1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Côngtác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

85 506 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Chođến nay Hoài Nhơn là địa phương có số lượng người có công với cách mạngnhiều nhất của tỉnh Bình Định, vì vậy công tác tổ chức và quản lý nhà nước về thực hiện chính sách đối với người

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đã trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập và bảo

vệ Tổ quốc, biết bao người đã hiến dâng tính mạng, xương máu, sức lực, trítuệ và cả tuổi trẻ của mình cho đất nước Cuộc chiến tranh do bọn đế quốc và

các thế lực phản động gây ra đã để lại gần “57 vạn thương - bệnh binh, trên

75 vạn thân nhân của 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 30 vạn người mất tích hầu hết là những đảng viên, đoàn viên ưu tú; trên 2 vạn người bị địch bắt, tù đày, tra tấn dã man, gần 2 triệu dân thường bị giết hại, 2 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học (khoảng 5 vạn trẻ em bị dị dạng và tật nguyền suốt đời)” [9, tr.

1] Chiến tranh đã đi qua nhưng cho đến tận hôm nay vẫn còn nhiều ngườiđang phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, hàng ngànthân nhân liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy mộ người thân của mình, hàng vạn trẻ em

bị bệnh do chất độc hoá học để lại từ cha mẹ và đâu đó vẫn có những ngườithiệt mạng do bom mìn còn sót lại, hàng triệu người mẹ mất con, vợ mấtchồng…

Đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “đền ơn đápnghĩa” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy những truyềnthống ấy Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành nhiều sự quan tâm chăm lo

cả về vật chất lẫn tinh thần đến đời sống của những người có công với cách

mạng Các chính sách ưu đãi như “trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn

về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng; được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học” [28, tr 2] dành cho người có công với cách mạng và gia đình của họ đã

được cụ thể hóa trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sáchđối với người có công với cách mạng Các chính sách này đã và đang đượcthực hiện một cách nghiêm túc và thiết thực, hơn nữa cả hệ thống chính trị và

Trang 2

toàn xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những chính sách nói trên trongnhiều năm qua và đạt được một số kết quả đáng khích lệ

Tuy nhiên công tác thực hiện các chính sách đối với người có công vớicách mạng trong những năm qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, do chúng tavẫn còn thiếu các nguồn lực để thực hiện một cách tốt nhất cho công tác nàytrên địa bàn cả nước Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thiêntai diễn ra thường xuyên đã kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Vì thế công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cólúc, có nơi còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và thỏa đáng so vớinhững cống hiến, nhu cầu của những người có công với cách mạng Đồngthời việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với người

có công với cách mạng hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, nhiều bất cập và phứctạp; có những người khai man, giả mạo giấy tờ để được xác nhận là người cócông với cách mạng Ngoài ra một số cán bộ lại lợi dụng quyền hạn của mình

để làm trái các quy định hoặc vi phạm các nguyên tắc quản lý, sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước, lợi dụng các chính sách đối với người có công vớicách mạng… để vi phạm pháp luật trên địa bàn cả nước, gây ảnh hưởng đếnquyền lợi của người có công với cách mạng

Huyện Hoài Nhơn là một trong những cái nôi cách mạng của tỉnh BìnhĐịnh, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của rất nhiềungười con đã hy sinh cả tính mạng hay một phần thân thể cho đất nước Chođến nay Hoài Nhơn là địa phương có số lượng người có công với cách mạngnhiều nhất của tỉnh Bình Định, vì vậy công tác tổ chức và quản lý nhà nước

về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng đang là vấn đềcấp thiết của địa phương

Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá công tác thực hiện chính sách đối vớingười có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn có ý nghĩa vềmặt lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng chính sách đối với người có

công trong giai đoạn hiện nay Với những lý do trên em chọn đề tài “Công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn

Trang 3

huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân của

mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng đã

và đang thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Đảng vàNhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dành cho đối tượng là người cócông với cách mạng Công tác này cũng được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu và tìm hiểu, trong đó có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu như:

“Cẩm nang dành cho người quản lý lĩnh vực thương binh, liệt sĩ và người cócông cách mạng” của Tạ Vân Thiều (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nộinăm 2002); “Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòngLao động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức” của Bùi Thị Thương(2006); “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiệnpháp luật ưu đãi người có công với cách mạng” của Phạm Hải Hưng (2007);

“Hiện trạng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay” củaTrần Đình Hiếu (2008) và “Tình hình thực hiện chính sách người có công ởphường Yên Phụ quận Tây Hồ, Hà Nội” của Phạm Thị Trang (2009)…

Trong đó đáng chú ý hơn cả là đề tài “Hoàn thiện công tác quản lýngười có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”của tác giả Trịnh Văn Đệ Đề tài này đã làm phong phú thêm nguồn tài liệucho khóa luận của em Đề tài đã đi sâu vào việc nghiên cứu lý luận về chế độ,chính sách đang thực hiện và việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách

ấy đối với người có công với cách mạng một cách khái quát Tuy nhiên đề tàilại chưa đưa ra được lý luận về chính sách xã hội, quản lý nhà nước đối vớilĩnh vực này cũng như chưa đánh giá những mặt thực hiện được, chưa đượccủa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; chưarút ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tácthực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, những giải phápcho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống của người có công với cách mạng như mục tiêu mà đề tài đã đưa ra

Trang 4

Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu có trước, em thực

hiện đề tài “Công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” với mong muốn làm

rõ thực trạng công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng trên địa bàn cũng như góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người

có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nội dung của khóa luận chủ yếu nghiên cứu việc

áp dụng một số cơ chế, chính sách vào thực tiễn và thực trạng của quản lý nhànước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạngtrên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tìm hiểu công tác quản lý và thực hiệnchính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện HoàiNhơn, tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến nay và định hướng đổi mới trong thờigian tới

4 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn về chế độ, chính sách, quản lý nhà nước về công tác thực hiện chínhsách đối với người có công với cách mạng, từ đó tìm ra những giải pháp phùhợp nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về công tác thực hiệnchính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện HoàiNhơn, tỉnh Bình Định phù hợp với những yêu cầu đổi mới

Nhiệm vụ của khóa luận này hướng đến:

- Có một cái nhìn tổng thể nhất về tình hình thực hiện chính sách đối vớingười có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

- Đánh giá công tác thực hiện chính sách đối với người có công vớicách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

- Đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lýnhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng, tạo động lực để các chính sách của Nhà nước được đưa vào thực tế đời

Trang 5

sống, đem lại hiệu quả tốt nhất; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chínhquyền địa phương đối với công tác thực hiện chính sách người có công vớicách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, việc nghiên cứu đềtài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Ngoài racòn có một số phương pháp khác được sử dụng như phương pháp hệ thống,phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá và tổngkết thực tiễn…

6 Ý nghĩa của khóa luận

Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ làm cơ sở cho đổi mới căn bảncách tiếp cận về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, từ đó có những định hướng và giải pháp

để giải quyết một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề về giải quyếtchính sách đối với người có công với cách mạng đang đặt ra trên địa bànhuyện Hoài Nhơn cũng như tại các địa phương khác của tỉnh Bình Định

Những luận cứ lý thuyết và thực tiễn được trình bày trong khóa luận cóthể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy khối kiến thức quản lý nhànước và đặc biệt là khối kiến thức cơ sở ngành quản lý nhà nước về xã hộicho đào tạo cử nhân quản lý nhà nước

7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 85 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dungcủa khóa luận được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách đối với người có công với cách mạng.Chương 2: Thực trạng công tác thực hiện chính sách đối với người cócông với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Chương 3: Những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản

lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Ngoài ra khóa luận còn được minh họa bằng 1 bản đồ hành chính, 1 sơ

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.1 Chính sách xã hội

1.1.1 Khái niệm chính sách xã hội

Chính sách là sách lược, kế hoạch của Nhà nước dựa vào đường lốichính trị chung của Đảng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội để đề ra,nhằm đạt được một mục tiêu nhất định Nói cách khác chính sách là việc màNhà nước xác định các công việc cần làm và không cần làm trong thời giantới Đó là một chuỗi các hoạt động được thực hiện bởi các nhà quản lý vềnhững vấn đề trong đời sống xã hội để từ đó điều hành và quản lý, phục vụnhân dân, duy trì và phát triển xã hội Nhà nước quy định các chế tài, pháp lý

và các văn bản quy phạm pháp luật dựa trên cơ sở các chính sách được đưa ra

và tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã xác định “chính sách xã hội baotrùm mọi mặt cuộc sống của con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáodục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc Coi nhẹchính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội” Chính sách xã hội lần đầu tiên được đặt đúng vị trí và tầmquan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội, trong

đó định nghĩa của PGS-TS Lê Trung Nguyệt được xem là đầy đủ và chính xácnhất, nó chỉ rõ chủ thể xây dựng và đề ra những nhiệm vụ cụ thể của chính

sách xã hội: “Chính sách xã hội là loại chính sách được thể hiện bằng pháp luật của nhà nước thành một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng

và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề liên quan đến công bằng xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội” [13, tr 7].

1.1.2 Đặc điểm của chính sách xã hội

Chính sách xã hội có những đặc điểm riêng nhờ vậy mà người ta có thểphân biệt nó với các chính sách khác như chính sách chính trị, kinh tế, văn

Trang 7

hóa, giáo dục, tư tưởng… Xét trên phương diện quản lý, chính sách xã hội cónhững đặc điểm sau:

Một là, chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đến con người Nó

bao trùm trên mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và đời sống của conngười nói riêng, lấy con người làm đối tượng trung tâm tác động để hoànthiện và phát triển con người, hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội

Hai là, chính sách xã hội mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì

mục tiêu cơ bản của nó là hiệu quả xã hội Công bằng xã hội là nội dung cơbản của chính sách xã hội Nhà nước sử dụng các chính sách xã hội như mộtcông cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng các giá trị mới, hướngvào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác

Ba là, chính sách xã hội của Nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao,

tạo những điều kiện, cơ hội như nhau để mọi người phát triển và hòa nhậpcộng đồng Hiệu quả của chính sách xã hội là ổn định xã hội, nâng cao chấtlượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội

Bốn là, chính sách xã hội còn mang tính kế thừa lịch sử, nó có sự thay

đổi theo thời gian và tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc Bất

kỳ một khoa học nào cũng có đối tượng nghiên cứu của mình, đối tượngnghiên cứu của khoa học chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng

là hệ thống chính sách cũng như quy trình chính sách trên thực tiễn (hoạchđịnh, thực thi, đánh giá chính sách)

1.1.3 Chức năng của chính sách xã hội

Chính sách xã hội đảm bảo sự công bằng xã hội, thể hiện sự quan tâmcủa hệ thống chính trị và của toàn xã hội đối với các lực lượng xã hội hội yếuthế hơn (những người rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ và đùm bọc của xã hội)

Vì vậy, chính sách xã hội có những chức năng cơ bản:

Thứ nhất, chính sách xã hội có chức năng nhận thức Chính sách xã hội

phát hiện ra tính quy luật của xã hội (phản ánh đời sống văn hóa, các quan hệvăn hóa của xã hội), tính quy luật của chính trị và sự vận động của hệ thốngchính trị trong xã hội Tất cả các quy luật này đều phản ánh nội dung của

Trang 8

chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của chính sách

xã hội nên việc nhận thức nó là hết sức quan trọng của chính sách xã hội

Thứ hai, chính sách xã hội có chức năng phân tích, dự báo, đề xuất biện

pháp cho công tác quản lý xã hội Một chính sách xã hội khoa học phải gắnliền với thực tiễn xã hội, điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phântích, dự báo những vấn đề xã hội trong tương lai gần hoặc xa, làm cơ sở đểđánh giá và đề xuất những chính sách xã hội cho thời gian đến

Thứ ba, chính sách xã hội có chức năng thực tiễn Chính sách xã hội

phản ánh đúng thực tiễn, đi vào thực tiễn một cách thích hợp, nó sẽ làm cho

xã hội luôn ở trạng thái ổn định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩymạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng laođộng của đất nước Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăngtrưởng và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụthuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đối Mục tiêu của khoahọc chính sách xã hội là thông qua việc nghiên cứu thực tiễn các chính sách

để tìm ra những giải pháp, để cải tiến hệ thống chính sách, nâng cao chấtlượng hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước hướng đến mục tiêucuối cùng là công bằng, an sinh và tiến bộ xã hội

1.1.4 Phân loại chính sách xã hội

Do mục tiêu và chức năng của mình, chính sách xã hội đã trở thành mộtlĩnh vực rất rộng lớn, nó thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội Cóthể phân chia chính sách xã hội theo nhiều khía cạnh để tìm hiểu hoặc quản

Thông thường người ta hay nói đến những lĩnh vực chủ chốt của chính

sách xã hội như: “chính sách bảo đảm thu nhập trong trường hợp bình thường hoặc gặp rủi ro; chính sách thị trường lao động; chính sách xã hội doanh nghiệp; chính sách nhà ở; chính sách gia đình, phụ nữ và trẻ em;

Trang 9

chính sách xã hội trong giáo dục; chính sách xã hội trong y tế; chính sách giúp đỡ thanh niên; chính sách người cao tuổi, trợ giúp xã hội ” [10, tr 9].

1.2 Người có công với cách mạng

1.2.1 Khái niệm người có công với cách mạng

NCCVCM là người đã có thành tích tham gia hoặc giúp đỡ cách mạngtrong lúc khó khăn, nguy hiểm và đã được Nhà nước công nhận Cho đến nayhầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về NCCVCM Theo Khoản 1, Điều 2Văn bản hợp nhất Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM năm 2012 “Người có công với

cách mạng” là những người: “Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm

1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời

kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng” [28, tr 1;2]

Mặc dù Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM được thực hiện từ lâu nhưng chođến nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm NCCVCM Tuynhiên căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là NCCVCM mà Nhànước ta đã quy định như trên, có thể hiểu khái niệm NCCVCM theo 2 nghĩasau:

Theo nghĩa rộng, NCCVCM là những người không phân biệt tôn giáo,

tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, tuổi tác đã tự nguyện cống hiến sức lực, tàinăng trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc Họ

là những người có thành tích đóng góp hoặc có những cống hiến xuất sắcphục vụ cho lợi ích của dân tộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông nhận theo quy định của pháp luật

Theo nghĩa hẹp, NCCVCM là những người không phân biệt tôn giáo,

tín ngưỡng, dân tộc, giới tính… có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc

Trang 10

trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các

cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận

1.2.2 Đặc điểm của người có công với cách mạng

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của NCCVCM sauđây:

Một là, NCCVCM bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cho cách

mạng, họ đã hy sinh một phần thân thể hay cả cuộc đời của mình hoặc cóthành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Hai là, NCCVCM là người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất

sắc vì lợi ích của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trongcác cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể làtrong cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Ba là, phạm trù NCCVCM là rất rộng, hiểu trong phạm vi hẹp thì đối

tượng NCCVCM là những người đã tham gia trong các cuộc chiến tranh giảiphóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam Hơn nữa Pháp luật điều chỉnh vấn đề ưu đãi đối với NCCVCM (Pháplệnh ưu đãi NCCVCM và các văn bản điều chỉnh) chủ yếu điều chỉnh nhữngđối tượng này

1.2.3 Phân loại người có công với cách mạng

Trong khái niệm về NCCVCM đã thể hiện rõ về từng loại đối tượngNCCVCM như sau:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là ngườiđược cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cáchmạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Họ là những người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhậnđứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt độngcách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Támnăm 1945

Trang 11

c) Liệt sĩ

Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, củanhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trongcác trường hợp: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấutranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng,hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiênquyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làmnghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việccấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứutài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụquốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan cóthẩm quyền giao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tậpphục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; thương binh hoặc ngườihưởng chính sách như thương binh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM năm 2012 chết vì vết thương tái phát…

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh

vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tếthuộc các trường hợp sau: có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệtsĩ; có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ; có từ

3 con trở lên là liệt sĩ; có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ…

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặnghoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quyđịnh của pháp luật

Trang 12

Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là người được Nhà nướctuyên dương “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến” vì có thành tíchxuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảmkhả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp

“Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trongcác trường hợp: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tratấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thựcthể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiệncông việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứungười, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, anninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi đang trựctiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyềngiao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốcphòng, an ninh có tính chất nguy hiểm

Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quânnhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21%trở lên thuộc một trong các trường hợp nêu trên được cơ quan có thẩm quyềncấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”

Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suygiảm khả năng lao động từ 21% trở lên, công tác đã được cơ quan, đơn vị cóthẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993

Trang 13

dân, Công an nhân dân; đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhândân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; làmnghĩa vụ quốc tế; thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốcphòng, an ninh; khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơquan có thẩm quyền giao.

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khảnăng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền côngnhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiệnnhiệm vụ đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đếnbệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được

cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụchiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng

mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫnđến một trong các trường hợp sau đây: mắc bệnh làm suy giảm khả năng laođộng từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật

i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thờigian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, khônglàm tay sai cho địch

k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc vàlàm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 củaPháp lệnh ưu đãi NCCVCM năm 2012 là người tham gia kháng chiến đượcNhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến

Trang 14

l) Người có công giúp đỡ cách mạng

Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡcách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm người được tặng Kỷ niệmchương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong giađình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công vớinước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chươngkháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặngHuân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến

1.3 Chính sách đối với người có công với cách mạng

Chính sách đối với NCCVCM góp phần thể hiện tinh thần nhân văncủa quốc gia Nó không chỉ là sự giúp đỡ, chia sẻ mà còn là nghĩa vụ của nhànước, nhân dân và toàn xã hội đối với những NCCVCM Chính sách ưu đãiNCCVCM nhằm ghi nhận và tri ân những con người đã có công, đã có nhữngcống hiến đặc biệt cho sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ đất nước; nhằm đảmbảo công bằng xã hội đồng thời duy trì và phát triển những giá trị tinh thầncao đẹp của dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ tương lai

a) Khái niệm chính sách đối với người có công với cách mạng

Chính sách đối với NCCVCM là những quy định bằng văn bản của Nhà nước, đó là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước

và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với những NCCVCM và thân nhân của họ Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với NCCVCM, góp phần tạo ra sự công bằng, bình đẳng, ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội.

b) Vai trò của chính sách đối với người có công với cách mạng

Chính sách đối với NCCVCM là những giá trị tinh thần cao đẹp củadân tộc, là mục tiêu chính trị xã hội quan trọng của mỗi đất nước Chính sáchđối với NCCVCM có những vai trò như sau:

Thứ nhất, chính sách đối với NCCVCM cụ thể hóa ý chí của Nhà nước,

là cơ sở pháp lý để quản lý công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với CVCM theo đúng quy trình và tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện;

Trang 15

NC-Thứ hai, chính sách đối với NCCVCM nhằm ghi nhận và tri ân những

cống hiến đặc biệt của NCCVCM cho đất nước, góp phần ổn định đời sốngcủa những NCCVCM Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện chính sách ưuđãi NCCVCM;

Thứ ba, chính sách đối với NCCVCM nhằm đảm bảo công bằng cho xã

hội, vì ai cống hiến nhiều cho đất nước người đó phải được hưởng nhiều Đâykhông phải là sự đền bù những hi sinh của NCCVCM mà là sự đền ơn đápnghĩa không chỉ là vật chất thuần túy mà còn hàm chứa trong đó cả đạo lý,truyền thống nhân văn của dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nayđối với những người đã hy sinh vì nghĩa vụ dân tộc;

Thứ tư, chính sách đối với NCCVCM góp phần thể hiện truyền thồng

đạo lý tốt đẹp của dân tộc, sự đoàn kết, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau củanhân dân ta Thực hiện chính sách đối với NCCVCM không chỉ bảo vệ, giúp

đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ của nhà nước, của xã hội đối với những CVCM;

NC-Thứ năm, chính sách đối với NCCVCM là những giá trị tinh thần cao

đẹp của dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức trách nhiệmcủa mình đối với những NCCVCM đã sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp dân tộc

c) Một số chính sách đối với người có công với cách mạng

Về vật chất, chính sách ưu đãi về vật chất đối với NCCVCM được thể

hiện bằng các chính sách ưu đãi sau:

Thứ nhất, chính sách trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng hưởng ưu đãi

xã hội như: trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; trợ cấp mai táng phí; trợ cấp tiền tuấthàng tháng; ưu đãi giáo dục và đào tạo…

Thứ hai, chính sách trợ cấp bằng hiện vật cho các đối tượng hưởng ưu

đãi xã hội như: xây dựng nhà tình nghĩa; cấp thẻ bảo hiểm y tế; cấp các dụng

cụ chỉnh hình; quà tặng…

Thứ ba, chính sách trợ cấp điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi

chức năng, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hay giảm thuế theo quyđịnh của pháp luật…

Trang 16

Về tinh thần, chính sách đối với NCCVCM nhằm đảm bảo đời sống

tâm tư, tình cảm của NCCVCM, bên cạnh những chính sách ưu đãi về vậtchất thì những chính sách ưu đãi về tinh thần cho những đối tượng này cũng

là một hình thức cần quan tâm và phát triển song hành Những NCCVCM rấtcần được quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần để vươn lên trong cuộc sống,hòa nhập cùng cộng đồng Cũng như các chính sách về vật chất nêu trên,chính sách về tinh thần sẽ thể hiện được sự ghi nhớ công ơn, tri ân của thế hệhôm nay đối với lớp NCCVCM Chính sách này được thể hiện dưới nhữnghình thức sau: tặng Bằng khen, Huân chương, Kỷ niệm chương: phong tặngcác danh hiệu như “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “Anh hùng lực lượng vũtrang”, “Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến”, Huân chương khángchiến, Huy chương kháng chiến; tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng

“Có công với nước”; dùng tên NCCVCM để đặt tên các trường học, học viện,đường phố, các công trình công cộng; dựng tượng đài, bia tưởng niệm, nghĩatrang dành cho NCCVCM; ưu tiên con em các đối tượng NCCVCM trongtuyển sinh giáo dục đào tạo; tổ chức các câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa, vănnghệ cho NCCVCM

1.4 Quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

1.4.1 Khái niệm

a) Quản lý nhà nước

Theo giáo trình Lý luận hành chính nhà nước của PGS-TS Nguyễn Hữu

Hải Học viện Hành chính thì: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội”

Như vậy quản lý nhà nước là sự tác động, tổ chức, điều chỉnh mangtính quyền lực nhà nước, thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước bằngphương tiện, công cụ, cách thức tác động của Nhà nước đối với các lĩnh vựccủa đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác của đời

Trang 17

sống xã hội theo đường lối, nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Hiện nay quản lý nhà nước được hiểu theo 2 nghĩasau:

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của

cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động tổ chức của quyền lựcnhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cáchhiểu này quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ”

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ giới hạn trong hoạt động thực thi

quyền hành pháp (hành chính nhà nước) chủ yếu là quá trình tổ chức, điềuhành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xãhội và hoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mụctiêu, yêu cầu, nhiệm vụ mà quản lý nhà nước đặt ra Đồng thời các cơ quannhà nước nói chung cần thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điềuhành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng

cố chế độ công tác nội bộ của mình

b) Quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách NCCVCM là việccác cơ quan nhà nước tổ chức và thực hiện các chế độ, chính sách đối với NC-CVCM làm cho các quy định của pháp luật được thực hiện một cách nghiêmtúc, đầy đủ, chính xác nhất, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượngNCCVCM, gia đình và thân nhân của NCCVCM, giữa các địa phương, giữacác đồng bào dân tộc với nhau; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cũng như thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh to lớn củaNCCVCM đối với đất nước

1.4.2 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Ngay sau khi giành được chính quyền, từ những ngày đầu của cuộckháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày

Trang 18

đãi đối với NCCVCM, hệ thống pháp luật nước ta đã có những thay đổi quantrọng để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới Nhà nước

đã đề ra nhiều văn bản luật đối với NCCVCM, trong đó nổi bật nhất là việcban hành Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt

sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp

đỡ cách mạng năm 1994 và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước

“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994 Đây là hai văn bản pháp luật nhằmthể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong hệ thống chínhsách ưu đãi đối với NCCVCM, cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫnthi hành hai pháp lệnh này tạo thành hệ thống pháp luật về ưu đãi NCCVCM

Năm 1998 và năm 2000, Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng,liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động khángchiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994 lại được sửa đổi cho phùhợp với điều kiện mới và quá trình cải cách hành chính Cơ quan hành chínhvới tư cách là cơ quan hành pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, quyđịnh chi tiết và tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống xã hội

Năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ưu đãiNCCVCM số 26/2005/PL-UBTVQH11 thay thế Pháp lệnh ưu đãi người hoạtđộng cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạtđộng kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994 vì không cònphù hợp, chưa thực sự công bằng; Chính phủ và các bộ cũng đã ban hành nghịđịnh, thông tư hướng dẫn

Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháplệnh ưu đãi NCCVCM năm 2005 Ngày 30/7/2012 Văn phòng Quốc hội đãhợp nhất các Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh ưu đãi NCCVCMthành Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH

Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CPquy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãiNCCVCM Ngày 15/5/2013 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Trang 19

Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý

hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và thân nhân của họ

1.4.3 Nguyên tắc quản lý của việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Quản lý công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM cũng nhưquản lý kinh tế, quản lý xã hội đều phải tuân thủ theo quy định của phápluật Nhưng quản lý công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM ngoàituân thủ theo quy định của pháp luật thì còn phải tuân thủ theo các nguyên tắc

cơ bản đó là:

Một là, tuân thủ theo Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM Chúng ta đang sống

và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật thì cơ quan quản lý công tác thực hiệnchính sách đối với NCCVCM cũng vậy, trước hết phải tuân thủ theo phápluật, theo pháp lệnh của từng thời kỳ áp dụng để tạo môi trường lành mạnh,trong sáng và kỷ cương cho đất nước

Hai là, tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của NCCVCM.

Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho NCCVCM, có như vậy một mặtđảm bảo nguyên tắc, một mặt ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho xã hộinói chung và những NCCVCM nói riêng

Ba là, tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ Mọi chế độ, quyền lợi của

NC-CVCM phải được công khai dân chủ, niêm yết trước nhân dân để nhân dânbiết và đóng góp ý kiến

Bốn là, tuân thủ theo nguyên tắc bình đẳng Mọi đối tượng là

NC-CVCM đều phải được bình đẳng trong xã hội

1.4.4 Nội dung của việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Nội dung quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối vớiNCCVCM bao gồm nhiều loại hoạt động cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau:

a) Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối

Trang 20

nước về thực hiện chính sách đối với NCCVCM, vì vậy công tác tổ chức bộmáy quản lý cần lưu ý một số vấn đề cơ bản như sau:

- Vị trí và chức năng giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hộivới các ngành tài chính, giáo dục, quốc phòng, công an cần phân định rõràng, không được chồng chéo nhau Trong đó ngành Lao động – Thương binh

và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm,dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hộibắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động,người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới,phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý các dịch vụ công trong các ngành, lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý nhà nước

- Mối quan hệ giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với chínhquyền địa phương là một vấn đề rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máyquản lý công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM, bởi vì trong việcthực hiện và quản lý công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM rất cần

sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương các cấp Điều này càngquan trọng hơn đối với các nước ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưacao, trình độ dân trí, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp lệnh của một bộphận đối tượng thấp

b) Công tác quản lý

Công tác quản lý thực hiện chính sách đối với NCCVCM là một hoạtđộng quan trọng, vì vậy công tác này cần tiến hành quản lý đảm bảo đúng thủtục, quy trình đề ra Để thực hiện công việc này ngành Lao động – Thươngbinh và Xã hội ở các cấp phải điều tra, nắm bắt các thông tin trong thực tế đờisống nhân dân để phản ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng nắm bắt, xử lýkịp thời và đúng quy định Công tác quản lý thực hiện chính sách đối với NC-CVCM gồm:

Thứ nhất, công tác xét duyệt, quản lý về chính sách đối với các đối

tượng là NCCVCM Đây là công tác chuyên môn nghiệp vụ của người thựchiện nhiệm vụ quản lý để trình nhà quản lý hướng dẫn, chỉ đạo về chuyênmôn nghiệp vụ đối với công chức phụ trách mảng văn hóa, xã hội ở cấp cơ sở,

Trang 21

các đối tượng chính sách và gia đình họ; người thực hiện nhiệm vụ quản lýtrên lĩnh vực này phải tiến hành thống kê, kê khai chính xác, đúng quy địnhcủa Nhà nước và thường xuyên lập báo cáo với các cấp.

Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách và

pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực NCCVCM

Thứ ba, phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn

dân chăm sóc, giúp đỡ NCCVCM và các đối tượng chính sách xã hội

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Bộ phận thanh

tra, kiểm tra trên lĩnh vực thực hiện chính sách đối với NCCVCM tham mưucho các cấp chính quyền, các nhà lãnh đạo, quản lý của lĩnh vực này; đồngthời phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý viphạm nhằm hạn chế các tiêu cực trong việc thực hiện và quản lý công tác thựchiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Ngoài ra trong tổ chức việc thực hiện chính sách đối với NCCVCM còn

có tổ tài vụ giúp các cấp chính quyền, các nhà lãnh đạo quản lý thực hiện vàquản lý tài vụ chi trả kinh phí uỷ quyền cho các đối tượng theo quy định củaNhà nước

c) Tổ chức thực hiện

Kế hoạch triển khai công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM từtrung ương đến địa phương bằng nhiều hình thức như tập huấn cho cán bộ chủchốt và cán bộ nghiệp vụ; đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúngđến tận thôn bản cho nhân dân được biết, được hiểu công tác một cách thấuđáo… Trong thời gian đến cần dựa trên điều kiện thực tiễn để xây dựng kếhoạch cho từng quý, từng tháng; trên cơ sở xác định mục tiêu hàng tháng, tổchức thanh tra, kiểm tra, theo dõi kế hoạch thực hiện đúng thời hạn, thực hiệncác phương pháp quản lý chặt chẽ, chống khai man để hưởng sai quy định

Kết quả việc tổ chức thực hiện được đánh giá chất lượng của việc xâydựng kế hoạch, đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý công tác thực hiệnchính sách đối với NCCVCM; đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng, nắmbắt đời sống của NCCVCM trên địa bàn

Trang 22

1.5 Sự cần thiết của việc quản lý nhà nước về thực hiện chính sách

đối với người có công với cách mạng

1.5.1 Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Trong tình hình hiện nay, khi đất nước đã bước vào thời kỳ xây dựng

và phát triển, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong nước những mặttiêu cực của xã hội đang tiềm ẩn, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội hết sức bứcxúc; các thế lực thù địch nước ngoài vẫn không ngừng chống phá cách mạngViệt Nam bằng các thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ… thì vai tròcủa NCCVCM lại càng có ý nghĩa lớn lao đó là:

Thứ nhất, NCCVCM là cái nôi, là chỗ dựa tinh thần cho việc tuyên

truyền, giáo dục sâu sắc ý thức, đạo đức đối với các thế hệ con cháu về lòngkính trọng sự hy sinh vô bờ bến, về tinh thần đoàn kết dân tộc cao đẹp, chịunhiều gian khổ của của thế hệ cha ông để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ViệtNam Xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, NCCVCM còn là thước đo, còn là tinh thần lao động cần cù,

sáng tạo trong lao động, trong học tập, trong sự nghiệp phát triển kinh tế.Nhiều NCCVCM bị tàn tật nhưng họ vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi “thươngbinh tàn nhưng không phế” đây là những minh chứng cho thế hệ con cháuthấy “ không có việc gì khó…” để cùng chung sức, chung lòng bảo vệ và xâydựng đất nước Việt Nam Xã hôi chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh

Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là uống nước nhớ nguồn, ăn quảnhớ kẻ trồng cây, nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiệnđất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quantâm tới công tác thương binh liệt sĩ và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thươngbinh liệt sĩ đầu tiên ở nước ta Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước đãban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với NCCVCM và thân nhân của NC-CVCM Đây là những chính sách lớn và thường xuyên được bổ sung, sửa đổicho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệthống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sáchkinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có

Trang 23

công Hồ Chí Minh đã nói: “thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc Bởi vậy bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ” Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối

với NCCVCM là bổn phận, trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơnđáp nghĩa Mục đích của chính sách là đảm bảo cho NCCVCM có được cuộcsống ấm no, ổn định về vật chất và tinh thần và tạo điều kiện cho NCCVCM

sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xãhội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình gópphần phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước

Ưu đãi NCCVCM là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đó

là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với NCCVCM, là trách nhiệm

và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước Pháplệnh ưu đãi NCCVCM không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà cònmang tính nhân văn sâu sắc; nó thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dântộc Việt Nam; giáo dục cho các thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rènluyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xâydựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả tolớn mà cha ông ta đã ra sức đấu tranh và gìn giữ Vì vậy những chính sách ưuđãi đối với NCCVCM là những chính sách vô cùng quan trọng Thực hiện tốtcác chính sách đối với NCCVCM sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữvững thể chế chính trị và ngược lại

Pháp lệnh về ưu đãi NCCVCM là công cụ quan trọng trong việc quản lý

xã hội trên lĩnh vực này, nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước đối với NCCVCM; tạo môi trường pháp lý thuận lợi đểcác cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cựcvào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho NCCVCM; tạo sự đồng thuận caotrong việc thực hiện chính sách đối với NCCVCM; góp phần bảo đảm côngbằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để NCCVCM xây dựng cuộc sống vàtiếp tục khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng xã hội

Trang 24

1.5.2 Xuất phát từ tình hình thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM

là việc các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đốivới NCCVCM làm cho các quy định được thực hiện một cách đầy đủ và đúngđắn nhất; đảm bảo sự công bằng giữa các các đối tượng, gia đình, giữa cácvùng miền, giữa các dân tộc với nhau; góp phần nâng cao đời sống vật chất,tinh thần và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những công lao to lớn củaNCCVCM với đất nước Chính vì lẽ đó việc tổ chức và thực thi các giải phápquản lý phải đảm bảo tính thống nhất cao; mỗi một cơ quan quản lý công tácthực hiện chính sách đối với NCCVCM không thể tuỳ tiện đề ra những giảipháp quản lý công tác này đi trái ngược với quy định của toàn ngành Tuynhiên điều đó không có nghĩa là thủ tiêu tính sáng tạo của từng cơ quan quản

lý về công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM trong việc tìm tòi cácgiải pháp cụ thể, miễn là các giải pháp đó phù hợp với tình hình thực tế và hỗtrợ cho các giải pháp chung nhất toàn ngành

Các chính sách, chủ trương, đường lối, pháp luật… với vai trò là công

cụ quản lý giúp nhà quản lý thực hiện được các mục tiêu đề ra Nếu chínhsách phù hợp với điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan thì chính sáchmới chỉ thành công trên phương diện lý thuyết mà mục tiêu quản lý chưa thựchiện được Quản lý là khoa học và cũng là nghệ thuật, suy cho cùng cốt lõi củaquản lý chính là quản lý con người; vì vậy để chính sách NCCVCM đi vàocuộc sống, được mọi người dân chấp hành thực hiện thì khi đề ra các chínhsách các nhà làm luật cần phải nghiên cứu sâu sắc về nhân tố con người

Trên thực tế hiện nay công tác thực hiện thủ tục hành chính về chế độ,chính sách đối với NCCVCM còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyênnhân khác nhau, đã gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiệnchính sách và cả người thực hiện chính sách Ví dụ như việc ban hành vănbản thiếu tính thống nhất, thẩm quyền ban hành và giải quyết công việc cònchồng chéo nhau; thủ tục hành chính còn rườm rà dẫn đến việc giải quyết cácchính sách đối với NCCVCM gặp nhiều khó khăn; một số văn bản quy phạm

Trang 25

pháp luật hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công chưa đầy đủ,thiếu thống nhất; một số quy định hướng dẫn về điều kiện, tiêu chuẩn, quytrình, trách nhiệm xác nhận NCCVCM chưa đồng bộ, thiếu hợp lý; có nộidung quá khắt khe gây khó khăn cho đối tượng, có nội dung quá thông thoángtạo kẽ hở cho các phần tử xấu lợi dụng dẫn đến tiêu cực Bên cạnh những tồntại trên thì công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM còn gặp không ítkhó khăn về đội ngũ nguồn nhân lực quản lý, một phần là do trình độ, năng lực

và nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, một phần là do côngtác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách còn kém, thể hiện:

Thứ nhất, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý NCCVCM còn

yếu kém, một bộ phận cán bộ quản lý yếu cả về trình độ và phẩm chất đạođức, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

Thứ hai, năng lực quản lý của đội ngũ quản lý NCCVCM còn nhiều

hạn chế chưa đáp ứng được phương pháp quản lý, chưa áp dụng công nghệthông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý

Thứ ba, sự nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân đối với

NC-CVCM còn nhiều hạn chế

Trang 26

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Tổng quan về huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.1.1 Lịch sử hình thành

Từ thế kỷ II (trước Công nguyên) Hoài Nhơn đã là một trong những cáinôi của nền văn hóa cổ, một truyền thống văn hóa không chỉ riêng của miềnTrung mà cả Tây Nguyên - Văn hóa Sa Huỳnh, tiếp sau đấy là văn hóaChăm

Tháng 7 năm 1471 Vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn thuộc Quảng NamThừa tuyên, vệ Thăng Hóa gồm 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.Năm 1490 theo Thiên Nam Dư Hạ tập cho biết dưới thời Hồng Đức Phủ HoàiNhơn có 19 tổng và 100 xã Từ khi thành lập Hoài Nhơn được nhà Lê đã rấtcoi trọng, củng cố tổ chức bộ máy cai trị quản lý vùng đất mới và để có đủnhân lực đến định cư và cai quản Từ 1602 chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủHoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam, cử Hoàng tử thứ sáucủa mình sau này là chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào nhậm chức xứ QuảngNam Đến 1651 dưới đời chúa Nguyễn Phúc Tần cho đổi làm phủ Quy Ninh

và năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên là Quy Nhơn.Năm 1825 nhà Nguyễn đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủHoài Nhơn

Sau năm 1975 huyện Hoài Nhơn có 12 xã: Bồng Sơn, Hoài Châu, HoàiĐức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh,Hoài Xuân, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam Ngày 19/2/1986 huyện chia xãBồng Sơn thành thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Tiến Ngày 7/11/1986 huyệnchia xã Hoài Thanh thành hai xã lấy tên xã Hoài Thanh và xã Hoài Thắng;chia xã Tam Quan Bắc thành hai xã lấy tên xã Tam Quan Bắc và Tam Quan;chia xã Hoài Hảo thành hai xã lấy tên xã Hoài Hảo và xã Hoài Phú; chia xãHoài Châu thành hai xã lấy tên xã Hoài Châu và xã Hoài Thuận Ngày3/6/1993 xã Hoài Thắng đổi tên là xã Hoài Thanh Tây; xã Hoài Thuận đổi tên

Trang 27

là xã Hoài Châu Bắc; xã Hoài Tiến đổi tên thành xã Bồng Sơn Tây Ngày11/7/1994 huyện thành lập xã Hoài Hải trên cơ sở thôn Kim Giao của xã HoàiHương và thôn Diêu Quang của xã Hoài Mỹ, sáp nhập xã Bồng Sơn Tây vàothị trấn Bồng Sơn Ngày 26/12/1997 huyện đã chuyển xã Tam Quan thành thịtrấn Tam Quan.

Hiện nay, huyện Hoài Nhơn có 15 xã: Hoài Sơn, Hoài Châu, HoàiChâu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân,Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Tam Quan Nam, TamQuan Bắc và 2 thị trấn Bồng Sơn và Tam Quan

Trang 28

b) Đặc điểm khí hậu

Theo tài liệu của Trạm Khí tượng thủy văn Hoài Nhơn, khí hậu đượcchia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 8, bình quân số giờnắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%, cógió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 - 40 ngày; mùa mưa, từ tháng 9 đếntháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa

517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%, có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ giómạnh, xoáy, kèm theo mưa lớn, gây nên lũ lụt

c) Đặc điểm địa hình, thủy văn

Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc

và chia làm 2 dạng địa hình chính: dạng địa hình đồng bằng được bao bọc bởicác dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình8-10 m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25 m, nơi thấp nhất là giáp biển 1 m;dạng địa hình đồi núi thấp, núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ caobình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725 m Nhìn chung 2dạng địa hình này mang đặc điểm khác nhau, chi phối đến sản xuất nông, lâmnghiệp của huyện

Huyện Hoài Nhơn có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn(Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn huyệnHoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương) Đây là con sông lớn nằm

ở phía nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với lượngnước đạt 1.844 m3/năm, ngoài ra còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ởphía bắc của huyện

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa, Hoài Nhơn

sẽ có nhiều cơ hội quy tụ các chương trình, dự án phát triển của quốc gia cũngnhư quốc tế, tạo điều kiện nâng cao cuộc sống của người dân từ đó góp phầnnâng cao đáng kể công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM Đây làmột yếu tố vô cùng cần thiết của một quốc qua, dân tộc, cộng đồng trong quátrình phát triển của mình Dù là một huyện đồng bằng ven biển còn khó khăn,bộn bề nhưng Hoài Nhơn vẫn còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển nếu

Trang 29

như nó được khai thác và sử dụng tốt Một trong những tiềm năng đó là: HoàiNhơn là một địa bàn xung yếu của tỉnh Bình Định, có tầm quan trọng về kinh

tế và quốc phòng, thuận lợi cho việc giao lưu với tỉnh Quảng Ngãi và cáchuyện phía Bắc của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội Điểm nổi bật trong

sự phát triển của Hoài Nhơn là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triểnkinh tế - xã hội và dân sinh được tập trung đầu tư khá mạnh Trong những nămgần đây, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Hoài Nhơn đều đạt và vượt kếhoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá hợp lý, đời sống nhân dân được cải thiệnđáng kể Điều này được thể hiện qua Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xãhội năm 2015 của Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Nhơn như sau:

a) Đặc điểm về dân cư

Theo niên giám thống kê năm 2015, Hoài Nhơn có trên 206.000 người,mật độ trung bình 488,8 người/km² Số người trong độ tuổi lao động chiếm54% dân số, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động chiếm52,8% dân số; số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động chiếm5,4% dân số; số lao động đang làm việc chiếm 52,3% dân số trong đó 71%làm việc trong các ngành thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; nguồn laođộng dự trữ chiếm 5,9% dân số

b) Đặc điểm về kinh tế

Về nông – lâm - ngư nghiệp: năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đạt 1.325,2 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm

2014, trong đó nông nghiệp 604,49 tỷ đồng (chiếm 45,6%); lâm nghiệp 38 tỷđồng (2,9%); thủy sản 682,72 tỷ đồng (chiếm 51,5%) Hiện nay trên địa bànhuyện Hoài Nhơn có 5 xã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định công nhậnđạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới đó là: Tam Quan Bắc, HoàiChâu Bắc, Hoài Hương, Hoài Tân và Hoài Châu; 7 xã đạt từ 10 đến 14/19tiêu chí, 3 xã đạt dưới 10/19 tiêu chí (Hoài Phú, Hoài Xuân và Hoài Mỹ)

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: năm 2015, sản xuất công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá, ước đạt1.750 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2014 Một số sản phẩm tăng khá như

Trang 30

tăng 19,4%; hàng may mặc tăng 19,9%; gỗ chế biến xuất khẩu tăng 19,7%;đóng mới tàu thuyền tăng 14,3% so với năm 2014 Đến năm 2015 huyện đãxây dựng và đưa vào hoạt động 8 cụm công nghiệp và 1 khu chế biến thủysản tập trung, đã thu hút 34 doanh nghiệp trong đó có 29 cơ sở sản xuất ổnđịnh với vốn đầu tư 814 tỷ đồng, giải quyết việc làm trên 6.000 lao động Cáclàng nghề truyền thống như dệt chiếu, thảm xơ dừa, bánh tráng, bún số tám,chế biến nước mắm, vi cước cá góp phần phục vụ đời sống, giải quyết việclàm và tăng thu nhập cho người lao động.

Về dịch vụ và thương mại: thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Hoài

Nhơn liên tục phát triển, hình thành nhiều kênh phân phối, hàng hóa đa dạngđáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm

2015 ước trên 8.125 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2014 Các dịch vụ bưuchính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảohiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dântrên địa bàn huyện

c) Đặc điểm về xã hội

Về giáo dục: sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Hoài

Nhơn tiếp tục được đầu tư phát triển về số lượng lẫn chất lượng, nhìn chungmạng lưới trường, lớp học đã được bố trí đều khắp, thuận lợi cho việc đi lạicủa học sinh và giáo viên Năm 2015 toàn huyện Hoài Nhơn có 6 trườngtrung học phổ thông, 17 trường trung học cơ sở và 30 trường tiểu học Trongnăm học 2015 – 2016 toàn huyện có 45.414 học sinh, trong đó mầm non có7.129 học sinh (tăng 127 hoc sinh), tiểu học có 18.289 học sinh (tăng 99 họcsinh), trung học cơ sở có 13.263 học sinh (tăng 579 học sinh) và trung họcphổ thông có 6.733 học sinh (giảm 471 học sinh) so với năm học 2014 - 2015.Chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, số lượng họcsinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn98%, huyện đang xây dựng 5 trường đạt chuẩn quốc gia Huyện cómột trường Trung cấp nghề và một Trung tâm Giáo dục thường xuyên hướngnghiệp đào tạo nghề ngắn hạn như điện dân dụng, may, thú y…cho lao độngtrong huyện, cung ứng việc làm cho huyện cũng như các tỉnh khác

Trang 31

Về y tế: công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng, cơ sở

vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường Huyện có 1 Bệnh viện đa khoakhu vực Bồng Sơn, 1 Trung tâm y tế huyện và 16 trạm y tế xã, thị trấn Đếncuối năm 2015 toàn huyện có trên 553 giường bệnh với hơn 400 cán bộ ngành

y tế, trong đó có 85 bác sĩ và nhiều cán bộ đại học, sau đại học và hàng trămthầy thuốc đang hành nghề y, dược tư nhân; trên địa bàn huyện 100% xã, thịtrấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 96,7% thôn khối phố được công nhận thôn,khối phố sức khỏe Hiện nay ngành y tế đang rà soát tiêu chí xây dựng nôngthôn mới để đầu tư nâng cấp 15 trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định

Tóm lại, Hoài Nhơn có vị trí thuận lợi với địa hình đa dạng, phong phú,đặc biệt có ưu thế về giao thông và không gian kinh tế biển, có tiềm năng pháttriển cả về nông, lâm, ngư nghiệp, có nguồn lao động dồi dào, con người rấtcần cù và năng động, tuy nhiên do không được thiên nhiên ưu đãi và xa cáctrung tâm kinh tế lớn nên quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sáchđối với NCCVCM cần phải được quan tâm đúng mức, nhất là đầu tư về cơ sởvật chất cho công tác chăm lo đời sống đối với NCCVCM trên địa bàn huyện

2.2 Thực trạng công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

“Nhân dân Hoài Nhơn có truyền thống yêu nước nồng nàn, anh dũng,bất khuất và kiên cường trong đấu tranh chống xâm lược, cần cù, sáng tạo,năng động trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước” [5, tr.5].Chính vì vậy, Hoài Nhơn là địa phương có số lượng NCCVCM tương đốiđông, điều này yêu cầu Hoài Nhơn phải xem trọng công tác thực hiện chínhsách đối với NCCVCM trên địa bàn Trong những năm qua Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân huyện Hoài Nhơn luôn quan tâm và thực hiện tốt công tácthực hiện chính sách đối với NCCVCM Điều này được thể hiện thông quatình hình thực hiện của công tác:

2.2.1 Công tác tổ chức quản lý nhà nước về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Trang 32

Công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM là trách nhiệm của cả

hệ thống chính trị và của toàn xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhànước đối với NCCVCM đồng thời ghi nhận công lao, đóng góp, sự hy sinh,cống hiến, vai trò của NCCVCM trong xã hội Thực hiện chính sách đối vớiNCCVCM là một trong những mục tiêu kinh tế, chính trị - xã hội mà Đảng bộ

và chính quyền huyện Hoài Nhơn đã đề ra trong phương hướng kế hoạch pháttriển của huyện Để triển khai thực hiện chính sách đối với NCCVCM, Uỷban nhân dân huyện Hoài Nhơn đã giao cho phòng Lao động – Thương binh

và Xã hội thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực NCCVCM theođúng quy định, có trách nhiệm giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo theo dõicông tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM và gia đình họ

a) Lịch sử hình thành phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Sau khi đất nước thống nhất, nhân dân ta bắt tay xây dựng quê hươngtheo con đường XHCN dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là ĐảngCộng sản Việt Nam Nhà nước đã củng cố ở những vùng giải phóng và thiếtlập một số bộ ngành, phòng, ban mới hoặc bãi bỏ để phù hợp với tình hìnhmới, vì thế ngày 20/7/1975 các bộ phận hình thành chung bộ máy nhà nướctrong đó có bộ phận Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực Tổ chức chính quyền và Lao động - Thươngbinh và Xã hội Đến năm 1980 Hoài Nhơn thành lập phòng Tổ chức và Laođộng thương binh Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tổchức chính quyền và Lao động - Thương binh và Xã hội trực thuộc Ủy bannhân dân, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và hướng dẫn nghiệp

vụ của ngành dọc cấp trên đó là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnhBình Định Đến 1/1984 do sắp xếp biên chế tổ chức nên đã tách phòng Tổchức và Lao động - Thương binh và Xã hội thành 2 cơ quan đó là phòng Laođộng – Thương binh và Xã hội và ban Tổ chức chính quyền Năm 1986 khichính sách này thay đổi, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì phòng chuyển sangmột bước khác mới hơn với nhiều nhiệm vụ không kém phần phức tạp và khó

Trang 33

khăn Từ đó nhiều điểm yếu được bộc lộ trong công tác quản lý lao động,quản lý chính quyền cơ sở các công tác xã hội, yêu cầu thực tế phải có sựcthống nhất giữa các phòng nên năm 1993 đã xác nhập ban Tổ chức chínhquyền và phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện lại, lấy tên làphòng Nội và Lao động – Thương binh và Xã hội Đến năm 2008 khi thựchiện tinh giản bộ máy nhà nước hành chính cồng kềnh nhưng vẫn đảm bảo tốtcông việc nên phòng Nội vụ và Lao động – Thương binh và Xã hội đã tách rathành 2 phòng đó là phòng Nội vụ và phòng Lao động - Thương binh và Xãhội Hiện nay trụ sở của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyệnHoài Nhơn được đặt tại số 02 đường 28/3 thị trấn Bồng Sơn, huyện HoàiNhơn, tỉnh Bình Định

b) Vị trí, chức năng của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn có tư cáchpháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉđạo, quản lý và điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn là cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng tham mưu,giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về việc làm; dạy nghề; laođộng, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảohiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người cócông; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng,chống tệ nạn xã hội

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn có nhiệm

vụ trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kếhoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực

Trang 34

nước được giao; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hànhpháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh

tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địabàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, cơ sởdạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cainghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sởtrợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền; hướng dẫn và tổchức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; hướng dẫn chuyênmôn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ,công chức ở xã, thị trấn; phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phongtrào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ NCCVCM và các đối tượng chính sách xãhội; theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếunại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật vàphân công của Uỷ ban nhân dân huyện; ứng dụng tiến bộ khoa học, côngnghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước

về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn; thực hiện công tácthông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đượcgiao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn có quyềnquản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thựchiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đàotạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người laođộng thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và phâncông của Uỷ ban nhân dân huyện; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính,tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Uỷ bannhân dân huyện

Trang 35

d) Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Hiện nay phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn

có 1 Trưởng phòng, 3 Phó Trưởng phòng và 7 chuyên viên Trong đó Trưởngphòng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Uỷ ban nhân dân huyện vàtrước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về toàn bộ hoạt động chuyên môn củaphòng, trực tiếp phụ trách lĩnh vực thanh tra lao động xã hội và là chủ tàikhoản cơ quan Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệmtheo tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cán bộ của nhà nước quy định PhóTrưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp chỉ đạo một sốmặt công tác, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng phòng vềnhiệm vụ được phân công Phó Trưởng phòng được Chủ tịch Uỷ ban nhândân huyện bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm cán bộ của nhànước quy định Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng đượcTrưởng phòng ủy nhiệm chỉ đạo các hoạt động của cơ quan Hiện nay PhòngLao đông – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn có 3 Phó Trưởng phòngtrong đó 1 Phó Trưởng phòng phụ trách lĩnh vực chính sách người có công, 1Phó Trưởng phòng phụ trách công tác bảo trợ xã hội và 1 Phó Trưởng phòngphụ trách bảo vệ cuộc sống trẻ em, bình đẳng giới

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn có 7chuyên viên phụ trách các mảng: công tác chính sách người có công; công tácbảo trợ xã hội; thanh tra lao động và xã hội; bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em;

kế toán ngân sách trung ương; kế toán ngân sách địa phương và văn thư - thủquỹ

Trang 36

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Bình

đ) Chế độ làm việc của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội làm việc theo chế độ thủtrưởng đồng thời phát huy tính dân chủ sáng tạo của tập thể công chức trong

cơ quan để bàn bạc quyết định Trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hànhmọi hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao và các côngviệc được Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phâncông hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệmkhi để tham nhũng xảy ra có thể gây thiệt hại trong cơ quan, đơn vị thuộcquyền quản lý của mình Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Uỷ bannhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Lao đông – Thươngbinh và Xã hội tỉnh về tổ chức, hoạt động của phòng; xin ý kiến những vấn đềvượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác liên quan đến lĩnh vực quản lý choHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện khi có yêu cầu

Phó phòng phụ trách bảo

vệ cuộc sống trẻ em, bình đẳng giới…

Chuyên viên phụ trách

công tác chính sách

người có công

Chuyên viên phụ trách kế toán ngân sách Trung ương

Chuyên viên phụ trách công tác bảo trợ xã hội

Chuyên viên kế toán ngân sách địa phương

Chuyên viên phụ trách văn thư

Trang 37

Trong chế độ làm việc của phòng, chuyên viên phụ trách mảng chínhsách đối với NCCVCM giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về chính sách thương binh, bệnh binh, liệt sĩ thực hiện quản

lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và các công trình thi công liệt sĩ Ngoài

ra chuyên viên phụ trách mảng này còn phối hợp với các ngành, đoàn thểtrong huyện chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đốitượng chính sách; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnhvực mình phụ trách theo quy định của pháp luật

2.2.2 Khái quát về người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Cùng với sự đổi mới và quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội của Đảng và chính quyền, nhân dân Bình Định trong những nămgần đây đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận NCCVCMtrên địa bàn huyện Hoài Nhơn nói riêng đã từng bước được cải thiện và nângcao Đến hết năm 2015 toàn huyện có 1.993 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong

đó có 189 mẹ còn sống Hiện nay phòng Lao động – Thương binh và Xã hộihuyện Hoài Nhơn đang quản lý 13.092 NCCVCM, trong đó có 6.086 thươngbệnh binh, 2.511 thân nhân liệt sĩ đang hưởng tuất, 2.309 đối tượng cócông giúp đỡ cách mạng và nhiều đối tượng khác (người hoạt động khángchiến bị nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị bắt tùđày, người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng…)

a) Về kinh tế gia đình

Những NCCVCM đa số hiện tại đều là những người cao tuổi, sức khỏeyếu và ngày càng giảm sút, thêm vào đó là những thương tật, bệnh tật, dichứng của chiến tranh để lại vì thế sức lao động kém nên cũng ảnh hưởng đếnthu nhập của họ, đời sống kinh tế khó khăn, vì vậy nguồn thu nhập chủ yếucủa họ là khoản trợ cấp ưu đãi của nhà nước

b) Về học vấn, văn hóa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã tạo nhiều đổi mới cho đờisống xã hội thì công tác giáo dục cũng được chăm lo, đặc biệt là đối tượng

Trang 38

độ học vấn của NCCVCM và thân nhân gia đình của họ được nâng cao bởicác trung tâm cơ sở giáo dục thường xuyên, các trường học trong huyện đãthực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chính sách theo quy định;

c) Về sức khỏe

Do hậu quả của chiến tranh để lại nên đa số NCCVCM bị thương tật,bệnh tật, nhiễm chất độc hóa học hay đau ốm, bệnh cũ hay tái phát khi trở vềcùng gia đình, vì thế nhu cầu của NCCVCM cần khám và chữa bệnh nhiềuhơn NCCVCM có nhu cầu được thăm khám sức khỏe, điều trị và phát thuốctại nhà

d) Về việc làm

NCCVCM trên địa bàn huyện chủ yếu làm nông nghiệp lúa nước, hoamàu và làm tiểu thủ nông nghiệp đan lát, hầu hết là những công việc đơngiản, lao động thủ công, những công việc mang tính thời vụ và không ổn định

về thời gian Vì vậy chính quyền nhân dân huyện cần quan tâm hơn nữa choNCCVCM có được việc làm phù hợp để họ tiếp tục cống hiến những côngsức của mình cho quê hương theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại: “thương binh tànnhưng không phế”

Về nhà ở: đa số nhà ở của các gia đình NCCVCM đã xuống cấp và chậtchội, số lượng gia đình NCCVCM cần được hỗ trợ về nhà ở rất nhiều, vì vậycông tác hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa cần được đẩymạnh hơn nữa

Nhìn chung, NCCVCM trên địa bàn huyện Hoài Nhơn trong nhữngnăm gần đây đã được cải thiện đáng kể về cuộc sống Đa số các gia đình NC-

Trang 39

CVCM có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình so với mức sống củacộng đồng dân cư địa phương Tuy nhiên vẫn còn không ít đối tượng NC-CVCM gặp khó khăn trong cuộc sống, vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địaphương và toàn thể xã hội trong huyện tích cực quan tâm hơn nữa đến NC-CVCM để nhằm thực hiện tốt các chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước

ta về công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM

2.2.3 Thực trạng công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Để có được cuộc sống hạnh phúc hòa bình như ngày hôm nay biết baongười đã ngã xuống cùng với những nỗi đau mất mát, nỗi đau chiến tranh vẫncòn trong lòng mỗi NCCVCM và thân nhân gia đình của họ Hiện nay Đảng

và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng chính sáchNCCVCM, bên cạnh những chính sách đã được ban hành và triển khai thựchiện còn nhiều chính sách mới đang được xây dựng và dần hoàn thiện Có thểnói Hoài Nhơn là địa phương có số lượng NCCVCM nhiều nhất tỉnh BìnhĐịnh Những năm qua Hoài Nhơn đã có sự quan tâm tâm huyết trong thựchiện chính sách cho NCCVCM và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệtrong phát triển kinh tế xã hội cũng như thực hiện chính sách đối với NC-CVCM Nhằm mục đích ghi nhận và đền đáp công lao đóng góp, sự hy sinhcủa những NCCVCM và gia đình họ, huyện Hoài Nhơn nói chung, phòng Laođộng – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Nhơn nói riêng đã tạo mọi điềukiện để bù đắp phần nào về giá trị vật chất và tinh thần cho họ Chính từ đó

mà chính sách ưu đãi, chăm sóc NCCVCM ra đời và đi vào cuộc sống, gópphần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của NCCVCM nói riêng và hơnthế nữa là góp phần ổn định kinh tế, chính trị của địa phương nói chung

Số lượng NCCVCM trên địa bàn huyện Hoài Nhơn được hưởng cácchế độ chính sách của Nhà nước tính đến nay được thể hiện khá rõ trong

Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn

Trang 40

TT Đối tượng Số lượng

(người)

1 Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 (diện

2 Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày

tiền tuất)

5 Anh hùng Lực lượng vuc trang nhân dân, Anh hùng

6 Thương binh, người hưởng chính sách như thương

11 Người phục vụ thương binh, thương bệnh binh ở gia

đình, người phục vụ bệnh binh ở gia đình 28

Trong những năm qua, Hoài Nhơn đã thực hiện tương đối tốt các chínhsách cho NCCVCM, cụ thể chính sách về chăm sóc sức khỏe bao gồm: chínhsách bảo hiểm, chính sách trợ cấp hàng tháng, chính sách điều dưỡng, chính

Ngày đăng: 03/06/2016, 09:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Khác
3. Chính phủ (số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013), Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng Khác
5. Đảng bộ huyện Hoài Nhơn, Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Nhơn giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2011 Khác
6. Đảng bộ huyện Hoài Nhơn, Tóm tắt Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Khóa XVIII trình Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020 Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI Khác
8. Trịnh Văn Đệ (2010), Hoàn thiện công tác quản lý người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Khác
9. Trần Đình Hiếu (2008), Hiện trạng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Khác
10. Phạm Hải Hưng (2007), Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng Khác
11. Tiến sỹ Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện Pháp luật ưu đãi Người có công, NXB Chính trị Quốc gia Khác
12. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4 (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
13. Bùi Nhựt Phong (2003), Chính sách xã hội (Tài liệu lưu hành nội bộ), Trường Đại học Đà Lạt, Đà Lạt Khác
14. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 Khác
15. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (2012), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 Khác
16. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (2013), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013 Khác
17. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (2014), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 Khác
18. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 Khác
19. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (tháng 01/2016), Báo cáo tháng 01/2016 Khác
20. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Báo cáo thành tích của phòng trong 5 năm 2011-2015 Khác
21. Tạ Vân Thiều (2002), Cẩm nang dành cho người quản lý lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công cách mạng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
22. Bùi Thị Thương (2006), Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w