1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua tình hình thực hiện chi phí theo từng khâu kinh doanh và chi phí vận chuyển

57 823 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 293,13 KB

Nội dung

Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gồm nhiều hoạt động như hoạt động sản xuất, hoạt động thương mại, hoạt động tài chính… - Mỗi hoạt độn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ - -

kinh doanh và chi phí vận chuyển.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN PHONG NHÃ SINH VIÊN: NGUYỄN ANH ĐỨC

MÃ SV : 52945

Trang 2

Mục lục

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh doanh là một vấn đề có tầm quantrọng đối với các đơn vị kinh doanh Hơn nữa, thu nhập và mức sống của người tiêudung được nâng cao, cho phép họ có thể lựa chọn nhiều hơn, điều đó thôi thúc các đơn

vị kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải cố gắng hoàn thiện mình, nâng cao chấtlượng sản phẩm, chiếm ưu thế và mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả cao cho đơn vịkinh doanh

Việc lựa chọn một hướng đi đúng cho một đơn vị kinh doanh cùng với việc thiếtlập chính sách hệ thống và phương pháp quản lý phù hợp đồng nghĩa với việc đơn vịkinh doanh đó phải xây dựng mộc chiếc lược phát triển đúng đắn Một đơn vị kinhdoanh hoạt động mà không có chiếc lược là một đơn vị yếu về chuẩn bị cho các hoạtđộng của mình để đối phó với các yêu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường

Mục đích của việc xây dựng chiến lược là giúp cho đơn vị kinh doanh đạt được kết quảmong muốn trong một môi trường kinh doanh khó dự đoán trước được, vì chiến lượckinh doanh giúp cho đơn vị kinh doanh sẵn sang nắm bắt đúng thời cơ Để đạt đượcđiêu đó, mỗi đơn vị cần phải biết phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh ởtất cả các mặt Từ đó xác định mục tiêu phát triển của đơn vị và triển khai các kế hoạchhành động Chính vì vậy việc phân tích hoạt động kinh tế đóng một vai trò hết sức quantrọng trong việc chỉ đạo và phát triển của nền kinh tế nói chung và của các đơn vị kinhdoanh nói riêng tục phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay thì các tổ chứckinh tế từ nhà nước đến doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và thế giới rất quan tâmđến thực trạng và hiệu quả hoạt động của nhau để trên cơ sở đó họ có thể ra quyết địnhkịp thời và đúng đắn Ngoài ra, những báo cáo tình hình hoạt động của một tổ chức tíndụng, các quỹ hỗ trợ để phát triển và đặt mối tin cậy trong giao dịch giữa các tổ chứckinh tế với nhau Chính vì thế mà bộ môn này là phần không thể thiếu trong chươngtrình giảng dạy của khoa kinh tế

Đây tuy là môn khoa học hình thành sau các môn khoa học khác như thống kê, kếtoán tài chính, quản lí doanh nghiệp,….nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với các môn

Trang 4

khoa học đó vì cùng chung đối tượng là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Tuy nhiên bộ môn khoa học này vẫn cónhững tính độc lập nhờ những lĩnh vực nghiên cứu riêng của nó.

Trong đồ án môn học này đề cập tới 2 nội dung trong phân tích hoạt động kinh tế

là tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng và theo các chỉ tiêu sử dụngmáy móc thiết bị của doanh nghiệp Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các nguyênnhân tác động để tìm ra biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Phong Nhã đã giúp đỡ em hoàn thành bài tập lớnnày

Trang 5

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

TẾ

1.1 Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gồm nhiều hoạt động như hoạt động sản xuất, hoạt động thương mại, hoạt động tài chính…

- Mỗi hoạt động kinh doanh lại gồm nhiều quá trình như hoạt động sản xuất bao gồm các quá trình cung ứng, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ; Hoạt động thương mại bao gồm quá trình mua hàng, dự trữ, bán hàng

- Hoạt động kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp Nhân tố bên trong như quyết định giá cả, kết cấu sản phẩm; nhân tố bên ngoài như chính sách thuế, sự cạnh tranh trên thị trường…

- Do đó, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải đánh giá từng hoạt động, từng quá trình, từng nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì mới nhận biết đúng về hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia các hiện tượng kinh tế - đối tượng phân tích( quá trình, điều kiện, kết quả kinh doanh) thành các bộ phận và sử dụng các phương pháp phân tích để đánh giá hiện tại và quá khứ, dự báo xu hướng phát triển tương lai nhằm tìm ra biện pháp kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn.

Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế

Phân tích hoạt động kinh tế có ý nghĩa cho các đối tượng sau:

a Nhà quản trị doanh nghiệp

- Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp các thông tin sau

+ Kết quả thực hiện từng mục tiêu của kế hoạch kinh doanh đạt được ở mức độ nào, hoàn thành hay không

Trang 6

+ Khả năng tài chính mạnh hay yếu, thanh toán nợ và thu hồi nợ tốt hay không+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hay xấu

+ Lợi thế, khó khăn, rủi ro, xu hướng phát triển kinh doanh như thế nào

+ Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện từng mục tiêu kế hoạch kinh doanh

+ Năng lực tiềm tàng

- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin để nhà quản trị ra những quyết định kinh doanh tốt

+ Lập kế hoạch kinh doanh kỳ sau thích hợp

+ Chọn phương hướng, biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn

b Ngân hàng, nhà đầu tư

- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư các thông tin:

+ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu

+ Khả năng thanh toán nợ của các doanh nhiệp cao hay thấp

+ Tỷ số nợ - quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tỷ trọng trong từng loại vốn vay và vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn, biết doanh nghiệp đang vay nhiều hay ít hơn bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu

+ Lợi thế, khó khăn, rủi ro, xu hướng phát triển kinh doanh như thế nào

- Phân tích kết quả kinh doanh cung cấp để nhà đầu tư, ngân hàng ra quyết định cho vay, đầu tư hay bán hàng chịu hay không

c Cơ quan quản lý

- Phân tích hoạt động kinh doanh cung cấp cho cơ quan chức năng của nhà nước thông tin của doanh nghiệp

+ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu

+ Lợi thế, khó khăn, rủi ro, xu hướng phát triển kinh doanh như thế nào

- Cung cấp thông tin đề cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp kiểm soát nền kinh tế, hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Trang 7

1.1.3 Mục đích phân tích hoạt động kinh tế

- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chấp hành chế độ, chính sách nhà nước

- Xác định nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

- Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố

- Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến phương pháp kinh doanh,khai thác khảnăng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh

1.1.4 Nội dung phân tích hoạt động kinh tế

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế được cụ thể bằng các chỉ tiêu

- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh

+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

+ Ví dụ: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận, tỷsuất lợi nhuận

- Phân tích các yếu tố của quá trình kinh doanh

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Ví dụ: Chỉ tiêu nguyên vật liệu, chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu số lượng lao động, số máy móc thiết bị…

- Phân tích từ việc đánh giá chung, sau đó phân tích từng nhân tố

- Phân tích đảm bảo tính toàn diện, khách quan

- Phân tích thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng kinh tế => thấy nguyên nhân phát triển của hiện tượng

Trang 8

- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế=> thấy xu hướng pháttriển và tính quy luật của hiện tượng

- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp=> thực hiện mục tiêu phân tích

1.2 Chỉ tiêu và nhân tố trong phân tích

1.2.1 Chỉ tiêu phân tích

a Khái niệm

- Là tiêu thức phản ánh nội dung, phạm vi hiện tượng kinh tế

- Ví dụ: Chỉ tiêu doanh thu, chi phí…

- Tùy vào mục đích và nội dung phân tích mà lựa chọn chỉ tiêu cho thích hợp

b Phân loại chỉ tiêu

- Theo nội dung kinh tế:

+ Chỉ tiêu biểu hiện kết quả: Doanh thu, lợi nhuận, tổng kim ngạch xuất khẩu+ Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện: Lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn, vật tư

- Theo tính chất của chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh Ví dụ: tổng doanh thu, tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu suất kinh doanh VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản phẩm

- Theo phương pháp tính toán:

+ Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể

+ Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các

bộ phận(cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu

+ Chỉ tiêu bình quân:nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu

- Theo cách biểu hiện:

Trang 9

+ Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật:chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc điểm vật lý

+ Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị: là chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ

+ Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: là chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian

1.2.2 Nhân tố phân tích

a Khái niệm

- Là những yếu tố bên trong hay bên ngoài nội dung phân tích và mỗi biến động của nó

có tác động đến kết quả và xu hướng của nội dung phân tích

- Là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà có thể tính toán hoặc lượng hóa được mức độ ảnh hưởng

- Phân loại nhân tố hay chỉ tiêu chỉ mang tính chất tương đối

b Phân loại nhân tố

- Căn cứ theo nội dung kinh tế: Phân làm 2 loại

+ Nhân tố điều kiện: là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp VD: số lượng lao động, máy móc thiết bị, vật tư , tiền vốn

+ Nhân tố kết quả: là những nhân tố ảnh hưởng dây chuyền đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng từ khâu cung ứng đầu vào đến sản xuất, đến tiêu thụ và đến tình hình tài chính của doanh nghiệp VD: Giá cả

nguyên liệu đầu vào, khối lượng hàng hóa tiêu thụ được

- Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố:

+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật

tư, tiền vốn, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu

Trang 10

+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất

- Căn cứ theo tính chất của nhân tố:

+ Nhân tố số lượng: phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh

+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất hoạt động của quá trình, kết quả kinh doanh

- Căn cứ theo xu hướng tác động:

+ Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh→cần tận dụng ưu thế

+ Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh( giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh) →hạn chế ảnh hưởng

1.3 Các phương pháp kĩ thuật trong phân tích

1.3.1 Phương pháp so sánh

- Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định mức độ đạt được, khả năng thực hiện, mức độ và xu hướng biến động của chỉ tiêu bằng cách so sánh trị sốcác chỉ tiêu

- Có nhiều cách thức so sánh nên khi phân tích phải căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn phương pháp thích hợp

- So sánh đảm bảo tính thống nhất phương pháp tính, đơn vị tính, thời gian tính, phạm

vi tính

- So sánh để:

 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: so sánh thực hiện với kế hoạch

 Xác định nhịp độ, tốc độ phát triển: so sánh 2 kỳ

 Xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu giữa các đơn vị: so sánh các đơn vị

 Xác định khả năng: so sánh thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu

1.3.1 1.So sánh bằng số tuyệt đối

- So sánh hiệu số giữa trị số(mức độ) kỳ thực tế và trị số( mức độ) kỳ gốc của chỉ tiêu

- Phản ánh mức chênh lệch của chỉ tiêu – mức độ biến động tuyệt đối – chênh lệch tuyệtđối

Trang 11

∆Y=Y1 –Y0

Y1 : mức độ kỳ nghiên cứu; Y0 : mức độ kỳ gốc

1.3.1.2 So sánh bằng số tương đối

a Số tương đối kế hoạch

- Phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu

+ Số tương đối kế hoạch dạng giản đơn

kht =Y1 /Ykh

kht : tỷ lệ hoàn thành kế hoạch; Y1 :mức độ( trị số) thực hiện; Ykh : mức độ kỳ kế hoạch

+ Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ

kht =Y1 /mức độ kỳ gốc đã điều chỉnh+ Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp – số tương đối có tính tới hệ số điều chỉnh

Mức độ biến động tương đối=Y1–Y0*kc

kc : hệ số tính chuyển – hệ số điều chỉnh

b Số tương đối động thái

- So sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ kỳ gốc

t=Y1 /Y0 *100(%)+ Số tương đối động thái gốc cố định

+ Số tương đối động thái liên hoàn

c Số tương đối kết cấu

- Biểu hiện mối quan hệ giữa giữa mức độ đạt được của từng bộ phận so với mức độc ủatổng thể

- Cho biết vai trò, vị trí của từng bộ phận trong tổng thể

Trang 12

1.3.2 Phương pháp chi tiết

a Chi tiết theo thời gian

- Nội dung

+ Hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục và kết quả kinh doanh từng khoảng thời gian thường không đồng đều=> cần phân tích chi tiết theo từng khoảng thời gian thích hợp

+ Ví dụ: phân tích giá trị sản xuất theo quý, tháng, năm

- Tác dụng:

+ Xác định thời điểm hiện tượng kinh tế có những dấu hiệu bất thường

+ Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp khai thác các tiềm năng, khắc phục được sự mất cân đối, tính thời vụ, mùa vụ thường xẩy ra trong quá trình kinh doanh

b Chi tiết theo không gian

+ Xác định điển hình tiên tiến của công ty

+ Xác định tính hợp lý trong việc phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị thành phần+ Đánh giá kết quả từng đơn vị thành phần trong tổng công ty

c Chi tiết theo bộ phân cấu thành

Trang 13

+ Nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng tâm, trong điểm điểm của công tác quản lý

b Nguyên tắc thực hiện

- Sắp xếp nhân tố theo trình tự: nhân tố số lượng đứng trước, chất lượng đứng sau nếu cùng số lượng hoặc chất lượng thì sắp xếp theo mối quan hệ nhân quả - cái nào có trước– cái nào có sau

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo trình tự đã sắp xếp

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì cố định các nhân tố còn lại

- Nhân tố nào chưa xác định mức độ ảnh hưởng thì cố định theo trị số gốc

- Nhân tố nào đã xác định mức độ ảnh hưởng thì cố định theo trị số kỳ nghiên cứu

c Ví dụ

- Chỉ tiêu Y; Nhân tố ảnh hưởng: a,b,c

- Phương trình kinh tế: Y=a.b.c

+ Giá trị kỳ gốc: =a0.b0.c0

+ Giá trị kỳ nghiên cứu: =a1.b1.c1

- Xác định đối tượng nghiên cứu: ∆Y=Y1-Y0 =a1.b1.c1 -a0.b0.c0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

+ Nhân tố a

Tuyệt đối: ∆Ya=a1.b0.c0 -a0.b0.c0

Tuơng đối: δYa=∆Ya/Y0*100(%) + Nhân tố b

Tuyệt đối: ∆Yb=a1.b1.c0 –a1.b0.c0

Trang 14

Tuơng đối: δYb=∆Yb/Y0*100(%)+ Nhân tố c

Tuyệt đối: ∆Yc=a1.b1.c1 –a1.b1.c0

Tuơng đối: δYc=∆Yc/Y0*100(%)Tổng ảnh hưởng của các nhân tố

∆Ya+∆Yb+∆Yc=∆Y

δYa+ δYb+δYc=δY

1.3.3.2 Phương pháp số chêch lệch

- Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn

- Đây là kết quả của quá trình nhóm các thừa số chung của phương pháp thay thế liên hoàn

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

+ Nhân tố a

Tuyệt đối: ∆Ya=a1.b0.c0 -a0.b0.c0=(a1-a0)b0.c0

Tuơng đối: δYa=∆Ya/Y0*100(%) + Nhân tố b

Tuyệt đối: ∆Yb=a1.b1.c0 –a1.b0.c0b=a1(b1–b0)c0

Tuơng đối: δYb=∆Yb/Y0*100(%)+ Nhân tố c

Tuyệt đối: ∆Yc=a1.b1.c1 –a1.b1.c0=a1.b1(c1 –c0) Tuơng đối: δYc=∆Yc/Y0*100(%)

Tổng ảnh hưởng

∆Ya+∆Yb+∆Yc=∆Y; δYa+ δYb+δYc=δY

1.3.3.3 Phương pháp cân đối

- Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chi tiêu phântích khi các nhân tố có mối quan hệ tổng số

- Xác định mức độ ảnh hưởng

Tuyệt đối: ∆Yi=a1i –a0i

Tương đối: δ Yi=(a1i –a0i)/Y0 *100(%)

Trang 15

1.4 Tổ chức phân tích

1.4.1 Phân loại phân tích

1.4.1.1 Căn cứ thời điểm

- Phân tích trước kinh doanh: thẩm định, dự báo, lập phương án kinh doanh

- Phân tích trong kinh doanh: xem xét, đánh giá, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý

- Phân tích sau kinh doanh: đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành kế hoạch và dự báo, tìm biện pháp cho kỳ tiếp theo

1.4.1.2 Căn cứ thời hạn

- Phân tích thường xuyên: phân tích khi cần thiết, phục vụ thông tin kịp thời cho nhà quản lý

- Phân tích định kỳ: phân tích theo thời hạn đã ấn định trước

1.4.1.3 Căn cứ nội dung

- Phân tích toàn bộ: phân tích tất cả nội dung của hiện tượng kinh tế

- Phân tích chuyên đề: Phân tích 1 nội dung của hiện tượng kinh tế

1.4.1.4 Căn cứ phạm vi phân tích

- Phân tích điển hình: phân tích 1 đơn vị

- Phân tích tổng thể: phân tích toàn bộ doanh nghiệp

Trang 16

- Đánh giá chung

- Phân tích chi tiết từng nhân tố:

+ Chủ thể, thời gian, biến động, địa điểm, nguyên nhân

+ Kết luận nguyên nhân chủ quan, khách quan, tiêu cực, tích cực

c Kết luận kiến nghị

- Tổng hợp lại nguyên nhân, nêu bật nguyên nhân chủ yếu, chính

- Đánh giá những mặt được, chưa được, những tồn tại, khuyến điểm, khó khăn, tiềm năng của của doanh nghiệp

- Đề xuất giải pháp trên cơ sở những nguyên nhân và xây dựng định hướng phát triển trong tương lai

Trang 17

PHẦN 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH

Chương 1: Tình hình thực hiện chi phí theo từng khâu kinh doanh ở doanh nghiệp xuất khẩu

- Trên cơ sở đó, đề xuất 1 số phương hướng và biện pháp để cải tiến, cải thiện…, khai thác các khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Ngoài ra việc phân tích các chỉ tiêu cụ thể có các mục đích riêng khác như phân tích chi phí để thấy tính hợp lý trong công tác quản lý chi phí, thấy được mục đích các khoản chi…

1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích chi phí

- Chi phí sản xuất là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh như quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất cũng như hiệu quả phục vụ sản xuất như quá trình cung ứng nguyên liệu, tuyển dụng lao động, bảo trì máy móc thiết bị Chi phí sản xuất có ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm vì chi phí thấp thì giảm được giá bán, lợi nhuận vì chi phí thấp sẽ làm tăng lợi nhuân, lợi thế cạnh tranh vì chi phí thấp có điều kiện giảm giá bán để tăng lợi thế cạnh tranh Ngoài ra chi phí sản xuất

là thông tin cho nhà quản lý để hoạch định kế hoạch và kiểm soát chi phí

Trang 18

- Phân tích chi phí có ý nghĩa là cơ sở để DN đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành Đề ra những biện pháp , phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành Qua phân tích giúp cho DN đánh giá tình hình thực hiện các chế

độ , chính sách của nhà nước liên quan đến chi phí như chế độ khấu hao, lương Trên

cơ sở đó có phương pháp giúp DN thực hiện tốt các chế độ chính sách

• Chi phí đóng gói hàng hóa: CDG (đồng)

• Chi phí làm thủ tục xuất khẩu: CTTXK (đồng)

• Chi phí vận chuyển: CVC (đồng)

• Chi phí khác: CK (đồng)

- Phương trình kinh tế:

Trang 19

ΣC= CMH + CDT + CBH

=( CGD + CTCNB + CVC ) + CDT + ( CDG + CTTXK + CVC + CK )

- Xác định đối tượng phân tích: biến động chi phí giữa kỳ gốc và kỳ nghiên cứu:

Bội chi hoặc tiết kiệm tuyệt đối: ∆C = C1 - Co

Bội chi hoặc tiết kiệm tương đối: ∆C’ = C1 – Co * IDT

- Xác định MĐAH của các nhân tố và lập bảng phân tích: sử dụng phương pháp: so sánh

bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, chi tiết theo

các bộ phận cấu thành và phương pháp cân đối

1.2.2 Lập bảng phân tích

STT Yếu tố

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh Bội chi hoặc tiết kiệm

Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (10 3 Đ) (%) (10 3 Đ) (%) (10

1 Chi phí ở khâu muahàng 206.783.908,5 75,38 228.661.646 75,38 110,58

Trang 20

BẢNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ THEO TỪNG

KHÂU KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

Trang 21

1.2.3 Đánh giá chung

Qua số liệu tính toán được ở bảng, ta thấy:

- Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ gốc là 274.321.980.000 VNĐ, đến kỳnghiên cứu là 303.345.245.000 VNĐ, như vậy kỳ nghiên cứu đã tăng so với kỳ gốc10,58%, tương đương tăng 29.023.265.000 VNĐ Trong đó:

+ Chi nhiều nhất đó là chi phí trả cho người bán nằm trong chi phí ở khâu mua bàng: ở

kỳ gốc chiếm 54,31% , ở kỳ nghiên cứu chiếm 54,71% trên tổng chi phí mỗi kỳ

+ Chi ít nhất đó là chi phí làm thủ tục xuất khẩu nằm trong chi phí khác bằng tiền: ở kỳgốc chiếm 2,00%, ở kỳ nghiên cứu chỉ chiếm 2,08% trên tổng chi phí mỗi kỳ

- Khoản chi phí giảm nhiều nhất so với kỳ gốc đó là chi phí ở khâu dự trữ : ở kỳ gốc là20.738.741.690 VNĐ, kỳ nghiên cứu là 15.167.262.300 VNĐ, như vậy đã giảm so với

kỳ gốc là 5.571.479.390VNĐ, tương đương giảm 26,87%, tác động làm giảm tổng chiphí xuống 2,03 %,

- Khoản chi phí giảm ít nhất so với kỳ gốc đó là chi phí vận chuyển nằm trong chi phí ởkhâu mua hàng : ở kỳ gốc là 30.147.985.600, ở kỳ nghiên cứu 29.272.816.200 VNĐ, nhưvậy đã giảm 2,9%, tương đương 875.169.400VNĐ, tác động làm giảm tổng chi phí0,32%

- Nhận thấy, tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giữa hai kỳ tăng lên là29.023.265.000 VNĐ tương đương với 10.58%

1.2.4 Phân tích chi tiết từng nhân tố

A.Chi phí mua hàng:

Từ bảng trên ta thấy, ở chi phí ở khâu mua hàng tại kỳ gốc đạt 206.783.908.500VNĐ, chiếm 75,38 %; tại kỳ nghiên cứu đạt 228.661.646.000 VNĐ, chiếm 75,38 % trêntổng chi phí mỗi kỳ Mức độ ảnh hưởng của khoản mục này tác động tăng đến tổng chiphí kinh doanh là 7,98 % Ờ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 10.58 % tương đương với

Trang 22

21.877.738.000 VNĐ Như vậy, tốc độ tăng của chi phí ở khâu mua hàng (10.58 %) thấphơn so với tốc độ tăng chi phí khác bằng tiền (27,17%).

Sự biến động của chi phí mua hàng là do ảnh hưởng của 3 yếu tố: chi phí giaodịch đàm phán và ký kết hợp đồng; chi phí trả cho người bán; chi phí vận chuyển.Nhưngtác động lớn nhất từ hai yếu tố: chi phí trả cho người bán và chi phí vận chuyển

1.Phân tích chi phí giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng:

Ở kỳ gốc, chi phí giao dịch đám phán và ký kết hợp đồng là 27.651.655.580VNĐ,chiếm 10,08 %; ở kỳ nghiên cứu đạt 33.428.646.100VNĐ, chiếm 11,02 % Cụ thể, ở kỳnghiên cứu so với kỳ gốc tăng 0.94 % tương đương là 5.776.990.520 VNĐ Mức độ ảnhhưởng của yếu tố này tác động tăng đến tổng chi phí là 2,11% Sự biến động này là docác nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Các đối tác nước ngoài với yêu cầu khắt khe, đòi hỏi tính chính xác cao.

Là một công ty XNK, luôn phải giao dịch, đàm phán cũng như ký kết hợp đồngngoại thương với rất nhiều khách hàng ngoại quốc Việc xuất hiện thêm các đối tác đến từnhiều quốc gia khác nhau là một trợ ngại lớn cho doanh nghiệp trong việc ký kết thànhcông hợp đồng thương mại Đó chính là sự khác biệt về ngôn ngữ, thói quen thương mại,cũng như tiềm lực của mỗi công ty Với sự chuyên nghiệp và chính xác, thận trọng củamình, các đối tác nước ngoài luôn là những người đòi hỏi độ an toàn cao nhất đối vớidoanh nghiệp Vì vậy, việc phải liên tục đàm phán, giao dịch với họ nhiều lần để đưa đếnthỏa thuận cuối cùng đã làm tăng khoản chi này lên

Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực

Nguyên nhân 2: Các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng nhiều

Ở thời đại mới, việc mở cửa nền kinh tế với các nước trên thế giới đã đem đến một

cơ hội rất lớn với các doanh nghiệp trong nước Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩuchưa bao giờ hấp dẫn đến thế Các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động XNK ngày một

Trang 23

nhiều, kéo theo đó đã làm tăng tính cạnh tranh, khiến hoạt động này trở nên khó khăn hơnnhiều khi xuất hiện nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp cầnphải chi mạnh tay hơn để khách hàng cảm thấy hài lòng hơn.

Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 3: Cán bộ, nhân viên bộ phận phòng giao dịch, đàm phán với khách hàng là cán bộ mới tuyển dụng nên chưa xử lý tình huống khéo léo hay chưa có kỹ năng linh hoạt.

Cán bộ nhân viên kém linh hoạt xử lý tình huống hay nghiệp vụ đã dẫn đến việcsai sót trong hợp đồng do đó phải làm đi làm lại nhiều lần, hay việc các đối tác không hàilòng với cách thức giao dịch do người cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp còn chưa hiểu

rõ về phong tục, tập quán cũng như thói quen thương mại của họ, nên cần phải gặp gỡ,giao dịch nhiều lần Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn không những về chi phí

mà còn là uy tín của doanh nghiệp

Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.

Nguyên nhân 4: Doanh nghiệp phải thuê ngoài dịch vụ thực hiện hợp đồng ở một số trường hợp.

Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp cũng nhận được những hợp đồng mua bán từcác nước như Nhật Bản, Hàn Quốc Các khách hàng này, họ thường ưu tiên sử dụng ngônngữ của mình trong việc đàm phán, giao dịch hợp đồng Như vậy, doanh nghiệp cần phảithuê người phiên dịch hoặc thuê hẳn một người để đàm phán, giao dịch với họ thay chomình để đạt kết quả tốt nhất Chi phí thuê này khá cao, nên đã đẩy chi phí khoản mục nàylên so với kỳ gốc

Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.

Biện pháp chung cho chi phí đàm phán giao dịch, kí kết hợp đồng:

Trước hết, doanh nghiệp không ngừng tuyển mộ những con người có năng lực, đạođức, phẩm chất tốt về chuyên ngành này, vì đây là một bộ phận hết sức quan trọng trong

Trang 24

doanh nghiệp, doanh nghiệp có nhiều việc làm hay không, có uy tín hay không phụ thuộcrất lớn vào khả năng đàm phán của họ Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đầu tư vàođào tạo, tạo cơ hội cho các nhân viên có thể nâng cao năng lực như: học các khóa học kỹnăng, học ngôn ngữ, hay đưa nhân viên của mình sang nước ngoài để trau dồi kinhnghiệm.Doanh nghiệp nên hạn chế về việc thuê ngoài mà có thể tuyển thêm nhân công đểlàm vào lĩnh vực đó hoặc như vẫn có thể bỏ chi phí thuê ngoài nhưng tập trung vào chiphí thế mạnh của mình để có hiệu quả loại bỏ gánh nặng của chi phí thuê ngoài nên tổngchi phí.

2.Phân tích chi phí trả cho người bán

Ở kỳ gốc, chi phí trả cho người bán là 148.984.267.300VNĐ, chiếm 54,31 %; ở

kỳ nghiên cứu đạt 165.960.184.000 VNĐ chiếm 54,71 % tổng chi phí mỗi kỳ Cụ thể, ở

kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 11,39 % tương đương là 16.975.916.000 VNĐ Mức độảnh hưởng của yếu tố này tác động tăng đến tổng chi phí là 6,19 % Đây cũng là chi phíảnh mà doanh nghiệp bỏ ra lớn nhất đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổng chiphí Sự biến động này là do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Do doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng từ doanh nghiệp nước ngoài do chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo nhiều hơn kỳ nghiên cứu đồng thờidoanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả và đã tạo được uy tín cũng như chỗ đứngnhất định của mình nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đặt hàng vì thế doanh nghiệpphải mua nhiều hàng hóa hơn từ các nhà cung ứng trong nước khác để có thể đảm bảothực hiện đúng đơn hàng cho các bên đối tác.Chính vì vậy đã làm cho chi phí trả chongười bán

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Nguyên nhân 2: : Do doanh nghiệp thay đổi kết câu sản phẩm kinh doanh.

Trang 25

Doanh nghiệp trước đây thì kinh doanh sản phẩm loại 2, loại 3 nhưng bây h dodoanh nghiệp cũng có uy tín trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp muốn thay đổi kếtcấu sản phẩm một chút thay vì chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm loại 2 hay loại 3 nhưtrước thì doanh nghiệp mua thêm sản phẩm loại 1 để bán để tăng chất lượng cũng như độ

đa dạng của sản phẩm.Chính vì thế mà chi phí mua hàng tăng

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Nguyên nhân 3: Do doanh nghiệp hết thời hạn được ưu đãi

Doanh nghiệp trước đây là doanh nghiệp mới nên nhà cung ứng đã ưu đãi chodoanh nghiệp khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa với giá ưu đãi so với giá thông thường là5% đến 10% Bây giờ hết thời hạn ưu đã thì doanh nghiệp phải trả giá thông thường chonhà cung ứng vì vậy làm cho chi phí trả cho người bán tăng

Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực

Nguyên nhân 4: Do nhà cung ứng xin được hạn ngạch của chính phủ.

Do nhà cung ứng xin được hạn ngạch nên đã trở nên độc quyền và có thể quyếtđịnh giá đối với sản phẩm mà doanh nghiệp thì lại cần mua sản phẩm loại 1 của nhà cungứng này.Trở nên độc quyền nên giá cả sản phẩm trở nên rất đắt đỏ vì thế doanh nghiệpcũng chịu 1 số tiền không nhỏ để trả cho nhà cung ứng

Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Biện pháp chung cho chi phí trả cho người bán:

Doanh nghiệp có được nhiều đơn hàng hơn cũng như muốn thay đổi kết cấu của sản phẩm là một xu hướng tốt nhưng cần xét tới việc là chi phí bỏ ra có ứng với doanh thu

mà chúng ta thu về được hay không.Nếu đúng thì là chúng ta chi tiêu hợp lí còn không đúng thì ta phải giảm thiểu chi phí bằng cách mua ít hàng đi hay tập trung vào hàng hóa thế mạnh mà chúng ta đã kinh doanh và ta cũng phải tìm các nhà cung ứng rẻ, chất lượng tốt đồng thời có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí một cách tối đa

Trang 26

3.Phân tích chi phí vận chuyển:

Ở kỳ gốc, chi phí vận chuyển ở khâu mua hàng là 30.147.985.600 VNĐ, chiếm10,99%; ở kỳ nghiên cứu là 29.272.816.200VNĐ, chiếm 9,65% tổng chi phí mỗi kỳ.Như vậy, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 2,9% tương đương giảm 875.169.400VNĐ.Khoản chi phí này tác động giảm đến tổng chi phí kinh doanh là 0.32% Có thể thấy rất rõ

từ bảng số liệu, chi phí vận chuyển và bốc dỡ hàng đã tiết kiệm tương đối là5.828.483.400 VNĐ Sự biến động này là do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Giá nguyên nhiên liệu như: xăng, dầu, giảm.

Các thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển và bốc xếp hàng hóa như xe nâng, xe đầukéo, các loại xe chuyển chở khác thường được vận hành bằng các loại nguyên nhiênliệu như: xăng, dầu Xăng, dầu hiện nay đang có sự sụt giảm mạnh trẻn toàn thế giới nên

đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành của mặt hàng này trên thị trường nước ta, chưabao giờ giá xăng, dầu lại rẻ như bây giờ Từ đó, dẫn đến các chi phí sử dụng các thiệt bịnày cũng giảm đi nhiều

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Nhà nước mở thêm nhiều tuyến đường giao thông thuận lợi cho hoạt động vận chuyển.

Hoạt động ngoại thương đem lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế, xãhội, đối ngoại của một đất nước Hiểu được tầm quan trọng của nó, Nhà Nước khôngngừng đầu tư hay thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đấynước Đặc biệt là những tuyến đường chuyên chở xuyên Bắc – Nam, tạo điều kiện cực kỳthuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa Kéo theo đó là vô vàn những lợi ích về chiphí vận chuyển cũng như rút ngắn thời gian, giúp hoạt động hiệu quả hơn, có thêm nhiềukhách hàng

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Trang 27

Nguyên nhân 3: Lựa chọn được tuyến đường và phương thức vận tải hợp lý.

Việc lựa chọn được tuyến đường phù hợp cũng như phương tiện chuyển chở hợp

lý cực kỳ quan trọng trong hoạt động vận tải Điều đó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích chodoanh nghiệp như: rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, giảm bớt chi phí,thời gian, Doanh nghiệp đã có cái nhìn sâu sắc hơn về loại hành hóa mà mình chuyênchở để từ đó lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp, cũng như có những tìm hiểu về lộtrình để chọn ra con đường an toàn và nhanh chóng nhất để đưa hàng hóa đến tay kháchhàng

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Nguyên nhân 4: Do doanh nghiệp lựa chọn bộ phận thuê ngoài để quản lí hiệu quả hơn về chi phí vận tải.

Doanh nghiệp cảm thấy mình quản lí không hiệu quả về chi phí vận tải và nó gópphần không nhở trong tổng chi phí của doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp đã quyết địnhthuê ngoài để quản lí hiệu quả hơn.Nhờ thuê ngoài mà đã tiết kiệm một khoản tiền khôngnhỏ để doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hạn mục khác

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Biện pháp chung cho chi phí vận tải:

Việc có một cái nhìn bao quát về loại hàng hoá cũng như là tuyến đường chuyên chở

là cực kỳ quan trọng Nó không những rút ngắn được chi phí, thời gian, đảm bảo an toàncho hàng hóa mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp Vậy nên, doanh nghiệp cần phảiđẩy mạnh việc tìm hiểu về tuyến đường, không ngừng theo dõi, cập nhập thông tin về cáctuyến đường mới, an toàn, để từ đó tính toán sao cho phù hợp với địa điểm chuyển hàngcủa khách hàng Việc lựa chọn phương tiện vận tải cũng không kém phần quan trọng,doanh nghiệp cần phải có cái nhìn bao quát về đặc điểm hàng hóa mà mình chuyên chở

để lựa chọn loại hình vận tải sao cho phù hợp nhất, tránh để xảy ra những tổn thất, mấtmát không đáng có.Doanh nghiệp là doanh nghiệp xuất khẩu vì vậy nêu có khả năng mà

Trang 28

chi phí về xăng, dầu rẻ thì doanh nghiệp nên thực hiện xuất khẩu theo điều kiện C hayđiều kiện D trong INCOTERMS 2010 để thu được lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệpmình.

B Chi phí khâu dự trữ

Từ bảng trên ta thấy được rằng chi phí ở khâu dự trữ ở kỳ gốc là 20.738.741.600VNĐ chiếm 7,56% ở kỳ nghiên cứu là 15.167.262.300 VNĐ chiếm 5,00% của tổng chiphí mỗi kỳ.Như vậy chi phí dự trữ đã giảm 26,87% tương đương với 5.571.479.390VNĐ

và đã làm giảm tổng chi phí xuống 2.03%.Đây là chi phí giảm mạnh nhất trong tất cả cácchi phí.Sự biến động này được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp đẩy mạnh được quá trình luân chuyển của hàng hóa giúp giảm chi phí lưu kho

Như chúng ta đã biết thì chi phí dự trữ tỉ lệ thuận với số lượng kho hàng vì vậy màhàng hóa lưu chuyển một cách nhanh chóng tránh tồn kho lâu dài hay sử dụng biện phápFIFO để giảm thiểu chi phí tồn kho xuống mức thấp nhất.Điều này đã làm cho chi phí ởkhâu dự trữ giảm xuống đáng kể

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới để giảm thiểu chi phí tồn kho.

Trước đây thì doanh nghiệp cần một lượng nhân viên để thống kê các sản phẩmbán đi hay nhập vào hay xem xét xem cần nhập sản phẩm nào nhưng giờ đây nhờ côngnghệ phát triển hệ thống mã vạch nên có thể quét toàn bộ kho rồi cho số liệu về hàng đihàng đến hay hàng ở đâu.Chính vì vậy việc này đã làm giảm chi phí của khâu dự trữ

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Nguyên nhân 3: Doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ quản lí kho

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w