Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như các quy định của pháp luậtliên quan đến quan hệ luật sư với cơ quan thông tin đại chúng và quảng cáo trong nghề luật sư, chúng ta sẽ t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
CÁC QUY TẮC QUAN HỆ LUẬT SƯ VỚI CƠ QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG VÀ QUY TẮC QUẢNG CÁO TRONG NGHỀ LUẬT SƯ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
Trang 2MỞ ĐẦU 3
Phần 1: CÁC QUY TẮC QUAN HỆ LUẬT SƯ VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG 4
1.1 Khái niệm “ cơ quan thông tin đại chúng” 4
1.2 Các quy tắc quan hệ luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng 5
1.2.1 Vai trò của cơ quan thông tin đại chúng 7
1.2.2 Mối quan hệ hỗ trợ của Luật sư và Báo chí 8
Phần 2: CÁC QUY TẮC QUẢNG CÁO TRONG NGHỀ LUẬT SƯ 11
2.1 Khái niệm “Quảng cáo” 11
2.2 Các hình thức quảng cáo trong nghề luật: 12
2.2.1 Quảng cáo gián tiếp 12
2.2.2 Quảng cáo trực tiếp 12
2.3 Các quy định đối với việc quảng cáo trong ngành luật và các hành vi quảng cáo bị cấm: 12
2.3.1 Cấm quảng cáo gian dối 14
2.3.2 Cấm quảng cáo so sánh 16
2.3.3 Không được quảng cáo về tỷ lệ thành công 17
2.4 Xử lý kỷ luật: 18
2.4.1 Trách nhiệm kỷ luật: 18
2.4.2 Trách nhiệm Pháp lý: 19
Phần 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 22
3.1 Các quy tắc quan hệ luật sư với cơ quan đại chúng 22
3.2 Các quy tắc quảng cáo trong nghề luật sư 23
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 3MỞ ĐẦU
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệpcủa luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng, văn minh Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp lànền tảng cơ bản của nghề luật sư
Nếu luật sư có đầy đủ những kiến thức chuyên môn và bao quát về pháp luật,
có kĩ năng phân tích các sự kiện pháp lý thì người hoạt động trong cơ quan thôngtin đại chúng ngoài kiến thức sâu rộng còn có khả năng phân tích mổ xẻ vấn đềnhạy bén trước mọi tình huống, có đầu óc phán đoán và nhanh nhaỵ, bám sát thựctế cuộc sống Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽvào xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng góp phần trong định hướng dư luận xãhội, tạo ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, tạo đàkhai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triển kinh tế - xã hội củatừng địa phương và của cả nước Và, đó chính là góp phần vào hoat động tư tưởngcủa Đảng - xây dựng một xã hội công bằng văn minh
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, đặt ra việc cạnhtranh ngày càng cao giữa các hãng luật và luật sư, từ đó nhu cầu về việc quảng cáotrong nghề luật sư cũng được đưa ra Ở Việt Nam, việc các quảng cáo về luật sư vàcác dịch vụ pháp lý còn chưa thật sự phổ biến và phong phú, chủ yếu thông quahình thức các mẩu quảng cáo nhỏ, các website công ty hoặc bằng hình thức truyềnmiệng, mà ít xuất hiện dưới hình thức quảng cáo đại trà trên các phương tiện truyềnthông như các sản phẩm tiêu dùng thông thường khác
Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như các quy định của pháp luậtliên quan đến quan hệ luật sư với cơ quan thông tin đại chúng và quảng cáo trong
nghề luật sư, chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài“CÁC QUY TẮC QUAN HỆ LUẬT SƯ VỚI
CƠ QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG VÀ QUY TẮC QUẢNG CÁO TRONG NGHỀ LUẬT SƯ”.
Trang 4Phần 1: CÁC QUY TẮC QUAN HỆ LUẬT SƯ VỚI CÁC CƠ
QUAN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
1.1 Khái niệm “ cơ quan thông tin đại chúng”
Trong xã hội hiện đại, không một tổ chức, lực lượng chính trị xã hội nàokhông sử dụng Thông tin đại chúng như một phương tiện để thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ của mình Có thể hiểu, “thông tin đại chúng” là hoạt động chuyển giaocác thông điệp có tính chất phổ biến đến với công chúng một cách rộng rãi Bảnchất của thông tin đại chúng cũng là hoạt động tuyên truyền xã hội Nó thể hiện tínhphổ biến rộng rãi về mặt nội dung và đối tượng tác động của thông tin Thông tinđại chúng là một loại hình hoạt động chính trị xã hội
Năm 2015, cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí
in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương,
137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia; có 105 báo, tạp chí điện tử(tăng 7 báo so với năm 2014) Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báochí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập; có 67 đài PTTH (02 đài quốc gia là ĐàiTruyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình kỹ thuật số VTCtrước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, nay đã chuyển sang trực thuộc ĐàiTiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương) 1
Tại Việt Nam, các “cơ quan thông tin đại chúng” bao gồm các báo viết, tạpchí, phát thanh và đài truyền hình, các cơ quan thông tấn và các báo điện tử Các cơquan thông tin đại chúng là một công cụ quan trọng để duy trì một xã hội dân chủ
do chúng kết nối Nhà nước với người dân Và tại khoản 2.2 Điều 2 Thông tư72/2008/TT-BTC2 có quy định : ‘‘Cơ quan thông tin đại chúng’’ gọi tắt là các cơquan Báo, Đài ở trung ương và địa phương (Báo Lao động, Báo Công an Nhân dân,Báo Tuổi trẻ, Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nóiViệt Nam, …và các cơ quan Báo, Đài ở địa phương)
1 http://infonet.vn/nam-2015-so-luong-co-quan-bao-chi-in-tang-12-co-quan-post187377.info
2 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó
Trang 5Như vậy, với tình hình riêng biệt của hoạt động thông tin đại chúng ở nước
ta, các thành viên trong nhóm đã đưa ra một khái niệm bao quát như sau: “Cơ quanthông tin đại chúng” là tổ chức thực hiện hoạt động phương tiện thông tin đại chúngnhằm mang đến thông tin một cách rộng rãi đến công chúng Trong đó, các cơ quannày là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của tổ chức xã hội lập ra vàtôn trọng theo pháp luật
Các “cơ quan thông tin đại chúng” hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích đề ra vàhoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước (cơ quan có thẩmquyền: Bộ Thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và truyền thông thực hiện quảnlý nhà nước trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh…)
Ví dụ: các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh; Đài Phát thanh các huyện, thị
xã, thành phố; Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn; các Đặc san, Bản tin;Cổng thông tin điện tử (TTĐT) tỉnh, Trang TTĐT của các Sở, Ban, Ngành, đoànthể và UBND các huyện, thị, xã, thành phố;…
1.2 Các quy tắc quan hệ luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng
Theo Chương VI - Các quy định khác được quy định trong Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề luật sư Việt Nam đã được ban hành kèm theo Quyết định số68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc:
“Quy tắc 26 Quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng
26.1 Luật sư cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xã hội; 26.2 Luật sư có thái độ tôn trọng và hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
26.3 Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để cố ý phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng hoặc phát ngôn gây ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia.”
Trang 626.1 Luật sư cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực
xã hội;
Trong bối cảnh thông tin phát triển mạnh mẽ và đa chiều như hiện nay,không thể phủ nhận vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng trong
việc tác động hay đưa ra các định hướng xã hội Theo Điều 3 Luật Luật sư về Chức
năng xã hội của luật sư có quy định: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần
bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”
Do vậy, luật sư phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đạichúng trong việc tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm
và các tiêu cực xã hội để giúp người dân nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết,nâng cao ý thức, hiểu biết pháp luật Nếu nói rằng mỗi luật sư đều ý thức đượctrách nhiệm xã hội nghề nghiệp thì cũng phải nhận thức được trách nhiệm phối hợpvới các tổ chức thông tin đại chúng để tuyên truyền pháp luật và phòng chống tộiphạm
Ví dụ: Luật sư giải đáp, tư vấn pháp lý trên kênh truyền hình trung ương;Luật sư hỗ trợ báo chí trong việt viết bào tuyên truyền phòng chống tội phạm…
26.2 Luật sư có thái độ tôn trọng và hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
Luật sư có thể chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan thông tin đạichúng Mặt khác, trong trường hợp cơ quan truyền thông có yêu cầu cung cấp thôngtin quan trọng, cần thiết, thái độ của luật sư phải tôn trọng hợp tác và thông tin phảitrung thực và khác quan Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cho công chúng khôngđược trái với nguyên tắc bảo mật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng Luật sư,
tổ chức hành nghề phải tự cân nhắc cũng như đưa ra các phán xét hợp lý trong việclựa chọn thông tin để cung cấp
Trang 7Ví dụ: Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa, báo chí cần luật sư cung cấpthông tin về vụ án vừa được giải quyết, trong trường hợp này nếu những câu hỏicủa phía nhà báo phù hợp và những thông tin họ cần không làm ảnh hưởng đến quytắc bảo mật thì luật sư có thể trả lời Còn ngược lại, luật sư có thể tử chối trả lời câuhỏi vì tính chất bảo mật.
26.3 Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để cố ý phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng hoặc phát ngôn gây ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia
Các phương tiện thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội không chỉ là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức và thông tin mà chúng còn làmột công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội Chúng đã trở thànhmột định chế trong xã hội với những qui tắc và chuẩn mực riêng Có thể nói rằng,các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành một phần không thể thiếutrong đời sống của mỗi cá nhân và tòan xã hội Tại Quy tắc 26, khoản 3 này là mộtquy định với hàm ý yêu cầu luật sư, tổ chức hành nghề không được lạm dụng cácphương tiện thông tin đại chúng cho các mục đích không chính đáng, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để cố ý
phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, mục đích vụ lợi hoặc tạo dư luận, gâysức ép không đáng có nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng hoặc
có những phát ngôn gây ảnh hưởng, khiêu khích ảnh hưởng đến xã hôi
Ví dụ: Luật sư cố tình đem thông tin sai sự thật cung cấp cho phương tiệnthông tin đại chúng nhằm đánh lạc hướng dư luận, bảo vệ quyền lợi không hợppháp cho khách hàng của mình Hoặc trường hợp, luật sư trả lời báo chi mang thôngtin phản động, gây ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia
1.2.1 Vai trò của cơ quan thông tin đại chúng
Với vai trò “góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của côngdân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xãhội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh” (Điều 3, Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm
Trang 82012), vị thế của luật sư ngày càng được đề cao hơn Bên cạnh đó, các cơ quanthông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếuđối với đời sống xã hội Nếu luật sư có đầy đủ những kiến thức chuyên môn và baoquát về pháp luật, có kĩ năng phân tích các sự kiện pháp lý thì người hoạt độngtrong cơ quan thông tin đại chúng ngoài kiến thức sâu rộng còn có khả năng phântích mổ xẻ vấn đề nhạy bén trước mọi tình huống, có đầu óc phán đoán và nhanhnhaỵ, bám sát thực tế cuộc sống Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanhchóng và mạnh mẽ vào xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng góp phần trong địnhhướng dư luận xã hội, tạo ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đờisống xã hội, tạo đà khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triểnkinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước Và, đó chính là góp phần vàohoat động tư tưởng của Đảng - xây dựng một xã hội công bằng văn minh
Trong đó, hoạt động báo chí có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó bảođảm được “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thếgiới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí ; Luật sư và các cơ quan thông tinđại chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hộ trợ lẫn nhau, cung cấp những thông tin bổích để góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhândân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hộichủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền tự
do ngôn luận của nhân dân Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới ; đấutranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác”(Điều 6 Luật báo chí 1989)
1.2.2 Mối quan hệ hỗ trợ của Luật sư và Báo chí
Mỗi nghề nghiệp đều mang nét đặc thù riêng trong hoạt động của mình, báochí và nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng luôn có mối quan hệ tác độngqua lại lẫn nhau Nếu luật sư có đầy đủ những kiến thức chuyên môn và bao quát vềpháp luật, có kĩ năng phân tích các sự kiện pháp lý thì người làm báo ngoài kiếnthức sâu rộng còn có khả năng phân tích mổ xẻ vấn đề nhạy bén trước mọi tình
Trang 9huống, có đầu óc phán đoán và nhanh nhaỵ, bám sát thực tế cuộc sống Mối quan hệ
hỗ trợ của luật sư và báo chí được thể hiện trên những mặt sau:
Thứ nhất, với đặc thù của nghề báo chí, không thể yêu cầu một nhà báo phảihiểu toàn diện về những quy định của pháp luật Do đó, luật sư trở thành một kênhthông tin hữu ích để các nhà báo khai thác có hiệu quả về quy định pháp luật, quanđiểm cá nhân về các vụ việc diễn ra Để thực hiện giải đáp, tư vấn pháp luật trênbáo, các nhà báo cũng cần sự hỗ trợ của các luật sư để đáp ứng nhu cầu tìm hiểupháp luật của nhân dân, Thông qua quan điểm của luật sư, nhà báo có thêm nhữngnhìn nhận đánh giá sâu sắc hơn về các vụ việc
Thứ hai, do đặc thù của báo chí là thực hiện hoạt động thông tin, yêu cầu cơbản của thông tin là phải nhanh nhạy, kịp thời, cập nhật Nên việc đánh giá ưu,nhược điểm của các quy định pháp luật từ phía các luật sư qua các vụ việc thực tiễn,được báo chí phản ánh sắc nét, nhanh chóng, phát hiện những bất cập, bất hợp lýtrong các văn bản pháp luật, những quy định không phù hợp, lỗi thời, chồng chéocủa hệ thống pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửađổi, bổ sung và hoàn thiện Như vậy, luật sư và nhà báo – với những đặc thù nghềnghiệp sẽ bổ trợ cho nhau trong việc nhận diện, đánh giá quy định pháp luật
Thứ ba, báo chí chia sẻ với luật sư về những khó khăn, cổ vũ những quanđiểm đúng đắn, đồng thời cũng phát hiện những tiêu cực, những sai trái của các luật
sư để phê phán nhằm mục đích xây dựng Các luật sư điển hình tốt thông qua báochí không chỉ là tấm gương cho các luật khác học tập mà còn giúp người dân tintưởng vào công lý vẫn được thực thi dựa trên công bằng xã hội Chắc các bạn đọccòn nhớ luật sư Võ An Đôn – người bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân NgôThanh Kiều- người bị 5 công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết vào tháng05/2012.Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của Luật sư Đôn và báo chí, 5 công an và sau
đó Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa cũng bị khởi tố Sau lần đứng ra bảo vệ cho giađình nạn nhân Kiều, anh Đôn đã bị công an, toà án và Viện Kiểm Sát Nhân Dânthành phố Tuy Hoà kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề Tuy nhiên, ngay sau đó,Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã có kết luận chính thức cho rằng kiến nghị của liênngành tố tụng TP Tuy Hòa đòi thu hồi chứng chỉ hành nghề của Luật sư Võ An Đôn
là không có cơ sở, không phù hợp với quy định của pháp luật Đây là một trong số
Trang 10rất nhiều những luật sư đã ra sức đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người dân “thấp cổ
bé họng”, tạo được niềm tin cho người dân vào pháp luật nước nhà và các luật sưkhác nhìn nhận lại bản thân mình có ý chí đấu tranh, dám đứng lên bảo vệ công lý
Thứ tư, báo chí góp phần đổi mới nhận thức của xã hội, tạo nên sự đồngthuận, sự cảm thông, chia sẻ của xã hội đối với nghề luật nói chung và nghề luật sưnói riêng Báo chí với những đặc trưng của mình là công cụ quan trọng, góp phầntích cực, chủ động để xã hội có nhận thức đúng về luật sư
Trang 11Phần 2: CÁC QUY TẮC QUẢNG CÁO TRONG NGHỀ LUẬT
SƯ
2.1 Khái niệm “Quảng cáo”
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, đặt ra việc cạnh tranh ngàycàng cao giữa các hãng luật và luật sư, từ đó nhu cầu về việc quảng cáo trong nghềluật sư cũng được đưa ra Ở Việt Nam, việc các quảng cáo về luật sư và các dịch vụpháp lý còn chưa thật sự phổ biến và phong phú, chủ yếu thông qua hình thức cácmẩu quảng cáo nhỏ, các website công ty hoặc bằng hình thức truyền miệng, mà ítxuất hiện dưới hình thức quảng cáo đại trà trên các phương tiện truyền thông nhưcác sản phẩm tiêu dùng thông thường khác
Quảng cáo chính là chiếc chìa khóa, mở ra cánh cửa nối liền giữa ngườicung cấp dịch vụ pháp lý – tức các luật sư và công ty, văn phòng luật, và kháchhàng Do đó, việc đảm bảo lợi ích các bên, đặc biệt là phía người tiếp nhận thôngtin quảng cáo là rất quan trọng Vì những lẽ đó, các vấn đề về quảng cáo của Luật
sư đã được quy định rất cụ thể trong Bộ quy tắc đạo đức về chuẩn mực đạo đứcnghề Luật sư Việt Nam của Liên đoàn Luật sư toàn quốc như một chuẩn mực đạođức bắt buộc đối với người cung cấp dịch vụ pháp lý có nhu cầu thực hiện cácquảng cáo, và bị ràng buộc không chỉ bằng trách nhiệm về đạo đức mà còn là tráchnhiệm về mặt pháp lý, cụ thể, theo quy tắc số 27 về “ Quảng cáo” có quy định như
sau:“Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư quảng cáo theo quy định của pháp luật và
phải chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội”
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012 thì Quảng cáo là
việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổchức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thờisự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân
Việc quảng cáo được thực hiện thông qua hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữviết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự
Trang 122.2 Các hình thức quảng cáo trong nghề luật:
Theo hướng dẫn của Liên Đoàn Luật Sư về Bộ Quy tắc Đạo Đức Nghề
Luật thì các hình thức quảng cáo mà luật sư hoặc người cung cấp dịch vụ pháp lý
có thể thực hiện bao gồm:
2.2.1 Quảng cáo gián tiếp
Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thể quảng cáo dịch vụ pháp lý thôngqua các phương tiện quảng cáo được phép ví dụ như qua các phương tiện thông tinđại chúng, qua internet, báo chí hoặc các ấn phẩm định kỳ, các quảng cáo ngoài trờiv.v
2.2.2 Quảng cáo trực tiếp
1 Ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, luật sư,
tổ chức hành nghề luật sư có thể đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý thôngqua việc liên hệ trực tiếp đến khách hàng cụ thể và gửi các thông tinquảng cáo dịch vụ pháp lý cho các khách hàng này
Tuy nhiên, đối với hình thức quảng cáo trực tiếp trực tiếp này, các luật sưcần lưu ý là, khi đưa ra các đề nghị này, phải bảo đảm rằng:
a) Không sử dụng các phương tiện hay công cụ có tính chất đe dọa, cưỡng
bức;
b) Không được lợi dụng tình huống mà luật sư biết được rằng một số hạn
chế về tình trạng thể chất hoặc tinh thần của khách hàng không cho phépkhách hàng có được các nhận định hợp lý về dịch vụ pháp lý, trừ trườnghợp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
2.3 Các quy định đối với việc quảng cáo trong ngành luật và các hành vi quảng cáo bị cấm:
Quy tắc 27: Quảng cáo
Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư quảng cáo theo quy định của pháp luật vàphải chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với
xã hội
Từ quy tắc trên, có thể nhận thấy một cách cơ bản, là Luật sư phải quảng cáotheo quy định của pháp luật Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Trang 13Theo căn cứ tại Điều 8, luật quảng cáo 2012 có quy định các trường hợp
cấm trong quảng cáo như sau:
“1 Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2 Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3 Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4 Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông,
an toàn xã hội.
5 Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6 Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7 Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8 Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9 Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục
vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10 Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá
cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
tổ chức, cá nhân khác.