Quan điểm của Hồ Chí Minh I.2/ Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin I.3/ Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ n
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PHÓNG DÂN TỘC VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM
BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN
A.PHẦN MỞ ĐẦU
B.PHẦN NỘI DUNG
**Đặt vấn đề
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc:
I.1/ Cơ sở lý luận và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
I.1.1.Quan điểm của Mác – Lênin
I.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh
I.2/ Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ
nghĩa Mác-Lênin
I.3/ Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
I.3.1.Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:
I.3.1.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
I.3.1.2 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
I.3.2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
I.3.2.1 Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
I.3.2.2 CMTS là không triệt để
I.3.2.3 Con đường giải phóng dân tộc
I.3.3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnhđạo
I.3.4 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân, trên cơ sở liênminh công nông
I.3.5 CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả nănggiành thắng lợi trước CM VS ở chính quốc
I.3.6 CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.I.4.Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc:
I.4.1.Sự vận dụng của Đảng ta
I.4.2.Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc trong thờiđại mới
II.Vai trò của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
II.1.Người đã vạch ra chân lý sáng ngời cho dân tộc Việt Nam
II.2.Người lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
Trang 2II.2.1 Sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam
II.2.2.Người đã giải quyết đúng đắn con đường cứu nước,giải phóng dân tộc,đưa cách mạng tháng 8 đến thành công,lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á
II.2.3.Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh chống
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc (1954-1969)
C KẾT LUẬN
………
A.PHẦN MỞ ĐẦU T
ư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nội dung rất phong phú, đa lĩnh vực
và là hệ thống mở Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung nhữngchuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình Trong các nội dung của
tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có ý nghĩa hàngđầu, trước hết của CM Việt Nam Giải phóng dân tộc, xét về thực chất là đánh đổ áchthống trị, áp bức, xâm lược của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, hình thành Nhànước dân tộc độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp xuhướng phát triển của thời đại, tiến bộ xã hội
Sau khi giành được độc lập dân tộc, phải chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo cho đấtnước phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, dân giàu nước mạnh, dântộc có địa vị và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của nhân loại, giải phóngdân tộc được thực hiên bằng con đường cách mạng vô sản (CMVS)
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt,
là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh làvấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Tư tưởng HồChí Minh là nền tảng tư tưởng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối CM đúng đắn, làsợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tớt thắng lợi
Đối với sự phát triển của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thờiđại Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận CM giải phóng dân tộcthuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xâydựng chủ nghĩa xã hội.Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn ở chỗ, ngay
từ rất sớm Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển thời đại để tìm ra các giải pháp đấutranh giải phóng loài người Người cương quyết bảo vệ và phát triển quan điểm củaLênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối
Trang 3với cách mạng vô sản Tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc vì mục tiêu cao cả.Trong lòng nhân dân thế giới chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại.
B.NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cũng là giải
phóng giai cấp, giải phóng con ngườichiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh Đây cũng là vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thểhiện tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của người trong việc vận dụng những nguyên lýphổ biến của Chủ nghĩa Mac Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam Chính vì vậy, tư tưởng HồChí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngườiđược coi là bước phát triển mới học thuyết Mac Leenin về cách mạng thuộc địa ở thờiđiểm các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do
I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I.1/ Cơ sở lý luận và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
I.1.1.Quan điểm của Mác – Lênin
* Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh
tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác:Dân tộc là sản phẩm của lịch sử Mác-Ăngghen đã đặt
nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học
Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâusắc
I.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa
“Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộcđịa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóclột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dântộc.“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Trích "Tuyên Ngôn Độc Lập" Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba đình ngày 02/09/1945).
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Độc lập hoàntoàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao Trongnền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc
Trang 4 Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự “Nhân dân chúng tôi thành thậtmong muốn hoà bình…kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyềnthiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”
Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập
*Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước
*Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc “Phátđộng chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản…”, đó là chủ nghĩadân tộc chân chính
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủnghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
* Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạngViệt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địacách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lênCNXH…” “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”
* Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác “Phải đấu tranh cho tự
do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”
I.2/ Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Leenin có sứ mệnh lịch sử và vạch rõ con đường và phươngpháp đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.Những vấn đề trên đây đã được các nàh kinh điển của giai cấp vô sản chỉ ra từ rất sớm.Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, năm 1848, Mác, Ăngghen không chỉ luận giảivấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải phóng con người cũngđược đề cập sâu sắc: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người”
Tuy nhiên do cả hai ông đều sống ở Tây Âu nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triểntới trình đọ cao nên trước hết các ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng giai cấp, Mác vàĂngghen đã viết: “hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc nàybóc lột dân tộc khác sẽ bị xóa bỏ”.Mác và Ăngghen cho rằng giải phóng giai cấp lànhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc Sau Mác và Ăngghen, Lêninđã trực tiếp giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc
Trong thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủnghĩa đế quốc Một trong những đặc điểm cơ bản là xâm chiếm thuộc địa, một số nước
đế quốc biến 70% dân số thế giới thành thuộc địa, Lênin đã kế tục và phát triển sựnghiệp của Mác, Ăngghen khi thành lập Quốc tế I và Quốc tế II đại diện cho giai cấp
Trang 5công nhân, cho phù hợp với tình hình mới, Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản do Lêninsáng lập đại diện cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức Tuy nhiên, trongcông cuộc giải phóng Lênin vẫn cho rằng trước hết phải giải phóng giai cấp côngnhân.
I.3/ Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vào điều kiện các nước thuộc địa.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mác đã xây dựng họcthuyết của mình trên cơ sở châu Âu mà châu Âu thì chưa phải là toàn nhân loại HồChí Minh nhấn mạnh: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” củachủ nghĩa Mác, bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình khôngthể có được”, cần: “ Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nóbằng dân tộc học phương Đông, trong đó có Việt Nam, suốt hơn 50 năm đầu thế kỷ
XX là vấn đề dân tộc, thuộc địa Do đó, nếu ở phương Tây, các nhà kinh điển macsxitcho rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người tuy
có liên quan mật thiết với nhau nhưng ưu tiên giải phóng giai cấp công nhân thì HồChí Minh đối với phương Đông, trong đó có Việt Nam giải phóng dân tộc là nhiêm vụtrên hết, trước hết
Hồ Chí Minh cho rằng trong điều kiện các nước thuộc địa thì giải phóng dân tộc
là cơ sở để giải phóng giai cấp, gải phóng con người Trong quan hệ dân tộc và giaicấp thì đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, thìtrước hết là lợi ích giai cấp công nhân Đây là một vấn đề lướn về lý luận và thực tiễntrước kia, hiện nay và cả tương lai Suốt cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã giải quyếtthành công vấn đề dân tộc và giai cấp nói chung, giải phóng dân tộc và giải phóng giaicấp nói riêng Đay là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạngViệt Nam hơn 70 năm qua.Con người và cuộc đấu tranh nhằm giải phóng con ngườigiữ vai trò quan trọng trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.Báo Le Paria (Người cùng khổ) ngày 1-4-1922 Hồ Chí Minh viết: “Le Paria đã sẵnsàng bước vào cuộc chiến đấu, mục đích của báo chắc chắn sẽ đạt được: đó là giảiphóng loài người” Trước khi đi gặp cụ Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anhkhác, Hồ Chí Minh vẫn nghĩ đến con người và sự nghiệp giải phóng con người Thậtsâu sắc và cảm động khi thấy những điều Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta trong Dichúc: “Đầu tiên là công việc đối với con người” Như vậy đối với Hồ Chí Minh trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thì giải phóngdân tộc luôn được đặt lên hàng đầu Đó là sự trung thành, vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng
Trang 6I.3.1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:
I.3.1.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp thuộc địa khác với các nước phươngTây Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phậnmất nước nên có chung số phận là người nô lệ mất nước
Mâu thuẫn co bản ở các nước phương Tây là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâuthuẫn chủ yếu ở xã hội thuộc địa phương Đông là dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thựcdân Do vậy “cuộc dấu tranh giai cấp không diễn ra giống như các nước phương Tây”.Đối tượng cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải
là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế độ xã hội mới.Cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứchưa phải là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung
Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản chủnghĩa Người kêu gọi nhân dân các nước đế quốc phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộnhân dân các nươc thuộc địa đấu tranh giành độc lập
Yêu cầu bức thiết của nhân dân thuộc địa là độc lập dân tộc.
Ở các nước thuộc địa, nông dân là nạn nhân chính bị boc lột bởi chủ nghĩa đế quốc.Nông dân có hai yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng luôn dặt yêu cầu độc lậpdân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất Hay nói cách khác nhiệm vụ hàng đầu của cáchmạng thuộc địa là: “Đấu tranh chống lại thực dân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc”.Tính chất của cách mạng thuộc địa là thực hiện cách mạng tư sản kiểu mới tiến lênchủ nghĩa xã hội.Hội nghị thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1951) do Hồ ChíMinh chủ trì, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm
vụ bức thiết nhất”
Trong nhiều bài nói, bài viết Người khẳng định: “Trường kì kháng chiến nhất địnhthắng lợi, thống nhất, độc lập nhất định thành công”, “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà”
I.3.1.2 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốcthực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân
Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêngbiệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc Đó là những mục tiêucủa chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cachsmnangj chống
đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quầnchúng nhân dân
Trang 75-1941 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ươngĐảng, chủ trương “thay đổi chiến lược”, từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang đẫutranh giải phóng dân tộc Hội nghị khẳng định dứt khoát: “cuộc cách mang ĐôngDương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạngphải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng phải giảiquyết một vấn đề cần thiết “dân tộc giải phóng”, vì vậy cuộc cách mạng Đông Dươngtrong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”, đánh lại kẻ thùcủa dân tộc cả về chính trị và kinh tế.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lốicách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh
I.3.2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
I.3.2.1 Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường với những khuynh hướng chính trị khác nhau sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau nhưng đều bị thất bại Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra HCM sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, Hồ Chí Minh được chứng kiến phong trào cứu nước của ông cha Người rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới, Người đã đến nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới
*Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản:
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước ácmăng(Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, songphong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động,đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885) Việc không thành,Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương Mặc
dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc
Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và ĐinhCông Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khêcủa Phan Đình Phùng (1885-1895) Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nôngdân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913 Thất bại của phong
Trang 8trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyếtnhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu làNhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quânchủ lập hiến của Nhật Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du(1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông
về Xiêm nằm chờ thời Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911).Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lựclượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồicũng không thành công
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng caodân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làmcho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam ởBắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phươngpháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội ở Trung Kỳ, có cuộc vậnđộng Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong tràođấu tranhchống thuế (1908)
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũngnhư các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm đượcmột phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nênchỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh
tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầuvươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể vớinhững hình thức khác nhau
- Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớptrên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyềnthương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực dân Phápphải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản vàđịa chủ lớp trên Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quầnchúng Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họlại đi vào con đường thỏa hiệp
- Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sảnthành thị và tư sản lớp dưới Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn,Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bảnnhư Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế);
ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque),
An Nam trẻ (La jeune Annam) Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang
Trang 9khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang Phan ChâuTrinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926) Cùng với phong trào đấutranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ,tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thayđổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh Có bộ phận đisâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như Nam Đồng thư xã), có bộ phậnchuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).
- Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạtđộng của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927) Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thưxã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính.Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp cácthành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân độiPháp
Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của TônTrung Sơn Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏchế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính trị cụthể, rõ ràng Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trungương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh(Bazin) tại Hà Nội Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước Việt NamQuốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất Trong tình thế hết sức bị động, các lãnh tụ củaĐảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùng với tư tưởng
“không thành công cũng thành nhân” Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ,trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa ở một
số địa phương như Thái Bình, Hải Dương cũng có những hoạt động phối hợp
Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dânPháp dìm trong biển máu Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngànchiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vangkhẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế" Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong tràodân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Namđã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thứcđấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sảnViệt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả vềkinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóngdân tộc Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tưsản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho
Trang 10chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất làlớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới,một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới củanhân dân Việt Nam Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha,nhưng Hồ Chí Minh không tán thành con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm conđường mới
I.3.2.2 CMTS là không triệt để:
Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dương, đến với nhân loại cần lao đang tranh đấu ở nhiều châu lục, quốc gia trên thế giới Người đã kết hợp nghiên cứu lý luận và thựctiễn 3 cuộc CM điển hình: CM Mỹ 1776, CM tư sản Pháp 1789 và CM tháng 10 Nga, Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp Người nhận thấy: CM Pháp cũng như CM Mỹ đều là CM tư sản, CM không đến nơi, tiếng là Cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoàithì nó áp bức thuộc địa, công nhân nỗi dậy khắp nơi Chúng ta đã hi sinh làm CM thì làm đến nơi, làm sao khi CM rồi thì quyền giao lại cho dân chúng số nhiều, thế thì dân chúng khỏi phải hi sinh nhiều lần, dân chúng mới hạnh phúc Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản
I.3
.2.3 Con đường giải phóng dân tộc :
Hồ Chí Minh thấy được CM tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc CMVS, màcòn là một cuộc CM giải phóng dân tộc Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng cácdân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giảiphóng dân tộc”
*Ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của CM Tháng Mười Nga đến phong trào CM Việt Nam:
CM Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử nhânloại-Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới Thành công của CMTháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào CM trên thế giới nóichung và CM Việt Nam, nói riêng Những ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đó đã được Chủtịch Hồ Chí Minh nhận thức rất đầy đủ và hướng phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
đi theo Nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung trong tác phẩm
“Đường cách mệnh” và tác phẩm “CM Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóngcho dân tộc” Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra tính triệt để của CM Tháng MườiNga: “Trong thế giới bây giờ chỉ có CM Tháng Mười Nga là đã thành công và thànhcông đến nơi” Tính triệt để của CM Tháng mười Nga đã được Chủ tịch Hồ Chí Minhnhận thức một cách rất sâu sắc Đó là, chính quyền thuộc về tay đại đa số quần chúngnhân dân lao động Nếu chính quyền còn nằm trong tay “một bọn ít người”-bọn tư bản,thì CM không triệt để, “chưa đến nơi” Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tính triệt
để của một cuộc CM còn thể hiện ở chỗ: giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức,
Trang 11bóc lột một cách triệt để và đem lại hạnh phúc, tự do và bình đẳng thực sự cho họ Điềunày, sau này, được Người thể hiện dưới dạng khát vọng lớn lao: “Tôi chỉ có một hammuốn, ham muốn đến tột bực là làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (5).Nhận xét này của của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lóe sáng khát vọng về xã hội tương lai-xãhội XHCN.
Từ nhận thức về tính triệt để của CM Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định: “CM Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường CM Tháng MườiNga Đây là một trong những bài học thành công của CM tháng Mười Nga “Tinh thần
CM triệt để”, theo Bác, một là tiến công kẻ thù một cách triệt để, hai là, thái độ tinh thầndũng cảm, kiên quyết đấu tranh, không ngại gian khổ hy sinh-Người chỉ rõ: “luôn giươngcao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng CM, không sợ gian khổ, hy sinh, kiên quyết đấutranh đến cùng vì độc lập dân tộc vì CNXH” Vận dụng bài học này vào Việt Nam,Người chỉ rõ: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập”-
CM Tháng Tám; “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, khôngchịu làm nô lệ”-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; “chúng ta quyết không sợ…Không
có gì quý hơn độc lập tự do”-kháng chiến chống Mỹ cứu nước
“Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản” Bài học này đượcchủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách khá nhuần nhuyễn vào cách mạng Việt Nam.Trong quá trình tiến hành CM giải phóng dân tộc cũng như trong CM XHCN, một mặtchúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, mặt khác chúng ta cũng thực hiện tốt nghĩa vụquốc tế với các nước anh em (Lào, Campuchia, Trung Quốc…) và thế giới Về bài họcnày, Người chỉ rõ: “…trong thời đại ngày nay, CM giải phóng dân tộc là một bộ phậnkhăng khít của của cách mạng vô sản, trong phạm vi toàn thế giới, CM giải phóng dântộc phát triển thành CM XHCN thì mới giành thắng lợi hoàn toàn” Lịch sử Việt Namchứng minh nhận định trên của người là hoàn toàn đúng đắn
CM Tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với CM Việt nam,nói riêng và CM thế giới, nói chung Một mặt cổ vũ tinh thần, mặt khác để lại những bàihọc kinh nghiệm hết sức quý báu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nhận xét rất sâusắc, toàn diện về CM Tháng Mười Nga Từ đó, Người lãnh đạo CM Việt Nam theo conđường mà CM Tháng Mười Nga đã mở ra bằng cách vận dụng sáng tạo những bài họckinh nghiệm quý và đưa CM Việt Nam theo xu thế thời đại mà CM Tháng Mười Nga đã
mở ra Và thực tế lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn trong nhận xét và vận dụng nhữngbài học CM Mười Nga vào CM Việt Nam của Bác
Tiếp xúc với luận cương của Lê Nin Người “hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tếthứ ba” chính vì Lênin và Quốc tế thứ ba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”.,Người tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc và chỉ rõ: Các đế quốc vừa xâu xé
Trang 12thuộc địa, vừa liên kết nhau đàn áp CM thuộc địa; Thuộc địa cung cấp của cải và binhlính đánh thuê cho đế quốc để đàn áp CM chính quốc và thuộc địa Vì thế giai cấp vô sảnchính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù và phải biết hỗ trợ nhau chống Đế quốc Người
ví CNĐQ như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc, 1 vòi vươn sang thuộc địa, muốngiết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa CM giải phóngthuộc địa và CM chính quốc là hai cánh của CM vô sản, muốn cứu nước giải phóng dântộc không có con đường nào khác con đường CMVS
Trong bài Cuộc kháng Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sảnthì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp củachủ nghĩa cộng sản và của CM thế giới”
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà CM có xu hướng tưsản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết CM của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựachọn khuynh hướng chính trị vô sản Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc không có con đường nào khác con đường CM”, “…chỉ có CNXH, CNCS mớigiải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nôlệ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Giống như mặt trời chói lọi, CM tháng Mười chiếu sáng năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc CM nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế"
I.3.3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
Các lực lượng lãnh đạo CM giải phóng dân tộc trước khi Đảng cộng sản Việt Nam rađời đều thất bại do chưa có một đường lối đúng đắn, chưa có một cơ sở lý luận dẫnđường Các phong trào chống pháp trước năm 1930 ở nước ta đã xuất hiện các đảng pháinhư: Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng,…chính vìnhững Đảng này thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ, thiếu cơ sở rộng rãitrong quần chúng nên không thể lãnh đạo kháng chiến thành công và bị tan rã với cáckhuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, tư sản
Từ thắng lợi của CM tháng 10 Nga do Đảng cộng sản lãnh đạo, người khẳng định:
CM muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng lãnh đạo, không có đảng chân chính lãnh đạo
CM không thể thắng lợi Đảng có vững CM mới thành công, người cầm lái có vững thìthuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có công nhân làm cốt Không có chủ nghĩacũng như người không có trí khôn, không có kim chỉ nam Đảng phải xác định rõ mụctiêu, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức của Đảng theohọc thuyết Đảng kiểu mới của Lênin
Trang 13Nguyễn Aí Quốc phân tích và cho rằng: “những người giác ngộ và cả nhân dân tađều nhận thấy: làm CM thì sống, không làm CM thì chết Nhưng CM giải phóng dân tộcmuốn thành công, theo Người, trước tiên phải có Đảng CM lãnh đạo Đảng có vững, CMmới thành công Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chínhnhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin CM Việt Nam muốn thắng lợiphải đi theo CN Mác và CN Lênin”
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người khẳng định: “trước hết phải có Đảngcách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị
áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng nhưngười câm lái có vững thuyền mới chạy.”
*Đảng cộng sản Việt Nam chính là người lãnh đạo duy nhất Đầu năm 1930, HồChí Minh sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân
và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luậtnghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng Theo Hồ Chí Minh: “Đảng cộng sảnViệt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc ViệtNam”
Phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin về Đảng cộng sản, Người cho rằng “Đảngcộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam.Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dâncày và lao dộng trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lựcphụng sự Tổ Quốc và nhân dân.” Khi khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam là đảng củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên luận điểmđịnh hướng cho việc xây dựng đảng cộng sản Việt Nam thành đảng có sự gắn kết chặtchẽ với giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kỳ của CMViệt Nam Mọi người Việt Nam yêu nước dù là đảng viên hay không, đều thật sự cảmnhận đảng cộng sản Việt Nam là đảng của Bác Hồ, là đảng của mình, đều gọi đảng “làđảng ta” Hồ Chí Minh đã xây dựng một đảng CM tiên phong, phù hợp với thực tiễn cáchmạng Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự tổ quốc,phụng sự nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình.Ngay từ khi mới ra đời, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sứcmạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam Đó là một đặc điểm, đồngthời là một ưu điểm của đảng Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnhđạo duy nhất đối với CM Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợicủa CM
I.3.4 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông.
I.3.4 1 CM là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức :
Trang 14Năm 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân.Người cho rằng: “ để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương:1-phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn.Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng…”
Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làmphương thức hành động “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức, hoặc làmcho dân quen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường” Người khẳng định “ Việt Nam làm CMgiải phóng dân tộc, đó là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người
CM muốn thắng lợi phải đoàn kết toàn dân, phải làm cho sĩ, nông, công thương đều nhấttrí chống lại cường quyền Trong sự nghiệp này phải lấy công nông là người chủ cáchmệnh… công nông là gốc cách mệnh”
Trong CM tháng 8 năm 1945 cũng như hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ,
Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyênsuốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người “Có dân là có tất cả”, “dễ trăm lần khôngdân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Khi còn hoạt động ở nước ngoài Hồ ChíMinh nói: “đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ,
tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang.Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng là then chốt bảo đảmthắng lợi Người khẳng định: “ dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng khôngchống lại nổi Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì thì kẻ địch không thể nào tiêu diệtđược Chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc”
I.3
.4.2 Lực lượng của CM giải phóng dân tộc :
Để đoàn kết toàn dân tộc, Nguyễn Aí Quốc chủ trương xây dựng Mặt Trận dân tộcthống nhất rộng rãi để liên kết sức mạnh toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do Khisoạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng, trong Sách Lược Vắn Tắt, NguyễnAí Quốc chủtrương: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, TânViệt…để kéo họ đi vào vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và
tư bản An Nam mà chưa mặt phản CM thì phải lợi dụng ít lâu rồi mới cho họ đứng trunglập Bộ phận nào đã ra mặt phản CM thì phải đánh đổ” Sách lược này phải được thựchiên trên quan điểm giai cấp vững vàng- như người xác định: “công nông là gốc cáchmệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cựckhổ bằng công nông, 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi, và trongkhi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào được nhượng một chút lợiích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”
Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực
CM của công nhân và nông dân Người phân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có