1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bai 3 quan tri rr va khung hoang in DN

14 723 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BÀI 3: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ KHỦNG HOẢNG TRONG DOANH NGHIỆP  Mục tiêu bài học: - Hiểu rõ các chức năng và nguyên tắc để quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp mà DN phải thực

Trang 1

BÀI 3: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ KHỦNG HOẢNG

TRONG DOANH NGHIỆP

 Mục tiêu bài học:

- Hiểu rõ các chức năng và nguyên tắc để quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp mà DN phải thực hiện;

- Hiểu và vận dụng được các phương pháp có thể sử dụng để khắc phục, xử lý rủi ro

và khủng hoảng doanh nghiệp

 Hướng dẫn học:

- Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài

- Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề;

- Đọc thêm tài liệu tham khảo

- Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của bài

 Nội dung bài học:

3.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO (QTRR)

Các DN ở các nước phát triển trong thời kỳ đầu phát triển, hoạt động quản trị rủi

ro và khủng hoảng không được tiến hành một cách hệ thống như hiện nay mà được thực hiện riêng lẻ tại các bộ phận của DN, chủ yếu phục vụ mục đích giảm chi phí Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường và sự lệ thuộc quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa các nước thì các loại rủi ro ngày càng trở nên phức tạp và tác động lẫn nhau, đòi hỏi quản trị rủi ro phải được thực hiện trên bình diện toàn doanh nghiệp Khái niệm “quản trị rủi ro

và khủng hoảng DN” đã ra đời để diễn tả công việc này và đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại các DN

Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp là quá trình nhận dạng, đo

lường, đánh giá và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro một cách có chủ đích, có tổ chức của doanh nghiệp, nhằm giúp cho DN đạt được mục đích, mục tiêu một cách có hiệu quả cao và bền vững trong điều kiện môi trường đầy bất trắc

Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích,

có tổ chức của doanh nghiệp để đối phó với các rủi ro hoặc khủng hoảng có thể xảy

Trang 2

Quản trị rủi ro và khủng hoảng cho doanh nghiệp của Nhà nước là sự tác động có chủ đích bằng quyền lực của Nhà nước lên các hoạt động kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng để phòng ngừa và giúp xử lý rủi ro khủng hoảng xảy ra cho các DN

Quá trình quản trị rủi ro và khủng hoảng DN có thể do Nhà nước, tỉnh/thành phố hoặc do từng DN thực hiện với các chức năng khác nhau Tuy nhiên, ở đây chỉ tập trung nghiên cứu việc quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp do chính các DN thực hiện

3.2 VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO

Quản trị rủi ro và khủng hoảng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các DN và những nhà quản trị Tuy nhiên, đây là một công việc khó khăn và ngày càng trở nên khó khăn do những biến động to lớn của thị trường và nền kinh tế thế giới

DN trang bị công nghệ hiện đại, chi phí lao động thấp, đội ngũ cán bộ quản trị năng động… nhưng còn phải đối mặt với những bất trắc, nguy hiểm (trong tự nhiên cũng như trong hoạt động SXKD) nằm ngoài sự mong đợi, có thể làm cho DN đi đến phá sản bất kỳ lúc nào nếu không QTRR tốt Vì vậy, cùng với quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và khủng hoảng ngày nay được coi là chức năng tất yếu của QTDN với các vai trò cơ bản sau:

- Nhận dạng để giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro kinh doanh, tạo dựng môi trường bên trong và góp phần tạo dựng môi trường bên ngoài

an toàn cho DN

- Hạn chế và xử lý một cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra (mà DN không thể né tránh được), nhanh chóng phục hồi, ổn định

và phát triển SXKD

- Tạo nguồn lực cho các chương trình giảm thiểu rủi ro và tổn thất

3.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ KHỦNG HOẢNG TRONG DOANH NGHIỆP

- Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong DN là một khoa học vì có đối tượng nghiên cứu là các quy luật tạo ra rủi ro và hệ quả của rủi ro xảy ra cho DN Chỉ có nắm được các quy luật này, tìm ra đúng các nguyên nhân, diễn biến của các nguyên nhân tạo ra rủi ro thì DN mới có có hội ngăn chặn, khắc phục rủi ro một cách có hiệu quả

- Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong DN là một nghề, đòi hỏi người làm công tác quản trị rủi ro phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nhất định (phải được đào tạo, phải chọn việc xử lý rủi ro khủng hoảng là nghề kiếm sống mới có thể tiếp cận chính xác các vấn đề rủi ro và khủng hoảng xảy ra cho DN và mới đề ra được các giải pháp xử

lý thích hợp

Trang 3

- Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong DN là một nghệ thuật, đòi hỏi người quản trị rủi ro và khủng hoảng phải có các tố chất tâm sinh lý nhất định phù hợp, phải có cơ duyên với việc xử lý rủi ro khủng hoảng để có thể chọn ra giải pháp tốt nhất (đúng độ, đúng thời, hợp tình, hợp lý, hiệu quả cao) để giải quyết các vấn đề rủi ro và khủng hoảng

có thể xảy ra cho DN

3.4 QUY TRÌNH QTRR

Trình tự các bước thực hiện QTRR khủng hoảng trong DN là các thao tác bắt buộc mang tính công nghệ, logic mà chủ DN hoặc bộ phận chuyên trách về quản trị RRKH phải tuân thủ trong quá trình QTRRKH trong DN

QTRR trong hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần vì mục đích phòng ngừa, càng không triệt tiêu rủi ro mà là sự chủ động kiểm soát có hiệu quả rủi ro theo quy trình như sau:

Sơ đồ: Quy trình thực hiện quản trị rủi ro và khủng hoảng trong DN

3.4.1 Xác định quan điểm, đường lối, mục tiêu, nguyên tắc QTRR

Quan điểm là tầm nhìn, sức hiểu biết, mục đích cụ thể của chủ DN trong việc xử

lý vấn đề rủi ro và khủng hoảng Trong QTRR khủng hoảng DN, về cơ bản, quan điểm

xử lý rủi ro khủng hoảng chỉ trên phương hướng sau:

XĐ quan điểm, đường lối, mục tiêu nguyên tắc QTRR

Hình thành chức năng, cơ cấu bộ máy QTRR

Huy động, phân bổ các nguồn lực QTRR

Lựa chọn phương pháp và công cụ QTRR

Đo lượng hiệu lực và hiệu quả QTRR

Đổi mới và thích nghi

Nhận dạng

Đo lường Đánh giá

Thực hiện

Trang 4

- Thừa nhận rủi ro khủng hoảng là tất yếu và do đó phải có sự quan tâm ngay

từ đầu

- Thừa nhận rủi ro khủng hoảng là tất yếu, phải chấp nhận nó để có giải pháp phòng tránh, xử lý kịp thời để hạn chế tổn thất, thiệt hại

Đường lối xử lý rủi ro khủng hoảng: là phương thức, biện pháp, nguồn lực, trình

tự, nguyên tắc mà DN sẽ thực hiện để đạt đến mục đích, mong muốn giải quyết vấn đề RRKH Đường lối xử lý RRKH chính là sự kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm của DN trên hành trình hướng tới mục đích lâu dài của DN; là phương án hy vọng có tính khả thi nhất của DN hướng đến tương lai Tuy nhiên, đường lối nếu không được tính toán, cân nhắc một cách khoa học thì khó có thể thành công Đường lối phải bám sát và thích nghi với thực tế của môi trường (bên trong và bên ngoài tổ chức) trong khi mục đích lâu dài thì lại không đổi Cốt lõi của đường lối xử lý RRKH là phải tìm ra được các giải pháp độc đáo

và ưu việt nhất của DN để xử lý tốt nhất vấn đề RRKH của doanh nghiệp

Các nguyên tắc QTRRKH: là các chuẩn mực mang tính khách quan rút ta từ quan

điểm, đường lối xử lý RRKH của DN

3.4.1 Hình thành chức năng, cơ cấu bộ máy QTRR

Cơ cấu bộ máy QTRRKH: là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau,

có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ QTRRKH cho DN

Cơ cấu QTRRKH là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực QTRRKH, có tác động đến quá trình hoạt động của DN và gắn chặt với cơ cấu tổ chức của DN

Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu bộ máy QTRRKH phải đảm bảo các yêu cầu:

- Tối ưu: giữa các khâu và cấp quản trị được thiết lập với những mối liên hệ hợp

lý và số lượng cấp quản trị ít nhất đảm bảo cho hoạt động QTRRKH tối ưu

- Linh hoạt: Cơ cấu bộ máy QTRRKH có khả năng thích ứng với bất kỳ tình huống RRKH nào xảy ra

- Tin cậy: Tất cả các thông tin sử dụng trong DN chính xác nhờ đó đảm bảo sự phối hơp với các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của DN

- Kinh tế: Cơ cấu bộ máy QTRRKH sự dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đươc phân bổ

- Bảo mật: mỗi phân hệ và cả bộ máy chống được sự rò rỉ thông tin quan trọng bên ngoài

Trang 5

Để cho bộ máy QTRRKH hoạt động được, dựa vào mục tiêu, cơ cấu bộ máy, chức năng, nhiệm vụ bộ phận QTRRKH cần có những cán bộ chuyên trách được đào tạo nghiệp vụ kỹ càng và được phân nhiệm vụ cụ thể

3.4.2 Huy động, phân bổ các nguồn lực QTRR

- Đầu tư kinh phí, thiết bị, chỗ làm việc, quy chế làm việc

- Phân giao quyền lực cho bộ phận QTRRKH có thể thực thi nhiệm vụ trong mối quan hệ với các bộ phận khác của DN

3.4.3 Lựa chọn phương pháp và công cụ QTRR

(Xem mục 3.7)

3.4.4 Đo lường hiệu lực và hiệu quả QTRR

- Hiệu lực QTRRKH: là mức độ tác động thực tế của việc tuân thủ các quy chế đặt

ra nhằm khắc phục, hạn chế RRKH

- Hiệu quả QTRRKH: được xác định bằng tỷ số giữa mức giảm tổn thất vì RRKH mỗi năm (so với năm trước) so với tổng chi phí đã bỏ ra để duy trì sự hoạt động của bộ phận QTRRKH

3.4.5 Đổi mới và thích nghi

Đây là quy luật tất yếu của mọi bộ phận trong DN, nếu muốn luôn phát huy được vai trò đóng góp tích cực của mình cho DN Đối với bộ phận QTRRKH, quan trọng nhất của quá trình đổi mới là việc không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ để phát hiện sớm và chuẩn xác các RRKH có thể xảy ra cho các DN thông qua các công cụ và

mô hình dự báo RRKH

3.5 CHỨC NĂNG QTRRKH TRONG DOANH NGHIỆP

3.5.1 Khái niệm

Chức năng QTRRKH trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các nhiệm vụ mà DN hoặc chính quyền phải thực hiện để chống lại rủi ro và khủng hoảng xảy ra trong DN

- Chỉ khi nào con người thấy RRKH là một tai họa đáng sợ thì người ta mới quan tâm đến nhiệm vụ chống trả RRKH (thể hiện ở các DN có quy mô nhỏ; giám đốc có tầm nhìn hạn hẹp, không tổ chức bộ phận theo dõi QTRRKH…)

- Nhiệm vụ QTRRKH xảy ra trong DN chủ yếu do bản thân mỗi DN phải tự chịu trách nhiệm để tổ chức thực hiện

3.5.2 Các chức năng QTRRKH trong doanh nghiệp

3.5.2.1 Chức năng nhận thức

Đây là chức năng đầu tiên của việc QTRRKH nhằm trả lời câu hỏi “Có phải làm

gì để khắc phục, hạn chế RRKH hay không?

Trang 6

Một số nhận thức sai lầm về RRKH: RRKH là điều tất yếu xảy ra nên khi nào nó xảy ra mới tính; RRKH nếu có xảy ra thì tài sản của mình vẫn còn hơn nhiều người khác, cần gì phải lo nghĩ cho mệt xác; RRKH trong DN là “số phận” của người giám đốc, mà

đã là số phận thì tránh sao cho thoát nên khi nào xảy ra RRKH hãy hay; RRKH không phải là chuyện xảy ra thường xuyên nên cần gì phải lập ra 1 bộ phận QTRRKH chuyên trách để trả lương, mua sảm trang thiết bị và thông tin cho họ…

3.5.2.2 Chức năng tổ chức

Đây là chức năng hình thành nên bộ máy chuyên trách QTRRKH trong DN Bộ phận này cần gọn nhẹ, quy tụ được những người có óc quan sát và phân tích nhanh nhậy, hiểu biết sâu về các lĩnh vực thường xảy ra RRKH (tài chính, nhân lực, quy chế an toan trong DN; biến động công nghệ, tâm lý người tiêu dùng, biến động môi trường vĩ mô…)

3.5.2.3 Chức năng dự báo và ngăn ngừa rủi ro khủng hoảng

Chức năng này thể hiện qua các tổng kết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng hỏa hơn cứu hỏa”, “chớ để nước đến chân mới nhảy”, “người lãnh đạo đừng bao giờ tiêu hết tiền bạc, nói hết lời, dùng hết quyền lực”…

Để thực hiện chức năng này thì bộ phận dự bảo phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Xây dựng các nguyên tắc QTRR

- Nhận dạng, phát hiện tất cả các loại RRKH mà DN có thể gặp phải hoặc đã gặp phải

- Đo lường: tìm hiểu các nguyên nhân đã dẫn đến RRKH, đặc biệt phải căn cứ vào logic diễn tiến của RRKH, xác định đâu là sai lầm của hành vi A, đâu là các điều bất cập của hành vi B và đâu là điều kiện D để cho cái sai phạm từ hành vi A và B tạo ra RRKH

- Đánh giá: phát hiện các dấu hiệu báo trước sẽ xảy ra RRKH

- Thực hiện: tìm mọi giải pháp để tách rời A, B, Đ (các giải pháp ngăn ngừa không để RRKH xảy ra)

- Tìm các giải pháp, phương pháp xử lý RRKH nếu RRKH trông tránh được mà vẫn xảy ra

3.5.2.4 Chức năng xử lý rủi ro khủng hoảng

Bao gồm các nhiệm vụ mà DN và bộ phận QTRRKH chuyên trách phải đưa ra để

xử lý RRKH đã xảy ra như:

A B Đ

Trang 7

- Nhanh chóng đề xuất các giải pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả mà RRKH gây ra như thu nhỏ hậu quả; bù đắp thiệt hại, tổn thất; tìm căn nguyên tạo ra RRKH để loại bỏ

- Rút ra bài học để không tái diễn RRKH tương tự xảy ra trong tương lai

3.6 CÁC NGUYÊN TẮC QTRR

Để tiến hành hoạt động QTRR có hiệu quả thì phải nhận thức và tuân thủ đúng các quy luật khách quan có liên quan đến các hoạt động QTRR, được thể thiện thông qua các nguyên tắc Các nguyên tắc QTRRKH trong DN là các ràng buộc mang tính bắt buộc khách quan, khoa học mà DN và Nhà nước phải tuân thủ trong hoạt động QTRRKH trong DN

3.6.1 Các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro khủng hoảng của DN

3.6.1.1 Xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động khoa học

Đây là nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa rủi ro khủng hoảng từ xa, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Nguyên tắc này đòi hỏi việc ra quyết định (hành vi A) của giám đốc DN phải có sự hướng dẫn chuẩn xác cho cấp thực hiện (hành vi B) thông qua các chuẩn mực, định mức, bước/quy trình thực hiện nhiệm vụ…; đồng thời phải có những đảm bảo môi trường (điều kiện Đ) như phương tiện, quyền lợi, điều kiện… để cấp thực hiện dễ dàng, thuận lợi khi hoạt động Việc tuân thủ nguyên tắc này là căn cứ để thực hiện các nguyên tắc QTKD khác (công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ…) Dựa trên nguyên tắc này, các cá nhân, phân hệ trong DN đều được xác định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, mối liên hệ mà mình nhận được và phải thực hiện, nhờ đó DN sẽ được vận hành thông suốt và giảm thiểu rủi ro tới mức tối đa

3.6.1.2 Quan tâm đến đặc điểm của ngành nghề

Mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng có gắn liền với rủi ro khủng hoảng thường xuyên xảy ra nên các chuyên gia chuyên trách về QTRR phải xác định được các đặc điểm này để có biện pháp theo dõi, giám sát nhằm hạn chế và loại bỏ các RRKH loại này

3.6.1.3 Cân đối hài hòa các lợi ích

Đây là nguyên tắc đòi hỏi DN phải giải quyết thỏa đáng các loại lợi ích có liên quan đến quá trình tồn tại và phát triển của DN Không nên vì lợi ích ích kỷ cá nhân của chủ DN mà để đời sống người LĐ rơi vào tình trạng quá khổ sơ; sử dụng các hành vi gian trá vô lương để lừa đảo, gây nguy hại cho khách hàng; phá hoại tài nguyên, môi trường; trốn thuế; buôn lậu; xáo trộn đời sống dân cư nơi DN đóng; triệt hạ quá tàn tệ đối thủ cạnh tranh…

Trang 8

3.6.1.4 Cảnh giác với chu kỳ suy thoái

Đây là nguyên tắc đòi hỏi các chuyên gia QTRRKH phải lưu ý đầy đủ các vấn

đề về chu kỳ phát triển của sự vật và hiện tượng (vòng đời SP, vòng đời tổ chức, vòng đời của một chính sách/giải pháp, vòng đời tác dụng của một cá nhân, vòng đời của CN-thiết bị…) Nguyên tắc này còn gọi là nguyên tắc “mọi thứ chỉ là tương đối” theo nghĩa không có một loại SP nào không bị loại bỏ, không một cá nhân/tổ chức nào không bị thay thế; chỉ có điều sản phẩm/con người/tổ chức mới thay thế có chắc đã ưu việt hơn cũ hay không

3.6.1.5 Cảnh giác với các cá nhân có vấn đề

Đây là nguyên tắc đòi hỏi các nhà quản trị phải lưu tâm đến yếu tố con người do trong bất kỳ tổ chức nào, con người sẽ có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên nảy sinh một số cá nhân khác thường – yếu tố có thể tạo ra các rủi ro cho DN (trộm cắp, vô tổ chức, tin đồn nhảm, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, côn đồ, vô đạo đức, tham vọng phi lý,

đố kỵ, tiết lộ bí mật,…) nên phải kết hợp tốt với các chuyên gia QTNL, chuyên gia tâm

lý, chuyên gia nhận dạng để theo dõi và ngăn chặn, xử lý kịp thời

3.6.1.6 Không coi thường các nhân tố nhỏ

Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà QTRRKH không được xem nhẹ các nhân tố tạo ra rủi ro cho DN dù đó chỉ là các nhân tố nhỏ nhoi mà thường hay bị bỏ qua

3.6.1.7 Đặt mình vào vị trí của đối thủ để tìm ra cách cản phá DN

Đây là nguyên tắc loại bỏ các nguyên nhân gây ra rủi ro từ phía các DN cạnh tranh, thù địch có thể và có khả năng gây ra rủi ro cho DN như cạnh tranh bằng công nghệ cao hơn; cạnh tranh bằng cách tổ chức làm việc hiệu quả hơn để hạ thấp được giá thành SP; cạnh tranh bằng mua được NVL rẻ hơn hoặc NVL mới thay thể; làm hàng nhái

để tạo tính xấu cho DN phải cạnh tranh; dụ dỗ DN giỏi của DN cạnh tranh làm cho mình; thuê XH đen gây cản trở; hối lộ, móc ngoặc với quan chức chính quyền để nhận được điều kiện kinh doanh ưu ái; đẩy mạnh chiêu thị

3.6.1.8 Cảnh giác với những điều bất thường xảy ra trong DN

Một số bất thường như một số cá nhân/bộ phận có kết quả làm việc quá đặc biệt (quá tốt hoặc quá xấu); xung đột trong nội bộ tổ chức DN; tai nạn LĐ xảy ra liên tục; người LĐ bỏ việc, đình công, lãn công; cá nhân/bộ phận trong DN có những cách chi tiêu quá mức thu nhập họ có thể nhận được; cá nhân không thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; yêu cầu khẩn thiết, bức xúc của cấp dưới, người LĐ…

3.6.1.9 Mở rộng tầm nhìn ra môi trường

Đây là nguyên tắc đòi hỏi bộ phận QTRRKH phải có cách tìm hiểu, nắm bắt các thông tin bên ngoài liên quan đến sự tồn tại, phát triển hoặc các hiểm nguy có thể, dẫn

Trang 9

đến cho DN để DN có cách ngăn chặn đón đầu (VD: thông tin về KHCN – NVL mới, công nghệ SX hiện đại, SP thay thế, SP mới có tính năng, công dụng, giá thành tốt hơn; thông tin thị trường – thói quen, thị hiếu nhu cầu của khách hàng; chính sách cảu Nhà nước và địa phương; tình trạng lạm phát; biến động chính trị trong và ngoài nước; biến động về môi trường tự nhiên; nguy cơ về sự thiếu hụt NVL….)

3.6.1.10 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm soát trong DN

Nhằm đảm bảo các quy chế, nhiệm vụ, mục tiêu, điều kiện làm việc của DN được diễn ra trong tầm kiểm soát cho phép để rủi ro ít xảy ra

3.6.1.11 San xẻ rủi ro khủng hoảng nếu không thể khắc phục được

Đây là nguyên tắc quản trị trong DN sau khi đã tìm mọi cách ngăn không cho rủi

ro khủng hoảng xảy ra nhưng không thể thực hiện được DN có thể san xẻ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm hoặc “khoản rủi ro”

3.6.1.12 Hiệu quả, tiết kiệm

Đây là nguyên tắc đòi hỏi phải chọn được phương án xử lý tốt nhất trong các phương án trong khả năng cho phép (chi phí bỏ ra để ngăn ngừa, xử lý rủi ro khủng hoảng nhỏ nhất mà kết quả thu lại là lớn nhất)

3.6.1.13 Chấp nhận rủi ro

Đây là nguyên tắc QTRRKH bất thướng, rất ít khi chọn nhưng đôi khi vẫn phải sử dụng (VD: Trường hợp DN phải đưa ra các quyết sách lớn mang tính may rủi- hoặc thành công lớn hoặc thất bại lớn- nhưng là lối thoát duy nhất, buộc DN phải chấp nhận thực

hiện quyết sách này – “Bất đại trận, bất đại thành”)

3.6.1.14 Tìm ra sự khác biệt

Đây là nguyên tắc tích cực giúp DN vượt qua đối thủ, tìm ra được sự khác biệt để tồn tại và phát triển

3.6.2 Các nguyên tắc xử lý rủi ro khủng hoảng của DN

Trong kinh doanh, không ít DN dù đã rất cảnh giác và tìm mọi cách ngăn ngừa RRKH nhưng có thể RRKH vẫn xảy ra Để khắc phục, xử lý các RRKH các DN cần:

3.6.2.1 Hành động nhanh chóng và quyết đoán

Đây là nguyên tắc đòi hỏi lãnh đạo DN phải khẩn trương xóa bỏ sự cố xảy ra bằng cách bắt tay vào giải quyết nguyên nhân tạo ra RRKH chứ không phải ngồi đổ lỗi cho nhau; ưu tiên đặc biệt xử lý vấn đề con người

3.6.2.2 Có mặt tại hiện trường

Đây là nguyên tắc đòi hỏi giám đốc DN phải công khai, trực tiếp nhận lỗi do đã gây ra RRKH và làm thiệt hại đến sức khỏe, tiền bạc, niềm tin của con người

Trang 10

3.6.2.3 Lựa chọn thứ bậc ưu tiên

Đây là nguyên tắc xử lý RRKH theo mức độ cấp bách khác nhau; vấn đề nào nguy hiểm, cấp bách nhất thì được lựa chọn giải quyết trước

3.6.2.4 Bình tĩnh nhìn nhận vấn đề

Đây là nguyên tắc đòi hỏi khi xử lý RRKH phải thật khách quan, sáng suốt để đánh giá thiệt hại mà RRKH gây ra

3.6.2.5 Làm theo bản năng mách bảo

Đây là nguyên tắc xử lý RRKH khi người lãnh đạo còn nghi ngờ, thiếu tin tưởng

về giải pháp mà mình lựa chọn để xử lý rủi ro khủng hoảng thì làm theo bản năng mách bảo Đây là kinh nghiệm đúc kết qua thực tế, thường có giá trị trong cuộc sống, kết hợp ý kiến tư vấn của các chuyên gia xử lý RRKH chuyên nghiệp

3.6.2.6 Sử dụng quỹ dự phòng (nếu có)

Đây là nguyên tắc quan trọng để xử lý RRKH

3.6.3 Các nguyên tắc xử lý rủi ro khủng hoảng cho DN của Nhà nước

3.6.3.1 Nguyên tắc pháp chế XHCN

Đòi hỏi Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền của XH phải sử dụng tốt công cụ pháp luật trong quản lý XH nói chung, quản lý các DN nói riêng

3.6.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đòi hỏi Nhà nước phải có một định hướng, quy hoạch phát triển KT đất nước đúng đắn, dài hạn để DN có chỗ dựa phát triển vững bền, tránh sự thay đổi mang tính tùy tiện theo ý muốn chủ quan của các thế hệ các nhà lãnh đạo đất nước khác nhau; thực hiện tốt việc phấn cấp quản lý cho các địa phương để qua đó có thể phát huy tốt thế mạnh của địa phương và các DN hoạt động trên lãnh thổ địa phương mà không tổn hại cho các DN

và địa phương

3.6.3.3 Nguyên tắc ổn định

Đòi hỏi mức đóng góp nghĩa vụ kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật, đảm bảo không thay đổi bất thường làm thiệt hại cho các DN

3.6.3.4 Nguyên tắc hỗ trợ phát triển

Đòi hỏi Nhà nước giúp DN vượt qua những rủi ro khủng hoảng mang tính toàn cầu mà mỗi DN không thể tự nhân vượt qua

Ngày đăng: 06/06/2016, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w