1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề 1 các thí nghiệm của menden.Rar

21 984 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 261 KB

Nội dung

6.Cặp alen: 2 alen giống nhau hay khác nhau của cùng 1 gen nằm trên cặp NST tương đồng: Vd: cặp alen AA, Aa, aa 7.Gen alen: là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên vị tr

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ I: CÁC THÍ NGIỆM CỦA MENĐEN

A.LÝ THUYẾT.

I.Các khái niệm cơ bản của di truyền học

1.Tính trạng;là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

Vd: cây đậu hà lan có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt

2.Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng

loại tính trạng

Vd: Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp

3.gen: là 1 đoạn của phân tử AND, có chức năng di truyền xác định.

Là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen

(Lưu ý: trạng thái khác nhau về cấu trúc: alen này khác alen kia ở 1 nu nào đó,

mỗi lần bị sao sai 1 nu lại tạo ra 1 alen mới dẫn tới sự khác nhau về chức năng ( mỗialen quy định 1 biểu hiện khác nhau của cặp TT tương ứng)

Vd; Gen A quy định màu sắc hạt đậu có thể có các alen a1: hạt đen, a2 : hạt vàng,

a3 : hạt trắng…

- các alen của cùng 1 gen được viết bằng 1 chữ cái có kèm theo các số

- Trường hợp gen chỉ có 2 alen, alen trội được viết bằng chữ in hoa, alen lặn được viết bằng chữ thường.)

6.Cặp alen:

2 alen giống nhau hay khác nhau của cùng 1 gen nằm trên cặp NST tương đồng:

Vd: cặp alen AA, Aa, aa

7.Gen alen: là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên vị trí nhất

định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng, thành phần,trình tự phân bố các nu

8.Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1

nhóm gen liên kết

9.Kiểu gen

Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể Thông thường khi nói tới KG của 1

cơ thể người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan đến cặp tính trạng được quan tâm như: KG AA : quy định hoa đỏ, KG aa quy định hoa trắng

10.Kiểu hình

Trang 2

Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.Trên thực tế khi nói tới KH của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, màu quả, chiều cao cây…

11 Giống (dòng) thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế

hệ sau giống thế hệ trước

Là TT chỉ được biểu hiện ở cơ thể mang cặp gen đồng hợp

Vd: KG aa quy định sự biểu hiện hạt màu xanh ở đậu hà lan

14.TT trung gian:

Là TT biểu hiện ở cơ thể mang KG dị hợp do gen trội át không hoàn toàn gen lặn, dẫn đến sự biểu hiện KH trung gian

Vd: Ở loài hoa phấn màu hoa do 2 gen A ,a quy định

KG: AA : hoa đỏ, Aa: hoa hồng, aa: hoa trắng

13.TT số lượng;

Là những TT trạng phải thông qua cân, đo, đong, đếm mới xác định được

Vd: chiều cao cây, số lượng hạt láu trên bông

Là cơ thể mang 2 alen khác nhau của của cùng 1 gen

Vd : Aa, AaBb, AaBB…

17.Đồng tính

Là hiện tượng con lai đồng nhất về 1 loại KH của bố hoặc mẹ

18.phân tính

Là hiện tượng con sinh ra có cả KH trội và lặn đối với 1 số TT nào đó

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MEN ĐEN.

L PHÀ PH ƯƠNG PH P PH N T CH C C TH ÁP PHÂN TÍCH CÁC TH ÂN TÍCH CÁC TH ÍCH CÁC TH ÁP PHÂN TÍCH CÁC TH Ế HỆ LAI Phương pháp này có 4 nội dung cơ bản sau:

1.Trước khi thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu menđen phải tạo ra các dòng

thuần chủng bằng cách cho các cây chọn làm bố, làm mẹ tự thụ phấn nhiều lần( ở động vật cho giao phối gần)

2.Sau khi tạo được các dòng thuần chủng Menđen đem lai các cặp bố mẹ khác nhau

về 1 hoặc 1 số cặp TT tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp TTtrên các thế hệ con cháu

Trang 3

3.Sử dụng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó đề ra giả thuyết giải

thích kết quả

4.Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình

III CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI ĐƯỢC MENĐEN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN RA QUY LUẬT TÍNH TRỘI VÀ QUY LUẬT PHÂN LI.

1 Phương pháp lai thuận nghịch

Là phương pháp thay đổi vị trí của bố, mẹ trong phép lai, khi thì dùng dạng này

làm bố, dạng kia làm mẹ và ngược lại, nhằm phát hiện ra vai trò ngang nhau của

bố, mẹ trong di truyền gen nhân.

2 Phương pháp lai phân tích.

Là phép lai giữa cá thể mang TT trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang TT lặn + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang TT trội có KG đồng hợp + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang TT trội có kiểu gen dị hợp + Sơ đồ lai minh họa : ( SGK)

Ý nghĩa của phép lai phân tích

*xác định KG của cá thể có KH trội.

* Kiểm tra độ thuần chủng của giống.

IV NHỮNG GIẢ THUYẾT MENĐEN ĐỀ RA ĐỂ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ

NGHIỆM

1 Nhân tố di truyền xác định TT: Ông cho rằng mỗi TT được chi phối bởi 1 cặp nhân tố di truyền Nhân tố di truyền trội xác định TT trội ( được kí hiệu bởi

chữ cái in hoa), nhân tố di truyền lặn xác định TT lặn (được kí hiệu bởi chữ cái in

thường).Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp

2.Giao tử thuần khiết:

"Mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền khi giảm phân, chỉ đi về 1 giao tử và chỉ một mà thôi" Có nghĩa là mỗi giao tử chỉ nhận được 1 nhân tố di

truyền của cặp nhân tố di truyền từ bố hoặc mẹ Như vậy trong giao tử các nhân tố

di truyền trong từng cặp tương ứng giảm đi 1 nửa Nhờ đó khi phối hợp lại trong thụtinh cặp nhân tố di truyền được phục hồi, trên cơ sở đó TT lại được biểu hiện

IV CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

* Đối tượng N/C của Menđen: Đậu hà lan

Vì đậu hà lan có những thuận lơi cơ bản sau:

+ Có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt

+ có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn

+ có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen

1.Thí nghiệm lai 1 cặp TT:

Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu hà lan khác nhau về 1 cặp TT

thuần chủng tương phản Trước hết ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở các hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn,khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố, rắc vào đầu nhụy của các hoa trên cây được chọn làm mẹ

Các cây lai F1 thu được đều đồng tính về TT của bố hoặc mẹ tiếp tục cho các cây

F1 tự thụ phấn để cho ra F2 Kết quả 1 số TN của Menđen như sau:

Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 hoa đỏ; 224 hoa Xấp xỉ 3đỏ:1

Trang 4

Thân cao x thân

trắngXấp xỉ 3cao:1 thấp

Xấp xỉ 3lục:1 vàng

Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố, hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại thì kết quả của phép lai vẫn không thay đổi Điều này chỉ có thể giải thích là bố và mẹ có vai trò di truyền như nhau.

Men đen gọi TT được biểu hiện ngay ở F1 là TT trội, còn TT đến F2 mới được biểu hiện là TT lặn

1.1Quy luật đồng tính.( quy luật tính trội)

a.Nội dung:

Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp TT thuần chủng tương phản thì các cơ

thể lai ở thế hệ thứ nhất đều đồng tính về TT của bố hoặc mẹ.( TT được biểu hiện

ở F1 là TT trội, TT chưa được biểu hiện ở F1 là TT lặn)

b Điều kiện nghiệm đúng của quy luật đồng tính

- Mỗi gen quy định 1 TT

- TT trội phải trội hoàn toàn

- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng về cặp TT được theo dõi

1.2 quy luật phân li ( Quy luật phân tính)

a.Nội dung:

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể cơ thể thuần chủng của P.

( Cách phát biểu khác: Khi lai hai cơ thể bố, mẹ khác nhau về 1 cặp TT t/c tương

phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ hai (F2 ) có sự phân li TT theo tỉ lệ trung bình 3

trội : 1 lặn.)

b Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

- Mỗi gen quy định 1 TT

- TT trội phải trội hoàn toàn

- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng về cặp TT được theo dõi

- Số lượng con lai thu được phải lớn

1.3Giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen

Menđen cho rằng,mỗi tính trạng trên cơ thể do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.Ông giả định: trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp

-Sơ đồ lai giải thích kết quả TN;

P : AA (Hoa đỏ) x aa ( Hoa trắng)

F1 : Aa Hoa đỏ Aa

Trang 5

Ta thấy do có sự phân li của căp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử

với tỉ lệ ngang nhau: 1A : 1a ( đây là điểm cơ bản của quy luật phân li) sự tổ

hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra ở F2 có 4 tổ hợp với 3 KG phân li theo tỉ lệ: 1 AA : 2 Aa : 1 aa, và 2 loại KH với tỉ lệ 3đỏ : 1 trắng

1.4.XÁC NHẬN CỦA SINH HỌC HIỆN ĐẠI VỀ TÍNH ĐÚNG ĐẮN VỀ CÁC GIẢ

THUYẾT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN

- Sinh học hiện đại nhận thấy nhân tố di truyền theo quan điểm của Menđen chính là gen, cặp nhân tố di truyền chính là cặp alen.

Trong tế bào lưỡng bội NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen tương ứng trên cặp NST tương đồng.

Nội dung thuyết giao tử thuần khiết được sinh học hiện đai xác nhận qua cơ chế

giảm phân hình thành giao tử, trong mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST đơn của mỗi cặp tương đồng vì vậy mỗi giao tử chỉ mang 1 alen trong cặp gen tương ứng( nghĩa là

mỗi giao tử chỉ mang 1 nhân tố di truyền)

1.5.Ý nghĩa của quy luật đồng tính và phân tính.

* Đối với tiến hóa: Góp phần giải thích tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới

trong tự nhiên

* Đối với chọn giống:

- là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ưu thế lai khi dừng lại ở đời lai F1 để lấy sản phẩm

- Giải thích tại sao đối với phương pháp tạo giống bằng lai hữu tính, muốn chọn lọc giống có hiệu quả người ta phải chọn theo dòng, vì ở F2 sẽ xuất hiện hiện tượng phân li TT

1.6 Ý nghĩa của quy luật phân li và ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất.

- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật,Thường các TT

trội là các TT tốt, còn những TT lặn là những TT xấu.vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các TT trội để tập trung nhiều gen trội quý về cùng 1 kiểu gen nhằm tạo ragiống có giá trị kinh tế cao

- Để xác định được tương quan trội – lặn của một cặp TT tương phản ở vật nuôi, cây trồng, người ta sử dụng PP phân tích các thế hệ lai của Menđen.Nếu cặp TT tương phản thuần chủng ở P có tỉ lệ phân li KH ở F2 là 3:1 thì KH chiếm tỉ lệ ¾ là

TT trội, còn KH có tỉ lệ ¼ là TT lăn

-Trong sản xuất để tránh sự phân li TT, xuất hiện TT xấu ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, năng suất của vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.để xác định giống có thuần chủng hay không người ta phải dùng phép lai phân tích

Trang 6

*ứng dụng: + Trên cơ thể sinh vật , thường các TT trội là tốt, còn TT lặn là TT xấu,

có hại, do đó để thu được con lai đồng loạt mang TT có lợi , người ta dùng cặp bố,

mẹ trong đó ít nhất phải có 1 cơ thể thuần chủng về TT trội (AA)

+Ngược lại để tránh con lai xuất hiện TT lặn (xấu) người ta không sử dụng cơ thể

có KG dị hợp( không thuần chủng) làm giống vì như vậy con lai sẽ phân tính và có xuất hiện KH lặn

Ví dụ

P : Aa ( Không thuần chủng) x Aa (Không thuần chủng )

G : A, a A, a

F1 : TLKG 1AA : 2Aa : 1aa

TLKH: 3/4 mang TT trội : 1/4 mang TT lặn

2.LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

2.1.Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng.

- Menđen lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp Tt tương phản; hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn thu được F1 đều có hạt màu vàng, vỏ trơn tiếp tục cho 15 cây F1 tự thụ phấn thu được ở F2 556 hạt thuộc 4 loại KH như sau: 315 hạt vàng, trơn; 108 xanh, trơn; 101vàng, nhăn; 32 xanh, nhăn

2.2 Phân tích kết quả thí nghiệm

* Phân tích riêng từng cặp TT

+ Về màu sắc hạt: Hạt vàng 315 +101 3

= = Hạt xanh 108 + 32 1

Trang 7

+ Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng x 1/4 nhăn = 3/16

+ Hạt xanh, nhăn = 1/4 vàng x 1/4 trơn = 1/16

Từ mối tương quan trên menđen thấy rằng các TT màu sắc và hình dạng hạt di

truyền độc lập với nhau Điều này cũng được hiểu với nghĩa là nếu F2 có tỉ lệ phân li KH bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp TT thì các cặp TT di truyền độc lập với nhau.

2.3 Nội dung của quy luật phân li độc lập

'' các cặp nhân tố di truyền( cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử''

( cách phát biểu khác: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về hai hay nhiều cặp TT

thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình

bằng tích các tỉ lệ của các TT hợp thành nó.)

2.4.giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen

Menđen cho rằng mỗi cặp TT do 1 cặp nhân tố di truyền quy định ( nhân tố di

truyền trội chi phối TT trội, nhân tố di truyền lặn chi phối TT lặn) Ông dùng các chữ cái để kí hiệu cho các nhân tố di truyền

-A quy định hạt vàng - B quy định vỏ

- a quy định hạt xanh - b quy định vỏ nhăn

- Cây đậu thuần chủng vàng, trơn có KG AABB chỉ cho 1 loại giao tử AB

- Cây đậu thuần chủng xanh, nhăn có KG aabb chỉ cho 1 loại giao tử ab

Sự kết hợp của 2 loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra cơ thể F1 có KG AaBb + Khi cơ thể lai F1 giảm phân hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp

tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau là:

( 1AA: 2Aa: 1aa)( 1BB: 2Bb: 1bb)

+ Trên cơ sở 9 KG đã tạo ra 4 KH ở F2 với tỉ lệ 9 hạt vàng, trơn: 3 xanh, trơn:

3 vàng, nhăn:1 xanh, nhăn

Đây là kết quả của sự tổ hợp tỉ lệ phân li KH của 2 cặp TT ( 3 hạt vàng: 1 hạt xanh)

( 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn).Chứng tỏ 2 cặp TT di truyền độc lập với nhau không phụ thuộc vào nhau.

* Bản chất của sự di truyền độc lập: là do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của các loại giao tử trong thụ tinh

2.5 Xác nhận của sinh học hiện đại

- Sinh học hiện đại xác nhận nhân tố di truyền của Menđen chính là gen.Mỗi cặp gen tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng.Sự phân li và tổ hợp của NST gắn liền với

sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền được gọi là cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền.

2.6 Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập

Trang 8

- Mỗi gen quy định 1 TT

- TT trội phải trội hoàn toàn

- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng về cặp TT được theo dõi

- Số lượng con lai thu được phải lớn

- các cặp gen quy định các cặp TT phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.( Mỗi gen phải nằm trên 1 NST)

2.7 Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập

- Quy luật phân li độc lập chỉ ra 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị

tổ hợp vô cùng phong phú ở những loài sinh sản hữu tính ( giao phối) Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa

Trên thực tế các sinh vật bậc cao KG có rất nhiều gen và các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng đã tạo ra số loại

tổ hợp về KG và KH ở đời con cháu là cực kì lớn

* ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với tiến hóa và chọn giống

- Đối với tiến hóa: Giải thích tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên

-Đối với chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu tính

2.8 biến dị tổ hợp.

* KN: Biến dị tổ hợp là loại biến dị xảy ra do sự sắp xếp lại các gen quy định các

TT trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở các thế hệ con cháu xuất hiện kiểu hình khác

so với bố, mẹ

VD: Thực hiện phép lai 2 cặp TT ở đậu Hà lan.

P : thuần chủng hạt vàng trơn x thuần chủng hạt xanh nhăn

F1:100% hạt vàng, trơn

F1: Tự thụ phấn

F2: 9 hạt vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 3 vàng, nhăn:1 xanh, nhăn

Do sự sắp xếp lại các gen quy định các TT trong quá trình sinh sản nên đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F2 là : hạt vàng nhăn và hạt xanh trơn.

*Ý nghĩa của biến dị tổ hợp: là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với tiến hóa

và chọn giống

* cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp: là do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các

cặp nhân tố di truyền(cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử nên đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.các giao tử khác nhau đó lại tổ hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh tạo ra nhiều loại hợp tử khác nhau và đó là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp

2.9.Di truyền liên kết.

Đối tượng n/c : Ruồi giấm vì dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời

ngắn(10-14ngày đã cho ra 1 thế hệ), có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít(2n = 8)

a Thí nghiệm

Mooc gan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về 2 cặp TT tương phản thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt Ở F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài.Sau đó ông cho ruồi đực thân xám, cánh dài lai phân tích với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt

Trang 9

b.Giải thích kết quả thí nghiệm

- F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài chứng tỏ TT thân xám (B) là trội so

với TT thân đen (b), cánh dài (V) là trội so với cánh cụt (v)

- vì P t/c khác nhau về 2 cặp TT tương phản nên F1 dị hợp về 2 cặp gen

- Kết quả của phép lai phân tích ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen cánh cụt là 1: 1

+ Ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử (bv) mà kết quả ở FB có 2 kiểu

hình nên ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử BV và bv khác với phân li độc lập cho 4 loại giao tử, chứng tỏ các gen B và V cũng như các gen b và v

đã cùng nằm trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phát sinh giao tử

* Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh các gen trên cùng 1 NST

phân li cùng nhau và tổ hợp cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết

c Sơ đồ minh họa( cơ sở tế bào học của di truyền liên kết)

d.Điều kiện nghiệm đúng

- TT trội phải trội hoàn toàn

- Mỗi gen quy định 1 TT

- Các gen cùng nằm trên 1 NST

- Số lượng con lai thu dược phải lớn

* Khái niệm di truyền liên kết:

Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm TT được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

d Ý nghĩa của di truyền liên kết

- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm TT được quy định bởi các gen trên 1 NST Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được các nhóm TT tốt luôn đi kèm với nhau

- liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự ổn định của loài về mặt di truyền

- Trong tế bào số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải có mang nhiều gen các gen phân bố dọc NST tạo thành các nhóm gen liên kết.Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài

B Một số câu hỏi vận dụng lý thuyết

Câu 1: So sánh định luật phan li và định luật phân li độc lập

1 những điểm giống nhau

- Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như:

+ TT trội phải trội hoàn toàn

+ Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng về cặp TT được theo dõi

+ Số lượng con lai thu được phải lớn

Trang 10

-Ở F2 có 16 tổ hợp vói 9 KG

- F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp

Câu 2: Hiện tượng TT trội hoàn toàn là gì? hãy nêu ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa

từ P đến F2 của phép lai 1 cặp TT với tính trội hoàn toàn trong 2 trường hợp trội hoàn toàn và không hoàn toàn thì trường hợp nào phổ biến hơn?

1 Khái niệm hiện tượng tính trội hoàn toàn

Hiện tượng tính trội hoàn toàn là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn đãn đén thể dị hợp biểu hiện KH trội

2 VD và lập sơ đồ lai minh họa

a VD: Ở đậu Hà lan, khi cho cây có hoa đỏ t/c giao phấn với cây có hoa trắng t/c, F1 thu được đồng loạt có hoa màu đỏ

Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được ở F2 có tỉ lệ Kh xấp xỉ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

b Sơ đồ minh họa

Quy ước: Gen A quy định TT hoa đỏ

Gen a quy định TT hoa trắng

c Trường hợp trội không hoàn toàn phổ biến hơn vì

- Gen trội trong cặp gen tương ứng không lấn át hoàn toàn gen lặn nên khi ở trạng thái dị hợp biểu hiện KH trung gian

-Môi trường tác động vào KG thường không hoàn toàn thuận lợi

Câu 3: So sánh quy luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về 2 cặp TT.

1 Những điểm giống nhau;

- Đều là định luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của 2 cặp TT

- Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn

Ngày đăng: 01/06/2016, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w