Ở trung tâm trữ lượng của ruộng mỏ theo phương, từ mặt đất người ta đào 2 giếng chính số 1 dùng để vận tải than; phụ số 2 dùng để thông gió vận chuyển vật liệu, thiết bị, đất đá thải và
Trang 1Chương 2: Mở vỉa ruộng than
Trang 22.1 Khái niệm – Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa và chuẩn bị 2.1.1 Khái niệm và phân loại các sơ đồ mở vỉa
1 Khái niệm
Mở vỉa là việc đào một hệ thống các đường lò từ mặt đất vào gặp các vỉa than và các công trình phục vụ cho nó từ đó đảm bảo thuận lợi cho công tác đào các đường lò chuẩn bị tiếp theo và khai thác sau này Vị trí của các đường lò có thể bố trí trong than, trong đá Các đường lò mở vỉa được phân thành hai nhóm:
- Nhóm các đường lò chính: Là các đường lò được đào từ mặt đất như giếng đứng, giếng nghiêng và các đường lò bằng
- Nhóm các đường lò phụ: Là những đường lò không có lối thông trực tiếp với mặt đất mà chúng được đào từ các đường lò chính đến vỉa than; ví dụ: Lò xuyên giữa các vỉa, cặp lò thượng, cặp lò hạ, giếng mù
2 Phân loại các hệ thống mở vỉa
a Phân theo đường lò mở vỉa chính:
- Mở vỉa bằng lò bằng; - Mở vỉa bằng giếng nghiêng;
- Mở vỉa bằng giếng đứng;- Mở vỉa bằng phương pháp kết hợp
b Phân loại theo công tác vận tải:
- Sơ đồ mở vỉa vận tải than theo một mức; - Sơ đồ mở vỉa vận tải than theo nhiều mức; - Sơ đồ mở vỉa vận tải than theo từng tầng
Trang 32.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa và chuẩn bị
1 Nhóm các yếu tố về địa hình, địa chất: (Các yếu tố tự nhiên)
- Ở những vùng địa hình bằng phẳng, góc dốc địa hình nhỏ (đặc biệt khi góc cắm của vỉa ngược chiều với sườn dốc của địa hình), mở vỉa bằng lò bằng thì chiều dài lò xuyên vỉa lớn đôi khi không mở vỉa bằng lò bằng xuyên vỉa được
- Tính chất cơ lý của đá vách, đá trụ và vỉa than ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố trí vị trí các đường lò, chi phí bảo vệ các đường lò trong suốt quá trình tồn tại
- Số vỉa trong ruộng mỏ, khoảng cách giữa các vỉa trong cụm vỉa, nếu các vỉa nằm gần nhau ta có thể bố trí một đường lò phục vụ chung cho các vỉa
- Ngoài ra các yếu tố như : Trữ lượng địa chất; chiều dài theo phương, theo hướng dốc của ruộng mỏ; góc dốc của các vỉa than và mức độ ổn định của góc dốc là cơ sở để chuẩn bị, phân chia ruộng mỏ, chiều dầy vỉa than,
độ sâu khai thác, hàm lượng khí nổ, lưu lượng nước ngầm, tính tự cháy của than, đặc điểm điều kiện địa chất kiến tạo, điều kiện địa chất công trình, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố trí đường lò và thứ tự khai thác các vỉa
Trang 42 Nhóm các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ và tổ chức
Kích thước ruộng than, sản lượng, tuổi mỏ, thiết bị thi công, trình
độ kĩ thuật trong thi công và khai thác, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ tổ chức quản lý của cán bộ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sơ đồ mở vỉa.
3 Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội
- Vốn đầu tư ban đầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới phương
án mở vỉa, ảnh hưởng tới quy mô, tính hiện đại của mỏ, mức độ trang
Trang 52.2 Các sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng.
2.2.1 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng cho một vỉa dốc thoải giếng đào trong than - ruộng than chia tầng.
a Sơ đồ mở vỉa: (Như hình vẽ 2.1.)
1 2 4
3
4 7 6
3 2
4 2
3'
1 1
2 2
5 5'
6'
4 3
Trang 61 2 4
3
4 7
3 2
4 2
3'
1 1
2 2
5 5'
6'
4 3
1
Trang 7b Thứ tự đào lò mở vỉa và chuẩn bị.
Ở trung tâm trữ lượng của ruộng mỏ theo phương, từ mặt đất người ta đào 2 giếng (chính số 1 dùng để vận tải than; phụ số 2 dùng để thông gió vận chuyển vật liệu, thiết bị, đất đá thải và đi lại) dọc theo hướng dốc của vỉa (hai giếng cách nhau từ 30 – 40 mét, tùy thuộc vào đặc điểm điều kiện địa chất khu vực), đến mức vận chuyển của tầng 1 thì tạm thời dừng lại Ở mức vận chuyển đào sân ga số 31 cho tầng 1, đồng thời ở mức thông gió (biên giới phía trên của ruộng mỏ đào sân ga 3’ để tiếp nhận vật liệu phục vụ cho khai thác tầng 1) Từ 31 đào dọc vỉa vận chuyển 41 cho tầng 1; từ 3’ đào dọc vỉa thông gió 4’ cho tầng 1; để đưa tầng 1 vào khai thác người ta đào lò cắt số 5 làm luồng khấu đầu tiên cho lò chợ 5’ nối từ lò dọc vỉa vận chuyển 41 đến lò dọc vỉa thông gió 4’ (nếu khấu giật lò dọc vỉa vận chuyển 41 và lò dọc vỉa thông gió 4’ đào đến tận biên giới của ruộng mỏ và đào lò cắt số 5 ở đó, rồi khấu biên giới về trung tâm, nếu khấu đuổi lò dọc vỉa vận chuyển 41 và lò dọc vỉa thông gió 4’ chỉ đào cách giêng một khoảng từ 40 – 50 mét thì dừng lại và lò cắt số 5 được đào cách giếng một khoảng 20 – 25 mét bằng chiều dài theo phương của trụ bảo vệ giếng, rồi tiến hành khấu từ đó về biên giới) Trong quá trình khai thác ở tầng 1 người ta chuẩn bị cho tầng 2
Trang 8c Hệ thống vận tải, thông gió trong sơ đồ mở vỉa
+ Sơ đồ hệ thống vận tải:
- Than: Từ lò chợ 5’(máng cào, máng trượt), xuống song song chân, đến
họng sáo tháo than, xuống dọc vỉa vận tải của tầng 41 (máng cào) sân ga 31 về giếng chính số 1 (băng tải, máng cào hay trực tời) và ra ngoài mặt bằng sân công nghiệp
- Vật liệu: Từ ngoài trời vào giếng phụ số 2 (trục tải) xuống sân ga 3’, vào
dọc vỉa thông gió 4’, xuống lò chợ 5’
+ Sơ đồ hệ thống thông gió:
Gió sạch từ ngoài trời vào giếng 1, vào sân ga 31, rẽ ra 2 cánh thông gió cho
lò chợ; gió thải từ lò chợ về dọc vỉa thông gió 4’, về giếng 2, qua rãnh gió, qua quạt thông gió chính, rồi thải ra ngoài
d Ưu, nhược điểm và điều kiện ứng dụng:
+ Ưu điểm:
- Sơ đồ mạng đường lò đơn giản
- Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác mở vỉa ruộng mỏ, các công trình trên sân công nghiệp ít và kết cấu đơn giản
- Thời gian đưa mỏ vào sản xuất nhanh, thu hồi vốn nhanh có thể đưa vào đầu
tư xây dựng mỏ ở thời kỳ tiếp theo
Trang 9- Giếng đào trong vỉa than dễ thi công, tốc độ đào nhanh, cho phép tiến hành thăm dò bổ xung điều kiện địa chất của vỉa than trong quá trình đào giếng.
- Tận thu được một phần than trong quá trình đào giếng
- Có thể sử dụng thiết bị thi công lò bằng để thi công đào giếng nghiêng
+ Nhược điểm:
- Góc dốc của giếng hoàn toàn phụ thuộc vào góc dốc của vỉa do đó không chủ
động được việc áp dụng thiết bị vận tải
- Các giếng nằm trong than, có chiều dài lớn nên chi phí bảo vệ các giếng, chi phí vận tải, chi phí thông gió lớn, tổn thất than để lại làm trụ bảo vệ giếng lớn
- Vừa khai thác tầng trên đồng thời tiến hành mở vỉa, chuẩn bị cho tầng dưới nên hai công việc dễ gây ảnh hưởng lẫn nhau, công tác tổ chức sản xuất phức tạp
- Năng suất của thiết bị vận tải bố trí ở giếng bị hạn chế
+ Điều kiện áp dụng:
- Đất đá vách, trụ và than phải cứng vững ổn định để giảm chi phí bảo vệ giếng
và đảm bảo cho công tác khai thác được liên tục
- Góc dốc của vỉa thoải, ổn định và phù hợp với thiết bị vận tải (αv < 250)
- Mỏ có sản lượng nhỏ, vốn đầu tư ban đầu ít,đòi hỏi thời gian ra than nhanh
- Chiều dầy lớp đất phủ nhỏ (không lớn hơn 50 mét)
- Chiều dài theo phương của ruộng mỏ nhỏ S < 2000mét
Trang 102.2.2 Các sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng khác:
a Mở vỉa bằng giếng nghiêng cho một vỉa dốc nghiêng, dốc đứng, hoặc góc dốc của vỉa thay đổi, ruộng than chia tầng - giếng bố trí trong đá trụ.
Sơ đồ mở vỉa: (như hình vẽ 2.2.)
Hình 2.2 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng – giếng bố trí ở bên trụ vỉa than
Trang 11b Mở vỉa bằng giếng nghiêng cho một (cụm) vỉa - giếng đào
xuyên qua vách
Sơ đồ mở vỉa: (như hình vẽ 2.3.)
Hình 2.3 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng – giếng đào xuyên qua vách
Vị trí mở cửa giếng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện địa hình Trong điều kiện địa hình như hình vẽ 2.3., khi khai thác phần sâu (dưới mức thoát nước tự nhiên), với sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng, cửa giếng bắt buộc phải
bố trí về phía vách vỉa nơi có độ cao địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, phù hợp các yêu cầu để mở của lò, giếng đào xuyên qua vách vỉa và có góc dốc nhất định, phù hợp với thiết bị vận tải đã lựa chọn để bố trí trong giếng, đảm bảo công suất thiết kế của mỏ
Trang 12c Mở vỉa bằng giếng nghiêng cho cụm vỉa dốc thoải - giếng đào trong than.
Khi khai thác một cụm vỉa người ta thường tiến hành khai thác vỉa trên trước, tầng trên trước – vỉa dưới sau, tầng dưới sau Cho nên giếng nghiêng thường được bố trí ở vỉa dưới cùng.
c 1 Trường hợp các vỉa trong cụm vỉa nằm tương đối gần nhau:
Trang 13c.2 Trường hợp các vỉa trong cụm vỉa nằm tương đối xa nhau:
V1
V2
V3
TÇng 1 TÇng 2
TÇng 3 TÇng 4
Møc 1
Møc 2
Hình 2.5 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng với sân ga bố trí ở nhiều mức
(cho cụm vỉa dốc thoải - các vỉa nằm tương đối xa nhau)
Trang 14c 3 Trường hợp các vỉa trong cụm vỉa có khoảng cách phân bố không đều
TÇng 3 TÇng 4
Møc 1
Møc 2
Hình 2.6 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng nghiêng sân ga ở nhiều mức,
kết hợp với lò xuyên vỉa từng tầng(cho cụm vỉa dốc thoải - khoảng cách các vỉa phân bố không đều nhau)
Trang 152.3 Các sơ đồ mở vỉa bằng giếng đứng.
Mở vỉa cho ruộng bằng giếng đứng được sử dụng rất rộng rãi ở các mỏ than hầm lò trên thế giới bởi nó không phụ thuộc vào số lượng vỉa trong ruộng
mỏ, chiều dầy, góc dốc của vỉa, chiều dầy lớp đất phủ, chiều sâu khai thác, sản lượng mỏ
2.3.1 Xác định vị bố trí trí giếng (cửa lò)
a Yêu cầu chung của vị trí bố trí cửa lò mở vỉa.
- Vị trí đặt cửa lò giếng phải nằm trong vùng địa chất ổn định để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình khai thác
- Có đủ diện tích để bố trí mặt bằng SCN cho mỏ, nền đất phải ổn định, khi xây dựng các công trình không phải sử lý nền móng bắng phương pháp đặc biệt
- Có địa hình tương đối bằng phẳng để giảm chi phí san gạt xây dựng mặt bằng sân công nghiệp và có dốc về biên giới để dễ thoát nước mặt
- Không nằm trên vùng có KS để giảm tổn thất than để lại làm trụ bảo vệ
- Có cốt cao cao hơn mực nước lũ hàng năm vào thời điểm có nước lũ lớn nhất của năm có nước lũ lớn nhất là 0,5 mét và mực nước ngầm là 7 mét
- Giảm được khối lượng đào lò mở vỉa và giảm được các chi phí khác trong quá trình khai thác mỏ
Trang 16b Vị trí giếng khi mở vỉa cho một vỉa
Giả sử ruộng mỏ có chiều dài theo phương là S,(m); vị trí của lò mở vỉa (giếng) gặp vỉa than tại A Khi đó ruộng mỏ chia làm hai cánh: Cánh trái có chiều dài theo phương là: x; (mét) và trữ lượng là qtr;(tấn), cánh phải có chiều dài theo phương là: (S – x); (mét) và trữ lượng là qp; (tấn) như hình vẽ Thì tổng công vận tải của cả mỏ về giếng (về A) là P:
Vậy:
qtr x
Để tổng công vận tải của mỏ của mỏ là
nhỏ nhất (tức là P → min) thì đạo hàm của
công vận tải theo quãng đường vận tải:
p tr
p tr
'( )
Như vậy vị trí của lò mở vỉa phải bố trí ở trung tâm trữ lượng (trữ lượng ở hai cánh phải bằng nhau) thì chi phí vận tải của phương án sẽ là nhỏ nhất
Trang 17
c Vị trí giếng khi mở vỉa cho một cụm vỉa
Giả sử: Ruộng than được mở vỉa bằng giếng đứng cho 4 vỉa, có trữ lượng công nghiệp (khối lượng cần vận tải) của các vỉa tương ứng là: q1, q2, q3, q4; (tấn) và khoảng cách giữa các vỉa (dọc theo lò xuyên vỉa vận chuyển chính) là: l1, l2, l3, (mét)
Giả sử: Mặt đất bằng phẳng chiều sâu từ mặt đất đến lò xuyên vỉa tại mọi điểm là như nhau Vì vậy, chiều dài của giếng từ mặt đất tại mọi vị trí đến lò xuyên vỉa không ảnh hưởng đến chi phí vận tải, chi phí bảo vệ lò, chi phí thông gió ở giếng Vị trí giếng hợp lý nhất là nơi mà đảm bảo chi phí vận tải theo lò xuyên vỉa về sân giếng là nhỏ nhất:
Ta lập một hệ trục tọa độ ROl với một tỷ lệ nhất định: Trục tung (OR) biểu diễn giá trị công vận tải theo lò xuyên vỉa, trục (Ol) biểu diễn quãng đường vận tải theo lò xuyên vỉa của các vỉa tương ứng
Ta xét tổng công vận tải khi vận tải các khối lượng trên về các vị trí khác nhau để so sánh (giá trị công vận tải biểu diễn trên đồ thị):
Công vận tải được tính theo công thưc tổng quát: R=qi.li ; tấn.m
qi - Khối lượng cần vận tải của vỉa thứ i (Zcn của vỉa thứ i); tấn
li – Quãng đường cần vận tải; m
Trang 18Giả sử giếng đặt tại vị trí 1:
- Công vận tải của vỉa 4 về 1 có giá trị (4)1
Công vận tải của vỉa 4 về 2 có giá trị (4)2
Công vận tải của vỉa 4 về 3 có giá trị (4)3
- Công vận tải của vỉa 4 và vỉa 3 về 1 có giá trị (4+3)1
Công vận tải của vỉa 4 và vỉa 3 về 2 có giá trị (3+4)2
- Công vận tải của vỉa 4, vỉa 3 và vỉa 2 về 1
có giá trị (4+3+2)1
- Công vận tải của vỉa 1 về 1 có giá trị bằng 0
Ta vẽ được đường gấp khúc đi qua các điểm:
4, (4)3, (3+4)2 , (4+3+2)1
Giả sử giếng đặt tại vị trí 4:
- Công vận tải của vỉa 1 về 4 có giá trị (1)4
Công vận tải của vỉa 1 về 3 có giá trị (1)3
Công vận tải của vỉa 1 về 2 có giá trị (1)2
- Công vận tải của vỉa 1 và vỉa 2 về 4 có giá trị (1+2)4
Công vận tải của vỉa 1 và vỉa 2 về 3 có giá trị (1+2)3
- Công vận tải của vỉa 1, vỉa 2 và vỉa 3 về 4 có giá trị (1+2+3)4
- Công vận tải của vỉa 1 về 1 có giá trị bằng 0
Ta vẽ được đường gấp khúc đi qua các điểm 1, (1)2, (1+2)3, (1+2+3)4
Trang 19Cộng tọa độ hai đường gấp khúc trên ta được đường gấp khúc (1+2+3)1, (1+2+4)3, (1+3+4)2, (4+3+2)1 Biểu diễn giá trị tổng công vận tải của tất cả các vỉa về các vị trí tương ứng.
- Công vận tải của vỉa các vỉa về 4 có giá trị (1+2+3)4
- Công vận tải của vỉa các vỉa về 3 có giá trị (1+2+4)3
- Công vận tải của vỉa các vỉa về 2 có giá trị (1+3+4)2
- Công vận tải của vỉa các vỉa về 1 có giá trị (4+3+2)1
Từ đồ thị trên ta xác định được điểm có tọa độ nhỏ nhất là vị trí bố trí giếng hợp lý theo xuyên vỉa để đảm bảo công vận tải là nhỏ nhất
2.3.2 Sơ đồ bố trí giếng trong ruộng than
a) Sơ đồ bố trí hai giếng trung tâm.
b) Sơ đồ bố trí giếng trung tâm – cạnh.
c) Sơ đồ bố trí giếng trung
Trang 201 Sơ đồ bố trí hai giếng trung tâm
Hai giếng được bố trí ở trung tâm ruộng mỏ, nối liền với nhau bằng sân
ga ở các mức khai thác và liên hệ với các vỉa than bằng lò xuyên vỉa, như trên hình vẽ 2.9.(a)
* Ưu điểm:
+ Khi đào các đường lò mở vỉa và chuẩn bị thì thông gió thuận lợi.
+ Các công trình trên mặt tập trung nên khối lượng các công trình trên mặt không lớn.
+ Khi phải đào sâu thêm giếng, sửa chữa, cải tạo giếng có thể sử dụng giếng còn lại đảm nhận một phần nhiệm vụ của giếng cải tạo
Trang 212 Sơ đồ bố trí giếng trung tâm - cạnh
Giếng chính bố trí ở trung tâm, giếng phụ bố trí ở giữa biên giới phía trên của ruộng
mỏ Sơ đồ này thường dùng ở những mỏ có sản lượng nhỏ bởi vì khả năng thông qua của giếng chính không lớn.
3 Sơ đồ bố trí giếng trung tâm - sườn
Giếng chính bố trí ở trung tâm kết hợp với hai giếng phụ ở hai cánh biên giới phía trên ruộng mỏ như hình vẽ Sơ đồ này dùng cho các mỏ sản lượng nhỏ, hàm lượng khí nổ lớn.
Hai sơ đồ bố trí giếng trung tâm - cạnh, bố trí giếng trung tâm - sườn đều có chung các
ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Chiều sâu giếng phụ nhỏ
+ Khi khai thác phần than lò thượng gió đi đúng chiều quy định.
+ Chế độ làm việc của quạt gió ổn định ít bị thay đổi (đặc biệt trong sơ đồ bố trí giếng
trung tâm sườn) khi khai thác phần than lò thượng
+ Tổn thất than để lại làm trụ bảo vệ giếng chính nhỏ hơn.
Nhược điểm:
+ Các công trình trên sân mặt bằng công nghiệp không tập trung vì phải xây dựng trạm quạt ở trên miệng giếng phụ, diện tích sân công nghiệp lớn
+ Thông gió trong quá trình mở vỉa khó khăn.
+ Khi khai thác phần than lò hạ phải duy trì đường lò gió dẫn gió thải nằm ở phần than
lò thượng đã khai thác nên chi phí bảo vệ lò thượng và tổn thất than để lại làm trụ bảo vệ thượng trong giai đoạn này lớn.
Trang 222.3.3 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng đứng cho một vỉa dốc thoải sân ga ở một mức (với lò xuyên vỉa chính) – ruộng than chia tầng.
a
PhÇn than lß h¹
6 7
giếng đứng cho một vỉa dốc
thoải sân ga ở một mức (với
lò xuyên vỉa chính) – ruộng
Trang 23b Thứ tự đào lò mở vỉa và chuẩn bị:
Ở trung tâm ruộng mỏ, từ mặt đất người ta đào hai giếng đứng cách nhau khoảng từ 30 – 50 mét (khoảng cách giữa hai giếng phụ thuộc vào điều kiện địa chất, địa hình của khu vực) giếng chính số 1 (trong đó bố trí thùng Skíp để vận tải than cho nên nó còn có tên là giếng Skíp), giếng phụ số 2 (trong đó bố trí thùng cũi để vận tải vật liệu, thiết bị, đất đá thải và chở người cho nên nó còn
có tên là giếng thùng cũi) Đến mức mở sân ga thì dừng lại đào sân ga số 3 nối liền giữa các giếng với nhau, từ sân ga đào xuyên vỉa số 4 đến gặp vỉa than và
từ đó đào lò dọc vỉa vận chuyển chính số 5 (chia ruộng than làm hai phần: Phần than lò thượng (nằm phía trên mức lò dọc vỉa vận chuyển chính số 5) và phần than lò hạ (nằm phía dưới mức lò dọc vỉa vận chuyển chính số 5)
Để chuẩn bị khai thác phần than lò thượng:
Người ta đào sân ga chân thượng ở 5 và cặp lò thượng số 6t gồm: 6tc - thượng chính (vận tải than) và 6tp - thượng phụ (vận tải vật liệu, thiết bị và đi lại ), ở trung tâm nối từ dọc vỉa vận chuyển chính đến biên giới phía trên của ruộng mỏ (mức thông gió ) Ở mức thông gió người ta đào dọc vỉa thông gió số
7 cho tầng 1 Từ đây người ta có thể đào lò xuyên vỉa số 8 nối từ 7 đến giếng số
2 (hoặc giếng thông gió 8 ’ nối từ 7 lên mặt đất)
Trang 24Dọc theo hướng dốc của cặp thượng 6t người ta chia phần than lò thượng ra thành các tầng bởi các lò dọc vỉa vận chuyển tương ứng 7t1,7t2,7t3 , của tầng 1, 2, 3, ở phần than lò thượng và khai thác theo thứ tự từ trên xuống
Trong quá trình khai thác phần than lò thượng người ta chuẩn bị cho phần than lò hạ theo thứ tự:
Đào sân ga đầu lò hạ ở 5 và cặp lò hạ số 6h gồm: 6hc – hạ chính và 6hp –
hạ phụ, ở trung tâm nối từ dọc vỉa vận chuyển chính đến biên giới phía dưới của ruộng mỏ Dọc theo hướng dốc của cặp hạ 6h người ta chia phần than lò thượng ra thành các tầng bởi các lò dọc vỉa vận chuyển tương ứng 7h1,7h2,7h3, của tầng 1, 2, 3, ở phần than lò hạ và khai thác theo thứ tự từ trên xuống
Để thông gió cho phần than lò hạ; ở mức vận chuyển chính người ta đào cầu gió số 9 để thoát gió thải cánh trái về lò hạ phụ và đào kéo dài lò hạ phụ lên phía trên đoạn (ab) và đoạn lò bằng (bc) nối về giếng phụ số 2
Trang 25c Hệ thống vận tải, thông gió trong sơ đồ mở vỉa
+ Sơ đồ hệ thống vận tải:
Ở phần than lò thượng
- Than : Từ lò chợ xuống lò dọc vỉa vận chuyển tầng 7t1 qua lò thượng chính
6tc xuống dọc vỉa vận chuyển chính 5 ra xuyên vỉa 4 về sân ga của mức số 3 vào thùng Skíp giếng chính 1 đưa ra ngoài
- Vật liệu: Từ ngoài vào thùng cũi ở giếng phụ 2 vào sân ga mức số 3 qua xuyên vỉa 4 vào dọc vỉa vận chuyển chính 5 lên lò thượng phụ 6tp qua dọc vỉa thông gió tầng 7 cung cấp cho lò chợ
Ở phần than lò hạ
- Than : Từ lò chợ xuống dọc vỉa vận chuyển tầng 7h1 qua lò hạ chính 6hc lên dọc vỉa vận chuyển chính 5 ra xuyên vỉa 4 về sân ga của mức số 3 vào thùng Skíp ở giếng chính 1 rồi đưa ra ngoài
- Vật liệu: Từ ngoài vào thùng cũi giếng phụ 2 vào sân ga của mức số 3 vào xuyên vỉa 4 vào dọc vỉa vận chuyển chính 5 xuống lò hạ phụ 6hp vào dọc vỉa thông gió tầng 7h cung cấp cho lò chợ
Trang 26+ Sơ đồ hệ thống thông gió:
Ở phần lò thượng
- Gió sạch từ ngoài trời vào giếng chính 1 vào sân ga của mức số 3 vào xuyên vỉa 4 qua dọc vỉa vận chuyển chính 5 lên lò thượng chính 6tc qua dọc vỉa vận chuyển tầng 7t1 lên thông gió cho lò chợ (gió thải) từ lò chợ lên dọc vỉa thông gió tầng số 7 ra xuyên vỉa thông gió 8 (hoặc giếng thông gió 8 ’) qua rãnh gió, quạt gió chính và ra ngoài
Ở phần lò hạ
- Gió sạch từ ngoài trời vào giếng chính 1 vào sân ga 3 qua xuyên vỉa 4 vào dọc vỉa vận chuyển chính 5 xuống lò hạ chính 6hc vào dọc vỉa vận chuyển của tầng số 7h2 lên thông gió cho lò chợ (gió thải) từ lò chợ lên lò dọc vỉa thông gió của tầng số 7h1 qua lò hạ phụ 6hp vào lò dẫn gió thải cho lò hạ (abc) qua giếng phụ 2 qua rãnh gió, quạt gió chính và ra ngoài
Trang 27d Ưu, nhược điểm và điều kiện ứng dụng:
- Dùng trong các mỏ có sản lượng không lớn
- Có thể áp dụng để mở vỉa cho cụm vỉa nhưng số vỉa trong cụm ít (từ 2 –
3 vỉa)
- Chiều dài theo hướng dốc của vỉa không lớn
- Các vỉa than có góc dốc α ÷ 250
Trang 282.3.4 Sơ đồ mở vỉa bằng giếng đứng cho một vỉa dốc thoải sân ga ở nhiều mức
a Sơ đồ mở vỉa (như hình vẽ 2)
3 Sân ga 4 Lò xuyên vỉa vận chuyển mức
5.Lò dọc vỉa vận chuyển mức 6t Cặp lò thượng
7 Lò dọc vỉa 8 Lò thông gió
Trang 29b Thứ tự đào lò mở vỉa và chuẩn bị
Trong giai đoạn đầu: Để đưa mức trên cùng vào khai thác, công tác mở vỉa
và chuẩn bị (sơ đồ mạng đường lò) hoàn toàn giống sơ đồ mở vỉa bằng giếng đứng cho một vỉa dốc thoải sân ga ở một mức trong phần than lò thượng
Các giai đoạn tiếp sau: Khi đã đưa mức trên cùng vào khai thác, người ta đào sâu thêm giếng đến giới hạn dưới (mức vận chuyển) của mức 2, đào sân ga cho mức 2 số 32, đào xuyên vỉa vận chuyển chính cho mức 2 số 4 2, đào dọc vỉa vận chuyển chính cho mức 2 số 52 (Tương tự như mức 1) Đảm bảo sao cho khi khai thác xong mức 1, thì công tác mở vỉa và chuẩn bị cho mức 2 cũng hoàn thành (đảm bảo cho công tác khai thác được liên tục) Cứ như thế cho đến giới hạn dưới cùng của ruộng mỏ Khi khai thác mức nào thì than sẽ được vận chuyển theo lò thượng về sân ga mức đó rồi đưa ra ngoài
c Ưu, nhược điểm và ứng dụng:
+ Ưu điểm:
- Công tác thông gió khi khai thác thuận tiện, đơn giản
- Khắc phục được nhược điểm khi khai thác phần than lò hạ, trong
thi công đào lò, thoát nước, vận tải và thông gió đơn giản
Trang 30+ Điều kiện ứng dụng:
- Ruộng mỏ có kích thước lớn, đặc biệt là kich thước theo hướng dốc, điều kiện địa chất không ổn định có thể chuẩn bị ruộng than chia khoảnh
- Các vỉa than có góc dốc α ÷ 350
Chú ý: Trong trường hợp khi khai thác cụm vỉa, từ sân ga ở các mức người
ta đào các đường lò xuyên vỉa đến gặp tất cả các vỉa, trong một mức ở mỗi vỉa người ta đào một cặp lò thượng để đưa vỉa vào khai thác, thứ tự khai thác cũng được tiến hành từ trên xuống (tầng trên trước, vỉa trên trước; tầng dưới sau, vỉa dưới sau, trong một tầng có thể khai thác đồng thời nhiều vỉa để tăng sản lượng cho mỏ) (Ở những mỏ có công suất lớn người ta có thể bố trí cặp lò thượng trên mỗi vỉa gồm 3 thượng: Trong đó 2 thượng vận tải than và 1 thượng thông gió và vận chuyển vật liệu), như trên hình vẽ 2.13