1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á ÂU ( ASEM)

8 3,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 90,5 KB
File đính kèm VN-ASEM.rar (16 KB)

Nội dung

Bước vào thập kỷ 90, cục diện thế giới có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển và ưu tiên cho phát triển kinh tế trở thành xu thế nổi trội. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước càng sâu sắc. Những xu thế đó vừa mở ra cơ hội vừa đặt đòi hỏi các quốc gia tham gia vào các quá trình kinh tếxã hội trên phạm vi khu vực và thế giới, nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi và không gian cho phát triển, đồng thời đối phó với các thách thức do toàn cầu hóa, khu vực hóa đem lại. Bởi vậy, hội nhập khu vực và thế giới trở thành đòi hỏi khách quan; tham gia vào các tổ chức khu vực, liên khu vực là yêu cầu cấp thiết với mọi quốc gia. Trên con đường đổi mới, Việt Nam nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển khách quan này. Việt Nam đã sớm đề ra chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, chủ động hội nhập quốc tế để củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hợp tác quốc tế, tận dụng nguồn lực bên ngoài bổ sung cho nội lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tích cực triển khai đường lối đó, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại cả trên bình diện song phương và đa phương như bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh Châu Âu và gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 71995. Trên cơ sở này, cùng với nhận thức thiết lập cơ chế đối thoại ÁÂu có ý nghĩa quan trọng tạo cơ hội mới về phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục, góp phần củng cố hoà bình, ổn định, hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tham gia ngay từ đầu vào các nỗ lực hình thành Tiến trình hợp tác ÁÂu.

Trang 1

VIỆT NAM - THÀNH VIÊN TÍCH CỰC TRONG ASEM

I Quá trình Việt Nam tham gia ASEM

Bước vào thập kỷ 90, cục diện thế giới có những thay đổi sâu sắc và toàn diện Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển và ưu tiên cho phát triển kinh

tế trở thành xu thế nổi trội Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước càng sâu sắc Những xu thế đó vừa mở ra cơ hội vừa đặt đòi hỏi các quốc gia tham gia vào các quá trình kinh tế-xã hội trên phạm vi khu vực và thế giới, nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi và không gian cho phát triển, đồng thời đối phó với các thách thức do toàn cầu hóa, khu vực hóa đem lại Bởi vậy, hội nhập khu vực và thế giới trở thành đòi hỏi khách quan; tham gia vào các tổ chức khu vực, liên khu vực là yêu cầu cấp thiết với mọi quốc gia

Trên con đường đổi mới, Việt Nam nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển khách quan này Việt Nam đã sớm đề ra chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, chủ động hội nhập quốc tế để củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hợp tác quốc tế, tận dụng nguồn lực bên ngoài bổ sung cho nội lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tích cực triển khai đường lối đó, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại cả trên bình diện song phương và đa phương như bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh Châu Âu và gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/1995 Trên cơ sở này, cùng với nhận thức thiết lập cơ chế đối thoại Á-Âu có ý nghĩa quan trọng tạo cơ hội mới về phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục, góp phần củng cố hoà bình, ổn định, hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tham gia ngay từ đầu vào các nỗ lực hình thành Tiến trình hợp tác Á-Âu

Việt Nam đã tích cực tham gia quá trình chuẩn bị ASEM cả về mặt song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, Cuộc họp các Quan chức cao cấp Ngoại giao (SOM) Châu Á

và ASEM SOM Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp SOM Á-Âu tại Man-đơ-rít tháng 12/1995 gồm 10 nước Châu Á (gồm 7 nước ASEAN, 3 nước Đông Bắc Á), 15 nước Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu (EC); dự SOM Châu Á tại Brunây tháng 7/1995, tại Phu-két tháng 9/1995, tại Tô-ki-ô tháng 10/1995, tại Man-đơ-rít tháng 12/1995 Đồng thời Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Thương mại đã lần lượt tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế 10 nước Châu Á vào tháng 2/1996 để bàn vấn đề nội dung cho Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ nhất Việt Nam cũng cử người tham gia Nhóm các Nhân vật nổi tiếng Á-Âu (EPG) nghiên cứu về quan hệ Á-Âu làm nền tảng đưa ra các nội dung thúc đẩy quan hệ giữa hai châu lục Qua đó, Việt Nam đã đề xuất đặt tên cho Tiến trình hợp tác Á-Âu là ASEM, đóng góp vào hình thành Chương trình nghị sự, chuẩn bị nội dung cũng như xây dựng văn kiện Hội nghị

Với nỗ lực của Việt Nam cùng với 25 thành viên sáng lập khác, ngày 1-2 tháng 3 năm

1996, Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ nhất đã diễn ra trọng thể ở Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu

sự hình thành Tiến trình Hợp tác Á-Âu

II Việt Nam - thành viên tích cực trong ASEM

Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa đào tạo, giáo dục phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước Đồng thời, tham gia với tư cách một thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng xây dựng luật chơi chung của cả Á-Âu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và

Trang 2

trên thế giới; từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam Tuy vậy, gia nhập ASEM cũng đặt Việt Nam trước không ít khó khăn Trình độ phát triển kinh tế còn tương đối thấp, sự khác biệt

về chế độ chính trị-xã hội, kinh nghiệm hội nhập chưa nhiều so với các nước thành viên khác khiến bước đầu cũng không khỏi có lo ngại về sự tham gia hiệu quả của Việt Nam

Tuy có khó khăn, song với những nỗ lực mạnh mẽ của chính mình, được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã hoàn thành tốt trách nhiệm của một quốc gia thành viên, tích cực tham gia ngay từ khi ASEM được hình thành tại Băng-cốc tháng 3/1996 và ngày càng chủ động hơn trong triển khai các thỏa thuận và đóng góp vào ASEM trên cả 3 lĩnh vực đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp ASEM tại Việt Nam, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt chức năng điều phối viên Châu Á từ Cấp cao ASEM 3 (Hàn Quốc, tháng 10/2000) đến nay Trước những đóng góp quan trọng của Việt Nam cho Tiến trình hợp tác Á-Âu, các thành viên đã nhất trí ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 5 tại Hà Nội vào năm 2004

1 Trong lĩnh vực chính trị

Việt Nam đã tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào các sinh hoạt chính trị của ASEM Sự tham dự của các nhà Lãnh đạo Việt Nam tại các kỳ Cấp cao như Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại ASEM 1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm tại ASEM 3, Thủ tướng Phan Văn Khải tại ASEM 2 và ASEM 4 chứng tỏ sự coi trọng của Việt Nam đối với ASEM Nước ta đã cử đoàn tham dự các Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp ASEM SOM, họp điều phối viên Đặc biệt, trên cương vị điều phối viên Châu Á trong bốn điều phối viên ASEM (từ tháng 10/2000), Việt Nam đã điều hành tốt các hoạt động, đóng góp cụ thể vào những vấn đề quan trọng của Tiến trình hợp tác Á-Âu và được các thành viên đánh giá cao

Tại các Hội nghị, cuộc họp đó, Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, xây dựng các văn kiện như “Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu”, các Tuyên bố Chủ tịch nhằm xác định mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế, ưu tiên, định hướng cho hợp tác ASEM, góp phần quan trọng thúc đẩy

sự phát triển và làm phong phú thêm nội dung hợp tác giữa hai châu lục

Trong khi giữa Á-Âu có khác biệt về quan tâm và thứ tự ưu tiên hợp tác (Châu Á coi trọng hợp tác kinh tế, Châu Âu nhấn đối thoại chính trị, nhân quyền, xã hội dân sự), Việt Nam

đã phối hợp cùng các thành viên Châu Á khác kiên trì nguyên tắc đối thoại bình đẳng, dành ưu tiên cao nhất cho hợp tác cùng có lợi; bảo đảm đối thoại chính trị tiến hành trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, nhằm mở rộng điểm đồng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo bầu không khí ngày càng thuận lợi cho đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác Đề xuất của Việt Nam đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế đi vào thực chất tại Cấp cao ASEM 5 đã được các thành viên hoan nghênh, chứng tỏ khả năng góp tiếng nói tích cực điều hòa lợi ích giữa các thành viên ASEM của Việt Nam

Trong các vấn đề an ninh truyền thống, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào nỗ lực chung bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, vì hợp tác bình đẳng và có lợi, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng

Trong những vấn đề an ninh phi truyền thống như vấn đề tăng cường phúc lợi cho phụ

nữ và trẻ em, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực, quản lý dòng di cư , Việt Nam đã góp tiếng nói tích cực vào nỗ lực của hai châu lục trong đối phó với những vấn đề toàn cầu phức tạp này

Thông qua việc tham dự các cuộc hội thảo không chính thức của ASEM về “Nhân quyền

và Pháp quyền” (12/1997, 6/1999, 6/2000, 7/2001, 5/2003), Việt Nam đã trao đổi cởi mở, thẳng

Trang 3

thắn quan điểm về vấn đề này, pháp quyền và nhân quyền phải dựa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác và tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế

Không chỉ tích cực tham gia mà Việt Nam còn đăng cai nhiều hội thảo trao đổi quan điểm và đánh giá chung của các học giả về những vấn đề chính trị mà các thành viên ASEM quan tâm, như Hội thảo Chương trình An ninh toàn cầu mới và Triển vọng trong Hợp tác Á-Âu (phối hợp với Quỹ Á-Âu ASEF và Viện Đối ngoại Đan Mạch, Hà Nội vào tháng 12/2001), Hội thảo bàn tròn về Hòa bình và Hòa giải (phối hợp với ASEF và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung FES của Đức vào tháng 10/2003)

Thực hiện vai trò điều phối viên, Việt Nam đăng cai cuộc họp SOM Châu Á tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3/2001, tại Hà Nội tháng 3/2004 và phối hợp với các thành viên điều hành tốt, đồng chủ trì và đóng góp vào nhiều chủ đề thảo luận tại tất cả các cuộc họp ASEM Việt Nam đã chú trọng tham khảo trong ASEAN, đề cao tiếng nói chung của Châu Á, cơ bản xử

lý nhanh chóng và tốt các vấn đề, đưa ra nhiều đề xuất giải quyết các vấn đề chung để duy trì tiến trình ASEM phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực cũng như của ASEM Trong khi một số nước Châu Âu đề nghị tăng cường thể chế, lập Ban Thư ký ASEM, ủng hộ đề nghị lập Ban Thư ký ảo, đẩy tới lập cơ chế tham khảo không chính thức…, Việt Nam đã thúc đẩy hướng trước mắt tăng cường cơ chế hiện có ở cấp quan chức ngoại giao cao cấp (SOM), điều phối viên và đầu mối phối hợp của các thành viên và đề xuất tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả điều hành, được các thành viên tán thành

Đóng góp tích cực nhất của Việt Nam trên lĩnh vực chính trị phải kể đến những nỗ lực chuẩn bị cho Cấp cao ASEM 5 Trong bối cảnh ASEM sau 8 năm phát triển đã đạt những thành tựu đáng kể, song cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới khi cục diện quốc tế và khu vực có những chuyển biến phức tạp, xác lập định hướng phát triển cho ASEM trong tình hình mới càng có ý nghĩa quan trọng Vì vậy, chủ đề mà Việt Nam đề xuất cho ASEM 5 là “Tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống động và thực chất hơn” đã được các thành viên ASEM nhất trí tán thành Việc Việt Nam chủ động phối hợp với các nước điều phối viên khác trong chuẩn bị và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 6 tại Ai Len, tháng 4/2004, các cuộc họp SOM ASEM, họp điều phối viên đã góp phần chuẩn bị nội dung, tài liệu, văn kiện cho ASEM 5

Không chỉ thúc đẩy kênh đối thoại Nhà nước/Chính phủ, Việt Nam còn tích cực tham gia kênh đối thoại giữa các Nghị viện Á-Âu như tham dự Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP) lần thứ 1 tháng 4/1996, ASEP II tại Phi-líp-pin vào tháng 8/2002 Đặc biệt với việc đăng cai tổ chức thành công ASEP III tại Huế tháng 3/2004, đề ra khuôn khổ thúc đẩy hợp tác nghị viện, Việt Nam đã để lại dấu ấn trong hợp tác Nghị viện của hai châu lục, tạo cầu nối giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nghị viện

2 Trong lĩnh vực kinh tế

Việt Nam đã cử đoàn tham gia tất cả các Hội nghị cấp Bộ trưởng các ngành kinh tế và tài chính, và các Cuộc họp các Quan chức Cao cấp về Thương mại và Đầu tư (SOMTI) trong khuôn khổ ASEM Đặc biệt Việt Nam còn đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM lần thứ

3 (EMM 3) tại Hà Nội từ 10-11/9/2001 Mặc dù lần đầu đảm nhận vai trò chủ tịch EMM với chương trình nghị sự đồ sộ, nhưng Việt Nam đã điều hành Hội nghị hiệu quả, chuẩn bị tổ chức hậu cần chu đáo, bảo đảm Hội nghị đạt kết quả tốt đẹp, các đại biểu đánh giá cao

Trong quá trình tham gia ASEM, Việt Nam đã cùng các nước Châu Á nhấn mạnh hợp tác kinh tế là cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác giữa hai châu lục ASEM cần tính đến trình

độ phát triển khác nhau giữa các nước, quan tâm thích đáng đến phát triển đồng đều giữa các thành viên, hỗ trợ các nước đang phát triển trong chuyển giao công nghệ, giải quyết chênh lệch

về kỹ thuật số, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo,

Trang 4

để giúp những nước này trở thành đối tác lâu dài, ổn định, đưa hợp tác ASEM thực sự là quan

hệ đối tác cùng có lợi

Đối với các chương trình, hoạt động cụ thể của ASEM, Việt Nam đã tham gia xây dựng

và triển khai "Kế hoạch Hành động Xúc tiến Đầu tư" (IPAP), "Kế hoạch Hành động Thuận lợi hoá Thương mại" (TFAP); cử người tham gia Nhóm Chuyên gia về đầu tư (IEG), Nhóm Đặc trách ASEM về Quan hệ Đối tác Kinh tế chặt chẽ hơn Đặc biệt với vai trò là một điều phối viên kinh tế của Châu Á từ năm 2000, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEM, được các nước đánh giá cao

Trong khuôn khổ TFAP, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM xây dựng Danh sách các rào cản chung trong Thương mại trên 8 lĩnh vực ưu tiên ban đầu của TFAP và một số rào cản chung khác Đây là các rào cản mà doanh nghiệp của các thành viên đang phải đối mặt tại thị trường ASEM Việc thực hiện xóa bỏ dần các rào cản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp hai châu lục Trong tham gia, Việt Nam luôn nhấn mạnh ASEM cần thúc đẩy hoạt động tháo gỡ dần các rào cản thương mại, đặc biệt chú ý đến những hàng rào hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá cho các nước đang phát triển, và đề nghị ASEM cần có chương trình hợp tác đi kèm nhằm nâng cao năng lực của các thành viên trong thực hiện các

chương trình của TFAP Trước đề nghị của Việt Nam, phía Châu Âu đã đồng ý đưa vấn đề hạn

ngạch và cấp giấy phép mà thị trường EU đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách này và từng bước mở rộng hạn ngạch và giảm các yêu cầu về thủ tục giấy phép cho hàng xuất khẩu của ta

Trong khuôn khổ IPAP, Việt Nam đã tham gia mạng Thông tin về Đầu tư (VIE) của ASEM nhằm giới thiệu chế độ đầu tư Việt Nam, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp quy, chính sách đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các chương trình khuyến khích và xúc tiến đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng Danh sách các biện pháp hiệu quả nhất để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và sẽ cùng các thành viên ASEM nghiên cứu thực hiện những biện pháp này nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước mình Sau khi cơ chế hoạt động của Nhóm Chuyên gia về đầu tư (IEG) hết thời hạn, Việt Nam đã cùng các nước thiết lập mạng lưới các đầu mối đầu tư (ICPs) để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư giữa hai khu vực

Những lĩnh vực mà Việt Nam thúc đẩy trong hợp tác kinh tế ASEM như hợp tác để thu hẹp khoảng cách phát triển, chênh lệch về kỹ thuật số, phát triển thương mại điện tử, hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, giao thông nhận được sự nhất trí của các thành viên ASEM và được khẳng định tại các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, đặc biệt là tại EMM 4 (Cô-pen-ha-gen tháng 9/2002) và EMM 5 (Đại Liên, tháng 7/2003)

Trong hợp tác về doanh nghiệp, Việt Nam đã tham gia các cuộc họp của Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu (10/1996, 11/1997, 4/1998, 10/1999, 9/2000, 10/2001, 9/2002, 10/2003),

Hội nghị Doanh nghiệp vừa và nhỏ (5/1998), Hội nghị Doanh nghiệp Á-Âu (7/1997) Với nhận

thức doanh nghiệp là động lực chính trong tiến trình hợp tác ASEM, Việt Nam cho rằng mọi nỗ lực của ASEM nên hướng tới phục vụ lợi ích chung của doanh nghiệp, việc thiết lập một cơ chế đối thoại trực tiếp giữa Chính phủ và doanh nghiệp là cần thiết Bởi vậy Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu (AEBF) lần thứ 9, liền kề với Cấp cao ASEM 5 Với chủ đề “Hướng tới Quan hệ Đối tác Kinh doanh Á-Âu năng động và sâu sắc hơn” và nội dung xuyên suốt là tăng cường quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và chính phủ, Diễn đàn này không chỉ phù hợp với tinh thần Cấp cao đưa hợp tác kinh tế đi vào thực chất mà còn là một bước quan trọng thúc đẩy kênh đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, thu hút

sự quan tâm của doanh nghiệp đối với ASEM, từ đó thiết thực góp phần tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư Á-Âu

Trang 5

Việt Nam cũng tăng cường phối hợp chính sách với các nước thành viên khác trên các diễn đàn kinh tế đa biên, đặc biệt là về Tổ chức Thương mại Thế giới Thông qua việc tham dự các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề này cũng như qua đăng cai thành công “Vòng tham vấn lần thứ nhất về Chương trình Nghị sự phát triển Đô ha” (1/2003), Việt Nam góp phần gia tăng nỗ lực thúc đẩy xây dựng một hệ thống thương mại đa biên có luật định, mở, công bằng, bình đẳng

và minh bạch, quan tâm thỏa đáng đến các nước đang phát triển; đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của các thành viên đối với quá trình gia nhập WTO

Trên lĩnh vực tài chính, Việt Nam đã tham gia đóng góp từ những Hội nghị Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của ASEM Việt Nam đã tích cực trao đổi chính sách tài chính, tham gia hầu hết các chương trình hợp tác như hợp tác chống tẩy rửa tiền, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nợ công Tham dự thường xuyên các cuộc họp Tổng Cục trưởng Hải quan và nỗ lực thúc đẩy cải tiến các thủ tục hải quan của Việt Nam đã được các thành viên ghi nhận Thiết thực nhất trong hợp tác tài chính là ta đã tận dụng được nguồn hỗ trợ của Quỹ Tín thác ASEM (ATF) cho công cuộc cải cách kinh tế xã hội Tính đến nay, các Bộ ngành của Việt Nam đã tranh thủ ATF trợ giúp triển khai 21 dự án với giá trị gần 13,35 triệu đô la trên các lĩnh vực cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, xóa đói giảm nghèo và cải cách hệ thống an sinh xã hội Trong

đó, giai đoạn I (1998-2001), Việt Nam có 7 dự án nhận tài trợ từ Quỹ Tín thác với tổng số vốn

là 5,48 triệu đô la; giai đoạn II (2002-nay) là 14 dự án với tổng giá trị tài trợ là 7,87 triệu đô la)1

Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế khác, Việt Nam cử đoàn tham dự Hội nghị cấp cao nông nghiệp ASEM (Bắc Kinh, tháng 11/2003), các vấn đề về cơ sở hạ tầng

Đặc biệt, với tư cách là điều phối viên kinh tế Châu Á trong ASEM và nước chủ nhà Cấp cao ASEM 5, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế, chủ động chuẩn bị nội dung về kinh tế cho Cấp cao Đề xuất nâng số thành viên Châu Á trong Nhóm Đặc trách ASEM về Quan hệ Đối tác Kinh tế Chặt chẽ hơn (từ 7 lên 10 đại diện) để bảo đảm lợi ích và phản ánh tiếng nói của Châu Á trong đưa khuyến nghị tăng cường trụ cột kinh tế cũng như đóng góp thiết thực của Việt Nam vào quá trình hoạt động của Nhóm này đã được các thành viên hoan nghênh

Những sáng kiến của Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEM như tăng cường hợp tác trong những ngành công nghiệp ưu tiên như công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, sinh học, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, giao thông vận tải và năng lượng dưới hình thức chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, đầu tư, tăng cường cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

và hợp tác khoa học-kỹ thuật, thúc đẩy quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ, thiết lập một Hội đồng doanh nghiệp điều phối họat động doanh nghiệp (như ABAC trong APEC), xây dựng Trung tâm ảo về Xúc tiến Thương mại-Đầu tư-Du lịch được đánh giá cao Sáng kiến “Xây dựng thể chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá” do Việt Nam và Đức đồng tác giả đã được Cấp cao ASEM 4 (Cô-pen-ha-ghen, 9/2002) thông qua Nổi bật nhất trong nỗ lực của Việt Nam đưa hợp tác kinh tế ASEM lên một tầm cao mới thể hiện ở sự chủ động đề xuất và chuẩn bị tích cực cho việc đưa ra một Tuyên bố về hợp tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn tại Cấp cao ASEM 5 Đây

là một dấu ấn quan trọng định hình khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEM trong thời kỳ mới, đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế đi vào thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn phản ánh đầy

đủ quan tâm và lợi ích của tất các thành viên

3 Trong các lĩnh vực khác

Hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, quản lý, khoa học-kỹ thuật, chuyển giao công nghệ là những lĩnh vực hợp tác khác trong ASEM Sự tham dự của Việt Nam vào các hoạt động phong phú và thiết thực này đã góp phần tạo cầu nối gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục

1 Theo số liệu của Bộ Tài chính

Trang 6

Trên lĩnh vực giáo dục, Việt Nam tích cực hưởng ứng các chương trình hợp tác giáo dục

và phát triển nguồn nhân lực như ủng hộ sáng kiến ASEM về Học tập suốt đời, Chương trình học bổng kép ASEM, cử đại biểu tham dự các cuộc gặp giữa các chuyên gia giáo dục Á-Âu, Khóa học mùa hè Á-Âu

Nhận thức lao động và việc làm là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng, thúc đẩy đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý , Việt Nam đã ủng hộ sáng kiến tổ chức Hội thảo ASEM về tương lai việc làm và chất lượng lao động và chủ động đăng cai tổ chức một Hội thảo không chính thức về việc làm và lao động (Hà Nội, 4/2004), được các thành viên đánh giá cao

Trong hợp tác về văn hóa, Việt Nam đã tích cực tham dự và triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEM, như chủ động đề xuất sáng kiến “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong các nước ASEM” (đồng tác giả với Pháp) được Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ hai (Luân Đôn, 4/1998) thông qua Để triển khai, Việt Nam đã tổ chức thành công Cuộc họp chuyên viên ASEM lần thứ nhất về Di sản Văn hóa (tháng 1/1999), Hội thảo Á-Âu về Di sản Văn hóa, Con người và Du lịch (tháng 11/2001) Việt Nam đã cử đoàn Bộ trưởng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEM lần thứ nhất tại Bắc Kinh (12/2003) và có đóng góp quan trọng vào kết quả Hội nghị Trong bối cảnh các thành viên ASEM nhấn mạnh đối thoại giữa các nền văn hóa-văn minh ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hiểu biết, tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, Việt Nam đã chủ động phối hợp với các thành viên soạn thảo và chuẩn bị nội dung cho Tuyên bố ASEM về Văn hóa - Văn minh tại Cấp cao ASEM 5, tạo khuôn khổ đối thoại giữa các nền văn hóa lâu đời Á, Âu, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đem lại xung lực mới cho sự phát triển quan hệ đối tác giữa hai châu lục

Trong lĩnh vực môi trường, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các thành viên, góp tiếng nói tích cực thúc đẩy quyết tâm chính trị và cam kết bảo vệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác trong chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và phát triển những ngành kinh tế sạch Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tích cực ủng hộ và tham gia xây dựng văn kiện và tổ chức hoạt động Trung tâm Công nghệ Môi trường Á-Âu (AEETC) Bên cạnh tham gia các Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEM (tháng 1/2002, tháng 10/2003), nước ta còn chủ động phối hợp cùng

EC tổ chức Hội thảo ASEM về Công nghệ sạch tại Hà Nội (9/2004) - sáng kiến đầu tiên trong khuôn khổ ASEM về lĩnh vực công nghệ sạch, một bước cụ thể đẩy tới nỗ lực hợp tác ASEM bảo vệ môi trường Việt Nam cũng đăng cai Diễn đàn Thanh niên ASEM về Phát triển bền vững tại Hà Nội vào cuối tháng 6, đầu tháng 7/2004, tạo Diễn đàn đối thoại để thanh niên đóng góp tiếng nói thúc đẩy phát triển bền vững ở Châu Á và Châu Âu, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ Đối tác Á- Âu

Trong lĩnh vực y tế, sáng kiến của Việt Nam về “Kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khỏe nhân dân” (thông qua tại Cấp cao ASEM 2), về “Xử

lý dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng” đồng tác giả với Trung Quốc (thông qua tại Hội nghị

Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ năm, Bali tháng 7/2003) không chỉ phát huy được thế mạnh về y dược học của Việt Nam mà còn đáp ứng đòi hỏi bức xúc của các thành viên trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thời đại toàn cầu hóa, nên được các nước hưởng ứng Do đó, Hội thảo

“Đông Tây y kết hợp trong chăm sóc sức khỏe nhân dân” được tổ chức vào tháng 3/1999 và Hội thảo “Đông Tây y kết hợp trong điều trị một số bệnh khó” vào tháng 12/2000 tại Hà Nội đã thu hút được đông đảo đại biểu từ các thành viên tham gia Đề xuất của Việt Nam “Thiết lập mạng lưới kiểm dịch y tế Á-Âu" cũng được các thành viên ghi nhận và sẽ được xem xét tích cực tại Cấp cao ASEM 5

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nổi bật nhất về sự tham gia của Việt Nam là sáng kiến

“Hội thảo ASEM về tuyến đường sắt tơ lụa Á-Âu” (thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 6, Ai-Len, 4/2004) do nước ta cùng Hàn Quốc và một số nước ASEM khác đồng tác giả Sự tích cực tham gia đó thúc đẩy triển vọng nối mạng đường sắt Á-Âu, đồng thời tạo

Trang 7

điều kiện để Việt Nam phát huy hơn vai trò chủ động và cầu nối giữa hai mạng đường sắt OSJD (Tổ chức Hợp tác đường sắt) và đường sắt Xing-ga-po - Côn Minh

Thêm vào đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động của Quỹ Á-Âu (ASEF) Việt Nam đã cử đại diện tham gia Hội đồng Thống đốc (BOG) Quỹ ASEF góp phần định hướng hoạt động của Quỹ phù hợp với tinh thần thúc đẩy hợp tác giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân, giao lưu tri thức Bên cạnh tham dự các cuộc họp BOG, Việt Nam còn đăng cai tổ chức cuộc họp BOG lần thứ 16 vào tháng 11/2004 Thực hiện nghĩa vụ thành viên, Việt Nam đã đóng góp cho Quỹ 120.000 USD theo hai giai đoạn 1997-2001 và 2002-2003 Ta cũng tranh thủ được Quỹ ASEF tài trợ cho nhiều dự án như "Hội nghị chuyên viên ASEM lần thứ nhất về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá" (1/1999) và Hội thảo về "Kết hợp Y dược học cổ truyền với Y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân" (3/99), Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Á-Âu lần thứ 7 (8/2003), Diễn đàn Thanh niên ASEM về phát triển bền vững (6-7/2004), các hoạt động văn hóa hướng tới Cấp cao ASEM 5 Những hoạt động tích cực đó đã tạo được tình cảm và ấn tượng tốt trong nhân dân các nước thành viên đối với Việt Nam, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau

III Cơ chế tổ chức của Việt Nam trong phối hợp các hoạt động hợp tác ASEM

Hợp tác trong ASEM diễn ra khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực và liên quan đến hầu hết mọi ngành Để bảo đảm quá trình tham gia ASEM được thuận lợi, có hiệu quả, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 2456/VPCP-TCQT ngày 05 tháng 6 năm 1999 về phân công trách nhiệm đầu mối cụ thể cho từng ngành Bộ máy đảm nhiệm công tác ASEM của nước ta đã được hình thành cụ thể:

Bộ Ngoại giao làm đầu mối đối ngoại, phối hợp chung việc tham gia các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Á-Âu; phụ trách lĩnh vực an ninh, chính trị và hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Á-Âu; phụ trách lĩnh vực an ninh, chính trị và hoạt động của Quỹ Á-Âu; chuẩn bị và chủ trì việc tổ chức tham dự các Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và cuộc họp các Quan chức cao cấp Ngoại giao (SOM) Á-Âu

Bộ Thương mại làm đầu mối xây dựng và chủ trì việc tổ chức tham gia các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại Á-Âu; chuẩn bị và tổ chức tham dự các Hội nghị Bộ trưởng Kinh

tế và Cuộc họp các Quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI)

Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế chịu trách nhiệm tổng hợp hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại Á-Âu, chuẩn bị nội dung đưa vào chương trình làm việc của

Uỷ ban Quốc gia

Bộ Tài chính làm đầu mối điều phối hoạt động hợp tác tài chính, xây dựng chương trình hợp tác tài chính Á-Âu; chuẩn bị và tổ chức tham dự các Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Thứ trưởng Tài chính Á-Âu

Các Bộ, ngành khác làm đầu mối tham gia các hoạt động hợp tác Á-Âu trong lĩnh vực mình phụ trách

Có thể nói, sau hơn 8 năm tham gia ASEM, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực và chủ động Với vai trò và vị trí của mình, Việt Nam đang và sẽ phấn đấu làm hết sức mình để thúc đẩy Tiến trình Hợp tác Á-Âu trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và hai châu lục theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn nhằm đem lại cho Tiến trình này một sức sống mới trong thế kỷ XXI phù hợp với xu thế chung là hòa bình, hợp tác vì mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội và vì lợi ích của mỗi nước

Trang 8

SÁNG KIẾN VIỆT NAM ĐƯA RA

ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUA TRONG ASEM

Thời gian thông

28-29/3/1999 Kết hợp y dược học hiện đại và y dược học cổ truyền trong

bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

28-29/3/1999 Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá tại các nước ASEM, đồng

sáng kiến với Pháp

22-24/9/2002 Hội thảo ASEM về “Xây dựng thể chế thị trường trong bối

cảnh toàn cầu hoá”, đồng sáng kiến với Đức

23-24/7/2003 Hội thảo ASEM về "Xử lý dịch bệnh bùng phát trong cộng

đồng", đồng sáng kiến với Trung Quốc, Phần Lan, Pháp, Đức, Italia, Hàn Quốc, Xinh-ga-po và Thái Lan

17-18/4/2004 Hội thảo ASEM về đường sắt tơ lụa Á-Âu, đồng sáng kiến với

Hàn Quốc, Phần Lan, Ma-lai-xi-a, Pháp, Trung Quốc

17-18/4/2004 Hội thảo ASEM về Hợp tác Khoa học - Công nghệ giữa EU và

Châu Á về Công nghệ sạch", đồng sáng kiến với EC

Ngày đăng: 07/06/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w