Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam đị
Trang 1Câu hỏi nhận định về phần chung tư pháp quốc tế
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? 1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân
sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự
3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp
Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm
Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài còn có các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối
6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân
sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
Trang 27- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh của
Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác nhau
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật
9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài
Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân
sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp
10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng
Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh
11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài
12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang
Trang 3- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp
Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề
14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1 Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây
2 Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển
cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác
3 Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2 Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau 17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Trang 418- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có
hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan
Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan
hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột pháp luật
20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan
21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng nhất
22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân
23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi xảy
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1 Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây
24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm
Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc
Trang 525- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước
Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan
hệ của tư pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quôc tế Còn các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột 26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột
Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng tuy nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ HIỆP ĐỊNH TRIPs: MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
ThS Trần Hồng Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu Nguyễn Hương Giang - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
I BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được hình thành từ cuối thế
kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1883) và Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm 1886) Tiếp đó, hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu (năm 1891), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các
Trang 6tổ chức phát sóng (năm 1961), Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (năm 1961), Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (năm 1970), Công ước Brussels về việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (năm 1974),… Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên ngày càng khẳng định vai trò của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ kinh
tế quốc tế, đóng góp đáng kể vào việc đặt nền tảng và sự phát triển của hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu Song, do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế yếu nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn vẫn không thể thực hiện có
hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT Nguyên do là: thứ nhất, các công ước quốc tế
phần lớn chỉ đề cập tới trình tự bảo hộ quyền SHTT quốc tế, còn yêu cầu pháp lý đối với các quốc gia lại hạn chến nên đã không đưa ra được một tiêu chuẩn quốc tế về bảo
hộ quyền SHTT cụ thể; thứ hai, các công ước quốc tế phần lớn chỉ chế định quyền
SHTT đối với một loại hình tài sản trí tuệ nhất định mà không có những quy định toàn
diện phạm vi hiệu lực về quyền SHTT; và thứ ba, phần lớn các công ước quốc tế về
quyền SHTT không hề đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền SHTT Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn tới sự hình thành Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
II BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS
Từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế Hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia khác nhau đã được đánh giá lại và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế Sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệ vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý mới đối với tài sản trí tuệ Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ đã và đang diễn ra ngày một phổ biến và trầm trọng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái bùng nổ trên toàn cầu Việc bắt chước, sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa các thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy những người đã bỏ công sức đầu tư thực sự ra khỏi thị trường Thực tế này
đã khiến họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục các hoạt động sáng tạo Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những biện pháp thương mại nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài Tuy nhiên, trong
Trang 7thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các quốc gia là khác nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại không được giải
Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo đang ngày càng trở nên bức thiết Phần lớn các quốc gia đều nhất trí rằng cần phải nghiên cứu, thảo luận nhằm hình thành một công ước mới điều tiết các vấn đề về quyền SHTT Hiệp định TRIPs của WTO (được ký kết năm 1994
và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp
định sẽ “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại
lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ” (Điều 7, Hiệp định
TRIPs)
Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu Hiệp định nêu ra các nguyên tắc và ấn định mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra
sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội Cũng như trong các hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPs dựa trên một số nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc đối xử quốc gia [1], đối xử tối huệ quốc [2] và bảo hộ cân bằng [3] Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ mà còn áp dụng cả đối với những vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, xác lập phạm vi, duy trì
Hiệp định TRIPs đề cập chi tiết đến các quyền SHTT khác nhau và cách thức bảo hộ Các thành viên của WTO đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu trong Hiệp định theo
hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ, đó là tính đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống pháp
luật về quyền SHTT hiện hành Nền tảng của Hiệp định là những nghĩa vụ được nêu trong các hiệp định quốc tế ký kết trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) như Công ước Paris, Công ước Bern Ngoài ra, Hiệp định TRIPs còn bổ sung
Trang 8một số lượng lớn các quy định mới Cụ thể, các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu; chỉ dẫn địa lý; bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp; bằng sáng chế; sơ đồ bố trí mạch tích hợp và bảo vệ thông tin bí mật
- Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải tuân thủ
Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo Quyền tác giả được bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời Hiệp định TRIPs quy định các chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn học theo đúng Công
- Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết hợp
các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Trong hoạt động thương mại, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền ngăn chặn bên thứ ba sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hóa, dịch vụ giống hệt hay tương tự với hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình nếu việc này có nguy cơ gây nhầm lẫn Điều 16 của Hiệp định quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Điều 6 bis của Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Các thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy định việc cấp phép bắt buộc và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hóa
đó Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạn
-Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa
phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết định (Điều 22) Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp để các bên liên quan ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hoặc tạo thành “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” theo điều 10 bis Công
- Bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp: Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên
WTO phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo một cách độc lập, có tính mới hoặc tính sáng tạo ít nhất trong vòng 10 năm Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo
Trang 9hộ có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ Hiệp định TRIPs cho phép các thành viên tùy ý quyết định bảo hộ kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằng
- Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng
sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chế, tuy nhiên, cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm dụng quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thị trường) Trong trường hợp này, theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, chính phủ các nước có thể cấp “giấy phép bắt buộc” cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ Một số quy định mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý nghĩa trong việc tiếp cận những sản phẩm thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch
tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạch tích hợp Theo điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đích thương mại một thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu được coi là bất hợp pháp Điều 37 quy định, các thành viên sẽ không coi những hành vi liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do vô ý là bất hợp pháp nhưng sẽ yêu cầu bồi thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp
- Bảo hộ thông tin bí mật: Hiệp định TRIPs không yêu cầu các thành viên phải bảo hộ
thông tin bí mật như một dạng sở hữu mà chỉ dành cho người có quyền kiểm soát thông tin đó khả năng ngăn chặn việc người khác làm tiết lộ, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thông tin này trái với hành vi thương mại trung thực Điều 39 quy định các thành viên không được phép tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ quan chính phủ để xin phép lưu hành dược phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cần thiết nhằm bảo
vệ công chúng hoặc khi đã tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo các dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương mại không lành mạnh
- Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT (Hợp
đồng lixăng): Chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép người khác sản xuất hay sao
Trang 10chép nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu
mã được bảo hộ Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồng chuyển giao, người chủ sở hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ Hiệp định quy định chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định,
có quyền áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụng quyền SHTT trong lĩnh vực nhượng bản quyền, và phải sẵn sàng tham khảo lẫn nhau
Thực thi có hiệu quả quyền SHTT là vô cùng cần thiết Chính vì vậy, ngoài việc quy định các nội dung về quyền SHTT cần được bảo hộ, Hiệp định TRIPs đã dành một phần không nhỏ quy định việc ban hành luật pháp về bảo hộ quyền SHTT và xử lý các trường hợp vi phạm của chính phủ các nước thành viên Điều 41 quy định các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn Mặt khác, những thủ tục này phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp Theo Hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm quyền SHTT; sau khi đã xác định rõ chứng cứ vi phạm, tòa án phải ra phán quyết yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho người nắm giữ quyền SHTT Hiệp định cũng kêu gọi các quốc gia cần lưu ý, trong trường hợp trên thị trường xuất hiện hành vi ăn cắp bản quyền với quy mô lớn, theo khung hình phạt, người có hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị khởi tố, có thể bị phạt tù, hoặc chịu các hình phạt khác Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của Hiệp định TRIPs gồm 2 nhóm cơ bản: các biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự
Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhất trong lĩnh vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) Điều 63 yêu cầu các thành viên WTO phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT