉnh vị trí các túi khí

- B2: Bơm các túi khí và tháo dỡ lần lượt các đế kê

Các túi khí được bố trí dày hơn về phía đuôi

Đồng thời cũng được bơm căng hơn

- B3: Bơm các túi khí ở phía mũi để tăng góc nghiêng

3 Hạ thủy

- Tháo cáp neo mũi và tác dụng một lực để tàu bắt đầu trôi từ từ xuống nước

- Thu hồi túi khí và quá trình hạ thủy kết thúc

Ngày đăng: 07/06/2016, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w