1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

75 323 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 21,56 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHOA 31 (2005 — 2009) HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HOI

Trang 4

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội MỤC LỤC LỚI NÓI ĐẦU 111 121 1 1221212212192121521219212121212102101021 210 22g yn 6 CHƯƠNG qT LH TT TT Tà Tà TQ preteens 8

1.3.4 Trong lĩnh vực giám sát tối cao tồn bơ hoat đông của Nhà nước, giám sát

việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ¿ ¡¿-¿- š k3 2š‡x‡x‡+‡z‡‡‡‡š£z >¿ 17

1.4 CO CAU TO CHÍ: & PHUONG THUC HOAT DONG CUA QUỐC HỘI 17 n CHUONG Às HH khe Hè "===- 29

HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HỘI c2 22c ca 29 2.1 KHÁI NIỆM GIÁM SÁT VÀ CHỦ THÊ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT 30

2.1.2 Chủ thể của hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát

của Quốc hỘi LG TT TT TT HT TT TH 1n Tu 1 121231235 31

Trang 5

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội

Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội nh 4h g hà tia 39 2.2.4.3 Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dầu hiệu trái với Hiện pháp, n Ủ ốc hội 22.4.5 Thành taal Uỷ ban lâm thời trong những trường hợp cần thiết để điều tra vệ một vân đê nhật định ¬ 43 CHƯƠNG 3 2222222222522 LH Hi TH hieu HH 48

Trang 6

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề đổi

mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, làm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền

lực Nhà nước cao nhất, thực hiện được đúng chức năng, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Đảng đã khăng định “Ti iép tục đổi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội thực

hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vẫn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát toi cao”

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chức năng quyên hạn quan trọng của Quốc hội đã được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta và được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều §3 và Điều 84

Trong mấy nhiệm kỳ gần đây, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể Nhưng do nhiều nguyên nhân nên trên thực tế hoạt động này còn có

nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao Hoạt động giám sát của Quốc hội mới chỉ dừng lại

ở mức độ phát hiện và phân tích vẫn đề, vụ việc rồi động viên, đôn đốc, nhắc nhở các ngành các cấp ở địa phương quan tâm xem xét giải quyết chứ chưa có biện pháp thật sự hữu hiệu Đề tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt chưa đạt được trong hoạt động giám sát của Quốc hội, tac gid da chon dé tai “Hoat động giám sát của Quốc hội” làm luận văn tốt nghiệp

2, Nội dung nghiên cứu

Luận văn đi vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát của

Quốc hội với những nội dung cơ bản như: Khái quát lịch sử hình thành, vị trí pháp

lý, tính chất pháp lý, chức năng, nhiệm vụ quyên hạn của Quốc hội Sau đó tác giả sẽ đi sâu vào phân tích đối tượng, nội dung, các phương thức giám sát của Quốc hội và hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát tối cao Trên cơ sở phân tích những thực trạng và nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội tác giả sẽ đề ra một số phương hướng hoàn thiện

3 Phạm vỉ và mục đích nghiên cứu

Hoạt động giám sát của Quốc hội hiện nay gồm các hình thức sau: Xem xét bảo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tôi cao; xem xét báo cáo của Uỷ ban

Trang 7

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội

thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; xem xét việc trả lời chất vẫn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc

hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh

án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban; hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm Nội dung của luận văn sẽ đi sâu vào

phân tích tất cả các hoạt động giám sát của Quốc hội Nhưng trong vấn đề tìm hiểu

thực trạng và một số phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Quốc hội tác giả chỉ tập trung vào các hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ hợp Quốc hội;

hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm; hoạt động giảm sát tính hợp hiến của văn bản quy

phạm pháp luật Còn những nội dung khác do giới hạn của một luận văn cử nhân và

sự hiểu biết của tác giả còn hạn hẹp nên không thê nghiên cứu được trọn vẹn Trong

những điều kiện khác cho phép tác giả sẽ nghiên cứu đề tài này một cách toàn diện hơn

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã có, thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội kết hợp với việc khảo sát thực tiễn để chứng minh và làm rõ vẫn đề Bên cạnh đó tác giả đứng trên quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích luật viết, so sánh để xử lý thông tin

5 Kết cầu luận văn

Kết câu của luận văn tốt nghiệp “of động giám sát của Quốc hội” ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm ba chương sau day:

Chương 1: Tổng quan về Quốc hội

Chương 2: Hoạt động giám sát của Quốc hội

Chương 3: Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội và một số phương hướng hoàn thiện

Do giới hạn về thời gian và nguồn tài liệu tham khảo cũng như vấn đề nhận thức của cá nhân chưa thật sâu sắc và đầy đủ nên chưa thể hoàn toàn đáp ứng một cách tuyệt đối, đầy đủ các yêu cầu đặt ra Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đề cho đề tài này được hoàn thiện hơn

Trang 8

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội

CHƯƠNG 1

TONG QUAN VE QUOC HOI

1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM

Ngày 16 và ngày 17 tháng § năm 1945, tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã được triệu tập gồm 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều vẫn đề quan trọng, lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương (tức Chính phủ lâm thời) Vì vậy, quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta, đã động viên toàn thê nhân đân đứng lên làm cuộc cách mạng tháng tám thành công

Ngày 8 thang 9 năm 1945 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 14 mở cuộc tông tuyên cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 6 tháng 1 năm 1946 nhân dân ta trong cả nước đã tiễn hành cuộc tổng tuyển cử tự do thang lợi, bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đó là Quốc hội đầu tiên, Quốc hội khóa I của nước ta

Trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 02 tháng 3 năm 1946 Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã được thành lập và Quốc hội cũng đã cử ra Ban dự thảo Hiến pháp của Việt Nam dân chủ cộng hòa Tại kỳ hợp thứ hai (cuối tháng 10 đến tháng 11 năm 1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong phiên họp ngày 9 tháng 1l năm 1946 vạch ra những nhiệm

vụ chính trị của nhân dân và chính quyền trong giai đoạn trước mắt

Lễ ra, sau khi thông qua Hiến pháp thì Quốc hội phải giải tán và bầu ra Nghị viện nhân Bởi vì, trong sắc lệnh số 14 ngày 8 thang 9 nam 1945 cua Hồ Chủ Tịch có nói là “Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến” nhưng do tình hình khẩn cấp lúc bấy giờ nên Quốc hội chưa giải tán Tại kỳ họp, nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội lãnh trách nhiệm trong một thời gian nữa cho đến khi bầu ra nghị viện mới Tháng 12 năm 1946, thực dân pháp gây chiến tranh trên toàn cõi Việt Nam Vì hoàn cảnh

kháng chiến và theo yêu cầu của các đại biểu, Quốc hội khóa I vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến 1959 Quốc hội cũng đã bầu ra Ban thường trực; nhưng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường trực chỉ hạn chế ở may viéc nhu lién lac voi Chinh

phủ; cùng với Chính phủ ban bố và thi hành Hiến pháp; triệu tập Quốc hội Ban

thường trực Quốc hội chưa thật sự là cơ quan thay mặt cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất giữa hai kỳ hợp

Kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa I từ ngày 29 tháng 12 năm 1956 đến ngày 25 tháng 1 năm 1957 đã quyết định sửa đôi Hiến pháp 1946 cho phù hợp với giai

Trang 9

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội

đoạn mới của cách mạng Tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội, ngày 31 tháng 12 năm 1959 bản Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua, Hiến pháp 1959 ra đời

Theo Hiến pháp 1959, cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất không gọi là nghị viện nhân dân như trong Hiến pháp 1946 mà gọi là Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Cũng tại kỳ hợp thứ XI, ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốc hội đã ra nghị

quyết khẳng định răng:

“Nước Việt Nam là một, dán tộc Việt Nam là một Quốc hội nước Việt Nam

đân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tỉnh chất thống nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chỉ tranh đấu của nhân dân cả hai miễn Nam Bắc ””

Các nhiệm kỳ tiếp sau:

Quốc hội khóa II (1960 — 1964), khóa HI (1964 — 1971), khóa IV (1971 -1975)

và Quốc hội khóa V (1975 — 1976) được tổ chức hoạt động theo Hiến pháp 1960 là Quốc hội của thời kỳ nước ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, thời kỳ chống Mỹ cứu nước Quốc hội các khóa II, II, IV, V đã ban hành được 7 luật và 15 pháp lệnh; góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế miền Bắc, đây mạnh công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam; góp phân bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Quốc hội khóa VI (1976 - 1980) Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyên cử bầu Quốc hội

chung của cả nước - Quốc hội khoá VI Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan

trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nha nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để

điều hành công việc chung của cả nước.Tại kỳ hợp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua

Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tô chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới Quốc hội quyết định đôi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước Quốc hội khoá VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc Tai ky hop thứ 7, Quốc hội khố VI đã thơng qua Hiến pháp năm 1980

Trang 10

-fuậm on: tốt nghiệp, 2foạt động giám: sát của thuốc lội

Quốc hội khóa VII (1981 — 1987) và khóa VIII (1987 — 1992) là Quốc hội của thời kỳ tiền đổi mới và đổi mới, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp

năm 1980 Quốc hội khóa VII va khoa VIII da day manh viéc thuc hién cac chuc

năng lập pháp của Quốc hội, ban hành 41 luật và 56 pháp lệnh giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước để đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới toàn điện đất nước; đưa ra các quy định làm nền tảng cho việc xây đựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quốc hội khóa VII đã ban hành Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp của thời kỳ đổi mới phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế phát triển tiến bộ của thời đại

Quốc hội khóa IX (1992 — 1997) là Quốc hội của thời kỳ đổi mới toàn điện đất

nước, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 Kế thừa và phát

huy những kết quả của Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa IX đã đây mạnh các hoạt động nhằm thực hiện tốt các chức năng lập pháp, ban hành 41 luật và 42 pháp lệnh, giám sát và quyết định các vẫn đề quan trọng của đất nước, đảm bảo cho công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và vào thời kỳ phát triển mới

Quốc hội khóa X (1997 — 2002) Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đây

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược của Đảng: cụ thể hoá đường lối, chính sách mà Đại hội Đảng lần thứ VI và lần thứ IX đề ra Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hồn thiện tơ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thâm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định

chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đôi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản

quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ VIHI và Đại hội lần thứ IX của Đảng, đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Các luật, pháp lệnh Quốc hội thông qua đều đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bức xúc của cuộc sống và công cuộc phát triển đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp Quốc hội đã chú trọng xây dựng và ban hành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế, tạo hành lang pháp lý thúc đây sự phát triển của các thành phần kinh tế Quốc hội khoá X tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ 5 năm, nhiệm vụ hàng năm và nhiều vấn đề quan trọng khác Quốc hội đã thực hiện hình thức giám sát đi sâu khảo sát theo chuyên đề; kết hợp giữa việc giám sát tại kỳ họp với các hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; giữa việc nghe báo cáo với việc cử đoàn đi địa phương, cơ sở làm việc với các Bộ, ngành, tong công ty, nên hiệu quả hoạt động giám sát từng bước được nâng lên

Trang 11

Quốc hội đã xem xét, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoai,

nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và các hoạt động khác của cơng dân; dự tốn ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước Quốc hội khoá X đã đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, góp phần đây mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong việc thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vẫn đề quan trọng của đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh

Quốc hội khóa XI (2002 — 2007) Quốc hội khóa XI là Quốc hội của thời kỳ tiếp

tục đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân ØiàU, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trong Š năm qua, Quốc hội khoá XI tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tô chức của Quốc hội, đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp Tính đến tháng 4 năm 2007, Quốc hội khóa XI đã ban hành 84 luật, bộ luật, 68 nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành 31 pháp lệnh, đưa số lượng văn

bản pháp luật được thông qua trong nhiệm kỳ tăng lên rất nhiều so với trước đây

Nội dung các van đề được quy định trong các đạo luật đã cơ bản bao quát các lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại đến tô chức bộ máy nhà nước, phòng chống tham những,

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Đặc biệt, Quốc hội đã dành thời gian, công sức

để sửa đối, bố sung, ban hành mới các đạo luật kinh tế nhằm tạo cơ sở pháp lý cho

quá trình đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Quốc hội khóa XII (2007 — 2011) là Quốc hội được tổ chức và hoạt động trên

cơ sở Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bồ sung Vào ngày 20/5/2007 nhân dân

cả nước đã sáng suốt lựa chọn bầu được 493' đại biểu đại điện cho các tầng lớp nhân

Trang 12

1.2 VI TRI PHAP LY, TINH CHAT PHAP LY VA CHUC NANG CUA QUOC HOI

1.2.1 Vị trí pháp lý của Quốc hội

Vị trí pháp lý của Quốc hội là tổng hợp các mối quan hệ qui định vị trí, tính chất, vai trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận Hay vị trí pháp ly cua Quốc hội được thể hiện trong các mỗi quan hệ về phân công quyền lực nhà nước cũng như sự chi phối của nó đối với các cơ quan Nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước bằng các quy định của Hiến pháp va pháp luật Trước hết, vị trí pháp lý của Quốc hội được ghi nhận một cách cơ bản và chủ yếu trong Hiến pháp: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân đân, cơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan đuy nhất có quyên lập biến và lập pháp Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tô chức và hoạt động của

bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dán Quốc hội thực hiện

quyền giám sát tôi cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước?”

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vì Quốc hội là cơ quan duy nhất được

nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra, là sự tong hợp sức mạnh, trí tuệ của cả nước

Chính vì vậy đã tạo ra cho Quốc hội ưu thế đặc biệt hơn hắn các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy Nhà nước Khi đó, Quốc hội có quyền làm và thông qua các văn bản pháp luật, nhất là Hiến pháp, luật thể hiện thâm quyên tối cao của Quốc hội Với hình thức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng

hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc

hội

Giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác trong cơ câu của bộ máy nhà nước, thì Quốc hội là cơ quan có quyền lực Nhà nước cao nhất Khác với các cơ cầu tổ chức nhà nước khác, như ở Anh nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng đứng trên Quốc hội Anh, thì ở Nhà nước Việt Nam mặc dù là nguyên thủ quốc gia nhưng Chủ tịch

nước vẫn phải đứng dưới Quốc hội Do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm báo cáo

trước Quốc hội

Trang 13

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

người đứng đầu hai loại cơ quan Nhà nước này Và cũng như Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực thuộc Quốc hội và đều phải báo cáo trước Quốc hội Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền là cơ sở để Quốc hội trở thành cơ quan quyên lực cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Như vậy, ở Hiến pháp đã khẳng định vi trí pháp lý của Quốc hội là tối cao Bên cạnh đó, Luật tổ chức Quốc hội và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội là hai văn bản pháp lý chỉ tiết hóa các quy định của Hiến pháp về việc tô chức và hoạt động của Quốc hội, cũng khăng định vị trí tối cao của Quốc hội Ngoài ba văn bản trên thì các văn bản pháp lý đưới luật như: Nội quy kỳ hợp Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại

biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội và các chế định cũng khẳng định vị trí

pháp lý của Quốc hội

Trong cùng nhóm cơ quan quyền lực so với Quốc hội thì Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Hội đồng nhân dân là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương sử dụng quyên lực nhà nước trong địa phương mình Còn Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả nước, sử dụng quyền lực Nhà nước trên phạm vi toàn quốc

1.2.2 Tính chất pháp lý của Quốc hội

Giống như vị trí pháp lý thì tính chất pháp lý của Quốc hội cũng được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, Quốc hội có tính chất pháp lý là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyền này được nhân dân trao cho Quốc hội từ khi mới được thành lập và hoạt động cho đến nay, quyền đó vẫn không thay đổi Từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp 1992 đều ghi nhận “Quốc hội là cơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam”

Quyền lực Nhà nước là khả năng sử dụng Nhà nước để thực hiện ý chí của giai

cấp thống trị (hoặc của nhân dân) buộc xã hội phải phục tùng ý chí đó Quyền lực Nhà nước là quyên lực chính trị được thực hiện bằng nhà nước Theo quy định thì

Quốc hội Việt Nam được tô chức thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập

trung dân chủ Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Quyền lực Nhà nước bao gồm ba quyên: Lập pháp, hành pháp, tư pháp Hệ thống tô chức bộ

? Theo Điều 22 Hiến pháp 1946 ghi nhận “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”; Điều 43 Hiến pháp 1959 ghi nhận “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao

nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”; Điều 82 Hiến pháp 1980 ghi nhận “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; : Điều 83 Hiến pháp năm 1992 cũng

ghỉ nhận “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Trang 14

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

máy Nhà nước không ngừng được hoàn thiện, xác định rõ chức năng, quyền hạn, có

sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực thi ba quyền đó Là tô chức cao nhất của thiết chế đại điện là “tập thể hành động” Quốc hội thay mặt nhân dân quyết định và thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất trong cả

nước Tính đại diện của Quốc hội được thể hiện rõ trong thê thức thành lập cơ cấu,

thành phần và chức năng, nhiệm vụ Quốc hội là cơ quan Nhà nước tập trung trí tuệ toàn dân, thê hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân bao gồm các đại biểu đại điện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ Là cơ quan tối cao có trọng trách đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, quyết định những vẫn đề thuộc chủ quyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước Là cơ quan cao nhất có quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí nhà nước, thành các quy định của Hiến pháp, luật những quy định mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội

1.2.3 Chức năng của Quốc hội

Theo quy định tại điều 83 Hiến pháp 1992, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội có những chức năng cơ bản sau đây:

- _ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp

- _ Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ

yếu về tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt

động của công dân

- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy Nhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả

Các chức năng nói trên của Quốc hội được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

1.3 NHIEM VU VA QUYEN HAN CUA QUOC HOI

Các nhiệm vụ va quyền hạn của Quốc hội được quy định trong điều 84 của Hiến pháp 1992 và cụ thé hoa trong Luat tô chức Quốc hội của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001 Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được

Trang 15

1.3.1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp

Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí tính chất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Vì vậy chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta Các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật

Ở một số nước tư bản có sự phân biệt Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp, Quốc hội lập hiến được bầu ra để làm hiến pháp, khi Hiến pháp được ban hành thì Quốc hội lập hiến giải thể Còn Quốc hội lập pháp không có quyền làm hiến pháp mà chỉ căn cứ vào hiến pháp để ra các đạo luật cần thiết nhằm thi hành hiến pháp và các đạo luật bô sung hiến pháp

Ở nước ta, quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội Quốc hội giữ quyền làm Hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi hiến pháp; Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật Để đảm bảo cho hoạt động này của Quốc hội được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, pháp luật đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện

Còn sáng kiến lập pháp (sáng kiến pháp luật), tức là quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và những người có chức trách trong bộ máy Nhà nước như: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dẫn tối cao, Mặt trận tô quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận; các đại biểu Quốc hội

ngoài quyền trình dự án luật còn có quyền trình kiến nghị về luật ra trước Quốc hộï”

Cơ quan trình dự án luật phải chuẩn bị, xây dựng hoàn chỉnh và trình bày trước

Quốc hội dự án đó để Quốc hội xem xét

Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Đây

là một điểm mới mà Hiến pháp 1980 chưa quy định Hiến pháp 1992 đã bổ sung quyền này nhằm bảo đảm cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu quả hơn

1.3.2 Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; những vấn đề quốc kế, dân sinh; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước

Trang 16

ngân sách Nhà nước và phân bồ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đôi hoặc bãi bỏ các thứ thuế

Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước như

quyết định vẫn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện

pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước; quyết định đại xá; quyết định việc trưng cầu ý dân

Quốc hội còn có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng là quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế do Chủ tịch nước ký;

phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo

đề nghị của Chủ tịch nướcŠ

1.3.3 Trong lĩnh vực tổ chức Nhà nước

Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cô và phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

Bộ máy Nhà nước ta từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực Nhà nước đến các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát được tổ chức theo mô hình nao, nguyên tắc tổ chức hoạt động ra sao đều do Quốc hội xem xét lựa chọn, quyết định tại các kỳ hợp của mình và được thể hiện trong

Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tô chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án

nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhan dan

Ngoài việc quy định chung về tô chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, phó Chủ tịch nước, Chủ

tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc

hội, Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do

Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quang ngang bộ của

Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các tỉnh, thành phố trực

Trang 17

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội

Quốc hội còn quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước

1.3.4 Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và

pháp luật do nhiều cơ quan Nhà nước tiễn hành như: Hội đồng nhân dân, Viện kiêm sát nhân đân Nhưng sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất Quốc hội thực hiện quyền giám sát nhằm làm cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy Nhà nước ta hoạt động nhịp nhàng, có

hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch

va cửa quyên

Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân đân tối cao; xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; xem xét văn bản quy

phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; xem

xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính

phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thành lap Uy ban lam thoi cua

Quốc hội và hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm

1.4 CƠ CẤU TỎ CHỨC & PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI 1.4.1 Cơ cầu tổ chức của Quốc hội

Tổ chức Quốc hội là cơ cầu bên trong được lập ra dé giup Quốc hội thực hiện

chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Tô chức của Quốc hội do Hiến pháp và

luật tổ chức Quốc hội quy định Tổ chức Quốc hội là một trong những yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành gồm có: Uỷ

ban thường vụ Quôc hội, Hội đông dân tộc và các Uỷ ban của Quôc hội

Trang 18

SO DO TO CHUC QUOC HOI

NƯỚC CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM (KHOA XII) “QUOC HOI P NƯỚCCONGHÒAXAHO ,Ấ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 4 | UY BAN THUONG VU QUOC HO! me \ NHÂN DÂN CÁ NƯỚC Chú thích:

Bau cử và giám sắt hoạt động: Chỉ đạo; điều hòa phôi hợp hoạt động:

1.4.1.1 Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Theo Hiến pháp 1959, trong tô chức của Quốc hội có Uý ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Nhưng theo quy định của Hiến pháp 1980 thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thay thế bằng Hội đồng nhà nước Hội đồng nhà nước vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội vừa là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để phân định rõ chức năng nguyên thủ quốc gia và chức năng thường trực Quốc hội, Hiến pháp 1992 đã quy định về Chủ tịch nước và Uỷ ban thường vụ Quốc

GORD: Dinh Shanh Dluong 7% Št0c72: 2ö (ăn “Khỏe

Chú thích:

Trang 19

a Ỹ, tốt Gg (ep Sboat g g trí sak t ) Be trội

hội Chủ tịch nước đảm nhận chức năng nguyên thủ quốc gia, Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội

Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có”: - _ Chủ tịch Quốc hội

- Cac Phó Chủ tịch Quốc hội - - Các ủy viên

Số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định Điều 90 Hiến pháp 1992 và Điều 6 Luật tô chức Quốc hội còn quy định: Thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đông thời là thành viên của Chính phủ Lý do của quy định này là để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động giám sát và các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì hoạt động chuyên trách

Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định trong Điều 91 của Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa trong luật tổ chức Quốc hội bao gồm:

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; tô chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các kỳ hợp Quốc hội; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát

hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

đình chỉ thị hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân

tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân đân tối cao, Viện kiểm sát nhân đân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Hiến pháp 1992 quy định vai trò tích cực của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong

việc thúc đây hoạt động của các hội đồng và ủy ban của Quốc hội cũng như của các

đại biểu Quốc hội Uý ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt

động của Hội đồng dần tộc và các ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đên lợi ích của nhân dân

7 Điều 90 Hiến pháp năm 1992 và được sửa đổi bô sung năm 2001

# Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI có 18 thành viên: Chủ tịch Quốc hội; 4 Phó Chủ tịch Quốc hội; 13 Uỷ viên Uý ban thường vụ Quốc hội: Nguồn từ

'Websites: http:/www.na gov.vn/htx/Vietnamese/C1394/C1410/default.asp?Newid=10103

Trang 20

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tông động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; thực hiện quan hệ

đối ngoại của Quốc hội; tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội - Do Quốc hội không hoạt động thường xuyên nên Hiến pháp còn quy định cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội được giải quyết một vẫn đề thuộc thấm quyền của Quốc hội đó là trong trường hợp Quốc hội không họp được quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định

tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội

- Đề Uy ban thuong vu Quốc hội thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Luật tổ chức Quốc hội còn quy định các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải làm việc theo chế độ chuyên trách

8 Chú tịch Quốc hội

Trong tô chức của Quốc hội cũng như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội có vị trí rất quan trọng Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Quốc hội quy định Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên hợp của Quốc hội; bảo đảm thi hành quy chế đại biểu Quốc hội, nội quy kỳ hợp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, lãnh đạo hoạt động của đoàn đại biêu Quốc hội Việt Nam trong liên minh Quốc hội thế giới

Chủ tịch Quốc hội là người chủ trì và điều hành các hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ của Quốc hội; chỉ đạo

việc chuẩn bị triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội triệu tập và chủ tọa hội nghị liên tịch giữa Chủ tịch Hội đồng

dần tộc, các Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội để bàn chương trình hoạt động của

Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết Chủ tịch Quốc hội giữ mối quan hệ với các đại biéu Quốc hội, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm điều kiện để đại biểu hoạt động, cung cấp thông tin để đại biểu nam được chương trình hoạt động và tình hình hoạt động của Quốc hội; theo dõi và đôn đốc các đại biểu Quốc hội báo cáo tình hình hoạt động của mình

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội, thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngân sách của Quốc hội Ngân

sách của Quốc hội là một khoản độc lập trong ngân sách Nhà nước do Quốc hội thảo

luận và quyết định tại kỳ họp cuối năm

Trang 21

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

Giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội có các phó Chủ tịch Quốc hội, được phân công đảm nhiệm các phần việc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội đo Quốc hội quyết định

1.4.1.2 Hội đông dân tộc

Nước ta là một quốc gia đa chủng tộc (với 54 dân tộc anh em) nên vấn đề dân

tộc là một vẫn đề có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta, nhất là quyền lợi của các

dân tộc phải được bảo đảm Do đó, Hiến pháp 1980 đã nâng Uỷ ban dân tộc của Quốc hội thành Hội đồng dân tộc cho xứng với tầm quan trọng của nó Đến Hiến

pháp 1992 vị trí vai trò của Hội đồng dân tộc được đề cao, nhiệm vụ quyền hạn được

tăng cường Quốc hội bầu Hội đồng dân tộc gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và

các Uý viên”

“Hội đông dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thỉ hành chính sách dán tộc, các chương trình, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội miễn núi và vùng có đông bào dân tộc thiểu số!°”

Theo quy định tại Điều 26 của Luật tổ chức Quốc hội, Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

- Thầm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác liên quan đến vấn đề dân tôc

- Giám sát việc thực hiện luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết

của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc, giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số

- Tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thấm quyên với cơ quan trung ương của tô chức chính trị - xã

hội có liên quan đến vẫn đề dân tộc và giám sát việc thực hiện các văn bản đó

- Kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các vẫn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước; các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước trung ương và địa phương về

những vấn đề có liên quan đến dân tộc thiểu số

° Hội đồng dân tộc của Quốc hội khóa XII có 39 thành viên gồm: Chủ tịch; 5 Phó Chủ tịch chuyên trách và 3 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm; 6 Uỷ viên hoạt động chuyên trách và 24 Uỷ viên hoạt động kiêm nhiệm

Nguồn từ, Websites: http://www.na.gov.vn/LDOHvaNN/dsachHDDT.htm !9° Điều 94 Hiến pháp năm 1992

Trang 22

Ngay trong Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỉ lệ thích đáng, và có xu hướng mỗi ngày gia tăng chính điều này đã thé hiện phần nào chính sách dân tộc của Nhà nước ta (Tham khảo qua bảng thông

kê sau”)

Khóa Quốc hội | Tông số đại biêu | Đại biểu Quốc hội là Tỉ lệ %

Quốc hội người dân tộc thiểu số Khóa I 333 26 7.8 Khóa II 362 56 15.4 Khóa II 366 60 16.3 Khóa IV 420 73 17.3 Khóa V 424 71 16.7 Khóa VI 492 67 13.6 Khóa VII 496 74 14.9 Khóa VII 496 70 14.1 Khóa IX 395 66 16.7 Khéa X 450 78 17.3 Khóa XI 498 86 17.26 Khóa XI 493 87 17.6

Bên cạnh vẫn đề dân tộc là những vấn đề mang tính chất xuyên suốt trong quá

trình hoạt động của xã hội mà Quốc hội phải quan tâm đó là việc Quôc hội phải

quyết định nhiều vấn đè, trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội Đề thực hiện tốt các

nhiệm vụ quyền han cua minh, Quốc hội thành lập ra cac Uy ban

1.4.1.3 Các Uỷ ban của Quốc hội

Những van đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội có quan hệ đến moi

Trang 23

của mình Đồng thời Các ủy ban của Quốc hội còn là hình thức thu hút các đại biểu

vào việc thực hiện công tác chung của Quốc hội

Quốc hội thành lập hai loại ủy ban: Uỷ ban thường trực và ủy ban lâm thời Uy ban thường trực của Quốc hội là những ủy ban hoạt động thường xuyên Nhiệm vụ của các ủy ban này là nghiên cứu, thâm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường

vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương

trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đo luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban Tủy theo từng lĩnh vực hoặc từng nhóm vấn đề nhất định, Quốc hội thành lập

các ủy ban sau đây”:

I1 Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Tư pháp; Uỷ ban Kinh tế; Uỷ ban Tài chính;

Uỷ ban Quốc phòng và An ninh;

Uy ban Van hoa, giao duc, thanh niên, thiéu nién va nhi đồng:

Uy ban Cac van đề xã hội;

Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường; eC % mơ A FP YD

Uỷ ban Đối ngoại

Hiến pháp 1992 còn quy định mỗi ủy ban phải có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách

Uý ban lâm thời là những ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần

thiết để nghiên cứu thâm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định Sau

khi hoàn thành nhiệm vụ, ủy ban này sẽ giải thé

Ví đụ: Uỷ ban sửa đôi Hiến pháp, ủy ban thâm tra tư cách đại biểu Quốc hội Uỷ ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các ủy viên,

số Phó Chủ nhiệm và số Uỷ viên ủy ban do Quốc hội quyết định Thành viên Uỷ ban

của Quốc hội do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, số thành viên hoạt động chuyên trách do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định

Đề đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội còn được Hiến pháp 1992 quy định có quyền yêu cầu thành

viên Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

Trang 24

cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội (Điều 96)

Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định: Hội đồng dan tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ

phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê

chuẩn Hội đồng dần tộc và các ủy ban chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước

Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Uý ban thường vụ Quốc hội

Các thành viên của Hội đồng dần tộc và các ủy ban của Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội và không thể đồng thời là thành viên Chính phủ để đảm bảo tính khách quan trong việc giám sát hoạt động của cơ quan chấp hành của Quốc hội

1.4.2 Phương thức hoạt động của Quốc hội

Quốc hội được tô chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số

Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các hoạt

động sau:

- Hoạt động của kỳ họp Quốc hội

- Hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Hoạt động của Hội đồng dân tộc

- Hoạt động của các ủy ban của Quốc hội

- Hoạt động của đoàn Đại biểu và các đại biểu Quốc hội 1.5 KỲ HỌP QUỐC HỘI

Trong các hình thức hoạt động của Quốc hội thì kỳ họp là hình thức hoạt động

chủ yếu của Quốc hội Kỳ họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực

nhà nước của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; trí tuệ tập thê của các đại biểu

Quốc hội Tại ky họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vẫn đề quan

trọng nhất của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyên giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước

Quốc hội hợp thường lệ mỗi năm hai kỳ, kỳ họp giữa năm và kỳ hợp cuối năm

Do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ

Trang 25

1.5.1 Việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Quốc hội

Để cho các kỳ họp của Quốc hội bảo đảm chất lượng cao, việc chuẩn bị cho kỳ họp đóng vai trò rất quan trọng Việc chuẩn bị các kỳ hợp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, do nhiều cơ quan đảm nhiệm như xây dựng các dự án trình Quốc hội,

điều tra, nghiên cứu, thu thập tình hình thực tế và ý kiến đóng góp của nhân dân về

các vẫn đề liên quan đến kỳ họp Quốc hội Việc chuẩn bị kỳ họp thu hút sự tham gia của đông đảo các cơ quan nhà nước, của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc

hội, của bản thân mỗi đại biểu Quốc hội

Trước khi triệu tập kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải dự kiến

chương trình làm việc của kỳ họp; xem xét việc chuẩn bị các dự án và rà soát lại các

khâu chuẩn bị Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa trước dự kiến chương trình làm

việc của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới

Dự kiến chương trình kỳ hợp phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất là một tháng trước khi Quốc hội họp để các đại biểu nghiên cứu và góp ý kiến

Việc triệu tập các kỳ họp thường lệ của Quốc hội phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và thông báo chậm nhất là ba mươi ngày (đối với các kỳ họp bất thường là bảy ngày) trước ngày khai mạc kỳ họp Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp Chậm nhất là mười lam ngày trước khi Quốc hội họp, dự kiến chương trình kỳ hop thường lệ phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng

1.5.2 Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội

Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là 2 tháng kế từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và

chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội khóa mới

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội có vị trí đặt biệt quan trọng Trong phiên hợp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hoi, Quốc hội bầu ra Uỷ ban thấm tra tư cách đại biểu đề tiến hành thâm tra tư cách của các đại biểu Quốc hội Tại kỳ hợp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội tiến hành bầu cử các chức danh lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước Bằng cách bỏ phiếu kín, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng dân tộc,

Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các ủy viên của mỗi ủy ban của Quốc hội; Thủ

tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong số các đại biểu Quốc hội; Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bỗ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành

Trang 26

viên khác của Chính phủ; Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước; Quốc hội còn bầu đoàn thư ký kỳ họp của mỗi khóa Quốc hội

1.5.3 Trình tự xem xét và thông qua các dự án tại kỳ họp Quốc hội

Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét và thông qua các dự án kế hoạch Nhà nước, dự

toán ngân sách nhà nước, các báo cáo, dự án luật và các dự án khác theo trình tự sau

day:

Thứ nhất, trình bày các đự án trước Quốc hội

Để Quốc hội xem xét và quyết định thì cơ quan hoặc người trình bày dự án phải trình bày trước Quốc hội Khi trình bày cần làm rõ yêu cầu xây đựng dự án, nội dung cơ bản của dự án, các bước chuẩn bị đã tiến hành, tài liệu tham khảo, việc chỉnh lý

dự thảo và toàn văn dự ăn

Thư hai, thuyết trình việc thẩm tra các đự án

Sau khi nghe cơ quan hoặc người trình bày dự án trình bày, Quốc hội nghe thuyết trình viên của Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội được giao thâm tra dự án, báo cáo ý kiến của Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội về dự án đó Thuyết trình viên phải nêu lên những mặt đạt được và những mặt hạn chế, thiếu sót

của dự án, đồng thời phát biểu ý kiến về việc có thể chấp nhận dự án được hay

không Nếu cần khắc phục những điểm nào trong dự án thì phải nói rõ

Thu ba, thảo luận các dự án

Các dự án đều được Quốc hội xem xét và thảo luận ở các tô đại biểu hoặc tập trung ở hội trường Việc thảo luận ở tổ hay ở hội trường được quyết định phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vẫn đề Có những dự án vừa phải thảo luận ở các tô đại

biểu vừa phải thảo luận tập trung tại hội trường Điều quan trọng nhất là phải làm

sao tạo điều kiện để các đại biểu phát biểu hết và thể hiện đúng ý kiến của mình, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Các vấn đề được xem xét một cách toàn diện, từ đó lựa chọn được phương án tối ưu để đi đến biểu quyết

Thứ tư, biểu quyết để thông qua các đự án

Biểu quyết là hình thức thể hiện ý chí và quan điểm của các đại biểu Quốc hội

về một vẫn đề, một dự án, một nghị quyết v.v Biéu quyét còn là cách thức chấm

dứt việc thảo luận để đi đến quyết định cuỗi cùng

Vẫn đề cần biểu quyết và cách biểu quyết do Quốc hội quy định

Các luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nữa tổng số đại biểu Quốc hội

biểu quyết tán thành, trừ các trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 7, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội quy định tại Điều 85

Trang 27

và sửa đổi Hiến pháp quy định tại Điều 147 thì phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biêu Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 88 Hiến pháp 1992)

1.5.4 Vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn

Chất vấn là một biện pháp thực hiện quyên giám sát của Quốc hội trong chương trình kỳ họp, Quốc hội dành một thời gian thích đáng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn

Chất vấn là quyền của đại biểu Quốc hội yêu cầu một cơ quan nhà nước, một vị lãnh đạo nào đó phải trả lời, phải báo cáo với cơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất vé van dé có liên quan đến hoạt động của cơ quan hoặc người bị chất van

Đối tượng bị chất vẫn, thủ tục chất vấn và trả lời chất vẫn được quy định rõ trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội

1.5.5 Hình thức họp Quốc hội

Quốc hội họp công khai Khi Quốc hội hợp công khai, công chúng có thể được đến dự theo giấy mời của Văn phòng Quốc hội Các cơ quan thông tấn, báo chí được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội để phản ánh kịp thời, chính xác các hoạt động của Quốc hội

Trong các trường họp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội quyết định hợp kín“ Việc công bố nội dung các phiên hợp kín do Chủ tịch nước cùng với Chủ tịch Quốc hội quyết định

1.5.6 Các luật, nghị quyết của Quốc hội

Trang 28

2.1 KHÁI NIỆM GIÁM SÁT VÀ CHỦ THẺ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT 2.1.1 Khái niệm giám sát

Giám sát theo tiếng Anh là supervison hoặc overseer Trong từ điển tiếng Việt, “giám sát là sự theo đõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định” Hoặc được hiểu là “theo dõi và kiếm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”

Trong từ điển tiếng Nga thì “giám sát” được hiểu là “một nhóm hoặc một tổ

chức để theo dõi người, việc nào đấy”,

Theo Luật hoạt động giám sát năm 2003 của Quốc hội, tại khoản 1, điều 2 thì khái niệm “giám sát” được hiểu như sau: “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đông dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động cua co quan, to chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiễển pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ”

Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về ý nghĩa của thuật ngữ “giám sát” nhưng chúng có điểm chung là:

- Ciám sát dùng để chỉ các hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định

- Giám sát luôn luôn gắn với một chủ thê nhất định, tức phải trả lời được câu hỏi: ai (người hoặc tổ chức nào) có quyên thực hiện việc theo đõi, xem xét, kiểm tra

và đưa ra những nhận định về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai

những điều đã quy định

Ví đụ: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội là chủ thể hoạt động giám sat

- Giam sat luôn luôn gan với một đối tượng cụ thé, tức là phải trả lời được câu hỏi: giám sát ai, giám sát việc gì Điều này có ý nghĩa quan trọng là ở chỗ nó phân biệt giữa “giám sát” và “kiêm tra”

Ví đụ: Giám sát hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa chủ thể hoạt động giám sát với đối

tượng chịu sự giảm sát và ngược lại

!5 Từ điển Học sinh, NXB Giáo đục — Hà Nội năm 1971, tr.305

!* Từ điên Bách khoa luật học, Mátxcơva năm 1987, tr.230

Trang 29

- Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ nhất định, đó là những quy

định do chủ thể có quyền thực hiện việc giảm sát đặt ra Nếu như không có những quy định này thì không có cơ sở để chủ thể có quyền thực hiện việc giám sát đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu sự giảm sát

- Giám sát luôn là hoạt động có tính mục đích Mục đích của giám sát là luôn có được những nhận định chính xác của chủ thể có quyền giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát và từ đó có biện pháp xử lý đối với những việc làm

trải quy định của đối tượng chịu sự giám sát

2.1.2 Chủ thế của hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội

2.1.2.1 Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biêu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bởi vì Quốc hội là cơ quan duy

nhất do cử tri cả nước bầu ra, bao gồm các đại biêu phục vụ cho lợi ích chung của

nhân dân, nói lên tiếng nói và thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân Theo quy định của Hiến pháp và luật tô chức Quốc hội hiện hành thì Quốc hội có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn trong đó Quốc hội có quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, theo luật hoạt động giám sát năm 2003 thì Quốc hội giám sát hoạt động của: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của

Chính phủ, Toà án nhân dân tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi

hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật

của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2.1.2.2 Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Theo Hiến pháp 1992, trong tô chức của Quốc hội có Uý ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương trong việc thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị

quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân

Trang 30

tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội

2.1.2.3 Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội,

làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số Nhiệm kỳ của Hội đồng dân

tộc theo nhiệm kỳ của Quốc hội”

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong

việc bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội Trong thực tế, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đã khăng định được mình, bởi chủ trương tăng cường vai trò của Hiến pháp và Luật tô chức Quốc hội Từ Điều 94 — 96 của Hiếp pháp 1992 và

chương III Luật tổ chức Quốc hội qui định về Hội đồng dần tộc và các Uỷ ban của

Quốc hội, thể hiện chủ trương tăng cường bằng cách tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và Uý ban, thành lập thêm một số Uỷ ban và quy định có một số đại biêu hoạt động làm việc theo chế độ chuyên trách Theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm

vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân đân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách; giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của các cơ quan này

2.1.2.4 Đoàn đại biểu Quốc hội

Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc

Trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội

Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn, có thể có Phó trưởng đoàn để tổ chức

hoạt động của Đoàn, giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc

hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Và các cơ quan tô chức khác ở địa phương về các vẫn đề liên quan đến hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn dai biéu Quốc hội

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và thư ký Đoàn Đại biểu Quốc hội là bộ phận giúp việc cho Đoàn Đại biểu Quốc hội

Trang 31

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu

2.1.2.5 Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của xã

hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tông tuyển cử tự do Đại biểu Quốc hội là người đại điện của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri

vừa chịu trách nhiệm trước Quốc hội

Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt, bao gồm chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và hình thức hoạt động được quy định trong Hiến pháp, Luật, quy chế

hoạt động của đại biéu Quốc hội Nhiệm kỳ của đại biéu Quốc hội mỗi khóa Quốc

hội bắt đầu từ kỳ hợp thứ nhất của khóa Quốc hội đó đến kỳ hợp thứ nhất của khóa

Quốc hội sau Trong số các đại biểu Quốc hội có những đại biểu làm việc theo chế

độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách Số lượng đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định

Đại biểu Quốc hội có thâm quyền thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp

và pháp luật Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia kỳ họp Quốc hội, tham gia

thảo luận và quyết định các vẫn đề thuộc nhiệm vụ, quyền han của mình Đại biéu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giảm sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật

ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vẫn đến Chủ tịch Quốc hội Người bị chất vẫn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó trong trường hợp cần điều tra, thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ

Quốc hội hoặc tai ky hop sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban

thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất van

Nếu đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Trang 32

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân

tộc, Uỷ ban của Quốc hội tiễn hành giám sát hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân khác

2.2 CAC YEU TO CAU THANH HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HỘI 2.2.1 Chủ thể của hoạt động giám sát của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong toàn bộ cơ câu tô chức các cơ quan Nhà nước Việt Nam Sở dĩ Hiến pháp quy định như vậy, vì Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quyền trực tiếp bầu ra đại diện cho nhân dân thực hiện hoạt động giám sát Thông qua việc thực hiện chức năng này, cho phép Quốc hội thể hiện mình là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao Theo quy định của Luật hoạt động giám sát thì Quốc hội có quyền

giám sát hoạt động của: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.2.2 Đối tượng của hoạt động giám sát của Quốc hội

Theo Hiến pháp quy định chủ thể duy nhất thực hiện quyền giám sát tối cao là Quốc hội Như vậy, Quốc hội nói ở đây không phải là các cơ quan của Quốc hội mà là toàn thể các đại biểu Quốc hội tại các kỳ hợp Quốc hội mới là chủ thê thực hiện quyền giám sát tối cao Với quan niệm chủ thê thực hiện quyền giám sát tối cao như vậy, thì đối tượng giám sát tối cao chỉ có thể là các cơ quan và cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn Hay nói cách khác, đối tượng giám sát tối cao của

Quốc hội là tầng cao nhất của bộ máy nhà nước bao gồm: “Chủ tịch nước, Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên

khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm

pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”, Sở đĩ đối

tượng giám sát tối cao được xác định như vậy, vì ba lý do sau đây:

Trang 33

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Theo nguyên tắc mới này, hiện nay ngồi Quốc hội ra, khơng có một cơ quan nhà nước nào được phân công, phân nhiệm thực hiện chức năng giám sát hay thanh tra, kiểm sát việc tuân theo Hiễn pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đối với các cơ quan và cá nhân có thâm quyên ở tầng cao nhất trong bộ

máy nhà nước Còn đối với các cơ quan và cá nhân khác trong bộ máy Nhà nước,

theo Hiến pháp và các luật tổ chức hiện hành đã có sự phân công phân nhiệm việc thực hiện thanh tra, giám sát Trong hệ thông hành pháp đó là sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, của thanh tra chuyên nghành và thanh tra Nhà nước Trong hệ thống tư pháp đó là sự kiểm soát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp, là giám đốc thẩm và tái

thâm của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương Đối với chính quyền địa phương đó là sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp Như vậy, nếu quan niệm giám sát tối cao của Quốc hội là giám sát ở

tầng cao nhất của bộ máy nhà nước sẽ hạn ché được sự trùng lắp, dựa dẫm, ý lại

trong tổ chức và hoạt động của bộ may nhà nước; tránh được trình trạng một công việc phân công cho nhiều cơ quan, “cha chung không ai lo”, không ai chịu trách nhiệm Hơn nữa, giám sát ở tầng cao nhất của bộ máy nhà nước có ý nghĩa đặt biệt quan trọng, chăng những làm cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan và cá nhân ở

tầng cao nhất tuân thủ đúng đắn Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội — một

nguyên tắc tôi thượng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, mà còn là nhân tố thúc đây và là tắm gương mẫu mực cho các tầng, các cấp khác trong bộ máy Nhà nước tuân thủ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Thứ hai, theo Điều 84 Hiến pháp hiện hành, Quốc hội nước ta có 14 nhiệm vụ

và quyền hạn, không giỗng như Hiến pháp năm 1980, Quốc hội còn có thê đặt ra các quyền hạn và nhiệm vụ khác Như vậy, mặc dù là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyên lập hiến, lập pháp, nhưng Quốc hội cũng chỉ được quyên hoạt động theo quy định của Hiến pháp và luật do mình đặt ra Tại Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” Như vậy, Hiến pháp xác định Quốc hội thực hiện quyền giám sắt tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, không trừ một lĩnh

vực hoạt động nào cả, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh —

quốc phòng cho đến đối ngoại Ngược lại, Hiến pháp không xác định quyền giám sát

tối cao đối với toàn bộ bộ máy Nhà nước, tức là không xác định giám sát tất cả các cấp, các ngành cầu thành bộ máy Nhà nước Luật tô chức Quốc hội hay Luật giám sát đã cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp cho phù hợp với tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

Trang 34

a š, tốt g iép Sboat g g ia sak t ) Be tội

Thứ ba, Quốc hội nước ta không phải là Quốc hội hoạt động chuyên trách Để

phù hợp với đặc thù này, cần quy định Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với “tầng cao nhất” của bộ máy Nhà nước Có như vậy, Quốc hội mới có đủ điều

kiện để thực hiện quyền giảm sát tối cao của mình một cách có hiệu quả và hiệu lực

Cũng tương tự như vậy, Quốc hội chỉ thực hiện quyền lập hiến và lập pháp mà không thực hiện quyền lập quy Quốc hội cũng chỉ quyết định những van dé trong

đại của đất nước mà không quyết định tất cả mọi vẫn đề Như vậy, việc xác định

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với “tầng cao nhất” của bộ máy Nhà nước, chắng những tạo ra sự thống nhất trong quan niệm về việc thực hiện quyên lập

hiến, lập pháp và quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, mà còn chỉ

rõ mối quan hệ mật thiết trong việc thực hiện các quyên lập hiến, lập pháp; quyết định những vẫn đề trọng đại của đất nước và quyền giảm sát tối cao Thông qua việc thực hiện quyền giám sát tối cao mà Quốc hội kiểm tra lại chất lượng của các đạo luật và quyết định do mình ban hành để có thê đề xuất sáng kiến sửa đổi, bố sung hoàn thiện và nâng cao chất lượng

2.2.3 Nội dung giám sát tối cao

Theo các quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Quốc hội hiện

hành và được cụ thê hóa trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hoi 2003 thi noi

dung giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm:

Một là, giám sát văn bản văn quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao Đây chính là nội dung cơ bản, hàng đầu của quyền giám sát tối cao của Quốc hội Bởi vì, tổ chức và thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, trước hết thể hiện ở quyền lập quy của các cơ quan cá nhân này Hoạt động lập quy không đúng, không phù hợp, không kịp thời với hoạt động lập pháp chăng những tạo ra hệ thống pháp luật mâu thuần, chồng chéo, kém hiệu lực, hiệu quả mà còn là sự biểu hiện của sự lạm quyên, thiếu thống nhất trong tô chức lao động quyền lực một khuynh hướng (do vô tình hay hữu ý) thường xảy ra trong tô chức và hoạt động của các cơ quan do Quốc hội thành lập và của các cá nhân do Quốc hội bầu Vì thế, giám sát tối cao hoạt động lập quy của các cơ quan đo Quốc hội thành lập và các cá nhân do Quốc hội bầu có ý nghĩa quan trọng và là một

phương hướng hoạt động hàng đầu của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyên xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Hai là, giảm sắt các hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Tòa án

Trang 35

nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Đây chính là giám sát việc tô chức

và thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đối với các đối tượng thuộc

quyền giám sát tối cao Nói cách khác đó chính là việc Quốc hội xem xét quá trình áp dụng pháp luật trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động thực tiễn của các cơ quan và cá nhân thuộc quyên giám sát tối cao của Quốc hội Nội dung giám sát này nhằm đảm bảo cho việc tô chức và thực hiện các hoạt động thực tiễn của các cơ quan và cá nhân ở tầng cao nhất trong bộ máy Nhà nước tuân thủ Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội trong việc giải quyết các công việc cụ thê thuộc thâm quyền của mình Đây là một nội dung giám sát không kém phần quan trọng so với nội dung giám sát nói trên Bởi vì Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực hay không, không chỉ thông qua hoạt động lập quy đúng đăn, phù hợp và kịp thời với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội mà còn là

tô chức thực tiễn các hoạt động cụ thê thể hiện ở các quyết định cụ thê có hợp hiến,

hợp pháp và hợp lý hay không, có hiệu lực và hiệu quả hay không Vì thế, nội dung

giám sát tối cao của Quốc hội đối với các cơ quan và cá nhân ở tầng cao nhất trong

bộ máy Nhà nước ta không thể không bao gồm giám sát các hoạt động thực tiễn đối với các đối tượng này

Ba là, cùng với các nội dung giám sát tôi cao nói trên, Quốc hội còn phải tiến

hành xem xét, đánh giả năng lực, trình độ, trách nhiệm của cá nhân do Quốc hội bầu và phê chuẩn Đây là một nội dung giám sát chăng những để thực hiện một nhiệm vụ

quyền hạn mang tính truyền thống của Quốc hội nước ta đã được quy định trong Hiến pháp là “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc

bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác

của Chính phủ ”(khoản 8 Điều 84 Hiến pháp 1992), mà còn là cơ sở để thực hiện

một quyền hạn và nhiệm vụ mới đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 quyết định

bố sung vào Hiến pháp 1992 là “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” (khoản 7 Điều 84 Hiến pháp 1992) Việc

bổ sung vào Hiến pháp 1992 quyền hạn và nhiệm vụ mới này đòi hỏi Quốc hội phải

chủ động xem xét, đánh giá năng lực và trách nhiệm của những người do mình bầu ra hoặc phê chuẩn đề nâng cao năng lực và trách nhiệm của họ, đồng thời làm tốt

hơn nhiệm vụ và quyền hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh này Dé lam

Trang 36

2.2.4 Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao

Giám sát tô cao là quyền Hiến pháp duy nhất giao cho Quốc hội Vì thế, quyền này chỉ có thể tiến hành tại các kỳ họp của Quốc hội với các phương thức thực hiện quyền phù hợp với đối tượng và nội đung giám sát nói trên Theo Hiến pháp cũng

như luật tổ chức Quốc hội hiện hành và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm

2003 thì quyền này được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

2.2.4.1 Xem xét các báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ

Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đây chính là phương thức đề thực hiện nội dung giám sát việc tô chức và thực

hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội trong các hoạt động thực tiễn của các đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hằng năm hoặc sáu tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữ năm được tiến hành theo một trình tự chặt chế do luật định, trong đó phải có thấm tra, phản biện thảo luận, tranh luận của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với các đối tượng

thuộc quyền giám sát tối cao của Quốc hội

Để Quốc hội có cơ sở vững chắc khi xem xét các báo cáo nói trên, theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc người điều khiển phiên họp, báo cáo của các cơ quan Nhà nước nêu trên có thể được chuyển cho các Uý ban hữu quan của Quốc hội

để thẩm tra, nghiên cứu trước Trên cơ sở ý kiến tham gia, thảo luận báo cáo của các

thành viên, Uỷ ban phải chuẩn bị báo cáo thuyết trình thâm tra trước Quốc hội Việc Hiến pháp và pháp luật quy định Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tắc của cơ quan, của ngành mình trước Quốc hội và Quốc hội xét báo cáo đó là một trong những

phương pháp giúp Quốc hội nắm được, hiểu được tình hình hoạt động của các cơ

quan và các ngành đó Cùng với các báo cáo đó là báo cáo thâm tra của các Uỷ ban của Quốc hội Tóm lại nghe và xét báo cáo, bắt buộc các cơ quan phải chịu trách nhiệm và báo cáo về công tác của cơ quan họ, ngành họ là một phương pháp giúp Quốc hội gián tiếp nhận được thông tin một cách đầy đủ và kịp thời về tình hình tuân

theo Hiến pháp và pháp luật trong thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, tăng

cường trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu Chính phủ và các ngành về công tác của họ trước Quốc hội

Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây:

- Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 9 luật hoạt động giám

giám năm 2003 trình bày báo cáo;

Trang 37

- Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày

báo cáo thâm tra;

- Quốc hội thảo luận;

- Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà đại biểu Quốc hội quan tâm;

- Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết

2.2.4.2 Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi

hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội được Quốc hội giao nhiệm vụ là giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và sẽ báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quôc hội

2.2.4.3 Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần

hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ hợp gần nhất

V7 dụ: Thông tư 02 của Bộ Công an ban hành ngày I3 tháng 01 năm 2003 quy

định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe máy, quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân Tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992, và khoản 1, Điều 221 của Bộ luật dân sự năm 1995 và cũng được quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành đã nêu rõ công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị Vì vậy mà thông tư này đã được bãi bỏ quy định việc mỗi người chỉ được đăng ký l xe gắn máy, bởi nó trái với hiến pháp và luật

Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biêu Quốc hội đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước sửa đôi hoặc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có trách nhiệm xem xét, trả lời đại biểu Quốc hội Trong trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thì yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất

Trang 38

Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo trình tự sau đây:

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp

luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quốc hội thảo luận

Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy

phạm pháp luật có thê trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;

- Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với

Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ

văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội 2.2.4.4 Chat van và trả lời chất van

Hoạt động chat van va tra loi chat van tại ky hop Quốc hội đã thu hút mạnh mẽ dư luận quan chúng, được cử tri cả nước quan tâm Chất vẫn đã trở thành hình thức giám sát tập trung và hiệu quả nhất của Quốc hội Vì chỉ có chất vấn mới nhận được câu trả lời ngay, chất vấn không phải là truy xét mà là góp phần xây dựng đề Chính phủ, các Bộ ngành mạnh lên, Quốc hội mạnh lên Qua chất vẫn nhiều Bộ trưởng sẽ bị buộc phải sâu sát hơn với công việc của Bộ nghành mình hơn, Chính phủ mạnh,

các Bộ trưởng vững vàng điều hành công việc trôi chảy hơn, đúng chức năng, đúng

thâm quyền theo quy định của pháp luât

- Chú thể có quyền chất vẫn là các đại biểu Quốc hội

- Đối tượng bị chất vấn theo quy định tại Điều 98 Hiến pháp 1992, Điều 42 Luật tổ chức Quốc hội và Điều 7 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 đó là: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Hình thức chất vấn được thực hiện trong thời gian Quốc hội hợp hoặc trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội

- Nội dung chất vấn là những vẫn đề thuộc trách nhiệm và quyền hạn của người bị chất vấn

Vi đụ: Tại kỳ hợp thứ tư Quốc hội khóa XI đại biểu Quốc hội chất vẫn Bộ

trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và phát triên nông thôn, Bộ

Giáo đục và Đào tạo, Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Thống đốc ngân

Trang 39

hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Thì các đại biểu chỉ chất vẫn những gì thuộc trách nhiệm và quyền hạn của người bị chất vấn

Theo quy định tại Điều 11 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

chất vẫn và trả lời chất vẫn tại ky hop Quốc hội được thực hiện như sau:

- Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vẫn, người bị chat van vào phiéu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyên đến người bị chất vấn Đoàn thư ký kỳ hợp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vẫn tại kỳ hợp và báo cáo Quốc hội quyết định;

- Việc trả lời chất vẫn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiễn hành theo

trình tự sau đây:

+ Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vẫn đề mà đại biểu

Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;

+ Đại biêu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để

người bị chất vấn trả lời

Thời gian trả lời chat van, thời gian nêu câu hỏi và trả lời thêm được thực hiện

theo quy định tại Điều 43 của Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002”

- Sau khi nghe trả lời trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vẫn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;

- Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban thường vụ

Quốc hội hoặc đã trả lời chất vẫn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung

chất vẫn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo

Ngoài hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội còn có hình

thức chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản

Theo quy định tại Điều 19 Luật hoạt động giám sát 2003 và Điều 51 của Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 2004 thì trình tự trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội được tiến hành theo trình tự như sau:

1 Người bị chất van trả lời trực tiếp từng vấn đề thuộc nội dung chất vấn; thời gian trả lời chất vấn về từng

van đê không quá mười lăm phút; Đại biêu Quôc hội có thê nêu thêm câu hỏi liên quan đên nội dung trả lời chât vân; thời gian nêu câu hỏi không quá ba phút

Trang 40

- Chủ tịch Quốc hội nêu chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những chất vấn khác được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc

hội;

- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các van dé ma dai biéu Quốc hội đã chất vẫn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;

- Đại biểu Quốc hội đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến Trong trường hợp đại biểu Quốc hội có chất vẫn không tham dự phiên hợp thì nội dung tra lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vẫn phải được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là bảy ngày, kế từ ngày kết thúc

phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nếu đại biểu Quốc hội có chất vấn không

đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội

Sau khi nghe trả lời chất vẫn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vẫn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thây cần thiết

Ví dụ: Tại phiên hợp thứ 7 Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XII là phiên chất vẫn và trả lời chat van dau tiên tiến hành tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thành công, sáng tỏ nhiều vấn đề do có sự chuẩn bị cho chất vẫn và trả lời chất vấn rất rõ ràng, thực tiễn và đầy trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, thành viên Chính phủ trả lời chất vẫn gồm: Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh; Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Binh”

Trình tự trả lời chất vẫn bằng văn bản được tiễn hành theo trình tự sau:

- Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uy ban

thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn bằng văn bản

- Sau khi hết thời hạn trả lời chất vẫn bằng văn bản thì người trả lời chất vấn gửi hai văn bản trả lời chất vấn của mình, một bản gửi cho người đã chất vấn và một bản gửi cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Sau khi đại biểu Quốc hội nhận được văn bản trả lời chất vấn nếu đại biểu

không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Ngày đăng: 05/06/2016, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w