1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận sơn mài bình dương chất liệu và nghệ thuật thể hiện

229 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 15,52 MB

Nội dung

Nó kế thừa đồ sơn và sơn mài cổ truyền, vừa phát huy những giá trị nghệ thuật của dân tộc, vừa tiếp cận với các xu hướng mỹ thuật hiện đại, nên đã sớm định hình và ghi dấu ấn sâu sắc tro

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khi nói đến mỹ thuật VN, đồ sơn và nghệ thuật sơn mài được xem như là một trong những loại hình truyền thống, mang đậm nét văn hóa dân tộc, luôn được thế giới quan tâm

Đồ sơn đã xuất hiện từ rất sớm và lưu truyền qua nhiều thế hệ, ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định đến Quảng Bình, Thuận Hóa và đặc biệt là Bình Dương, nơi tập trung nhiều thợ sơn giỏi và phát triển mạnh nghề sơn mài ở phía Nam Với lịch sử phát triển gần ba trăm năm, nghề sơn mài trên đất BD được xem là vốn quý về mỹ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương Nó kế thừa đồ sơn và sơn mài

cổ truyền, vừa phát huy những giá trị nghệ thuật của dân tộc, vừa tiếp cận với các xu hướng mỹ thuật hiện đại, nên đã sớm định hình và ghi dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển vùng đất

Đất nước ta, giống như các nước trong khu vực, có kho tàng văn hóa quý báu, đó là hàng trăm nghề thủ công truyền thống với hàng ngàn chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú, đóng góp tích cực cho văn hóa tiêu dùng trong quá khứ cũng như hiện tại Song, hiện nay lối sống đô thị, hiện đại đang làm cho một bộ phận người dân VN giảm đi ý thức tiêu dùng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, một số khác có xu hướng sùng bái hàng ngoại nhập với các chất liệu mới Sơn mài truyền thống cũng dần bị mai một và không còn nhiều tác phẩm đỉnh cao, có kỹ thuật chế tác tinh xảo cũng như sự phong phú trong kiểu dáng của mỗi sản phẩm

Với kiểu sản xuất hàng loạt, tiêu dùng ồ ạt, một số người làm sơn mài theo kiểu “hàng chợ”, khiến cho nhiều sản phẩm và tranh sơn mài không còn giữ được vẻ đẹp của sơn mài truyền thống Người ta chạy theo thị hiếu khách hàng cùng sự hào nhoáng của nhiều loại chất liệu “phi sơn ta”, dẫn đến tình trạng sơn mài giả hiệu, kém chất lượng có mặt ở khắp các cửa hàng, nhà sách,

Trang 2

văn hóa phẩm và cả các phòng triển lãm Từ đó, bắt đầu có dư luận chê kỹ thuật truyền thống là cổ hủ và một loạt sản phẩm, tranh sơn phủ bạc, dập các màu xanh đỏ rồi phủ lên một lượt sơn bóng Nhật Bản xuất hiện, làm cho vàng thau lẫn lộn

Từ những năm 1990, một lớp họa sĩ trẻ đã và đang tiếp tục tìm tòi về chất liệu và ngôn ngữ nghệ thuật sơn mài Trên bề mặt các sáng tác của họ có gắn cả xi măng, sỏi đá và mảnh cổ vật để thể hiện ý tưởng và tạo ấn tượng mới lạ Như vậy có phải là một bức tranh sơn mài hay không? Hay tranh sơn mài “hiện đại” đã đánh mất giá trị truyền thống?

Tình hình trên đã ít nhiều ảnh hưởng và tác động đến chất liệu và nghệ thuật thể hiện của sơn mài BD Một trong những hiện trạng nổi bật nhất đó là bên cạnh sơn ta còn có sự hiện diện của sơn Nhật, sơn điều và các loại sơn công nghiệp khác cùng với kỹ thuật sơn phủ bóng, cán láng bề mặt, tạo nên sự thay đổi triệt để trong công nghệ chế tác đồ sơn truyền thống… Đây chính là một thách thức lớn đối với các họa sĩ, nghệ nhân, những doanh nghiệp, cơ sở sơn mài phải tìm hướng đi cho mình trước sự khác biệt ngày càng nhiều giữa các sản phẩm cũ và mới! Để gìn giữ, lưu truyền và phát triển nghệ thuật sơn

mài Bình Dương trong xu thế hội nhập hiện nay, luận án Sơn mài Bình Dương-chất liệu và nghệ thuật thể hiện được thực hiện nhằm đóng góp nhận

thức về sự hình thành và phát triển, về các giá trị của sơn mài ứng dụng Bình Dương Đồng thời, giúp các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và người làm nghề sơn nâng cao hơn ý thức giữ gìn, trân trọng nghề sơn mài trong bối cảnh đời sống xã hội và nghê thuật có nhiều chuyển biến, cũng như rút ra những bài học hữu ích cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật của sơn mài Bình Dương

Bản thân là người được đào tạo về sơn mài và giảng dạy chuyên khoa sơn mài ở Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM, nghiên cứu sinh mong muốn thực hiện đề tài này để đóng góp nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa

Trang 3

chất liệu và nghệ thuật thể hiện, về vai trò của chất liệu trong sự phát triển của

mỹ thuật đương đại Từ đó, giúp cho nghiên cứu sinh có cách nhìn và phương pháp chuẩn mực hơn, sâu sắc hơn trong nghiên cứu, sáng tác và giảng dạy

2 Tình hình nghiên cứu

Về nghề sơn, đồ sơn cổ truyền và sơn mài Việt Nam

Theo sách Hải Dương cảnh chí, phần truyện Trần Ứng Long, cho thấy

rằng, ngay từ đầu thời Đinh (giữa Tk X), chất liệu sơn đã được dùng để trát

thuyền phục vụ chiến đấu Còn Dư địa chí của Nguyễn Trãi, điều thứ XX có ghi: “Huyện Sơn Vi có trĩ trắng, sơn, tơ” [74, tr.56-58] Trong quyển Nghề sơn cổ truyền Việt Nam của Lê Huyên, tác giả đã trình bày, thống kê một cách

khoa học và đầy đủ về nguồn gốc nghề sơn, về kỹ thuật, về loại hình và chức năng của đồ sơn Tk XVII-XIX ở đồng bằng Bắc Bộ Phần lịch sử nghiên cứu,

cùng với nhiều tài liệu khác, có đề cập đến một số quyển sách như: Bình Vọng Trần thị gia phả, viết ở thời Lê, nói về ông tổ nghề sơn làng Bình Vọng,

huyện Thường Tín là Trần Lư, sinh năm Canh Dần (1476), đỗ Đồng Tiến sĩ

năm Nhâm Tuất (1502) Quyển Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử

quán triều Nguyễn, có nói đến một số quy định dùng màu sơn trên kiệu đối với tôn thất là các quan Tướng quốc thời Trần, hoặc dùng nón sơn đỏ đối với

quân Cấm vệ thời Lê Quyển Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi, vào thời

Tống (Trung Quốc) cũng có nói về kiệu “Đinh giai” sơn đen mát và đẹp của

VN đã được dùng làm đồ cống nạp cho phương Bắc và rất được ưa chuộng [44, tr.16-18], [52, tr.29-33], [74, tr.56-63], [110, tr.953-1007]

Các học giả và các nhà buôn người Pháp cũng có viết đôi điều về đồ

sơn VN Tk XVIII như: William Dampier trong cuốn Một chuyến đi Đàng Ngoài có nhắc đến việc dùng sơn làm kiệu, làm quan tài và làm mũ (nón) thời Tây Sơn; Những cây sơn ở Đông Dương của Ch Crevost và cuốn Sơn và dầu sơn Bắc Bộ, Trung Quốc và Nhật Bản của Mountier ghi chép khá sâu về cây

Trang 4

sơn, về chế biến nhựa sơn ở VN đầu Tk XX Tuy nhiên, các sách này không nhắc tới đồ sơn ở những thế kỷ trước đó [44]

Những phát hiện khảo cổ học qua các báo cáo, các tư liệu trong các Viện Khảo cổ học, Viện Bảo tàng lịch sử, Viện Bảo tàng mỹ thuật, Viện Mỹ thuật… Một số bài viết của các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu sơn mài về những di vật đồ sơn trong các di tích đình, chùa, đền, miếu, trong các bảo tàng và trong nhân dân… là nguồn tài liệu giúp tìm hiểu vấn đề về nguồn gốc

đồ sơn trên đất nước ta

Một số nhà nghiên cứu văn hóa có đề cập đến nghề sơn trong các công

trình của mình như Nghề cổ nước Việt của Vũ Từ Trang [95], Di sản thủ công

mỹ nghệ Việt Nam của Bùi Văn Vượng [110] Các giới thiệu này đã khái lược

những nét chung nhất về nghề sơn cùng với các nghề thủ công truyền thống khác

Kỷ yếu hội thảo Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam [100], là

quyển sách tập hợp một số tham luận và ý kiến chuyên ngành của các nghệ nhân, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật tại hội thảo khoa học do Viện Mỹ thuật (thuộc Trường Đại học Mỹ thuật VN) tổ chức tại HN ngày 14 tháng 4 năm

1999 Nội dung bao gồm các phần về lý luận cơ bản chung của nghề sơn và

đồ sơn, về kỹ thuật truyền thống, về sơn mài mỹ nghệ và sơn mài mỹ thuật, cũng như phần đào tạo và chuyển giao công nghệ truyền thống cho thế hệ trẻ

Đặc biệt, hai công trình: Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây, luận án tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Xuân Nghị [65] và Làng nghề sơn quang Cát Đằng xưa và nay của Nguyễn Lan Hương [41] là các công trình nghiên cứu

chuyên sâu, có giá trị khoa học về quá trình hình thành và phát triển, về những đặc trưng giá trị của nghề sơn quang ở làng nghề truyền thống Cát Đằng và nghề sơn ở các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay)

Trang 5

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài viết, nghiên cứu, khảo luận và giới thiệu về đồ sơn và sơn mài ứng dụng của các họa sĩ, nhà nghiên cứu như: “Đồ sơn cổ truyền” của Du Chi và Hoài Linh [52]; “Sơn quang dầu-một loại hình

mỹ thuật trang trí dân gian cần được phục hồi phát triển” của Lê Quốc Lộc

[55]; Sơn mài Việt Nam của Nguyễn Đăng Quang [77]; “Thủ công mỹ nghệ

có còn là một bộ phận của mỹ thuật?” của Vũ Hy Thiều [84]; “Cần quan tâm đến các nghề thủ công truyền thống” của Vũ Huy Thiều [85]; “Về ngành nghề sơn mài và sơn quang dầu của ta” của Nguyễn Đức Cường [18]; “Cụ phó Thành với nghề sơn mài” của Nguyễn Xuân Nghị [64]; v.v… Những bài viết trên đã khẳng định giá trị tinh thần và ứng dụng của nghề sơn truyền thống như là một bộ phận không thể thiếu của mỹ thuật nước nhà, vừa phục vụ nhu cầu thẩm mỹ vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày, cần phải được quan tâm gìn giữ và phát triển

Đặc biệt, về nghệ thuật sơn mài VN có các công trình nghiên cứu tổng

hợp của Nguyễn Quang Phòng trong quyển Các họa sĩ Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương [73]; Quang Việt trong quyển Hội họa sơn mài Việt Nam

[106] và một số bài viết gần đây của ông trên Tạp chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật VN, đã giới thiệu chi tiết về lịch sử nghề sơn, sự ra đời và phát triển của hội họa sơn mài VN qua các trích dẫn tư liệu nước ngoài, các nhân chứng, đối

chiếu và bình chú hết sức sâu sắc Về kỹ thuật có sách Kỹ thuật sơn mài [19] của Phạm Đức Cường; Kỹ thuật sơn của Nguyễn Văn Lộc [56], giới thiệu đầy

đủ các quy trình, phương pháp thể hiện từ việc đánh sơn, làm cốt vóc đến thể hiện màu sắc, phủ toát, ủ và đánh bóng… Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, trao đổi trên các báo, tạp chí chuyên ngành như “Nét độc đáo của tranh sơn mài” của Nguyễn Quang Hải [31]; “Sơn mài cổ truyền qua bút pháp hiện đại” của

Lê Hiểu [37]; “Về khả năng diễn tả của sơn mài Việt Nam” của Lê Kim Mỹ [62]; “Về bước phát triển của tranh sơn mài” của Sỹ Ngọc [68]; “Chất liệu sơn ta và giá trị của nó trong hội họa” của Nguyễn Vinh Phúc [74]; “Sơn mài

Trang 6

hiện đại Việt Nam-một chặng đường nhìn lại” của Hoàng Đình Tài [81];

“Tranh sơn mài Việt Nam” của Trần Đình Thọ [88]; “Giữ vững tính truyền thống, phát huy cái đẹp trong nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam”[89] và

“Họa sĩ Nguyễn Gia Trí với sơn mài và nghệ thuật tranh sơn mài của ông” của Trần Thức [90]; “Đôi nét về tiến trình phát triển của tranh sơn mài Việt Nam” của Đặng Thanh Vân [105]; “Sơn mài” của Tô Ngọc Vân [104]; v.v…

đã nhận định, phân tích và tổng hợp về các tác giả, tác phẩm của một giai đoạn sáng tác, về tiến trình phát triển của tranh sơn mài cũng như vai trò, khả năng diễn tả của chất liệu sơn mài, trình bày những đúc kết kinh nghiệm và những thành quả, những nét đặc trưng trong nghệ thuật thể hiện mang tính truyền thống của nghệ thuật hội họa sơn mài VN

Về sơn mài Bình Dương

Có nhiều công trình nghiên cứu, khảo luận, bài viết… đã xuất bản hoặc

đăng rải rác trên các báo, tạp chí và sách như: Gia Định thành thông chí của

Trịnh Hoài Đức [27], có mô tả về cảnh sinh hoạt, làm đồ sơn của cư dân BD

xưa ở làng Tương Bình Hiệp, Địa chí Bình Dương [7], Địa chí Sông Bé [23], Thủ Dầu Một-Bình Dương 300 năm hình thành và phát triển [80], Thủ Dầu Một-Bình Dương đất lành chim đậu [82], trong phần mỹ thuật có giới thiệu về

nghề sơn mài nhưng ở dạng tổng quát lịch sử hình thành chung với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khác như gốm, điêu khắc gỗ… nhưng chưa phân tích sâu các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật

Sơn mài Bình Dương vận dụng kỹ thuật truyền thống trong sáng tác nghệ thuật của Thái Kim Điền [25] và Mỹ thuật Bình Dương xưa và nay [36]

là hai công trình nghiên cứu khá sâu về kỹ thuật chuyên môn Nhưng do giới hạn đề tài nên chưa nghiên cứu toàn diện về nghề sơn mài BD trong quá trình tiến triển của lịch sử có những đặc điểm kỹ thuật và nghệ thuật riêng

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của một số nhà nghiên cứu như: Cao Xuân Phách, Huỳnh Ngọc Trảng… và các phóng viên trong cả nước, đã được

Trang 7

đăng rải rác trên các báo Bình Dương, Phụ nữ, Thanh niên, Tuổi trẻ…, các tạp chí Xưa và Nay, tạp chí Mỹ thuật, một số trang web: www.thuvienbinhduong.org.vn/; http://www.baobinhduong.org.vn; v.v… Nội dung giới thiệu về làng nghề Tương Bình Hiệp, về nét đẹp sơn mài BD…

Tài liệu nước ngoài có bài viết “Art et technique de la laque au Vietnam” đăng trong tạp chí của Viện Pháp tại Sài gòn (Institut Français de Saigon) số 7-15, tháng 1 năm 1974, có đề cập đến giá trị ứng dụng của chất liệu sơn ta và sự hình thành nghề sơn ở VN, đặc biệt từ năm 1940 với sự phát triển mạnh của sơn mài mỹ nghệ tại TDM [119]

Nhìn chung, tuy các bài viết, các bài nghiên cứu không hoàn toàn đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu hay chỉ đề cập đến khía cạnh tổng quát hoặc một phần của đề tài nhưng đó là những tư liệu quý, có giá trị khoa học, gợi mở cho tác giả luận án nghiên cứu về đặc điểm, tiến trình hình thành nghề sơn và các giá trị nghệ thuật sơn mài BD trong bối cảnh sơn mài truyền thống

VN

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về đồ sơn và nghệ thuật sơn mài VN, để thấy được tiến trình hình thành và phát triển sơn mài BD trên nền tảng của sơn mài truyền thống VN

Nghiên cứu nghệ thuật sơn mài BD, qua đó, khẳng định những thành tựu, giá trị nghệ thuật và đóng góp của các nghệ nhân, họa sĩ đối với sự phát triển vượt bậc của nghề sơn mài, đặc biệt là loại hình sơn mài ứng dụng

Qua nghiên cứu chất liệu và nghệ thuật thể hiện sơn mài BD, tổng hợp

và đúc kết các giá trị thẩm mỹ để làm cơ sở đưa ra các yếu tố hợp lý, cần thiết trong việc thể nghiệm và sử dụng chất liệu và xây dựng tiêu chí các loại sản phẩm sơn mài

Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của sơn mài ứng dụng

BD Từ đó, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật của

Trang 8

nó, sự cần thiết xây dựng các chiến lược củng cố làng nghề, doanh nghiệp, hiệp hội sơn mài và nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Luận án chọn loại hình sơn mài làm đối tượng nghiên cứu chính và tập trung vào chất liệu, kỹ thuật chế tác và nghệ thuật thể hiện của sơn mài BD Những thành tựu nghệ thuật và nét đẹp truyền thống mà sơn mài BD đã đạt được trong một thế kỷ qua, nhất là từ những năm 1940 đến nay, ở mảng sơn mài ứng dụng

Phạm vi nghiên cứu

Sơn mài là thể loại tạo hình bao trùm trong các lĩnh vực trang trí, ứng dụng và nghệ thuật, mang tính cộng đồng xã hội, tôn giáo Trong luận án phạm vi nghiên cứu chủ yếu là quá trình hình thành và phát triển, những đặc trưng về chất liệu và nghệ thuật của sơn mài ứng dụng BD Tác giả dành trọn chương hai để nghiên cứu về nghệ thuật sơn mài ứng dụng

Về thời gian, luận án tập trung tìm hiểu sơn mài BD từ đầu Tk XX đến nay (2013), được nhìn theo từng thời điểm lịch sử để bảo đảm tính liên tục trong nghiên cứu quá trình phát triển có những đặc điểm và kế thừa riêng

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận án phân tích và nhận định các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận án thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật nên phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học có vai trò chủ đạo Đặc biệt là sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, mô phỏng các tác phẩm, sản phẩm thông qua việc tham khảo các bài viết, các nghiên cứu và trao đổi trực tiếp với các họa sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu mỹ thuật trong nước và nước ngoài để khai thác nguồn tài liệu Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát điền dã,

Trang 9

qua đó tổng hợp, đánh giá rút ra những giá trị cơ bản, những đặc trưng chất liệu và nghệ thuật thể hiện của sơn mài BD

Tác giả còn sử dụng phương pháp dựa trên thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như phương pháp tiếp cận liên ngành (sử học, văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, triết học, mỹ thuật học… ) để nghiên cứu một cách tổng quát mối quan hệ biện chứng giữa chất liệu và nghệ thuật thể hiện, giữa sơn mài ứng dụng và sơn mài hội họa, nhằm giải quyết các vấn đề mỹ thuật ứng dụng nói chung và sơn mài BD nói riêng một cách căn bản theo quy luật phát triển của lịch sử, văn hóa, xã hội VN

6 Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống lý luận tổng hợp về lịch sử hình thành nghề sơn và nghệ thuật sơn mài

BD trong tiến trình phát triển của sơn mài truyền thống VN

Luận án đã chứng minh và lý giải: sự phong phú và đa dạng về chủng loại, thể loại và đề tài của sơn mài ứng dụng BD trong nền kinh tế thị trường

là tích hợp của nhiều yếu tố mang giá trị truyền thống Giá trị đó chính là bệ

đỡ đảm bảo cho sơn mài BD phát triển theo hướng hiện đại với xu hướng thẩm mỹ-ứng dụng có tính nghệ thuật cao

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định vị thế của sơn mài ứng dụng BD trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội Sơn mài BD có những cái chung với các vùng khác, nhưng cũng có những đặc trưng của địa phương, góp phần vào kho tàng văn hóa dân tộc

Luận án bổ sung vào nguồn tư liệu tham khảo, nghiên cứu chung cho chuyên ngành và là nguồn tài liệu cho quá trình biên soạn giáo trình, bài giảng, chuyên đề về sơn mài

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận và kiến nghị (7 trang), tài liệu

Trang 10

tham khảo (10 trang), phụ lục (66 trang), phần nội dung chính của luận án được chia ra làm ba chương theo trình tự như sau:

Chương I: Sơn mài Bình Dương trong bối cảnh sơn mài Việt Nam

Trang 11

Chương 1 SƠN MÀI BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH

SƠN MÀI VIỆT NAM

1 Giới thuyết khái niệm

1.1.1 Chất liệu

Sách Tự điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, cho biết quan niệm về chất

liệu như sau:

Chất liệu là vật chất, phương tiện chủ yếu mà người ta dùng để thể hiện một tác phẩm nghệ thuật Ví dụ: sơn dầu, lụa, sơn mài, màu nước, bột màu, chì, mực nho, giấy dó… (trong hội họa); đất nung, thạch cao, đồng, đá, gỗ… (trong điêu khắc) Vật chất được đặt trong tác phẩm chính là chất liệu xây dựng nên tác phẩm đó [63, tr.40] David A Lauer và Stephen Pentak thì cho rằng “có hai dạng chất liệu: chất liệu xúc giác và chất liệu thị giác” [116, tr.158] Chất liệu xúc giác là tên gọi ám chỉ các dạng vật liệu nghệ sĩ sử dụng để thể hiện tác phẩm mà ta có thể tiếp xúc bề mặt của chúng trực tiếp Còn chất liệu thị giác để chỉ các hình thức diễn tả chất của bề mặt vật thể bằng sáng tối, đậm nhạt trên mặt phẳng, không gian mà ta hoàn toàn có thể cảm nhận được bằng thị giác chứ không thể tiếp xúc trực tiếp bằng xúc giác Như vậy, chất liệu vừa là một khái niệm

cụ thể, vừa là một khái niệm trừu tượng Cụ thể khi ta hiểu chất liệu là vật chất, là cái hữu hình, cái có thể sờ được, thấy được và trừu tượng khi chất liệu

là cảm giác về chất, là cái vô hình, hay nói cách khác, là xúc cảm về chất liệu thông qua nghệ thuật thể hiện của người nghệ sĩ

Chất liệu tạo hình không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi tính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê lắng đọng trong lòng người xem bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu “Nếu hiểu chất (matière) là lớp biểu bì màu (épiderme coloré) của bức tranh thì nó phải được hiện ra trong hiệu quả điều hòa của hình và sắc Kết cấu (texture), ở khía cạnh nào

Trang 12

đó, cũng vậy” [106, tr.40] Do đó, mối quan hệ tương tác ở hai mặt lý tính và cảm tính này đòi hỏi phải được đặt ra khi nghiên cứu về chất liệu

1.1.1.1 Sơn ta

Theo Tự điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, sơn ta là “nhựa của cây

sơn, mọc nhiều ở vùng rừng núi trung du nước ta-nhất là vùng Phú Thọ Cây sơn ta từ lâu đã được trồng theo quy hoạch Nhựa cây sơn được chế để dùng nhiều trong nghệ thuật tạo hình, mỹ nghệ, công nghệ và xuất khẩu Sơn ta không giống sơn tây Sơn tây được làm bằng hóa chất, pha lỏng, có nhiều màu, đựng trong hộp và thường dùng để sơn lên gỗ, kim loại, nhằm trang trí hoặc để chống gỉ, chống ẩm, chống mối mọt…”[63, tr.130-132]

Sơn ta có tên khoa học là Rhus Succdanea, có đặc tính cao trong độ kết dính, giãn nở, chịu các yếu tố nhiệt, ẩm, axít, mài mòn… Nhờ các đặc tính này khi chuyển sang các loại sơn chín như cánh gián, then cho hiệu quả trong trẻo, sâu thẳm, có độ bóng cao, có khả năng diễn tả trong hội họa

1.1.1.2 Sơn Nam Vang

Là loại sơn được khai thác ở vùng Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia), cây sơn ở đây có tên khoa học là Malanorrhera Nhựa sơn Nam Vang đậm và đặc hơn sơn ta nhưng các đặc tính lý hóa và thời gian khô đều không tốt bằng sơn ta “Thời chiến tranh chống Mỹ, do đất nước bị chia cắt nên các làng nghề sơn mài ở phía Nam không có sơn ta chuyển vào phải dùng sơn Nam Vang là chính Hiện nay do giá thành hạ, người ta vẫn dùng sơn Nam Vang trộn với sơn ta theo tỷ lệ nhất định làm sản phẩm” [100, tr.37]

1.1.1.3 Sơn Nhật

Còn gọi là Polycite, gồm hai loại sơn cánh gián và sơn đen, có nguồn gốc từ sơn thảo mộc được chiết xuất độc tố bằng phương pháp công nghiệp và sản xuất hàng loạt Sơn Nhật có ưu điểm khô nhanh tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời, dễ sử dụng, pha trộn được với tất cả các màu, có độ bóng đẹp, trong suốt nhưng độ dai, khả năng chịu nhiệt, độ sâu của màu… đều không thể sánh

Trang 13

bằng sơn ta Theo một số họa sĩ, nhà nghiên cứu cho rằng “Có thể xuất xứ của sơn Nhật chính là cuộc hợp tác của các chuyên gia sơn mài Nhật Bản với xưởng mỹ nghệ Quốc gia của ta vào các năm 1965-1972 Khi đó xưởng đang

sơ tán ở Thanh Trì, Hà Nội đã cung cấp loại sơn tốt nhất ở vùng Phú Thọ cho

họ, từ nguyên liệu sơn sống các chuyên gia đã tách axít và một số tạp chất ra khỏi sơn, sau đó mới tinh luyện theo phương pháp công nghiệp để thành loại sơn kể trên” [100, tr.37]

1.1.2 Sơn mài

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “sơn mài là chất liệu hội họa, chế từ nhựa

sơn, trong và bóng, dùng để vẽ tranh” hay còn gọi tắt là “tranh sơn mài” Còn

“sơn son thếp vàng là phủ sơn đỏ, dát vàng ở ngoài (thuộc loại đồ đạc quý, sang trọng thời xưa)” [12, tr.1463]

Qua chặng đường phát triển từ đồ sơn cổ truyền đến sơn mài nghệ thuật, nghề làm sơn của ông cha ta đều được gọi là “sơn ta” Nói là sơn ta để phân biệt với loại sơn tổng hợp của Pháp và các nước du nhập vào nước ta dùng cho sơn nhà, sơn cửa, gọi chung là “sơn Tây” Sơn ta bao gồm toàn bộ

kỹ thuật làm sơn, có khâu nhựa sơn cần pha dầu trẩu, có khâu cần phải pha nhựa thông, nhưng nước sơn áo cuối cùng vẫn là loại sơn pha dầu trẩu, sơn phủ bên ngoài, nên còn được gọi là sơn quang dầu Những hàng mỹ nghệ như:

Trang 14

tráp, quả, lẳng, thúng, cơi trầu… đều làm bằng chất sơn quang dầu Mặt hàng dân dụng này khi được trang trí toàn bằng nét vẽ thếp bạc phủ sơn quang dầu thì được đặt tên là hàng nét Còn các loại tượng thờ làm bằng gỗ mít không phủ sơn quang, khâu cuối cùng là sơn thếp-thếp vàng, bạc quỳ

Vào trước năm 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ Vào thời gian này, một số họa sĩ VN đầu tiên đang học trường mỹ thuật Đông Dương, đã cùng với các nghệ nhân, kiên trì tìm tòi, thể nghiệm kỹ thuật dùng sơn sống có pha nhựa thông để tạo ra sơn cánh gián, cho khả năng mài và đánh bóng được Từ đó kỹ thuật làm sơn mài được nhiều nghệ nhân, họa sĩ áp dụng và họ đặt luôn cái tên kỹ thuật đó là “sơn mài” (nhưng người Pháp không dùng thuật ngữ này mà vẫn gọi là “la laque”-

là chất sơn có nguồn gốc thảo mộc để phân biệt với “la gomme laque” hoặc

“stick-laque”-là chất sơn công nghiệp được pha chế từ côn trùng; hay “le laque”-chỉ chất sơn đen và sơn son của Trung Quốc) [119, tr.5]

Trên thế giới chữ “lacquer” chỉ chung các đồ dùng phủ sơn, chúng gồm các đồ thủ công mỹ nghệ có tính trang trí cao, cốt nền (phần bên trong) thường bằng gỗ, mùn cưa ép, hay mây tre đan, bên ngoài phủ sơn… Còn cái

mà ta gọi là sơn mài thì thêm hẳn một bước là mài, nếu không mài, không

thành… sơn mài (mà còn mài đi mài lại)… thường chỉ dùng cho tranh sơn mài VN Trong từ “lacquer painting” nay đã được dùng rất phổ biến, lại

không chứa từ mài này, thành ra người ta “đánh đồng” với nhau Trên thực tế,

làm nghề sơn (thủ công mỹ nghệ) và tranh sơn mài (hội họa sơn mài) khác nhau khá nhiều cả về công đoạn lẫn vật liệu, cách thực hiện Ở trong ngành phân biệt rất rõ cái gì là đồ sơn mỹ nghệ và đâu là tranh sơn mài Mọi người vẫn dùng chữ “lacquer painting” để chỉ tranh sơn mài Trong các trường mỹ thuật, nói đến chữ này, người ta nghĩ đến tranh sơn mài, nhưng ở bên ngoài thì khái niệm “tranh sơn mài” được “ám chỉ” rộng hơn rất nhiều

Trang 15

Như vậy, sơn mài là một chất liệu mỹ thuật để chỉ các tác phẩm hội họa sơn mài, nhưng từ lâu do thói quen trong dân gian và trong cả các làng sơn truyền thống, người ta thường gọi chung các sản phẩm có sử dụng sơn ta là

“sơn mài” Do đối tượng nghiên cứu của luận án khá rộng nên chúng tôi tạm

sử dụng thuật ngữ sơn mài cho các dạng kỹ thuật và loại hình sản phẩm, tác

phẩm có sử dụng sơn ta như: sơn mài mỹ nghệ (sơn mài ứng dụng), sơn mài nhẵn (phẳng), sơn mài đắp nổi…

1.1.3 Hội họa sơn mài

Thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo hội họa (tranh vẽ) bằng chất liệu sơn ta, phủ dày và mài vẽ Đây là những tác phẩm biểu đạt tư tưởng và tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc sống xã hội, thông qua ngôn ngữ tạo hình

và phương thức diễn tả, tái tạo thế giới khách quan bằng các hình tượng điển hình mang tính kinh viện, bao gồm: khả năng biểu cảm, sự diễn đạt và yếu tố thẩm mỹ Hội họa sơn mài được xem là một ngành của mỹ thuật tạo hình và được thể hiện thông qua nhiều thể loại như: sơn mài phẳng, sơn mài đắp nổi, sơn khắc…

Sơn mài phẳng: xuất phát từ kỹ thuật vẽ lặn (vẽ chìm), nhiều lớp, sau

đó mài phẳng để tạo các hiệu ứng bề mặt, cuối cùng là đánh bóng bằng tay với bột than (bột chu) Đây là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian

và kinh nghiệm Mặt tranh luôn phẳng nhưng vẫn đảm bảo được quy trình khắt khe qua nhiều công đoạn từ gắn vỏ trứng đến nét đen, từ thể hiện màu sắc đến cách xử lý vàng, bạc… từ mài vẽ đến đánh bóng Dạng tranh sơn mài phẳng này đã và đang được rất nhiều họa sĩ, nghệ nhân tuân thủ trong quá trình sáng tác và thao tác

Sơn mài đắp nổi: dựa trên khả năng kết hợp cao của chất liệu sơn ta với

các chất liệu khác, sơn mài đắp nổi là dạng sơn mài cho phép tạo nền tranh bằng cách pha trộn sơn ta với bột đất theo một tỷ lệ nhất định để đắp nổi các chi tiết trong tranh theo nguyên tắc của nghệ thuật chạm nổi hoặc tạo độ cao

Trang 16

thấp và chi tiết cho bề mặt của tranh theo nội dung và cách tạo hình riêng, sau

đó ứng dụng các kỹ thuật vẽ màu, kỹ thuật xử lý vàng quỳ, bạc quỳ trong sơn mài truyền thống để vẽ lên bề mặt của tranh đã được đắp nổi Dạng sơn mài này chỉ mài ở những mảng phẳng hoặc mài từng chỗ theo ý đồ của người vẽ Sơn mài đắp nổi thường thấy trong các tấm bình phong giai đoạn đầu của hội họa sơn mài (những năm 1930-1940), trong các tranh sơn mài mỹ nghệ hiện đại cũng như trong các tác phẩm sơn mài đương đại của các họa sĩ trẻ

Sơn khắc (Coromandel): tranh được khắc lên tấm vóc đã được chuẩn bị

sẵn (sơn đen, mài phẳng và đánh bóng trước), sau đó tô màu vào chỗ đã khắc Sơn khắc đòi hỏi thao tác tỉ mỉ, công phu và khả năng tạo hình cao

Coromendel là bãi biển của bờ biển Tây Á, Ấn Độ-nằm trong vịnh Bengale-là hải cảng rất tiện lợi cho việc giao thương giữa châu Âu với Trung Quốc và các nước Tây Á Bãi biển Coromendel trở thành tên gọi một loại tranh sơn khắc trũng của Trung Quốc, nhiều người hiểu nhầm là sơn khắc được sản xuất tại vùng này, thực ra là do trong việc chuyển giao các mặt hàng tại đây có những sản phẩm sơn khắc và người ta đã đặt cho nó là

“Coromandel” Dạng sơn khắc này đã ra đời từ lâu ở Trung Quốc, được phát triển mạnh vào thời nhà Minh-Thanh (Tk XIV-XIX) Ở nước ta, nó cũng được bắt đầu từ việc trang trí cho các đồ dùng, các tấm bình phong, và đặc biệt, cùng với sự ra đời của tranh sơn mài, tranh sơn khắc cũng được các họa

sĩ VN không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng trong sáng tác dựa trên nền vóc của sơn mài Nhiều tác phẩm sơn khắc đã khẳng định được nét đẹp truyền thống và giá trị nghệ thuật bên cạnh các tác phẩm hội họa khác, tạo nên sự phong phú trong sáng tạo nghệ thuật của chất liệu sơn mài

Hiện nay, có nhiều ý kiến không nhất trí với việc trước đây người ta thường gộp sơn mài và sơn khắc vào một thể loại chất liệu, với lý giải là sơn mài và sơn khắc chỉ chung nhau ở nền vóc, ngoài ra, hoàn toàn khác nhau về ngôn ngữ và kỹ thuật thể hiện Trong luận án, chỉ đề cập đến tranh sơn khắc

Trang 17

như là một trong những thành quả sáng tác, đánh dấu sự xuất hiện của hội họa sơn mài VN trên cơ sở kết hợp yếu tố cổ truyền dân gian và bác học với nhiều dạng thể hiện của chất liệu, trong đó có tranh sơn khắc

Về hội họa sơn mài đương đại qua thể nghiệm của các nghệ sĩ (nhất là nghệ sĩ trẻ), sơn mài đã có nhiều “biến thể” Không ít tác phẩm trên nền vóc còn đắp nổi, gắn đá, đồng xu, căng dây thép, dây sợi… đã thực sự chuyển sang một dạng mới: sử dụng sơn ta vẽ trên vóc kết hợp với các chất liệu tổng hợp Để phân biệt với các tác phẩm đã được định hình về mặt kỹ thuật của cha anh trước đây, nhiều ý kiến của các họa sĩ, nhà nghiên cứu sơn mài cho rằng chỉ nên gọi đó là “sơn ta tổng hợp” hoặc “tranh sơn”

1.1.4 Sơn mài ứng dụng

Cho đến nay, thuật ngữ “ứng dụng” đã được sử dụng rộng rãi và bao quát cho nhiều loại hình mỹ thuật như: “mỹ thuật sản phẩm”, “mỹ thuật môi trường”, “mỹ thuật sân khấu-điện ảnh”, “mỹ thuật công nghiệp”, hay “mỹ thuật ứng dụng”… Trong luận án, khái niệm “sơn mài ứng dụng” là loại hình sơn mài sử dụng các phương tiện tạo hình để sáng tạo nên thế giới đồ vật mang tính thẩm mỹ và công năng Nó là sản phẩm được hình thành qua một quá trình sáng tác mỹ thuật và được thể hiện bởi quy trình công nghệ nhất định, vừa mang tính thực dụng, phục vụ nhu cầu đời sống vật chất của con người, đồng thời vừa mang tính chất thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần Sơn mài ứng dụng ngày nay bao gồm các sản phẩm đồ sơn dân gian, sơn mài mỹ nghệ, có phương thức chế tác cả thủ công, công nghiệp và có hình thức mỹ thuật mang yếu tố thẩm mỹ của thời đại thông qua sự chi phối của các ngành đi-dai (design)

Cụm từ “design” ở VN được hiểu là “mỹ thuật công nghiệp”, “thiết kế tạo dáng công nghiệp” hay “mỹ thuật ứng dụng” Thuật ngữ này xuất hiện tại

VN khoảng thập niên 1960, bắt nguồn từ “Industrielle Formgestaltung” trong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die

Trang 18

Hochschule für Industrielle Formgestaltung-Halle) sang trường Mỹ nghệ Hà Nội (nay là trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) trao đổi học thuật và đã

được dịch thành “mỹ thuật công nghiệp” Từ đó, mỹ thuật công nghiệp trở

thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc

Sơn mài mỹ nghệ là những sản phẩm trang trí nhỏ hoặc đồ trang sức,

đồ lưu niệm, đồ dùng… do các nghệ nhân (thợ thủ công) làm bằng tay với chất liệu nhựa sơn, trong đó có tranh sơn mài mỹ nghệ là một loại tranh trang trí được sản xuất hàng loạt theo mẫu nhất định Tùy theo chủ đề mà tranh sơn mài mỹ nghệ còn có những tên riêng như: tranh Tứ thời (Mai, Lan, Cúc, Trúc), tranh Cá vàng (vẽ chuyên về cá vàng), tranh Lục đền (bình phong sáu tấm, vẽ sáu phong cảnh đền, chùa nổi tiếng), v.v…

Mỹ nghệ là thuật ngữ chuyên môn thường gặp trong nghệ thuật trang trí, nó quan trọng đối với xuất khẩu và đời sống hàng ngày, là một bộ môn nghệ thuật truyền thống được phát triển dần lên theo những điều kiện mang tính chất tổng hợp của sản xuất hiện đại, của phân phối hàng loạt, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người

Đặc thù của mỹ nghệ là làm bằng tay nhưng lại phải tổ chức được sản xuất hàng loạt Nó có một ý nghĩa cơ bản làm thỏa mãn những nhu cầu của con người về các vật dụng có tính chất trang trí, đáp ứng những đòi hỏi về tình cảm và tiêu dùng Như vậy, đối tượng của mỹ nghệ không chỉ mang tính thực dụng, mà trước hết là cả tính thẩm mỹ Khác với mỹ thuật (sản phẩm được “sản xuất” một lần, từ khi phác thảo tới khi thực hiện và hoàn chỉnh chỉ nằm trong tay người nghệ sĩ), mỹ nghệ được xã hội hóa cao hơn trong công nghệ sản xuất, một sản phẩm mỹ nghệ được phân công chuyên môn hóa ra nhiều công đoạn (người vẽ mẫu-người thực hiện-nếu được sản xuất bằng máy thì đằng sau nó là cả một dây chuyền) Mục tiêu của mỹ nghệ là phải tổ chức sản xuất hàng loạt và phải thiết kế sao cho thỏa mãn nhu cầu đa dạng của công chúng

Trang 19

Trong các sản phẩm của sơn mài mỹ nghệ, sản phẩm khảm xà cừ (cẩn

ốc xà cừ) khá phổ biến và tiêu biểu Ở VN, nghề khảm xà cừ là một nghệ thuật cổ truyền có liên quan mật thiết với nghề sơn “Dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1128) có cụ Trương Công Thành người thôn Ngọ (tức làng Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, nay thuộc địa phận Hà Nội) là người được dân làng tôn làm ông tổ của nghề khảm trai Theo một số tư liệu khác, lại cho rằng ông Nguyễn Kim, sống dưới triều vua

Lê Hiến Tông (1740-1786) là tổ nghề khảm trai” [95, tr.260]

Vẻ đẹp muôn màu sắc của vỏ trai, ốc xà cừ đã trở thành chất liệu trong sơn mài mỹ nghệ Hai thể chất: sơn ta và vỏ trai, xà cừ đã được nghệ nhân kết hợp thể hiện đầy tính trang trí trong những bộ bàn ghế, những chiếc trường

kỷ, tủ thờ, bàn viết, những bức tranh bộ qua đề tài dân gian… đã tạo nên nét lung linh cho sản phẩm

Ngày nay do phát triển phong phú về đề tài, với nhiều chất liệu của cốt, nền như: gỗ, đồng, nhựa, đất, đá, thủy tinh, tre nứa, giấy, quả bầu, v.v… có kích thước khác nhau nên sơn mài mỹ nghệ được thể hiện với nhiều gam màu, hòa sắc, thậm chí chuyển sắc độ sáng tối để diễn đạt không gian, tôn vẻ đẹp riêng cho từng chủng loại sản phẩm, phục vụ mọi thị hiếu người tiêu dùng Khi nền công nghiệp phát triển, những sản phẩm trang trí này được làm bằng máy móc, giống nhau hàng loạt, nên đôi lúc còn gọi là sơn mài kỹ nghệ Do

đó, ở góc độ nhìn chung cho các sản phẩm sơn mài mỹ nghệ ngày nay, chúng

ta cũng có thể hiểu và tạm gọi qua thuật ngữ “sơn mài ứng dụng”

1.2 Khái quát lịch sử nghề sơn và nghệ thuật sơn mài Việt Nam

1.2.1 Nghề sơn từ thời tiền sử đến năm 1858

Thời tiền sử là giai đoạn bản địa của văn hóa VN, có tính chất quyết định sự hình thành, phát triển và định vị của văn hóa nghệ thuật dân tộc Cách nay khoảng 4000 năm, cư dân VN, từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí với ba trung tâm văn hóa lớn là

Trang 20

Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai Trong đó, thời đại Hùng Vương (văn hóa Đông Sơn), đã xây dựng được nền văn minh cao, trước khi văn hóa Hán và người Hán xâm nhập Cư dân thời đó sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, rau

củ và cây ăn quả Ban đầu con người làm ruộng bằng những cái cuốc đá, đến giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện lưỡi cày bằng đồng và trâu bò được dùng làm sức kéo Các nghề thủ công phát triển, nghề làm công cụ đá đã có trước giai đoạn Đông Sơn, sau đó chuyển thành nghề làm đồ trang sức Nghề làm

đồ đồng đã phát triển cao trong giai đoạn Đồng Đậu, đến giai đoạn Đông Sơn

có những đồ đồng lớn, đẹp như: thạp đồng, trống đồng và bắt đầu xuất hiện nghề rèn và đúc sắt Nghề gốm khá thịnh vượng, nghề mộc, nghề sơn để lại nhiều dấu vết trên đồ gỗ như: kèo, cột nhà, quan tài hình thuyền, mái chèo, hộp gỗ, cán rìu, cán giáo đạt đến trình độ kỹ thuật khá cao

Năm 1961, các nhà khảo cổ học đã khai quật được ở Việt Khê (Hải Phòng) trên một trăm hiện vật đồng thau và gỗ sơn chứa trong một chiếc quan tài độc mộc hình thuyền Một số sản phẩm sơn ta như: bát sơn, hộp sơn hình chữ nhật, cốt làm bằng gỗ, trong và ngoài đều sơn đen hoặc đỏ hai lớp; mái chèo trong sơn đen, ngoài sơn vàng

Năm 1969, các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều hiện vật đồ sơn trong các ngôi mộ khác ở xã Vinh Quang, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ), ở mộ thuyền La Đôi (Hải Hưng) Năm 1972, phát hiện quan trọng và bất ngờ nhất

là kết quả khai quật ngôi mộ cổ ở Đông Dù, xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), một số hiện vật tựa như các dụng cụ đồ nghề làm sơn, gồm cái bát dùng để đựng hoặc ngả sơn chín, cái mỏ vầy bằng gỗ sơn cánh gián và một số mảnh ván gỗ mà ta đem ráp lại theo mộng có sẵn, trông hình dáng giống cái bàn vặn lọc sơn đang dùng hiện nay [PL1, H1.1, tr.167] Theo phong tục cổ, người ta chôn theo người chết những vật dụng tùy thân của người đó lúc còn sống Những đồ sơn này được các nhà nghiên cứu khẳng định là của cư dân cổ vùng châu thổ Bắc Bộ Tính bản địa của nó thể hiện khá

Trang 21

rõ ở việc sử dụng hai màu cơ bản đen và đỏ, việc tạo cốt chủ yếu là gỗ, đồ án trang trí hình tròn đồng tâm và các diềm hoa văn hoa cúc, hình hạnh nhân rất đặc trưng trong họa tiết trên trống đồng Đông Sơn “Nếu như trong thời gian

từ Tk IV trước CN đến Tk X sau CN, đồ sơn chủ yếu dùng làm đồ tùy táng, thì từ Tk X trở về sau chủ yếu dùng làm quan tài” [44, tr.28-29]

Từ trung tâm văn minh trên, so với những nơi khác, thời gian có khác nhau, có những đặc trưng riêng do điều kiện sinh thái và đặc điểm tộc người từng khu vực, nhưng đều đạt đến trình độ phát triển cao về đồ đồng, đồ sắt, thể hiện những quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết Riêng đồ sơn chủ yếu tập trung và được tìm thấy nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ Hiện vật gỗ sơn tại các di chỉ thuộc nhiều tỉnh đều có niên đại từ trước CN, chứng tỏ sơn đã được dùng khá phổ biến và nghề sơn bấy giờ đã có quá trình lịch sử khá dài

Với các di vật khảo cổ trên, đa số các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu trong nước đều thống nhất xác định dấu ấn về nghề sơn của những cư dân Việt xưa đã có thời gian trên hai nghìn năm

Sau đêm dài nghìn năm Bắc thuộc, thời tự chủ của lịch sử nước ta được bắt đầu khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, dựng lên nhà nước độc lập Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại, Trần Ứng Long-một võ tướng của vua Đinh Bộ Lĩnh, là người đã sử dụng nhựa cây sơn trát thuyền sang sông đánh giặc Khi muốn qua sông, các thuyền bè đều bị giặc đánh đắm, “Ông nảy sinh ra một sáng kiến Biết trong làng có cây sơn, bèn cho binh lính vào mượn tất cả các loại thúng mủng, rồi đem nhựa cây sơn trộn với đất bột, trát vào các khe hở và nước không lọt vào, nhờ vậy chuyển đưa được quân lính sang sông an toàn ” [48, tr.73]

Giai đoạn hưng thịnh của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ qua các thời Lý (1010-1225), Trần (1226-1420), Lê Sơ (1427-1525) cùng với sự thâm nhập và lan rộng một cách nhanh chóng của Phật giáo, đã làm cho kiến trúc tôn giáo phát triển mạnh Chùa, tháp được dựng khắp nơi trong nước, nhất là

Trang 22

vùng kinh Bắc Cùng với nó, cung điện, đền đài cũng được xây dựng nhiều

đã cho thấy sự đoàn kết dân tộc, sự bảo lưu bền bỉ truyền thống cộng đồng thị tộc, kinh tế phát triển là tiền đề quan trọng mở đường cho nghề sơn vốn có từ trước thêm điều kiện phát huy Giai đoạn này đồ sơn được sử dụng nhiều cho trang trí nội thất, kiến trúc, đồ thờ cúng và đồ dùng cho tầng lớp quý tộc

Ngay năm đầu của triều Lý, vua Lý Thái Tổ đã cho xây kinh đô Thăng Long quy mô lớn với nhiều kiến trúc “chạm trổ trang sức

khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có” (Việt sử lược) bao gồm cung điện bốn tầng sơn son, cột vẽ rồng, phượng,

tiên nữ lộng lẫy, đài tạ lợp ngói bạc, chùa có cấu trúc kỳ lạ và tháp cao ngất trời [98, tr.62, quyển 2]

“Trong những đồ dùng của sứ giả VN có loại kiệu Đinh giai, rất mát và được sơn đen bóng” [52, tr.30]

Tuy vậy, đồ sơn chỉ khuôn trong một số loại hình đơn giản và trong một phạm vi nhất định Nhà nước phong kiến Đại Việt có những quy định rất nghiêm ngặt về việc sử dụng đồ sơn, sắc lệnh thời Trần ghi rõ: “Đồ sơn không được bịt vàng sơn son từ Tôn thất đến quan Ngũ phẩm đều được dùng kiệu, dùng ngựa và võng Tôn thất thì kiệu hình phượng sơn son, quan Tướng quốc thì kiệu hình chim anh vũ sơn then” [44, tr.46-48]

Màu sơn trên một số đồ vật cũng mang ý nghĩa đẳng cấp, thân phận mỗi con người dùng nó: “Vua coi triều thì ngồi ỷ sơn son”, còn quân lính thì

“những thứ áo giáp, mũ trụ để cho quân sĩ tăng vẻ hùng mạnh như nón thủy

ma, nón sơn đỏ là thứ nón của thân quân đội để túc trực bảo vệ kinh thành” [74, tr.57] Thời Lê thì ra lệnh kiểm tra (năm 1428): “Hạ lệnh làm sổ điền, sổ

hộ Trước đây nhà vua hạ lệnh cho kiểm tra các thứ thổ sản như: đồng, sắt, dâu, gai, tơ lụa, sơn Nay lại phê chuẩn cho quan lại các trấn, lộ kê khai”, và cấm (năm 1469): “Thế mà nay ở các chợ, dân gian phần nhiều mua bán thứ nón ấy khó phân biệt được hình sắc quân sĩ, cần phải cấm chỉ” [74]

Trang 23

Theo nhiều tài liệu, vào đời Lê Nhân Tông (1443-1460), người được tôn làm bậc thầy đầu tiên của nghề sơn là Trần Lư, quê làng Bình Vọng thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội) Cụ đã hai lần đi sứ sang Trung Quốc (tỉnh Hồ Nam) để học thêm kỹ thuật dát vàng, bạc về phổ biến lại cho dân làng, nâng cao hơn kỹ thuật làm đồ sơn Các học trò của cụ đã lập phường thợ, tỏa đi khắp nơi để làm nghề Cụ được phong hiệu là Trần Thượng Công và có đền thờ tại đình quê nhà [19], [44], [52], [74] Cụ Trần Lư có chính là ông tổ nghề sơn của nước ta không? Điều này chưa được khẳng định Vì cũng như các ông

tổ nghề khác, chỉ coi là tổ của phường nghề, xóm nghề

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này (ở Tk XVII-XVIII) là sự định hình các thiết chế chính trị văn hóa của làng, đình, chùa, nhà dân và quy hoạch làng Ngôi đình làng có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân [PL1, H1.2, tr.167] Đó là nơi thờ thần Thành Hoàng làng, cơ quan hành chính, hội hè cho làng xã Đồ sơn có mảnh đất màu mỡ để tiếp tục phát huy vai trò trang trí của mình Nếu ở giai đoạn trước, chùa là đối tượng thờ chính, thì nay đình làng và những nhà thờ họ, thờ ngành nghề, đền miếu được dựng lên khắp nơi Nghề sơn cổ truyền đã có thêm sự gần gũi với đời sống nhân dân và để lại dấu ấn rất đậm nét trong các tượng thờ như: tượng chân dung Hoàng thái hậu ở chùa Trà Phương, tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Hạ (Vĩnh Phú), chùa Bút Tháp (Hà Bắc cũ) [PL1, H1.3, tr.168] Thể loại tranh sơn cũng được quan tâm và thể hiện dưới dạng những mô típ,

đồ án hoa văn trang trí và tranh thờ trong các đình, chùa như: đình Lỗ Hạnh, chùa Dâu (Hà Bắc cũ), chùa Mía (Hà Tây cũ) Đồ sơn lúc này không chỉ được các giai cấp thống trị mới sử dụng như biểu tượng cho ngôi vị thiên tử của mình, mà nó còn được các tầng lớp nhân dân đón nhận như một sự thưởng thức cái đẹp, cái cao sang và bền chắc: “Đẹp vàng son, ngon mật mỡ”!

Nghề sơn được trọng dụng và phát triển rộng khắp các xứ Đông, Nam, Đoài, Bắc “Xứ Đông có làng Hà Cầu (Hải Phòng) nổi tiếng bởi hai nghề sơn

Trang 24

và tạc tượng; xứ Bắc có Đình Bảng (Bắc Ninh); vùng Sơn Nam Hạ có làng sơn quang Cát Đằng (Nam Định); vùng Hà Tây (thuộc xứ Đoài xưa) có các làng nghề sơn: Chuyên Mỹ, Bối Khê, Bình Vọng, Hạ Thái” [19]

Các phường thợ Đàng ngoài như: phường Bình Vọng, phường Nam Ngư, phường Thăng Long, phường Làng Giẻ, phường Cát Đằng đã định hình và tập trung nhiều thợ giỏi, từ đó tỏa đi khắp nơi

Thợ giỏi được các triều đình phong kiến thu nạp vào cung điện nhà vua để phục vụ Một số khác tập trung lại từng nhóm thợ và tự tìm đến các đền đài, chùa chiền tô đắp tượng phật, sơn son thếp vàng các

đồ thờ, kiệu võng hoặc tìm đến các gia đình giàu có nhận làm các bức hoành phi, câu đối, tràng kỷ, ngai thờ Số thợ ngày càng trưởng thành trong nghề, lại được phát triển nhân lên gấp bội, tạo ra những hiệp thợ mới ở nhiều địa phương Mỗi nơi lại sáng tạo nảy nở nhiều cải tiến, kỹ thuật độc đáo của phường mình và giữ bí mật nhà nghề làm bảo vật riêng [19, tr.9]

Nghề sơn thật sự trở thành một nghề cao quý, được mọi người yêu kính qua những câu ca dao:

Lòng em muốn lấy thợ sơn Một mình một cỗ, còn hơn thợ rèn

Hay: Một đồng một giỏ

Không bỏ nghề trâu Một đồng một bầu Không bỏ nghề sơn

Từ đây, khi nói đến tên một thứ sản phẩm nào đã nổi tiếng thường gắn với tên địa phương có làm chuyên loại ấy “Chẳng hạn như khi nói đến sơn then Đình Bảng (có tên Nôm gọi là làng Báng), Từ Sơn, Bắc Ninh, người ta hình dung ngay đến nước sơn đen của phường Đình Bảng là tuyệt đẹp, ít nơi nào có được Nói đến hàng đồ nét Cát Đằng (Nam Định), hàng tráp quả chợ

Trang 25

Bằng (Hà Đông), hàng thúng khảo chợ Dầu (Nam Định) [19, tr.10] cho thấy các mặt hàng bằng sơn quang dầu đặc phẩm của các địa phương

Đồ sơn không chỉ phục vụ kiến trúc tôn giáo mà đã đi vào phục vụ nhu cầu của con người, từ vua chúa, quan lại, binh lính đến cả dân thường Do vậy

mà kỹ thuật, loại hình và nghệ thuật trang trí phát triển mạnh Đặc biệt là việc chú trọng trùng tu đình chùa, miếu mạo, tô tượng… đã bổ sung và làm gia tăng chủng loại và giá trị các đồ thờ cúng bằng những vật phẩm như: các loại kiệu, quan tài thuyền rồng, hoành phi, án thư, lộng, bài vị, bát bửu, sinh chỉ, mâm bồng, chân nến… và những sản phẩm mà dân gian sử dụng được phủ sơn như: mâm, đĩa, bàn, ghế, tráp đựng trầu cau, sập, tủ, tràng kỷ, câu đối, ống hương [PL1, H1.4, tr.168] không chỉ là loại hình đồ sơn trang trí mà còn là đồ sơn ứng dụng, không chỉ là những vật dụng đơn thuần mà trong nó

đã được nâng lên thành hàng hóa, mang đậm yếu tố thẩm mỹ Kỹ thuật sơn son thếp vàng càng được nâng cao bên cạnh các mặt hàng sơn quang dầu, hàng nét ngày càng hoàn hảo Qua khảo sát, đồ sơn Tk XIX-XX đều được sơn nhiều lớp, sơn đỏ hoặc sơn đen hay thếp vàng, thếp bạc tạo ra độ bóng lung linh, huyền ảo Kỹ thuật đồ sơn đã tinh xảo, giá trị thẩm mỹ tăng cao qua việc kết hợp sơn ta với kỹ thuật khảm trai, cẩn sừng, ngà… đã làm cho sản phẩm thêm phong phú và có giá trị nghệ thuật Giá trị bảo quản cũng được chú ý nâng cao ở khâu làm vóc (yếu tố “mài” chỉ được sử dụng trong khâu làm cốt vóc hoặc làm phẳng bề mặt sản phẩm trước khi vẽ và phủ bóng mà thôi)

Ở Đàng Trong có Phú Xuân (Huế) và Bình An (BD) là những địa phương tập trung nhiều thợ sơn di cư đến sinh sống và lập nghiệp, tạo tiền đề cho những làng nghề tại đây như: Tiên Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn, Dương Nỗ (Thừa Thiên-Huế) và Tương Bình Hiệp (TDM-BD) Trong đó Huế là nơi mà những vết tích và các di vật của nghề sơn còn được bảo lưu một cách quy mô

và đầy đủ nhất Có được điều này bởi Huế đã một thời là thủ phủ của các Chúa Nguyễn (1802-1945) Tại đây, nghề sơn phát triển mạnh vào đầu triều

Trang 26

đại, khi triều đình huy động thợ thủ công mỹ nghệ ở khắp mọi miền đất nước

về Phú Xuân xây dựng cung điện [PL1, H1.5, tr.169], sản xuất hàng hóa phục

vụ nhu cầu của vương triều

Tại Bình An (BD), một số khu vực hình thành từ sau những đợt di dân lớn như làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Phú Cường, Tân An (TDM-BD) đã làm cho nghề sơn truyền thống tại đây lớn mạnh không ngừng Những người thợ sơn giỏi cùng những sản phẩm của các làng nghề BD không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương mà còn cung ứng sản phẩm và tỏa đi khắp Nam Bộ

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1985

Đây là giai đoạn nằm trong quá trình chuyển biến và phân hóa quan trọng trong lịch sử cận đại VN, khởi đầu bằng sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 Nhà Nguyễn-triều đại phong kiến cuối cùng ở VN-đã đặt đất nước vào một hoàn cảnh mới: sự giao tiếp với phương Tây và ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa đã tạo lập một nền nghệ thuật đa dạng Tuy vậy, nét nghệ thuật cổ truyền vẫn được bảo lưu qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, trang trí đình, chùa, đền, miếu… nhất là ở đình làng Bắc Bộ Các loại tượng thờ Phật, Thánh, linh vật, thảo mộc… được chạm khắc trên các chất liệu gỗ sơn thếp, đồng đá vẫn giữ vị trí quan trọng Các làng nghề, phố nghề, phường thợ và các dòng tranh dân gian vẫn duy trì, tồn tại

Cùng với việc người Pháp cho mở ra một loạt trường như: Trường Bá nghệ TDM (1901), nay là Trường Mỹ thuật BD; Trường Trang trí Mỹ thuật Biên Hòa (1903), nay là Trường Cao đẳng Trang trí Mỹ thuật Đồng Nai; Trường vẽ Gia Định (1913), nay là Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM; Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925), nay là trường Đại học Mỹ thuật VN; Trường Quốc gia Mỹ nghệ (1949), nay là trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp HN Đã đào tạo ra nhiều nhân tài, đặt nền tảng cho mỹ thuật VN hiện đại

Trang 27

“Sự kiện quan trọng ở thời kỳ đầu xây dựng nền hội họa VN hiện đại là

sự xuất hiện tranh sơn mài Từ kỹ thuật sơn ta cổ truyền đến sơn mài nghệ thuật là cả một bước ngoặt lớn-đánh dấu kỷ nguyên về một chất liệu mới mang tính đặc thù dân tộc có khả năng áp dụng vào hội họa” [73, tr.13-14]

Yếu tố có tính chất quyết định đối với sơn mài VN bắt đầu từ sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có sự quan tâm đặc biệt của họa

sĩ Victor Tardieu (1870-1937, người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của trường), và họa sĩ Joseph Inguimberty (1896-1971, một trong những giảng viên đầu tiên từ khi thành lập trường) Một số sinh viên của trường như: Trần Quang Trân, Phạm Hậu, Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang… cùng với nghệ nhân Đinh Văn Thành, một mặt nghiên cứu phát triển các ưu thế, tính năng của sơn ta qua thử nghiệm thành công loại sơn cánh gián (bằng cách pha sơn sống với nhựa thông theo một tỷ lệ nhất định) Nhờ có loại sơn này mà các họa sĩ mới pha nó với màu để vẽ lên vóc, rồi phủ sơn cánh gián để mài Mặt khác, họ còn nghiên cứu các quy luật tạo hình về không gian, xa gần, bố cục, cách dựng hình và cả quy luật dùng màu học được của châu Âu để áp dụng vào chất liệu cổ truyền quý giá này

Từ trường Mỹ thuật Đông Dương, từ các xưởng vẽ, nghệ thuật sơn mài mau chóng truyền đến các làng sơn cổ truyền suốt từ Bắc chí Nam, tạo nên sự hội ngộ kỳ diệu giữa họa sĩ và nghệ nhân trong cả ba lĩnh vực: trang trí, ứng dụng và hội họa Đặc biệt trong sơn mài ứng dụng, những người thợ sơn nhanh chóng tiếp nhận, học hỏi kỹ thuật sơn mài (nhất là khâu mài vẽ) để làm

ra các sản phẩm, đồ dùng sơn mài mỹ nghệ tinh xảo, được khách hàng trong, ngoài nước biết đến và tín nhiệm

Loại hình ứng dụng với các đề tài dân gian quen thuộc trong các tranh

mỹ nghệ như: mai-lan-trúc; long-lân-qui-phụng; ngư-tiều-canh-mục; điệp; mai-điểu; tùng-hạc… nay có thêm những tranh phong cảnh thiên nhiên hữu tình và những sản phẩm bàn, tủ thờ [PL1, H1.6, tr.169], ghế, giường… có

Trang 28

cúc-cẩn ốc công phu Loại hình trang trí cũng được nâng lên một bước với những tấm bình phong sơn mài mang tính nghệ thuật cao [PL1, H1.7, tr.170] Tại triển lãm quốc tế mỹ thuật và kỹ thuật Paris (Đấu xảo Paris) năm 1937, nghệ thuật làm đồ “sơn ta” của các nghệ nhân và họa sĩ VN đã gây được nhiều ấn tượng và tiếng vang đối với khách thưởng lãm

Trong khoảng mười năm (1935-1945), nghệ thuật sơn mài đã có những chuyển biến độc đáo, tinh tế trong kỹ thuật: vỏ trứng trắng được dùng để diễn

tả chất da thịt mềm mại, màu vàng óng ả đã biến thành ánh sáng mặt trời khi

mô tả cảnh đẹp thiên nhiên, màu sơn son thếp vàng quyền quý trở thành dung

dị khi diễn tả cỏ cây, mặt nước, quần áo, nhân vật… Ngoài những màu sắc đen, đỏ, nâu, vàng nay có thêm những hòa sắc mới như lam và lục…

Tính chất huyền ảo, sâu thẳm của sơn mài đã được các họa sĩ diễn đạt trong tranh qua những đề tài: sinh hoạt thôn xóm, cảnh thiếu nữ vui chơi trên mặt hồ, cảnh đình làng vào hội, cảnh đêm trăng…

Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 và kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã mở hướng đi mới cho họa sĩ VN Họ phải rời bỏ những xưởng họa ở thành thị, những bảng màu “giàu sang”, những nét bút vuốt ve, đượm buồn trong hình tượng thiếu nữ, với bao băn khoăn, trăn trở để cùng nhập vào dòng người lên chiến khu, ra mặt trận, vào đồng ruộng và các công binh xưởng…

Từ đó, những kiệt tác sơn mài liên tiếp xuất hiện khi thì rộn ràng không

khí lao động, khi thì cảm động bồi hồi hoặc nhẹ nhàng chất thơ như: Tát nước

đồng chiêm [PL1, H1.8, tr.170] (Trần Văn Cẩn), Bên đầm sen [PL1, H1.9, tr.171] (Nguyễn Gia Trí), Điệu múa cổ [PL1, H1.10, tr.171] (Nguyễn Tư Nghiêm), Qua bản cũ [PL1, H1.11, tr.172] (Lê Quốc Lộc), Nhớ một chiều Tây Bắc [PL1, H1.12, tr.172] (Phan Kế An), Trái tim và nòng súng [PL1, H1.13, tr.173] (Huỳnh Văn Gấm), Tổ đổi công miền núi [PL1, H1.14, tr.173] (Hoàng Tích Chù), Đánh cá đêm trăng [PL1, H1.15, tr.174] (Nguyễn Khang),

Trang 29

Tre [PL1, H1.16, tr.174] (Trần Đình Thọ) v.v… là những minh chứng cho

thành quả sáng tác của một giai đoạn hội họa sơn mài VN

Ở các triển lãm, sơn mài không những được chú ý mà còn có tiếng vang rất lớn Nhiều sản phẩm và tác phẩm sơn mài đóng góp vào các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc từ những năm 1955, 1958, 1960, 1962… và nhiều cuộc triển lãm nước ngoài những năm 1956-1960, trong đó có triển lãm nghệ thuật tạo hình của 12 nước xã hội chủ nghĩa tại Mátxcơva năm 1958 và các triển lãm mỹ nghệ quốc tế từ năm 1962 tại các nước Đông Âu sau đó, nghệ thuật sơn mài đã chiếm được lòng yêu mến của người xem trong và ngoài nước

Từ sau năm 1975, đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh lớn, hòa bình vừa được xác lập, hàn gắn vết thương chiến tranh còn ở những bước đi đầu tiên, lại phải đương đầu với sức ép của các thế lực bên ngoài ở phía Bắc

và phía Tây Nam Nền kinh tế kế hoạch “bao cấp” thời chiến vốn dĩ phát huy khá hiệu quả trong phục vụ kháng chiến, giờ đây đang bộc lộ những nhược điểm đối với sự phát triển chung của xã hội

Khát khao cải cách, đổi mới kinh tế, văn hóa xã hội là đòi hỏi thường ngày của người dân lao động Tâm lý xã hội sau một giai đoạn dài với tất cả

sự tập trung, nhiệt tình cho công cuộc phục vụ kháng chiến, giải phóng dân tộc đang có những nhu cầu mới đa dạng hơn, đời thường hơn Trong đó, yêu cầu cơ bản của những người sáng tác mỹ thuật là mở rộng tự do, dân chủ trong hoạt động nghệ thuật

Sự phức tạp của cuộc vật lộn đổi mới nghệ thuật gây nhiều băn khoăn

và tranh luận chính là sự táo bạo về ngôn ngữ biểu hiện Tuy mới gọi là những “thể nghiệm” nhưng lần lượt xuất hiện những thủ pháp nghệ thuật đan xen: Hiện thực, Siêu thực, Lập thể, Đồng hiện, Ngây thơ… làm cho bộ mặt

mỹ thuật đa dạng hơn nhưng cũng không “thuận mắt” hơn đối với những mỹ cảm tạo hình quen thuộc trước đây Thực tế, lực lượng sáng tác đông đảo

Trang 30

thuộc thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ luôn có những sáng tác gây sự chú ý với đồng nghiệp và công chúng Họ có ý thức nghề nghiệp,

có tay nghề được tôi luyện qua kinh nghiệm lao động, chiến đấu của chính họ

và sự tự ý thức cá nhân sáng tạo trong “cái chung” xã hội Các sáng tác ấy đều

đã thành công ở từng tác phẩm riêng lẻ, nhưng chưa thật sự trở thành phong cách, thành tác giả ở giai đoạn này

Đến đầu những năm 1980, sự tác động manh nha của yếu tố thị trường lúc đó có ý nghĩa khích lệ nhất định, người sáng tác tìm thấy đầu ra cho sự

“tái sản xuất” chất xám, đồng thời có điều kiện sáng tác tự do hơn, khắc phục được những định hướng hành chính chung chung làm khô cứng nghệ thuật Dần thoát khỏi công chức trong vai trò sáng tạo, người sáng tác có được đam

mê và háo hức học hỏi những thành tựu văn học nghệ thuật bên ngoài Kinh tế thị trường ở bước chập chững, đã đón nhận những dò dẫm, thể nghiệm đổi mới ngôn ngữ và hình thức nghệ thuật của mọi đối tượng sáng tạo

Vật liệu khan hiếm, thiếu thốn nhưng các họa sĩ sơn mài vẫn dụng công tìm tòi để có thêm sắc thái với kỹ thuật thể hiện mới Các họa sĩ có xu hướng

đi vào thể loại hoành tráng, tổng hợp nhiều sự kiện lịch sử vào một bố cục Nhiều tìm tòi thể nghiệm mới trong biểu hiện cũng như trong chất liệu, phản ánh hiện thực cách mạng qua nhiều chủ đề trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên những bố cục khuôn khổ lớn có sức khái quát, đề cập đến những đề tài mang tầm vóc rộng, đa dạng về phong cách… là những nét đáng chú ý của hội họa sơn mài Mặc dù số lượng tác giả

và tác phẩm không nhiều nhưng sáng tác của các họa sĩ giai đoạn này có thêm sức mạnh của đội ngũ họa sĩ ba miền, đã làm cho nghệ thuật sơn mài phong phú thêm về đề tài và cách thể hiện

Trong khi đó, sự hiện diện của các hợp tác xã thủ công mỹ nghệ ở giai đoạn này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các xưởng sơn mài, các làng sơn cổ truyền Nhiều cơ sở làm sơn mài đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm sơn

Trang 31

mài ứng dụng, tranh mỹ nghệ với nhiều chủng loại và kiểu dáng mới, phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước cũng như nước ngoài Đó là các hợp tác xã Liên Minh (Vụ Bản, Nam Định), Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Tân Hồng (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Tương Bình Hiệp (TDM, Bình Dương)… Nhiều tỉnh thành phát triển nghề sơn mài, mạnh nhất là Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Tp.HCM, Bình Dương…

Đối với mặt hàng sơn mài, cơ chế tập trung bao cấp cũng có những yếu

tố tích cực: các hợp tác xã đều do nhà nước quản lý và độc quyền về vật tư nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm theo phương thức nhà nước bán nguyên liệu, mua thành phẩm Người sản xuất không phải lo cho đầu ra của các sản phẩm, các nghệ nhân từ người làm trực tiếp dần dần họ đứng ra dạy nghề Do đó, các sản phẩm sơn luôn tuân thủ kỹ thuật cổ truyền, các công đoạn từ sơn sống đến đánh sơn, làm cốt, ủ sơn, vẽ, thếp, khảm, quang, mài sơn… phải theo quy trình khắt khe của nghề sơn cho nên sản phẩm đạt chất lượng cao Thời gian này, có thể nói, là thời hoàng kim của sơn mài ứng dụng với kim ngạch xuất khẩu tăng cao do nhà nước có mối quan hệ giao thương với các nước xã hội chủ nghĩa qua con đường nghị định thư Thị trường lớn nhất lúc đó là Liên

Xô, các nước Đông Âu như Ba Lan, Rumani, CHDC Đức và một số nước Pháp, Ý, Canada… Các triển lãm thủ công mỹ nghệ quốc tế, liên tục có sự tham gia của hàng sơn mài VN, nhất là triển lãm tại Éc-phuốc (Erfurt), CHDC Đức từ năm 1962 (triển lãm thường kỳ 4 năm một lần) Sơn mài ứng dụng bên cạnh sự tín nhiệm của khách hàng trong nước, đã có thêm uy tín trên thị trường thế giới

1.2.3 Giai đoạn từ 1986 đến nay (2012)

Từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới “mở cửa”, các họa sĩ có điều kiện tiếp cận nhiều xu hướng sáng tác trên thế giới, từ các trường phái, thể loại như: Ấn tượng, Trừu tượng, Biểu hiện, Siêu thực, Lập thể… đến các

xu hướng mỹ thuật hiện đại như Sắp đặt, Trình diễn… cùng các chất liệu vô

Trang 32

cùng phong phú, các hình thức biểu đạt đa dạng trên thế giới cũng diễn ra gần như vậy trên đất nước ta nhưng với quy mô nhỏ hơn Các xu hướng mỹ thuật trên thế giới là chất xúc tác, kích thích, góp vào sự tìm kiếm giá trị nghệ thuật mới của các họa sĩ Các hình thức nghệ thuật đã làm đa dạng, sôi động cho không khí nghệ thuật hiện nay

Thời kỳ đổi mới đã tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho các loại hình mỹ thuật phát triển về ngôn ngữ và phương hướng hoạt động Khuyến khích những sáng tạo mới có ý tưởng tốt đẹp về hiện thực cuộc sống, khuyến khích vai trò sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ, từng bước thoát khỏi “công chức” và đề cao trách nhiệm công dân đối với đất nước

Sự đa dạng hóa nghệ thuật trong giao lưu hội nhập đổi mới, không hiếm những họa sĩ thiếu bản lĩnh chạy theo các trường phái hiện đại với hình thức thuần túy Mặt khác, trước sắc màu đa dạng của nhiều phong cách nghệ thuật không khỏi bị ảnh hưởng bắt chước, dễ theo sự hòa đồng với xu hướng đánh mất bản sắc dân tộc!

Trước tình hình đó, nghị quyết 5 của Trung ương Đảng khóa VIII đã thổi luồn gió mới cho văn hóa-văn nghệ với những đường lối đúng đắn, làm bừng lên một không khí sáng tác chưa từng thấy:

Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo và hoạt động văn hóa, vun đắp các tài năng đồng thời đề cao trách nhiệm văn nghệ sĩ trước công chúng và thời đại xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp nền văn hóa VN [24] Thế hệ nghệ sĩ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ vẫn tỏ ra sung sức với những đề tài mang nặng hồi ức chiến tranh cách mạng, những cảm xúc từ thực tế cuộc sống sôi động đã thể hiện bản lĩnh, tư duy sáng tạo và trình độ nghề nghiệp vững vàng Sơn mài đã có nhiều sáng tạo hơn trong cách thể

Trang 33

hiện, bố cục, màu sắc và lối tạo hình mảng đơn giản làm nổi bật chủ đề trọng

tâm trong Vì sự bình yên của đất nước (Lê Thị Kim Bạch); Trên những nẻo đường đất nước (Trần Hữu Chất); Xẻ gỗ (Vũ Duy Nghĩa); Mẹ chiến sĩ (Hoàng Trầm), Cầu tre (Phạm Công Thành), v.v…

Trong khi đó, thế hệ trẻ trưởng thành sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới đã mạnh dạn tìm tòi sáng tạo, không ngần ngại ứng dụng, thử nghiệm chất liệu một cách táo bạo Về nội dung, ngược lại các thế

hệ trước, họ vẽ nhiều tranh hư cấu, tưởng tượng, mang tính chủ quan cá nhân

Họ hướng nhiều về đời sống nội tâm, về tình cảm riêng tư như tình yêu, giới tính và thân phận con người Nhiều người muốn trở về với văn hóa làng để thông qua đó tìm bản sắc VN Đó là hình ảnh nông thôn với lễ hội và trò chơi dân gian, với phong tục tập quán và nghệ thuật cổ truyền Lại có họa sĩ muốn thể hiện bản sắc dân tộc ở đời sống tâm linh, tín ngưỡng, ở triết lý Âm-Dương mang nguồn gốc phương Đông Cũng có các họa sĩ trẻ hướng ngoại mạnh mẽ,

đề cập tới các vấn đề hiện thực xã hội có tính toàn cầu như: môi trường, sự ô nhiễm, bạo lực, lối sống… Nói chung, lớp trẻ có nhiều tâm trạng, từ hoài niệm thoát ly cho tới đối mặt và nhập cuộc với cuộc sống Nội dung nghệ thuật của họ bởi vậy đa dạng, nhiều lớp ẩn dụ, ký hiệu, phản ánh đúng tính chất phức tạp của thời bình, của xã hội và tư duy con người đầu Tk XXI

Về ngôn ngữ và quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ Biểu hiện-Trừu tượng đóng vai trò chính trong hội họa trẻ Các thử nghiệm mang tính đột phá về chất liệu và kỹ thuật trên sơn mài đã và đang hình thành nên ngôn ngữ “sơn mài hiện đại” VN với nhiều phong cách khác nhau như: Đinh Quân, Vũ Thăng, Lê Quảng Hà, Nguyễn Kim Quang, Nguyễn Văn Chuyên …

Sơn mài ứng dụng cũng không nằm ngoài quỹ đạo này bằng những phát triển về thể loại, chủng loại và sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu Trong các triển lãm kinh tế-kỹ thuật và triển lãm thủ công mỹ nghệ tại Giảng Võ, Hà Nội từ những năm 1986-1990, đã nói lên thành quả nghệ thuật của loại hình

Trang 34

này qua sự phong phú về chất liệu và nghệ thuật thể hiện Ngoài chất liệu sơn

ta truyền thống, thị trường hàng sơn mài còn ghi nhận sự góp mặt của các loại sơn Nhật như: Polycite, Toa; sơn Nam Vang; sơn Điều và các loại dầu bóng (verni), sơn công nghiệp khác Trong chế tác đạt kỹ thuật khá hoàn hảo, các sản phẩm mang tính trang trí và ứng dụng cao, thể hiện đạt đến mức trau chuốt, công phu và chuẩn xác, tưởng như làm bằng máy, dưới lớp đen sâu thẳm của sơn là những họa tiết ẩn hiện tinh tế Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm kết hợp chất liệu tre đan, gốm, đá, thủy tinh với sơn ta để góp phần làm nên đỉnh cao về mỹ thuật, kỹ thuật và chất lượng cho sơn mài ứng dụng

VN

Từ những năm 1990, bước sang cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, hàng sơn mài xuất khẩu cũng như mọi mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đều lao đao, điêu đứng một thời gian Mặt khác, khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, mặt hàng này không còn nghị định thư như trước Nhà nước không còn bao cấp, mô hình hợp tác xã cũng không còn, thay vào đó là hình thức sản xuất tư nhân

Sơn mài ứng dụng có điều kiện để phát triển nhanh và mạnh về mọi mặt để đáp ứng mọi nhu cầu của đời sống xã hội công nghiệp, có cơ hội để giao lưu hội nhập và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhưng đồng thời cũng có nhiều hệ lụy trong cạnh tranh và chất lượng sản phẩm

Qua vài nét khái quát tiến trình từ sơn ta cổ truyền đến sơn mài nghệ thuật, sơn mài VN từ thời tiền sử đến nay luôn đồng hành cùng với quá trình phát triển của lịch sử văn hóa xã hội, con người VN Với những cột mốc là đồ tùy táng phủ sơn trong văn hóa Đông Sơn, là tượng thờ, đồ thờ phủ sơn trong thời quân chủ Phật giáo, là đồ sơn ứng dụng trong thời quân chủ Nho giáo Sơn mài VN từ đầu Tk XX đến nay đã có thêm giá trị mới mang tính nghệ thuật, đó là đưa chất liệu sơn ta cổ truyền thành chất liệu hội họa với sự ra đời của tranh sơn mài trên nền tảng kỹ thuật sơn truyền thống Từ đây, sơn mài

Trang 35

VN luôn có những mối quan hệ biện chứng cho sự phát triển của mình qua các cặp phạm trù mang tính bổ túc: ứng dụng-nghệ thuật; nghệ nhân-họa sĩ; chất liệu-nghệ thuật thể hiện Khi đi về dân gian, loại hình sơn mài mỹ nghệ

đã là thế mạnh của nhiều địa phương và trở thành nghề cha truyền con nối Qua nhiều thế hệ, loại hình này luôn tồn tại và song hành cùng hội họa sơn mài như một thành tố không thể thiếu để làm nên diện mạo của sơn mài VN

1.3 Nhận diện sơn mài truyền thống Việt Nam

1.3.1 Các loại hình sơn mài truyền thống

Sơn mài truyền thống là loại hình nghệ thuật độc đáo mà trong nó chứa đựng cả văn hóa vật thể và phi vật thể qua các hình thức mang tính chuyên môn và lịch sử theo trình tự sau:

Đồ sơn trang trí: bao gồm các đồ thờ trong chùa, đền, đình, miếu, cung điện Các cột kiến trúc, hoành phi, cửa võng, câu đối, khám, vật linh, tứ linh, tứ quý, bát bửu, kiệu, võng, tranh thờ cho thấy những đặc tính ưu việt của nó, như:

Tính hấp dẫn ở màu sắc lộng lẫy, trang nghiêm và sang trọng

Tính đa dạng và hòa hợp: Những hiện vật có cốt bên trong khác nhau

sau khi đã phủ sơn làm thay đổi một cách căn bản hình thức bên ngoài, tạo sự liền khối và đa dạng Khi kết dính các vật liệu với sơn thì vật liệu trở thành bổ trợ, còn sơn trở thành chất liệu chính Do đó dân gian gọi chúng là đồ sơn, hàng sơn

Tính bền đẹp và giản dị: Nhờ màu sắc thâm trầm và nghệ thuật trang trí

đơn giản nên đồ sơn có vẻ đẹp chân phương, sâu lắng Đẹp trong sự bền vững nhưng không thô kệch, nặng nề

Tính khái quát và chi tiết: Đồ sơn không chỉ thể hiện được tính khái

quát, ước lệ trên vật thể ở hình khối, sắc độ mà còn cho phép dụng công thể hiện tỉ mỉ từng chi tiết trong trang trí mà không làm rối mắt khi nhìn sản

Trang 36

phẩm Nhờ màu sơn với những sắc độ gần gũi nhau mà sản phẩm có được sự thống nhất trong một tổng thể

Tính dễ bảo quản và dễ tôn tạo: Do đặc tính lý, hóa học, sơn đã góp

phần hạn chế đến mức cao nhất sự phá hoại của côn trùng, mối mọt và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên Đồ sơn không chỉ dễ bảo quản mà còn dễ sửa chữa, dễ gắn, dễ chắp vá khi bị sứt mẻ hoặc gãy vở

Các di vật đồ sơn được thực hiện bằng chất liệu sơn quang dầu, sơn thếp, sơn phủ với kỹ thuật sơn son thếp vàng tạo hiệu quả lộng lẫy, uy nghi trong tổng thể bày trí hài hòa giữa các màu sắc đỏ, đen, vàng tượng trưng cho

vũ trụ, sự sống và sự giải thoát Những màu sắc đó quyện cùng thể chất sơn ta trong một không gian mờ ảo, ẩn hiện mang đậm yếu tố tâm linh, đã làm nên

sự sang trọng của đền đài, sự tôn nghiêm của chùa miếu, phù hợp với tín ngưỡng dân gian và tâm lý thẩm mỹ Á Đông

Sơn mài ứng dụng: bao gồm các đồ hiếu, các đồ hỷ, đồ dùng: hộp, khay, khung, khảm, thúng, thuyền , đồ gia dụng: tủ, bàn, ghế , đồ lưu niệm, tặng phẩm, tranh mỹ nghệ

Sơn mài ứng dụng không chỉ phổ biến trong cuộc sống thường ngày của nhân dân lao động mà cả trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng Sản phẩm sơn mài hiện nay phong phú, đa dạng hơn về kiểu dáng, màu sắc do có những giao lưu trao đổi với các nước khác trong khu vực và thế giới So với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nghệ thuật trang trí đồ sơn VN dung dị, khái quát và ước lệ, còn đồ sơn các nước thường trang trí công phu, tỉ mỉ và nhiều chi tiết với màu sắc rực rỡ

Qua khảo sát về quy trình và kỹ thuật tạo tác các loại hình sản phẩm sơn mài ứng dụng, cho ta nhận định:

Tất cả các sản phẩm này đều được tạo ra bởi kỹ thuật điêu luyện và chứa đựng yếu tố thẩm mỹ Sản phẩm là những mặt hàng có tính thủ công mỹ nghệ, chủ yếu đều được làm hoặc vẽ bằng tay, đều được chế tác bằng chất

Trang 37

liệu có tính cổ truyền qua các công đoạn như: chuẩn bị cốt nền; vẽ nhiều lớp; phủ dày; mài vẽ; đánh bóng hoàn thiện hoặc sơn quang cùng với những nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng có tính chất dân gian, truyền thống như: vàng, bạc lá; vỏ trai, xà cừ, vỏ trứng; màu son các loại và đặc biệt là

chất sơn ta

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống VN, chất liệu sơn ta đóng một vai trò hết sức quan trọng ở những “Hợp thể nghệ thuật kiến trúc-điêu khắc-trang trí”, như trong cung đình (các vương triều), những ngôi chùa, đền, điện, đình, miếu Những sản phẩm sơn mài mỹ nghệ trong đời sống vương giả, đời sống tâm linh được chế tác từ chất liệu này làm lộng lẫy nội thất, đồ vật

từ những tượng Phật, tượng thờ, đồ thờ đến những đồ dùng sang quý hay dân dã giá trị sử dụng của nó vừa đẹp vừa bền chắc với thời gian, gắn bó với tâm thức, mỹ thức dân tộc Ngày nay, sơn mài ứng dụng không chỉ là những sản phẩm có ích để phục vụ nhu cầu đời sống vật chất của xã hội mà nó còn mang ý nghĩa trang trí cao, là cái đẹp không thể thiếu trong mỗi sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, là thước đo giá trị và trình độ thẩm mỹ, văn hóa

và kinh tế của đất nước

Tranh sơn mài (hội họa sơn mài): qua các tác phẩm thể nghiệm,

nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật cổ truyền vào việc sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương

Tranh sơn mài được vẽ lên tấm vóc (làm bằng sơn ta, bọc vải, hom bó, mài phẳng, quang hom) trộn với sơn cánh gián (hoặc sơn then) và các loại màu bột, màu son, kết hợp với các thể chất khác như vàng, bạc, vỏ trứng, vỏ trai, xà cừ… Sau mỗi lần (hoặc mỗi lớp sơn) vẽ xong phải đem tranh vào chỗ kín gió ủ cho khô, rồi đem ra vẽ tiếp Khi đã vẽ xong toàn bộ và sơn thật khô thì đem ra mài bằng than gỗ, đá hoặc giấy nhám (giấy ráp) nước cho mịn Mặt tranh khi đã được mài nhẵn, phẳng, nếu không có gì sửa chữa thì dùng tay xoa với bột chu (bột than) để đánh bóng Cuối cùng, chỗ nào muốn làm điểm

Trang 38

nhấn, sáng bật ra trong tranh thì dán (thếp) vàng, bạc Hoặc muốn bớt sáng đi hay muốn có một hòa sắc trầm, người ta phủ “toát” lên mặt tranh một lớp sơn cánh gián rất mỏng, cũng là để bảo vệ bề mặt tranh

Nói đến tranh sơn mài, phải kể đến khám phá cách mài phẳng các vùng phủ sơn pha nhựa thông của cụ phó Thành (nghệ nhân Đinh Văn Thành) cùng

Hs Trần Văn Cẩn, đến việc tìm sắc độ bằng sử dụng cát ray trên nền sơn cánh gián của Hs Trần Quang Trân, việc tìm ra màu xanh cho sơn mài của Hs Nguyễn Sáng…

Bậc thầy Nguyễn Gia Trí đã đưa hội họa một cách đích thực vào sơn mài, các Hs Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Tiến Chung, Sỹ Ngọc, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Đức Nùng, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc, Kim Đồng là những họa

sĩ sơn mài tiêu biểu và điêu luyện, đã có nhiều đóng góp trong phát huy tính truyền thống trong tranh sơn mài và đào tạo các lớp họa sĩ kế cận cho nghệ thuật sơn mài VN

Qua ba góc độ của sơn mài truyền thống VN: đồ sơn trang trí, sơn mài ứng dụng và tranh sơn mài, chúng ta thấy rằng để có được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một sản phẩm hay một tác phẩm sơn mài, không chỉ đơn giản ở kỹ xảo,

kỹ năng chế tác hay kỹ thuật điêu luyện, mà nó còn được tạo ra bởi sự kết hợp giữa: chất liệu và nghệ thuật thể hiện bằng khả năng trang trí, sử dụng màu sắc, bằng kinh nghiệm tạo chất bề mặt (matière) Đây chính là yếu tố để có thể nhận định sơn mài truyền thống (dù ở góc độ trang trí, ứng dụng hay nghệ thuật) đều là một bộ phận của mỹ thuật VN, hiện diện đều khắp trong đời sống, đồng thời tương hợp với ba lĩnh vực chính: mỹ thuật tạo hình; mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật ứng dụng ngày nay

Mỗi lĩnh vực có vai trò, vị trí, đặc trưng và phương thức hoạt động riêng, nhưng đều thâm nhập, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau

Trang 39

cùng phát triển trong một phong cách chung của mỹ thuật đương đại VN, đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc

Sơn mài VN trong quá trình phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài các nước, nhất là Trung Quốc, nhưng vì sao vẫn khẳng định được bản sắc riêng, độc đáo của mình?

Xuất phát điểm của nghề sơn, nhiều ý kiến cho rằng người Trung Quốc

đã biết sử dụng nhựa cây sơn sớm nhất trên thế giới (căn cứ vào hiện vật phát hiện, nghề sơn Trung Quốc đã có niên đại trên 7000 năm) Nghề sơn theo tiến trình giao lưu văn hóa, lan dần từ vùng này sang vùng khác

Dưới góc nhìn VN là một Đông Nam Á thu nhỏ, sơn mài VN có chung một tiếng nói với sơn mài các nước ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của con người, mang ý nghĩa thực dụng và thẩm mỹ, là đỉnh cao của nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Nhưng bên cạnh đó, từ nửa đầu Tk XX, sơn mài truyền thống VN còn có thêm một giá trị mới mang tính nghệ thuật, đó là sự ra đời của hội họa sơn mài Hội họa sơn mài VN vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật truyền thống, từ khâu làm vóc cho đến thể hiện màu sắc nhiều lớp, phủ mài, phủ toát, đánh bóng

để cho ra đời những bức tranh sơn mài với tính biểu cảm riêng

Nhìn chung, sơn mài các nước đều mang tính ứng dụng, trang trí, đa số quốc gia châu Á, đặc biệt là Đông Á như: Trung Quốc [PL2, H2.1, tr.175], Nhật Bản [PL2, H2.2, tr.176], Hàn Quốc [PL2, H2.3, tr.177] và một số nước châu Âu [PL2, H2.4, tr.178] như: Ý, Pháp, Nga có làm tranh sơn mài nhưng

họ gọi chung là tranh sơn (Trung Quốc gọi là nghệ thuật sơn quang-“Chil”; Nhật Bản gọi là “Urushi”; Hàn Quốc gọi là “Ottchil”; Châu Âu thường dùng

từ “Lacquer”) Tranh sơn mài của các nước đa số là phủ mài (vẽ mỏng một lượt, sau đó mài rồi phủ lên một lớp sơn hoặc verni), không vẽ dày nhiều lớp như tranh sơn mài VN Chính trong tên gọi tranh sơn mài, sơn-vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta; mài-vẽ xong rồi mài (hay còn gọi là mài vẽ) Tác dụng mài là

Trang 40

làm phong phú, sống động hình vẽ mang tính chất hội họa dưới nhiều lớp màu chồng chất Họa sĩ mài để lộ ra điều mong muốn đúng chỗ, đúng cảm xúc, mang yếu tố ngẫu nhiên quý báu hoặc bất thần tìm được trong lúc mài để làm thành một tác phẩm hội họa diệu kỳ và độc đáo

Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập ngày nay, càng có nhiều nghệ nhân, họa sĩ và học viên các nước (kể cả những người không có chuyên môn) đến nước ta tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và thực tập về kỹ thuật và quy trình thể hiện tranh sơn mài truyền thống Họ đang nhìn sơn mài VN với một hứng thú khám phá đặc biệt vừa mới mẻ, vừa thú vị

Từ năm 1963, Trung Quốc đã cử các họa sĩ sang VN học tập nghệ thuật sơn mài, đầu tiên là họa sĩ Sái Khắc Chấn ( ) của Học viện Mỹ thuật Quảng Châu và họa sĩ Chu Tế ( ) của Học viện Mỹ thuật Công nghệ Trung ương, Bắc Kinh Nhiều hội thảo khoa học về nghệ thuật sơn mài và các cuộc triển lãm sơn mài quốc tế tổ chức trong những năm gần đây tại Thành phố Hạ Môn (2007) và Bắc Kinh (2010) cho thấy sự phát triển nhanh chóng của sơn quang Trung Quốc đương đại

Lịch sử sơn quang của VN so với Trung Quốc thì không lâu bằng…, thế nhưng tranh sơn mài mà họ sáng tác lại đạt được những thành tích vẻ vang như thế, điều này đã kích thích mạnh mẽ người Trung Quốc, những người đang sống trên mảnh đất quê hương của sơn quang, kích thích mạnh mẽ các nghệ nhân và họa sĩ sơn quang của Trung Quốc [124]

Mặc dù vậy, nhưng tranh của các nước vẫn không thấy được những giá trị biểu cảm mang tính hội họa như tranh sơn mài của các họa sĩ VN Về góc

độ này, họa sĩ Đặng Vũ Đạt đã nhận định: “yếu tố vẽ nhiều lớp, phủ dày, mài

vẽ là yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống độc đáo” khi nói về nét đẹp của sơn mài VN [100, tr.172]

Ngày đăng: 01/06/2016, 00:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w