1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÔNG DÂN QUỐC GIA KHÁC

131 772 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 421,66 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC CÔNG DÂN QUỐC GIA KHÁC 4 1.1. Khái quát về đầu tư quốc tế và tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác 4 1.1.1. Khái quát về đầu tư quốc tế 4 1.1.2. Khái quát về tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác 11 1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác 16 1.2.1. Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác 16 1.2.2. Các cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác 19 1.2.3. Vai trò của các cơ chế giải quyết tranh chấp trong sự phát triển đầu tư quốc tế 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC CÔNG DÂN QUỐC GIA KHÁC KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 22 2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo luật quốc tế 22 2.1.1. Thực trạng sử dụng phương thức bảo hộ ngoại giao 22 2.1.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo phương thức tòa án 23 2.1.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo phương thức Trọng tài 24 2.1.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo các phương thức khác 27 2.1.5. Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Việt Nam và các công dân quốc gia khác 29 2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác 31 2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 32 2.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 33 2.2.3. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC CHO VIỆT NAM ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ CÁC TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA QUỐC GIA VỚI CÔNG DÂN NƯỚC KHÁC 38 3.1. Chú trọng đến cơ chế cảnh báo và ngăn ngừa tranh chấp 38 3.2. Xem xét tới việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đa phương có tính ràng buộc cao như ICSID 39 3.3. Sự chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đối phó các tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài tại Trọng tài Quốc tế 40 3.4. Chú ý trong việc đàm phán và ký kết các Hiệp định đầu tư quốc tế 41 KẾT LUẬN 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC SỐ 1 47 PHỤ LỤC SỐ 2 53

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT

LUẬT ĐẦU TƯ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÔNG DÂN

QUỐC GIA KHÁC

1

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC CÔNG DÂN QUỐC GIA

KHÁC

4

1.1 Khái quát về đầu tư quốc tế và tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ

GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC CÔNG DÂN QUỐC GIA KHÁC - KINH

NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

22 2.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo luật quốc tế 22

2.1.1 Thực trạng sử dụng phương thức bảo hộ ngoại giao

22 2.1.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo phương thức tòa án 23

2.1.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo phương thức Trọng tài 24

2.1.4 Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác theo các phương thức khác 27

2.1.5 Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Việt Nam và các công dân quốc gia khác

2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác

2.2.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

2.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

2.2.3 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC CHO VIỆT NAM ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ CÁC TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA QUỐC GIA VỚI CÔNG DÂN NƯỚC KHÁC

3.1 Chú trọng đến cơ chế cảnh báo và ngăn ngừa tranh chấp

3.2 Xem xét tới việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đa phương có tính ràng buộc cao như ICSID

3

Trang 4

3.3 Sự chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đối phó các tranh chấp với nhà đầu tư

nước ngoài tại Trọng tài Quốc tế

3.4 Chú ý trong việc đàm phán và ký kết các Hiệp định đầu tư quốc tế

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC SỐ 1

PHỤ LỤC SỐ 2

4

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT

TẮT Danh mục từ viết tắt tiếng

Anh

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BIT Bilateral investment treaty Hiệp định đầu tư song phươngBTA Bilateral trade agreement Hiệp định thương mại song phương

CAFTA-DR

Dominican Republic-CentralAmerica-United States Free Trade

ICSID International Centre for Settlement of

Investment Disputes

Trung tâm quốc tế về xét xử tranhchấp giữa nhà đầu tư nước ngoài vàNhà nước tiếp nhận đầu tưIIA International investment agreement Hiệp định đầu tư quốc tếM&A Merger & Acquisition Mua bán và sáp nhập

MAI Multilateral Agreement on Investment Hiệp định đa phương về đầu tư

MIGA Multilateral Investment Guarantee

Agreement

Công ước bảo đảm đầu tư đa biên

NAFTA North American Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do Bắc

MỹOFIO Office of the Foreign Investment

Ombudsman

Văn phòng tư vấn đầu tư nước

ngoài

5

Trang 6

OPIC Overseas Private Investment

Corporation

Công ty Đầu tư Tư nhân ra nước

ngoàiPCA Permanent Court of Arbitration Tòa trọng tài thường trựcPCIJ Permanent Court of International

Justice

Tòa thường trực về công lý quốc tế

SCC Stockholm Chamber of Commerce Phòng thương mại StockholmTNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc giaTPP Trans-Pacific Strategic Economic

International Trade Law

Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tếUNCTAD United Nations Conference on Trade

and Development

Diễn đàn Thương mại và Phát triển

của Liên hiệp quốcWTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

6

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Hiệp định đầu tư song phương), “Công ước về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác” mà các quốc gia là thành viên Tùy thuộc vào

nhu cầu quản lý, trình độ lập pháp và hệ thống pháp luật, các nước trên thế giớicũng có những hệ thống quy định khác nhau điều chỉnh hoạt động đầu tư nướcngoài Trong số 40 quốc gia trên thế giới có một hoặc một số đạo luật trực tiếp quyđịnh về hoạt động đầu tư (không kể Việt Nam), có 10 nước có đạo luật riêng chỉ

áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm: Afghanistan, Albania,Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cộng hòa Iran vàMarshall Islands, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines

Hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây cónhững bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh

tế Tuy nhiên, những tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa Việt Nam với nhàđầu tư là công dân quốc gia khác cũng bắt đầu phát sinh Để các nhà đầu tư nướcngoài thực sự an tâm khi đầu tư vào bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nói chung

và tại Việt Nam nói riêng thì việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranhchấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư là một nhu cầu cấpbách

Việc tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa cácquốc gia với công dân quốc gia khác trong hệ thống văn bản luật quốc tế là rấtquan trọng Từ đó tìm ra điểm tiến bộ cũng như thiếu sót của các nước để rút kinhnghiệm và hoàn thiện hơn hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư ởViệt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Việc tìm hiểu về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia với côngdân quốc gia khác đã có nhưng chủ yếu là các nghiên cứu của nước ngoài, ví dụ như

7

Trang 8

các nghiên cứu của UNCTAD, các báo cáo của ICSID Đối với Việt Nam, nghiêncứu về tranh chấp đầu tư quốc tế với nhà đầu tư là công dân quốc gia khác đã cósong còn rất ít và mới chỉ tập trung vào một hoặc một số nội dung cơ bản Ví

dụ vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua ICSID - Trung tâm giải quyết Tranh chấp

Đầu tư Quốc tế đã được giới thiệu trong “Giới thiệu về cơ quan giải quyết tranh

chấp đầu tư quốc tế” đăng trên Cổng thông tin pháp luật của Bộ Công Thương; “Cơ chế và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp đầu tư của Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID)” của Đỗ Hoàng Tùng, nội dung bài nghiên cứu

“Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên theo quy định của

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN” đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư

pháp Ngoài ra, còn có bài viết “Về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua con

đường Trọng tài trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ” của ThS Lê Thị Thúy

Hương đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý số 6/2002

3 Mục đích nghiên cứu

-Tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư của quốc tế và việc áp dụng, thực hiện

cơ chế đó tại Việt Nam

-Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư của một số nước, tìm ra ưu nhược điểmcủa mỗi nước trong thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam

-Đưa ra các giải pháp để áp dụng bài học kinh nghiệm nói trên nhằm nâng cao năng lực

và hiệu quả giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế Việt Nam và nhà đầu tư là công dânquốc gia khác

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau,như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo cứu thực tiễn nhằm minh chứng cho nhữnglập luận, những nhận xét đánh giá, kết luận của nghiên cứu Phương pháp phân tíchđược sử dụng để đối chiếu đánh giá việc thực hiện những quy định pháp luật ViệtNam, quốc tế và các nước trên thế giới về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia vớicông dân quốc gia khác, phương pháp so sánh dùng để tìm ra ưu nhược điểm của từng

cơ chế của mỗi nước

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

8

Trang 9

Các văn bản pháp luật Quốc tế và của Việt Nam về lĩnh vực giải quyếttranh chấp đầu tư giữa các quốc gia với công dân quốc gia khác, các bài nghiên cứu củaUNCTAD, các vụ kiện tại ICSID

Phạm vi nghiên cứu

Khi nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các quốc gia

với công dân quốc gia khác, nhóm nghiên cứu chọn Công ước 1965 về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác với sự ra đời của

Trung tâm ICSID, một số ví dụ về các IIA, BIT làm cơ sở để đánh giá

Khi nghiên cứu về thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới, một số nước được nhóm nghiên cứu chọn lựa để nghiên cứu: Thái Lan, Hàn Quốc và Hoa Kỳ

6 Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và các Phụ lục, đề tài được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Khái quát chung về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác;

Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác - Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới;

Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm từ các nước cho Việt Nam để giải quyết hiệu quả các tranh chấp đầu tư quốc tế

9

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC CÔNG DÂN QUỐC GIA KHÁC

1.1 Khái quát về đầu tư quốc tế và tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác

1.1.1 Khái quát về đầu tư quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư quốc tế

Để hiểu về đầu tư quốc tế, trước hết cần làm rõ khái niệm đầu tư Từ điểntiếng Việt (2003, tr.103) định nghĩa đầu tư là việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vàocông việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội Trong tài chính, đầu tư làviệc mua một tài sản tiền tệ hay hàng hóa với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thu nhậphoặc được đánh giá cao trong tương lai và bán được giá cao hơn 1

Từ góc độ kinh tế, đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại,nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn cácnguồn lực đã sử dụng để đạt kết quả đó Trong đó, nguồn vốn đầu tư có thể lànhững tài sản hữu hình như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, thiết bị, hàng hóa Haynhững tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kĩthuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại Không những thế, các doanh nghiệp cóthể đầu tư bằng số cổ phần, trái phiếu và các quyền về sở hữu tài sản khác nhưquyền thế chấp, cầm cố hay các quyền có giá trị về mặt kinh tế như quyền thăm

dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

nhiên2,

Dưới góc độ pháp lý, Luật Đầu tư 2014, với phạm vi điều chỉnh là hoạt

động đầu tư nhằm mục đích “kinh doanh 3 ”, đã đưa ra định nghĩa “Đầu tư kinh doanh

là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”4 Cácnhà đầu tư tuân theo hình thức và cách thức mà pháp luật quy định để thực hiện hoạtđộng đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác Hoạtđộng đầu tư có thể mang tính

1

Nghĩa của từ “Investment Definition” theo trang Investopedia, link truy cập:

http://www.investopedia.com/terms/i/investment.asp truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2016.

Trang 11

Khoản 16, Điều 14, Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục

một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

4

Khoản 5, Điều 3, Luật đầu tư năm 2014.

thương mại hoặc phi thương mại Bên cạnh thực tiễn chính sách pháp luật, hoạtđộng đầu tư trong khoa học pháp lý cũng được đề cập chủ yếu là hoạt động đầu tưkinh doanh, với bản chất là việc sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợinhuận

Định nghĩa về “đầu tư” cũng xuất hiện trong đa số các IIA Trước đây, nhiều hiệp định sử dụng định nghĩa chung như thuật ngữ “đầu tư” bao gồm

“việc bỏ vốn bằng mọi tài sản kể cả tất cả các quyền là lợi ích”5 Các BIT cókhuynh hướng đưa ra định nghĩa chi tiết hơn, thường bắt đầu bằng việc định nghĩa

đầu tư ở phạm vi rộng, chẳng hạn như: “đầu tư bao gồm việc bỏ vốn bằng mọi loại tài sản”6 hoặc “mọi hình thức đầu tư trên lãnh thổ”7 Quy định tại Điều 9.1Hiệp định TTP, giải thích rõ về đầu tư và hoạt động đầu tư (xem thêm Hộp 1)

Trang 12

5 BIT Đức – Sri Lanka (1963).

6 Điều I(a) của BIT Anh – Liên Xô (nay là Anh – Nga) và Điều 1(6) của ECT.

7 Điều I(1) của BIT Hoa Kỳ - Argentina.

sản liên quan bao gồm cho thuê, thế chấp, cầm cố và bảo lãnh

Tuy nhiên, khoản đầu tư không bao gồm các quyết định hay phán quyết tư pháp hay hành chính

Những định nghĩa về đầu tư nói trên tuy có điểm khác biệt, nhưng tựuchung lại, có thể rút ra những đặc trưng như sau:

Thứ nhất, mục đích của đầu tư là nhằm đem lại lợi ích, về mặt kinh tế, xãhội Đối với doanh nghiệp, lợi ích mà họ hướng đến trước tiên là thu hồi vốn,

Hộp 1 Định nghĩa “Đầu tƣ” theo Hiệp định TPP Điều 9.1: Giải thích từ ngữ:

Hoạt động/dự án đầu tƣ là toàn bộ tài sản do một nhà đầu tư trực tiếp hay

gián tiếp sở hữu và quản lý mang đặc điểm của một khoản đầu tư, bao gồm những đặc điểm theo đúng cam kết về vốn hoặc nguồn vốn khác, đặc điểm về mức doanh thu hay lợi nhuận kỳ vọng hoặc khả năng chấp nhận rủi ro Các hình thức đầu tư bao gồm:

(a) doanh nghiệp;

(b) cổ phần, cổ phiếu và các dạng góp vốn tham gia vào doanh nghiệp;

(c) trái phiếu, tín phiếu, các công cụ nợ khác và các khoản vay;

(d) các hợp đồng tương lai, quyền chọn và các hợp đồng phái sinh khác;

(e) đầu tư theo hình thức chìa khóa trao tay, xây dựng, quản lý, sản xuất, nhượng

quyền, chia sẻ doanh thu và các hợp đồng khác;

(f) quyền sở hữu trí tuệ;

(g) giấy chứng nhận, ủy quyền, giấy phép và các quyền tương tự theo quy định của luậtpháp của Bên tham gia Hiệp định; và

(h) tài sản hữu hình hoặc vô hình, tài sản di động hoặc bất động và quyền tài

Trang 13

tạo lợi nhuận, sau đó là phát triển vị thế của doanh nghiệp Đối với Nhà nước,hoạt động đầu tư lại nhắm tới việc tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội như tạo việc làm,cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cộng, bảo vệ tài nguyên môi trường và sự pháttriển bền vững,

Thứ hai, hoạt động đầu tư chỉ có thể được tiến hành khi nhà đầu tư haychủ đầu tư đưa nguồn vốn của mình vào quá trình đầu tư Chủ đầu tư có thể là các

tổ chức, cá nhân và cũng có thể là nhà nước Vốn đầu tư có thể tồn tại dưới nhiềuhình thái như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính

Thứ ba, đầu tư tiềm ẩn sự mạo hiểm Như đã nói ở trên, đầu tư có mụcđích và kỳ vọng là đem lại lợi ích Tuy nhiên, không có bất kỳ sự chắc chắntuyệt đối nào về sự tồn tại của lợi ích đạt được trong tương lai Hoạt động đầu tưbao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn và thường diễn ra trong một khoảng thời giandài Do đó nó ẩn chứa những mạo hiểm, rủi ro Ngày nay, khi mà hoạt động đầu tư

đã vượt khỏi phạm vi lãnh thổ một nước, thì mức độ rủi ro của hoạt động đầu tưcũng ngày càng cao Cùng với xu hướng này, các tranh chấp đầu tư đã phát sinh vàđang gia tăng về cả số lượng cũng như độ phức tạp

Tóm lại, “Đầu tư” có thể được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theocác hình thức, cách thức do pháp luật quy định để tiến hành hoạt động đầu tưnhằm mục đích lợi nhuận

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân chia đầu tưthành các loại khác nhau:

 Theo hình thức đầu tư: đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế; đầu tưgóp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợpđồng hoặc thực hiện dự án đầu tư;

 Theo khu vực kinh tế tiếp nhận đầu vốn: đầu tư vào khu vực tư nhân và đầu tưvào khu vực chính phủ;

 Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư, có thể phân chia đầu tư thành nhiều loại như đầu tưvào sản xuất, đầu tư vào thương mại hay dịch vụ;

 Căn cứ vào nguồn vốn: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (hay còn gọi làđầu tư quốc tế)

Như vậy, theo cách phân loại như trên thì đầu tư nước ngoài hay đầu tư quốc

tế chính là một hình thức của hoạt động đầu tư Đứng trên góc độ của một quốcgia để xem xét hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc ngược

lại, chúng ta có thuật ngữ “đầu tư nước ngoài” Nhưng nếu xét trên phương diện

Trang 14

tổng thể nền kinh tế thế giới thì tất cả các hoạt động đó được gọi là “đầu tư quốc tế”.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có khái niệm “đầu tư quốc tế” Thay vào đó là khái niệm về “nhà đầu tư nước ngoài” và “hình thức đầu tư ra nước ngoài” (xem thêm hộp 2).

Xuất phát từ cách định nghĩa đầu tư nêu trên, có thể hiểu đầu tư quốc tế chính

là việc nhà đầu tư chuyển vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác từ nước nàysang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuậnhoặc lợi ích kinh tế xã hội Việc tiến hành hoạt động đầu tư phải tuân theohình thức mà nước pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định Về bản chất, đầu tưquốc tế chính là một hoạt động xuất khẩu tư bản, bởi vốn được di chuyển quakhỏi biên giới các quốc gia

1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư quốc tế

Hộp 2 Quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tƣ quốc tế

Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tƣ 2014

“Nhà đầu tư nước ngoài” là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành

lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Khoản 1, Điều 52, Luật Đầu tƣ 2014

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sauđây:

 Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầutư;

 Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

 Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để thamgia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

 Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá trị khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

 Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhậnđầu tư

Trang 15

Đầu tư quốc tế mang đầy đủ các đặc điểm của đầu tư nói chung Bên cạnh

đó, nó cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với đầu tư trong nước Điểm

khác biệt dễ thấy nhất chính là tính “quốc tế” của hoạt động này Để xác định được tính “quốc tế” của các hoạt động đầu tư, trước hết cần xác định quốc tịch của

nhà đầu tư Các hiệp định đầu tư thường có điều khoản quy định về tiêu chí để mộtnhà đầu tư được bảo hộ Với nhà đầu tư là thể nhân hay pháp nhân, quy địnhtrong IIA thường dẫn chiếu đến luật quốc tịch của các bên ký kết

Hoạt động đầu tư quốc tế còn đặc trưng bởi nó là một hình thức xuất khẩu

tư bản Tức là việc đưa vốn, tư bản từ nước này sang nước khác, hay nói cáchkhác là có sự dịch chuyển tài sản qua biên giới quốc gia Về điểm này có thể thấyhoạt động xuất khẩu tư bản hay đầu tư quốc tế cũng giống như việc xuất khẩu hànghóa thông thường Tuy nhiên, đối với hàng hóa đã được xuất khẩu thì quyền sởhữu sẽ chuyển từ người bán sang người mua Trong khi đó, đối với hoạt động đầu

tư quốc tế, quyền sở hữu vốn, tài sản đầu tư vẫn thuộc về nhà đầu tư ban đầu

1.1.1.3 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế

Hoạt động đầu tư ngày càng phát triển và mở rộng thì mức độ phức tạp cũngkhông ngừng gia tăng Cùng với đó, các tranh chấp đầu tư quốc tế cũng liên tụcphát sinh Đối với việc giải quyết tranh chấp (GQTC) về đầu tư, luật áp dụng làvấn đề quan trọng và có tính quyết định hàng đầu Thực tiễn GQTC đầu tư quốc

tế cho thấy, các nguồn luật cơ bản được áp dụng là các Điều ước quốc tế về đầu

tư, Luật quốc gia, và tập quán quốc tế

Điều ước quốc tế điều chỉnh về đầu tư bao gồm Công ước Washington 1965

về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia với công dân các quốc gia khác (sau đâygọi tắt là công ước ICSID)8, các Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) và các hiệp định đầu

tư trong phạm vi song phương (BIT), khu vực và đa phương (EIAs) Các IIAs làmột trong những nguồn cơ bản điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế Theo UNCTAD

- Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc, từ những năm 1990cho đến nay, hệ

thống các IIAs đã mở rộng đáng kể với sự gia tăng nhanh chóng của các BIT vàDTT Mặc khác, sự gia tăng các tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tưcũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các IIA Trước thực tiễn các tranhchấp với những

8

ICSID là một Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được thành lập theo Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác

Trang 16

vấn đề phát sinh liên quan tới việc giải thích và áp dụng IIA của các hội đồngTrọng tài, các quốc gia giờ đây đã đưa ra những điều khoản mới, ngôn ngữ mớikhi ký kết IIA để phòng ngừa và giải quyết các vấn đề này Vì thế, các IIA đang có

xu hướng mở rộng phạm vi các vấn đề điều chỉnh, và ngày càng trở nên phức tạp vàrắc rối hơn Tuy nhiên, tựu chung lại, nội dung của các văn bản này thường là cácvấn đề có liên quan tới khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đối xử đầu tư; thỏa thuận

về việc dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia; bồi thường thiệthại; trưng dụng tài sản của nhà đầu tư; chuyển nhượng vốn; các hình thức vàbiện pháp GQTC về đầu tư nhưng

cũng có thể chỉ đề cập tới những nguyên tắc pháp lý chung cho các chủ thể khitham gia vào quan hệ đầu tư quốc tế9 Ngoài ra hoạt động đầu tư quốc tế cũng cóthể được điều chỉnh một phần bởi các EIAs với mục tiêu khuyến khích sự pháttriển của thương mại nói chung và đầu tư nói riêng Ví dụ như trong BTA cóChương IV về phát triển quan hệ đầu tư, hoặc trong Hiệp định thương mại tự doBắc Mỹ (NAFTA) có Chương XI quy định về GQTC giữa nhà đầu tư và Nhànước tiếp nhận đầu tư

Bên cạnh điều ước quốc tế, luật quốc gia cũng được coi là một trong cácnguồn luật quan trọng điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế Pháp luật của nướctiếp nhận đầu tư là lựa chọn thường xuyên nhất trong các vụ tranh chấp liên quan đếnđầu tư Bởi lẽ quốc gia tiếp nhận đầu tư khó có thể chấp nhận việc sử dụng luật củaquốc gia khác để GQTC Có trường hợp, ngay cả khi nhà đầu tư không đồng ý,

và hai bên không đạt

được thỏa thuận về luật áp dụng, một cách đương nhiên, luật của nước tiếp nhậnđầu tư sẽ được Hội đồng Trọng tài lựa chọn10 Luật của nhà đầu tư hay một nướcthứ ba không phải là lựa chọn thường thấy khi GQTC

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là tập quán quốc tế vẫn đóngmột vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đếnđầu tư Thậm chí, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về luật áp dụng, vàthỏa thuận này lựa chọn luật quốc gia tiếp nhận đầu tư mà không nhắc tới việc sửdụng tập quán quốc tế, vẫn có những lí do để Hội đồng Trọng tài áp dụng tập quánquốc tế11 Các tập quán này được áp dụng trong GQTC với mục đích bổ sung cho cáckhiếm khuyết, thiếu sót trong quy định của pháp luật của một quốc gia (vốn là vấn

đề tồn tại của bất cứ hệ thống pháp luật nào), cũng như bổ sung cho các quyđịnh của các BIT

9

Ví dụ như: Công ước bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA - Multilateral Investment Guarantee Agreement); Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS - Trade-Related

Trang 17

Investment Measure); Hiệp định đa phương về đầu tư (MAI); Công ước Washington 1965 về giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư giữa nhà nước và công dân các nước khác (ICSID),

Trang 18

Ác-1.1.1.4 Tình hình hoạt động đầu tư quốc tế hiện nay

Kể từ giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vốn quốc tế, cùng với sự pháttriển của kinh tế, gắn liền với quá trình toàn cầu hóa, hoạt động đầu tư quốc tế đãkhông ngừng thay đổi và phát triển Ở giai đoạn đầu, các nước thu hút cũng nhưxuất khẩu vốn quốc tế chủ yếu là các nước công nghiệp Ngược lại, nguồn vốnđầu tư chảy vào các nước đang và kém phát triển rất nhỏ, dòng vốn đầu tư từ cácnước này lại càng ít hơn Tuy nhiên, giai đoạn sau lại xuất hiện một xu hướng khác,khi dòng chảy FDI vào những nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tăngdần Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 đãtác động mạnh mẽ đến dòng vốn đầu tư quốc tế Theo đó, mặc dù vẫn duy trì được

vị thế là nguồn đầu tư FDI lớn nhất nhưng sự sụt giảm trong đầu tư FDI từ nhữngnước phát triển vẫn ngày một lan rộng Trong khi đó, các nước có nền kinh tếchuyển đổi và đang phát triển ngày càng củng cố mạnh mẽ hơn vị thế của họ trênthế giới như là những nguồn đầu tư mới cho FDI Đối với việc thu hút đầu tư, đầu

tư vào các nước phát triển so với các nước đang phát triển cũng đã giảm xuống

trong nhiều năm và có thể tiếp tục giảm trong tương lai.Sau cuộc khủng hoảng từ cuối 2009, hoạt động đầu tư quốc tế trên toàn thếgiới đã có sự tăng trưởng trở lại vào nửa đầu năm 2010 Tuy nhiên, bước sanggiai đoạn năm 2011-2012, nền kinh tế toàn cầu lại tiếp tục đối mặt với một loạtthách thức như cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng của khu vựcđồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Mỹ - nền kinh tế hàng đầu thế giới phục hồichậm, còn Nhật Bản, Trung Quốc và các nước mới nổi khác, vốn cũng cónhững vấn đề nội tại của mình

cũng bị ảnh hưởng không nhỏ Dòng vốn FDI toàn cầu giảm trong năm 2014, đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm 16% đến 1,23 nghìn tỷ USD12 Donhững bất ổn của môi trường kinh tế toàn cầu, điều kiện tín dụng thắt chặt hơn vàlợi nhuận giảm sút khiến khả năng tài trợ các dự án ở nước ngoài của các công tyyếu đi Mặt khác, việc rủi ro ngày càng gia tăng đã làm xói mòn niềm tin của cácnhà đầu tư và do đó nhà đầu tư không còn muốn mở rộng hoạt động của mình ra thếgiới Kết quả là nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs) lớn đang phải điều chỉnhlại kế hoạch mở rộng

kinh doanh ra bên ngoài, và một loạt các dự án đầu tư mới (greenfield) cũng nhưthông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) bị đình lạihoặc hủy bỏ Tuy nhiên, UNCTAD dự báo một Xu hướng tăng dòng FDI hơn 1.5nghìn tỷ USD trong năm 2016 và 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2017 do triển vọng

Trang 19

tăng trưởng ở Hoa Kỳ13 Trong dài hạn, quá trình phục hồi hoạt động đầu tưquốc tế nói chung và FDI nói

riêng được kỳ vọng sẽ trong đà tăng mạnh Tuy tình hình phục hồi có khả quannhưng

Trang 20

vẫn cần thận trọng Lí do là vì cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa kết thúc vànhững rủi ro tại các thị trường như châu Âu, Mỹ với tình trạng nợ công vẫn còntiềm ẩn.

Cũng theo báo cáo này, những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tiếptục chiếm quy mô ngày càng tăng trong hoạt động đầu tư toàn cầu Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á, được xem như là nơi thu hút vốn đầu tưlớn nhất trong khi khu vực châu Âu và những nước như Pháp, Đức, Anh lại có sựkhôi phục tương đối yếu hơn14 Trong khi dòng vốn đầu tư đang có xu hướngchảy vào các nước

đang phát triển, một thực tế là phần lớn các nước này có hệ thống pháp luật chưahoàn thiện, trong đó có pháp luật về đầu tư Điều này dẫn tới nhiều vấn đề pháp lýphức tạp và làm tăng nguy cơ phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tư với cơ quan Nhànước ở các quốc gia này

Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư cũng đã có những thay đổi nhất định Nếunhư trước kia, vốn đầu tư chủ yếu chảy vào sản xuất thì hiện nay, đã trải rộng trênnhiều lĩnh vực như công nghiệp dịch vụ, hóa chất, khai khoáng, và cả các ngànhkinh doanh có chu kì kinh doanh nhạy cảm như thiết bị điện, điện tử, kim loại

và gỗ Tuy vậy, quy mô đầu tư vào từng ngành khác nhau thì tăng, giảm khácnhau Đặc biệt, vốn đầu tư vào các ngành kinh tế ít phát thải Carbon đã xuất hiện

và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn

Có thể nói, nhìn một cách tổng thể, hoạt động đầu tư quốc tế đã và đangphát triển mạnh mẽ, và ngày càng phức tạp Điều này đặt ra yêu cầu về hoàn thiệnmôi trường pháp lý và đặt ra nhiều vấn đề pháp lý đối với các bên tham gia quan hệđầu tư (các nhà đầu tư, Nhà nước của nhà đầu tư, Nhà nước tiếp nhận đầu tư)

1.1.2 Khái quát về tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia

khác

1.1.2.1 Khái niệm tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác

Tranh chấp là một khái niệm pháp lý có rất nhiều cách hiểu và định nghĩakhác nhau Theo từ điển pháp lý Black’s Law Dictionary, tranh chấp được địnhnghĩa là sự bất đồng hay mâu thuẫn về quyền lợi hay các yêu cầu, đòi hỏi giữa haichủ thể Để xác định sự tồn tại của tranh chấp trong các vụ tố tụng, trong một vụviệc do Tòa thường trực về công lý quốc tế (PCIJ) giải quyết, tòa đã đưa ra một

định nghĩa rộng về tranh chấp Đó là “sự bất đồng trên cơ sở luật pháp hay thực

tế, sự mâu thuẫn về quan điểm

Trang 21

14 Theo báo cáo UNCTAD (2015, tr.x) cho thấy dòng vốn FDI trong năm 2014 vào Châu Á tăng tới mức cao lịch sử 9%, đạt gần 500 tỷ USD, FDI vào Đông và Đông Nam Á tăng 10% đến 381tỷ USD.

Trang 22

pháp lý hoặc về quyền lợi giữa hai chủ thể”15 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25

Công ước ICSID thì “tranh chấp đầu tư” là “bất kỳ tranh chấp pháp lý nào phát sinh trực tiếp từ hoạt động đầu tư” Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu

tranh chấp pháp lý có đặc điểm là sự bất đồng, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp haythực tế về quyền lợi hay nghĩa vụ giữa các chủ thể Sự mâu thuẫn và bất đồngnày có thể phát sinh trong nhiều loại quan hệ pháp luật (dân sự, hình sự hoặc hànhchính) và giữa các chủ thể khác nhau Trong quan hệ về đầu tư, tranh chấp có thểphát sinh giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa nhà đầu tư và Nhà nước Trongphạm vi của đề tài nghiên cứu khoa học này, người viết chỉ xem xét đến tranh chấpđầu tư giữa các quốc gia với công dân quốc gia khác

Từ định nghĩa về tranh chấp, khái quát được tranh chấp đầu tư quốc tế chính là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi hoặc nghĩa vụ giữa các chủ thể

quốc gia tiếp nhận đầu tư với công dân quốc gia khác.

Để hiểu rõ khái niệm tranh chấp giữa các quốc gia với công dân quốc giakhác, cần hiểu được hai khái niệm là các quốc gia với công dân quốc gia

khác.Trong Công ước ICSID, “quốc gia” được hiểu là bất kỳ quốc gia nào ký kết công ước này Còn trong các IIA, “quốc gia”được hiểu là một bên ký kết trong

mối quan hệ với nhà đầu tư của bên ký kết khác

“Công dân quốc gia khác” hiểu theo một cách khái quát là người tiến hành

các hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi Nhà đầu tư bao gồm thể nhân (cánhân) và pháp nhân (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,v.v ) có hoạt động đầu tư Xéttheo mục đích bảo hộ của các hiệp định đầu tư, có hai vấn đề cần phải xem xétkhi định nghĩa thuật ngữ này, đó là tiêu chí để nhận định một thể nhân hay phápnhân là nhà đầu tư và căn cứ để quyết định một nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài

Thông qua việc làm rõ khái niệm “đầu tư”, tiêu chí nhận biết “nhà đầu tư” trong

một vụ tranh chấp sẽ được cụ thể hóa tùy thuộc vào hiệp định đầu tư của các quốcgia ký kết

Theo Khoản 2(a) Điều 25 Công ước ICSID thì công dân của quốc gia ký kết làngười mang quốc tịch của các nước ký kết không phải là quốc gia tranh chấp tạithời điểm mà các bên thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải hoặc Trọng tài Như vậy,định nghĩa này khẳng định Trung tâm không có thẩm quyền giải quyết các tranhchấp nếu thể nhân trong tranh chấp mang hai quốc tịch và một trong hai quốc tịch

đó là quốc tịch của nước tiếp nhận đầu tư16 Ngoài ra, quốc tịch của nhà đầu tư

sẽ ảnh hưởng đến

Trang 23

15 Phán quyết số 2 của vụ Mavrommatis Palestine Concessions, năm 1924, PCIJ, series A, No.2, trang

Trang 24

phạm vi bảo hộ của các IIA do các hiệp định này được ký kết với mục đích bảo hộcác hoạt động đầu tư nước ngoài17 Việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư là thểnhân trong các hiệp định đầu tư thường dẫn chiếu đến Luật quốc gia của các bên

ký kết Ví dụ như BIT giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na có quy định khái niệm

“nhà đầu tư” là bất kỳ thể nhân là công dân một Bên ký kết phù hợp với pháp luật

Bên ký kết đó18 Một số IIA đưa thêm các yếu tố khác bên cạnh luật quốc tịch củaquốc gia ký kết, đó là thời gian cư trú19 hoặc nơi cư trú Với thể nhân mang từ haiquốc tịch trở lên, việc xác định quốc tịch trong quá trình GQTC giữa nhà đầu tưnước ngoài Nhà nước tiếp nhận đầu tư và sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi mộttrong số đó là quốc tịch của nước tiếp nhận (Xem thêm tại Hộp 1.2)

Với pháp nhân, các hiệp định đầu tư có thể chỉ quy định đơn giản là bảo hộcho pháp nhân thành lập phù hợp luật pháp của các bên ký kết Theo Khoản 2(a)Điều 25 Công ước ICSID quy định pháp nhân có quốc tịch của quốc gia ký kếtkhông phải là quốc gia tranh chấp vào thời điểm đưa ra thỏa thuận giải quyếtbằng hòa giải hoặc Trọng tài thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước CácIIA có thể đưa thêm yếu tố là pháp nhân phải có trụ sở và hoặc thực tế kinhdoanh tại quốc gia ký kết (ví dụ như BIT Việt Nam – Vương quốc Ô-man sử dụngthuật ngữ “kinh doanh đáng kể”) Trong quan hệ đầu tư quốc tế, vấn đề quốc tịchcủa pháp nhân có thể bị lợi dụng qua hiện tượng “treaty shopping”, hiện tượnggây ảnh hưởng đến mục đích bảo hộ của các hiệp định đầu tư (Xem thêm tại Hộp

1.2)

Hộp 3 Khó khăn về vấn đề xác định quốc tịch của nhà đầu tƣ trong các IIA

Hiệp định đầu tư được ký kết nhằm bảo hộ các hoạt động đầu tư nước ngoài

Để xác định được tính “ngoại” của các hoạt động đầu tư, cần xác định được quốctịch của nhà đầu tư Các hiệp định đầu tư thường có điều khoản quy định về tiêu chí

để một nhà đầu tư được bảo hộ Với nhà đầu tư là thể nhân hay pháp nhân, quy địnhtrong IIA thường dẫn chiếu đến luật quốc tịch của các bên ký kết Tuy nhiên, việcxác định quốc tịch của nhà đầu tư theo các IIA thường gặp các khó khăn sau:

Với nhà đầu tư là thể nhân, các BIT gặp khó khăn trong việc xác định nhà đầu tư đượcbảo hộ khi thể nhân mang hai quốc tịch gồm quốc tịch của quốc gia nhận đầu tư vàquốc tịch của quốc gia còn lại Lúc này, theo tập quán của pháp luật

Trang 25

17 Điều này được hiểu là các IIA có mục đích bảo hộ nhà đầu tư có quốc tịch của một Bên ký kết khác với Bên ký kết là quốc gia tiếp nhận đầu tư của nhà đầu tư đó.

Trang 26

quốc tế, quốc gia không phải là nước sở tại sẽ tiến hành các biện pháp bảo vệ ngoạigiao thay mặt công dân nước mình khi họ có những khiếu kiện đối với quốc gia tiếpnhận đầu tư (UNCTAD, 2011b, tr.14) Có những BIT đề cập đến vấn đề này và đưa

ra giải pháp xác định quốc tịch của thể nhân là quốc tịch “chi phối và có hiệu lực”(dominant and effective nationality)20, theo đó thể nhân sẽ được xác định là mangquốc tịch có những tính chất trên

Với nhà đầu tư là pháp nhân, khó khăn trong việc xác định quốc tịch phát sinh từ việclợi dụng quốc tịch để đạt được mục đích bảo hộ từ các IIA của nhà đầu tư Cụ thể,nhà đầu tư của một nước thứ ba có thể lợi dụng quốc tịch của pháp nhân bằng việcthành lập pháp nhân tại một trong các bên ký kết để được bảo hộ khi đầu tư vào bên

ký kết còn lại Tương tự như vậy, nhà đầu tư của một bên ký kết có thể thành lập phápnhân tại bên ký kết khác để được bảo hộkhi đầu tư vào chính quốc gia mà nhà đầu

tư mang quốc tịch Các trường hợp trên là ví dụ cho hiện tượng “treaty shopping”,một hiện tượng phổ biến gây ảnh hưởng đến mục đích bảo hộ của các hiệp địnhđầu tư

Tóm lại, “nhà đầu tư nước ngoài” là một thuật ngữ phải được định nghĩa

theo từng hiệp định đầu tư cụ thể, nhất là vấn đề quốc tịch khi xét đến yếu tố

nước ngoài của nhà đầu tư

1.1.2.2 Đặc điểm tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân

quốc gia khác

Tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và nhà đầu tư là công dân quốc gia khác

có các đặc điểm sau:

Về chủ thể, tranh chấp phát sinh giữa hai chủ thể có địa vị pháp lý khác

biệt, đó là các quốc gia với nhà đầu tư là công dân quốc gia khác Địa vị pháp

lý của nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ đầu tư quốc tế (một loại quan hệ pháp

luật trong tư pháp quốc tế) do quốc tịch của nhà đầu tư quyết định Khác với

nhà đầu tư, địa vị pháp lý của quốc gia khi tham gia vào quan hệ này do tập quán

ngoại giao quyết định, tức là quốc gia giữ địa vị là chủ thể đặc biệt trong các quan

hệ tư pháp quốc tế Quốc gia có địa vị pháp lý đặc biệt thể hiện ở quyền miễn trừ

tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia Nhờ vào quyền miễn trừ

này mà khi tham gia vào quan hệ đầu tư quốc tế, Quốc gia ở vị thế có lợi hơn so

với nhà đầu tư nước ngoài do không phải chịu việc xét xử hay bất kỳ biện pháp

cưỡng chế nào khi vi phạm thỏa thuận đầu tư Điều này gây nên sự bất bình

đẳng đối với nhà đầu tư trong quan hệ đầu tư với Quốc gia

Trang 27

20

Theo Điều 1 Hiệp định mẫu về đầu tư của Hoa Kỳ năm 2004 (US Model BIT).

Trang 28

Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại quốc tế giữa các quốc gia, trên thế giớinhiều quốc gia đã áp dụng miễn trừ tương đối cho chính mình Theo đó, việc miễntrừ áp dụng cho các giao dịch không mang tính thương mại21 Điều này thể hiện

ở việc các

quốc gia chấp nhận việc nhà đầu tư là công dân quốc gia khác đưa tranh chấp vớimình ra giải quyết theo các cơ chế mang tính quốc tế (giải quyết theo tố tụngTrọng tài ICSID hay PCA, v.v ) và thừa nhận quyền khiếu nại của nhà đầu tư đối vớinhững quy định hay chính sách không phù hợp của Nhà nước (thể hiện ở việcnhiều quốc gia đã ký kết Công ước ICSID theo đó nhà đầu tư được quyền kiệntrực tiếp Nhà nước tiếp nhận đầu tư) Dù vậy, không phải mọi quốc gia đều thừanhận quyền này, do đó quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong các giao dịchthương mại vẫn tồn tại và gây cản trở cho quan hệ đầu tư quốc tế

Về phạm vi tranh chấp, tranh chấp giữa các quốc gia và nhà đầu tư là công

dân quốc gia khác rất đa dạng, có thể phát sinh từ sự vi phạm một hay một số điềukhoản trong IIA hoặc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng (nếu có) hoặc cả hai Nhà đầu

tư nước ngoài có thể khởi kiện quốc gia nhận đầu tư dựa trên hiệp định đầu tưhoặc dựa trên hợp đồng

Về phương thức GQTC, tranh chấp giữa các quốc gia và nhà đầu tư là

công dân quốc gia khác có thể được giải quyết bằng phương thức mang tính tài phánhoặc không mang tính tài phán Các phương thức phổ biến là kiện ra tòa án hoặcTrọng tài, ngoài ra còn có thương lượng, hòa giải nhưng các phương thức này ít phổbiến hơn Phương thức GQTC có thể được quy định ngay trong IIA hoặc quy địnhtrong hợp đồng (nếu có) giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan Nhà nước củanước tiếp nhận đầu tư Tuy nhiên, có những trường hợp điều khoản GQTC (cóhiệu lực) quy định trong IIA và hợp đồng khác nhau Lúc này, phương thứcGQTC được chọn sẽ phụ thuộc vào việc khiếu nại của các bên căn cứ vào IIAhay hợp đồng Nếu việc khiếu kiện căn cứ vào IIA, điều khoản GQTC trong IIA

sẽ được áp dụng và nếu căn cứ vào hợp đồng, điều khoản GQTC trong hợp đồng

sẽ được áp dụng

Bên cạnh đó, quy trình tố tụng trong GQTC giữa các quốc gia và nhà đầu tư

là công dân quốc gia khác có thể kéo dài và gây tốn kém do khó khăn trong việc xácđịnh quốc tịch của nhà đầu tư, khó khăn khi xác định một hoạt động đầu tư cóthuộc phạm vi điều chỉnh của IIA hay không,v.v

21

Xem thêm Bành Quốc Tuấn, Quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam, tại địa chỉ http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/quoc-te/quyen-mien-tru-cua-quoc-gia-trong- tu-phap- quoc-te-viet-nam , truy cập ngày 30/3/2016 Cũng theo bài này, Thuyết quyền miễn trừ tương đối

Trang 29

do các học giả của các nước theo chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa khởi xướng và xây dựng nhằm loại trừ khả năng hưởng quyền miễn trừ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của các nước theo chế độ chính trị XHCN khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế Học thuyết này nhanh chóng được các nước khác ủng hộ và cụ thể hóa vào các đạo luật quốc gia.

Trang 30

1.2 Khái quát về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác

1.2.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và công dân quốc gia

khác:

1.2.1.1 Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp bảo hộ ngoại giao

Giải quyết tranh chấp thông qua phương thức bảo hộ ngoại giao là việcquốc gia mà công dân mang quốc tịch đứng ra thay mặt công dân đó khiếu nạinước nhận đầu tư Quyền của quốc gia mà mà công dân mang quốc tịch đứng ra bảo

vệ công dân nước mình tromg các vụ tranh chấp là một nguyên tắc cơ bản củaLuật quốc tế

Điều kiện để có thể giải quyết tranh chấp bằng phương thức bảo hộ ngoại giao:

Thứ nhất, việc khiếu nại của một quốc gia có công dân mang quốc tịch đối

với quốc gia tiếp nhận đầu tư phải tuân thủ những nguyên tắc của luật pháp quốc

tế, đặc biệt là quy tắc xác định quốc tịch của công dân

Thứ hai, nhà nước có thể tự do lựa chọn các phương pháp thực hiện bảo

vệ ngoại giao dù cho nó thiếu thiện chí Họ cũng có thể sử dụng một vài biện phápkhông chính thống miễn là chúng được coi là sự trả đũa hợp lý

1.2.1.2 Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương pháp giải quyết mang tínhtài phán Tranh chấp của công dân và quốc gia có thể được giải quyết bằng tòa

án của quốc gia nhận đầu tư hoặc tòa án của quốc gia mà công dân đó mang quốctịch

Đặc điểm của phương thức giải quyết bằng tòa án là:

Về thẩm quyền xét xử: Tòa án của mỗi quốc gia không có thẩm quyền

đương nhiên trong việc giải quyết tranh chấp Việc xác định thẩm quyền giải quyếttranh chấp trong quan hệ đâu tư có yếu tố nước ngoài dựa vào các điều ước quốc tế

có liên quan hoặc sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ đó Theo đó, tranh chấpgiữa quốc gia và nhà đầu tư là công dân quốc gia khác có thể được giải quyếtbằng phương thức này nếu hợp đồng hay IIA có quy định

Về tính chung thẩm của phán quyết: Tòa án có hai cấp xét xử, sơ thẩm và

phúc thẩm Theo đó, phán quyết của Tòa án ở cấp sơ thẩm không có hiệu lực thi hànhngay (không có tính chung thẩm) mà phải đợi sau một khoảng thời gian nhất định

Trang 31

(khoảng thời gian này được dành cho việc kháng cáo hay kháng nghị) Nếu cókháng cáo, kháng nghị có hiệu lực, bản án sẽ được xét lại ở cấp phúc thẩm.

Về việc thi hành phán quyết của tòa án: Phán quyết của Tòa án mang tính

cưỡng chế Tuy nhiên, với tranh chấp chỉ có một bên chủ thể là quốc gia, việcthực thi

Trang 32

các phán quyết bất lợi (đối với quốc gia đó) của tòa án phụ thuộc vào nhiều yếu

tố Với các phán quyết của tòa án quốc gia khác với quốc gia nhận đầu tư, việcthi hành phán quyết trên tại quốc gia tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào cơ chế hỗ trợquy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp hay dựa trên nguyên tắc có đi cólại giữa các Nhà nước22

1.2.1.3 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu

tư bằng phương thức Trọng tài là một xu hướng phổ biến hiện nay Trọng tài cũng làmột phương pháp giải quyết mang tính tài phán nhưng phương thức giải quyết vàthủ tục linh hoạt hơn phương pháp giải quyết bằng tòa án

Trọng tài được hiểu là cơ quan trung gian được các bên đương sự giaotranh chấp cho để xét xử, như vậy các bên có thể tự do thỏa thuận và chọn lựa.Trọng tài được tổ chức theo hai hình thức: Trọng tài vụ việc (ad-hoc) và Trọng tàithường trực:

+ Trọng tài vụ việc: được thành lập khi có tranh chấp xảy ra và giải tánkhi tranh chấp được giải quyết Các bên có thể được tự lựa chọn phương thức thủ tụcgiải quyết cho Trọng tài vụ việc

+ Trọng tài thường trực (PCA): Thành lập và hoạt động theo một quy chếnhất định Có địa điểm hoạt động và quy chế làm việc cụ thể nên bên đương sựkhông cần lựa chọn về thủ tục trong thỏa thuận Trọng tài Các Trọng tài thườngtrực phổ biến hiện nay là Trung tâm quốc tế về xét xử tranh chấp giữa nhà đầu tưnước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (ICSID) và Phòng thương mại quốc tếICC Ngoài ra còn có nhiều tòa Trọng tài thường trực khác giải quyết các tranhchấp dạng này như Tòa Trọng tài thường trực Stockholm (SCC),…

Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực tuy khác nhau về cách thứcthành lập và hoạt động nhưng cùng có chung những đặc điểm sau:

Thứ nhất về thẩm quyền xét xử: Thẩm quyền xét xử của Trọng tài đối với

những vụ tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận Trọng tài của các bên Một thỏathuận Trọng tài có hiệu lực pháp lý mới cho phép Trọng tài có thẩm quyền đối vớimột vụ việc Thỏa thuận Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp giữa công dân

và quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể được quy định ngay trong IIA hoặc do các bênthỏa thuận trong hợp đồng (nếu có)

Thứ hai về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng phương thức

Trọng

Trang 33

22 Ví dụ như Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam năm 2004, sửa đổi bổ sung 2011

có quy định việc thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài dựa trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc trên nguyên tắc có đi có lại.

Trang 34

tài: Bao gồm luật tố tụng Trọng tài và luật áp dụng cho nội dung tranh chấp Luật

tố tụng Trọng tài có thể do các bên chọn lựa nếu xét xử bằng Trọng tài vụ việc,còn Trọng tài thường trực thì có quy chế riêng Luật áp dụng cho nội dung vụtranh chấp phụ thuộc vào tính chất và phạm vi vụ tranh chấp Thông thường cácIIA có quy định về luật được hội đồng Trọng tài áp dụng để giải quyết các tranhchấp theo hiệp định bao gồm bốn nguồn luật là IIA, pháp luật của bên kí kết có liênquan, các hiệp định đã được kí kết có liên quan đến các nguyên tắc chung của luậtquốc tế Quy định dạng này trong IIA chỉ mang tính chất liệt kê các nguồn luật màkhông có chỉ rõ việc ưu tiên áp dụng nguồn luật nào nếu có mâu thuẫn xảy ra, nhất

là mâu thuẫn giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Thứ ba về tính chung thẩm của phán quyết: Trọng tài chỉ có một cấp xét xử

và theo luật Trọng tài của nhiều quốc gia, phán quyết Trọng tài có tính chung thẩm

và có hiệu lực thi hành ngay sau khi ban hành23 Việc hủy phán quyết của Trọngtài chỉ xảy ra khi Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp hoặcphát sinh vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài Trong việc giải quyết tranhchấp giữa quốc gia và công dân quốc gia khác, công ước ICSID có quy định vềquyền yêu cầu hủy bỏ phán quyết của Trọng tài các bên24 Tuy nhiên đây không đượcxem là cấp xét xử thứ hai trong phán quyết của Trọng tài

+ Thứ tư về việc thi hành phán quyết có hiệu lực của Trọng tài: Phán quyết

có hiệu lực của Trọng tài có tính cưỡng chế thi hành với các bên liên quan Vớiphán quyết của Trọng tài trong một quốc gia, nếu các bên không tự nguyện thihành, cơ quan thi hành án các nước đều có các cơ chế hỗ trợ nhằm đảm bảo chophán quyết được thực thi Còn với phán quyết của Trọng tài nước ngoài hay quốc tế,

cơ chế hỗ trợ cho việc công nhận và thi hành được quy định trong Công ước NewYork về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Công ước New York 1958) và các điều ước quốc tế khác

1.2.1.4 Các phương thức giải quyết tranh chấp khác

Ngoài phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán thì còn nhữngphương pháp giải quyết không mang tính tài phán như thương lượng, hòa giải Nhữngphương thức này cho phép các bên tự nguyện thực hiện, chia sẻ rủi ro tuy nhiên lạikhông có sự ràng buộc về việc thực hiện cam kết tới cùng

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò

của người thứ ba Đặc điểm của phương thức này là các bên cùng ngồi lại nêulên quan

Trang 35

23 Ví dụ như Khoản 5, Điều 61 Luật Trọng tài thương mại của Việt Nam năm 2010.

24 Xem Điều 52 Công ước ICSID.

Trang 36

điểm, biện pháp và từ đó đi đến thống nhất giải quyết Trong các hiệp định đầu tưquốc tế, thương lượng thường là phương thức được nghĩ tới đầu tiên Đây làphương pháp đơn giản, ít tốn kém, không làm phương hại đến quan hệ hợp tácvốn có giữa hai bên và không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý Thươnglượng hướng các bên giải quyết tranh chấp, vướng mắc một cách thân thiện Vàphần lớn đều có thời gian quy định tối thiểu cho việc thương lượng trước khi đưa

ra tòa án giải quyết

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba

độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định đóng vai trò trung gian giúp hai bênđịnh hướng giải quyết tranh chấp Hòa giải có những đặc điểm sau: Bên thứ ba cótính chất trung gian hòa giải không được có lợi ích đối lập hay gắn liền với mộttrong hai bên tham gia tranh chấp Hòa giải bao gồm ngoài thủ tục tố tụng và trongthủ tục tố tụng Hòa giải là phương pháp được lựa chọn hàng đầu khi có tranhchấp Trên thế giới hiện

nay đã có các trung tâm hòa giải và quy tắc hòa giải như Quy tắc hòa giải mẫu củaUNCITRAL 2002, Công ước ICSID25

1.2.2 Các cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù giữa các quốc gia và các công dân

quốc gia khác

1.2.2.1 Cơ chế song phương

Cơ chế song phương giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và công dân quốcgia khác được hiểu là các quy định về thủ tục và phương thức giải quyết tranhchấp trong các hiệp định song phương về đầu tư

Điều khoản quy định về giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và công dânquốc gia khác xuất hiện trong các Hiệp định đầu tư song phương (BIT) từ những năm

1960 Trước đó, các quy định này chưa được phổ biến vì các nước có xu hướng ápdụng theo thuyết Calvo, theo đó, mọi tranh chấp đầu tư phải tuân thủ theo chế độ tốtụng của quốc gia tiếp nhận hồ sơ Tuy nhiên, khi đưa ra các điều khoản vềtranh chấp đầu tư vào các Hiệp định song phương về đầu tư, các nước lại cónhững cách tiếp cận khác nhau về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa quốc gia vàcông dân quốc gia khác Trước năm 1968, hầu như các BIT chỉ cung cấp cơ chếgiải quyết tranh chấp giữa quốc gia với công dân quốc gia khác thông qua thiếtlập Trọng tài vụ việc hoặc đưa tranh chấp ra ICJ

Trong các Hiệp định đầu tư song phương, thường những điều khoản vềtranh chấp đầu tư giữa quốc gia và công dân quốc gia khác sẽ quy định phạm vi

Trang 37

tranh chấp được coi là tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư,trình tự áp dụng

25

Xem thêm Chương III Công ước ICSID.

Trang 38

các phương thức giải quyết tranh chấp, quyền chọn lựa phương thức giải quyết củanhà đầu tư, cam kết của các bên kí kết về việc công nhận và thi hành bản án Trọngtài tại quốc gia có liên quan Có nhiều Hiệp định đầu tư song phương còn quyđịnh chi tiết hơn về thủ tục cần thiết trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp bằngcác biện pháp tố tụng quốc tế Những thủ tục đó thường là tham vấn, yêu cầu nhàđầu tư phải sử dụng hết những biện pháp giải quyết tranh chấp tại quốc gia sở tại.

Về phương thức giải quyết tranh chấp, các BIT thường có quy định về các bêntham gia tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán trước khi đưa ra tranh chấptòa án hay Trọng tài Về việc lựa chọn các phương thức tài phán, hầu như cácBIT đều cho phép giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc theo các quy tắcTrọng tài quốc tế hoặc Trọng tài thường trực của ICSID, ICC, SCC Một số BITcòn đưa thêm phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án của quốc gia sởtại

1.2.2.2 Cơ chế đa phương

Cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và công dân quốcgia khác dược hiểu là các quy định về thủ tục và phương thức giải quyết tranhchấp trong các hiệp đa phương liên quan đến đầu tư Trên thế giới có rất nhiềuhiệp định đa phương liên quan đến đầu tư như Hiệp định đầu tư của khu vực đầu

tư chung COMESA năm 1994, Hiệp định về Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 2009 và mới đây nhất

là hiệp định TPP

Về nội dung của các điều khoản về GQTC giữa quốc gia và nhầ đầu tưu làcông dân quốc gia khác, các hiệp định thường quy định về trình tự áp dụng cácphương thức như BIT và các phương thức GQTC thường bao gồm cả tố tụngtrong nước (kiện ra tòa án nước sở tại) và tố tụng quốc tế (kiện ra Trọng tài quốctế) Có hiệp định chỉ quy định về trình tự cũng như các phương thức GQTC chọnlựa, tuy nhiên cũng có hiệp định quy định chi tiết về thủ tục và yêu cầu về việcnộp khiếu nại của các bên, thủ tục chỉ định Trọng tài viên và nơi tiến hành tố tụngTrọng tài,

Về việc GQTC giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tưtrên phạm vi quốc tế, Công ước ICSID là công ước đầu tiên thành lập một tổ chứcquốc tế độc lập (ICSID) để giải quyết dạng tranh chấp đặc thù này Công ướcICSID chỉ áp dụng cho việc GQTC giữa nhà đầu tư của một nước ký kết côngước và quốc gia ký kết khác Công ước cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc GQTCgiữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư Bên cạnh đó công ước cónhững quy định ràng buộc về việc thi hành phán quyết tại quốc gia thành viên có liên

Trang 39

quan Bên cạnh cơ chế GQTC theo Công ước ICSID, Trung tâm còn ban hành Quytắc về GQTC giữa một quốc gia và công dân của quốc gia khác theo cơ chếPhụ trợ năm 1978 Theo đó phạm

Trang 40

vi các tranh chấp được giải quyết thông qua cơ chế này bao gồm tranh chấp phátsinh trực tiếp hoặc không trực tiếp từ đầu tư, giữa nhà đầu tư của một nước và quốcgia tiếp nhận đầu tư khi có ít nhất một trong các bên (quốc gia mà nhà đầu tư cóquốc tịch hoặc Nhà nước tiếp nhận đầu tư) là thành viên của Công ước ICSID.

1.2.3 Vai trò của các cơ chế giải quyết tranh chấp trong sự phát triển đầu tư quốc tế

Trong quan hệ đầu tư quốc tế, tranh chấp xảy ra giữa quốc gia và côngdân quốc gia khác là không tránh khỏi Khi xảy ra tranh chấp, các bên không chỉthiệt hại về mặt vật chất mà còn có thể tổn hại đến uy tín cũng như mối quan hệ cảcác quốc gia với nhau Do đó các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ giúp cácbên bảo vệ được quyền lợi của mình và duy trì được mối quan hệ tin cậy hiểu biếtlẫn nhau

Về phía quốc gia tiếp nhận đầu tư, sự tiến bộ trong quy định về GQTCtrong hiệp định đầu tư góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy đầu tư nước ngoàivào quốc gia đó Ông John Snow, cựu Thư ký Kho bạc Nhà nước Hoa Kỳ từng

nói “tập trung vào quy trình giải quyết tranh chấp là một cách để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài” Nhà nước khi chấp nhận việc GQTC trong đầu tư bằng các

phương thức mang tính quốc tế sẽ tạo được hình ảnh về môi trường pháp lý minhbạch cho các nhà đầu tư nước ngoài Hơn nữa, các cơ chế GQTC đầu tư hiệu quảcòn giúp chính quốc gia sở tại bảo vệ được chính sách của mình khi đối diện vớinhững khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài

Về phía công dân quốc gia khác (đối tượng bảo hộ của các hiệp định đầutư), khi các hiệp định đầu tư quy định gợi mở về các cách thức GQTC trong đầu

tư cũng như tạo được khung pháp lý cho phép nhà đầu tư tiếp cận được cácphương thức GQTC phổ biến trên thế giới, nhà đầu tư sẽ an tâm hơn khi đầu tưvào một quốc gia

Nói cách khác, chính các quy định về GQTC trong hiệp định đã trao chonhà đầu tư công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình khitiến hành hoạt động đầu tư ở n nước ngoài

Nói chung, cơ chế GQTC hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo công bằng cho cácbên trong tranh chấp Thông qua các cơ chế đó, Nhà đầu tư nước ngoài và quốcgia sở tại sẽ nói lên được quan điểm của mình và bảo vệ được quyền lợi của mỗibên Do đó, quan hệ đầu tư quốc tế sẽ được thúc đẩy và nguy cơ phát sinh tranhchấp trong đầu tư cũng sẽ được hạn chế

Ngày đăng: 06/06/2016, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w