Các khu vực thị trường khác có sức mualớn, giá bán cao và ổn định hơn như EU, Bắc Mỹ chưa chiếm được tỷ trọng cao.Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn hạn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TCNH - QTKD
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, người viết xin gữi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa tàichính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Qui Nhơn đã tận tìnhgiảng dạy và cung cấp những kiến thức vô cùng quý giá và vô cùng bổ ích trongnhững năm học qua, làm cơ sở giúp người viết có thể thực hiện bài báo cáo thực tậptốt nghiệp này của mình và là nền tảng kiến thức để người viết áp dụng vào thựctiễn công việc trong tương lai
Người viết xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Bích Ngọc, giảng viên hướng dẫnkhóa luận tốt nghiệp của người viết.Cô đã nhiệt tình chỉ dẫn người viết trong thờigian thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Người viết cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ Phần Xuất Nhập KhẩuBình Định đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc tìm hiểu hoạt động của Công ty và cungcấp tài liệu cho người viết
Lời cuối, Người viết xin kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô toàn trường ngàycàng thành công hơn nữa trên sự nghiệp dạy và nghiên cứu.Người viết cũng gữi lờichúc đến cô chú, anh chị trong Công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công trong côngviệc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao giúp Công ty ngày càng phát triển.Người viết xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Quang Trường
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ giao dịch đàm phán
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
Sơ đồ 1.3: Mô hình sức mạnh của Michael porter
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất tinh bột sắn
Biểu đồ 2.3: Diễn biến thị phần xuất khẩu tinh bột sắn sang các thị trường nướcngoài của Công ty trong giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của Công ty
Bảng 2.3 : Thị trường xuất khẩu của Công ty
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn theo phương thức xuất khẩucủa Công ty trong giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán của Công ty tronggiai đoạn 2013-2015
Bảng 2.6: Danh sách, thông tin khách hàng chính nhập khẩu sản phẩm tinh bộtsắn của Công ty trong giai đoạn 2011-2014
Bảng 2.7: Một số thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty
Bảng 2.8: Tình hình lao động của Công ty trong hai năm 2014-2015
Bảng 2.9: Công nợ của Công ty trong năm 2015
Bảng 2.10: Bảng xuất nhập kho củ sắn tươi của công ty giai đoạn 2013-2015.Bảng 2.11: Kế hoạch doanh thu, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn củaCông ty năm 2016
Bảng 2.12: Ký kết hợp đồng xuất khẩu tinh bột sắn của Công ty sang thị trường
Trang 5nước ngoài giai đoạn 2014-2015
Bảng 2.13: Thị trường tiêu thụ tinh bột sắn của một số đối thủ cạnh tranhnăm 2015
Bảng 2.14: Bảng năng xuất lao động của Công ty trong giai đoạn20132015………
…69
Bảng 2.15: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty trong giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.16: Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
Bảng 2.17: Nguồn thu mua nguyên liệu sắn tươi của Công ty năm 2015
Bảng 3.1: Dự kiến doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước và sau khi thực hiện giảipháp năm 2015
Trang 64 CBCNV Cán bộ công nhân viên
5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
9 QCVN Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam
10 SXKD Sản xuất kinh doanh
11 TCVN Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ra sức đẩy mạnhcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập vớikhu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng nhữngsản phẩm trong nước có hiệu quả Đó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp khôngngừng cải tiến, đổi mới và hợp lý hóa quy trình sản xuất, sử dụng tốt các nguồn lực,phấn đấu hạ thấp giá thành Doanh nghiệp thu được lợi nhuận tức là sản phẩm củadoanh nghiệp đã được chấp nhận (cả về số lượng lấn giá cả) Để đạt được mục tiêu
đó thì doanh nghiệp phải có đội ngũ quản lý có trình độ cao…
Để đem lại hiệu quả của một kỳ kinh doanh nhà quản lý phải năng động lựa chọnnhững bước đi thích hợp, tận dụng tối đa những nguồn nhân lực sẵn có, tiết kiệmhay nói đúng hơn là kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh Doanh nghiệp phảithường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ và chính xác mọi diễn biến và kết quả củahoạt động sản xuất kinh doanh.Tìm các mối liên hệ giữa doanh nghiệp với bênngoài có như vậy thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả
Tinh bột sắn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam Trong những năm qua, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tinh bột đãtăng lên nhưng chưa thực sự ổn định Thị trường xuất khẩu tinh bột sắn được mởrộng Đồng thời với việc duy trì thị trường truyền thống như Trung Quốc,Indonesia,Malaysia, Việt Nam cũng đã phát triển thêm các thị trường mới nhưChâu Phi, Tây Á và Nam Á
Trong giai đoạn 2010-2015, thị trường tinh bột sắn thế giới phát triển rất đa dạng
và đặc biệt là thị trường thế giới có nhiều biến động về nhu cầu nhập khẩu và giá cả.Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến tinh bột sắn Việt Nam vẫn còn nhiềubất cập: Chất lượng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp với yêu cầu của thịtrường thế giới, giá xuất khẩu thấp, chưa tạo lập được thị trường ổn định…Mặtkhác, cơ cấu thị trường xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam còn chưa hợp lý, còn lệthuộc quá nhiều vào thị trường Châu Á Các khu vực thị trường khác có sức mualớn, giá bán cao và ổn định hơn như EU, Bắc Mỹ chưa chiếm được tỷ trọng cao.Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn hạn chế.Chínhsách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn cònquá nhiều bất cạp.Việc định hướng phát triển, phân phối và phối hợp giữa trồng vàkhai thác củ sắn tươi, công nghệ sử lý củ sắn và công nghệ sản xuất sản phẩm tinhbột sắn còn nhiều hạn chế Những tồn tại trên đây đã gây tác động không tốt tớiphát triển sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn theo hướng bền vững
Để khắc phục những hạn chế đối với sự phát triển của sản xuất và xuất khẩu tinhbột sắn và nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, cần phải nghiên cứu,phân tích những yếu tố tác động, đặc điểm và xu hướng phát triển thị trường tinh
Trang 8bột sắn của Việt Nam Đồng thời còn phải tìm ra những giải pháp nhằm phát triểnbền vững và nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam.
Là một trong những Công ty sản xuất và xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn của tỉnhBình Định nói riêng và ở Việt Nam nói chung, Công ty Cổ Phần XNK Bình Định
đã gặt hái được nhiều thành công lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tổn tại nhiều vấn
đề làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty còn thấp Với những kiến thức
đã học và nghiên cứu thực tế người viết quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của Công ty Cổ Phần XNK Bình Định”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm giúp người viết củng cố kiến thức đã học
và nghiên cứu rõ hơn các hoạt động thực tế của một doanh nghiệp xuất khẩu Baogồm hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, quá trình tiêu thụ, nghiên cứuthị trường, quá trình lập kế hoạch, đàm phán, tổ chức hoạt động xuất khẩu…củaCông ty Đồng thời nhằm giúp cho Công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tinh bộtsắn sang thị trường nước ngoài có được cái nhìn tổng quát quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Từ đó, vận dụng linh hoạt các giải pháp vào điều kiệnthực tiễn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, giải quyết khó khăn,tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CổPhần XNK Bình Định ra thị trường nước ngoài giai đoạn 2013-2015
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắntại Công ty Cổ Phần XNK Bình Định
Đưa ra những hạn chế nhằm có giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạtđộng xuất khẩu tinh bột sắn của Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Báo cáo tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn của Công ty Cổphần XNK Bình Định
+ Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty CổPhần XNK Bình Định trong 3 năm gần đây, từ năm 2013-2015 tại tụ sở Công ty.+ Thời gian thực hiện từ ngày 19/1/2016 đến ngày 23/5/2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập những tài liệu có sẵn và có liên quan từ các
phòng ban của Công ty như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức,…thuthập các thông tin có liên quan từ sách, báo, internet…
Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp: trao đổi với cán bộ, nhân viên của Công ty.
Từ các số liệu, thông tin sơ cấp và thứ cấp người viết đã thống kê, so sánh, phântích tổng hợp các nội dung giữa các năm, áp dụng hiểu biết thực tế vào quá trìnhphân tích vấn đề
5 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài giúp cho Công ty có cài nhìn tổng quan về hoạt động xuất khẩu sản phẩmtinh bột sắn trong những năm qua, nhìn nhận ra những mặt hạn chế trong quá trìnhsản xuất kinh doanh
Một số giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ giúp cho Công ty đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu sản phẩm tinh bột sắn ra thị trường nước ngoài, nâng cao kim ngạch xuấtkhẩu
6 Kết cấu của đề tài
Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của Công ty Cổ phần XNH Bình Định
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của Công ty Cổ Phần XNK Bình Định
Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập này dù đã cố gắng tìm hiểu hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty nhưng với kiến thức còn hạn chế, thời gian thựctập ở Công ty có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, Trườngkính mong quý thầy cô khoa TCNH & QTKD góp ý kiến giúp Người viết hoànthiện bài khóa luận tốt nghiệp tốt hơn Cuối cùng Người viết xin chân thành cảm ơnban lãnh đạo Công ty Cổ phần XNK Bình Định đặc biệt là chị Uyên, chị Hằng vàtoàn thể cô chú trong phòng KDĐT, Tổ chức- Hành chính đã tận tình chỉ bảo Cùngvới sự nhiệt tình hướng dẫn của giáo viên Th.S Hoàng Bích Ngọc trong suốt thờigian thực tập và làm bài báo cáo
Người viết xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Quang Trường
Trang 10hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩyhàng hóa phát triển chuyển đổi cơ cấu ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhândân.
Mục đích chủ yếu của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốcgia trong phân công lao động quốc tế Hoạt động xuất khẩu diễn ra liên tục, diễn ratrên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại hàng hóa khác nhau từ xuấtkhẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liêu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ cao Tất
cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho quốc gia nói chung
và các doanh nghiệp tham gia nói riêng
Phạm vị hoạt động xuất khẩu rất rộng về không gian và thời gian: nó có thể diễn
ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể đượctiến hành trên phạm vi một quốc gia (trường hợp một bên là khu vực nội địa, bênkia là khu vực hải quan riêng theo qui định pháp luật của quốc gia đó) hay nhiềuquốc gia
Theo điều 27 luật thương mại (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đượcđưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt năm trên lãnh thổViệt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [5,tr.27]
1.1.2 Vai trò
Đối với nền kinh tế thế giới
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày nay rất được chú trọng, nó trở thànhmột hoạt động rất cần thiết đối với mọi quốc gia.Mỗi quốc gia muốn phát triển đượcphải tham gia vào hoạt động này.Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau về điều kiện tựnhiên có thể có điều kiện thuận lợi về mặt này nhưng lại khó khăn về mặt hàngkhác Vì vậy để tạo sự cân bằng trong phát triển, các quốc gia trên tiến hành xuấtkhẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và nhập những mặt hàng mà mình không
có hoặc nếu có thì chi phí sản xuất cao…
Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia có thể hạn chế được những khókhăn của mình, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.Thông qua hoạt độngnày các nước có thể nhanh chóng tiếp thu được trình độ kĩ thuật công nghệ tiên tiến,
từ đó mới có thể phát triển kinh tế và giải quyết các mâu thuẫn trong nước tăngnguồn thu nhập góp phần vào quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.[14,Tr 3 ]
Trang 11Đối với nền kinh tế quốc gia
Trong thời đại ngày nay, thời đại cùng tồn tại hoà bình, cùng vươn tới ấm nohạnh phúc và cũng là thời đại của sự vươn tới mở cửa và mở rộng giao lưu kinhtế.Do đó xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổichiến lược kinh tế từ “đóng cưả” sang “mở cửa” và từ “thay thế nhập khẩu” sang
“hướng vào xuất khẩu” Có thể nói đây là con đường đúng đắn cho sự phát triểnvượt bậc giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phát triển
Trên thực tế ta thấy bất cứ một ngành sản xuất hay kinh doanh nào muốn thu hútđược kết quả cao đều phải biết khai thác và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có ởbên trong cũng như bên ngoài một cách đúng đắn và hợp lý Đối với hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam cần phải tận dụng các nguồn tiềm năng để mang lại hiệu quảngày càng cao
Nhận thức rõ được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nước nhà, Đảng
và nhà nước ta đã đề ra phương hướng chiến lược phát huy lợi thế tương đối, khôngngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Đáp ứng tốt nhu cầucủasảnxuấtvàđờisống,hướngmạnhvàoxuấtkhẩu,thaythếnhậpkhẩunhữngmặt hàngtrong nước sản xuất có hiệu quả Mở rộng quan hệ kinh tế đối với các nước, các tổchức quốc tế, các công ty và các tư nhân nước ngoài, trên nguyên tắc giữ vững độclập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lícủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vậy đẩy mạnh xuất khẩu có vai tròquan trọng trong đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Vai trò của xuất khẩu được thể hiện ở các mặt sau:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệphoá, hiện đại hoá.
Ở nước ta, để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trongthời gian ngắn, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy,móc thiết
bị kĩ thuật và công nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành
từ các nguồn sau:đầu tư nước ngoài, vay nợ hoặc viện trợ, ngoại tệ thu được từ cácnguồn khác Trong các nguồn trên thì các nguồn như vay nợ đầu tư nước ngoàituy quan trọng nhưng cũng phải trả sau này Và việc sử dụng chúng một cách tháiquá sẽ gây hậu quả cho việc trả nợ về sau.Vì vậy, nguồn từ xuất khẩu là nguồn thungoại tệ quan trọng phục vụ cho quá trình nhập khẩu, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sảnxuất phát triển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ Đó làthành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thếgiới là tất yếu đối với nước ta
Trang 12Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm pháttriểnnhưnướcta,sảnxuấtvềcơbảnlàchưađủchonhucầutiêudùngnếuchỉthụ động chờ sự
“thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp
Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới, là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ thị trường thế giới để tổchức sản xuất,từ đó tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi, tạokhả năng mở rộng thị trường tiêu thụ
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm vàcải thiện đời sống của người dân.
- Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi tiêu thụ thu hút hàng triệu laođộngvào làm việc với thu nhập không nhỏ
- Hơn nữa, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêudùng thiếtyếu phục vụ đời sống,đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa người dân
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lạiphụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại, khi xuất khẩu pháttriển nó cũng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển theo như quan
hệ về chính trị và ngoại giao [ 14, tr 3]
Đối với các doanh nghiệp
+ Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bảncủa mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới.Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanhnghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thịtrường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ + Xuất khẩu là hoạt động quan hệ mật thiết với khách hàng quốc tế, ảnh hưởngđến niềm tin cũng như khả năng tái tạo nhu cầu của họ Do vậy, đó cũng là một vũkhí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
+ Xuất khẩu tạo thêm việc làm cho người lao động của doanh nghiệp, nó làmtăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người laođộng
+ Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp mộtcách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoàinước [12, tr 5]
1.1.3 Các hình thức [5]
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Trang 13Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổihàng hoá với các đối tác nước ngoài.
Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhaucùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp
mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại cũng có thể tạo thànhmột hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết
Ưu điểm của giao dịch trực tiếp
Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra những hiểulầm đáng tiếc
Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợinhuận
Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiếncủa khách hàng, khắc phục thiếu sót
Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạtđộng xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thịtrường nhiều biến động
Hạn chế khó khăn của hoạt động xuất khẩu trực tiếp.
Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sailầm, bị ép giá trong mua bán
Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có nănglực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nướcngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ
Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí tronggiao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường…
1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)
Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng
ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác Xuấtkhẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bênnhập khẩu.Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch muabán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán mà phải thông qua bên thứ 3 -người nhận uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đượcphép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷthác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá chomình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình.Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới
Trang 14mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.
Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ kinhdoanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng)
Phải chia sẻ lợi nhuận
Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng đến sảnxuất
1.1.3.3 Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặtchẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua.Khối lượng hàng hoá đượctrao đổi có giá trị tương đương Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu vềmột khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tươngđương Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật nganggiá chung cho giao dịch này
Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biếnđộng của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối
Đồng thời có lời khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩucủa mình.Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằnghạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế
1.1.3.4 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho
để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoàitrên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được cáckhoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt khách không
có sự rủi ro trong thanh toán
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ.Thông thường trongcác nước XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉtrong một số doanh nghiệp nhà nước
1.1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổbiến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại Đặc điểm của loại hàng xuất này là hànghoá không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàmphán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu.Mặtkhác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuêphương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá Do đó, giảm được một lượng chiphí khá lớn
Trang 15Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia cóthế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tạiquốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém
so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốnnhanh và lợi nhuận cao
1.1.3.6 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồnnguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công)
để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí giacông
Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và đượcnhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyênphong phú áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việclàm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máymóc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất Đối với bên đặt giacông, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệutương đối rẻ của nước nhận gia công
Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụngnhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da…
1.1.3.7 Tái xuất khẩu
Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đãnhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sảnxuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau
đó tái xuất
Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vớimục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra Các bên tham giagồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu
Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: Trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới
nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu.Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ.nước tái xuấttrả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu
Chuyển khẩu : Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu)
để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhậpkhẩu vào nước tái xuất Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu và thutiền về từ nước nhập khẩu
Ưu điểm là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng vốn và đáp ứng nhu cầubằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng được, tạo ra thu nhập
Trang 16Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nướcxuất khẩu về gía cả, thời gian giao hàng.Ngoài ra nó còn đòi hỏi người làm công tácxuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải nhậy bén với tình hìnhthị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.
1.1.3.8 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá
Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những ngườimôi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hoá với khối lượng lớn,
có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay đổi được với nhau
Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung của quan hệ cung cầu về một mặt hànggiao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định Do đó giá cả công bố tại sởgiao dịch có thể xem như một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế
1.1.4 Tổ chức công tác xuất khẩu trong một doanh nghiệp
1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường [16]
Khác với hoạt động mua bán trong nước, hoạt động kinh doanh xuất khẫu diến ratrên thị trường thế giới, người kinh doanh thường ở các nước khác nhau, hàng hóabuôn bán được chuyển qua biên giới của mỗi nước, mỗi nước lại có một chính sách,thể lệ và tập quán thương mại khác nhau Người kinh doanh thường phải giải đápnhiều câu hỏi như: Mua bán hàng hóa gì? ở đâu? Với ai?Vào thời điểm nào?Giá cả
và chất lượng ra sao?Thanh toán bằng hình thức gì?Đồng tiền nào?Chính vì thế khinghiên cứu thị trường doanh nghiệp thường phải nghiên cứu thị trường trong nước
và thị trường ngoài nước để lựa chọn đối tác (có thể là khách hàng hoặc là nhà cungcấp) giao dịch
Nghiên cứu thị trường trong nước: Cần xác định ba vấn đề cơ bản của hoạt
động kinh doanh là: Bán cái gì? Bán cho ai?Bán ở đâu và với số lương bao nhiêu?
Để đạt được kết quả đó, hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong nước cần:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hóa xuất nhập khẩu và thực hiện bằngcách thông qua các chương trình khảo sát thị trường và người tiêu dùng trong nước
để tìm ra nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa, cơ cấu,quy mô cầu, yêu cầuđối với sản phẩm về chủng loại mẫu mã, quy cách chất lượng, giá cả,…đồng thờitìm ra xu hướng biến động của cầu trong một khoản thời gian
- Nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu tức là nghiên cứu đến khả năng sản xuất vàtiềm năng tiêu dùng hàng hóa đó trong nước, chu kỳ sống của sản phẩm được lựachọn, giá cả và chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng đó
- Nghiên cứu khách hàng hay hoạt động doanh nghiệp thực hiện để ác định vàphân loại giữa khách hàng truyền thống với khách hàng tiềm năng nhằm tiến hànhphân đoạn thị trường khách hàng chính xác Kết quả nghiên cứu khách hàng sẽ giúpcho doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng kháchhàng, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để giúp cho doanh nghiệp xác định xem đối thủ
Trang 17cạnh tranh trên thị trường là ai và mức độ cạnh tranh của họ như thế nào Từ đó,doanh nghiệp có thể xác định điểm nhấn cho các hoặt động marketing, quảng cáo,chiến lược sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường nước ngoài cũng nên cần xác định ba vấn đề là: nguồn
cung ứng hàng hóa có phù hợp? Giá cả xuất khẩu?Đối tác xuất khẩu? Để giải quyếtcác vấn đề hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài thường nghiên cứu các nộidung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu mức cung của thị trường để xác định khối lượng cung ứng của hànghóa trên thị trường thế giới, xu hướng biến động trong sản xuất của loại hàng hóa
mà doanh nghiệp định kinh doanh,các nước nào có lợi thế trong sản xuất loại hànghóa này, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín và được ưa chuộng trên thị trường
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới giúp cho doanh nghiệp nắmbắt được mối quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường Giá cả được xác định làgiá cả quốc tế tức là giá của những giao dịch thương mại thông thường không kèmtheo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.Khi nghiên cứu giá cả quốc tế doanh nghiệp cần lưu ý đến nơi xác định giá cả(thường là các trung tâm giao dịch lớn, những nước sản xuất chủ yếu hay các hangsản xuất tập trung) và tỷ giá để chuyển đổi ngoại tệ khi thanh toán
- Nghiên cứu đánh giá giúp doanh nghiệp xác định xem có bao nhiêu đối tác cóthể đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa, giá cả, mẫu mã, khối lượng, thời gian giaohàng, điều kiện thanh toán, điều kiện ưu đãi và các điều kiện khác mà doanh nghiệpyêu cầu Từ đó doanh nghiệp sẽ chọn cho mình những đối tác tin cậy, có thể manglại hiệu quả lớn nhất về cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của mình
- Nghiên cứu môi trường chính trị, luật pháp, tập quán buôn bán và hệ thống tàichính tiền tệ của quốc gia mà doanh nghiệp định lựa chọn để giao thương
Có thể kết luận rằng mỗi một thị trường hàng hóa thường có những quy luật vậnđộng riêng thể hiện qua sự biến đổi về cung, cầu và giá cả của hàng hóa đó trên thịtrường Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hiểu biết đượccác quy luật đó.Mặt khác, thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp mới cóđược những thông tin cần thiết đễ hỗ trợ cho việc phân tích và giải quyết các vấn đề
về marketing, giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và thànhcồn trên thương trường
1.1.4.2 Tìm kiếm khách hàng [2]
Căn cứ vào các kết quả của việc nghiên cứu dung lượng của thị trường, giá cảcông ty sẽ tiến hành lựa chọn phương thức giao dịch về thương nhân để tiến hànhgiao dịch Khi tiến hành giao dịch cần phải căn cứ vào lượng hàng nước đó cầnnhập, chất lượng hàng nhập, chính sách và tập quán thương mại của nước đó Ngoài
ra , điều kiện về địa lý cũng là vấn đề cần quan tâm
Việc lựa chọn đối tượng đề giao dịch cần phải dựa theo một số chỉ tiêu như sau:
Trang 18+ Tình hình sản xuất kinh doanh của hang, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh + Khả năng cung cấp hàng hóa thường xuyên của hãng.
+ Khả năng về vốn,cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng dànhlấy độc quyền về hàng hóa
+ Uy tín của bạn hàng
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất nên gặp trực tiếp tránh nhữngđối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trườngmới chưa có kinh nghiệm.Việc lựa chọn các đối tác phù hợp là một trong nhữngđiều kiện cần đề thực hiện thắng lợi các hợp đồng thương mại quốc tế.Song nó phụthuộc rất nhiều vào năng lực của người làm công tác đàm phán,giao dịch
1.1.4.3 Đánh giá khả năng xuất khẩu [16]
Sau khi nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thông tin về khách hàng,doanh nghiệpcần xác định xem mình có khả năng xuất khẫu những sản phẩm nào, sang thị trườngnào, số lượng sản phẩm xuất khẩu là bao nhiêu,phương thức xuất khẩu là gì và đâu
là thị trường mục tiêu mang lại khả năng xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp
1.1.4.4 Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm trong qua strinhf nghiên cứu tiếp cận thịtrường,đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh Phương án này là kế hoạchhoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.Việc vậy dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
Trong bước này người xây dựng chiến lược cần rút ra những nét tổng quát vềtình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh
- Lựa chọn mặt hàng,thời cơ,điều kiện và phương thức kinh doanh
- Đề ra mục tiêu
Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là một mụctiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng hóa,với giá bao nhiêu, sẽ thâm nhậpvào thị trường nào,…
- Đề ra biện pháp thực hiện
Những biện pháp này là công cụ để đạt được mục tiêu đề ra Những biện phápnày bao gồm cả biện pháp trong nước và goài nước, trong nước như: đầu tư vào sảnxuất kinh doanh,cải tiến bao bì, ký kết hợp đồng, tăng giá thu mua,…Những biệnpháp ngoài nước như: đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài, mở rộngmạng lưới đại lý
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh được thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: + Chỉ tiêu tỷ suất noại tệ hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu
+ Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn tính theo công ty sau
Trang 19+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
+ Chỉ tiêu hòa vốn
Sau khi phương án kinh doanh đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng tổchức thực hiện phương án thông qua việc quảng cáo, bắt đầu chào hàng chuẩn bịhàng hóa,…
1.1.4.5 Giao dịch đàm phán,ký kết hợp đồng
Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau người xuất khẩu và nhập và ngườinhập khẩu thì phải qua 1 quá trình giao dịch Trong buôn bán quốc tế thường baogồm những bước giao dịch chủ yếu sau:
Hỏi giá (Inquiry)
Đây có thể coi là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch Nhưng xét về phương diệnthương mại thì đây là việc người mua đề nghị người bán cho mình biết giá cả và cácđiều kiện để mua hàng
Nội dung của mục hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng,thời gian giao hàng mong muốn Giá cả mà người mua hàng có thể trả cho mặt hàng
đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại,người mua nêu rõ những điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở cho việc quyđịnh giá: loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng
Chào hàng (Offer)
Đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng như vậy phát giá có thể do người bán hoặcngười mua đưa ra Nhưng trong buôn bán khi phát giá chào hàng, là việc người xuấtkhẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình
Trong chào hàng ta nêu rõ: tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả số lượng, điềukiện cơ sở giao hàng, thời hạn mua hàng, điều kiện thanh toán bao bì ký mã hiệu,thể thức giao nhận… trong trường hợp hai bên đã có quan hệ muabán với nhau hoặcđiều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì giá chào hàng có khi chỉ nêu những nộidung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng Những điều kiện còn lại sẽ ápdụng những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo điều kiện chung giao hàng giữa haibên
Trong thương mại quốc tế người ta phân biệt hai loại chào hàng chính:
Chào hàng cố định (Firm offer) và chào hàng tự do (Free offer)
Đặt hàng (Oder)
Đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dướihình thức đặt hàng Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua vàtất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng
Thực tế người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên Bởivậy, ta thường gặp những đặt hàng chỉ nêu: tên hàng, quy cách, phẩm chất, sốlượng, thời hạn giao hàng và một vài điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó
Về những điều kiện khác, hai bên áp dụng điều kiện chung về thoả thuận với nhau
Trang 20Hỏi giá Chào hàng Đặt hàng Hoàn giá Chấp nhận
Xác nhận
hoặc theo những điều kiện của hợp đồng ký kết trong lần trước
Hoàn giá (Counter-offer).
Khi nhân được chào hàng (hoặc đặt hàng) không chấp nhận hoàn toàn chào hàng(đặt hàng) đó mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá, chào hàngtrước coi như huỷ bỏ trong thực tế, một lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàngiá mới đi đến kết thúc
Chấp nhận giá (Acceptance)
Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặthàng) mà phía bên kia đưa ra khi đó hợp đồng được thành lập Một chấp thuận cóhiệu lực về mặt pháp luật, cần phải đảm bảo những điều kiện dưới đây
- Phải được chính người nhận giá chấp nhận
- Phải đồng ý hoàn toàn về điều kiện với mọi nội dung của chào hàng
- Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát hành đề nghị
Xác nhận (Confirmation)
Hai bên mua bán sau khi đã thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giaodịch, có khi cẩn thận ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia Đó là văn kiệnxác nhận Văn kiện do bên bán gửi thường gọi là nhận bán hàng do bên mua gửi vàgiấy xác nhận mua hàng Xác nhận thường được lập thành 2 bản, bên xác nhạn kýtrước rồi gửi cho bên kia Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản.Các bước giao dịch của hoạt động thương mại quốc tế tóm tắt sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ giao dịch đàm phán
Các hình thức đàm phán
Đàm phán giao dịch qua thư tín.
Ngày nay đàm phán thông qua thư tín và điện tín vẫn còn là môt hình thức chủyếu để giao dịch giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Những cuộc tiếp xúc banđầu thường qua thư từ Ngay cả sau này khi hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếpthì việc duy trì quan hệ cũng phải qua thư từ thương mại
So với việc gặp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi phí Trong cùngmột lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau Người viếtthư có điều kiện để cân nhắc suy nghĩ tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéoléo dấu kín ý định thực sự của mình
Những việc giao dịch qua thư tín thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có thể
cơ hội mua bán sẽ trôi qua Tuy nhiên với sự phát triển của mạng Internet như hiện
Trang 21nay thì nhược điểm này đã được khắc phục phần nào Với đối phương khéo léo giàdặn thì việc phán đoán ý đồ của họ qua lời lẽ trong thư là một việc rất khó khăn.
Giao dịch đàm phán qua điện thoại
Việc đàm phán qua điện thoại nhanh chóng, giúp các nhà kinh doanh tiến hànhđàm phán một cách khẩn trương đúng vào thời điểm cần thiết Nhưng phí tổn điệnthoại giữa các nước rất cao, do vậy các cuộc đàm phán bằng điện thoại thường bịhạn chế về mặt thời gian, các bên không thể trình bày chi tiết, mặt khác trao đổi quađiện thoại là trao đổi bằng miệng không có gì làm bằng chứng những thoả thuận,quyết định trao đổi Bởi vậy điện thoại chỉ được dùng trong những trường hợp cầnthiết, thật khẩn trương sợ lỡ thời cơ, hoặc trường hợp mà mọi điều kiện đã thoảthuận song chỉ cần chờ xác định nhận một vài chi tiết… khi phải sử dụng điện thoại,cần chuẩn bị thật chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề được nêu lên một cáchchính xác Sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thư xác định nội dung đã đàmphán, thoả thuận
Giao dịch đàm phán bằng cách gặp trực tiếp
Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi điều kiện giao dịch, về mọivấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán là hình thức đàmphán đặt biệt quan trọng Hình thức này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đềgiữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tin hoặc điệnthoại đã kéo dài quá lâu mà không có kết quả
Hình thức này thường được sử dụng khi có nhiều điều kiện phải giải thích cặn kẽ
để thuyết phục nhau hoặc về những hợp đồng lớn, phức tạp
Khi ký kết hợp đồng, các bên cần chú ý một số quan điểm sau:
-Cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau tất ả mọi điều khoản cần thiết trướckhi ký kết
- Mọi điều kiện cần rõ ràng tránh tình trạng mập mờ, có thể suy luận ra nhiềucách
- Mọi điều khoản của hợp đồng phải đúng với luật lệ của hai quốc gia và thông lệquốc tế
- Ngôn ngữ của hợp đồng là ngôn ngữ hai bên cùng chọn
Một hợp đồng xuất khẩu thường gồm những phần sau:
- Số hợp đồng
- Ngày và nơi ký hợp đồng
Trang 22Làm thủ tục xuất khẩu
Thực hiện công việc bước đầu của khâu thanh toánChuẩn bị hàng hóaKiểm tra hàng hóa
Giao hàng Thuê phương tiện vận tại Làm thủ tục hải quan
Mua bảo hiểmLập bộ chứng từ thanh toán Khiếu nại Thanh lý hợp đồng
- Tên và địa chỉ của các bên ký kết
- Các điều khoản của hợp đồng như:
+ Tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, bao bì, ký mã hiệu
+ Giá cả, đơn giá, tổng giá
+ Thời hạn và địa điểm giao hàng, điều kiện giao nhận
+ Điều kiện thanh toán
+ Điều kiện khiếu nại, trọng tài
+ Điều kiện bất khả kháng
+ Chữ ký của hai bên
Với những hợp đồng phức tạp nhiều mạt hàng thì có thêm các phục lục là những
bộ phận không thể tách rời cuả hợp đồng
1.1.4.6 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu [14]
Đây là một là một công việc tương đối phức tạp nó đòi hỏi phải tuân thủ luậtquốc gia và luật quốc tế, đồng thời bảo đảm quyền lợi quốc gia và uy tín của doanhnghiệp
Để bảo đảm yêu cầu trên doanh nghiệp thường phải tiến hành các bước chủ yếusau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
Tuỳ thuộc vào từng hoạt đồng xuất khẩu mà cán bộ xuất khẩu phải thực hiệncác nghiệp vụ khác nhau Trình tự các nghiệp vụ cũng không cố định
1.2 Cơ sở lý thuyết về thị trường xuất khẩu [12]
1.2.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu
Cùng với sự phát triển của thị trường,cũng như đã có rất nhiều quan điểm khácnhau về thị trường nói chung và thị trường quốc tế nói riêng với nhiều cách nhìnnhận,cách hiểu biết khác nhau từ đó có những định nghĩa khác nhau.Do đó có thểđưa ra khái niệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp như sau:
Trang 23Thị trường quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềmnăng,có nhu cầu thị trường với những sản phẩm có dự án kinh doanh trong mốiquan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế.Thị trường xuất khẩu hàng hóa được phân biệt với thị trường trong nước ở tậphợp khách hàng tiềm năng-khách hàng tiềm năng nước ngoài cũng có quan điểm thịhiếu,hành vi tiêu dùng khác nhau.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa thường rất nhiều nhà cung ứng bao gồm cả ngườicung ứng nội địa và các công ty đa quốc gia, các nhà xuất khẩu…vì vậy tính chấtcạnh tranh trên thị trường xuất khẩu là rất lớn
Giá cả hàng hóa trên thị trường xuất khẩu thường được hình thành theo mức giáquốc tế chung,ít có nhà xuất khẩu nào có thể điều khiển được mức giá thị trường trừkhi đó là nhà xuất khẩu lớn.Giá cả hàng hóa xuất khẩu thường gồm một phần khôngnhỏ chi phí vận chuyển,bao quản đặc biệt đối với những hàng hóa có quảng đườngvận chuyển xa.Thị trường xuất khẩu thường chịu tác động của nhiều nhân tố nhưkinh tế,chính trị,pháp luật,văn hóa, Do vậy mức độ rủi ro trên thị trường quốc tế làrât lớn
1.2.2 Các yếu tố của thị trường xuất khẩu
1.2.2.1 Yếu tố cầu
Nhu cầu là một phạm trù dùng để mô phỏng hành vi người mua đối với một mặthàng nào đó.Số lượng cầu của một hàng hóa là khối lượng hàng hóa người muamuốn mua và có khả năng mua trong một thời gian nhât định và ở một mức giá nhấtđịnh
1.2.2.2 Yếu tố cung
Số lượng cung của một hàng hóa là khối lượng mà người bán sẳn sàng bán trongmột chu kỳ nào đó.Số lượng cung phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và phụ thuộc vàocác yêu tố khác, trước hết là giá cả các yếu tố đầu vào và kỹ thuật sản xuất hiện có
1.2.2.3 Yếu tố giá cả
Là một bộ phận không thể thiếu của thị trường.Giá cả đóng vai trò quyết địnhtrong việc mua bán hay không mua hàng của người tiêu thụ.Giá cả và thị trường cómối quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau thi trường không nhữngchi phối đến sự cấu tạo và mức độ hình thành giá cả mà còn gây nên sự biến độnggắt gao cả về hình thức và cường độ đối với thị trường Trên thị trường tuy ngườisản xuất và tiêu dùng đối lập nhau trong việc thực hiện các chức năng riêng biệt củamình, nhưng trong quan hệ trao đổi mua bán họ vừa có quan hệ hợp tác và đấutranh với nhau về giá,để cuối cùng các bên đều đi đến chấp nhận hình thành nênmột mức giá nào đó gọi là giá trị thị trường
1.2.2.4 Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực để phát triển kinh doanh.Canh tranh trong cở chế thịtrường là cuộc chạy đua không đích giũa các nhà sản xuất kinh doanh.Trong nền
Trang 24Đối thủ mới tiềm năng
Nhà cung cấp Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại Người mua
Sơ đồ 1.3: Mô hình sức mạnh của Michael porter
Qua mô hình các doanh nghiệp có thể thấy được các mối đe dọa hay thách thứcvới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm Xuất phát từ đâydoanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe dọa và tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp của mình
Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Các đối thủ này chưa có kinhnghiệm trong việc thâm nhậm thị trường quốc tế song có tiềm năng lớn về vốn,côngnghệ,lao động và tận dụng lợi thế của người đi sau,do đó dễ khắc phục được nhữngđiểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại có khả năng chiếm lĩnh thị trường
Sức ép của người cung cấp: Nhân tố này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khốilượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc sẳn sàng liên kết với nhau đểchi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợinhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước cho doanh nghiệp Vì thế hoạt độngxuất khẩu có nguy cơ gián đoạn
Sức ép người tiêu dùng: Trong cơ chế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế” Khách hàng có khả năng làm hẹp hay mở rộng qui mô chất lượng sảnphẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm.Một khi nhu cầu của khách hàng thayđổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêngcũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp
Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: Khi hoạt động trên thị trường quốctế,các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thịtrường mà thường bị chính các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản
Trang 25phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệpcủa các nước sở tại,quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩumặt hàng đó.Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chínhphủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ.
1.2.3 Phân loại thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu phân theo mục đích sử dụng sản phẩm gồm có thị trườngcông nghiệp và thị trường hàng tiêu dùng cá nhân
Đối với hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải tìm ra được nhữngkhu vực thị trường thích hợp với điều kiện quy mô và sản phẩm của nước xuấtkhẩu.Phân loại thị trường xuất khẩu là công việc hết sức cần thiết.Phân loại thịtrường có thể dựa vào các tiêu chí sau:
+ Căn cứ vào vị trí địa lý thì các doanh nghiệp có thể phân thị trường xuất khẩu
ra thành các thị trường khu vực có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Thị trường Châu lục
Thị trường khu vực
Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ
+ Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia,doanh nghiệp có thể có các loại thị trường:
Thị trường truyền thống
Thị trường hiện có
Thị trường mới
Thị trường tiềm năng
+ Căn cứ vào mật độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của một quốc gia có lợi thế xuất khẩu hàng hóa, thị trường xuất khẩu được phân chia làm 2 loại:
Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường xuất khẩu chính: Là thị trường
mà nước xuất khẩu sẽ khai thác chủ yếu và lâu dài
Thị trường xuất khẩu tương hỗ: đó là thị trường mà trong đó nước xuất khẩu vànước nhập khẩu sẽ dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng vớinhau
+ Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa các nước, thị trường được chia thành:
Thị trường xuất siêu
Thị trường nhập siêu
+ Căn cứ vào mật độ mở cữa của thị trường, mật đọ bảo hộ của chính phủ mỗi nước đối với hàng hóa sản xuất trong nước, tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị trường, ta có các loại thị trường:
Thị trường khó tính
Thị trường dễ tính
Trang 26+ Căn cứ vào sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của các nước xuất khẩu tại các nước nhập khẩu doanh nghiệp có:
Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh
+ Căn cứ vào các thỏa thuận thương mại cấp chính phủ giữa các quốc gia về xuất nhập khẩu hàng hóa và các yêu cầu đối với đối tác thương mại về việc có hạn chế hay không về nhập khẩu hàng hóa ta có các loại thị trường sau:
Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch
Thị trường xuất khẩu không theo hạn ngạch
+ Căn cứ vào các loại hình cạnh tranh trên thị trường tại các nước nhập khẩu hàng hóa, thị trường được phân chia thành các lại :
Thị trường độc quyền
Thị trường độc quyền nhóm
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
1.2.4 Phân khúc thị trường xuất khẩu
Khái niệm phân khúc thị trường:
Phân khúc thị trường được hiểu là chia nhỏ thị trường thành những đoạn khácnhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định cho một nhómngười nhất định Và phân khúc thị trường chính là quá trình chia người tiêu dùngthành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu,về tính cách hay hành vi.Phân khúc thị trường thành những nhóm theo nhân khẩu học (demorgraphicgroups): là cách phân khúc thị trường truyền thống Nó thiên về việc xác định ranhóm dân cư hơn là phân khúc dân cư Ví dụ như “ phụ nữ tuổi từ 35-50” Điều này
có điểm thuận lợi là dễ tiếp cận Điều bất lợi là không có cơ sở nào để tin rằng cácphụ nữ này có nhu cầu giống nhau hãy sẵn sàng để mua hàng
Phân khúc thị trường thành những nhóm nhu cầu (need groups): Nhấn mạnhphân đoạn thị trường dựa trên tiêu thức nhu cầu của người tiêu dùng, Ví dụ: Phụ nữthường thích dùng xe máy hình thức đẹp,nhẹ,tốc độ vừa phải,dễ điều khiển trongkhi đó nam giới lại ưa chuộng các loại xe phân khối lớn, tốc độ cao, dáng khỏe,…Các nhà nghiên cứu marketing còn kết hợp cả đặc điểm nhân khẩu học và tâm lýhọc khi tiến hành phân khúc thị trường theo nhóm nhu cầu bởi nhờ đó họ xác địnhchính xác hơn thị trường mục tiêu
Phân khúc thị trường theo các nhóm hành vi( behavior groups): tiến hành phânchia thị trường người tiêu dùng theo các nhóm đông nhất về các đặc tính như: lý domua sắm,lợi ích tìm kiếm,tính trung thành,số lượng và tỷ lệ sử dụng,cường độ tiêuthụ,…Các nhà marketing cho rằng nghiên cứu về các đặc tính của hành vi ứng xửcủa người tiêu dùng là khởi điểm tốt nhất để hình thành các đoạn thị trường
Trang 271.3.Các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của doanh nghiệp [11]
1.3.1 Môi trường vĩ mô
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nóichung và hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn nói riêng cho phép các nhà kinh doanhthấy được những gì họ sẽ phải đối mặt và đứng trước tình thế đó thì họ phải xử lýnhư thế nào? Trongđó cómột số yếu tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia
Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâu tinh bột sắn củadoanh nghiệp Ở đây có thể nghiên cứu ảnh hưởng các nhóm yếu tố chủ yếu sau:
Môi trường chính trị pháp luật
Đối với môi trường quốc tế
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốcgia Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm cácquốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.Việc mở rộng thị trường xuất khẩu tinh bột sắn đòi hỏi các doanh nghiệp phải amhiểu về luật quốc tế, luật của quốc gia mà doanh nghiệp muốn hướng tới là thịtrường xuất khẩu Để tận dụng được các lợi thế mà quốc gia đó giành cho các doanhnghiệp xuất khẩu tinh bột sắn, cũng như né tránh các rủi ro không mong muốn từchính quốc gia đó
Đối với môi trường trong nước:
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn.Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bảndưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành củachính phủ và các tổ chức chính trị xã hội
Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việcđảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệuquả Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳnggiữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn nói riêng vàthuộc mọi thành phần kinh tế khác nói chung; thuế xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước
Các công ty kinh doanh xuất khẩu tinh bột sắn đều phải tuân thủ các qui định màchính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên toàn thế giới cũngnhư các thông lệ quốc tế:
- Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn( thuế, thủtục qui định về mặt hàng xuất khẩu, qui định quản lý về ngoại tệ, )
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩutinh bột sắn tham gia
- Các qui định nhập khẩu tinh bột sắn của quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệlàm ăn
Trang 28- Các vấn đề quản lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu tinh bộtsắn (công ước viên 1980, Incoterm 2000…)
- Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãicông,
- Qui định về giao dịch hợp đồng, về bảo vệ quyền tác giả, quyền sỡ hữu trí tuệ
- Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế,
- Qui định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng,
- Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng,
Môi trường kinh tế
Đối với môi trường quốc tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn cóảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởngđến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triểnkinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân
cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi xuất
Đối với môi trường trong nước
Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu là:
- Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước
Nhân tố này có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung
và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện trong nền kinh tế mở Nếuđồng nội tệ lên, giá cả của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn trongnước giảm, khả năng cạnh tranh ở nước ngoài kém, khi đó giá bán của hàng hoátính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn của các đối thủ cạnh tranh Hơn nữa, khi đồngnội tệ lên giá khuyến khích nhập khẩu mặt hàng tinh bột sắn từ nước ngoài vì giá cảhàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sảnxuất tinh bột sắn trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước.Ngược lạikhi đồng nội tệ giảm giá, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thịtrường trong nước và thị trường nước ngoài vì khi đó giá bán hàng hoá sẽ giảm hơn
so với các đối thủ cạnh tranh kinh doanh hàng hoá do nước khác sản xuất
- Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toáncủa họ tăng dẫn đến sức mua tăng Đây là cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp, nếunhà doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầukhách hàng (về mặt số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã) thì chắc chắn doanhnghiệp đó sẽ thành công và có khả năng cạnh tranh cao
- Lãi suất cho vay của các ngân hàng
Nhân tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp bởi vì vốn vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp là không thể thiếu Khi lãi
Trang 29suất cho vay của ngân hàng cao dẫn đến chi phí của các doanh nghiệp tăng lên dophải trả tiền vay lớn hơn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi nhất là khicác đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn.
Thuế quan
Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là mộtphương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước (NSNN).Thuế quan xuất khẩu làm cho giá cả hàng hoá quốc tế cao hơn giá cả trongnước.Tuy nhiên tác động của xuất khẩu nhiều khi lại đưa đến bất lợi cho khả năngxuất khẩu Do quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏ so với dung lượngcủa thị trường thế giới cho nên thuế quan xuất khẩu sẽ làm hạ thấp giá cả trongnước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với mức giá quốc tế, điều đó sẽ làmcho dung lượng hàng xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợicho mặt hàng này Trong một số trường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làmcho khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi cho nước xuất khẩu, nếunhư họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc tế.Một mức thuế suất cao và duytrì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh
Các công cụ phi thuế quan
- Công cụ quota ( Hạn ngạch xuất khẩu): Hình thức này áp dụng như một công
cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trongxuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá được quyết định theo mặt hàng,theo từng quốc gia, theo từng thời gian nhất định
- Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Nó bao gồm quy định vệ sinh, đolường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đăc biệt là quy định về vệ sinh an toànthực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với thực vật tươi sống, tiêu chuẩn và bảo vệ môitrường sinh thái và các máy móc, dây truyền thiết bị cộng nghệ
Ví dụ: Quy định của Trung Quốc đối với sản phẩm tinh bột sắn và sắn lát nhậpkhẩu của Việt Nam sang Trung Quốc Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tinhbột sắn, sắn lát vào Trung Quốc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bao bì bên ngoài của sản phẩm được khuyến cáo là phải ghi rõ xuất xứ, phẩmcấp, doanh nghiệp chế biến, ngày sản xuất, mục đích sử dụng (dùng cho thực phẩmhay dùng cho công nghiệp), cấm đóng gói và vận chuyển lẫn lộn
- Sắn lát và tinh bột sắn dùng làm thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc phảiđược cơ quan thẩm quyền của Việt Nam kiểm dịch theo yêu cầu của Trung Quốc
- Các sản phẩm sắn lát và tinh bột sắn phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vệ sinhthực phẩm theo quy định của Trung Quốc Cụ thể
+ Về cảm quan: Phải có màu sắc hương vị thông thường của sản phẩm, vệ sinhsạch sẽ
+ Dư lượng Sulfur dioxide (SO2): ≤ 0.03 g/kg;
Trang 30+ Dư lượng kim loại nặng: Chì (Pb) ≤ 0.2 mg/kg; cadmi (Cd) ≤ 0,1 mg/kg; thủyngân (Hg) ≤ 0,02 mg/kg; asen (As) ≤ 0.2 mg/kg
+ Dư lượng độc tố: Aflatoxin B1 ≤ 5µg/kg, deoxynivalenol (DON) ≤ 1000µg/kg
- Trợ cấp xuất khẩu: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tự cấp trực tiếphoặc cho vay với lãi xuất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước, bên cạnh đóchính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi với các bạn hàng nướcngoài để có thể có các điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra và đểxuất khẩu ra bên ngoài.Ngày 19 tháng 12 năm 2015, tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ
10 tổ chức tại Nairobi - Kenya, 162 thành viên Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) đã đạt được thỏa thuận về vấn đề loại bỏ trợ cấp nông sản xuất khẩu.Vớinhững cam kết với WTO thì đến cuối năm 2015 Việt nam sẽ quyết tâm cắt giảmmạnh các mặt hàng nông sản nói chung và đối với các sản phẩm từ sắn nói riêng.Đây sẽ là điều gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tinhbột sắn trong thời gian tới
Môi trường công nghệ
Nhóm các yếu tố này ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môitrường cạnh tranh, tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nênkhả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán Khoahọc công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của các doanh nghiệp, qua đó tạo nênkhả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp nói chung Hiện nay trên thế giới đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnhtranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoahọc công nghệ cao
Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp các cơ sở sản xuất trong nước tạo ra đượcnhững thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ
cơ sở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đây là tiền đề để các doanh nghiệp
ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Công nghệ mà các mà máy, doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn ở nước ta hầu hếtđều được là công nghệ nhập khẩu, với công nghệ nhập khẩu sẽ đem lại năng suấtcao, công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí nhân công nhưng trình độ sử dụng khá làphức tạp do đó phụ thuộc cao vào nhân viên, kỹ thuật nước ngoài
Theo thống kê của Hiệp hội sắn Việt Nam thì cho đến thời điểm hiện nay hầu hếtCông nghệ chế biến tinh bột sắn của các doanh nghiệp Việt Nam đều có nguồn gốc
từ Thái Lan, Mỹ Nguyên nhân là công nghệ được nhập từ hai nước này rất tiêntiến, năng suất cao, bảo hành uy tín
Môi trường cạnh tranh
Đối với môi trường quốc tế
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công
Trang 31ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩunhất định.Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốnthâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
Đối với môi trường trong nước
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nề kinh tế thịtrường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, ai thoả mãn tốt hơn nhu cầu, hiệu quả tốthơn thì người đó sẽ thắng, tồn tại và phát triển Duy trì cạnh tranh bình đẳng vàđúng pháp luật là nhiệm vụ của chính phủ.Trong điều kiện đó vừa mở ra các cơ hội
để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình vừa yêu cầu các doanh nghiệp phảiluôn vươn lên phía trước “vượt qua đối thủ”.Điều kiện để cạnh tranh và các thànhphần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để “vượt lên phía trước” tạo ramôi trường cạnh tranh trong nền kinh tế.Các doanh nghiệp cần xác định cho mìnhmột chiến lược cạnh tranh hoàn hảo.Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được cácyếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp
Các nhân tố của môi trường cạnh tranh bao gồm :
- Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường
Các quan điểm khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, vai trò và khả năng củachính phủ trong việc điều khiển cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và ảnhhưởng của nó trong thực tiễn sản xuất kinh doanh… có liên quan đến quá trình đánhgiá cơ hội kinh doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh
- Số lượng đối thủ
Số lượng đối thủ cạnh tranh bao gồm:
+ Các đối thủ cạnh tranh sơ cấp: Cùng tiêu thụ một loại sản phẩm đồng nhất + Các đối thủ cạnh tranh thứ cấp: sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả
năng thay thế
Đây là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường thôngqua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp tham gia
Có 4 trạng thái cạnh tranh cơ bản của thị trường đó là:
- Trạng thái thị trường cạnh tranh thuần tuý
Có rất nhiều đối thủ có quy mô nhỏ và có sản phẩm đồng nhất Doanh nghiệpđịnh giá theo giá thị trường và không có khả năng tự đặt giá
- Thị trường cạnh tranh hỗn tạp
Có một số đối thủ có quy mô lớn hơn so với quy mô của thị trường đưa ra bánsản phẩm đồng nhất cơ bản Giá được xác định theo giá thị trường, đôi khi có thể cókhả năng điều chỉnh giá của doanh nghiệp
- Thị trường cạnh tranh độc quyền
Có một số ít đối thủ có quy mô lớn đưa ra bán các sản phẩm khác nhau.Doanhnghiệp có khả năng tự điều chỉnh giá nhưng không hoàn toàn tuỳ ý mình bởi tuy cốgắng kiểm soát đưộc một thị trường nhỏ song có khả năng thay thế
Trang 32- Thị trường độc quyền
Chỉ có một doanh nghiệp đưa ra bán sản phẩm trên thị trường, không có đối thủcạnh tranh, hoàn toàn có quyền đặt giá
- Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh
Liên quan đến sức mạnh cụ thể của từng đối thủ trên thị trường: Quy mô, thịphần, tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, tổ chức quản lý, lợi thế cạnh tranh…qua đó xác định được vị thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trường
- Chiến lược sản xuất kinh doanh của các đôi thủ
Liên quan đến mục tiêu, giải pháp cách thức cạnh tranh của từng doanh nghiệptrên thị trường, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược kinh doanh được xâydựng theo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Môi trường tự nhiên - Văn hoá xã hội
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý,phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh Các nhân tố này tạo ra những điều kiệnthuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Nếutài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho các doanhnghiệp tiết kiệm được các chi phí (nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển…) do đótăng khả năng cạnh tranh Hơn nữa vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho doanhnghiệp khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường Ngược lại những nhân tố tựnhiên không thuận lợi sẽ tạo ra khó khăn ban đầu cho doanh nghiệp và khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp tất sẽ bị thuyên giảm
Ở nước ta khí hậu tương đối phù hợp với việc trồng sắn và bảo quản các sảnphẩm chế biến từ sắn Đây là điều mà các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn chú ýđầu tiên khi muốn sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này
Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnhhưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định muahàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp
Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn thì các doanh nghiệp phảichú ý đến văn hóa của mỗi nước để đi đến thành công trong việc mở rộng thịtrường, hay nói cách đơn giản hơn là sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ ởnước ngoài
1.3.2 Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnhđối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinhdoanh đó Có 5 yếu tố của môi trường tác nghiệp:
Trang 33+ Sản phẩm thay thế
1.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp
Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác độnglàm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình Bao gồm các nhân
tố sau:
Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp
Là sự tác đông trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viênđến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá Việc thiết lập cơ cấu tổ chứccủa bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tốquyết định tính hiệu quả trong kinh doanh
Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của các doanh nghiệp Việt Nam nóichung và của các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn nói chung cần một cơ cấu tổchức hợp lý Một cơ cấu tổ chức hợp lý cách điều hành trong kinh doanh sẽ quyếtđịnh tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu mặt hàng tinh bộtsắn nói riêng
Yếu tố lao động
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động Hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thểsáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động Trình độ và năng lực trong hoạt độngxuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp
Để đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất mặt hàng tinh bột sắn này thìdoanh nghiệp cần một đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất và đội ngũquản lý sản xuất có tay nghề, kinh nghiệm cao để đêm lại kết quả cao cho hoạt độngsản xuất Hơn thế doanh nghiệp cũng cần có chính sách đạo tạo, giữ chân tay nghềgiỏi phục vụ việc sản xuất nhằm đem lại kết quả cao trong kinh doanh
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh nghiệpViệt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn là vốn Bên cạnhyếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn để thực hiên cácmục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra Năng lực tài chính có thể làm hạnchế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọi hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
Việc duy trì hoạt động sản xuất mặt hàng tinh bột ở các doanh nghiệp đang gặpkhó khăn về vốn, để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục thì việc đảm bảo vốn, huyđộng vốn không phải là điều đơn giản.Nhiều ngân hàng đã tham gia vào việc hỗ trỡcho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tinh bột sắn.Cho thấy đây không chỉ làphạm vi của doanh nghiệp mà là của nhiễu lĩnh vực khác nhau
Hiện nay, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực chế biến tinh bột sắn phải đối
Trang 34mặt với rủi ro ngày càng lớn hơn khi công bố những báo cáo tài chính của họ.Vìthế, thuê chuyên gia thẩm định bên ngoài dường như đang trở thành xu thế mới đểtránh rủi ro trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty.
Công việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính doanh nghiệp ngày càngđòi hỏi phải có những đánh giá chủ quan một cách chân thực
Giám đốc cũng như nhà điều hành của các công ty đang phải đối mặt với nhữngrủi ro khi chính công ty của họ đưa ra hàng loạt bản báo cáo tài chính thiếu chínhxác, kém minh bạch hoặc sai lệch hẳn thông tin
Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tinh bộtsắn.Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tác động trực tiếp để chất lượng hànghóa của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra đối với kháchhàng và khả năng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thươngmại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp.Sức mạnh thể thiện
ở khả năng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng củakhách hàng Vô hình bởi người ta không lượng hoá được một cách trực tiếp mà phải
“đo” qua các tham số trung gian
Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có Tuy có thể được hình thành một cách tựnhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thứcthông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp
và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
1.4 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015
1.4.1 Khái quát ngành sắn
Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miềnNam lại là củ đậu)) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm.Cây khoai mì cao2–3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột,thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địabàn trồng và mục đích sử dụng.Cây khoai mì được du nhập vàoViệt Nam khoảnggiữa thế kỷ 18,.Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên.Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lươngthực thực phẩm Củ sắn dùng để ăn tươi, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinhbột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bộtngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinhthể, mạch nhagiàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánhkẹo,…
Trang 35Hiện nay Hiệp hội có 70 đơn vị thành viên đều là những nhà máy có sản lượnglớn trên cả nước.
Theo số liệu của Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 91 nhà máy sản xuấttinh bột sắn quy mô công nghiệp, số lượng nhà máy đã tăng gấp đôi và gấp 3 lần vềcông suất Sản xuất tinh bột sắn ở nước ta cho sản lượng từ 1,6 - 2 triệu tấn/năm;trong đó XK 80% và 20% tiêu thụ trong nước Những năm qua kim ngạch xuấtkhẩu sắn và sản phẩm từ sắn trên 1 tỷ USD/ năm Về xuất khẩu tinh bột sắn đứngthứ 2 sau Thái lan
Những năm qua kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trên 1 tỷ USD/năm Về xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 2 sau Thái lan
Cây sắn là cây truyền thống của dân tộc nay đã trở thành cây công nghiệp có hiệuquả cho bà con các dân tộc trung du, miền núi nơi mà các ngành công nghiệp khácchưa đến được
Với sự nghiên cứu và chuyển giao các giống sắn mới do (Viện di truyền Nôngnghiệp, Trung Tâm Hưng Lộc,…) Năng suất ngày càng tăng lên, những nơi có tưới
có thể đạt trên 70T/ha
Thiết bị công nghệ sản xuất tinh bột sắn do Việt Nam sản xuất 30%, tỷ lệ thu hồicao 70% là thiết bị nhập khẩu từ các nước phát triển điển hình là nhập từ Mỹ vàThái Lan
Môi trường sản xuất: có 6 nhà máy thải nước thải A Hiện nay đang xúc tiến làmtiêu chuẩn nước thải QCVN cho riêng ngành sắn Hồ nước thải được phủ bạt để thuhồi biogas sấy sản phẩm, bã sắn đa số được đưa vào dây truyền sấy đã giảm thiểuđược ô nhiễm môi trường Ngành chế biến tinh bột sắn không còn ô nhiễm môitrường như trước đây nữa
1.4.2 Tình hình sản xuất và chế biến tinh bột sắn của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015
Trong giai đoạn 2012-2015cây sắn phát triển mạnh, được trồng rộng rãi từ Bắctới Nam với tổng diện tích lên tới 560.000ha Được Bộ Công thương đưa vào danhmục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ đô la, sắn là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩulớn thứ ba của nước ta sau gạo và cà phê
Về giá xuất khẩu, mặt hàng sắn đang có xu hướng phục hồi Giá xuất khẩu trungbình trong tháng 6 và tháng 7 đạt 175 - 179 USD/tấn, tăng 25 - 29% so với giá xuấtkhẩu trung bình trong tháng 1 đầu năm 2015
Thị trường tiêu thụ mặt hàng tinh bột sắn của nước ta rất là rộng nhưng chủ yếutiệu thu mạnh ở các thị trường Châu Á (Trung Quốc, Indonesia Malaysia, ) và cácnước trong khối EU
Nhu cầu tiêu thụ sắn tại thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất củacác doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn Dự kiến mỗi năm nước này phải nhập khẩu
từ 6 - 6,5 triệu tấn sắn/năm mới đáp ứng đủ nhu cầu
Trang 36Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp ViệtNam cần tiếp tục tìm kiếm thêm thị trường mới ngoài thị trường Trung Quốc nhằmhạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc trong tình trạng bị épgiá Nhiều thị trường tiềm năng mà Việt Nam vẫn chưa khai thác hết như EU.
Biểu đồ 1.1: Thống kế kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn sang thị trường EU
của các nước trên thế giới trong năm 2015.
Nguồn: Hiệp hội sắn
Với thị phần xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam sang EU vào năm 2015 chiếm1,7% còn quá thấp so với Thái Lan chiếm 45% thị phần Nhưng so với cácnướcđang phát triển thì tổng thị phần là 2% thì Việt Nam chiếm 1,7% là tươngđốicao Cho thấy sử tăng trưởng về xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam là ngày càngđược cải thiện.Tuy nhiên thị phần tinh bột sắn của Việt Nam vẫn còn quá thấp sovới tiềm năng mà Việt Nam có thểđápứng nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU.Cần có những chính sách, chiến lược kinh doanh tăng thị phầnở thị trường đầy tiềmnăng này
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần gia tăng hàm lượng chế biến trong sảnphẩm xuất khẩu thay vì xuất khẩu sản phẩm thô (sắn lát và sắn củ) như hiện nay
1.4.3 Những dấu hiệu khả quan về mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 9 năm 2014,tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam sang các nước thuộckhu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt khoảng 14,7 triệu USD, tăng 31,3% so vớicùng kỳ năm 2013
Sản lượng sản xuất sắn trên thế giới vào khoảng 250 triệu tấn/năm, trong đóNigeria dẫn đầu với 54 triệu tấn, chiếm 37% Quốc gia có sản lượng sắn lớn thứ hai
là Brazil với khoảng 26 triệu tấn/năm Tiếp đến là Indonesia, Congo, Thái Lan(khoảng 22 triệu tấn củ/năm/nước), Angola, Ghana, Ấn Độ và Việt Nam Nhữngquốc gia này chiếm 75% tổng sản lượng sắn trên toàn thế giới
Sự gia tăng sản lượng mạnh mẽ này là do ngành chế biến công nghiệp nhiên liệusinh học ethanol sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào tại các quốc gia châu Á (Hiệnnay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất thếgiới) cùng với nhu cầu lương thực ngày càng tăng tại châu Phi
Tình hình xuất khẩu các sản phẩm sắn và tinh bột sắn của Việt Nam sang một sốthị trường chính khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á 9 tháng/2014
Bảng 1.1: Thống kê sản lượng xuất khẩu sang khu vực Châu Phi, Tây Á,Nam
Á tháng 9/2014
Trang 37United Arab Emirates
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Bên cạnh những thị trường trên, Việt Nam còn xuất khẩu tinh bột sắn sangSenegal, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Nigeria, Israel tuy nhiên, kim ngạch còn thấp.Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ có góp phần hạn chế sự phụ thuộc quánhiều vào một thị trường truyền thống, có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ViệtNam bị ép giá Để tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm sắn, doanhnghiệp cần tích cực liên hệ với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam ở nướcngoài cũng như Đại sứ quán các nước châu Phi, Tây Á, Nam Á tại Hà Hội; tham giacác hội chợ, triển lãm quốc tế lớn, các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, các chươngtrình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các cơ quan XTTM khác tổchức gia tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm xuất khẩu thay vì xuất khẩu sảnphẩm thô (sắn lát và sắn củ)
1.4.4 Những hạn chế và yếu kém trong sản xuất và chế biến mặt hàng sắn, tinh bột sắn
Mặt hàng tinh bột sắn của các doanh nghiệp phải bán rẻ, chịu lỗ.
Cũng giống như những ngành hàng khác sắn Việt Nam đang rơi vào tình trạng bị
"ế" do Trung Quốc giảm thu mua Tính đến cuối tháng 6/2014 tổng lượng sắn láttồn kho của Việt Nam vào khoảng hơn 300.000 tấn.Tinh bột sắn là 150.000 tấn.Nguyên nhân chính là do sắn Việt Nam bị phụ thuộc chủ yếu vào duy nhất mộtthị trường Trung Quốc, những thị trường khó tính khác như Nhật, Hàn, Nga lại khótính, đòi hỏi chất lượng cao và nghiêm ngặt trong chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩmtrong khi sản phẩm của Việt Nam chưa đáp ứng được
Có tới 85% sản lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường TrungQuốc Tính đến 20/6/2015, Việt Nam xuất khẩu 1,760 triệu tấn, giảm 14% so vớinăm ngoài và giảm 35% so với năm 2014
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam sang các thị
trường nước ngoài trong năm 2014
Nguồn:Hiệp hội sắn
Qua biểu đồ ta thấy thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, nhưng cần phải
Trang 38thận trọng khi xuất khẩu sang thị trường nay, nếu ta quá phụ thuộc vào nó ta dễ bịphụ thuộc cũng như bịép giá Cần mở rộng sang các thị trường mới để cân bằng hơntrong kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn.
Công nghiệp chế biến sắn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp làm thi trường xuất khẩu vẫn tắc đầu ra
Thị trường tinh bột sắn của Việt Nam hiện đang phụ thuộc khá lớn vào thị trườngTrung Quốc Một số thị trường khác như Nhật, Hàn Quốc, Nga… XK với khốilượng không đáng kể hoặc đang trong giai đoạn thăm dò Những thị trường này đặcbiệt khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và nghiêm ngặt với các chỉ số antoàn vệ sinh thực phẩm cao
6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã XK 1,760 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn,giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và giảm 35% so với năm 2014.Từ tháng3/2014, nhiều DN, nhà máy khu vực miền Trung Tây Nguyên phải thuê kho dự trữtại Quy Nhơn từ 10.000 – 20.000 tấn Ước tồn kho tinh bột sắn đến 20/6 khoảng150.000 tấn, trong đó đơn vị tồn nhiều nhất lên đến trên 20.000 tấn Cụ thể: Công ty
CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi tồn 27.000 tấn, Công ty TNHH MTV Thựcphẩm và Đầu tư Fococev Hồ Chí Minh tồn 25.000 tấn, Công ty TNHH TrườngHưng - Tây Ninh tồn 10.000 tấn…
Lý giải việc tồn kho sắn lớn,trong giai đoạn 2012-2015, Trung Quốc chuyểnhướng sang mua sắn từ Thái Lan, khiến các nhà máy sản xuất sắn trong nước khôngbán được Trước sự ảm đạm kéo dài của thị trường và lượng tồn kho lớn, nhiều DNphải chấp nhận bán lỗ với giá dưới 420 USD/tấn.Hầu hết các nhà máy đã dừng sảnxuất tuy chưa hết vụ sắn (dừng sớm 1 tháng so với năm 2013)
Quy trình xử lý chất thải của hầu hết các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn ViệtNam còn yếu kém, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, môitrường sinh hoạt của người dân, tạo ra cách nhìn nhận không tốt trong mắt các đốitác nước ngoài
SƠ KẾT CHƯƠNG 1
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh
tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị côngnghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gianói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng
Trong chương 1 ta tập chung đi tìm hiều khái quát chung về hoạt động xuât khẩunhư vai trò, các hình thức, các công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu của một doanhnghiệp nói chung như thế nào Thị trường xuất khẩu cũng là nội dung quan trọng
mà ta cần tìm hiểu Điểm trọng tâm trong chương đó là ta tiến hành phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn của các doanh nghiệp đồngthời dẫn chứng một số nội dung trong tâm về thực trạng hoạt động xuất khẩu tinhbột sắn của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015 Đây là điểm mấu chốt để ta dẫn
Trang 39chứng và làm cơ sở đề phân tích nội dung chương 2
Trong chương 2 ta sẽ đi sâu hơn vào các nội dung của hoạt động của Công tynhư: tình hình phát triển, hoạt động kinh doanh, các phương thức xuất khẩu, thịtrường xuất khẩu, công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn, cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tinh bột của Công ty
Trang 40CHƯƠNG2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH ĐỊNH 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bình Định
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên đầy đủ của công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bình Định
- Tên giao dịch: BINH DINH IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: IMEX BINH DINH
- Trụ sở chính: Số 01 đường Đống Đa,thành phố Quy Nhơn,tỉnh Bình Định
2 năm 1985,theo quyết định số 06/QĐ-UB của Ủy Ban nhân dân Thành Phố QuyNhơn,Công ty Ngoại Thương Thành Phố Quy Nhơn ra đời.Đây là đơn vị hạch toánkinh tế độc lập,chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành Phố QuyNhơn,tiến hành các hoạt động chính là sản xuất,chế biến,thu mua,cung ứng các mặthàng xuất nhập khẩu
Ngày 03/03/1989 Công ty được Bộ Kinh tế Đối ngoại(nay là Bộ Thương Mại)cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp có tên là QUNIMEX,Công tyNgoại Thương Quy Nhơn là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầyđủ,hoạch toán kinh tế độc lập.Công ty đặt dưới sự quản lý toàn diện của Ủy bannhân dân tỉnh Bình Định
Ngày 23/12/1991 Công ty được chuyển cấp quản lý thuộc sở Thương Mại – DuLịch Bình Định theo quyết định số 156/QĐ-UB ngày 13/11/1991 của Ủy ban nhândân tỉnh Bình Định
Ngày 17/07/1992 thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị kinh tế quốc doanhcác tỉnh ,Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có quyết định 1228/QĐ-UB thành lậpCông ty XNK Bình Định trên cơ sở tổ chức lại Công ty Ngoại thương Quy Nhơn.Ngày 17/12/1992 theo quyết định số 2564/QĐ-UB sáp nhập Công ty XNK BìnhĐịnh với Công ty sản xuất kinh doanh XNK Bình Định với tên gọi Công ty XNKBình Định
Ngày 12/10/2005,Căn cứ theo quyết định số 3030/QĐ-CTUBND của Chủ tịch