1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

39 363 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 334 KB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay.Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia. Bởi thế, Chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác.

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trongcác chính sách, chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề phát triển bền vữngđang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại Ở ViệtNam, phát triển bền vững là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện đổi mới môhình tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nền kinh

tế hướng tới Trên bình diện toàn thế giới hay tại mỗi khu vực và ở mỗi quốc gia xuấthiện biết bao vấn đề bức xúc lại mang tính phổ biến Kinh tế càng tăng trưởng thì tìnhtrạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyênkhông tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cânbằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự nổi giận của thiên nhiên gây ra những thiên tai vôcùng thảm khốc Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển

xã hội, đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội Cụ thể là, có tăng trưởng kinh tếnhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn tới làm méo mó nông thôn; tăng trưởng kinh tế nhưng thunhập của người lao động không tăng; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bịsuy đồi; tăng trưởng kinh tế lại làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội,dẫn tới sự bất ổn trong xã hội và điều này đã trở thành một trong những vấn đề nóngbỏng ở nhiều quốc gia

Vận hội mới, thách thức mới đòi hỏi mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triểnbền vững cần xây dựng những chiến lược trong quá trình phát triển có sự điều tiết hàihòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường đang trởthành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền

vững, nhóm đã chọn đề tài “Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề của nhóm.

Trang 2

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu về đề tài “Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam” nhằm mục tiêu:

- Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tăng trưởng kinh tế và pháttriển bền vững của Việt Nam

- Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và thực trạng phát triển bền vữngcủa Việt Nam những năm vừa qua

- Đề xuất một số giải pháp mang tính chủ quan nhằm thúc đẩy tăng trưởngkinh tế hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

4.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu định tính

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1.Tăng trưởng kinh tế

1.1.1.Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về giá trị trong phạm vi một nền kinh tế Tăngtrưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng làTổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập quốc dân(NI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng dung lượng thị trường Sự tương tác giữacác bộ phận cấu thành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cáncân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui

mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưngtrong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng

Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên thiênnhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường được khai thác và sửdụng có hiệu quả cao nhất Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiềurộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn

1.1.2.Một số thước đo của sự tăng trưởng

1.1.2.1.Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ratrong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhấtđịnh (thường là một năm) GDP được tính bằng giá trị (tiền) mà không tính bằng hiệnvật

Trang 4

Theo wikipedia thì tổng sản phẩm trong nước, tức tổng sản phẩm quốcnội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hànghóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhấtđịnh (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh “toàn bộ kết quả cuốicùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế củamột nước trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng và năm); phản ánh cácmối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩmhàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân”

1.1.2.2.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượngquốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triểnkinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuốicùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó,thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước)

GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân mộtnước tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất được thực hiệntrong nước hay ngoài nước

GNP danh nghĩa (GNPn), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trongmột thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giả cả của cùng thời kỳ đó

GNP thực tế (GNPr), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong mộtthời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc

Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNPthực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạtđộng kinh tế đem lại

Trang 5

1.1.2.3.Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phảnánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư” Chỉ tiêu này dùng đểđánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch địnhchính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo

Để tính được chỉ tiêu này, trước hết phải tính được thu nhập của hộ dân cư Thunhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ

và các thành viên của hộ nhận được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Thunhập của hộ bao gồm:

(1) Thu từ tiền công, tiền lương;

(2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sảnxuất và thuế sản xuất);

(3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đãtrừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

(4) Thu khác được tính vào thu nhập như do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…

1.1.2.4 Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)

NNP (viết tắt National Product) là tổng sản phẩm ròng quốc gia, là tổng giátrị thị trường của tất cả sản phẩm cuối cùng và các dịch vụ được sản xuất hay cung ứngbởi công dân của một quốc gia, tổng thu nhập của công dân một nước (GNP) trong mộtkhoảng thời gian nào đó trừ đi khấu hao

Khấu hao được đo bằng giá trị của một phần GNP mà cần phải chi tiêu vào cácsản phẩm vốn nhằm duy trì luồng vốn hiện tại Khấu hao là các khoản hao mòn trangthiết bị và nhà xưởng của nền kinh tế

Trang 6

1.1.2.5 Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI)

Thu nhập quốc gia khả dụng là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thunhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng chotiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của quốc gia Đây là chỉ tiêu cân đối của tàikhoản phân phối lại thu nhập Tài khoản này cho biết số dư của thu nhập lần đầu đượcchuyển thành thu nhập khả dụng các khoản chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật nhưthế nào

Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển của nềnkinh tế, mỗi thước đo đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ thuộc vào mụcđích nghiên cứu Mặc dù đó là các thước đo phổ biến nhất hiện nay, nhưng đó chỉ lànhững con số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối trong phát triển kinh tế, vì bảnthân các thước đo đó chưa thể phản ánh hết được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫnmặt chưa tốt Chẳng hạn như các sản phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời giannghỉ ngơi, sự tự do, thoải mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môitrường thì được tính bằng cách nào

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế

-xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng

1.2.2 Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế

Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sảnlượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định)

Trang 7

Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành,thành phần kinh tế thay đổi Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối sovới tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt làngành dịch vụ.

Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục,

y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo

Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tốnội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó

1.2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế Ở những nước đangphát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầungười thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiềunăm, thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ

để phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phươngthức khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau Nếu phương thứctăng trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tiến

bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh

tế, sẽ không thể tạo ra sự phát triển kinh tế Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế chỉđem lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợiích không đáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽkhoét sâu vào bất bình đẳng xã hội Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục,cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bảnthân nó cũng khó có thể tồn tại được lâu dài

Trang 8

1.3 Phát triển bền vững

1.3.1 Khái niệm

Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hômnay mà không gây ra những thiệt hại cho thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầuriêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ

Vấn đề phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các định nghĩacăn bản đều xuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát triển Thế Giới (WorldCommission on Environment and Development) thì "Phát triển bền vững là sự pháttriển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năngphát triển của các thế hệ tương lai"

Phát triển bền vững được miêu tả như một biến đổi sâu sắc, trong đó việc sửdụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc chọn cơ cấu đầu tư, chọn các loại hình tiến

bộ kỹ thuật để áp dụng và chọn cơ cấu hành chính phù hợp với các nhu cầu hiện tại vàtương lai

Phát triển bền vững là phát triển nền kinh tế xã hội theo hướng bền vững, toàndiện và hiệu quả cao về mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình pháttriển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xâydựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử

Trang 9

chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ quốc gia; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là pháttriển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

b) Các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với

cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránhđược sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn chocác thế hệ mai sau

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sócsức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành

và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa cáctầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyềnlợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và pháthuy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ vănminh về đời sống vật chất và tinh thần

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiếtkiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát

có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườnquốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinhhọc; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường

1.3.3 Nguyên tắc phát triển bền vững ở Việt Nam

Con người là trung tâm của phát triển bền vững Phát triển bền vững nhằm đápứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước giàumạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Trang 10

Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng đểphát triển bền vững Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiênnhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trường lâu bền.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố khôngthể tách rời của quá trình phát triển Yêu cầu bảo vệ môi trường luôn được coi là mộttiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế -

xã hội và trong phát triển bền vững

Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiệntại và các thế hệ tương lai Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹpcho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo; giữgìn và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện vớimôi trường Sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quý thiên nhiên

Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựachọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế giới đểphát triển bền vững Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môitrường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường với bảođảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

1.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

1.4.1 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển nhưng không đồng nghĩa vớiphát triển Phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó khônglâu bền Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự phát triển không tương ứng hoặcchỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho dân số hiện tại nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Trang 11

của dân số tương lai; phát triển dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên,không dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự phát triển đó không thể gọi là bền vững.Theo chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng thế giới thì “phát triển là nâng cao phúc lợicho nhân dân Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về

cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế bảo đảm tất cả cácquyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn Tăng trưởng kinh tế làmột cách cơ bản để có được sự phát triển, nhưng trong bản thân nó là một đại diệnkhông toàn vẹn của sự tiến bộ” Tất cả các nước đều dặt ra mục tiêu phát triển, muốnphát triển được phải dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế Nhưng tăng trưởng kinh

tế không phải đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là quan trọng nhất cho sự pháttriển

1.4.2 Hậu quả của tăng trưởng kinh tế đối với phát triển bền vững

1.4.2.1 Tăng trưởng quá nhanh gây ra lạm phát

Tăng trưởng quá nhanh sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát Có sự đánh đổi giữa tăngtrưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải tăng đầu tư, mà để tăng đầu tư thì phảităng tiền, tăng tín dụng Mức lạm phát trung bình của Việt Nam cao hơn các nướctrong khu vực

1.4.2.2 Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng

Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng Tăng trưởng kinh tếnhanh sẽ dẫn đến lạm phát Khi có lạm phát tức là giá cả sẽ tăng lên Giá cả tăng sẽ tácđộng đến mọi người dân, nhưng tác động mạnh nhất là công chức nhà nước và ngườinghèo Ở phương tây, có một câu nói đùa nhưng đầy ý nghĩa: “ lạm phát là một loạithuế hết sức dã man mà loại thuế này đánh mạnh nhất vào nhóm người nghèo khổnhất” Trong nhóm người nghèo bị tác động mạnh ở Việt Nam có một phần rất đông lànông dân, sản xuất nông nghiệp Nói một cách đơn giản, giá cả tăng sẽ tác động đến tất

cả mọi tầng lớp, nhưng với những người giàu, có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn vì

Trang 12

trong tổng thu nhập, họ chỉ phải sử dụng một phần cho chi tiêu hàng ngày Còn nhữngngười nghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu hàng ngày, có bao nhiêu phải chihết, thậm chí không đủ mà chi Vì vậy, giá cả càng tăng thì càng tác động tiêu cực đếnngười nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu nghèo càng mạnh hơn

1.4.2.3 Tăng trưởng kinh tế làm cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường

Tăng trưởng kinh tế làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trườngsinh thái Cách thức phát triển của loài người trong mấy chục năm qua đã tạo ra áp lựclàm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tổn hại đến môi trường– cơ sở tồn tại của chính bản thân con người Trong khi loài người chiếm lĩnh từ đỉnhcao của khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường; conngười luôn bị đặt vào những tình huống bất ngờ không lường trước được: thiên tai, lũlụt, hạn hán…

1.4.2.4 Tăng trưởng kinh tế làm lu mờ các giá trị truyền thống văn hóa

Tăng trưởng kinh tế hủy hoại giá trị truyền thống của quốc gia Theo xu thế củathế giới nhiều quốc gia thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệquốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế nhằm tạomôi trường quốc tế thuận lợi để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội, với xuthế ấy không ít quốc gia đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đếnviệc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, dần hủy họa những giá trị của dân tộc, từ đó dẫnđến sự suy giảm về đạo đức, lối sống và những giá trị nhân văn khác

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế qua các năm và những thành tựu đạt được

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảngkinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới

- thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ năm 1986 - 1990: GDP tăng 4,4%/năm Việc thực hiện tốt ba chương trìnhmục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đượcđánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa Xã hội chủnghĩa trong chặng đường đầu tiên Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý

cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xãhội và giải phóng sức sản xuất

Từ năm 1991 - 1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái,đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện GDP bình quân nămtăng 8,2% Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Giai đoạn từ năm 1996 - 2000 là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới,đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Chịu tác động của khủng hoảng tàichính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tếnước ta trước những thử thách Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độtăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm

Từ năm 2001 - 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục; GDPbình quân mỗi năm đạt 7,5% Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%; GDP theo giá

Trang 14

hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tươngđương với 640 USD.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới Năm 2005, nước tađứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạtđiều, thứ nhất về hạt tiêu

Từ năm 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm đạt 7% Mặc dùkhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào nước ta đạt cao Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD,vượt 77% so với kế hoạch đề ra Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉUSD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005.GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD

Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàncầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm, tuy thấphơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân các nước trongkhu vực

Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giớinói chung; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm

2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/năm)

Trang 15

Sơ đồ 2.1 GDP Việt Nam giai đoạn 1995-2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011 Mức tăng trưởng tuy thấp hơnmức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thìđây là mức tăng trưởng hợp lý Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng3,4% so với năm 2011; công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011 Chỉ số giá tiêu dùngnăm 2012 tăng 6,81% Đầu tư phát triển tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5%GDP Xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 18,3% Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt quamốc 100 tỷ USD, tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ170%, đứng thứ 5 thế giới

Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá,trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đãbảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đadạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khảnăng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và

mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp

Trang 16

mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định Môi trường đầu tưliên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho pháttriển Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông lâm ngưnghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng Tỷ trọng nông nghiệp trongGDP giảm dần, năm 1986 là 38,6%, năm 2008 còn 20,9%; cơ cấu trồng trọt và chănnuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất vàhiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu Tỷ trọng công nghiệp và xâydựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là29,6%, năm 2009 lên 38,7% Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên42,8% năm 2008

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực

kinh tế từ 1986-2009 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suấtthấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo vớikhối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất

Trang 17

khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng caotrên thế giới.

Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độnhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý; có bước phát triểntheo hướng tiến bộ, hiệu quả

Bảng 2.1 Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế từ

2005-2014 (Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê)

Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tậptrung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Cơchế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóabao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanhnghiệp trong kinh doanh Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơncác nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩytăng trưởng và phát triển kinh tế Năm 2005, khu vực kinh tế cá thể đóng góp khoảng38% GDP của cả nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương

Trang 18

đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầunối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng gópvào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân.

Sơ đồ 2.3 Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực

kinh tế từ 2005-2014 (Nguồn: Theo số liệu bảng 2.1)

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năngcủa các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu Cơ cấu lao động có sựchuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu hàng hóaxuất khẩu có cải thiện đáng kể Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ haicon số, giai đoạn 2011-2015 tăng đến 18%/năm

Xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng sản phẩm công nghiệp vàgiảm dần tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sản phẩm nguyên liệu thô Đã hìnhthành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và

cả nước Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tưphát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi gắn vớichế biến công nghiệp

Trang 19

Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá Ngành côngnghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụngcác thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện Sản phẩm công nghiệp phát triểnngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảmcung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuấtkhẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao

Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định; công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến quan trọng, từ lúc cả nuớc còn thiếu ăn nay

đã trở thành nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phầnvào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sảnvới khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới

Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độnhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển theohướng tiến bộ, hiệu quả

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, điện,thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế Việc ứng dụng khoa họccông nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xâydựng kinh tế tri thức

2.1.2 Hạn chế

Tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên và các yếu tố tác động

đầu vào (vốn, lao động) của nền kinh tế, còn tác động của các nhân tố tổng hợp, chủyếu là nhân tố khoa học, công nghệ thì rất thấp Mặt khác, nguồn vốn sử dụng kémhiệu quả, lãng phí, thất thoát nhiều, chất lượng nhân lực còn hạn chế, chưa tạo đượcđộng lực cho sự phát triển kinh tế và năng suất lao động

Ngày đăng: 03/06/2016, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5] Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triểnbền vững
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[6] Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, 2004, Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường
Nhà XB: NXBĐại học quốc gia Hà Nội
[7] Vũ Quyết Thắng, 2007, Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HàNội
[8] “Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 175 CP hướng dẫn thi hành Luật”- NXB Chính trị Quốc gia - 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 175 CP hướng dẫn thi hành Luật
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia - 1997
[9] Tạp chí “Ngoại Thương”- Các số tháng 6, 7, 8, 9, 10 năm 2003 [10] Tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới”- Số 1(75) 2002; 2(82) 2003.II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại Thương”- Các số tháng 6, 7, 8, 9, 10 năm 2003[10] Tạp chí “"Những vấn đề kinh tế thế giới"”- Số 1(75) 2002; 2(82) 2003
[2] Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam [3] Tạp chí kinh tế Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w