1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BAI TIEU LUAN TU TUONG HO CHI MINH docx

26 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Nếu như nước “ lấy dân làm gốc ” là tư tưởng chính trị truyền thống thì đến Hồ Chí Minh, tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giản dị, tự nhiên: "Dân là gốc nước"

Trang 1

LỜI MỞ DẦU



Trong lịch sử, tư tưởng Nhà nước “lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những nhà lãnh đạo, những nhà chính trị lớn Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân và vì dân được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, với chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học, nhân đạo về bản chất nhà

nước mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Nếu như nước “ lấy dân làm gốc ” là tư tưởng chính trị truyền thống thì đến

Hồ Chí Minh, tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giản

dị, tự nhiên: "Dân là gốc nước" đúng như mấy câu thơ của Người:

“Gốc có vững thì cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”

Hơn ai hết, người đã sống trong cảnh nước mất nhà tan, từng chứng kiến cảnh nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ hà khắc, bất chấp luật pháp của bọn thực dân Pháp và phong kiến Nam triều Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, không sợ hy sinh, không ngại khó khăn, gian khổ với mục đích cao nhất là giải phóng đồng bào Khi bôn ba nơi hải ngoại, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước phương Tây, ý tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ở

Hồ Chí Minh

Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, khoa học, cách mạng và nhân văn, Người đã tổ chức và lãnh đạo toàn dân đứng lên xóa bỏ chính quyền bóc lột của thực dân - phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của chủ tịch hồ chí minh là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của nhà nước ta Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mac - Lênin kết hợp chủ nghĩa yêu nước , truyền thống văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây.

Trang 2

PHẦN 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA

TÁC PHẨM

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH

1.1 Cơ sở lý luận.

ta đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước, được phảnánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như “Đại việt sử ký toàn thư”, “Lịch triều hiếnchương loạn chí”… Kinh nghiệm trị nước cũng ghi lại trong các bộ luận nổi tiếngnhư “Hình thư, Quốc triều hình luật, bộ luật Hồng Đức…”

kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc: “ nước lấy dân làm gốc”, tiếp thu nho giáo …

là những hành trang đầu tiên Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu nước vàtìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành độc lập

1.2 Cơ sở thực tiễn.

“Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình.Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết củacác dân tộc với các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, kết hợp chặt chẽ quyền dântộc và quyền con người

Nhà nước tư sản Mỹ, Pháp Người phát hiện ra đằng sau những lời hoa mỹ về “

quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của tuyên

ngôn độc lập 1776 đó là sự bất bình đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết

bao tàn bạo, bất công khác Người coi đó là “những cuộc cách mạng không đến nơi”

vì ở đó chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người

mới: “… phát ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chứckinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng” đã gợi ý cho Người về mộtkiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai mà Người đã nêu ra

trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930.

nước đại biểu cho khối đại đoàn kết của toàn thể quốc dân là một bước chuyển sángsuốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc, phù hợp với

sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam

2 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Chỉ một ngày sau khi giành được chính quyền ở Hà Nội, Hồ Chí Minh đã nhắclại ý kiến của Lênin với các học trò của mình, rằng : “giành chính quyền đã khó, giữchính quyền còn khó hơn”

Trang 3

Người tiên tri, tiên lượng cái khó của chính quyền mới trên nhiều phương diện.

Đó là thù trong giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt Dưới chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế

độ thực dân không kém phần chuyên chế, người dân bị đầu độc nhiều thói xấu nhưlười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác; nước ta không có Hiến pháp,nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ Đặc biệt là những khó khăn củađội ngũ cán bộ, công chức do hạn chế về tài năng, sự hiểu biết và điều hành, quản lýmột xã hội mới - xã hội do dân làm chủ

Khi trình bày những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chínhsách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuậthành chính Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại Chúng ta vừa làm vừahọc Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta

có can đảm sữa chữa khuyết điểm”

Người thấy rõ và hình dung những khó khăn của việc kiến thiết đất nước:

“Công việc phá hoại xong rồi Nay bước đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt, giữ gìn,kiến thiết À! Việc này mới khó chứ Trong việc phá hoại chống kẻ thù đòi độc lập,thì dễ dàng kéo cả toàn dân Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạmđến quyền lợi riêng của một đôi giai từng trong nước Vả lại, chúng ta phải thật thàthừa nhận rằng kinh nghiệm chúng ta còn ít, tài năng chúng ta còn kém, mà côngviệc thì nhiều: nào quân sự, nào ngoại giao, nào tài chính…, trăm đầu nghìn mối,đều những việc mới lạ cho chúng ta Lại thêm nguy hiểm ngoại xâm và tình hình nộitrị”

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là một bộ phận cán bộ bắt đầu có biểu hiện thoáihóa biến chất, lên mặt làm quan cách mạng, hủ hóa, không quan tâm gì đến đời sốngcủa nhân dân

Đúng nửa tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (HàNội), ngày 17- 9- 1945, trong Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà, Hồ Chí Minh đã nói tớiviệc “đề phòng hủ hóa” Người chỉ rõ “cán bộ ta nhiều người “cung cúc tận tụy”, hếtsức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc dân Nhưng cũng có người

hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ côngdinh tư Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ vàĐoàn thể” Người nhấn mạnh “những khuyết điểm trên, nhỏ thì làm cho dân chúnghoang mang, lớn thì làm cho nền đoàn kết lay động” Vì vậy, “chúng ta phải lập tứcsửa đổi ngay Chúng ta không sợ có khuyết điểm, chúng ta chỉ sợ không có quyếttâm sửa đổi Chúng ta phải lấy lòng chí công vô tư” Hồ Chí Minh nghĩ tới những kếsách xây dựng một nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, được lòng dân

Với trăn trở, chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh thật sự của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng đăng trên báo Cứu quốc, số 69, ngày 17 tháng 10 năm 1945.

Nội dung thư như sau:

"Hỡi các bạn!

Trang 4

A Nước ta bị Tây áp bức hơn 80 năm và bốn, năm năm bị Nhật áp bức Dân ta đói rét, khổ sở, không thể nói xiết Ngày nay nhớ lại, còn rất đau lòng Nhờ dân ta đoàn kết một lòng và Chính phủ lãnh đạo khôn khéo, mà chúng ta bẻ gẫy xiềng xích nô lệ, tranh được độc lập tự do

Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

B Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được hết Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm.

Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

C Tôi vẫn biết trong các bạn có nhiều người làm theo đúng chương trình của Chính phủ, và rất được lòng nhân dân Song cũng có nhiều người phạm những lầm lỗi rất nặng nề Những lầm lỗi chính là:

1 Trái phép - Những kẻ Việt gian phản quốc, chứng cớ rõ ràng thì phải

trừng trị đã đành, không ai trách được Nhưng cũng có lúc vì tư thù tư oán mà bắt

bớ và tịch thu làm cho dân oán thán

2 Cậy thế - Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng

túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân.

3 Hủ hoá - ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ,

càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức Ông uỷ viên đi xe hơi, rồi bà uỷ viên, cho đến các cô các cậu uỷ viên, cũng dùng xe hơi của công Thử hỏi những hao phí

đó ai phải chịu?

4 Tư túng - Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì

cũng kéo vào chức này chức nọ Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình

Trang 5

thì đẩy ra ngoài Quên rằng việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai.

5 Chia rẽ - Bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, không biết làm cho các

từng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hoà thuận với nhau Thậm chí có đôi nơi để đất ruộng bỏ hoang, nông gia ta thán Quên rằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết, không chia già trẻ, giàu nghèo để giữ nền độc lập, chống kẻ thù chung.

6 Kiêu ngạo - Tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi.

Coi khinh dân gian, nói phô, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt "quan cách mạng" lên Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ.

D Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung

Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói Chúng ta phải ghi sâu những chữ "công bình, chính trực" vào lòng.

Mong các bạn tiến bộ"

“Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4”

Với chủ đề : “Quyền làm chủ của Nhân dân” Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân chung tay xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong sạch, vững mạnh,

phấn đấu vì mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

« Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta »

Trang 6

PHẦN 2 : NỘI DUNG

QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN QUA THƯ BÁC HỒ GỬI CHO UBND CÁC KỲ, TỈNH, HUYỆN VÀ LÀNG NGÀY 17/10/1945

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà Nước Pháp Quyền :

1.1.1 Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử:

mang tính pháp quyền Tổ chức bộ máy nhà nước lúc bấy giờ gồm: Đại hội nhândân; Hội dồng bốn trăm (Ở Aten lúc bấy giờ tồn tại bốn bộ tộc, mỗi bộ tộc củ 100đại biểu vào Hội đồng) và Toà án nhân dân do dân bầu ra theo nguyên tắc nhiều

- Praton (Năm 427-374 TCN) coi hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật và chorằng nhà nước sẽ ngừng hoạt động nếu Toà án không được tổ chức một cách thoảđáng

- Aristote (Những năm 384-322 TCN) thì khẳng định yếu tố cơ bản cấu thành phẩmchất chính trị trong các đạo luật là sự phối hợp của tinh đúng đắn về chính trị của nóvới tính pháp quyền

dưới hiệu lực của pháp luật, mà tiêu chuẩn đánh giá công minh của các đạo luật docon người làm ra là phải phù hợp với quyền tự nhiên của con người

- Locke (Những năm 1632 -1704 SCN) đã xây dựng học thuyết về toàn bộ quyền lựcnhà nước là của nhân Ông luận giải: Nguồn gốc và bản chất của nhà nước, quyềnlực của nhà nước xuất phát từ quyền tự nhiên của con người, quyền con người làquyền tối cao, bất khả xâm phạm Quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu là giá trịchủ đạo của quyền con người Để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, mọingười trong xã hội thảo luận lập ra chính quyền có quyền lực chung để bảo vệ quyền

tự nhiên của con người Chính quyền chính là sự uỷ quyền của mọi thành viên trong

xã hội

+ Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân, quyền lực củanhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước Trong quan hệ với nhân dânnhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sử uỷ quyền của nhân dân

+ Nhà nước -x ã hội chính trị hoặc xã hội công dân thì thực chất là một khế ước

xã hội trong đó công dân nhượng một phần quyền lực chung cho quyền lực nhànước

+ Bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí quan trọng để xác định giới hạn

và phạm vi hoạt động của nhà nước

lập pháp, hành pháp, tư pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan thì conngười sẽ không có tự do Nếu như quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thìtoà án sẽ trở thành kẻ đàn áp nhân dân và tất cả sẽ bị huỷ diệt

Trang 7

- Ngoài ra còn nhiều nhà tư tưởng nhà nước pháp quyền khác như:Roussou (1712 -1778), Kant (1724 -1804), Heeghen (1770-1831) và tiếp đó là nhà

tư tưởng nhà nước pháp quyền vĩ đại Mác, Awnghen

quốc gia đã đưa ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền như sau:

“Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cánhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người đượcpháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảmthực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôntrọng giá trị nhất của con người và đảm bảo cho công dân có khả năng, điều kiện,chống lại sự tuỳ tiện của cơ quan nhà nước bằng việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợphiến và hợp pháp của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước Nhànước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái ngoàiHiến pháp, và pháp luật đã quy định Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vịtrí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền tự do và quyền côngdân”

1.1.2 Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh :

Nhà nước pháp quyền là gì ?

Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu

và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước phápquyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng phápluật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật

Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùngpháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước

Xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền, yêu cầu mọi người sống và làmviệc tuân thủ pháp luật là nội dung chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.Người nói: “ Pháp lụât của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do,dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong

kỷ luật Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác.Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của ngườikhác là phạm pháp”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã được phát triểntrong quá trình hoạt động cách mạng của Người Người đã dành không ít tâm trí,nghị lực để xây dựng một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của dân, dodân và vì dân

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân :

Thế nào là nhà nước của dân?

Nói nhà nước là của dân, như Điều 1 Hiến pháp năm 1946 do Người làm

Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định rõ: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo".

Trang 8

Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng qui định: "Những việc quan hệ đến vận mệnh

quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết" Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.

Sau khi giành được chính quyền, nhân dân uỷ quyền cho các đại diện do mìnhbầu ra Đồng thời: "Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm củanhân dân"

Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân

chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luât không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các

thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Cũng trên ý nghĩa đó,các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là "công bộc"của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này

Nhưng có những "vị đại diện" đã lầm lẫn sự uỷ quyền đó với quyền lực cánhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền… Chính cơn khát quyền lực ấy đã sinh ra biếtbao chuyện đau lòng mà Bác Hồ từng phê phán: "Cậy thế mình ở trong ban này ban

nọ, rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩđến dân Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thếvới dân"

Với một nhãn quan văn hóa chính trị sáng suốt, Hồ Chí Minh thấu suốt sựnghiệp kiến thiết cần phải có nhân tài Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợicủa mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào côngcuộc xây dựng nước nhà Chính phủ mới cần phải có những người có đức có tài đểquản lý đất nước Chế độ dân chủ cộng hòa phải khác hẳn về chất so với chế độ vuaquan, thực dân đế quốc Một trong những cái khác căn bản là quyền làm chủ, quyềndân chủ và quyền bầu cử của nhân dân để nhân dân lựa chọn ra những người thật sự

có đức có tài để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân Một ngày trước khi tổ chứcTổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

Hồ Chí Minh có lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu Người nói: “Ngày mai, là mộtngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ… Ngày mai là một ngày đầu tiêntrong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ củamình… Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thaymặt cho mình, và gánh vác việc nước Ngày mai, mỗi người nên vui vẻ hưởngquyền lợi của một người dân độc lập, tự do”

Phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá ngày 1- 1946 Người nói: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng

5-mà nghĩ lợi chung Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không bầu.Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy”.Sau khi nước nhà được độc lập, nỗi quan tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh là dânđược hưởng tự do, hạnh phúc Hạt nhân trong di sản của Người là chữ “DÂN”: “Đốivới dân, ta đừng làm gì trái ý dân Dân muốn gì, ta phải làm nấy” Dân muốn cónhững cán bộ, đảng viên quyết tâm, suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc,

Trang 9

phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Dân muốn cán bộ phải đủ phẩm chất đạođức, năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phong cách công tác quần chúng, có như vậythì mới làm tròn bổn phận là công bộc của dân Dân muốn những cán bộ khi đạo đức

và năng lực trí tuệ không tương thích với chức vụ, quyền hạn, không còn được dântín nhiệm thì phải sẵn sàng, vui vẻ từ chức Dân không muốn có những cán bộ “chỉbiết lên mà không biết xuống Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ Chỉham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực”

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước do dân :

Thế nào là nhà nước do dân?

Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình: Nhà nước đó

do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động Nhà nước đó lại

do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ Do đó, Người yêu cầu: "Tất cả các cơ quan nhà

nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu

sự kiểm soát của nhân dân" "Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dânchúng phải đập đổ chính phủ ấy đi, và gây nên Chính phủ khác" Nghĩa là khi các cơquan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽbãi miễn nó

“Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất làmưu tự do hạnh phúc cho mọi người Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũngphải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy Người khẳng định: “Các Ủy ban nhân dânlàng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương phải chọn trong những người có côngtâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đôngđảo nhân dân tín nhiệm Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui lọtvào các Ủy ban đó”

Để khắc phục những khó khăn và hạn chế đó, Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầuviệc củng cố sự đoàn kết toàn dân, mà một trong những biện pháp quan trọng hàngđầu vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài là chính sách dùng người, “đemnhững người có danh vọng hoặc có tài cán ở địa phương vào giúp việc”, tìm ngườitài đức, chiêu hiền đãi sĩ, cầu người hiền tài Theo Người, “việc dùng nhân tài, takhông nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe Miễn là không phản lại quyềnlợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổquốc là có thể dùng được Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai

có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”

1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vì dân :

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được Đó là

nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở

xuống đều là công bộc của dân Vì vậy:

"Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Trang 10

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh"…

Nhiều nhà nước của giai cấp thống trị khi còn ở giai đoạn tích cực và tiến bộ

cũng chủ trương thân dân, thậm chí cũng tuyên bố là nhà nước "vì dân", nhưng đó

chỉ là một thiện chí hay một chiêu bài, bởi vì cái cơ bản là nếu chính quyền đókhông của nhân dân và không do nhân dân làm chủ mà do các ông quan làm chủ thì

không bao giờ nó có thể vì dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chế độ ta là chế

độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả cáccán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào vàngành nào đều phải là đầy tớ trung thành của nhân dân"

Hai chữ "đầy tớ" Người dùng gốc từ hai chữ "công bộc" vốn có nghĩa là người

phục vụ chung của xã hội (servireur public), cũng là một cách dùng để chỉ hàng ngũquan lại, dưới chính thể phong kiến hay tư sản đều có dùng, chứ không hề có ý miệtthị các chức vụ này

Nhưng đối với cán bộ nhà nước, Bác Hồ không bao giờ chỉ nhấn mạnh một vế.

Là người phục vụ, cán bộ nhà nước, đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn

của nhân dân Người nói: "Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực

lượng Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường" Trong Di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa "là người

lãnh đạo", vừa "là người đầy tớ trung thành của nhân dân" Là người đầy tớ thì phải

trung thành, tận tuỵ, cần kiệm kiêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau

thiên hạ… Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt,

nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài… Như vậy, để làm người

thay mặt nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.

Trong bức thư gửi Uỷ ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ:

"Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nhưngnếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng cónghĩa lý gì” Sau khi nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ "từ toànquốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung chodân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp,Nhật Người đã nghiêm khắc phê phán những "lỗi lầm rất nặng nề" mà nhiều cán bộphạm phải như làm việc trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo đãkhiến dân oán thán kêu ca, làm mất lòng tin cậy của dân, làm hại đến uy tín củaChính phủ Cuối thư, Người thẳng thắn cảnh tỉnh: “Chúng ta không sợ sai lầm,nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa Vậy nên, ai không phạm nhữnglầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ Ai đã phạmnhững lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chínhphủ sẽ không khoan dung"

Ngày 17-10-1945, Hồ Chí Minh viết bài “Bỏ cách làm tiền ấy đi” đăng trên báoCứu quốc, số 69 Nội dung bài báo là đề cao Ủy ban nhân dân tổ chức theo một tinhthần dân chủ mới, khoa học, rất cấp tiến nên không thể “đè đầu bóp cổ”, hay dùngnhững thủ đoạn không chính đáng như làm tiền bằng cách bán ngôi thứ Người viết:

“Làm tiền bằng cách bán ngôi thứ tức là gây cho dân chúng có óc hiếu danh, trong

Trang 11

khi cần phải trừ tiệt óc đó để gây cho mọi người có óc thiết thực, góp sức vào côngcuộc giữ gìn và xây dựng đất nước… Bán ngôi thứ làm cho óc người ta đen tốithêm! Tiền lấy như vậy cũng là một thứ tiền phi nghĩa Cách làm tiền đó có hại cho

sự tiến hóa của dân, cần phải bỏ ngay đi, cũng như cần phải phủi đi hết những hủ tụckhác như làm rượu ăn mừng được bầu vào Ủy ban”

Cùng với việc phê phán việc mua chức bán quyền, đồng thời Hồ Chí Minhcũng chỉ ra những lỗi lầm khác rất nặng nề như “cậy mình ở trong ban này ban nọ,rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đếndân Quên rằng dân bầu ra mình là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thếvới dân Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô các cậu ủy viên, cũngdùng xe hơi của công Thử hỏi những phao phí đó ai phải chịu?”

QUYỀN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ MẠNH MẼ.

2.1. Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ,

trước hết phải là một nhà nước hợp pháp , hợp hiến.

Sau khi giành được chính quyền trong cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay

mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng

bào và với thế giới về sự khai sinh của Nhà nước Việt Nam mới, qua đó biểu dươnglực lượng và ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm giũ vững nền tự do, độclập của mình

Ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà(3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập sáu vấn đề cấp bách, trong đó vấn đềthứ ba là: "Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chứccàng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu" đểsớm có một nhà nước hợp hiến do dân bầu ra Ngày 20-9-1945, Người ký sắc lệnh

số 34 thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đểchuẩn bị đệ trình Quốc hội Uỷ ban gồm 7 vị, do Người là Trưởng ban

Mặc dù những khó khăn dồn dập do thù trong, giặc ngoài gây ra, cuộc Tổngtuyển cử trong cả nước đã được tiến hành chỉ bốn tháng sau ngày độc lập Đây làmột cuộc phổ thông đầu phiếu được tổ chức nhanh nhất, diễn ra sớm nhất, một kỷlục chưa quốc gia nào đạt được kể từ sau khi lật đổ ách thống trị thực dân, đưa lựclượng chính trị của nhân dân lên cầm quyền

2.2 Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng

đưa pháp luật vào cuộc sống.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh

mẽ là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.

Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau,

nương tựa vào nhau mới bảo đảm được cho chính quyền trở nên mạnh mẽ Không

Trang 12

thể có dân chủ ngoài pháp luật, vì pháp luật là bàn đỡ của dân chủ Mọi quyền dânchủ của người dân phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệthống pháp luật phải bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng

trong thực tế Xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm được việc thực

hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Ngay từ năm 1919, khi đưa ra bản Yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân

chủ cho nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thực dân Pháp phải cải cách

nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế

bằng các đạo luật Trong Việt Nam yêu cầu ca, Người khẳng định vai trò của pháp

luật bằng câu:

"Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".

Là người sáng lập Nhà nước dân chủ mới Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minhcũng là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp Ở cương vị

Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và

Hiến pháp 1959, đã ký Lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác…

Một mặt, chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nước ta, mặt

khác, Người hết sức chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo ra cơ chế bảo đảm

cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ

quan nhà nước và trong nhân dân

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: lúc dân biết và dám phê bình ngườilãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ hoá khácao

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân

phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, đồng thời không ngừng nhắc nhở cán

bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là cáccán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã thấy rõ phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũcán bộ, viên chức có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hànhchính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một tiêu chuẩn

cơ bản của người cầm cân nảy mực cho công lý

2.3 Tích cực Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước có

đủ đức, đủ tài.

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho rằng,phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhànước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính vànhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bảncủa người cầm cân công lý Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đóđức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả Cụ thể là:

Trang 13

(3) Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng khôngkiêu, bại không nản”

Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người kýsắc lệnh ban hành Quy chế công chức Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậyphải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính Nội dung thituyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử

và ngoại ngữ Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần côngbằng dân chủ của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho phápquyền Việt Nam

Nhưng trong vấn đề cán bộ quản lý nhà nước điều quan tâm của Người vẫn làphẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, bởi thiếu điều

cơ bản này thì dù có năng lực mấy cũng không dùng được

SẠCH, VỮNG MẠNH, HIỆU QUẢ.

3.1 Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm cảnh báo những căn bệnh của cán bộ và sự quanliêu hóa của bộ máy nhà nước Ngày 17- 9- 1945, trong Thư gửi các đồng chí tỉnhnhà, Hồ Chí Minh đã nói tới việc “đề phòng hủ hóa” Người chỉ rõ “cán bộ ta nhiềungười “cung cúc tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốcdân Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hànhđộc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm chodân oán đến Chính phủ và Đoàn thể” Người nhấn mạnh “những khuyết điểm trên,nhỏ thì làm cho dân chúng hoang mang, lớn thì làm cho nền đoàn kết lay động” Vìvậy, “chúng ta phải lập tức sửa đổi ngay Chúng ta không sợ có khuyết điểm, chúng

ta chỉ sợ không có quyết tâm sửa đổi Chúng ta phải lấy lòng chí công vô tư” HồChí Minh nghĩ tới những kế sách xây dựng một nhà nước thật sự trong sạch, vữngmạnh, được lòng dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà chính trị lão luyện và sáng suốt đã thâu háiđược những kinh nghiệm lịch sử quý báu trong văn hoá trị nước của loài người và đãvận dụng nó một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo Trong suốt 24 năm ở cương vị đứngđầu Nhà nước, Bác Hồ là một sự mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật,

Người luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai

trò, sức mạnh của luật pháp.

Trước hết, chính trị Hồ Chí Minh là một nền chính trị đạo đức; và đạo đức cao

nhất, theo Người là: "Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân mà đấutranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc"

Suốt đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu chấp hành kỷ cương, phépnước, đồng thời cũng suốt đời kiên trì giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhất

là những người có chức có quyền

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đề cương môn học tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ giáo dục đào tạo theo công văn 23/QĐ của Bộ giáo dục và Đào tạo, 8/2003 Khác
2. Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Khác
3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ giáo dục và Đào tạo, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 Khác
4. Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1990 Khác
5. Mác, Ănghen tuyển tập, t 1. Nxb ST, HN. 1980 Khác
6. V.I. Lênin: Toàn tập, T4, tr. 471. Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976 Khác
7. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12 Khác
9. Nguồn Trích : Báo Cứu Quốc, số 69, ngày 17/10/1945 Khác
10. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 131 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w