THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU Ở TỈNH BẮC NINHTóm tắt: Sau 16 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã không ngừng cố gắng cải cách hành chính theo hướng một cửa, một c
Trang 1MỤC LỤCTóm tắt
1 Đặt vấn đề
2 Phương pháp nghiên cứu
3 Lý thuyết về xuất nhập khẩu
3.1 Khái niệm, nguồn gốc, các hình thức xuất nhập khẩu ở Việt Nam.3.2 Vai trò của xuất nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
4 Thực trạng về hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.4.1 Về xuất khẩu
4.2 Về nhập khẩu
4.3 Tình hình giá trị nhâp siêu hàng hóa và một số mặt hàng có giá trị
xuất siêu lớn
5 Một số khó khăn tồn tại trong thời gian qua
6 Giải pháp nhằm đưa xuất nhập khẩu của Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững
7 Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng số 01: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012.Bảng số 02: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2012
Bảng số 03: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 -2012.Bảng số 04: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2012
Bảng số 05: Tình hình xuất siêu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012
Trang 2THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU Ở TỈNH BẮC NINH
Tóm tắt: Sau 16 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã không ngừng cố gắng cải
cách hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thông hiện đại, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, hội nhập sâu rộngvào khu vực kinh tế quốc tế Nổi bật là hoạt động xuất, nhập khẩu của Bắc Ninh đã không ngừng tăng về số lượng và mở rộng về phạm vi, đóng góp ngày càng tích cựcvào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thu được, hoạt động xuất - nhập khẩu của Bắc Ninh vẫn còn gặp nhiều thách thức Bài viết này đề cập vấn đề thực trạng xuất, nhập khẩu của Bắc Ninh, từ đó chỉ ra một sốhạn chế tồn tại và đề xuất một số giải pháp
1 Đặt vấn đề
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên nhỏ chỉ với 822,7 km2, dân số 1,045 triệu người, mật độ dân số thuộc loại cao 1271 người/km2 Tuy nhiên, tỉnh Bắc Ninh có lợi thế nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh và có nhiều đầu mối giao thông hiện đại và quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38 Nhờ những yếu tố thuận lợi này mà kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh sau 16 năm tái lập tỉnh phát triển rất mạnh mẽ, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân giai đoạn này tăng 14,11%/năm; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 20,9%; khu vực dịch vụ tăng 14,4% và khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4% Điểm nổi bật nhất của kinh tế Bắc Ninh trong mấy năm gần đây chính là hoạt động xuất, nhập khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực,
từ chỗ nhập siêu khá cao, đến nay tinh Bắc Ninh đã chuyển sang xuất siêu và là mộttrong những tỉnh có giá trị xuất khẩu cao nhất trong khu vực đồng bằng sông Hồng trong năm 2012 vừa qua
2 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập xử lý thông tin dữ liệu đã có
Các số liệu trong nghiên cứu được thu thập thông qua những tài liệu có sẵn
đã được công bố của các sở, ban, ngành như; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống
kê tỉnh Bắc Ninh…cùng với cơ sở dữ liệu trên Internet
Trang 3- Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả và so sánh để đánh giá đặc điểm trên địa bàn tỉnh, thực trạng và xu hướng biến động các chỉ tiêu nghiên cứu Đồng thời, từ các số liệu đó tính toán và sử dụng mô hình phân tích SWOT qua đó đưa ra các nhận xét và đề xuất các kiến nghị mang tính chiến lược đối với tỉnh về các vấn
đề quan tâm
3 Lý thuyết về xuất nhập khẩu
3.1 Khái niệm, nguồn gốc, các hình thức xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
a Khái niệm:
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nókhông phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ muabán trong nền thương mại có tổ chức từ trong ra ngoài nhằm mục đích đầy mạnhsản xuất hàng hoá chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mứcsống của nhân dân
b Nguồn gốc của xuất nhập khẩu:
Hoạt động xuất nhập khẩu hay thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá,dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán Sự trao đổi đó là một hình thức của mốiquan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sảnxuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia
Một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ mà phải có sựhợp tác chặt chẽ, phát huy thế mạnh trên tinh thần hai bên cùng có lợi Tiền đề xuấthiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật,phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng Số sản phẩm cùng dịch vụ để thoả mãnnhu cầu của con người ngày càng dồi dào Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nướcngày càng tăng
Mặt khác, thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiênkhác nhau giữa các nước nên việc có lợi là mỗi nước có chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu hàng hoá mà mình có điều kiện để nhập khẩu những hàng hoá cầnthiết từ nước ngoài Điều này xuất phát từ lợi thế tuyệt đối của từng nước: mỗi nước
có lợi thế khác nhau nên sản xuất ra những sản phẩnkhác nhau và đem trao đổi chonhau thì các bên cùng có lợi
Trang 4Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích được lý do buôn bán giữacác nước về những mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch
Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã đề cập đến những vấn đề này
đầu tiên Năm 1817 ông đã chứng minh rằng: chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho
một nước và gọi đó là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết về lợi thế so sánh
Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi
đó là chìa khoá của các phương thức thương mại Lý thuyết này khẳng định nếu mỗinước chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối (hay hiệuquả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên Thậm chínếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầuhết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế,quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoáxuất khẩu các loại hàng mà việc sản xuất chung ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loạihàng hoá mà việc xuất chúng bất lợi nhất
Trong nghiệp vụ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường áp dụng côngthức đơn giản sau đây:
* Cho xuất khẩu:
Ngoại tệ thu được tỷ giá (V) Hiệu quả kinh doanh (R1) =
Chi phí toàn bộ cho xuất khẩu (Đ)
Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng các loại hàng mà người ta phải
từ bỏ để làm thêm một đơn vị mặt hàng nào đó
Trang 5Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các mặt hàng khácnhau Sự chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối trong sản xuất quyết địnhphương thức thương maị quốc tế.
Có nhiều lý do khác khiến thương mại quốc tế rất quan trọng trong thế giớihiện đại Một trong những lý do đó có thể là thương mại quốc tế cần thiết cho việcthực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả kinh tế cao trong nhiều ngành côngnghiệp hiện đại Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm và hiệuquả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện từng bước trong các nước khác nhau
Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để cóbuôn bán Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối trong hai nơi giống nhau,buôn bán vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích
Tóm lại, có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng chỉ từ khi
ra đời nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất đóng kín củatừng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước chế độ tư bản chủ nghĩagắn chặt thị trường dân téc với thị trường thế giới, gắn phân công lao động trongnước với phân công lao động quốc tế Thương mại quốc tế trở nên không thể thiếuđược đối với phương thức sản xuất
c Một số loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu.
- Loại hình Xuất kinh doanh
- Loại hình Nhập kinh doanh
- Loại hình sản xuất xuất khẩu
- Loại hình gia công
- Loại hình kinh doanh tạm xuất tái nhập
- Loại hình Xuất nhập khẩu tại chổ
- Loại hình Xuất nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư
- Loại hình Xuất nhập khẩu của Doanh Nghiệp chế xuất
- Hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
- Xuất trả hàng đã nhập cho nước ngoài
- Loại hình Xuất nhập khẩu chuyển Cửa khẩu
- Loại hình Xuất nhập khẩu Phi mậu dịch
3.2 Vai trò của xuất nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.
Trang 6Xuất nhập khẩu thực hiện phân phối lưu thông hàng hoá và dịch vụ với nướcngoài Đây là lĩnh vực kinh doanh hàng hoá thuộc hai khâu của quá trình tái sảnxuất mở rộng, chắp nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước ta với sản xuất tiêudùng của nước ngoài Nếu xem xét quá trình tái sản xuất theo nghĩa liên tục và theo
ý nghĩa kinh tế mở thì hai khâu phân phối và lưu thông hàng hoá dịch vụ là nhữngkhâu đột phá đầu tiên của tiến trình sản xuất Nền sản xuất phát triển cao hay thấp,nhanh hay chậm phụ thuộc một phần rất lớn vào chúng Hay nói cách khác việcgiao lưu hàng hoá giữa nước ta với nước ngoài phát triển tốt sẽ góp phần thúc đẩynền kinh tế trong nước phát triển
Xuất nhập khẩu có tác dụng giới thiệu, thúc đẩy, khai thác tiềm năng thếmạnh và phát huy lợi thế so sánh của một nước với các nước ngoài một cách có lợinhất Mặt khác, tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng và thế mạnh về hàng hoádịch vụ, công nghệ và vốn của nước ngoài cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta đểthúc đẩy quá trình tái sản xuất
Xuất nhập khẩu làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội giữa nước ta vớinước ngoài chặt chẽ và mở rộng, nhằm tạo điều kiện cho nước ta tham gia vào phâncông lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước, góp phần vào sự
ổn định kinh tế và chính trị của đất nước
Xuất nhập khẩu có ý nghĩa sống còn đối với một nền kinh tế,nhất là trong bốicảnh của một kinh tế thị trường vì nó làm mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùngcủa nước ta Xuất nhập khẩu còn cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàngvới số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuấttrong nước khi thức hiện chế độ tự cung tự cấp, không cần buôn bán
Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển Chẳnghạn như việc xuất khẩu hàng may mặc phát triển sẽ góp phần vào việc phát triển củangành dệt và ngành bông Không những thế nó còn tác động đây chuyền đến mộtloạt các ngành kinh tế khác và khi sản phẩm của ngành này có chất lượng tốt nó lại
có tác dụng thúc đẩy ngược lại việc xuất khẩu hàng để cho ngành này ngày một tốthơn và phát triển hơn Cứ như vậy chúng tạo thành một vòng tròn ảnh hưởng lẫnnhau và tác động một cách rõ rệt vào sự phát triển chungcủa nền kinh tế trong nước
Xuất nhập khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng đầu ra cũng như đầuvào của sản phẩm Nhờ có xuất nhập khẩu mà các sản phẩm sản xuất ra không chỉ
Trang 7cung ứng cho thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài rộng lớn Việcphát triển xuất nhập khẩu cho phép không chỉ nhập các công nghệ mà còn cả cácnguyên vật liêụ phục vụ cho quá trình sản xuất Điều này làm cho các nhà doanhnghiệp luôn phải tính toán các phương án sao cho hiệu quả sử dụng nguồn lực làcao nhất.
Xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ cở vật chất, kỹthuật và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệphoá, hiện đại hoá nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay Xuất nhậpkhẩu còn có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng Nếu như chỉ sản xuất cho thị trường trong nước thì doanh nghiệp khó có thểphát triển được nhưng khi có xuất nhập khẩu thị trường sẽ lớn hơn gấp nhiềun lần
do đó quy mô của doanh nghiệp cũng sẽ khác đi Nghĩa là phải đầu tư xây dựngthêm nhà máy, cơ sở sản xuất mới, tuyển thêm lao động để sản xuất đáp ứng nhucầu của thị trường và việc này đã tạo ra công ăn việc làm mới, tăng thu nhập choNhà nước, nâng cao đời sống của người lao động, làm giảm các tệ nạn xã hội nảysinh do thất nghiệp, giúp ổn định chính trị tạo điều kiện cho các hoạt động khácphát triển
Việc tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá một cách hợp lý có ýnghĩa to lớn trong việc góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong nước,tăng thu nhập và mức sống cho người dân và giải quyết tốt các chính sách lao động
xã hội Sử dụng có hiệu quả khả năng tiềm tàng của sản xuất, cải thiện cán cânthanh toán quốc tế và nâng cao địa vị kinh tế của nước ta trên thị trường quốc tế.Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập theo tinh thần "Việt Nam muốn làm bạn vớitất cả các nước trên thế giới" của Nhà nước ta và góp phần thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
Tóm lại, việc tăng cường xuất nhập khẩu hàng hoá có ý nghĩa to lớn trongcông việc góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế của nước ta và phù hợp vớichủ chương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Khuyến khích vàtạo điều kiện cho các thành phần kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh, hội nhậpvào nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới
4 Thực trạng về hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
Trang 84.1.Về xuất khẩu
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động xuất khẩu (XK) cả nước nói chung và ở từng địa
phương trong đó có tỉnh Bắc Ninh nói riêng ngay càng nhộn nhịp và luôn được
khuyến khích phát triển Nhờ vậy, 5 năm qua hoạt động XK ở tỉnh Bắc Ninh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, những con số kim ngạch XK đạt được chính là thước đo khả năng cạnh tranh và mức độ hội nhập của tỉnh vào nền kinh tế, khu vực và thế giới, cụ thể như bảng số 01
Bảng số 01: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính
tăngbìnhquân(%)
Tổng giá trị XK
trên địa bàn Triệu USD 362,4 602,9 935,9 2.451,4 5.844,4 13.721,3 206,8-Kinh tế nhà nước
-Kinh tế địa phương Triệu USD 39,4 67,6 91,5 91,2 109,1 91,7 118,4
+ Ngoài nhà nước Triệu USD 39,4 67,6 91,5 91,2 109,1 91,7 118,4-Kinh tế vốn đầu tư
nước ngoài Triệu USD 284,9 535 842,4 2.357,3 5.730,6 13.579,6 216,6Tốc độ phát triển
Trang 9Kể từ năm 2007, các doanh nghiệp XK của tỉnh đã có những bước đi tíchcực đẩy mạnh công tác tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giữ vững, mở rộng thịtrường XK và đã đạt kim ngạch XK 362,4 triệu USD, đến hết năm 2012 con sốnày đã lên đến 13.721,3 triệu USD, tăng 37,78 lần so với năm 2007 và bình quângiai đoạn này tăng đến 206,9% Theo số liệu của Cục Thống kê, tỉnh Bắc Ninh có 3chủ thể tham gia IX gồm: Khu vực kinh tế nhà nước Trung ương Khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài và Khu vực kinh tế địa phương Trong đó, Khu vực kinh
tế nhà nước Trung ương năm 2007 XK đạt 38,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10,5%tổng kim ngạch XK, sau 6 năm đến năm 2012 khu vực này mới đạt đến 50 triệuUSD và chỉ còn chiếm 0,36% tổng kim ngạch XK và năm 2013 ước đạt 42,7 triệuUSD, chiếm 0,17% , khu vực này tăng về giá trị và giảm mạnh về cơ cấu là dochính sách cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ Khu vực kinh tế địa phương với vai trònòng cốt là kinh tế ngoài nhà nước, năm 2007 kim ngạch XK đạt 39,4 triệu USD,chiếm tỷ trọng 10,87% thì 2012 đã tăng lên 91,7 triệu USD nhưng cũng chỉ chiếm0,67% tổng kim ngạch XK và đến hết năm 2013 ước đạt 122,1 triệu USD, hiện chỉcòn chiếm 0,51% tổng kim ngạch XK Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài, tuy mới đóng chân trên địa bàn nhưng nhờ đầu tư mạnh mẽ công nghệ hiệnđại , bên cạnh đó sản xuất tiếp tục được duy trì với nhịp độ tăng trưởng cao nên xuấtkhẩu rất lớn đạt 13.579,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 98,9% tổng kim ngạch XK cảtỉnh và ước năm 2013 đã XK đạt 23.873,7 triệu USD, chiếm 99,32% tổng giá trị
XK trên địa bàn Về mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh, nhiều mặt hàng đãvươn tới những thị trường khắt khe như: Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Châu Âu,khu vực Châu Mỹ, khu vực Châu Phi Các mặt hàng XK của tỉnh gồm 2 nhómchính là nhóm hàng công nghiệp - thủ công mỹ nghệ và nhóm hàng nông lâm sảnvới cơ cấu có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp -thủ công mỹ nghệ, cụ thể như bảng số 02:
Bảng số 02: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2007- 2012
Trang 10Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2012.
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2012, Bắc Ninh có trên 21 mặt hàng xuất khẩu Đặc biệt, việc xuất hiện nhiều mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ và chất xám cao là điện tử, đồ điện dân dụng đã đưa kim ngạch XK của tỉnh tăng mạnh Tuy nhiên, trong 21 mặt hàng đó thì chỉ có 10 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là Hạt tiêu 18,641 triệu USD; mặt hàng Quế 4,690 triệu USD; hàng nông sản khác 1,094 triệu USD; sản phẩm bằng Plastic 4,464 triệu USD; dây điện và cáp điện 5,519 triệuUSD; đồ gỗ các loại 3,808 triệu USD; riêng hai mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn là hàng điện tử 13.385,304 triệu USD và hàng may mặc 143,501 triệu USD
Trang 11(trong đó riêng Kim ngạch XK của Công ty Samsung Việt Nam và Công ty TNHH Canon chiếm khoảng 98% tổng kim ngạch XK của tỉnh Dự kiến, năm 2013, kim ngạch XK của 2 doanh nghiệp này đạt trên 20 tỷ USD tăng 4,5 lần so với năm
2006; hai công ty có kim ngạch đạt khá là May Đáp Cầu và Việt Pacific Clothing, mỗi công ty xấp xỉ 80 triệu USD) Đây là những doanh nghiệp biết phát huy lợi thế
về vốn, trình độ khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ nên kim ngạch không
ngừng tăng mạnh Đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, tỉnh Bắc Ninh hiện có 9 làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm ở đây được chế tạo theo mẫu mã truyền thống mang đậm dấu ấn nghệ thuật với các sản phẩm được chạm, khắc, trangtrí đa dạng như: bàn, ghế, tủ, sập Đây là nhóm hàng được đánh giá rất cao, có thế mạnh, tiềm năng XK Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Bắc Ninh có tới 90% doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng XK là doanh nghiệp nhỏ, chưa có sự đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết Khả năng cạnh tranh ở cả hai cấp độ doanh nghiệp và mặt hàng còn yếu; khả năng thâm nhập thị trường hạn chế, chưa tận dụng được lợi thế để phát triển thị trường XK, nhất là khai thác các thị trường có sức mua lớn như Hoa kỳ, EU, Nhật Bản…
Bên cạnh đó, mặc dù mặt hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa phát huy được lợi thế nên kim ngạch XK vẫn đạt thấp sovới tiềm năng Qua đây có thể thấy cơ cấu mặt hàng XK đang thay đổi theo hướng tích cực Kim ngạch XK nhóm nông lâm, thủy sản tuy có tăng song tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK lại giảm xuống trong khi đó nhóm công nghiệp điện tử và tiểu thủ công nghiệp tăng rất mạnh và là bước đột phá trong những năm gần đây