Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở việt nam hiện nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
LỚP K10402A
- -TIỂU LUẬN KINH TẾ HỌC VI MÔ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
ThS Nguyễn Thanh Trọng Nhóm 2
TP Hồ Chí Minh – 04/2011
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
ới tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống con người ngày càng cải thiện, thì nhu cầu sử dụng hàng hoá tăng lên về số lượng và tốt hơn
về chất lượng là một xu thế tất yếu Để tạo ra được khối lượng hàng hoá đó thì chúng ta sử dụng ngày càng nhiều nguồn nhiên liệu Và xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng nhất hiện nay Nó không chỉ đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần giữ vững cho nền quốc phòng toàn dân
V
Tuy nhiên, thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đang chịu tác động của nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan Do đó, nhóm 5 quyết định
chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay” Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nhân tố
cụ thể tác động đến nguồn cung và nguồn cầu của thị trường xăng dầu Qua
đó, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn và có thể hiểu sâu hơn về thực trạng này.
NHÓM THỰC HIỆN
Trang 3Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG XĂNG DẦU
1 Nguồn cung xăng dầu trong và ngoài nước:
1.1 Nguồn cung trong nước:
1.1.1 Trữ lượng dầu mỏ:
Theo Petro Vietnam, tính đến tháng 1-2000, trữ lượng dầu và khí của VN là 2,7 tỉ thùng và 12.800 tỉ bộ khối (Tcf), đứng ở vị trí 35 và 42 trong số các quốc gia trên thế giới
Số liệu này khác với số liệu của Oil and Gas Journal, theo đó Việt Nam có 600 triệu thùng dầu dự trữ Nếu căn cứ trên hai con số này, sẽ thấy số ngày còn dầu để khai thác, theo tốc độ hiện nay:
2,7 tỉ thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 7.297 ngày (tức khoảng > 20 năm)
600 triệu thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 1.621 ngày (tức khoảng 4,5 năm)
Tuy nhiên, nhờ vào việc đầu tư thăm dò nên chúng ta đã tìm được một số mỏ dầu mới với trữ lượng đáng kể, góp phần làm tăng trữ lượng dầu mỏ quốc gia Cụ thể: mỏ Đại Hùng (khoảng 6.300 thùng/ngày), mỏ Sư Tử Trắng (khoảng 8.682 thùng/ngày), mỏ Cá Ngừ Vàng (20.000 thùng/ngày),…
1.1.2 Nhà máy lọc dầu Dung Quất:
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển và có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày
Khi đi vào vận hành 100% công suất, mỗi ngày nhà máy sẽ xuất ra thị trường các loại sản phẩm bao gồm:
+ Propylene (320-460 tấn/ngày)
+ Khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày)
+ Xăng A90 (2.900-5.100 tấn/ngày)
+ Xăng A92-A95 (2.600-2.700 tấn/ngày)
+ Nhiên liệu cho động cơ phản lực và xăng máy bay (650-1.250 tấn/ngày) + Dầu diesel cho ôtô (7.000-9.000 tấn/ngày)
Trang 4+ Dầu đốt lò FO (1.000-1.100 tấn/ngày).
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam
Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ Trong giai đoạn 2, sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ (85%) và từ Dubai (15%)
1.2 Nguồn cung ngoài nước:
1.2.1 Tình hình kinh tế - chính trị thế giới:
- Giá dầu thế giới đã lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi qua do lo ngại về tình trạng bất ổn tại các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Bắc Phi và Trung Đông Nền kinh tế Mỹ có những hy vọng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp giảm và bất ổn về nguồn cung tại Tây Phi cũng đã góp phần đẩy giá dầu tăng cao hơn
- Các công nhân dầu khí ở Gabon lại tổ chức đình công gây ảnh hưởng đến sản lượng Gabon thuộc hạ-Sahara, là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư của châu Phi, với sản lượng dầu trung bình từ 220 nghìn đến 240 nghìn thùng/ngày
- Ngoài ra, giao tranh vẫn tiếp diễn tại Brega, trung tâm dầu mỏ của Libya, càng làm
lo ngại về nguồn cung của nước này khó khôi phục trở lại sớm Ở Libya, nước sản xuất dầu mỏ đứng thứ 17, chiếm 2% lượng dầu của thế giới, sản xuất gần như bị tê liệt hoàn toàn do các cuộc xung đột đang diễn ra tại đây Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, trước khi xảy ra bất ổn, Libya sản xuất 1,69 triệu thùng/ngày, nhưng thời điểm này chỉ còn 400 nghìn thùng/ngày
- Còn tại Nigeria, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và là một trọng điểm sản xuất dầu thô, đang trong tình trạng bất ổn chung quanh cuộc bầu
cử quốc hội
1.2.2 Ảnh hưởng của giá dầu thế giới:
Giá dầu thế giới đã tăng lên 105 USD/thùng, và đang tiếp tục tăng nhanh mạnh theo những biến động, bất ổn của thế giới; do chịu ảnh hưởng từ việc tăng chi phí nhập khẩu xăng dầu thế giới cộng thêm với việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ thêm 9,3% từ 11/02/2011
- Giá dầu Brent biển Bắc tăng ngày thứ 6 liên tiếp, đóng cửa phiên ở mức giá 122,67 USD một thùng, cao nhất kể từ ngày 4/8/2008 Trên thị trường New York, giá
Trang 5dầu thô tháng 5 cũng tăng 1,47 USD lên 110,30 USD một thùng, cao nhất kể từ ngày 22/10/2008 Như vậy, giá hợp đồng này tăng 28% so với hợp đồng cùng kỳ năm ngoái.
2 Chính sách quản lí của Nhà nước đối với xăng dầu:
2.1 Thuế:
- Trước biến động phức tạp của giá xăng dầu thế giới hiện nay, để tiếp tục kìm giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã liên tục ban hành các quyết định giảm giá xăng dầu bắt đầu
từ tháng 12-2010 Thuế xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam từ mức 17% giảm xuống 12%, có hiệu lực ngày 1 tháng 12 năm 2010 Ngoài xăng, những sản phẩm khác như dầu hỏa, diesel được áp dụng mức thuế 5% thay vì 10% như trước đây
- Tiếp đó ngày 01/01/2011, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được giảm khá nhiều Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xăng được giảm từ 12% xuống còn 6%, dầu diesel được giảm từ 5% xuống còn 2%, dầu hoả giảm từ 10% xuống còn 6%, dầu ma-dút giảm từ 7% xuống còn 5%
- Và lần cuối cùng, từ 24/2, các mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu đều áp dụng thuế suất 0%, thay cho mức 2-5% trước đó Đây là lần thứ 3 từ cuối năm 2010 thuế nhập khẩu xăng dầu được điều chỉnh giảm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
- Theo tính toán của Bộ Tài chính, với giá xăng dầu thế giới nhập khẩu tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp đang chịu mức lỗ rất lớn Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu lần này nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực tăng giá bán lẻ, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ
- Các công cụ mà Chính phủ cho phép sử dụng để can thiệp khi thị trường xăng dầu
có đột biến gồm có thuế, phí và trích quỹ bình ổn giá Hiện quỹ bình ổn giá đã hết, công cụ duy nhất mà cơ quan chức năng có thể sử dụng là giảm thuế nhập khẩu, thay
vì tăng giá bán Và sau những đợt giảm thuế xăng dầu này, nếu thị trường xăng dầu
có biến động thì nhà nước cũng hết biện pháp và chỉ còn cách thả nổi thị trường xăng dầu
2.2 Quỹ bình ổn giá xăng dầu:
Trang 6- Ngoài thuế xăng dầu, một trong những công cụ mà Nhà nước dùng để ổn định thị trường xăng dầu là Quỹ bình ổn giá xăng dầu Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hình thành trên cơ sở trích một khoản trước thuế thu nhập doanh nghiệp từ giá bán xăng dầu
- Quỹ bình ổn này căn cứ vào diễn biến giá cả thế giới và trong nước để quy định mức trích cụ thể trong từng thời điểm cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng quỹ này
- Cơ chế hoạt động của quỹ bình ổn giá:
Khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm:
Doanh nghiệp được giữ giá bán theo thời gian quy định đảm bảo dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu của Nhà nước (khoảng 20 ngày) Lúc này, nếu được
sự đồng ý của liên bộ Tài chính - Công thương, doanh nghiệp được trích tiền vào quỹ Tuy nhiên, nếu giá thế giới tiếp tục giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg), doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh giảm giá bán
Khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng:
Các doanh nghiệp phải giữ ổn định giá bán phù hợp với thời gian quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu Khoản chênh lệch lỗ phát sinh do phải giữ giá được bù đắp từ quỹ bình ổn giá Sau thời gian giữ ổn định giá bán trên, nếu giá thế giới tiếp tục tăng và tiền trong quỹ bình
ổn giá đã hết, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg)
- Mục tiêu của quỹ bình ổn giá xăng dầu:
Nếu bình thường, giá xăng dầu thả nổi sẽ lên xuống theo đúng giá thị trường, như các nước vẫn làm, một ngày có khi có mấy mức giá khác nhau và người tiêu dùng chưa quen với việc này Ở Việt Nam, chúng ta không muốn biến động thường xuyên như vậy mà phải có thời hạn nhất định, quỹ được lập ra là vì mục tiêu này
- Lần gần đây nhất sử dụng quỹ bình ổn là trước Tết Nguyên Đán Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu giữ ổn định giá bán, thay vào đó, doanh nghiệp được sử dụng thêm quỹ bình ổn để bù phần chênh lệch do giá xăng, dầu thế giới tăng cao Theo đó, doanh nghiệp được trích 1.200 đồng mỗi lít xăng và dầu hỏa từ quỹ bình ổn giá Mặt hàng
Trang 7diesel được trích 1.600 đồng mỗi lít, và dầu mazut trích mỗi lít là 700 đồng Nhưng ngay sau đó, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp và Quỹ bình ổn đã không còn nguồn để bù lỗ, vì vậy việc điều chỉnh giá bán phải tính tới với dẫn chứng là việc tăng giá xăng liên tiếp hai lần gần đây, cụ thể với xăng 92, từ 16.400đ/lít lên 19.300đ/ lít bắt đầu từ ngày 24/02/2011 và sau đó là từ 19.300đ/lít lên 21.300đ/lít vào ngày 29/03/2010
2.3 Tình trạng độc quyền nhóm trong kinh doanh xăng dầu:
- “Lợi nhuận trên hết” đó là mục tiêu của bất kỳ nhà tư bản nào Để có được lợi
nhuận tối đa, các nhà tư bản đều xác định - điều quan trọng nhất trong số những điều quan trọng là giành “độc quyền phân phối” để đáp ứng như cầu thị trường thu về lợi nhuận cao nhất
- Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đã vận hành từ hơn 20 năm nay Thế nhưng đến
tận bây giờ sự độc quyền thời bao cấp trong một số lĩnh vực vẫn còn duy trì, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa phát huy hết tác dụng trong việc chống độc quyền
- Kết quả nghiên cứu được Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương công bố về thị
trường xăng dầu Việt Nam cho thấy, trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm 4 doanh nghiệp còn lại, chiếm hơn 60% thị phần (Petec, PV Oil, Saigon Petro và Mipeco) Mặc dù giá vốn của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện kinh doanh lãi lỗ của các doanh nghiệp này cũng khác nhau Nhưng trên thực tế, hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích của mình, các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước Ngược lại khi giá thế giới giảm, do một số lý do khác nhau, các doanh nghiệp xăng dầu thường chần chừ giảm giá bán
- Về sự độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh (Viện
trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng rào cản tự nhiên trong lĩnh vực xăng dầu và hàng không hiện rất lớn Nói là mở cửa nhưng thị trường xăng dầu không
Trang 8phải doanh nghiệp có tiền là vào được do phải đầu tư hệ thống xe bồn, trạm bán Các
doanh nghiệp xăng dầu mới chỉ cạnh tranh ở mảng cuối cùng của thị phần Vì thế,
theo Cục Quản lý Cạnh tranh, để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, cần cấu trúc lại thị trường xăng dầu theo hướng cơ cấu lại các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối
3 Trình độ công nghệ:
Thông qua quan hệ hợp tác quốc tế, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được chuyển giao vào Việt Nam và theo đó đã đào tạo được một lực lượng cán bộ nghiên cứu KHCN có trình độ cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí trong khai thác và chế biến dầu khí
3.1 Khai thác:
Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, ngành dầu khí Việt Nam đang sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, kể cả các ứng dụng mới nhất của công nghệ tin học, như các phần mềm xử lý và minh giải số liệu, tài liệu địa vật lý, mô hình hóa
và mô phỏng mỏ, thiết kế khai thác, công nghệ khai thác dầu trong đá, móng
Công nghệ điều khiển tự động trong khoan và khai thác cũng được áp dụng rộng rãi như: công nghệ khoan ngang, khoan thân giếng nhỏ, vận hành giếng khai thác tự động trên các giàn nhẹ, vận hành các đầu giếng ngầm trong khai thác, Công nghệ sinh học và hóa học đã và đang được áp dụng để nâng cao hệ số thu hồi dầu ở các mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng,
3.2 Lọc dầu:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21
Dự án có quy mô lớn, trải dài gần 14 km với công nghệ hiện đại, phức tạp bậc nhất Châu Á Nhà máy chỉ mới đi vào sản xuất gần 2 năm nhưng với thời gian đó, về phía công nghệ, toàn bộ 901 quy trình vận hành, 76 quy trình bảo dưỡng và 90 quy trình
an toàn đã được ban hành, bảo đảm nhà máy vận hành chính xác an toàn đạt hiệu quả cao
Trang 9 Cuối tháng 5-2010, Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc - hóa dầu Bình Sơn,V ,đã được cấp ba chứng chỉ ISO quan trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế: chứng chỉ ISO 9001:2008, chứng chỉ OHSAS 18001:2001 về sức khỏe nghề nghiệp và chứng chỉ ISO 14001:2004 về quản lý chất lượng môi trường
Đến tháng 4-2011, 100% công nhân, kỹ sư Việt Nam đã đảm trách nhiệm vụ vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài như lâu nay
4 Tâm lý nhà sản xuất và nhập khẩu:
Các chuyên gia kinh tế tại Washington tiếp tục tranh cãi rằng, liệu giá dầu mỏ thế giới sẽ giảm hay nó lại tiếp tục tăng chóng mặt trong nay mai Họ cũng đang cân nhắc những lý do, từ sự suy thoái kinh tế cho đến những sự xáo động ở Trung Đông và châu Phi, để giải thích việc vì sao giá dầu có thể xoay theo chiều này hoặc đảo theo chiều khác Một trong những giả thuyết phổ biến nhất cho rằng, sự đầu cơ "làm giá" cho xăng, dầu Giả thuyết này phân tích như sau:
Các nhà đầu cơ, thường là các nhà đầu tư lớn, "bơm" tiền mua hàng hóa, trong đó
có xăng, dầu khi họ không chắc chắn đặt cược ở thị trường chứng khoán Họ phán đoán, suy thoái kinh tế có thể đã chạm đáy và đang trên đà hồi phục mạnh, do đó, nhu cầu về xăng, dầu sẽ tăng và họ đẩy giá xăng, dầu lên để trục lợi
Trang 10Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU XĂNG DẦU
1 Giá sản phẩm:
Trước tình hình trên, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/CP về tập trung một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô và đảm bảo an sinh xã hội
Trong nhóm giải pháp này, liên quan đến xăng dầu thì chủ trương của Chính phủ là tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường Theo đó, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã 2 lần điều chỉnh giá xăng, dầu
+ Lần thứ nhất vào ngày 24/2, giá xăng dầu tăng bình quân từ 2.100 đến 3.900 đồng/lít
+ Lần thứ hai vào ngày 29/3, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng thêm từ 2.000-
2-800 đồng/ lít cụ thể như sau:
Xăng tăng 2.000 đồng/lít (xăng RON 92 từ 19.300 đồng/lít lên 21.300 đồng/ lít);
Điêzen tăng 2.800 đồng/lít (điêzen 0,05S từ 18.300 đồng/lít lên 21.100 đồng/lít);
Dầu hoả tăng 2.600 đồng/lít (từ 18.200 đồng/lít lên 20.800 đồng/lít);
Mazut tăng 2.000 đồng/kg (từ 14.800 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg)
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Điêzen 0,05S 21.100
21.520